Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại HTX tiền lệ, xã tiền yên, huyện hoài đức, hà nộip

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 146 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------   ------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP
tại HTX Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội

Tên sinh viên

: Phạm Thị Thu Giang

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp

: KT 51A

Niên khoá

: 2006 - 2010

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Lê Bá Chức

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu trong khóa luận với đề tài: “Đánh giá


hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP tại HTX Tiền
Lệ, xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội” là quá trình khảo sát thực tế tại điểm
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng
để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam đoan mọi tài liệu, số liệu trích dẫn trong khóa luận được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Phạm Thị Thu Giang


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo đang giảng dạy tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc
biệt là Khoa Kinh tế và Phát Triển nông thôn – đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Lê
Bá Chức - Bộ môn Kinh Tế, T.S Đào Thế Anh - Giám đốc Trung Tâm và anh
Nguyễn Quý Bình - Cán bộ Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Hệ Thống
Nông Nghiệp – những người đã trực tiếp hướng dẫn, tư vấn và có những góp
ý quý báu giúp tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn các anh chị cán bộ Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát
Triển Hệ Thống Nông Nghiệp, các anh chị cán bộ UBND xã Tiền Yên, các cô
chú và các bác tại HTX Tiền Lệ đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu thập số
liệu, điều tra hộ nông dân.
Như một người con trong gia đình, tôi xin chân thành cảm ơn cô Mai Thị
Hanh, khu tập thể Viện Khoa học Nông Nghiệp, xã An Khánh, huyện Hoài
Đức, Hà Nội, gia đình cô đã coi tôi như con cháu trong nhà, giúp đỡ tôi chỗ
ăn, chỗ ở, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số
liệu tại địa bàn nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè –
những người đã luôn sát cánh, động viên, cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Phạm Thị Thu Giang
TÓM TẮT KẾT QUẢ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

3


Tên đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình
VietGAP tại HTX Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà
Nội”
Họ tên: PHẠM THỊ THU GIANG
Lớp: KT51A
Giáo viên hướng dẫn: TH.S LÊ BÁ CHỨC
Thời gian thực hiện: Tính từ 12/1/2010 đến ngày 26/5/2010
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá hiệu quả kinh tế sản
xuất rau theo quy trình VietGAP của 18 hộ nông dân tại HTX Tiền Lệ dựa
trên cơ sở so sánh với hiệu quả kinh tế các hộ sản xuất rau thường, đồng thời
phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị trong kênh hàng rau an toàn
VietGAP nhằm xác định sự phân phối lợi ích giữa những người tham gia
chuỗi, đặc biệt là tác nhân sản xuất. Phân tích những thuận lợi, khó khăn
trong quá trình sản xuất và tiêu thụ RAT VietGAP nhằm đề xuất những giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và nhân rộng mô hình sản xuất rau theo quy
trình VietGAP tại nhiều địa phương, tiến tới mục tiêu sản xuất nông nghiệp
ổn định và bền vững.
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: (1) Phương pháp thu thập thông tin sơ

cấp và thứ cấp; (2) Phương pháp phỏng vấn hộ nông dân dựa trên câu hỏi cấu
trúc và bán cấu trúc; (3) Phương pháp phân tích chuỗi giá trị; (4) Phương
pháp phân tích kinh tế hộ và (5) Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
tế. Ngoài ra, chúng tôi tiến hành phối hợp giữa các phương pháp với nhau để
phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy
trình VietGAP, làm cơ sở đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế sản xuất rau VietGAP.

4


Những nội dung và kết quả nghiên cứu chính bao gồm:
1. Quy trình VietGAP được xây dựng trên cơ sở thừa kế các tiêu chuẩn GAP
đã ra đời trước đó trên các nước ở các nước trên thế giới. Đây là một quy trình
áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng cao chất
lượng đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu đến
mức tối đa những mối nguy tiềm ẩn về hoá học, sinh học và vật lý có thế xảy
ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, chế biến và vận
chuyển rau quả.
Cùng với nhiều kinh nghiệm sản xuất lâu đời, lại năng động, nhạy bén
với thị trường nên HTX NN Tiền Lệ, xã Tiền Yên đã nhận được sự hỗ trợ từ
nhiều tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện dự án sản xuất RAT theo quy
trình VietGAP năm 2008 và 2009 trên quy mô diện tích 2,5ha với tổng số 18
hộ, đây cũng là đơn vị đầu tiên của Hà Nội được cấp giấy chứng nhận
VietGAP. Do chưa có thói quen với quy trình kỹ thuật mới nên bà con nông
dân Tiền Lệ không tránh khỏi bỡ ngỡ trong quá trình áp dụng tạo năng suất
chưa triệt để, mặt khác, sản phẩm rau an toàn chưa có chỗ đứng ổn định trong
lòng người tiêu dùng gây khó khăn lớn trong khâu tiêu thụ. Điều này ảnh
hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân HTX Tiền Lệ.
2. Tiền Yên là một xã thuần nông có dân số 6.140 người với 80% làm nghề

