Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học, khả năng kháng thuốc trừ cỏ glyphosate của các dòng ngô và tổ hợp lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.49 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------  ----------

TRẦN VĂN ðÔNG

ðÁNH GIÁ ðẶC ðIỂM NÔNG SINH HỌC, KHẢ
NĂNG KHÁNG THUỐC TRỪ CỎ GLYPHOSATE
CỦA CÁC DÒNG NGÔ VÀ TỔ HỢP LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành

: TRỒNG TRỌT

Mã số

: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. PHAN XUÂN HÀO
2. TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả ñược nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa ñược sử dụng trong bảo vệ bất kì một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ ñể tôi hoàn thành luận văn này ñã ñược cảm ơn
và các trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn

TRẦN VĂN ðÔNG

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi ñã
nhận ñược sự chỉ bảo, giúp ñỡ tận tình của tập thể cán bộ Viện Nghiên cứu
ngô, các thầy cô giáo cùng bạn bè và gia ñình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn
Cương và TS. Phan Xuân Hào ñã tận tình hướng dẫn, tạo mọi ñiều kiện thuận
lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong
Bộ môn Di truyền chọn giống cây trồng – Khoa Nông học – Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội, cùng các cán bộ Tổ tạo giống 1 – Viện Nghiên cứu Ngô
ñã quan tâm giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, người thân, bạn bè ñã
trợ giúp tôi về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn tốt nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2012


Học viên

Trần Văn ðông

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng biểu

vii


Danh mục hình ảnh

viii

1

MỞ ðẦU

i

1.1

ðẶT VẤN ðỀ

1

1.2

Mục ñích và yêu cầu.

2

1.2.1

Mục ñích.

2

1.2.2


Yêu cầu.

2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

3

2.1

Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới

3

2.2

Tình hình sản xuất cây trồng CNSH trên thế giới.

7

2.3

Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô ở Việt Nam

12

2.4


Tình hình sản xuất ngô chuyển gen tại việt nam

14

2.5

Các hướng nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay.

16

2.5.1

Chuyển gen tạo cây kháng thuốc trừ sâu

16

2.5.2

Chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ

18

2.6

Cơ sở khoa học nghiên cứu về chọn tạo giống ngô biến ñổi gen
kháng thuốc diệt cỏ

19


2.7

Phương pháp tạo dòng thuần bằng lai trờ lại (Back cross - BC)

21

2.8

Ưu thế lai và ứng dụng trong lai tạo giống ngô

22

2.9

Lợi ích của cây trồng biến ñổi gen

24

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


2.9.1

Tăng sản lượng cây trồng toàn cầu ñể tăng cường an ninh lương
thực, thức ăn chăn nuôi và sợi, ñảm bảo hệ thống canh tác cây
trồng bền vững ñồng thời bảo tồn tự ña dạng sinh học.

25


2.9.2

Góp phần xóa ñói giảm nghèo

25

2.9.3

Giảm các ảnh hưởng của nông nghiệp ñối với môi trường.

26

2.9.4

Góp phần sản xuất nhiên liệu sinh học hiệu quả hơn.

27

3

VẬT LIỆU, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

3.1

Vật liêu nghiên cứu

31


3.2

Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu.

31

3.3

Nội dung nghiên cứu

31

3.4

Phương pháp nghiên cứu.

31

3.4.1

Phương pháp nghiên cứu

31

3.4.5

Phương pháp xử lý số liệu

36


5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

37

4.1

Thời gian sinh trưởng và ñặc ñiểm hình thái của các dòng

37

4.1.1

Thời gian sinh trưởng

37

4.1.2

ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng ngô.

40

4.1.3

Tốc ñộ ra lá của các dòng

42


4.1.4

Chiều cao cây, chiều cao ñóng bắp và số lá của dòng.

44

4.1.5

Dài cờ, số nhánh và một số chỉ tiêu liên quan

45

4.1.6

Một số ñặc tính chống chịu của các dòng

47

4.1.7

ðặc tính chống chịu của các dòng.

48

4.1.8

Các ñặc trưng hình thái bắp.

50


4.1.9

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dòng

52

4.2

Kết quả ñánh giá các tổ hợp lai

55

4.2.1

ðặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của cây ngô

55

4.2.2

ðộng thái tăng trưởng số lá của các THL

58

4.2.3

Một số ñặc tính hình thái của các THL

59


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


4.2.4

ðặc ñiểm hình thái bông cờ

61

4.2.5

Chỉ số diện tích lá và tổng số lá.

62

4.2.6

ðặc trưng hình thái bắp

63

4.2.7

Một số ñặc tính chống chịu

65


4.2.8

Khả năng kháng thuốc trừ cỏ glyphosate

67

4.2.9

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL

68

5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

73

5.1

Kết luận

73

5.2

ðề nghị

73


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

74

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

Chữ viết

1

G

Dòng ñược chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ

2

T

Dòng thường

3


THL

Tổ hợp lai

4

(+)

THL ñược chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ cho bố hoặc cho mẹ

5

(++)

