LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ii
LỜI CẢM ƠN
Hơn bốn năm ngồi trên ghế giảng đường đại học, và đặc biệt là
khoảng thời gian làm luận văn tốt nghiệp vừa qua đã giúp cho em rất
nhiều trong việc phát triển khả năng học tập nghiên cứu cũng như là
rèn luyện nhân cách của mình. Để có được những điều này, em xin
gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các quý thầy cô trong
trường Đại học Bách khoa, và đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn
Công nghệ thực phẩm, những người đã giảng dạy và chỉ bảo tận tình
cho em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
Ngô Mạnh Thắng và thầy Hoàng Minh Nam đã tận tình hướng dẫn và
chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Trân trọng cảm ơn Ths.Đoàn Tấn Vinh, giám đốc công ty VIPESCO
đã hỗ trợ hoạt chất Dimethoate. Trung tâm nông dược thuộc công ty
VIPESCO đã phân tích đối chứng một số mẫu Dimethoate từ dòch
trích rau.
Con xin cảm ơn bố mẹ đã nuôi dưỡng chăm lo, động viên cho con
để con có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè tôi, những người luôn gắn
bó, giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tp HCM, ngày 05 tháng 01 năm 2008
Sinh viên
Đinh Thò Thu Hằng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn đã nghiên cứu quy trình phân tích Carbaryl, Dimethoate, Vitamin C
trong cải bắp với thiết bò HPLC. Cụ thể:
Đối với Carbaryl, Dimethoate:
Tiến hành quét phổ hấp thu bước sóng UV -VIS của Carbaryl, Dimethoate trong
dung dòch.
Lựa chọn pha động với tỷ lệ Axetonitril/nước thích hợp để phân tích Carbaryl,
Dimethoate.
Xây dựng đường chuẩn xác đònh hàm lượng Carbaryl, Dimethoate trong dung dòch
với bước sóng hấp thu cực đại và tỷ lệ Axetonitril/nước đã chọn.
Khảo sát, cải thiện quy trình trích ly Carbaryl, Dimethoate trong các mẫu rau cải
bắp.
Ứng dụng quy trình trích ly xử lý và phân tích hàm lượng Carbaryl, Dimethoate để
xác đònh dư lượng trong mẫu rau mua ở chợ và hiệu suất phân huỷ Carbaryl trong cải
bắp sau quá trình chiếu xạ.
Đối với Vitamin C:
Tiến hành quét phổ hấp thu UV của Vitamin C trong dung dòch.
Xây dựng đường chuẩn xác đònh hàm lượng Vitamin C trong dung dòch với bước
sóng hấp thu cực đại đã xác đònh.
Khảo sát độ thu hồi của quy trình trích ly Vitamin C trong cải bắp.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
iv
MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU................................................................................................................1
Chương 2: TỔNG QUAN......................................................................................................... 3
2.1. Thuốc bảo vệ thực vật: [1, 4, 7].................................................................................... 3
2.1.1. Đònh nghóa: .............................................................................................................. 3
2.1.2. Phân loại:................................................................................................................. 3
2.1.3. Cách tác động của thuốc lên dòch hại: .................................................................. 3
2.1.5. Dư lượng thuốc trên cây trồng và nông sản: [7].................................................. 4
2.1.6. Tình hình sử dụng thuốc BVTV: [9, 20] ................................................................ 4
2.1.7. Tình hình ngộ độc thuốc BVTV: [20] .................................................................... 5
2.2. Thuốc trừ sâu Carbaryl: ............................................................................................. 5
2.2.1. Đặc tính sinh học. Ứng dụng. [1]............................................................................ 5
2.2.2. Tính chất lý hóa: [4] ............................................................................................... 5
2.2.3. Độc tính: [4] ............................................................................................................ 6
2.3. Thuốc trừ sâu Dimethoate:........................................................................................... 7
2.3.1. Đặc tính sinh học. Ứng dụng. [1] ........................................................................... 7
2.3.2. Tính chất lý hóa: ..................................................................................................... 7
2.3.3. Độc tính: [4] ............................................................................................................ 9
2.4. Cải bắp: .......................................................................................................................... 9
2.5. Vitamin C: [15, 18, 17, 19]........................................................................................... 11
2.5.1. Giới thiệu chung về Vitamin C: [15] ................................................................... 11
2.5.2. Tính chất vật lý: [18]............................................................................................ 11
2.5.3. Tính chất hoá học: [18] ........................................................................................ 12
2.5.4. Nguồn gốc: [15]..................................................................................................... 12
2.5.4. Vai trò của Vitamin C : [17] ................................................................................ 12
2.6. Phương pháp phân tích HPLC: [8]............................................................................. 13
2.6.1. Phương pháp sắc ký lỏng cao áp:......................................................................... 13
2.6.2. Hệ thống thiết bò sắc ký lỏng cao áp:.................................................................. 15
2.7. Các phương pháp phân tích Vitamin C: [10, 11, 12]................................................. 18
2.7.1. Phân tích Vitamin C bằng phương pháp HPLC ................................................. 18
2.7.2. Phân tích Vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ:............................................ 18
2.7.3. Phương pháp so màu:............................................................................................ 19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
v
2.7.4. Phương pháp sử dụng enzim: ............................................................................... 20
2.8. Phương pháp phân tích thuốc trừ sâu: [7]................................................................. 21
Chương 3: MÔ TẢ THỰC NGHIỆM .................................................................................. 22
3.1. Hóa chất và thiết bò sử dụng....................................................................................... 22
3.1.1. Hóa chất: ............................................................................................................... 22
3.1.2. Thiết bò: ................................................................................................................. 22
3.2. Khảo sát phổ hấp thu UV-VIS Carbaryl, Dimethoate, Vitamin C. ......................... 23
3.3. Thiết lập các thông số cho hệ thống HPLC............................................................... 23
3.4. Khảo sát thành phần pha động phân tích hai chất Carbaryl và Dimethoate......... 24
3.5. Xây dựng các đường chuẩn của các chất phân tích .................................................. 24
3.6. Xác đònh độ thu hồi mẫu qua cột của mỗi chất ứng với điều kiện chọn phân tích. 24
3.7. Khảo sát các bậc trích ly Carbaryl, Dimethoate và xác đònh hiệu suất thu hồi qua
các bậc................................................................................................................................. 25
3.7.1. Lựa chọn quy trình trích ly đối với Carbaryl và Dimethoate............................ 25
3.7.2. Khảo sát hiệu suất trích ly dòch Carbaryl và Dimethoate trong nước qua các
bậc trích ly....................................................................................................................... 27
3.7.3 Khảo sát độ thu hồi mẫu của quy trình trích ly Carbaryl và Dimethoate trên
mẫu cải bắp..................................................................................................................... 27
3.8. Ứng dụng quy trình phân tích Carbaryl để khảo sát sự phân hủy Carbaryl trong
cải bắp sau khi chiếu xạ liều thấp. .................................................................................... 30