trồng rau trong tổng số 90% làm nghề nông nghiệp. Với diện tích 284,42ha
thì cây rau màu chiếm 70%, điều đó cho thấy việc khai thác, phát triển và mở
rộng sản xuất rau an toàn tại xã là một hướng đi đúng đắn đảm bảo sự lâu dài
và ổn định. Thôn Tiền Lệ thuộc xã Tiền Yên (Hoài Đức), có tổng diện tích
đất tự nhiên 123ha, trong đó đất canh tác là 102,6ha. Phần lớn diện tích đất
canh tác thuộc vùng đất bãi sông Đáy, rất thuận lợi cho sản xuất rau màu theo
hướng hàng hóa. HTX Tiền Lệ là đơn vị tiên phong cho mô hình áp dụng sản
xuất rau theo quy trình VietGAP.

5


3. Khi so sánh hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất RAT VietGAP với các hộ
sản xuất rau thường chúng tôi có một số kết luận như sau:
- Về chi phí: Sự phát sinh chi phí rõ rệt nhất giữa rau an toàn VietGAP so với
rau thường đó là: chi phí cấp giấy chứng nhận VietGAP (46 triệu/1 năm), chi
phí sổ sách nhật ký ghi chép, chi phí bảng mã vạch, giấy khám sức khỏe, chi
phí thuê công giám sát (10 triệu/2 người/năm),…Ngoài ra, những chi phí còn
lại giữa hai loại rau này tương đương. Tuy nhiên, thay vì bón phân chuồng
tươi như rau bình thường, các hộ tại HTX Tiền Lệ tiến hành ủ phân chuồng
hoai mục trước khi pha với gói Penac – chế phẩm xử lý môi trường hòa tan
với nước bón cho rau làm giảm chi phí đồng thời tăng năng suất cho cây trồng
đáng kể. Nói tóm lại, chi phí rau VietGAP cao hơn chi phí sản xuất rau thông
thường nhưng không đáng kể.
- Về năng suất: Khi áp dụng những quy trình kỹ thuật tiến bộ khoa học mới có
nguồn gốc quốc tế, năng suất rau VietGAP cao hơn so với rau thường. Sự
chênh lệch này sẽ được tăng đáng kể nếu các hộ có sự liên kết tập thể mang
lại hiệu quả cao hơn cho hộ.
- Về doanh thu: Hiện tại, thị trường chưa chấp nhận rau an toàn, do vậy, ngoài
những tác nhân bếp ăn tập thể, nhà hàng, các hộ đều phải bán cho các tác

nhân khác với giá tương đương so với rau thường. Doanh thu cũng không quá
sai lệch nhiều khi năng suất cao hơn không đáng kể.
Tóm lại, Hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP cao hơn so với
hiệu quả kinh tế sản xuất rau bình thường nhưng chưa đáng kể do áp dụng
quy mô nhỏ và nông dân còn có thói quen sản xuất manh mún và nhỏ lẻ.
4. Khi phân tích các tác nhân chuỗi giá trị sản xuất rau theo quy trình
VietGAP, do giá bán chưa cao hơn so với rau thường nên chưa hấp dẫn sự
tham gia của nhiều tác nhân trong kênh hàng. Tuy nhiên, người sản xuất vẫn
là tác nhân trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những
người tham gia trong chuỗi.