THL ñược chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ cho cả bố và mẹ

6

KTTC

Kháng thuốc trừ cỏ

7

NSTT

Năng suất thực thu

8


NSLT

Năng suất lý thuyết

9

BRN

Bán răng ngựa

10

RN

Răng ngựa

11

Tb

Trung bình

12

TC

Trỗ cờ

13


TP

Tung phấn

14

TLH/B

Tỷ lệ hạt/bắp

15

CV%

Coefficient of variation - Hệ số biến ñộng

16

LSD

Least significant difference – Chênh lệch nhỏ nhất

17

V

Vàng

18


VC

Vàng cam

19

BRN

Bán răng ngựa

20

QPM

Chất lượng protein cao

21

TC-TP

Trỗ cờ - tung phấn

22

TC-PR

Trỗ cờ - phun râu

23


PR-chín

Phun râu - chín

24

DT

Diện tích

25

LAI

Chỉ số diện tích lá

26

CNSH

Cộng nghệ sinh học

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
2.1


Tên bảng

Trang

Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì, lúa nước thế giới
1961-2010

4

2.2

Các nước có năng suất ngô cao trên thế giới năm 2010

6

2.3

Các nước có sản lượng ngô lớn năm 2010

6

2.4

Số nước và diện tích dự kiến cây trồng CNSH 2006-2015

7

2.7


Diện tích, Năng suất, Sản lượng ngô Việt Nam, 1961-2011

12

4.1

Thời gian sinh trưởng của các dòng

38

4.2

Tốc ñộ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng

41

4.3

Tốc ñộ tăng trưởng số lá của các dòng

43

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT


Tên hình

Trang

2.1

Diện tích trồng cây CNSH toàn cầu

4.1

Hình ảnh một số dòng

44

4.2

Dòng H2G, H2, H3G và H3

46

4.3

Ảnh bắp của dòng thường và dòng KTTC

54

4.4

Ảnh một số THL


61

4.5

Ảnh bắp

70

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

viii


1. MỞ ðẦU
1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Cây ngô (Zea mays L) là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất
trên thế giới (lúa nước, lúa mỳ, ngô), trong ñó ngô ñược ñánh giá cao trong
việc ñem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất nông nghiệp. Trong 20 năm
trở lại ñây nhu cầu sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi, chế biến các loại sản
phẩm khác phục vụ cuộc sống ñang tăng nhanh, tuy nhiên, hiện nay diện tích
ñất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân như. Sự gia tăng
dân số, quá trình ñô thi hóa, nước biển dâng cao,.. hàng năm ñã làm mất ñi
một diện tích khá lớn ñể phục vụ nông nghiệp. Bên cạnh ñó còn vấn ñề cần
quan tâm ñó là tình hình sâu bệnh hại, cũng nhu các loại cỏ dại ngày càng ña
dạng và khó tiêu diệt. Theo số liệu của FAO, năm 2011. [30 ], diện tích ngô
thế giới ñạt 161 nghìn ha với năng suất 52,1 tạ/ha và sản lượng ñạt 844,4
nghìn tấn[ 30] . Ở Việt Nam, Năm 2010 theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và
PTNT, sản xuất ngô cả nước ñạt diện tích 1081,5 ha, năng suất 43 tạ/ha và sản

lượng là 4646,4 nghìn tấn. Là năm có năng suất ngô cao nhất từ trước ñến
nay. [ 31]
Tuy nhiên, những tác hại của cỏ dại lại ảnh hưởng lớn ñến năng suất
và sản lượng ngô: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng, là môi
giới truyền các tác nhân gây bệnh và côn trùng hại ngô. Việc diệt trừ cỏ dại là
ñiều vô cùng cần thiết. Hiện nay, thuốc trừ cỏ glyphosate, một loại thuốc diệt
cỏ phổ rộng ñang ñược sử dụng rất hiệu quả. Hơn thế, sử dụng Glyphosate
không ảnh hưởng ñến con người, môi trường và không phát sinh các loại cỏ
kháng thuốc. ðiều này có thể làm tăng sản lượng ngô tăng lên ñến 10%, giảm
công lao ñộng và tăng hiệu quả sản xuất. Bởi vậy những nghiên cứu về ngô
chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate ñang là vấn ñề cấp thiết.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