3.9. Khảo sát hiệu suất thu hồi của quy trình trích ly Vitamin C trong cải bắp. ........... 30
3.9.1. Quy trình trích ly Vitamin C trong cải bắp......................................................... 30
3.9.2. Khảo sát hiệu suất trích ly đối với quy trình trích ly Vitamin C trong cải bắp 30
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................................. 33
4.1. Kết quả khảo sát phổ hấp thu của Carbaryl, Dimethoate, Vitamin C:................... 33
4.1.1. Phổ hấp thu UV của Carbaryl trong nước.......................................................... 33
4.1.2. Phổ hấp thu UV của Dimethoate trong nước. .................................................... 33
4.1.3. Phổ hấp thu UV của Vitamin C trong đệm:........................................................ 34
4.2. Kết quả khảo sát pha động đối với Carbaryl và Dimethoate .................................. 34
4.2.1. Kết quả khảo sát pha động của Carbaryl:.......................................................... 34
4.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng thành phần pha động phân tích Dimethoate ..... 35
4.3. Kết quả xây dựng đường chuẩn Carbaryl, Dimethoate, Vitamin C........................ 36
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
vi
4.3.1. Đường chuẩn của carabryl trong dung dòch nước:............................................. 36
4.3.2. Đường chuẩn Dimethoate trong dung dòch nước: .............................................. 37
4.3.3. Đường chuẩn dung dòch Vitamin C trong đệm:.................................................. 38
4.3. Kết quả độ thu hồi mẫu Carbaryl, Dimthoate và Vitamin C: ................................. 39
4.3.1. Độ thu hồi mẫu Dimethoate qua cột:.................................................................. 39
4.3.2. Độ thu hồi qua cột của Carbaryl: ........................................................................ 39
4.3.3.Độ thu hồi qua cột của Vitamin C:....................................................................... 40
4.4. Kết quả khảo sát hiệu suất trích ly dòch Carbaryl và Dimethoate trong nước qua
các bậc trích ly.................................................................................................................... 41
4.5. Kết quả khảo sát độ thu hồi mẫu của quy trình trích ly Carbaryl và Dimethoate
trên mẫu cải bắp:............................................................................................................... 42
4.5.1. Kết quả độ thu hồi Carbaryl của cải bắp ........................................................... 42
4.5.2. Kết quả độ thu hồi Dimethoate của cải bắp:...................................................... 44
4.6. Kết quả khảo sát sự phân hủy Carbaryl dưới tác dụng của chiếu xạ:.................... 47
4.7. Kết quả khảo sát độ thu hồi của quy trình trích Vitamin C từ cải bắp: ................. 48
4.7.1. Độ thu hồi Vitamin C khi bổ sung thêm chuẩn vào rau: ................................... 48
4.7.2. Độ thu hồi Vitamin C khi bổ sung vào dòch rau: ................................................ 50
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 52
5.1 Kết luận: ....................................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghò:..................................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 53
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 55
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số tính chất vật lý của Carbaryl......................................................................... 6
Bảng 2.2: Độ tan của Dimethoate trong một số dung môi ở 25
0
C. ........................................... 8
Bảng 2.3: Độ tan trong nước của Dimethoate ở 20
0
C ............................................................... 9
Bảng 2.4: Thành phần các chất dinh dưỡng có trong 100 g cải bắp: [20] .............................. 10
Bảng 2.5: Giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu trong cải bắp........................................................ 11
Bảng 2.6: Thành phần Vitamin C trong một số nguyên liệu thực phẩm................................. 12
Bảng 4.1: Diện tích peak và thời gian lưu của Carbaryl ở các pha động ................................ 35
Bảng 4.2: Diện tích và thời gian lưu của Dimethoate ở các pha động .................................... 35
Bảng 4.3: Độ thu hồi qua cột của Dimethoate: ....................................................................... 39
Bảng 4.4: Độ thu hồi qua cột của Carbaryl ............................................................................. 40
Bảng 4.5: Độ thu hồi qua cột của Vitamin C........................................................................... 40
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát các bậc trích ly Dimethoate ........................................................ 41
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát các bậc trích ly Carbaryl............................................................. 41
Bảng 4.8: Kết quả đo mẫu xác đònh độ thu hồi của Carbaryl ................................................. 42
Bảng 4.9: Kết quả đo mẫu xác đònh độ thu hồi Carbaryl thêm vào dòch ................................ 44
Bảng 4.10: Kết quả đo mẫu xác đònh độ thu hồi của Dimethoate........................................... 45
Bảng 4.11: Kết quả đo mẫu Dimethoate bổ sung vào dòch sau lọc......................................... 45
Bảng 4.12: Kết quả đo mẫu bổ sung Vitamin C...................................................................... 49
Bảng 4.13: Kết quả đo mẫu bổ sung Vitamin C vào dòch ....................................................... 50
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Công thức cấu tạo của Carbaryl ................................................................................ 5
Hình 2.2: Công thức cấu tạo của Dimethoate ........................................................................... 7
Hình 2.3: Cải bắp..................................................................................................................... 10
Hình 2.4: (a)-Acid Ascorbi, (b)-Acid Dehydroascorbic………………………………………....11
Hình 2.5: Cột sắc ký................................................................................................................ 16
Hình 2.6: Hệ thống máy sắc ký lỏng cao áp ........................................................................... 17
Hình 2.7: Ống dẫn FIA sử dụng để đònh lượng acid ascorbic bằng phương pháp quang phổ. 20
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình trích ly Carbaryl và Dimethoate………………………………………………………………….26
Hình 3.2: Sơ đồ trích ly 3 bậc…………………………………………………………………………………………………………………………..28
Hình 3.3: Quy trình trích ly Vitamin C .................................................................................... 31
Hình 4.1: Phổ hấp thu UV của dung dòch Carbaryl trong nước ............................................... 33
Hình 4.2: Phổ hấp thu UV của dung dòch chuẩn Dimethoate trong Axetonitril: nước............. 33
Hình 4.3: Phổ hấp thu UV của Vitamin C trong dung dòch đệm………………………………………………………..34
Hình 4.4: Sắc ký đồ đo chuẩn Carbaryl ở nồng độ 10 ppm (a) và 5 ppm (b).......................... 36
Hình 4.5: Đường chuẩn phân tích Carbaryl trong nước ........................................................... 36
Hình 4.6: Sắc ký đồ đo chuẩn Dimethoate ở nồng độ 5 ppm (a) và 1 ppm (b) ....................... 37
Hình 4.7: Đường chuẩn phân tích Dimethoate trong dung dòch Axetonitril: nước .................. 37
Hình 4.8: Sắc ký đồ đo chuẩn Vitamin C 1ppm và 2 ppm....................................................... 38
Hình 4.9: Đường chuẩn Vitamin C trong dung dòch đệm ........................................................ 38
Hình 4.10: Quy trình trích ly cải bắp……………………………………………………………………………………………………………..43
Hình 4.11: Hiệu suất phân hủy trên cải bắp ở các liều chiếu khác nhau................................ 48
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1
Chương 1: MỞ ĐẦU
Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con
người trên khắp hành tinh. Đặc biệt khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được
đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng. Rau không chỉ
cung cấp một lượng chất xơ, các sinh tố A, B, C… mà còn cung cấp các nguyên tố vi
lượng và đa lượng rất cần thiết trong cấu tạo tế bào. Có nhiều chủng loại rau như rau
ăn lá (cải bắp, cải xanh…), rau ăn quả (dưa leo), rau ăn củ… [9].