6


5. Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế bao gồm yếu tố bên trong và
yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong là tập quán canh tác manh mún, nhỏ lẻ;
Năng lực, trình độ và khả năng đầu tư của hộ sản xuất chưa cao; Nông dân
còn thiếu thông tin về quy trình VietGAP; Yếu tố bên ngoài bao gồm: Rủi ro
trong sản xuất, thị trường đầu ra và giám sát chất lượng công lao động.
6. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng diện tích sản
xuất rau theo quy trình VietGAP: (1) Liên kết các hộ trồng rau theo VietGAP
thành một tổ chức xin đăng ký tư cách pháp nhân; (2) Tăng cường công tác
khuyến nông trong sản xuất rau an toàn VietGA; (3) Giải pháp tiêu thụ sản
phẩm; (4) Giải pháp về chính sách

7


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU........................................................................................13

1.1 Tính cấp thiết.........................................................................................13
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................15
1.2.1 Mục tiêu tổng quát..........................................................................15
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................15
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................16
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................16
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................16
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................17
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................18
2.1 Cơ sở lý luận..........................................................................................18
2.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế............................................................18
2.1.2 Vị trí, vai trò của cây rau đối với đời sống kinh tế - xã hội............28
2.1.3 Các quy trình công nghệ sản xuất rau an toàn...............................29
2.1.4 Lí luận về GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP, ASEAN GAP,
VietGAP..................................................................................................39
2.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................45
2.2.1 Tình hình hình áp dụng sản xuất rau theo quy trình VietGAP trên
thế giới.....................................................................................................45
2.2.2 Tình hình áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất nông sản ở
Việt Nam.................................................................................................46
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...............................................................................................48
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................49
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên..........................................................................49
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.................................................................50
3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................58
3.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp..............................................58
3.2.2 Phương pháp phỏng vấn hộ nông dân dựa trên câu hỏi bán cấu trúc
.................................................................................................................59
3.2.3 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị:..............................................59

3.2.4 Phương pháp phân tích kinh tế hộ..................................................60
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................61
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................65
4.1 Tình hình sản xuất rau và rau theo quy trình VietGAP tại xã Tiền Yên,
Hoài Đức, Hà Nội........................................................................................65
4.1.1 Tình hình sản xuất rau tại xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội...........65
4.1.2 Tình hình sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại xã Tiền Yên...66

8


4.1.3 Các tác động về kỹ thuật và tổ chức sản xuất của dự án Superchain
.................................................................................................................70
4.2 Cấu trúc chuỗi giá trị rau an toàn VietGAP của HTX Tiền Lệ............70
4.2.1 Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị.......................................71
4.2.2 Dòng sản phẩm của chuỗi giá trị rau an toàn VietGAP của HTX
Tiền Lệ....................................................................................................71
....................................................................................................................72
4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất rau theo quy trình
VietGAP và các tác nhân trong chuỗi giá trị RAT VietGAP......................72
4.3.1 Tác nhân người sản xuất................................................................73
4.3.2 Tác nhân người thu gom: ..............................................................84
4.3.3 Tác nhân người bán buôn..............................................................88
4.3.4 Tác nhân người bán lẻ....................................................................90
4.3.5 Chuỗi giá trị ngành hàng rau an toàn VietGAP.............................91
4.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất rau theo quy trình
VietGAP......................................................................................................94
4.4.1 Những yếu tố bên trong .................................................................94
4.4.2 Những yếu tố bên ngoài.................................................................98
4.5 Những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ

sản xuất theo quy trình VietGAP tại HTX Tiền Lệ.....................................99
4.5.1. Liên kết các hộ trồng rau theo VietGAP thành một tổ chức xin
đăng ký tư cách pháp nhân......................................................................99
4.5.2 Tăng cường công tác khuyến nông trong sản xuất rau an toàn
VietGAP................................................................................................100
4.5.3 Giải pháp tiêu thụ sản phẩm.........................................................101
4.5.4 Giải pháp về chính sách................................................................102
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................103
5.1 Kết luận...............................................................................................103
5.2 Kiến nghị.............................................................................................104
5.2.1 Đối với Thành phố Hà Nội...........................................................104
5.2.2 Đối với huyện Huyện Hoài Đức...................................................105
5.2.3 Đối với các địa phương sản xuất rau nói chung và VietGAP nói
riêng.......................................................................................................105
PHỤ LỤC.....................................................................................................106
Phụ lục 3: Rau cải mơ sản xuất theo quy trình VietGAP tại HTX Tiền Lệ
........................................................................................................................xiii
.......................................................................................................................xiii
........................................................................................................................xiii

9


Phụ lục 4: Giấy chứng nhận VietGAP đối với cây cải ngọt của HTX Tiền
Lệ...................................................................................................................xiv
......................................................................................................................xviii

