Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản và cho thịt của hai tổ hợp lai giữa gà trống TN1 với gà mái TP2 và LV2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------- * ---------------------------

VŨ QUỐC DŨNG

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ CHO
THỊT CỦA HAI TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ TRỐNG
TN1 VỚI GÀ MÁI TP2 VÀ LV2

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội- 2012


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------------- * ---------------------------

VŨ QUỐC DŨNG

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ CHO
THỊT CỦA HAI TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ
TRỐNG TN1 VỚI GÀ MÁI TP2 VÀ LV2
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05



LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng ðức Tiến

Hà Nội- 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

ii


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp ñỡ
của tập thể trong và ngoài cơ quan, số liệu thông tin chưa từng ñược sử dụng công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm
về những số liệu trong bản luận văn này. Các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Vũ Quốc Dũng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

i



iiii

LỜI CẢM ƠN
Có ñược công trình nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng
sâu sắc tới Ban giám ñốc trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện Chăn
Nuôi, Ban ñào tạo sau ñại học - Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam ñã giúp ñỡ và
tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Phùng ðức Tiến - Giám ñốc trung tâm,
Tiến sĩ Nguyễn Quý Khiêm - Phó giám ñốc trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy
Phương ñã ñầu tư nhiều công sức và thời gian chỉ bảo tận tình tôi thực hiện ñề tài và
hoàn thành luận văn. Các thầy cô giáo trong Viện Chăn Nuôi - Viện khoa học nông
nghiệp Việt Nam ñã ñộng viên tinh thần trong thời gian làm ñề tài và hoàn thành
luận văn.
Sự giúp ñỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu gia
cầm Thụy Phương, Phòng phân tích - Viện Chăn Nuôi trong quá trình nghiên cứu
và thí nghiệm.
Nhân dịp này, tôi xin ñược bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các nhà khoa
học, các thầy cô giáo và các bạn ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ, tạo ñiều kiện cho tôi nâng
cao kiến thức, hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn gia ñình, bạn bè ñã tạo ñiều kiện ñộng viên tôi hoàn thành
luận văn.
Tác giả luận văn

Vũ Quốc Dũng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

ii



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... vii
DANH MỤC ẢNH ............................................................................................. vii
MỞ ðẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU............................................ 3
1.1.1. Cơ sở lý luận về ñặc ñiểm ngoại hình của gia cầm ........................................ 3
1.1.2. Tính trạng sản xuất của gia cầm .................................................................... 5
1.1.2.1. Tính trạng sinh sản..................................................................................... 5
1.1.2.2. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà................................................... 7
1.1.2.3. Khả năng sinh sản ở gia cầm...................................................................... 8
1.1.3. Tính trạng sinh trưởng................................................................................. 18
1.1.3.1. Khả năng sinh trưởng............................................................................... 18
1.1.3.2. Cách ñánh giá khả năng sinh trưởng........................................................ 19
1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng ...................................................... 22
1.1.4. Khả năng cho thịt ........................................................................................ 25
1.1.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn ............................................................................ 27
1.1.6. Cơ sở khoa học của lai tạo........................................................................... 29
1.1.6.1. Cơ sở khoa học của việc lai kinh tế .......................................................... 29
1.1.6.2. Cơ sở khoa học của lai tạo giống trong chăn nuôi.................................... 32
1.1.6.3. Các thành phần di truyền và ưu thế lai cấu thành sản phẩm..................... 39
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ........................................... 45

1.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm trên thế giới ............. 45
1.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 47
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 50
2.1. ðối tượng nghiên cứu..................................................................................... 50
2.2. ðịa ñiểm nghiên cứu ...................................................................................... 50
2.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 50

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

iii


iv

2.4. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................... 50
2.4.1. ðánh giá khả năng sản xuất của ñàn sinh sản ghép giữa trống TN1 với mái
TP2 và LV2 .......................................................................................................... 50
2.4.2. ðánh giá khả năng sản xuất của các tổ hợp lai............................................. 50
2.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 51
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................... 51
2.5.2. Phương pháp xác ñịnh các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................ 53
2.5.2.1.Trên ñàn gà sinh sản ................................................................................. 53
2.5.2.3. Tính ưu thế lai .......................................................................................... 60
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 60
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 61
3.1. ðặc ñiểm ngoại hình ...................................................................................... 61
3.2. Kết quả nghiên cứu về sinh sản ...................................................................... 61
3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống............................................................................................ 61
3.2.2. Khối lượng cơ thể........................................................................................ 65
3.2.3. Tiêu tốn thức ăn giai ñoạn 1 - 20 tuần tuổi .................................................. 67

3.2.4. Tuổi thành thục sinh dục ............................................................................. 69
3.2.5. Tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng ......................................................................... 71
3.2.6. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống ............................................................... 74
3.2.7. Kết quả khảo sát chất lượng trứng ............................................................... 76
3.2.8. Kết quả ấp nở .............................................................................................. 78
3.3. Kết quả nghiên cứu trên ñàn gà nuôi thịt ........................................................ 79
3.3.1. ðặc ñiểm ngoại hình ................................................................................... 79
3.3.2. Tỷ lệ nuôi sống............................................................................................ 79
3.3.3. Khả năng sinh trưởng .................................................................................. 81
3.3.3.1. Sinh trưởng tích lũy.................................................................................. 81
3.3.3.2. Sinh trưởng tuyệt ñối ................................................................................ 83
3.3.3.3. Sinh trưởng tương ñối .............................................................................. 85
3.3.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng................. 87
3.3.4.1. Hiệu quả sử dụng thức ăn......................................................................... 87
3.3.4.2. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể ................................................ 89
3.3.5. Kết quả mổ khảo sát .................................................................................... 90
3.3.5.1. Năng suất thịt .......................................................................................... 90
3.3.5.2. Chất lượng thịt ......................................................................................... 91

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

iv


v

3.3.6. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế.................................................................. 92
3.3.7. Năng suất thịt/mái sinh sản/68 tuần tuổi ...................................................... 94
3.3.8. Kết quả theo dõi nuôi thử nghiệm gà lai TT12 và TL12 trong sản xuất........ 95
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ................................................................................. 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 99