Hiện nay, do muốn thu lợi nhuận cao nên người nông dân sử dụng rất nhiều các
loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh… gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) lên các
loại rau để tăng năng suất cây trồng. Các loại thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi
trong nông nghiệp nhằm bảo vệ mùa màng khỏi sự phá hoại của côn trùng, trò các
bệnh trên thực vật do côn trùng hoặc các vật kí sinh bên ngoài gây ra. Tuy nhiên, việc
sử dụng quá liều và phun gần ngày thu hoạch khiến cho lượng thuốc tồn dư cao trên
sản phẩm sau khi thu hoạch. Theo thống kê, hàng năm ở miền Đông – Nam nước ta,
tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng lên đến con số 1000 tấn, trong đó thuốc bảo
vệ thực vật dùng trên rau rất lớn chiếm từ 50 – 80% tổng lượng thuốc dùng cho các
loại cây trồng. Điều đó gây ra những mối nguy cho sức khỏe con người. Một số nơi
người sử dụng rau bò ngộ độc xảy ra ngày càng nhiều và phổ biến.
Vì vậy để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng rau, cần thiết phải có biện pháp
quản lý, kiểm soát các nguồn rau cung cấp. Vấn đề xác đònh dư lượng thuốc trừ sâu
còn tồn đọng trong rau quả có chính xác thì mới có thể kết luận đúng về độ an toàn
của rau đem đi kiểm tra. Như vậy phương pháp phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trong
rau cũng cần nghiên cứu để có thể phân tích được nhanh chóng và chính xác dư lượng
thuốc có trong rau. Từ đó vấn đề kiểm soát nguồn rau sạch cũng đơn giản và dễ dàng
hơn.
Mỗi phương pháp, qui trình phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trong rau đều bao gồm
2 phần chính: Tách dư lượng thuốc trừ sâu cần phân tích, và xác đònh dư lượng này với
thiết bò phân tích phù hợp. Với thiết bò sắc ký lỏng hiện có ở bộ môn Công nghệ thực
phẩm, bước đầu đã có một vài nghiên cứu khả năng ứng dụng để phân tích dư lượng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2
Carbaryl, Dimethoat [5, 6] trong rau mà không phải tốn kém nhiều về tiền thuê thiết
bò phân tích. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế do độ thu hồi mẫu của giai đoạn
trích ly từ rau và giai đoạn phân tích qua cột HPLC còn thấp. Mục tiêu của luận văn
này là khảo sát khả năng cải tiến qui trình trích ly Carbaryl, Dimethoat từ rau cải bắp
bằng cách nâng số bậc trích ly nhằm đạt độ thu hồi các hoạt chất đó từ rau cao hơn, từ
đó làm tăng độ chính xác, độ tin cậy của kết quả phân tích dư lượng hai chất này trong
rau. Bên cạnh đó cải bắp có chứa một lượng Vitamin C đáng kể nên cũng cần có
phương pháp đònh lượng chính xác hàm lượng Vitamin C trong đó.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
3
Chương 2: TỔNG QUAN
2.1. Thuốc bảo vệ thực vật: [1, 4, 7]
2.1.1. Đònh nghóa:
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) còn gọi là thuốc trừ dòch hại hoặc sản phẩm nông
dược, bao gồm những chế phẩm dùng để phòng trừ các sinh vật gây hại tài nguyên
thực vật, các chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chế phẩm có
tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các sinh vật gây hại hoặc tài nguyên thực vật đến để
tiêu diệt.
2.1.2. Phân loại:
Theo đối tượng phòng trừ, người ta phân loại thuốc BVTV vào các nhóm sau:
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ bệnh
- Thuốc trừ cỏ
- Thuốc trừ chuột
- Thuốc trừ nhện
- Thuốc trừ ốc sên
- Thuốc điều tiết sinh trưởng cây trồng
2.1.3. Cách tác động của thuốc lên dòch hại:
Cách tác động là đường xâm nhập gây hại của thuốc vào cơ thể dòch hại. Thuốc
BVTV có cách tác động chủ yếu là:
- Tiếp xúc: thuốc trừ sâu tiếp xúc xâm nhập vào cơ thể sâu qua biểu bì
- Vò độc: Là tác động của thuốc khi xâm nhập vào bộ phận tiêu hóa của động vật
(côn trùng, chuột, chim). Chất độc ăn qua đường miệng vào trong ruột, hòa tan
vào trong dòch vò ở dạ dày và ruột giữa, thấm qua thành ruột và di chuyển đến
các cơ quan trong cơ thể để gây hại.
- Xông hơi: thuốc có thể sinh ra khí, khói, mù có tác dụng diệt côn trùng, nấm, vi
khuẩn, chuột. Thuốc có tác động xông hơi có thể dùng phun lên cây, xông hơi
trong nhà ở, nhà kho, kho tàng, nhà kính, hàng hóa hoặc trong đất để tiêu diệt
các vi sinh vật gây hại. Hơi thuốc độc xâm nhập qua lỗ thở hoặc trực tiếp tiêu
diệt dòch hại.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
4
- Nội hấp (lưu dẫn): là khả năng của thuốc có thể xâm nhập và di chuyển trong
cây để để diệt dòch hại bằng cách tiếp xúc hay vò độc.