10



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận GAP ở
một số nước Châu Á/Thái Bình Dương.......................................................46
Bảng 2.2 Các mô hình áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè...47
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2007 - 2009........51
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Tiền Lệ qua 3 năm 2007 – 2009
.........................................................................................................................53
Bảng 3.3 : Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn qua 3 năm 2007 – 2009....55
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2007 – 2009...57
Bảng 3.5 Chi phí trung gian của từng tác nhân trong nghiên cứu chuỗi
giá trị rau........................................................................................................62
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên toàn xã qua các năm
2007, 2008, 2009 ............................................................................................65
Bảng 4.2 Tình hình sản xuất RAT tại 3 nhóm Tiền Lệ, Phương Viên và
Phương Bảng..................................................................................................69
Bảng 4.3 Các tác động về kỹ thuật và tổ chức sản xuất của dự án
SuperChain....................................................................................................70
Bảng 4.4 Năng suất, doanh thu trung bình của hộ sản xuất rau trên 1 sào
tại HTX Tiền Lệ trong năm 2009.................................................................73
Bảng 4.5 Chi phí cố định RAT VietGAP và rau thường...........................76
Bảng 4.7 Chi phí biến đổi sản xuất rau thường và RAT tính trung bình 1
sào/năm...........................................................................................................79
Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả kinh tế của nhóm trồng rau VietGAP và
nhóm trồng rau thường của 1 sào/1năm....................................................82
Bảng 4.9 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân người thu
gom rau an toàn VietGAP (tính bình quân trên 10kg rau).......................87
Bảng 4.10 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân người
bán buôn rau an toàn VietGAP (tính bình quân trên 10 kg rau) ............89

11



Bảng 4.11 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân người
bán lẻ rau an toàn VietGAP (tính bình quân trên 10kg rau)....................90
Bảng 4.12 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong ngành
hàng RAT VietGAP của HTX Tiền Lệ........................................................91
Bảng 4.13 Hình thành giá và GTGT qua các tác nhân..............................94
Bảng 4.14 Mức độ áp dụng quy trình VietGAP tại HTX Tiền Lệ............97

12


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1 Ngành hàng rau an toàn theo quy trình VietGAP của HTX
Tiền Lệ............................................................................................................71
Sơ đồ 4.2 Các kênh cung ứng trong chuỗi giá trị rau an toàn theo quy
trình VietGAP HTX Tiền Lệ........................................................................72

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Thách thức của thị trường nông sản là rất khó xác định được tác nhân
sản xuất, nguồn gốc sản phẩm và kiểm soát chất lượng nông sản trong toàn
chuỗi cung ứng. Thực hành nông nghiệp tốt (viết tắt là GAP) đã được chứng
minh là một công cụ hiệu quả để vượt qua các thách thức trên. Hiện nay, thực
hành nông nghiệp tốt được thừa nhận và thực hiện ở cả cấp độ toàn cầu
(EUREPGAP/ GlobalGAP), cấp độ khu vực (AseanGAP) và cấp độ quốc gia
(ThaiGAP, ChinaGAP, JGAP,...).
Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
và Khu vực mậu dịch tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) hòa cùng
với mối quan tâm ngày càng tăng đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, nước ta phải cam kết thực hiện Hiệp định SPS về kiểm dịch
thực vật và vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đây là một cơ hội lớn cho nông sản
nước ta thâm nhập thị trường thế giới nhưng cũng là rào cản kỹ thuật cho
nông sản của chúng ta. Nếu muốn xuất khẩu sang các nước khác, nông sản
Việt Nam phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng ở nước nhập khẩu, phải
truy được xuất xứ hàng hóa nông sản. Hiện nay, người tiêu dùng trong nước
cũng rất quan tâm đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, muốn
bán được sản phẩm thì phải sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực
phẩm. Trong bối cảnh trên, để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực
13


phẩm an toàn nói chung và rau, quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong
nước, đồng thời nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã ban hành Quyết
định số 379/QĐ-BNN-KHCN: “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP)”. Quy trình này được
xây dựng dựa theo AseanGAP, hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm
kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Point; HACCP), các
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như
EUREPGAP/ GLOBALGAP (EU), FRESHCARE (Úc) và luật pháp Việt Nam
về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một quy trình có mục đích hướng dẫn
các nhà sản xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu
quả, ngăn ngừa hoặc giảm tối đa những nguy cơ tiềm ẩn về hoá học, sinh học
và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, vận chuyển,
bảo quản và chế biến nông sản. Chính vì những lợi ích trước mắt và lâu dài
nói trên mà quy trình VietGAP được Bộ NN & PTNT khuyến khích ứng dụng
vào thực tiễn sản xuất.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng đơn vị và diện tích áp dụng sản xuất quy
trình còn rất hạn chế. Tính đến tháng 1/2010 cả nước mới chỉ có 15 mô hình