Trước yêu cầu của thực tế ñòi hỏi các quốc gia, nhà khoa học ñầu tư
nghiên cứu, chọn tạo ra những giống ngô mới có năng suất cao, chống chịu
tốt (Chịu hạn, chống chịu sâu bệnh, kháng thuốc trừ cỏ,…). Từ năm 2006 ñến
nay, từ một số nguồn vật liệu nhập nội có khả năng kháng thuốc trừ cỏ và
kháng sâu ñục thân ñã ñược thu thập, ñánh giá và hàng loạt các dòng thuần là
dòng bố, mẹ của một số giống lai thương mại và một số dòng triển vọng khác
ñã ñược chuyển khả năng kháng thành công. ðề tài: “ ðánh giá ñặc ñiểm
nông sinh học, khả năng kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate của các dòng ngô
và tổ hợp lai” là một phần của chương trình cải tạo vật liệu chọn tạo giống
ngô lai ở Việt Nam.
1.2. Mục ñích và yêu cầu.
1.2.1. Mục ñích.
ðánh giá ñặc ñiểm nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của các dòng và các tổ hợp lai giữa các dòng ñược chuyển gen
kháng thuốc trừ cỏ glyphosate.
1.2.2. Yêu cầu.
- Theo dõi, ñánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng và
THL ngô chuyển gen: Ngày gieo, ngày mọc, tỷ lệ mọc, khả năng chống ñổ,
ngày trỗ cờ, tung phấn, phun râu, số lá, chiều cao cây, chiều cao ñóng bắp,…
- ðánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: ðộ múp bắp,
chiều dài bắp, ñường kính bắp, số hàng và số hạt trên bắp, khối lượng 1000 hạt
- ðánh giá khả năng kháng thuốc trừ cỏ glyphosate của các tổ hợp
chuyển gen H1 X H2, H5 X H6, H3 X H4, H7 X H8.
- ðánh giá khả năng kháng cuả từng dòng tổ hợp chuyển gen kháng
thuốc.
- So sánh các dòng và các THL giữa các dòng kháng thuốc trừ cỏ với
các dòng và các THL giữa các dòng bình thường về các ñặc tính sinh trưởng,
phát triển, khả năng chống chịu và năng suất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC\
2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới
Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ ñầu thế kỷ 20 ñến nay,
nhất là trong hơn 40 năm gần ñây, ngô là cây trồng có tốc ñộ tăng trưởng về
năng suất và sản lượng cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm
1961, năng suất ngô trung bình của thế giới chỉ chưa ñến 20 tạ/ha và sản
lượng 204 triệu tấn, Năm 2010, theo FAO, sản xuất ngô thế giới ñạt kỷ lục cả
diện tích ,năng suất và sản lượng. Diện tích ngô ñã vượt qua lúa nước, với
161,0 triệu ha, năng suất 5,21 tấn/ha và sản lượng 844,4 triệu tấn. Với lúa
nước, năm 1961 có diện tích là 115,4 triệu ha, năng suất 18,7 tạ/ha và sản

lượng là 215,6 triệu tấn; năm 2010: diện tích 153,7 triệu ha, năng suất 43,7
tạ/ha, sản lượng 672,0 triệu tấn. Còn lúa mỳ, năm 1961 có diện tích là 204,2
triệu ha, năng suất 10,9 tạ/ha, sản lượng 222,4 triệu tấn và năm 2010 các số
liệu tương ứng là 217,0 triệu ha, 30,0 tạ/ha và 651,0 triệu tấn (FAOSTAT
2011). Năm 1961 sản lượng ngô chỉ chiếm chưa ñến 32% trong tổng sản
lượng của ba cây lương thực chính, thì vào năm 2010 con số này ñã tăng lên
ñến 39%. ðiều ñó nói lên những thành tựu về khoa học công nghệ ñã ñạt
ñược trong nghiên cứu và phát triển cây ngô. ðiều ñó cũng cho thấy ý nghĩa
của cây ngô ñối với ñời sống con người ñang không ngừng mở rộng. ðặc biệt
hiện nay cây ngô không chỉ là nguồn cung cấp lương thực chính cho nhiều
vùng dân cư trên thế giới, là thành phần chính trong thức ăn chăn nuôi,
nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, mà ngô còn ñược sử dụng ñể chế
biến xăng sinh học hiệu quả ñể ứng phó với tình trạng ô nhiễm môi trường và
nguồn nhiên liệu không tái tạo ñang cạn kiệt dần.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì,
lúa nước thế giới 1961-2010
NGÔ

LÚA MÌ

LÚA NƯỚC
Sản

Năm


D.tích

N.suất

Sản lượng

D.tích

(1000ha)

(tạ/ha)

(1000tấn)

(1000ha)

N.suất

lượng

(tạ/ha) (1000tấn

Sản
D.tích
(1000ha)

N.suất

lượng


(tạ/ha) (1000tấn

)

)

1961

105,5

19,4

205,0

204,2

10,9

222,4

115,4

18,7

215,6

2005

147,4


49,4

728,1

217,2

29,

625,1

150,6

40,0

595,8

2006

148,6

47,5

706,3

211,8

28,6

605,1


155,8

41,2

641,1

2007

158,6

49,7

788,1

213,9

28,6

611,1

156,0

42,1

657,1

2008

161,0


51,1

822,7

223,6

30,9

689,9

159,0

43,1

685,0

2009

158,8

51,6

819,7

224,8

30,6

687,0


158,4

43,2

684,7

2010

161,0

52,1

844,4

217,0

30,0

651,0

153,7

43,7

672,0

Nguồn: FAOSTAT, 2011
Kết quả trên có ñược, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu
thế lai trong chọn tạo giống, ñồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp

kỹ thuật canh tác. ðặc biệt, từ 10 năm nay, cùng với những thành tựu mới
trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ
sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô ñã góp phần
ñưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước.Về vấn ñề ngô
chuyển gen, năm 2010, thế giới ñã trồng 46,8 triệu ha chiếm 29% diện tích.
Riêng ở Mỹ, từ năm 2008 ngô chuyển gen ñã chiếm trên 80% trong số hơn 32
triệu ha ngô của nước này (GMO COMPASS). Nhờ trồng ngô chuyển gen
kháng sâu ñục thân và kháng thuốc trừ cỏ nên ñã giảm ñược thuốc phòng trừ
sâu ñục thân và thuận lợi hơn trong việc sử dụng thuốc trừ cỏ, từ ñó giảm giá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