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

v


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Thức ăn

MN

Mới nở

TB

Trung bình

CTV

CTV

G

Gam


KL

Khối lượng

NST

Năng suất trứng

SLT

Sản lượng trứng

SS

So sánh

TA

Thức ăn

TCVN
TKL
TL

Tiêu chuẩn Việt Nam
Tăng khối lượng
Tỷ lệ

TN1


Là gà Redbro AB ñược tạo chọn tại TTNC Gia cầm Thụy
Phương

TP2

Là dòng mái của bộ giống gà lông màu hướng thịt ñược
tạo chọn thành công tại TTNC Gia cầm Thụy Phương
năm 2010

LV2

Là dòng mái của bộ giống gà lông màu hướng thịt ñược
tạo chọn thành công tại TTNC Gia cầm Thụy Phương
năm 2010

TT

Tuần tuổi

TT12

Tổ hợp gà lai ñược tạo thành giữa trống TN1với mái TP2

TL12

Tổ hợp gà lai ñược tạo thành giữa trống TN1với mái LV2
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
Ưu thế lai

TTTA

ƯTL

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

vi


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 2.1

Tiêu ñề
Sơ ñồ bố trí thí nghiệm 1

Bảng 2.2

Sơ ñồ bố trí thí nghiệm 2

52

Bảng 2.3

Chế ñộ dinh dưỡng nuôi gà sinh sản


53

Bảng 2.4

Chế ñộ dinh dưỡng nuôi gà thịt

53

Bảng 3.1

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm giai ñoạn 0 - 20 tuần tuổi

62

Bảng 3.2

Tỷ lệ nuôi sống gà sinh sản giai ñoạn 22 - 68 tuần tuổi

64

Bảng 3.3

Khối lượng cơ thể

66

Bảng 3.4

Lượng thức ăn tiêu thụ giai ñoạn 0 - 20 tuần tuổi


68

Bảng 3.5

Tuổi thành thục sinh dục

70

Bảng 3.6

Tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng của ñàn gà thí nghiệm

73

Bảng 3.7

Tiêu tốn thức ăn/10 trứng (kg)

75

Bảng 3.8

Khảo sát chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi (n=30 quả)

76

Bảng 3.9

Kết quả ấp nở


78

51

Bảng 3.10 Tỷ lệ nuôi sống của gà thịt
Bảng 3.11 Khối lượng cơ thể (g) (n= 50 con)

80

Bảng 3.12 Sinh trưởng tuyệt ñối (g/con/ngày)
Bảng 3.13 Sinh trưởng tương ñối (%)

83

Bảng 3.14 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể (kg)
Bảng 3.15 Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng

87
89

Kết quả mổ khảo sát lúc 10 tuần tuổi (n = 3 trống + 3
Bảng 3.16 mái)

90

Bảng 3.17 Thành phần hoá học của thịt ñùi và thịt lườn
Bảng 3.18 Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế
Bảng 3.19 Năng suất thịt/mái sinh sản/68 tuần tuổi
Kết quả theo dõi gà lai nuôi thịt trong nông hộ (từ 0 - 10
Bảng 3.20 tuần tuổi)


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

81
85

91
92
94
95

vii


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình

Tiêu ñề

Trang

Hình 3.1

ðồ thị tỷ lệ ñẻ

74


Hình 3.2

ðồ thị khối lượng cơ thể giai ñoạn 0 - 10 tuần tuổi

82

Hình 3.3

ðồ thị sinh trưởng tuyệt ñối (g/con/ngày)

84

Hình 3.4

ðồ thị sinh trưởng tương ñối (%)

86

Hình 3.5

Biểu ñồ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể (kg)

88

Hình 3.6

Biểu ñồ chỉ số sản xuất (PN)

93


Hình 3.7

Biểu ñồ chỉ số kinh tế (EN)

93

DANH MỤC ẢNH

Ảnh

Tên ảnh

Trang

Ảnh 1

Tổ hợp lai trống TN1 và mái TP2

110

Ảnh 2

Tổ hợp lai trống TN1 và mái LV2

111

Ảnh 3

Hình ảnh khảo sát gà lúc 10 tuần tuổi


112

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

viii


1

MỞ ðẦU
Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng của nước ta
ñang chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp thực phẩm cho cộng
ñồng. Những thành tựu khoa học tiên tiến, công nghệ mới trong tiến trình hội nhập,
phát triển ñã và ñang không ngừng ñược ngành chăn nuôi áp dụng ñể tạo ra lượng lớn
thực phẩm chất lượng cao ñáp ứng yêu cầu sản xuất. Ngày nay, khi ñời sống ngày
càng ñược nâng cao thì nhu cầu người tiêu dùng ñòi hỏi về số lượng và chất lượng
sản phẩm phải ñược nâng cao. Do vậy, nhiều nhà khoa học ở nước ta ñã tạo ra ñược
nhiều dòng, giống gà có năng suất chất lượng cao như các dòng gà TP, LV, HA, vv.
Gà TN1 ñược tạo ra từ gà trống RedbroA x mái Redbro B, gà có màu lông
nâu ñỏ, da và chân màu vàng, gà thương phẩm lúc 63 ngày tuổi ñạt 2585g/ con.
Gà mái TP2 có lông màu nâu xám tro, cườm cổ, tỷ lệ nuôi sống cao, năng
suất trứng ñạt 175 - 178 quả/mái/năm.
Gà LV2 có màu sắc lông ña dạng, sức chống chịu bệnh tật tốt, chất lượng thịt
thơm ngon và mềm, tỷ lệ nuôi sống cao, năng suất trứng ñạt 165 - 172 quả/mái/năm.
Gà TP2 - LV2 là hai giống nằm trong bộ giống gà lông màu ñược Trung tâm Nghiên
cứu Gia cầm Thụy Phương chọn tạo thành công nghiệm thu năm 2004.
ðể ñạt mục tiêu ñưa tổng ñàn gia cầm tăng trưởng bền vững 6-8%/năm, phải
có nhiều giống tốt mà không phải bỏ ra nhiều ngoại tệ ñể nhập giống thì cần chọn
tạo các dòng gà có chất lượng cao phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau, ñem
lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, ñáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Từ