sản xuất áp dụng VietGAP được cấp chứng nhận, trong đó, trên địa bàn Hà
Nội có 1 giấy chứng nhận dành cho sản xuất rau an toàn (Theo Cục Trồng trọt
- Bộ NN&PTNT). Thực trạng này xuất phát từ: (1) việc áp dụng quy trình
VietGAP đòi hỏi người nông dân phải tăng vốn đầu tư để cải thiện điều kiện
sản xuất, ngoài ra còn đầu tư thêm chi phí quản lý chất lượng, giấy chứng
nhận và một số khoản chi phí phát sinh khác. Đây là rào cản lớn cho nông
dân, đặc biệt là các hộ có quy mô sản xuất nhỏ; (2) lợi nhuận từ RAT
VietGAP chưa đáp ứng được nguyện vọng của người sản xuất bởi người tiêu
dùng chưa có được thông tin đầy đủ để tin tưởng vào sự khác biệt giữa RAT
VietGAP và rau thường. Dẫn đến, giá bán của nó chưa tương xứng với lợi ích

14


mang lại cho người tiêu dùng cũng như công sức và chi phí mà người sản
xuất đã bỏ ra. Vậy bài toán đặt ra là làm thế nào để cải thiện tình trạng đó?
Làm thế nào để sản xuất rau theo quy trình VietGAP mang lại hiệu quả kinh
tế cao cho người nông dân?
Hợp tác xã Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội là mô
hình liên kết thí điểm của nông dân quy mô nhỏ áp dụng tiêu chuẩn VietGAP
do dự án Superchain (IFAD/MALICA) tài trợ, dưới sự tư vấn của Trung tâm
nghiên cứu Phát triển Hệ thống Nông nghiệp và Viện Nghiên cứu Rau quả từ
tháng 11/2008. Hơn một năm đi vào hoạt động, HTX Tiền Lệ là đơn vị đầu
tiên được cấp chứng chỉ VietGAP trên quy mô diện tích 2,5 ha với 18 hộ
thành viên tham gia. Nằm trong khu vực vành đai 4, có đất đai màu mỡ, ven
sông Đáy là những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất rau an toàn
theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, việc sản xuất rau an toàn VietGAP còn
rất nhiều khó khăn đối với các hộ nông dân, đặc biệt là về khâu tiêu thụ.
Với mục đích đánh giá kết quả sản xuất để rút ra bài học kinh nghiệm nhằm
đề xuất các giải pháp cải thiện và mở rộng quy mô sản xuất RAT VietGAP tại

Tiền Lệ qua một năm triển khai áp dụng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài::
“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP
tại HTX Tiền Lệ, xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP
của 18 hộ nông dân tại HTX Tiền Lệ trên cơ sở phân tích hiệu quả các tác
nhân tham gia chuỗi giá trị trong kênh hàng rau an toàn VietGAP; Phân tích
những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ RAT VietGAP
nhằm đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho tác nhân sản xuất.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

15


- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về sản xuất rau theo quy trình
VietGAP (RAT VietGAP)
- Phân tích thực trạng sản xuất RAT VietGAP tại HTX Tiền Lệ
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất RAT VietGAP các chuỗi giá trị
rau tại HTX Tiền Lệ
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất RAT VietGAP
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ RAT VietGAP.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế RAT ViệtGAP tại
HTX Tiền Lệ, xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
1) Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là gì? Quá
trình hình thành và phát triển GAP ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
như thế nào?
2) Thực trạng sản xuất rau và RAT tại xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Tây?

3) Việc áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất rau tại HTX Tiền Lệ
mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Có sự khác nhau như thế nào giữa
những hộ sản xuất RAT VietGAP và những hộ sản xuất rau thường?
4) Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất RAT VietGAP?
5) Những đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ sản
xuất rau theo quy trình VietGAP?
6) Những giải pháp nhằm mở rộng mô hình sản xuất RAT VietGAP đạt
hiệu quả
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- 3 chủng loại rau: rau dền, cải cúc và cải mơ
- Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP bao gồm 18
hộ tại HTX Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