- Thấm sâu: thuốc có khả năng thấm qua các lớp tế bào biểu bì cây để giết dòch
hại nằm dưới lớp biểu bì, mà không có khả năng di chuyển trong cây.
2.1.5. Dư lượng thuốc trên cây trồng và nông sản: [7]
Thuốc bảo vệ thực vật tồn tại trên cây trồng và nông sản trên một thời gian là điều
cần thiết để bảo vệ cây trồng và nông sản chống lại sự gây hại của dòch hại ở trên
ruộng, trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Nhưng dư lượng thuốc có trên nông
sản sẽ là nguồn gây hại cho người tiêu dùng.
Dư lượng thuốc có thể gồm những chất tan được trong lipit, nhưng không tan được
trong nước, thường tồn tại ở lớp biểu bì nên có tên là dư lượng biểu bì. Dư lượng gồm
những chất tan trong nước nhưng không tan trong lipit, tồn tại dưới lớp biểu bì gọi là
dư lượng nội bì. Còn dư lượng là những chất không tan cả trong lipit và nước, nằm ở
phần ngoài biểu bì mang tên dư lượng ngoại bì. Dư lượng thuốc thường có trong tực
phẩm và chúng chỉ gây hại khi vượt ngưỡng cho phép.
Dư lượng thuốc BVTV được tính bằng mg thuốc có trong 1 kg nông sản.
Dư lượng tối đa cho phép (Maximum Residue Limit, viết tắt MRL): là dư lượng
thuốc BVTV tối đa được phép tồn tại trong nông sản mà không gây độc cho người và
vật nuôi khi sử dụng nông sản đó làm thức ăn.
2.1.6. Tình hình sử dụng thuốc BVTV: [9, 20]
Vì mục đích bảo vệ cây trồng, thuốc BVTV được sử dụng ngày càng rộng rãi và
nhiều. Theo một số điều tra gần đây, ở nước ta nông dân sử dụng khoảng 28 loại thuốc
trừ sâu, 19 loại thuốc trừ bệnh khác nhau. Hầu hết nông dân xem biện pháp hoá học là
cách chủ yếu để phòng trừ sâu bệnh trên rau. Có tới 43,8% nông dân sử dụng thuốc có
độc tính cao đã cấm sử dụng trên rau, 48,42% lại không đảm bảo thời gian cách li an
toàn, có khi chỉ sau một hoặc hai ngày phun đã mang ra chợ bán.
Kết quả nghiên cứu khảo sát về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất bảo quản
trong rau quả năm 2002 – 2003 của TS Hà Thò Anh Đào (Viện Dinh dưỡng quốc gia)
và cộng sự [18] cho thấy: Với 240 mẫu rau thu thập tại các khu vực buôn bán rau quả
lớn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tỉ lệ rau quả có dư lượng hoá chất là 30,4%, với các
chất Dimethoat, Diazinon, Cypermethin… Trong đó dư lượng Dimethoat, Carbendazin,
Cypermethin vït quá giới hạn cho phép.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
5
2.1.7. Tình hình ngộ độc thuốc BVTV: [20]
Trên thế giới, hàng năm có trên 40000 người chết vì ngộ độc rau tên tổng số 2
triệu người bò ngộ độc (dựa theo thống kê của tổ chứa Lao động Quốc tế ILO). Tuy
chưa có thống kê chính thức về số người ngộ độc do thuốc trừ sâu ở nước ta, nhưng
theo những thông báo từ những năm qua về các trường hợp ngộ độc lẻ tẻ hay hàng
loạt ở từng bệnh viện, từng đòa phương cho thấy số người ngộ độc là con số đáng kể.
Từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2003, có nhiều thông báo về người bò nhiễm độc do
ăn phải rau quả còn dư lượng thuốc trừ sâu, nặng nhất vẫn là các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long. Năm 2005, có 13000 người nhiễm độc và trong đó có đến 354 người chết.
Nguyên nhân ngộ độc chủ yếu là ăn phải thực phẩm có lượng thuốc trừ sâu chưa phân
hủy hết hoặc thực phẩm có sử dụng chất độc để bào quản, làm hấp dẫn về hình thức
và mùi vò …
2.2. Thuốc trừ sâu Carbaryl:
2.2.1. Đặc tính sinh học. Ứng dụng. [1]
Carbaryl là thuốc trừ sâu tiếp xúc, vò độc và nội hấp nhẹ, với phổ tác động diệt trừ
sâu bệnh khá rộng. Nó là một trong những thuốc trừ sâu họ Carbamat lâu đời nhất (bắt
đầu sử dụng từ năm 1956) nhưng được sử dụng nhiều nhất và thay thế thuốc trừ sâu
clo hữu cơ (Hiện nay thuốc trừ sâu nhóm bông cúc sử dụng thay thế dần nhóm
Carbamate). Thường dùng để trừ các loài sâu, rầy hại lúa, cây công nghiệp, cây ăn
quả ..Nó được đánh giá có độ độc trung bình, LD
50
(cấp tính đối với chuột đực) 850
mg/kg, LD
50
(mãn tính) > 2000 mg/kg. Tuy nhiên, sản phẩm gia công có thể độc hơn
nhiều, ví dụ Tecyl 85 WP có độ độc loại I. Độc với ong. Không tích lũy trong mỡ.
2.2.2. Tính chất lý hóa: [4]
Công thức phân tử: C
12
H
11
NO
2
.
Công thức cấu tạo:
Hình 2.1: Công thức cấu tạo của Carbaryl
Khối lượng phân tử: 201,22.
Tên hoá học: 1-naphtol-N-metyl carbamate hoặc 1-naphtyl-N-metyl carbamine.
Tên thương mại và các tên khác: Sevin, Atoxan, Caprotin, Gamonil, Panam, Sevidol.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
6
Carbaryl 99% là tinh thể màu trắng có điểm nóng chảy 142
o
C, áp lực hơi 0,002
mmHg (40
o
C). Không tan trong nước, tan trong phần lớn các dung môi phân cực như
Axeton, Cyclohexanon. Bản thân bền với ánh sáng và độ ẩm, nhưng bò thủy phân
trong môi trường kiềm mạnh thành α - naphtol và metylamin.