ñòi hỏi thực tế ñó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ðánh giá khả năng sinh
sản và cho thịt của hai tổ hợp lai giữa gà trống TN1 với gà mái TP2 và LV2” .
Mục tiêu của ñề tài:
- Xác ñịnh ñược khả năng sinh sản của hai tổ hợp lai (♂TN1 x ♀TP2 và
♂TN1 x ♀LV2).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

1


2

- Xác ñịnh ñược khả năng cho thịt của hai tổ hợp lai (♂TN1 x ♀TP2 và
♂TN1 x ♀LV2).
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Trên cơ sở lý luận ưu thế lai luận văn ñề tài sẽ triển khai một số tổ hợp lai
giữa các giống gà lông màu nhập nội tạo con lai có năng suất chất lượng thịt cao,
lớn nhanh, ñẻ nhiều của gà TP và ñặc ñiểm thịt ngon, màu sắc lông ña dạng, sức
chống chịu của gà LV ñáp ứng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng.
Các tổ hợp lai làm tăng sản phẩm thịt, nâng cao chất lượng thịt, làm phong
phú thêm các tổ hợp lai giống gà lông màu phù hợp với ñiều kiện chăn nuôi ở nhiều
ñịa phương tạo ñiều kiện cho nhiều hộ nông dân chăn nuôi xóa ñói giảm nghèo và
tiến tới làm giàu.
Luận văn là tài liệu tham khảo về công tác lai tạo giống gia cầm dùng cho
nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

2



3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở lý luận về ñặc ñiểm ngoại hình của gia cầm
Các ñặc ñiểm ngoại hình của gia cầm ñặc trưng cho từng giống gia cầm. ðó
là những ñặc ñiểm bên ngoài của vật nuôi có thể quan sát ñược như: Màu lông, da,
hình dáng, mào tích... Các ñặc ñiểm về ngoại hình của gia cầm ñặc trưng cho giống,
thể hiện cho khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
Hình dáng, kích thước cơ thể: Gia cầm thường ñược chia thành 3 loại hình
chính: Hướng thịt, hướng trứng và hướng kiêm dụng. Gà hướng thịt có thân hình to
thô, cổ dài trung bình, ngực nở, dáng ñi nặng nề, khối lượng lớn. Gà hướng trứng có
thân hình thon nhỏ, cổ dài, nhẹ cân, dáng nhanh nhẹn. Gà kiêm dụng có hình dáng
trung gian, cơ thể có hướng kiêm dụng trứng thịt hoặc thịt trứng. Schuberth L,
Ruhland R., (1978)[103] cho rằng có mối tương quan thuận giữa khối lượng cơ thể
với tất cả các chiều ño. Siegel, (1987)[104] cho biết tương quan giữa góc ngực và
khối lượng cơ thể từ 0,4 ñến 0,68, trung bình là 0,42.
ðầu: Cấu tạo xương ñầu là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc ñánh giá ñầu
gia cầm. Da mặt và các phần phụ của ñầu là kết quả của sự phát triển của mô ñỡ và
mô liên kết. Theo hình dáng của mào, mào dưới và mào tai có thể biết ñược trạng thái
sức khoẻ và ñiều kiện sống của chúng. Gà trống có ngoại hình ñầu giống gà mái sẽ có
sinh dục kém, gà mái có ngoại hình của gà trống sẽ không cho năng suất cao, trứng
thường không phôi Brandesch và Bilchel ( Nguyễn Chí Bảo dịch,1978[4]).
Mào: Gà ña dạng về hình dạng, kích thước và màu sắc ñặc trưng cho từng
giống gà. Theo Phan Cự Nhân, (1971)[38], khi có mặt gen Ab gà sẽ có mào dạng
hoa hồng, gen aB sẽ có dạng mào nụ và gen ab có dạng mào cờ.
Mào và mào dưới thuộc về các ñặc ñiểm sinh dục phụ. Mào và tích là ñặc
ñiểm sinh dục phụ thứ cấp nên có thể phân biệt trống - mái, khi buồng trứng hoạt

ñộng bình thường thì mào lớn chứa nhiều máu. Khi thay lông, bị bệnh thuộc tuyến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

3


4

sinh dục sẽ tạm thời ngừng trệ sự cung cấp máu. Như vậy, kích thước da ñầu bị
giảm và màu sắc bị kém ñi.
Mỏ: Mỏ là sản phẩm của da, ñược tạo thành từ lớp sừng (Stratumcorneum).
Mỏ chắc chắn và ngắn. Gà có mỏ dài và mảnh không có khả năng sản xuất cao. Mỏ
có nhiều loại màu khác nhau: Vàng ñỏ, ñen, hồng… Màu sắc của mỏ thường phù
hợp với màu của chân. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, ở gà mái màu
sắc này có thể bị nhạt ñi vào cuối thời kỳ ñẻ trứng.
Bộ lông: Lông là một dẫn xuất của da, thể hiện ñặc ñiểm di truyền của giống và
có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Khi MN, gia cầm con ñược lông tơ che
phủ, trong quá trình phát triển lông tơ sẽ dần ñược thay thế bằng lông vũ.
Tốc ñộ mọc lông là sự biểu hiện khả năng mọc lông sớm hay muộn, nó có
quan hệ mật thiết với cường ñộ sinh trưởng của gia cầm. Theo Brandsch H và Bilchel
H (Nguyễn Chí Bảo dịch, (1978)[4]) những gia cầm có tốc ñộ mọc lông nhanh thì có
tốc ñộ sinh trưởng nhanh. Hayer và Carthy, (1970)[87] cho biết gà mái mọc lông ñều
hơn gà trống trong cùng một dòng và ảnh hưởng của hormon có tác dụng ngược với
gen liên kết qui ñịnh tốc ñộ mọc lông. Màu lông do một số gen qui ñịnh, phụ thuộc và
sắc tố chứa trong bào tương của tế bào. Lông gia cầm có màu sắc khác nhau là do
mức ñộ oxy hoá các chất tiền sắc tố melanin (melanogene) trong các tế bào lông. Nếu
các chất sắc tố là nhóm lipocrom (carotinoit) thì lông có màu vàng hoặc màu ñỏ, nếu
không có chất sắc tố thì lông có màu trắng.
Chân: Ở loài gia cầm chân có vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và