16


- 30 hộ sản xuất rau thường được lựa chọn điều tra ngẫu nhiên tại xã
Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
- Các tác nhân tham gia phân phối trong chuỗi giá trị rau bao gồm thu
gom; người bán buôn, người bán lẻ; người tiêu dùng; các nhà hàng, khách sạn
& bếp ăn tập thể.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất và đánh
giá hiệu quả kinh tế trong khâu sản xuất và khâu thương mại rau an toàn
(RAT) theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Tiền Lệ; Phân tích những thuận lợi,
khó khăn trong quá trình triển khai áp dụng tiêu chuẩn VietGAP từ đó có
khuyến cáo và đề xuất một số giải pháp nâng cao thu nhập đồng thời nhân
rộng mô hình cho người dân sản xuất RAT tại địa phương.
- Về địa điểm: Đề tài được nghiên cứu tại xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà

Nội và các Quận trong nội thành của TP. Hà Nội
- Về thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm 2007
đến năm 2009. Số liệu về kết quả sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP
được thu thập thông qua kết quả điều tra hộ trồng rau ở xã vào tháng 4 năm
2010. Các kiến nghị đưa ra có thể áp dụng cho năm 2010 đến năm 2015.

17


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả
2.1.1.1.1 Hiệu quả là gì?
Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực
hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết
quả đó trong điều kiện nhất định.
2.1.1.1.2 Phân loại hiệu quả
a. Phân loại hiệu quả theo kinh tế học sản xuất
- Hiệu quả kỹ thuật:
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên 1 chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng trong sản xuất với những điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng cho sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật thường được
phản ánh trong mối quan hệ về hàm sản xuất, nó liên quan đến phương diện vật
chất của quá trình sản xuất, chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất
đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm, hoặc tăng thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả kỹ thuật rất quan trọng trong sản xuất, đặc biệt là ở những
quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nguồn lực khan hiếm ít có cơ hội
phát triển hay việc phát triển công nghệ mới rất khó khăn. Ở những nước này
việc nâng cao lợi ích kinh tế thể hiện bằng cách nâng cao hiệu quả kỹ thuật

hơn là phát triển công nghệ mới. Hơn nữa, tất cả các hãng, các trang trại và
nông hộ đều muốn sản xuất ở mức độ tốt nhất để đạt sản lượng tối đa hơn là
chỉ sản xuất ở sản lượng trung bình.
Như vậy, hiệu quả kỹ thuật được xác định như khả năng của người
nông dân có thể đạt được mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa
với các điều kiện đầu vào kỹ thuật hiện đại.

18


Có nhiều nghiên cứu cho rằng hiệu quả kỹ thuật chịu ảnh hưởng bởi ba
yếu tố chính, đó là sự tiếp cận thông tin, kỹ năng của người lao động và thời
gian, phương pháp áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại. Các yếu tố này lại
chịu tác động của các nhân tố kinh tế, xã hội, thể chế và môi trường mà các
hãng, trang trại, nông hộ tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài
ra, học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất cũng là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.
Việc xác định mức hiệu quả kỹ thuật của một hãng hay một hộ nông
dân sẽ giúp chúng ta ra quyết định nên thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại
hay tiếp tục nâng cao hiệu quả kỹ thuật để nâng cao nâng suất sản phẩm sản
xuất ra. Nếu hiệu quả kỹ thuật của các đơn vị sản xuất kinh doanh đạt ≥ 90%
thì đơn vị nên thay đổi công nghệ sản xuất mới để nâng cao sản lượng đầu
vào. Ngược lại, nếu hiệu quả kỹ thuật đạt được ≤ 90% thì nâng cao trình độ kỹ
thuật để tăng sản lượng đầu ra mà không cần tăng thêm lượng đầu vào cũng
như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới.
- Hiệu quả phân bổ:
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được đưa vào tính toán, để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm
trên một đơn vị chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu
quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và

đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định hiệu quả phân
bổ giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên tối đa hóa lợi nhuận, có
nghĩa là giá trị biên của sản phẩm bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào
sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và
yếu tố giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực. Chỉ khi nào

19


việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi
đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Sự khác nhau về hiệu quả kinh tế của
các doanh nghiệp có thể do sự khác nhau giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ.
Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân bổ
* Xét hiệu quả trong không gian đầu vào – đầu vào (hình 2.1)
Giả sử người sản xuất sử dụng hai đầu vào X1 và X2 để sản xuất một số
lượng đầu vào Y. Người sản xuất này có sử dụng các yếu tố đầu vào này với
tỷ lệ khác nhau.
X1, X2 : là các yếu tố đầu vào
Y: sản phẩm được sản xuất ra
Đường đồng lượng Y10 Y20
OA : là đường đồng phí
Trong trường hợp này hiệu quả kỹ thuật được xác định: TE = OB/OA.
Tuy nhiên tổ hợp chi phí ít nhất để sản xuất mức đồng lượng (Y 10 Y20) là tại
điểm C. Với cùng mức chi phí, tổ hợp đầu vào có thể sử dụng tại D hiệu quả
của toàn bộ chi phí hay hiệu quả kinh tế EE được xác định bởi OD/OA. Khi
đó hiệu quả phân bổ hay hiệu quả giá AE = EE/TE = OD/OB.