thành sản xuất và hạn chế ô nhiễm môi trường. Các gen ñược chuyển hiện nay
chỉ có thể giúp ổn ñịnh năng suất trong ñiều kiện canh tác không thuận lợi
chứ không trực tiếp làm tăng năng suất. Hiện nay, một số gen chịu hạn, chịu
mặn, tăng sinh khối, chịu ñất ngèo ñạm, tăng khả năng tổng hợp tinh bột, tăng
chất lượng dinh dưỡng…cũng ñã có một số thử nghiệm ban ñầu. ðây là
những gen có ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát triển ổn ñịnh của ngô trong ñiều
kiện biến ñổi khí hậu.
Nước có năng suất ngô cao nhất thế giới năm 2010 là Israel với 28,4
tấn/ha, một số nước ở khu vực Trung ðông cũng có năng suất cao gần 20
tấn/ha như: Jordan 19,4 tấn/ha; Qata 18,5 tấn/ha; Kuwait 18,3 tấn/ha. Ở khu
vực này, với công nghệ cao trong trong quản lý cây trồng, ñặc biệt là việc
cung cấp ñộ ẩm và dinh dưỡng tối ưu ñã giúp khai thác ñược gần như 100%
tiềm năng năng suất di truyền của giống. Trong khi ở các vùng khác, kể cả
các nước công nghiệp cao, con số này chỉ ñạt khoảng 40 - 50%. Tuy nhiên,
diện tích trồng ngô của các nước này rất nhỏ, chỉ khoảng mấy chục ñến mấy
nghìn ha. Mỹ, với 100% diện tích ñược trồng bằng giống lai, từ nhiều chục

năm nay không chỉ là nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới, cũng là
một trong những nước có năng suất ñứng hàng ñầu thế giới, sản lượng chiếm
xung quanh 40% tổng sản lượng ngô thế giới. Trung Quốc, hiện chiếm
khoảng 20% sản lượng ngô thế giới, có tốc ñộ tăng trưởng rất nhanh cả về
diện tích năng suất và sản lượng, năm 1990 năng suất là 45,2 tạ/ha, sản lượng
là 97 triệu tấn, sau 20 năm, năm 2010 năng suất ñạt 55,0 tạ/ha và sản lượng
ñạt 177 triệu tấn - tăng thêm 80 triệu tấn. [ 30]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


Bảng 2.2: Các nước có năng suất ngô cao trên thế giới năm 2010
STT

Tên nước

Năng suất (tấn/ha)

1

Israel

28,4

2

Jordan


19,4

3

Qata

18,5

4

Kuwait

18,3

5

Áo

12,0

6

Bỉ

11,9

7

Hà Lan


11,8

8

Hylạp

11,7

9

Chilê

11,0

10

New zealand

10,7

Mỹ

9,6

Trung Quốc

5,5

Việt Nam


4,1

Nguồn: FAOSTAT, 2011
Bảng 2.3. Các nước có sản lượng ngô lớn năm 2010
STT

Tên nước

Sản lượng (tấn/ha)

1

Mỹ

316,2

2

Trung Quốc

177,5

3

Brazin

56,0

4


Mehico

23,3

5

Achentina

22,7

6

Inñônêsia

18,3

7

Ấn ðộ

14,0

8

Pháp

14,0

9


Nam Phi

12,8

10

Canada

11,7

11

Việt Nam

4,6

Nguồn: FAOSTAT, 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


2.2. Tình hình sản xuất cây trồng CNSH trên thế giới.
Diện tích trồng cây CNSH trên toàn cầu tiếp tục tăng mạnh. Theo ông
Clive James, tác giả của Báo cáo thường niên về cây trồng CNSH ñược
ISAAA (Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng về CNSH trong nông
nghiệp) công bố, trong năm 2011 ñã có thêm 12 triệu ha ñược ñưa vào canh
tác, tăng 8% so với năm 2010.
Ông James cho biết “mức tăng ứng dụng cao chưa từng thấy này là
minh chứng cho niềm tin và sự tin tưởng vào cây trồng CNSH của hàng triệu

nông dân trên thế giới”. Kể từ khi cây trồng CNSH ñược ñưa vào thương mại
hoá năm 1996, nông dân tại 29 nước trên thế giới ñã ñưa ra 100 triệu quyết
ñịnh về việc trồng và tiếp tục trồng lại trên 1,25 tỷ ha – một diện tích canh tác
cây trồng lớn hơn 25% so với tổng diện tích của Hoa Kỳ hay của Trung Quốc.
Trong năm 2011 cây trồng CNSH ñã ñược 16,7 triệu nông dân tại 29
nước ñưa vào canh tác trên diện tích 160 triệu ha (tăng so với mức 148 triệu
ha năm 2010), trong số 29 nước canh tác cây trồng CNSH này có 19 nước
ñang phát triển và 10 nước công nghiệp. Với diện tích trồng năm 2011 tăng
tới 94 lần so với năm 1996, cây trồng công nghệ sinh học trở thành công nghệ
cây trồng ñược ñưa vào ứng dụng nhanh nhất trong lịch sử gần ñây. [23]
Bảng 2.4. Số nước và diện tích dự kiến cây trồng CNSH 2006-2015
Năm