da. Chân có vuốt và cựa, cựa có vai trò cạnh tranh và ñấu tranh sinh tồn của loài. Gà
giống tốt phải có chân chắc chắn, không thô. ðặc ñiểm chân cao có liên quan tới
khả năng cho thịt thấp và phát dục chậm (Brandsch và Biilchel, 1978, Nguyễn Chí
Bảo dịch)[4]. Những con gà có chân hình chữ bát, các ngón cong, xương khuyết tật
không nên sử dụng làm giống.
Tóm lại, ñặc ñiểm ngoại hình của gia cầm là những nét ñặc trưng cho công
tác chọn giống vì nó biểu thị các ñặc ñiểm sinh lý, sản xuất của giống.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

4


5

1.1.2. Tính trạng sản xuất của gia cầm
1.1.2.1. Tính trạng sinh sản
Tính trạng ở vật nuôi là ñặc trưng của một cá thể mà ta có thể quan sát, hay
xác ñịnh ñược. Nghiên cứu các tính trạng ở con vật chúng ta không thể không ñề
cập ñến các ñặc ñiểm di truyền và ảnh hưởng của ngoại cảnh lên các tính trạng ñó.
Về mặt di truyền nhiều tác giả cho biết ở ñộng vật nói chung, gia cầm nói
riêng, trong quá trình phát triển, cơ thể mỗi tính trạng ñược hình thành là kết quả
của hàng loạt các quá trình sinh hoá xảy ra dưới ảnh hưởng của các enzim có tính
chất ñặc thù, là kết quả tác ñộng qua lại của nhiều gen trong cơ thể (Nguyễn Ân và
CTV, 1983)[2].
Các tính trạng ở gia súc, gia cầm rất phong phú và ña dạng. Mặc dù giới hạn
phân biệt giữa các tính trạng là không rõ rệt, song trong di truyền học người ta chia
các loại tính trạng ở con vật ra làm hai loại là tính trạng chất lượng và tính trạng số
lượng hay còn gọi là tính trạng năng suất. (Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn
Khánh Quắc, 1998)[50].

Tính trạng chất lượng là tính trạng ñược quy ñịnh bởi một hay vài cặp gen có
hiệu ứng lớn (Majorgene), những tính trạng này có thể quan sát, mô tả bằng cách
phân loại. Sự khác nhau trong biểu hiện của tính trạng chất lượng là rất rõ rệt. Tính
trạng chất lượng thường có hệ số di truyền khá cao, do ñó tính trạng chất lượng
không hoặc ít bị tác ñộng của ñiều kiện ngoại cảnh.
Các tác giả Brandesch và Biichel, (1978, Nguyễn Chí Bảo dịch)[4] cho biết:
Phần lớn các tính trạng thuộc về ñặc ñiểm sinh học của gia cầm như: ðặc ñiểm
ngoại hình, màu sắc lông, da, hình dáng cơ thể, thuộc nhóm tính trạng chất lượng.
Sự di truyền các tính trạng chất lượng tuân theo các ñịnh luật di truyền cơ
bản của Mendel, ñó là ñịnh luật tính trội, ñịnh luật giao tử thuần khiết, ñịnh luật
phân li ñộc lập và tổ hợp tự do.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

5


6

Khác với tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng thường có hệ số di truyền
thấp, bị chi phối bởi nhiều gen nằm trên nhiễm sắc thể quy ñịnh. Do vậy loại tính
trạng này chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều gen và ñiều kiện môi trường. Có thể xác
ñịnh tính trạng số lượng bằng các phép ño (các cách cân, ñong, ño, ñếm).
Các giá trị quan sát ñược của tính trạng số lượng biến thiên liên tục, trong
khi ñó các giá trị quan sát ñược của tính trạng chất lượng là biến rời rạc. Tuy nhiên,
một số tính trạng số lượng lại có các giá trị quan sát là các biến rời rạc, chẳng hạn
sản lượng trứng gia cầm. Giá trị kiểu hình của tính trạng số lượng (P - Phenotype).
ðược quy ñịnh bởi giá trị kiểu gen (G - Genotype) và sự sai khác môi trường (E Environment) quan hệ này ñược biểu thị như sau:
P=G+E
Trong ñó, giá trị kiểu gen (G) quy ñịnh tính trạng số lượng lại do nhiều gen

hiệu ứng nhỏ (Minorgene) tạo nên. ðó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của chúng
thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ thì sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính trạng
(hiện tượng ña gen - Polygene) do ñó giá trị kiểu gen (G) bao gồm các thành phần:
Giá trị cộng gộp A (Additive value)
Sai lệch trội D (Dominant deviation)
Sai lệch tương tác I (Interaction deviation)
Trong ñó giá trị cộng gộp (A) là thành phần quan trọng có thể xác ñịnh ñược
và di truyền lại cho ñời sau. Giá trị D và I là các giá trị ñặc biệt chỉ có thể xác ñịnh
ñược thông qua thực nghiệm.
Bên cạnh giá trị kiểu gen (G), giá trị kiểu hình (P) của tính trạng số lượng
còn chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường sống hay ñiều kiện ngoại cảnh (E) và
ñược chia làm 2 loại chính:
Môi trường chung: Eg (General environment) tác ñộng thường xuyên ñến tất cả
các cá thể trong một quần thể hoặc tác ñộng lên toàn thân con vật hoặc cả ñời con vật.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

6


7

Môi trường riêng Es (Special Environment) tác ñộng riêng rẽ lên từng cá thể
trong một nhóm vật nuôi hoặc tác ñộng lên các bộ phận khác nhau của con vật hoặc
tác ñộng lên con vật trong một thời gian ngắn (tác ñộng cục bộ và không thường
xuyên).
Như vậy, khi kiểu gen của một cá thể ñược cấu tạo bởi hai locus trở lên thì
giá trị kiểu hình của nó ñược biểu thị qua mối quan hệ sau (Trần ðình Miên và
CTV, 1994)[36].
P= A+ D + I + Eg + Es