Trong cơ thể côn trùng, Carbaryl bò oxy hóa thành 4-hydroxyCarbaryl, sau đó bò
thải ra ngoài dưới dạng liên kết với axít glucuronic. [4]
Bảng 2.1: Một số tính chất vật lý của Carbaryl
Phân tử lượng 201.2 đvC
Nhiệt độ nóng chảy 138
0
C (độ tinh khiết 99.1%)
Nhiệt độ hoá hơi 193
0
C
Tỉ trọng ở 20
0
C 1.232
Độ hòa tan trong nước 40 mg/l ở 30
0
C
Hòa tan trong các dung
môi hữu cơ
Acetone (200 - 300 g/kg), Methanol (79.6 g/kg),
Dicloromethan (242.6 g/kg), Hexan (0.214g/kg).
Độ ổn đònh - Ổn đònh trong môi trường trung tính và acid yếu
nhưng dễ dàng bò thủy phân trong môi trường kiềm
tạo thành 1-naphthol
- Ổn đònh với nhiệt độ lên đến 70
0
C và ánh sáng.
Khi bò gia nhiệt để phân hủy nó tạo ra khói độc
NO
x
.
2.2.3. Độc tính: [4]
Thuộc nhóm độc loại II, liều lượng Carbaryl tiêu diệt 50% số sinh vật tiếp xúc
(LD
50
): LD
50
qua miệng 246-283 mg/kg, LD
50
qua da > 2000 mg/kg; nồng độ Carbaryl
tiêu diệt 50% số sinh vật tiếp xúc (LC
50
): LC
50
xông hơi > 6,08 mg/l.
Carbaryl dễ dàng được hấp thụ qua đường hô hấp và đường miệng, nhưng ít bò hấp
thụ hơn qua tiếp xúc với da. Khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng da hoặc mắt. Hít
vào hay nuốt phải Carbaryl với lượng nhất đònh có thể gây ngộ độc cho hệ thần kinh,
hệ hô hấp, gây ra các triệu chứng nôn mửa, co thắt dạ dày, đau đầu, hôn mê, rối loạn
thần kinh, suy hô hấp, … Dấu hiệu nhiễm độc tăng nhanh sau khi hấp thụ và cũng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
7
nhanh chóng kết thúc sau khi không còn tiếp xúc nữa. Khi bò hấp thụ vào cơ thể người,
nó sẽ nhanh chóng được bài tiết ra theo nước tiểu (bài tiết khoảng 91,5% trong vòng
24h). Carbaryl rất có hại cho con người nếu vào miệng (LD
50
= 614 mg/kg thể trọng)
và hít vào (LC
50
= 2,43 mg/l). Carbaryl có độ độc qua da thấp (LD
50
> 5000 mg/kg thể
trọng).
2.3. Thuốc trừ sâu Dimethoate:
2.3.1. Đặc tính sinh học. Ứng dụng. [1]
Dimethoate là thuốc trừ sâu có tác dụng tiếp xúc và lưu dẫn với phổ tác động rộng.
Nó còn có tác dụng trừ nhện. Độ độc thấp đối với động vật máu nóng, LD
50
185- 245
mg/kg, không gây cháy lá. Do vậy có thể dùng Dimethoate trong nhiều lónh vực: rau
quả, ngũ cốc, chăn nuôi….
Tại Việt Nam, Dimethoate vẫn được sử dụng nhiều. Thường ở dạng hỗn hợp các
thuốc BVTV khác. Tuy nhiên, thuốc có mùi hôi nên ảnh hưởng đến môi trường.
2.3.2. Tính chất lý hóa:
Dimethoat là thuốc BVTV thuộc nhóm lân hữu cơ, có tên gọi theo danh pháp quốc
tế là O,O-dimethyl S–methylcarbamoylmethyl – phosphorodithioate, số CAS: 60-51-5.
Công thức hoá học: C
5
H
12
NO
3
PS
2
,
Khối lượng phân tử: 229,2
Công thức cấu tạo:
Hình 2.2: Công thức cấu tạo của Dimethoate
Dimethoate ở dạng rắn, điểm nóng chảy 51-52
o
C; áp lực hơi 1,1 mPa (25
o
C). Tan
trong nước và các dung môi hữu cơ chủ yếu, khó tan trong hydrocacbon. Bò thủy phân
trong môi trường kiềm, nhưng tương đối bền trong môi trường trung tính (2< pH < 7).
Bò phân hủy khi đun nóng, đầu tiên tạo dẫn xuất của O,S-dimetyl. [4]
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
8
Bảng 2.2. Độ tan của Dimethoate trong một số dung môi ở 25
0
C.
Dung môi Độ hoà tan (g/100mL)
Aceton 140
Acetonitril 140
Cyclohexane 120
Dodecane 0.043
Etanol 150
Ethyl acetate 120
Hexane 0.03
2-propanol 120
Methanol 160
Dicloromethane 150
1-octanol 52
Toluene 100
Xylene 31
1,2-dicloroethane 120
n-heptane 0.024
Dimethoate phân huỷ nhanh khi gia nhiệt đến nhiệt độ >80
0
C. Sự phân huỷ này
tạo ra các khí độc hại dimethyl sulfic, carbon monoxide, methyl mercaptane,
pentoxide phospho.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
9
Bảng 2.3. Độ tan trong nước của Dimethoate ở 20
0
C
pH Độ tan (g/L)
5 23,3
7 23,8
9 25,0
Dimethoate phân huỷ trong thời gian ngắn trong đất, nước và cây trồng. Thời gian
tồn tại trong đất của Dimethoate là 4 – 16 ngày, ngắn hơn trong đất ẩm. Trong nước
sông, sau 18h – 8 tuần thì bò giảm một nửa. Trong động vật cũng như trong thực vật, cơ
chế biến đổi của Dimethoate là giống nhau. Nó bò oxi hoá thành O,O-dimethyl-
phosphorothioate và hydro hóa thành O,O-dimethyl-phosphorodithioate, -
phosphorothioate, -phosphat. Sự oxi hoá Dimethoate tạo nên hợp chất omethoate, một
chất độc và là chất ức chế enzyme cholinesterase mạnh, nó cũng phân huỷ trong môi
trường nhanh như Dimethoate. [4]
2.3.3. Độc tính: [4]
Dimethoate thuộc nhóm độc II. Đối với ngøi, LD
50
qua miệng là 235mg/kg, qua da
>400mg/kg. ADI: 0.02mg/kg thể trọng / ngày. Nồng độ cao nhất được chấp nhận của
Dimethoate trong nước uống là 0,02mg/L.
Các nghiên cứu mới đây tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã phát hiện bằng
chứng biến loạn nhiễm sắc thể trên tế bào limpho người ở một nhóm dân cư sản xuất
nông nghiệp ở Lâm Đồng gây ra bởi thuốc trừ sâu BAI 58. Thành phần chính của BAI
58 là Dimethoate 40EC và 60% chất tạo nhũ.