2006

2011

2015

Số nước trồng

22

29

~ 40

Số nông dân trồng

10 triệu


16,7 triệu

~ 20 triệu

100 triệu ha

160 triệu ha

~200 triệu ha

Diện tích trồng cây
CNSH toàn cầu

Nguồn:Clivejames 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


Hình 2.1. Diện tích trồng cây CNSH toàn cầu
Tại các nước ñang phát triển, diện tích trồng cây CNSH tăng nhanh gấp
ñôi và lớn gấp hai lần so với mức tăng và diện tích trồng ở các nước công
nghiệp.
Các nước ñang phát triển ñã khẳng ñịnh sự yêu thích ñối với công nghệ
cây trồng CNSH trong năm 2011. Các nước ñang phát triển ñứng ñầu về diện
tích trồng cây trồng CNSH là Brazil và Argentina ở châu Mỹ Latinh; Ấn ðộ
và Trung Quốc ở châu Á; và Nam Phi trên lục ñịa châu Phi, cùng ñại diện cho
40% dân số toàn cầu.

Trong năm 2011, diện tích trồng cây CNSH ở các nước ñang phát triển
tăng 11% hay tương ñương 8,2 triệu ha, tăng nhanh gấp ñôi và lớn gấp hai lần

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


so với mức tăng 5% và diện tích 3,8 triệu ha ở các nước công nghiệp.
Theo Ông James, diện tích trồng cây CNSH ở các nước ñang phát triển
chiếm khoảng 50% diện tích trồng cây CNSH trên toàn cầu trong năm 2011
và dự kiến sẽ vượt diện tích trồng của các nước công nghiệp vào năm 2012.
Bên cạnh ñó, trên 90% nông dân toàn cầu (tương ñương 15 triệu nông dân) là
nông dân nhỏ, nghèo tài nguyên ở các nước ñang phát triển, tăng 8% hay 1,3
triệu người so với năm 2010.
* Những tiến bộ ñáng kể ñạt ñược trên toàn thế giới
Các tiến bộ ñáng kể ñạt ñược trên toàn thế giới là yếu tố rất quan trọng
cho viễn cảnh tổng thể thương mại hóa công nghệ sinh học toàn cầu.
* Những ñiểm ñáng chú ý ñược ghi nhận trong việc sử dụng cây trồng
chuyển gen trên thế giới.
- Hoa Kỳ tiếp tục là nước có diện tích trồng cây CNSH lớn nhất trên
toàn cầu với 69,0 triệu ha, với tỷ lệ áp dụng trung bình ~ 90% trên tất cả các
loại cây trồng công nghệ sinh học chủ chốt.
- Brazil ñứng thứ hai chỉ sau Mỹ với diện tích trồng 30,3 triệu ha. ðây
là năm thứ ba liên tiếp, Brazil có sự gia tăng lớn nhất thế giới với diện tích 4,9
triệu ha, mức tăng ấn tượng 20% so với năm 2010.
- Ấn ðộ tổ chức kỷ niệm 10 năm canh tác bông CNSH, công nghệ ñã
biến bông trở thành cây trồng sinh lợi nhất và hiệu quả nhất của nước này với
diện tích trồng 10,6 triệu ha năm 2011.
- Ở Trung Quốc, tỷ lệ bông Bt/tổng diện tích trồng bông ñạt 71,5%

tương ñương 3,9 triệu ha. ðộng lực cho sự tăng trưởng này là 7 triệu nông
dân nhỏ, nghèo tài nguyên, những người mà diện tích canh tác trung bình chỉ
0,5 ha.
- Tại Philippine, diện tích trồng ngô CNSH tăng 20%, ñạt trên 600.000
ha. Philippine là nước duy nhất ở Châu Á trồng ngô CNSH.
- Châu Phi trồng 2,5 triệu ha cây trồng CNSH, và ñang ñạt ñược những
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


tiến bộ trong khảo nghiệm ñồng ruộng theo quy ñịnh quản lý ñối với các nước
mới trồng và cây trồng CNSH.
*Brazil tiềm năng lớn trong nghành CNSH
Với tốc ñộ tăng trưởng lớn như vậy ở Brazil, các nhà lãnh ñạo toàn cầu
thừa nhận nước này là "ñộng lực" cho sự tăng trưởng trên toàn thế giới.
Ông James cho biết "Brazil có một hệ thống phê duyệt nhanh và ñã tạo
ra công nghệ ba dòng chảy ñể hỗ trợ tăng trưởng". "Mô hình bao gồm: các
loại cây trồng công nghệ sinh học ñộc quyền từ khu vực tư nhân ñược áp
dụng trên hơn 30 triệu ha; quan hệ ñối tác khu vực công / tư ñã ñưa ra một sản
phẩm ñược phê duyệt; và năng lực ñể phát triển và cung cấp cây trồng công
nghệ sinh học 'cây nhà lá vườn' ñậu kháng virus do trong nước phát triển. Tập
hợp lại, các dòng công nghệ này cung cấp cho Brazil một sự nghiên cứu ña
dạng về các sản phẩm công nghệ sinh học mới cho ñất nước. Cách tiếp cận
này là có hiệu quả cao cho Brazil và một bài học quan trọng cho các nước
khác trên toàn thế giới", Ông James nói.
* Những thành công trong tương lai mà cây trồng CNSH ñem lại.
Trong suốt mười sáu năm thương mại hóa cây trồng CNSH, nhiều bài
học ñã ñược ngành này ñúc kết. Từ những cân nhắc về quy ñịnh và phê duyệt
ñể nuôi dưỡng nghiên cứu mạnh mẽ về công nghệ sinh học, ñạt ñược tăng