Từ các cơ sở khoa học trên ñây cho thấy: các giống gia cầm nói riêng, các
giống vật nuôi nói chung ñều nhận ñược từ ñời trước một khả năng di truyền nhất
ñịnh nhưng khả năng ñó có phát huy ñược hay không còn phụ thuộc vào môi trường
sống. ðiều ñó có nghĩa là tiềm năng di truyền vốn có của con vật có thể biểu hiện
tốt ở môi trường này nhưng có thể ngược lại ở môi trường khác, nói cách khác
hướng phát triển của tính trạng ñược xác ñịnh bởi kiểu gen, còn tính chất phát triển
của tính trạng là do ñiều kiện môi trường. Do ñó, ñể nâng cao năng suất và chất
lượng vật nuôi cần phải tạo ra môi trường thích hợp cho kiểu gen có biểu hiện ñược
ñầy ñủ các ñặc ñiểm di truyền của nó.
Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt nghĩa là ñã tạo ra môi trường thích hợp,
không những khai thác tốt tiềm năng di truyền của phẩm giống mà còn củng cố,
phát huy thêm tiềm năng di truyền của phẩm giống ñó. Trong chăn nuôi, các ñiều
kiện ngoại cảnh luôn ñược quan tâm nghiên cứu ñể áp dụng phù hợp với từng ñối
tượng vật nuôi cụ thể là chế ñộ chăm sóc, dinh dưỡng, quản lý... ðặc biệt là thức ăn
dinh dưỡng.
1.1.2.2. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà
Sức sống và khả năng kháng bệnh ở ñàn gia cầm là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
quan trọng, phản ánh khả năng thích nghi trong môi trường của ñàn giống. Công tác
thú y và phòng bệnh tốt có liên hệ mật thiết tới tốc ñộ sinh trưởng và giúp cho chăn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

7


8

nuôi ñạt hiệu quả cao. Tổn thất do bệnh tật ở gia cầm là rất lớn, do vậy cần phải nghiên
cứu ñể làm giảm tổn thất ñó. Khi ñàn gia cầm, tỷ lệ chết cao, dễ nhiễm các bệnh khác,
tốn tiền mua vaccine tiêm phòng và các biện pháp thú y khác Gavora, (1990)[85].

Sức sống và khả năng kháng bệnh của ñàn gia cầm phản ánh thể chất của con
vật, ñặc trưng cho từng giống loài và ñược xác ñịnh bởi khả năng chống chịu ảnh
hưởng của dịch bệnh và những tác ñộng bất lợi của môi trường sống. JohanMNon,
(1972)[18] trong "Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống ñộng vật" thì Marco
và CTV, (1982)[95] cho biết sức sống ñược thể hiện ở thể chất và ñược xác ñịnh
trước hết bởi khả năng có tính chất di truyền ở ñộng vật có thể chống lại những ảnh
hưởng bất lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh.
Bên cạnh yếu tố di truyền, ngoại cảnh ñóng vai trò hết sức quan trọng ñối với
sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm. Trong ñó yếu tố nhiệt ñộ có ảnh
hưởng lớn nhất tới sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm. Ngoài ra, thức
ăn, ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và tuổi gia cầm cũng có ảnh hưởng lớn.
Theo Phan Cự Nhân và Trần ðình Miên, (1998)[41] thì dù nuôi nhốt hay
nuôi thả, quần thể gia cầm nuôi tập trung ñều có số lượng khá ñông ñảo. Vì tác
nhân chính của bệnh là vi khuẩn cho nên việc phòng dịch bệnh phải trở thành quan
niệm một biện pháp bảo ñảm an toàn sinh học (Biology security).
Như vậy, sức sống và khả năng kháng bệnh của ñàn gia cầm còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: Di truyền và ngoại cảnh, trong ñó ngoại cảnh giữ vai trò quan
trọng. Vì vậy trong chăn nuôi ñể nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sức kháng bệnh cũng như
giảm tổn thất do bệnh tật cần tiến hành các biện pháp thú y và chăm sóc nuôi dưỡng
thích hợp với từng ñối tượng và ñộ tuổi của vật nuôi.
1.1.2.3. Khả năng sinh sản ở gia cầm
Ở gia cầm khả năng sinh sản ñược thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Sản lượng,
khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, khả năng thụ tinh và ấp nở. ðối với các
giống gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng rất khác nhau.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

8



9

* Sản lượng trứng
Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái ñẻ ra trong một vòng ñời,
phụ thuộc vào tuổi thành thục, cường ñộ ñẻ trứng, tần số thể hiện bản năng ñòi ấp,
thời gian nghỉ ñẻ và thời gian ñẻ kéo dài. Marco, (1982)[95] cho biết, ñối với gà
Plymouth Rock nuôi tại CuBa, sản lượng trứng ñược tính từ tuần tuổi 23 ñến tuần
tuổi thứ 74. Theo Brandsch H và Bilchel H (Nguyễn Chí Bảo dịch, (1978)[4])[4],
sản lượng trứng ñược tính trong 365 ngày kể từ khi ñẻ quả trứng ñầu tiên.Trong lúc
ñó, các hãng gia cầm công nghiệp tính sản lượng trứng ñến 70 - 80 tuần tuổi.
Cường ñộ ñẻ trứng là sức ñẻ trứng trong một thời gian ngắn. Theo Card và
Nesheim, (1970)[77] cho rằng, cường ñộ ñẻ trứng thường ñược xác ñịnh theo
khoảng thời gian 30 - 60 ngày và 100 ngày. Các tác giả này còn cho biết, ñối với
các giống gà chuyên trứng cao sản thường có cường ñộ ñẻ trứng lớn nhất vào tháng
thứ hai và ba sau ñó giảm dần ñến hết năm ñẻ. Nguyễn Mạnh Hùng và CTV,
(1994)[17] cùng nhiều tác giả khác cho biết, có sự tương quan rất chặt chẽ giữa
cường ñộ ñẻ trứng của 3 - 4 tháng ñầu tiên với sức ñẻ trứng cả năm. Vì vậy, người
ta thường dùng cường ñộ ñẻ trứng ở 3 - 4 tháng tuổi ñầu tiên ñể dự ñoán sức ñẻ
trứng của gia cầm mà ghép ñôi và chọn lọc giống. Cường ñộ ñẻ trứng còn liên quan
mật thiết với thời gian hình thành trứng và chu kỳ ñẻ trứng.
Thời gian nghỉ ñẻ: Ở gà, thường có hiện tượng nghỉ ñẻ trong một thời gian,
có thể kéo dài trong năm ñầu ñẻ trứng, từ vài ngày tới vài tuần, thậm chí kéo dài 1 2 tháng. Thời gian nghỉ ñẻ thường vào mùa ñông, nó có ảnh hưởng trực tiếp ñến sản
lượng trứng cả năm. Gia cầm thường thay lông vào mùa ñông nên thời gian này gà
nghỉ ñẻ. Trong ñiều kiện bình thường, lúc thay lông ñầu tiên là thời ñiểm quan trọng
ñể ñánh giá gà ñẻ tốt hay xấu. Những ñàn gà thay lông sớm, thời gian bắt ñầu thay
lông từ tháng 6 - 7 và quá trình thay lông diễn ra chậm, kéo dài 3 - 4 tháng là những
ñàn gà ñẻ kém. Ngược lại, có những ñàn gà thay lông muộn, thời gian thay lông bắt
ñầu từ tháng 10 - 11, quá trình thay lông diễn ra nhanh là ñàn gà ñẻ tốt. ðặc biệt ở