Dimethoate là đối tượng nghiên cứu độc chất môi trường của thế giới từ những
năm 60. Mặc dù, BAI 58 là loại thuốc trừ sâu lân hữu cơ đang được xem xét lại ở
nhiều nước trên thế giới, song ở Việt Nam vẫn đang được cấp phép sử dụng và đang
được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp Việt Nam, nhất là những vùng cây công
nhiệp như cà phê, dâu tằm…
2.4. Cải bắp:
Tên khoa học: Brassica oleracea
var. capitata.
Họ: Cruciferae.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
10
Hình 2.3: Cải bắp
Đặc điểm bắp cải trắng
Lá ngoài có nhiệm vụ quang hợp nên có màu xanh. Lá trong không tiếp xúc trực
tiếp với ánh sáng, có màu trắng ngà. Chúng có nhiệm vụ dự trữ chất dinh dưỡng và là
bộ phận dùng làm thực phẩm. Hàm lượng Vitamin ở lá già cao hơn.
Thu hoạch và bảo quản:
Cải bắp được trồng từ tháng 9 đến tháng 10, vụ muộn từ tháng 11 đến tháng 12.
Thời gian sinh trưởng từ 80 – 90 ngày. Khi bắp cải cuộn chặt thì có thể thu hoạch. Ta
dùng dao cắt và để lại vài lá già bên ngoài. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản cải bắp là
0 – 1
0
C.
Sử dụng cải bắp
Cải bắp là loại rau nhiều chất dinh dưỡng, có thể chế biến được nhiều món ăn như:
ăn sống, luộc, xào với thòt, muốichua…
Theo Đông y, cải bắp vò ngọt, tính bình, có công dụng bổ cốt tuỷ, khoẻ gân cốt. Nó
có tác dụng cắt cơn đau và thúc cho mau lành đối với chứng loét dạ dày.
Bảng 2.4: Thành phần các chất dinh dưỡng có trong 100 g cải bắp: [20]
Nước ép từ cải bắp là loại "máy lọc" tuyệt vời và giúp giảm cân vì chứa ít calo.
Chất sulfur và chlorine trong cải bắp giúp tẩy sạch màng nhầy bám ở bao tử và ruột.
Ngoài ra, nước cải bắp cũng chứa đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể người, đồng thời rất
tốt cho việc chữa viêm dạ dày, ung loét dạ dày, viêm miệng và viêm lợi. Một số
nghiên cứu cho thấy chất isothiocyanates chứa nhiều trong các loại rau nhà họ cải có
tác dụng tiêu diệt các khối u gây ung thư phổi.
Protein Lipit Carbs Ca Fe Caroten Vit B1 Vit B2 Vit B3 Vit C
1.1 g 0.2 g 3.4 g 32mg 0.3mg 0.02mg 0.04mg 0.04mg 0.3mg 30mg
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
11
Bảng 2.5: Giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu trong cải bắp
Thuốc trừ sâu Giới hạn dư lượng
MRL(ppm)
Carbaryl 5
Dimethoate 2
2.5. Vitamin C: [15, 18, 17, 19]
2.5.1. Giới thiệu chung về Vitamin C: [15]
Vitamin C là tên gọi thông dụng của acid ascorbic. Các tên gọi hoá học là L-
Ascorbic acid, L-xyloascorbic acid, 3-oxo-L-gulofuranolactone (dạng enol), L-3-
ketothreohexuronic acid lactone. Với công thức phân tử C
6
H
8
O
6
. Vitamin C có khối
lượng phân tử 176,1. Hình 2.4 cho thấy công thức cấu tạo và mô hình cấu trúc phân tử
Vitamin C.
2.5.2. Tính chất vật lý: [18]
Acid ascorbic tinh khiết tồn tại ở dạng tinh thể, không màu hoặc có màu trắng.
Acid ascorbic thường không có mùi, có vò chua acid, tan vô hạn trong nước, ít tan trong
ethanol, không tan trong ether và chloroform. Nhiệt độ nóng chảy 190
o
C.
Acid ascorbic bò hoá đen khi để trực tiếp ngoài ánh sáng mặt trời, tuy nhiên sự
biến màu nhẹ có thể không làm mất hoạt tính chữa bệnh của acid ascorbic. Thậm chí
khi không có mặt ánh sáng thì acid ascorbic vẫn dễ dàng bò biến tính khi tiếp xúc với
độ ẩm trong không khí và sự phân huỷ này càng nhanh khi nhiệt độ môi trường càng
cao.
(a) (b)
Hình 2.4: (a)-Acid Ascorbic; (b)-Acid Dehydroascorbic
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
12
2.5.3. Tính chất hoá học: [18]
Acid ascorbic có các giá trò pK
a
là 4,2 và 11,6. Trong dung môi nước, dung dòch
acid ascorbic 5% có pH = 2,2 – 2,5.
Trong dung dòch, acid ascorbic nhanh chóng bò oxi hoá khi có mặt không khí và
pH vùng kiềm. Acid ascorbic bền trong môi trường trung tính, acid, không bền trong
môi trường có các ion kim loại như Cu
2+
, Fe
2+
, Enzym ascorbatoxydase…
2.5.4. Nguồn gốc: [15]
Acid ascorbic có cả nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo. Trong tự nhiên, acid
ascorbic được tìm thấy trong các loại rau quả tươi. Nguồn thức ăn chứa Vitamin C rất
tốt là những trái cây thuộc họ citrus hay nước ép từ trái họ citrus, quả mọng, hồ tiêu
xanh hay đỏ, cà chua, bông cải, rau cải bó xôi.
Bảng 2.6: Thành phần Vitamin C trong một số nguyên liệu thực phẩm
STT Nguyên liệu Vitamin C (mg/100g)
1 Dứa 17
2 Cải bắp 30
3 Me 75
4 Vải 167
5 Hạt điều 1
6
Dưa leo 12
7 Nhãn 8
8 Chanh 46
9
Cải xanh 70
10 t 250
2.5.4. Vai trò của Vitamin C : [17]
Vitamin C được Albert Szent-Gyorgyi phân lập năm 1928. Gần 70 năm sau, các
nhà nghiên cứu đã khám phá ra nhiều lợi ích của Vitamin C trên sức khoẻ. Đây là loại
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
13
Vitamin mà cơ thể cần nhiều nhất. Đối với người bình thường cần khoảng 80 ÷100mg
Vitamin C trong 24 giờ. Tuỳ thuộc vào hệ di truyền và các yếu tố trong lối sống, một
số người đòi hỏi lượng Vitamin C nhiều hơn lượng trung bình của một người bình
thường nhằm ngăn chặn sự gián đoạn của các phản ứng sinh hoá quan trọng. Chẳng
hạn như người lớn tuổi, uống rượu, người bò bệnh tiểu đường, người hút thuốc lá
thường bò thiếu Vitamin C.