trưởng và phát triển ổn ñịnh thông qua sự nhìn nhận sâu sắc và ñổi mới toàn
cầu với ñộng lực thúc ñẩy bởi ngành này cũng như của chính phủ.
Theo Ông James, "ba yêu cầu cấp thiết ñể tiếp tục thành công trong
việc thương mại hóa cây trồng công nghệ sinh học", "thứ nhất, các nước phải
bảo ñảm thiện chí chính trị và sự hỗ trợ; thứ hai, phải phát triển các công
nghệ ñặc tính thay ñổi ñịnh hướng sáng tạo sẽ có tác ñộng cao, và thứ ba, ñảm
bảo việc bãi bỏ các quy ñịnh kiểm soát dựa trên cơ sở khoa học và tiết kiệm
chi phí /thời gian, ñể cung cấp cho nông dân các công nghệ mới ñể tiếp tục
tăng diện tích và năng suất kịp thời. "
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


Triển vọng
Tiềm năng ñáng kể nằm ở chỗ các cây trồng CNSH có diện tích lớn
như (ngô, ñậu tương, bông và cải dầu) tiếp tục ñược gia tăng ứng dụng. Trong
năm 2011, ñã có 160 triệu ha các loại cây trồng này ñược canh tác và hiện tại
có khoảng 150 triệu ha có sẵn cho việc áp dụng trong tương lai. Ba mươi triệu
ha tiềm năng ở Trung Quốc ñã ñược ưu tiên cho việc trồng ngô CNSH, nơi
mà nhu cầu về ngô làm cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ñang phát triển
nhanh khi quốc gia này tiêu thụ nhiều thịt hơn.
Sự ủng hộ cho cây trồng công nghệ sinh học thay ñổi khắp châu Âu,
nơi mà diện tích trồng ngô Bt trong năm 2011 là 114.490 ha kỷ lục, tăng hơn
25% so với năm 2010. ðồng thời, BASF ñã ngừng phát triển và thương mại
hóa tất cả các sản phẩm cây trồng công nghệ sinh học cho canh tác ở châu Âu
kể từ giữa tháng 1 năm 2012. BASF sẽ tiếp tục quá trình quy ñịnh của EU cho
các sản phẩm ñã bắt ñầu như “Fortuna”, khoai tây kháng bệnh mốc sương.
Thương mại hoá lúa mì CNSH ở Bắc Mỹ ñã trở lại. Tương tự như vậy,
nhiều quốc gia và các công ty trên toàn thế giới hiện cũng ñang nhanh chóng

theo dõi sự phát triển của một loạt các ñặc tính công nghệ sinh học trong lúa
mì ñể cải thiện khả năng chịu hạn, kháng bệnh và chất lượng hạt. Lúa mì
CNSH dự kiến sẽ ñược thương mại hóa trước năm 2020.
Phù hợp với ñề xuất của Bill Gates tại Hội nghị G20, phương pháp tiếp
cận của ISAAA ñể ñạt ñược việc ứng dụng cây trồng CNSH dựa trên ba trụ
cột của việc chia sẻ kiến thức giữa khu vực công - tư và giữa các nước công
nghiệp và phát triển; ñổi mới; và hợp tác sáng tạo. ISAAA ñề xuất Chiến lược
3D theo ba hướng, dựa trên sự phát triển, bãi bỏ các quy ñịnh kiểm soát và
triển khai kịp thời, hiệu quả và hiệu lực các công nghệ cây trồng CNSH mới.
ðể biết thêm chi tiết hoặc xem báo cáo tóm tắt, xin truy cập.[23]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô ñược ñưa vào nước ta từ thế kỷ 17 và là cây màu lương thực
ñứng thứ 2 sau lúa nước. Năng suất ngô Việt Nam ñến cuối những năm 1970
chỉ ñạt 1,0 tấn/ha (khoảng 30% so với TB thế giới) do vẫn trồng các giống
ngô ñịa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ
hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều
giống ngô cải tiến ñã ñược ñưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất
lên gần 1,5 tấn/ha vào ñầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô
nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ ñầu những năm 1990 ñến
nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, ñồng
thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo ñòi hỏi của giống mới.
Bảng 2.7. Diện tích, Năng suất, Sản lượng ngô Việt Nam, 1961-2011
Năm
Diện tích

(1000 ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
Năng suất
(tạ/ha)

1961

1975

1990

1996

2000

2005

2008

229,20

267,0

432,0

615,2

730,2


1052,6

1140,0

1089,2 1131,6 1081,5

260,10

280,60

671,0

1536,7

2005,9 3787,1

4573,1

4371,7 4627,9 4646,4

11,4

10,5

15,5

25,0

25,1


36,0

2009

40,1

40,1

2010

41,1

2011

43,0

Nguồn: FAOSTAT và Tổng cục thống kê 2012.
Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa ñến 1% trên hơn 400 nghìn
hecta trồng ngô, từ năm 2007 giống lai ñã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1
triệu hecta. Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc ñộ cao hơn
trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất ngô
nước ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990 bằng
42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000 bằng 60% (25/42 tạ/ha); năm 2005 bằng 73%
(36/49 tạ/ha) và năm 2010 ñã ñạt gần 80% (41,1/52,1 tạ/ha). Năm 1994, sản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12