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………


9


10

một số ñàn gà cao sản, thời gian nghỉ ñẻ chỉ 4 - 5 tuần và lại ñẻ ngay khi chưa hình
thành xong bộ lông mới. Có con gà ñẻ ngay trong thời kỳ thay lông.
Thời gian kéo dài chu kỳ ñẻ trứng sinh học: Chu kỳ ñẻ trứng sinh học liên
quan ñến thời vụ nở của gia cầm con. Tùy thuộc vào thời gian nở mà sự bắt ñầu và
kết thúc của chu kỳ ñẻ trứng sinh học có thể xảy ra trong thời gian khác nhau trong
năm. Thường ở gà, chu kỳ này kéo dài một năm; ở gà tây, vịt, ngỗng chu kỳ này ngắn
hơn và theo mùa. Chu kỳ ñẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tuổi thành
thục sinh dục, nhịp ñộ ñẻ trứng, sức bền ñẻ trứng và chu kỳ ñẻ trứng. Giữa tuổi thành
thục và thời gian kéo dài chu kỳ ñẻ trứng sinh học có mối tương quan nghịch rõ rệt.
* Năng suất trứng
+ Cơ sở giải phẫu của năng suất trứng
Năng suất trứng là số lượng trứng một gia cầm mái sinh ra trên một ñơn vị
thời gian. ðối với gia cầm ñẻ trứng thì ñầy là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó phản ánh
trạng thái sinh lý và khả năng hoạt ñộng của hệ sinh duc. Cấu tạo của trứng bao
gồm: Lòng ñỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ.
Buồng trứng có chức năng tạo lòng ñỏ, còn ống dẫn trứng có chức năng tiết
ra lòng trắng ñặc, lòng trắng loãng, màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo mỡ bao ngoài vỏ
trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20-24 giờ.
Các tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả như Card và Nesheim, (1970)[77]
ñều xác ñịnh ở giai ñoạn phôi thai, hai phía phải và trái của gà mái ñều có buồng
trứng phát triển nhưng sau khi nở thì buồng trứng bên phải tiêu biến chỉ còn lại
buồng trứng bên trái.
Trong thời gian phát triển, lúc ñầu các tế bào trứng ñược bao bọc bởi một
tầng tế bào, không có liên kết với biểu bì phát triển, tàng tế bào này phát triển trở

thành nhiều tầng và sự tạo thành tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo gọi là follicun
trông giống như một cái túi. Trong thời kì ñẻ trứng, nhiều follicun chín dần làm
thay ñổi hình dạng buồng trứng trông giống như “chùm nho” Sau thời kì ñẻ trứng,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

10


11

buồng trứng trở lại hình dạng ban ñầu, các follicun trứng vỡ ra, quả trứng chín
chuyển ra ngoài cùng với dịch của follicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng. Sự rụng
trứng ñầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục.
Các tài liệu nghiên cứu ñều cho rằng, hầu hết vật chất lòng ñỏ trứng gà ñược
tạo thành trước khi ñẻ trứng 9-10 ngày. Trong 1- 3 ngày ñầu, tốc ñộ sinh trưởng của
lòng ñỏ chậm, khi ñường kính ñạt 6 mm bắt ñầu vào thời kì sinh trưởng cực nhanh
và có thể tăng 4 mm trong 24 giờ cho tới khi ñạt 40 mm. Tốc ñộ sinh trưởng của
lòng ñỏ không tương quan ñến cường ñộ ñẻ trứng. Quá trình hình thành trứng và
rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp do sự ñiều khiển của hocmon. Thời
gian từ lúc ñẻ trứng ñến khi rụng trứng quả trứng tiếp theo kéo dài từ 15 -75 phút.
+ Cơ sở di truyền của năng suất trứng
Sinh sản là chỉ tiêu quan trọng cần ñược quan tâm trong công tác giống của
gia cầm nhằm tăng số lượng và chất lượng con giống. Các tính trạng sinh sản như
tuổi ñẻ trứng ñầu, năng suất trứng, khối lượng trứng, tỷ lệ ấp nở,... ở các loài gia
cầm khác nhau thì ñặc ñiểm sinh sản cũng khác nhau rất rõ rệt.
Sự di truyền về sinh sản của gia cầm rất phức tạp. Theo các công trình
nghiên cứu của nhiều tác giả, việc sản xuất trứng của gia cầm có thể do 5 yếu tố ảnh
hưởng mang tính di truyền.
Tuổi thành thục sinh dục là một yếu tố năng suất trứng và có liên quan ñến

sức ñẻ trứng của gia cầm. Thành thục sớm cũng là một tính trạng mong muốn, tuy
nhiên cần phải chú ý ñến khối lượng cơ thể. Tuổi bắt ñầu ñẻ và kích thước cơ thể có
tương quan nghịch. Chọn lọc theo hướng tăng khối lượng trứng sẽ làm tăng khối
lượng cơ thể gà và làm tăng tuổi thành thục sinh dục. Tuổi thành thục sinh dục của
cá thể ñược xác ñịnh thông qua tuổi ñẻ quả trứng ñầu tiên.
Thể trạng và ñộ dài ngày chiếu sáng ảnh hưởng ñến khả năng thành thục sinh
dục, những gà thuộc giống có tầm vóc nhỏ thì phần lớn bắt ñầu ñẻ trứng sớm hơn
những giống gà có tầm vóc lớn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