X2 (đầu vào)

C

A
B
D

Đường đồng lượng
(Y10, Y20)
X1 (đầu vào)

O

Hình 2.1 Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu vào

20


* Xét hiệu quả trong không gian đầu ra – đầu ra (hình 2.2)
Giả sử người sản xuất cần phân bổ nguồn lực khan hiếm cố định vào
hai sản phẩm Y1 Y2 với giá sản phẩm tương ứng là P1 và P2.
Y2 (đầu ra)
PPF

D
B

Y20


O

C

A

Y10
Hình 2.2 Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu ra

Y1 (đầu ra)

PPF: đường giới hạn khả năng sản xuất
Người sản xuất có thể lựa chọn sản xuất tại điểm A với tập hợp đầu ra
tương ứng Y10, Y20. Nếu tổ hợp đầu vào được sử dụng một cách hiệu quả hơn
khi đó họ có thể đạt mức sản lượng tại B trên đường giới hạn khả năng sản
xuất chứ không phải tại A.
Hiệu quả kỹ thuật được xác định: TE = OA/OB
Hiệu quả kinh tế được xác định : EE = OA/OD
Hiệu quả phân bổ là: AE = EE/ TE = OB/OD
* Hiệu quả trong không gian đầu vào – đầu ra (hình 2.3)
Ym là mức sản lượng tối đa có thể đạt được tương ứng với các mức đầu
vào có thể được ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).
Người sản xuất đầu tư ở mức X1 đạt được sản lượng thực tế Y3 trong
khi người sản xuất có trình độ tốt nhất có thể đạt được mức sản lượng Y 2 –
mức sản lượng cao nhất có thể cùng với mức đầu tư.

21


Hiệu quả kỹ thuật được đo: TE = Y3/Y2

Người sản xuất có thể đầu tư tại mức đầu vào hiệu quả kinh tế tại mức
X2, họ có thể đạt mức sản lượng tại C tương ứng với Y 3 trên hàm sản xuất cực
biên.
Tại điểm C người sản xuất đạt mức lợi nhuận cao nhất (VMPx = Px)
Hiệu quả phân bổ: AE = Y3/Y1
Hiệu quả kinh tế là: EE = AE*TE = Y3/Y2

Y (đầu
ra)

Px/P
C

Y1
Y2

Ym
Ya

B

Y

A

3

O

X1


X2

X (đầu vào)

Hình 2.3 Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu vào và đầu ra
b. Phân loại hiệu quả theo lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường
- Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở mức độ đặc trưng quan hệ so sánh
giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một phương án hay một
giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được
tương quan tương đối giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Khi xác định
hiệu quả kinh tế phải xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các
đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Hiệu quả kinh tế ở đây được biểu

22


hiện bằng tổng giá trị sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận,
mối quan hệ đầu vào – đầu ra.
- Hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh về mặt xã hội như: tạo ra
công ăn việc làm, tạo ra thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội trong cộng
đồng, cải thiện đời sống ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo,…
- Hiệu quả môi trường:
Hiệu quả môi trường là đánh giá sự tác động của phương án sản xuất
đến tài nguyên và môi trường sinh thái. Xem xét việc sử dụng tài nguyên và
các ngoại ứng của hoạt động sản xuất trong mối quan hệ vừa đảm bảo nhu cầu
trước mắt mà không làm phương hại đến khả năng bảo đảm nhu cầu cho thế
hệ tương lai.