lượng ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu
tấn, năm 2007 vượt 4 triệu tấn và năm 2011, tuy diện tích có giảm so với năm
2010 (91,6%) nhưng năng suất ñạt 43 tạ/ha và sản lượng là 4646,4 nghìn tấn,
cao nhất từ trước ñến nay về 2 chỉ tiêu này.
Kết quả trên gắn liền với sự ñịnh hướng ñúng ñắn và quan tâm ñúng
mức của ðảng và Nhà nước ta ñối với cây ngô cùng với một ñội ngũ những
nhà khoa học ñầy nhiệt huyết biết phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ sự
giúp ñỡ của các tổ chức quốc tế như FAO, CIMMYT (Trung tâm cải tạo ngô
và lúa mỳ quốc tế), các nước trong khu vực, các công ty giống hàng ñầu trên
thế giới và vận dụng một cách sáng tạo vào ñiều kiện Việt Nam. Nhờ vậy
chúng ta ñã ñạt ñược những kết quả quan trọng trong chương trình tạo giống
ngô thụ phấn tự do góp phần nâng cao năng suất ngô nước ta từ giữa 1980 ñến
giữa 1990 và hiện nay các giống ngô tẻ TPTD vẫn ñược trồng ở những vùng
khó khăn và các giống ngô nếp ở vùng ñồng bằng ven ñô thị. Chương trình
giống ngô lai tuy ta ñi sau nhiều nước trong khu vực và trên thế giới nhưng
nhờ lựa chọn bước ñi hợp lý, ñó là từ giống lai không quy ước ñên giống lai
quy ước, nên chúng ta ñã ñã có tốc ñộ phát triển rất nhanh. ðến nay tỷ lệ
trồng giống lai của ta ñã vượt nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Giống ngô lai do ta chọn tạo và sản xuất hiện chiếm khoảng 60% diện tích
ngô trong nước, phần lớn diện tích ngô của Lào, Campuchia và một phần các
tỉnh phía Nam Trung Quốc. Kết quả trên cũng gắn liền với quá trình hội nhập
quốc tế toàn diện, trong ñó với ngành ngô là sự có mặt của các công ty hạt
giống hàng ñầu thế giới từ hơn 20 năm nay. ðóng góp của các công ty này
trước hết là giúp người nông dân Việt Nam tiếp cận nhanh những thành tựu
về các giống mới và cùng với ñó là các yêu cầu về biện pháp kỹ thuật canh tác
ñể khai thác tốt hiệu quả của giống. Một ñiều không thể phủ nhận là các giống
của các công ty nước ngoài phát triển tốt trong ñiều kiện nước ta là nguồn vật
liệu quan trọng ñể chúng ta khai thác sử dụng cho chương trình chọn tạo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13


giống ngô lai của nước ta.
* Những vấn ñề ñặt ra cho ngành sản xuất ngô ở Việt Nam
a. Những thách thức ñối với sản xuất ngô Việt Nam
Mặc dầu ñã ñạt ñược những kết quả rất quan trọng, nhưng sản xuất ngô
nước ta vẫn còn nhiều vấn ñề ñặt ra:
1) Năng suất vẫn thấp so với trung bình thế giới (chưa bằng 80% so với thế
giới và Trung Quốc, 40% so với Mỹ và chỉ bằng 15% so với nước có năng
suất cao nhất trên thế giới);
2) Giá thành sản xuất còn cao;
3) Sản lượng chưa ñáp ứng ñủ nhu cầu trong nước ñang tăng lên rất nhanh,
những năm gần ñây phải nhập trên 1 triệu tấn ngô hạt ñể làm thức ăn chăn
nuôi (năm 2010 nhập 1,6 triệu tấn);
4) Sản phẩm từ ngô còn ñơn ñiệu;
5) Bộ giống ngô thực phẩm (Nếp, ðường,Rau) còn nghèo nàn;
5) Công nghệ sau thu hoạch chưa ñược chú ý ñúng mức;
6) Tình hình khí hậu biến ñổi bất thường: hạn hán, lũ lụt, rét, nóng xuất hiện
nhiều hơn;
7) Nhiều loại sâu bệnh xuất hiện nhiều hơn, quy mô rộng hơn
2.4. Tình hình sản xuất ngô chuyển gen tại việt nam
Ba cây trồng biến ñổi gen ñang hiện diện tại Việt Nam là ngô, lúa và
bông. Tại thành phố Hồ Chí Minh, ðồng Nai, Bình Dương, các nhà khoa học
ñã xác ñịnh ñược một số mẫu ngô biến ñổi gen (mang gen Bt) ñược trồng xen
lẫn với cây ngô bình thường ñã tạo ra hiện tượng trôi gen. Một số công ty
nước ngoài thông qua trung gian ñã ñưa trực tiếp các giống ngô mới này cho
nông dân trồng và nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Người dân tại Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên trồng bông biến ñổi gen Bt một cách tự phát. Một số công
ty tại ñồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Nam ðịnh,