11


12

Ngoài ra, tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, loài,
giới tính, thời gian nở ra trong năm… Gà hướng trứng tuổi thành thục sớm hơn gà
hướng thịt. Thời gian gà ñẻ mạnh là vào những ngày ngắn của thu ñông, ñiều ñó cũng
nói lên rằng thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng ñến tuổi thành thục sinh dục.
Theo ðặng Hữu Lanh và CTV, (1999)[23] cho biết, hệ số di truyền của tính trạng này
là h2 = 0,32. Tuổi thành thục về sinh dục, người ta cho rằng ít nhất cũng có hai cặp
gen chính tham gia vào yếu tố này: Một là gen E (gen liên kết với giới tính) và e; còn
cặp thứ hai là E’ và e’. Gen trội E chịu trách nhiệm tính thành thục về sinh dục.
Cường ñộ ñẻ: Yếu tố này do hai cặp gen R và r, R’ và r’ phối hợp cộng lại ñể
ñiều hành.
Bản năng ñòi ấp do 2 gen A và C ñiều khiển, phối hợp với nhau. ðây là phản
xạ không ñiều kiện có liên quan ñến sức ñẻ trứng của gia cầm. Trong tự nhiên, tính
ấp bóng giúp gia cầm duy trì nòi giống. Bản năng ñòi ấp rất khác giữa các giống và
các dòng. Các dòng nhẹ cân có tần số thể hiện bản năng ñòi ấp thấp hơn các dòng

nặng cân. Gà Leghorn và gà Goldline hầu như không còn bản năng ñòi ấp. Bản năng
ñòi ấp là một ñặc ñiểm di truyền của gia cầm, nó là một phản xạ nhằm hoàn thiện quá
trình sinh sản. Song với thành công trong lĩnh vực ấp trứng nhân tạo, ñể nâng cao sản
lượng trứng của gia cầm cần rút ngắn và làm mất hoàn toàn bản năng ấp trứng. Bởi vì
bản năng ấp trứng là một yếu tố ảnh hưởng ñến sức bền ñẻ trứng và sức ñẻ trứng.
Thời gian nghỉ ñẻ: Thường vào mùa ñông, nó có ảnh hưởng trực tiếp ñến sản
lượng trứng cả năm. Gia cầm thường thay lông vào mùa ñông nên thời gian này gà
nghỉ ñẻ. Trong ñiều kiện bình thường, lúc thay lông ñầu tiên là thời ñiểm quan trọng
ñể ñánh giá gà ñẻ tốt hay xấu. Do các gen M và m ñiều khiển. Gia cầm có gen mm
thì về mùa ñông vẫn tiếp tục ñẻ ñều.
Thời gian kéo dài của chu kỳ ñẻ, do cặp gen P và p ñiều hành.
Yếu tố thứ 5 và yếu tố thứ nhất là hai yếu tố kết hợp với nhau, cũng có nghĩa
là các cặp gen Pp và Ee có phối hợp với nhau.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

12


13

+ Tuổi ñẻ quả trứng ñầu
Là một chỉ tiêu ñánh giá sự thành thục sinh dục, cũng ñược coi là 1 yếu tố
cấu thành năng suất trứng (Khavecman, 1972)[19]. Tuổi ñẻ quả trứng ñầu ñược xác
ñịnh bằng số ngày tuổi của gà mái kể từ khi nở ra ñến khi ñẻ quả trứng ñầu.
Gudeil, Lerner và một số tác giả khác cho rằng: Có các gen trên nhiễm sắc
thể giới tính cùng tham gia hình thành tính trạng này (Khavecman, 1972[19]). Theo
Trần ðình Miên và Nguyễn Kim ðường, (1992)[35] có ít nhất hai cặp gen cùng qui
ñịnh về tuổi ñẻ quả trứng ñầu, cặp thứ nhất gen E và e liên kết với giới tính, cặp thứ
hai gen E’ và e’. Có mối tương quan nghịch giữa tuổi ñẻ và năng suất trứng, tương

quan thuận giữa tuổi ñẻ và khối lượng trứng.
Tuổi ñẻ quả trứng ñầu phụ thuộc vào bản chất di truyền, chế ñộ nuôi dưỡng,
các yếu tố môi trường ñặc biệt là thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu sáng dài sẽ
thúc ñẩy gia cầm ñẻ sớm (Khavecman, 1972)[19].
+ Năng suất trứng và tỷ lệ ñẻ
Năng suất trứng là số lượng trứng một gia cầm mái sản sinh ra trên một ñơn
vị thời gian. ðối với gia cầm ñẻ trứng thì ñây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất,
nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt ñộng của hệ sinh dục. Năng suất
trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào ñiều kiện ngoại cảnh.
Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ, ñiều kiện
dinh dưỡng, chăm sóc và ñặc ñiểm của cá thể.
Trong khi ñó Hutt, (1978)[12] ñề nghị tính sản lượng trứng từ khi gia cầm
ñẻ quả trứng ñầu tiên, còn Brandsch H và Bilchel H (Nguyễn Chí Bảo dịch,
(1978)[4])[4] cho biết sản lượng trứng ñược tính ñến 500 ngày tuổi. Theo các tác
giả trên sản lượng trứng cũng ñược tính theo năm sinh học 365 ngày, kể từ ngày ñẻ
quả trứng ñầu tiên. Trong thời gian gần ñây, sản lượng trứng ñược tính theo tuần
tuổi. Nhiều hãng gia cầm nổi tiếng như Shaver (Canaña), Lohmann (ðức),... sản
lượng trứng ñược tính ñến 70 - 80 tuần tuổi.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