c. Phân loại theo các yếu tố cơ bản của sản xuất và hướng tác động vào sản xuất
- Hiệu quả sử dụng đất đai
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Hiệu quả sử dụng lao động
- Hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên khác
- Hiệu quả của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
d. Phân loại theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Hiệu quả kinh tế quốc dân
Là hiệu quả được tính toán, xem xét chung cho toàn bộ nền kinh tế.
Dựa trên chỉ tiêu này, chúng ta đánh giá một cách toàn diện tình hình sản xuất
và phát triển sản xuất của nền kinh tế, hệ thống luật pháp, chính sách của Nhà
nước tác động đến phát triển kinh tế nói chung. Khi đánh giá chúng ta phải
đứng trên quan điểm toàn diện, nhìn nhận nền kinh tế quốc dân là một chỉnh
thể thống nhất.
- Hiệu quả kinh tế ngành

23


Trong nền kinh tế quốc dân gồm nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất, mỗi
ngành lại được phân thành nhiều ngành nhỏ (như ngành nông nghiệp được
phân thành ngành nhỏ hơn như trồng trọt, chăn nuôi,…v.v). Trong hiệu quả kinh
tế ngành, người ta tính toán hiệu quả kinh tế riêng cho từng ngành sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế vùng
Là phản ánh hiệu quả kinh tế của một vùng, có thể là vùng kinh tế,
vùng lãnh thổ (tỉnh, huyện, xã,…).
2.1.1.2 Các quan điểm về Hiệu quả kinh tế
Quan điểm chung cho rằng hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế
phản ánh mặt chất của hoạt động sản xuất. Mục tiêu của sản xuất là đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao về mặt vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi

nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm. Việc nâng cao hiệu
quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Mục tiêu
lâu dài của người sản xuất kinh doanh là không ngừng tìm mọi biện pháp để
tối đa hóa lợi nhuận. Muốn đạt mục tiêu trên, các nhà sản xuất đặc biệt quan
tâm tới hiệu quả kinh tế. Vấn đề hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm
riêng của các nhà sản xuất, mà là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Khi
bàn về hiệu quả kinh tế có nhiều quan điểm khác nhau nhưng có một số quan
điểm chủ yếu sau.
* Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất
lượng của sản xuất kinh doanh. Nội dung của nó so sánh kết quả sản xuất đạt
được với chi phí bỏ ra.
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng
các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao
nhiêu kết quả, hoặc một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn
lực, giúp so sánh được hiệu quả sản xuất ở các quy mô khác nhau.
* Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế trên quan điểm thị trường

24


Hầu hết nguồn lực sản xuất đều thuộc dạng khan hiếm, trong khi đó
nhu cầu của con người không ngừng tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng.
Do vậy, vấn đề đặt ra là phải tiết kiệm nguồn lực, từng bước nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn lực nói chung, trước hết mỗi quá trình sản xuất phải
lựa chọn đầu vào tối ưu. Nâng cao hiệu quả kinh tế có nghĩa là nâng cao trình
độ sử dụng nguồn lực, nó quan hệ chặt chẽ với việc tố chức sử dụng năng lực
hiện có. Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi mức sản xuất nằm trên
đường cong năng lực sản xuất. Điểm có hiệu quả nhất là điểm cho phép sản
xuất tối đa các hàng hóa theo yêu cầu của thị trường và sử dụng đầy đủ, hợp
lý năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

* Quan điểm 3: Trên quan điểm của kinh tế học vi mô, các doanh
nghiệp tham gia thị trường đều đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong ngắn
hạn, nguyên tắc chung lựa chọn sản lượng tối ưu (Q*) để đạt mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận là MR=MC (trong đó MR là doanh thu biên, MC là chi phí
biên). Như vậy, doanh nghiệp muốn tăng sản lượng sản xuất đến chừng nào
doanh thu biên còn lớn hơn chi phí biên (MR>MC), đến khi có MR=MC thì
dừng lại. Tại đây sản lượng sản xuất là sản lượng tối ưu (Q*) để tối đa hóa lợi
nhuận.
Bên cạnh đó các tác giả của quan điểm này còn khẳng định rằng hiệu
quả kinh tế không chỉ xem xét đến nội dung tiết kiệm chi phí để sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm, mà còn phải xem xét tới khía cạnh thỏa mãn nhu cầu
hàng hóa và dịch vụ cho xã hội.
Như vậy, hiệu quả kinh tế theo quan điểm kinh tế vi mô là:
- Tất cả những quyết định sản xuất nằm trên đường cong giới hạn năng
lực là có hiệu quả vì nó tận dụng hết nguồn lực của doanh nghiệp.
- Sự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, số lượng, chất lượng theo nhu cầu
của thị trường, trên giới hạn đường cong năng lực sản xuất, đạt được hiệu quả
cao nhất.

25


×