Không như hầu hết các loại động vật khác, cơ thể người không thể tự sản xuất
Vitamin C. Một bệnh do thiếu hụt Vitamin C phổ biến nhất là bệnh scorbus (scurvy).
2.6. Phương pháp phân tích HPLC: [8]
2.6.1. Phương pháp sắc ký lỏng cao áp:
Sắc ký lỏng cao áp (High pressure liquid chromatography_HPLC) hay sắc ký lỏng
hiệu năng cao là một phương pháp phân tích sắc ký lỏng hiện đại, được sử dụng rộng
rãi trong kỹ thuật phân tích để phân tích các chất có hàm lượng nhỏ như: Vitamin, acid
amin, độc tố của vi sinh vật, dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm...
Nguyên tắc:
Sắc kí lỏng là kỹ thuật phân tích sắc ký dùng để tách các ion hoặc các phân tử hòa
tan trong dung dòch. Khi dung dòch mẫu tiếp xúc với một pha rắn hay một pha lỏng thứ
hai, các chất hòa tan khác nhau trong dung dòch mẫu sẽ tương tác với các pha đó với
một mức độ khác nhau dựa trên sự khác nhau về khả năng hấp phụ, khả năng trao đổi
ion, khả năng phân bố hay dựa trên sự khác nhau về cấu trúc phân tử của các chất
(sắc kí lọc gel). Sự khác nhau này sẽ tách các cấu tử ra khỏi hỗn hợp. Cấu tử nào có ái
lực với pha động mạnh sẽ đi ra trước, cấu tử nào có ái lực với pha động yếu hơn sẽ đi
ra sau. Các cấu tử được xác đònh thông qua thời gian lưu của cấu tử trong cột sắc kí.
Để đònh danh các cấu tử đóù, chúng ta phải được hỗ trợ bởi một phương pháp khác, ví
dụ như sử dụng đầu dò hồng ngoại IR, đầu dò tử ngoại UV…
Đặc điểm:
- Sử dụng cột sắc ký: kích thước của cột sắc ký nhằm mục đích phân tích thường bé
(Chiều dài: 10-25cm, đường kính: 2-4mm).
- Pha động là chất lỏng.
- Pha tónh đa dạng tùy vào kiểu cột sắc ký như sắc ký hấp phụ, phân bố, lọc gel, trao
đổi ion. Do đó khả năng ứng dụng của phương pháp này rất lớn và đa dạng.
- Hạt vật liệu nhồi có kích thước rất bé, khoảng 1 – 4 µm. Do đó, tốc độ chảy của pha
động sẽ rất chậm. Vì vậy phải sử dụng áp suất cao (100 – 400 bar), tốc độ dòng khi đó
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
14
đạt khoảng 0,1 đến 10 ml/phút. Thời gian phân tích mẫu thường dao động trong
khoảng tới 30 phút.
Phân loại: Có thể chia phương pháp HPLC ra làm 2 loại:
Sắc ký pha thuận (Normal-phase HPLC): là phương pháp sắc ký có pha
động là dung môi không phân cực như hexane, còn pha tónh là các hạt chất mang bằng
silicagel trên đó có gắn các gốc phân cực như _CN hoặc _NH2.
Sắc ký pha đảo (Reversed-phase HPLC): là phương pháp sắc ký có pha
động là dung môi phân cực như nước hoặc nước cùng với các dung môi phân cực khác
như methanol hay Axetonitril, còn pha tónh là các hạt chất mang bằng silicagel trên đó
có gắn các gốc không phân cực như octadecyl- hay octylsilane.
Thường sử dụng sắc ký pha đảo cho sắc ký lỏng cao áp:
pha động phân cực
pha tónh kém phân cực
Nguyên nhân là do pha động phân cực cho phép sử dụng nhiều loại pha động đa
dạng, ngoài ra có thể bổ sung thêm các thành phần khác nhau vào pha động để tạo ra
các độ phân cực khác nhau. Thành phần chính của pha động là nước, là một dung môi
rẻ, ít gây ô nhiễm môi trường và không độc hại.
Phạm vi ứng dụng của phương pháp:
Phân tích các thành phần hoá học trong thực phẩm như các thành phần dinh
dưỡng, phụ gia, độc tố, theo dõi sự biến đổi của thực phẩm trong quá trình bảo quản
và chế biến.
Cụ thể:
Vitamin
Acid amin
Thuốc, kháng sinh, dược liệu.
Độc tố (aflatoxin).
Thuốc trừ sâu.
Thuốc trừ cỏ.
Phụ gia công nghiệp và thực phẩm.
Acid hữu cơ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
15
Các loại đường
Chất kích thích.
2.6.2. Hệ thống thiết bò sắc ký lỏng cao áp:
Nguyên tắc hoạt động:
Pha động sau khi được bài khí được bơm đưa vào hệ thống sắc ký. Hệ thống tự
động bơm mẫu vào cột (hoặc chúng ta tự bơm mẫu vào). Pha động khi đi ngang qua sẽ
cuốn mẫu cần phân tích đi theo. Khi vào trong cột sắc ký, chất nào có ái lực mạnh với
pha động sẽ theo pha động đi ra trước, chất nào có ái lực yếu hơn sẽ đi ra sau. Đầu dò
phát hiện các cấu tử đi ra khỏi cột, chuyển tín hiệu cho máy ghi kết quả.
Cấu tạo:
Bơm :
Là bộ phận có tính quan trọng hàng đầu trong hệ thống HPLC. Bơm áp lực cao
được sử dụng để đẩy dung môi đi xuyên qua pha tónh. Kích thước vật liệu chất nhồi
cột càng nhỏ thì áp suất phải càng cao.
Yêu cầu: tạo được dòng pha liên tục, ổn đònh và không có xung.
Bơm thường sử dụng là bơm pittong.
Các loại bơm hiện đại co những thông số sau:
Vận tốc dòng: 0,1 – 10 ml/phút.
Độ ổn đònh của dòng lưu lượng: Dao động không lớn hơn 1%.
p lực lớn nhất: lên đến 5000psi.
(Hệ thống HPLC trong phòng thí nghiệm Hóa sinh của khoa sử dụng bơm LC-
10AS).