13


14

Về tỷ lệ ñẻ gà có tỷ lệ ñẻ thấp trong mấy tuần ñầu của chu kỳ ñẻ, sau ñó tăng
dần và ñạt tỷ lệ cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần và ñạt tỷ lệ ñẻ thấp ở cuối
thời kỳ sinh sản. Sản lượng trứng/năm của một quần thể gà mái cao sản, ñược thể
hiện theo quy luật cường ñộ dẻ trứng cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau ñó giảm

dần ñến hết năm ñẻ. ðể tiến hành chọn giống về sức ñẻ trứng Hutt F.B, (1978)[16]
ñã áp dụng ổ ñẻ có cửa sập tự ñộng ñể kiểm tra số lượng trứng của từng gà mái. Các
tác giả cho rằng sản lượng trứng 3 tháng ñẻ ñầu và sản lượng trứng cả năm có tương
quan di truyền chặt chẽ (0,7- 0,9).
Năng suất trứng của gà ðông Tảo/36 tuần ñẻ ñạt 67,71 quả/mái (Nguyễn
ðăng Vang và CTV, 1999)[73]. Năng suất trứng của gà Lương Phượng Hoa/48 tuần
ñẻ ñạt trung bình 158,63 quả/mái (Vũ Ngọc Sơn và CTV, 1999)[42]. Phùng ðức
Tiến và CTV, (2001)[57] nghiên cứu trên gà Ai Cập, công bố năng suất trứng từ 22
- 61 tuần ñạt 175,36 quả/mái
+ Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là một chỉ tiêu liên quan mật thiết tới chất lượng trứng giống,
kết quả ấp nở, chất lượng và sức sống của gà con. Khối lượng trứng gia cầm phụ thuộc
vào giống, tuổi ñẻ, chế ñộ chăm sóc, nuôi dưỡng…
Theo Brandsch H và Bilchel H (Nguyễn Chí Bảo dịch, (1978)[4])[4] giá trị
trung bình khối lượng quả trứng ñẻ ra trong một chu kỳ, là một tính trạng do nhiều gen
có tác ñộng cộng gộp quy ñịnh, nhưng hiện còn chưa xác ñịnh rõ số lượng gen quy
ñịnh tính trạng này. Sau sản lượng trứng, khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng cấu
thành năng suất của ñàn gà bố mẹ. Khi cho lai hai dòng gia cầm có khối lượng trứng
lớn và bé, trứng của con lai thường có khối lượng trung gian, nghiêng về một phía
(Khavecman, 1972[19]).
Khối lượng trứng có hệ số di truyền cao, do ñó có thể ñạt ñược nhanh chóng
thông qua con ñường chọn lọc (Kushner, 1973[21]). Trứng của gia cầm mới bắt ñầu
ñẻ nhỏ hơn trứng gia cầm trưởng thành 20-30%. Khối lượng trứng mang tính ñặc
trưng của từng loài và mang tính di truyền cao. Hệ số di truyền của tính trạng này

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

14



15

h2 = 0,48 - 0,8 (Brandsch và Biilchel, 1978, Nguyễn Chí Bảo dịch)[4]. Theo Nguyễn
Văn Thiện, (1995)[48], h2 = 0,6 - 0,74. Ý kiến của nhiều tác giả cho rằng trong cùng
một giống, dòng, cùng một ñàn, nhóm trứng có khối lượng lớn nhất hoặc bé nhất ñều
cho tỷ lệ nở thấp, khối lượng trứng to thì sẽ kéo dài thời gian ấp nở. Orlov,
(1974)[100] cho biết, trứng ấp nhận ñược từ một nhóm gà mái ñẻ có khối lượng trứng
trung bình sẽ cho kết quả ấp tốt.
Nhiều tác giả cho rằng giữa khối lượng trứng và sản lượng trứng có tương
quan nghịch, theo Janva (1967) hệ số tương quan giữa sản lượng trứng/năm và khối
lượng trứng là -0,11. Bùi Quang Tiến và CTV, (1985)[52] nghiên cứu trên gà
Rhoderi là -0,33.
+ Chất lượng trứng
Trứng gà có 3 phần cơ bản: Vỏ, lòng ñỏ và lòng trắng. Theo Vương ðống,
(1968)[9] tỷ lệ các phần/khối lượng trứng thì vỏ chiếm 10 - 11,6%; lòng trắng chiếm
57 - 60%; lòng ñỏ chiếm 30 - 32%. Thành phần hoá học của trứng không vỏ: Nước
chiếm 73,5 - 74,4%; protein 12,5 - 13%; mỡ 11 - 12%; khoáng 0,8 - 1,0%.
Hình dạng trứng: Trứng gia cầm thường có hình ô van và ñược thể hiện qua
tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng của trứng hay ngược lại. Chỉ số này không biến
ñổi theo mùa (Brandsch và Bilchel, 1978, Nguyễn Chí Bảo dịch)[4].
Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, chỉ số hình dạng của trứng là một chỉ tiêu
ñể xem xét chất lượng của trứng ấp, những quả trứng dài hoặc quá tròn ñều có tỷ lệ
nở thấp. Nguyễn Quý Khiêm, (1996)[20] cho biết, trứng gà Tam Hoàng chỉ số hình
dạng trứng trung bình 1,24 - 1,39 cho tỷ lệ nở cao hơn so với nhóm trứng có chỉ số
hình dạng nằm ngoài biên ñộ này.
Màu sắc trứng: Không có ý nghĩa lớn trong việc ñánh giá chất lượng trứng,
nhưng có giá trị trong chọn giống và thị hiếu tiêu dùng. Màu sắc trứng là tính trạng
ña gen, có hệ số di truyền biến ñộng h2 = 0,55 - 0,75 (Brandsch và Biilchel, 1978,
Nguyễn Chí Bảo dịch)[4]. Khi cho lai dòng gà trứng vỏ trắng với dòng gà trứng vỏ


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………

15


×