Nghệ An ñã nhập giống lúa biến ñổi gen từ biên giới về bán lại cho các hộ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


nông dân gieo trồng [7].
Những vấn ñề thiết kế vecto cũng như hoàn thiện các quy trình tái sinh
cây khởi ñầu cho nghiên cứu chuyển gen cũng nhận ñược sự quan tâm của
nhiều nhóm tác giả. Nhiều phương pháp chuyển gen khác nhau như phương
pháp bắn gen, phương pháp sử dụng vi khuẩn A. tumefaciens… ñã ñược áp
dụng thành công trên hàng loạt ñối tượng cây trồng quan trọng như lúa, cà
chua, cà tím, ñậu xanh, cà phê, thuốc lá, khoai lang [10].
Tại Viện Công nghệ sinh học, hướng nghiên cứu các giống cây trồng
GM ñã ñược ñẩy mạnh ngay từ cuối những năm 1990. Các cán bộ của viện ñã
tiến hành thu nhập và phân lập ñược nhiều nguồn gen quý có giá trị nông
nghiệp như gen chịu hạn, lạnh ở lúa: gen cry, gen mã hóa protein bất hoạt hoá
ribosome (RIP) ở cây mướp ñắng và gen mã hoá a-amylase của cây ñậu cô ve
có hoạt tính diệt côn trùng, gen kháng bọ hà khoai lang của vi khuẩn Bt, gen
mã hoá protein vỏ của virus gây bệnh ñốm vòng ở cây ñu ñủ…[10]
Tại Viện Sinh học nhiệt ñới, sử dụng phương pháp chuyển gen thông
qua vi khuẩn A. tumefaciens hoặc phương pháp bắn gen, các nhà khoa học ñã
tạo ñược các cây thuốc lá, lúa, ñậu xanh, cải bông, cải xanh và cây cà tím GM
mang gen cry kháng côn trùng, gen kháng thuốc diệt cỏ. Hiện nay, viện ñang
thực hiện việc chuyển gen vào cây thân gỗ sử dụng vi khuẩn A. tumefaciens
chủng EHA 105 chứa Ti-plasmid ITB mang gen cry kháng côn trùng, gen bar
kháng thuốc diệt cỏ và gen chỉ thị [10]
Tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lã Tuấn Nghĩa và cộng
sự ñã chuyển gen gus và gen kháng kanamycin vào cà chua. Phan Tố Phượng
và cộng sự ñã thành công trong việc sử dụng phương pháp gián tiếp qua vi

khuẩn ñất A. tumefaciens ñể chuyển gen vào cây Arabidopsis. Cũng chính
nhóm tác giả này, năm 1998 ñã công bố kết quả chuyển gen Xa 21 vào giống
lúa Việt Nam sử dụng súng bắn gen. Gần ñây, nhóm nghiên cứu của ðặng
Trọng Lương ñã tiến hành thiết kế vector và chuyển gen cry vào cây cải bắp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


Các nghiên cứu chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ và kháng bệnh khô vằn vào
giống lúa DT 10, DT 13, gen kháng bệnh bạc lá vào giống lúa VL 902, gen
kháng sâu tơ vào cải bắp CB 26, gen cry, Gna, Xa 21 và gen mã hoá Bcaroten vào lúa Indica… ñã và ñang ñược triển khai với những kết quả khả
quan [10]
Viện Di truyền Nông nghiệp ñã chuyển thành công gen kháng
Gumboro vào Wolffia và nhận ñược 6 dòng kháng thuốc trừ cỏ bền vững, ñã
phát hiện ñược proteine VP2 trong bèo tấm chuyển gen, thu ñược một dòng
bèo chuyển gen có khả năng gây ñáp ứng miễn dịch ở gà, xây dựng một
phương pháp chuyển gen vào bèo tấm nguyên cây và callus bằng sung bắn
gen và Agrobacterium, thiết kế vevtor mang gen H5 virus cúm gia cầm và
ñang triển khai chuyển gen tiến tới tạo vaccine ăn ñược là giống bèo tấm
chuyển gen, thiết kế vevtor mang gen kháng sâu và chuyển thành công vào
ngô, tiến hành các thí nghiệm biến nạp vector pADT2, pADT3, pADT4 mang
gen kháng sâu cry1 Ac/vip3A và bar/pmi vào dòng ngô mô hình/dòng ngô
chọn lọc, qua phân tích kết quả thu ñược 8 dòng BC5 kháng thuốc trừ cỏ
Glyphosate và 1 dòng BC5 kháng sâu bằng lai trở lại, hiện nay Viện ñang
nghiên cứu chuyển gen và phân tích cây chuyển gen bất hoạt virus gây bệnh ở
lúa và cà chua [13]
2.5. Các hướng nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay.
2.5.1. Chuyển gen tạo cây kháng thuốc trừ sâu
Từ hơn 30 năm nay, trong sản xuất ñã sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh Bt

do vi khuẩn Bacillus thuringienisis tạo ra. Vi khuẩn này sản xuất ra các
protein tinh khiết rất ñộc ñối với ấu trùng của nhiều loài côn trùng nhưng
không ñộc ñối với ñộng vật có xương sống (ñộng vật có vú, chim, cá...). Vi
khuẩn này có thể sản sinh ra bốn loại ñộc tố hại côn trùng khác nhau: ngoại
ñộc tố α, β, γ toxin và nội ñộc tố δ tôxin. Trong ñó nội ñộc tố δ tôxin là quan
trọng nhất. Tinh thể protein do vi khuẩn tạo ra sau khi xâm nhập vào côn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16


×