Bộ phận nhập mẫu:
Cho phép lấy chính xác lượng mẫu đưa vào cột sắc ký một một cách tự động và
được chương trình hóa:
Thể tích mẫu bơm vào.
Thời gian thay đổi mẫu.
Thời gian rửa bộ phận nhập mẫu.
Nhiệt độ bơm mẫu.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
16
p suất bơm mẫu (Chú ý áp suất bơm mẫu phải nhỏ hơn 70bar thì mẫu
mới tập trung được vào cột, khả năng phân tích mẫu mới tốt).
Ngoài ra, ta có thể bơm mẫu thủ công bằng cách dùng xilanh bơm mẫu vào cột.
Cột sắc ký :
Hình 2.5: Cột sắc ký
Là bộ phận chính của hệ thống thiết bò HPLC, đó chính là nơi diễn ra sự phân
tách các cấu tử trong hỗn hợp nhờ khả năng hấp phụï hay phân bố của các cấu tử giữa
pha động và pha tónh. Phổ biến nhất là cột ODS (Octadodecyl siloxane).
Rất ngắn, khoảng 10 – 25 cm, đường kính trong 2 – 4 mm.
Vật liệu nhồi cột:
Đối với sắc ký hấp phụ: chất mang rắn thường là silicagel hay oxyt
nhôm.
Đối với sắc ký phân bố: chất mang rắn là dẫn xuất của silicagel (các hạt
silicagel được gắn với các nhóm chức khác nhau tạo ra các hạt có chức năng
phù hợp với mẫu cần phân tích). Ví dụ như: Siloxanes (C
18
, C
8
…).
Yêu cầu đối với chất mang:
Có tính chọn lọc cần thiết đối với thành phần mẫu nghiên cứu.
Bền nhiệt.
Bền cơ học.
Bền và trơ về mặt hóa học với các cấu tử khác trong mẫu phân tích.
Đầu dò:
Ngày nay các đầu dò quang học được sử dụng phổ biến trong các hệ thống sắc ký
lỏng. Những đầu dò này đưa một tia sáng xuyên qua dòng chảy ra khỏi cột. Sự thay
đổi về cường độ ánh sáng do sự hấp thu tia UV, sự phát xạ huỳnh quang từ các thành
phần… sẽ được ghi nhận lại ở dạng thay đổi của điện thế đầu ra. Những điện thế này
được biểu diễn trên một đồ thò và đưa vào máy tính để hiển thò thời gian lưu và peak.
Đầu dò trong HPLC rất đa dạng:
Đầu dò UV.
Đầu dò UV – VIS.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
17
Đầu dò huỳnh quang.
Đầu dò dẫn nhiệt.
Đầu dò khúc xạ kế vi sai (RI).
Hệ thống HPLC trong phòng thí nghiệm Hoá sinh của khoa sử dụng đầu dò
quang phổ UV-VIS loại SPD - 6VA.
Các đặc trưng quan trọng của một đầu dò là:
Độ nhạy.
Giới hạn dò tìm.
Quán tính và phạm vi phụ thuộc tuyến tính giữa cường độ tín hiệu với
nồng độ.
Máy ghi :
Có thể vẽ sắc ký đồ, ghi lại thời gian lưu, tính diện tích peak, ghi lại phương pháp
xác đònh, đồng thời có thể sử dụng máy ghi để điều khiển, chương trình hóa quá trình
chạy sắc ký.
Hệ thống HPLC trong phòng thí nghiệm Hóa sinh của khoa sử dụng máy ghi
Chromatopac CR 6A.
Sơ đồ hệ thống:
Hình 2.6: Hệ thống máy sắc ký lỏng cao áp
Cột sắc ký Đầu dò
Máy ghi
Bơm
Pha động
Valve phun
Máy trộn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
18
2.7. Các phương pháp phân tích Vitamin C: [10, 11, 12]
Vitamin C có thể được phân tích bằng nhiều phương pháp, tùy thuộc vào đặc điểm
của mẫu cần phân tích, thời gian phân tích và thiết bò có thể tiếp cận được. Các
phương pháp thường được sử dụng để phân tích Vitamin C là:
- Phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
- Phương pháp chuẩn độ.
- Phương pháp so màu.
- Phương pháp sử dụng enzim
2.7.1. Phân tích Vitamin C bằng phương pháp HPLC
Phương pháp này được giới thiệu trong nhiều tài liệu tham khảo và đã trở thành
một bài thí nghiệm trong PTN Hóa sinh, B/m CN thực phẩm. Cột sắc ký sử dụng là cột
pha đảo ODS C18. Pha động sử dụng là dung dòch đệm phosphate pH = 2,8 trộn với
methanol theo tỷ lệ thể tích 90/10, lưu lượng pha động qua cột 1 mL/phút. Sử dụng đầu
dò UV đo độ hấp thụ ở bước sóng 245 nm. Pha động được đánh siêu âm để đuổi khí
hòa tan trước khi sử dụng, và được lọc liên tục trong quá trình chạy sắc ký bằng màng
lọc 450 nm. Xây dựng đường chuẩn với các mẫu acid ascorbic tinh khiết với năm nồng
độ khác nhau. Mẫu rau quả được nghiền trong dung dòch đệm phosphate pH = 2,8 để
trích Vit.C ra, pha loãng theo tỷ lệ thích hợp rồi phân tích như với các mẫu chuẩn.
Hàm lượng Vitamin C trong mẫu được xác đònh bằng cách nội / ngoại suy tín hiệu của
mẫu từ đường chuẩn. [10]
2.7.2. Phân tích Vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ:
Chuẩn độ với 2,6- dichloroindophenol (DCP)
Đây là một phương pháp hữu dụng để đònh lượng Vitamin C trong rau quả. Cơ sở
của phương pháp này là phản ứng oxi hóa acid ascorbic trong dung dòch bởi DCP
thành dạng dehydroascorbic acid. Sản phẩm của phản ứng oxy hóa khử này đều không
màu.
Phương trình phản ứng:
(pH=3)
C
6
H
8
O
6 (không màu)
+ C
12
H
7
O
2
NCl
2(đỏ)
C
6
H
6
O
6 (không màu)
+ C
12
H
9
O
2
NCl
2 (không màu)
Sự chuẩn độ này đặc biệt thuận lợi bởi vì DCP cũng đóng vai trò như chất chỉ thò
màu. Khi nhỏ dung dòch DCP vào một dung dòch có chứa Vitamin C, thì hỗn hợp phản
ứng không màu cho đến khi tất cả lượng Vitamin C có trong hỗn hợp chuyển hết thành