Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cáo hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở hộ nông dân tại xã xuân nộn đông anh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.94 KB, 124 trang )

trờng đạI học nông nghiệp hà nội
khoa kinh tế và phát triển nông thôn
------ ------

luận văn tốt nghiệp đại học

THC TRNG V MT S GII PHP CH YU NHM
NNG CAO HIU QU KINH T CHN NUễI LN H
NễNG DN TI X XUN NN ễNG ANH H NI

Tờn sinh viờn

: TRN TH THOA

Chuyờn ngnh o to

: Kinh t nụng nghip

Lp

: KT 50C

Niờn Khoỏ

: 2005 2009

Ging viờn hng dn

: TS. V TH PHNG THU



Hµ Néi - 2009

2


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cáo hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở hộ nông dân tại xã Xuân NộnĐông Anh-Hà Nội” . Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi nghiên cứu với sự hướng
dẫn của TS. Vũ Thị Phương Thuỵ - Giảng viên Khoa KT&PTNT- Trường ĐH
Nông Nghiệp Hà Nội. Nội dung khoá luận và các tư liệu do tôi thu thập trên cơ sở
nghiên cứu và khảo sát thực trạng tại xã Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội.

i


LI CM N
Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận đợc
nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân tập thể trong và ngoài trờng.
Trớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sác đến TS. Vũ Thị Phơng Thuỵ- Cán bộ
giảng dạy Bộ môn kinh tế và tài nguyên môi trờng, ngời đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các thầy cô
giáo trong bộ môn Kinh tế và tài nguyên môi trờng, các thầy cô khoa KT&PTNT đã
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND xã Xuân Nộn, cùng các hộ gia đình
thuộc ba thôn Đờng Yên, Xuân Nộn, Lơng Quy đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đã giúp đỡ, động viên
cả về vật chất và tinh thần cho tôi để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình đúng thời
gian quy định.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2009
Tác giả luận văn

Trần Thị Thoa

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU...............................................ix
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung..................................................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................................................................2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................................3

Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................................4
2.1 Cơ sở lý luận..........................................................................................................................4
2.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế...............................................................................................................4
2.1.1.1 Các quan niệm cơ bản về hiệu quả kinh tế................................................................................4
2.1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh tế.........................................................................................................5
2.1.2.3 Các mối quan hệ trong hiệu quả kinh tế....................................................................................7

2.1.2.4 Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế...........................................................8
2.1.2.5 Phương pháp xác định và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.....................................9
2.1.2 Lý luận về chăn nuôi lợn, nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở hộ.......................................11
2.1.2.1 Vai trò của chăn nuôi lợn........................................................................................................11
2.1.2.2 Đặc điểm của chăn nuôi lợn....................................................................................................11
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn trong nông hộ................................................15

2.2 Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................................18
2.2.1 Tổng quan tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt lợn của một số nước trên thế giới.........................18
2.2.2 Tổng quan về chăn nuôi lợn ở Việt Nam........................................................................................22
2.2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn ở Việt Nam................................................22
2.2.2.2 Chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam..................................................24
2.2.3 Thực tiễn nghiên cứu về hiệu quả kinh tế các loại hình chăn nuôi lợn và các vấn đề có liên quan
..................................................................................................................................................................26

Phần III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................28
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................................28
3.1.1 Điều kiện tự nhiên...........................................................................................................................28
3.1.1.1 Vị trí địa lý..............................................................................................................................28
3.1.1.2 Địa hình...................................................................................................................................28
3.1.1.3 Đất đai.....................................................................................................................................28
3.1.1.4 Khí hậu thời tiết.......................................................................................................................28
3.1.1.5 Thuỷ văn..................................................................................................................................29
3.1.1.6 Tình hình đất đai.....................................................................................................................30
3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội..................................................................................................................32
3.1.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động trong xã..............................................................................32
3.2.1.3 Cơ sở hạ tầng...........................................................................................................................34
3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã........................................................................................35


3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................38

iii


3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...............................................................................................38
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................................................38
3.2.3 Phương pháp điều tra......................................................................................................................40
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................................................40
3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu........................................................................................................40
3.2.5.1 Phương pháp phân tích thống kê.............................................................................................40
3.2.5.2 Phương pháp so sánh...............................................................................................................40
3.2.5.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo...................................................................................40
3.2.5.4 Phương pháp dự báo................................................................................................................40

3.3 Một số chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................................................41
3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ chăn nuôi lợn.........................................41
3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất của hộ chăn nuôi lợn..................................41
3.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chăn nuôi lợn................................................................................41

Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................43
4.1 Thực trạng chăn nuôi lợn của hộ nông dân tại xã Xuân Nộn – Đông Anh – Hà Nội.....43
4.1.1 Kết quả chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn trên toàn xã..........................................................43
4.1.2 Tình hình chung về quy mô-cơ cấu đàn lợn của xã Xuân Nộn.......................................................45

4.2 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn trong các hộ điều tra.................................................47
4.2.1 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn trong nông hộ ở xã Xuân Nộn – Đông Anh – Hà Nội 47
4.2.1.1 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn phân theo quy mô chăn nuôi................................47
4.1.1.2 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi.................................................54
4.1.1.3. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi......................................................59

4.2.2 Hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của chăn nuôi lợn ..........................................................65

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của hộ nông dân tại
xã Xuân Nộn – Đông Anh – Hà Nội.........................................................................................68
4.2.1 Đầu tư giống....................................................................................................................................68
4.2.2 Yếu tố chuồng trại...........................................................................................................................70
4.2.3 Yếu tố chi phí trong chăn nuôi........................................................................................................71
4.2.5.1 Đối với chăn nuôi lợn thịt.......................................................................................................71
4.2.5.2 Đối với chăn nuôi lợn nái........................................................................................................74
4.2.6 Yếu tố thị trường và giá cả thị trường.............................................................................................79
4.2.6.1 Thị trường tiêu thụ .................................................................................................................79
4.2.6.1 Giá cả thị trường đầu vào........................................................................................................80
4.2.6.2 Yếu tố đầu ra cho quá trình chăn nuôi lợn..............................................................................82
4.2.7 Yếu tố lao động...............................................................................................................................83
4.2.8 Đánh giá chung thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao HQKT trong chăn nuôi lợn ở hộ tại xã
Xuân Nộn.................................................................................................................................................84
4.2.4.1 Thuận lợi.................................................................................................................................84
4.2.4.2 Khó khăn.................................................................................................................................84

4.3 Một số đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao HQKT chăn nuôi lợn cho bà
con nông dân..............................................................................................................................86
4.3.1 Những căn cứ đề xuất và phương hướng nâng cao HQKT chăn nuôi lợn......................................86
4.3.1.1 Các căn cứ...............................................................................................................................86
4.3.1.2 Phương hướng phát triển và nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn của xã Xuân Nộn........87
4.3.3 Các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn cho hộ nông dân................................................................90
4.3.3.1 Biện pháp và giải pháp về giống.............................................................................................90
4.3.3.2 Tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nông dân..............................92
4.3.3.3 Tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ....................................................................................94
4.3.3.4 Biện pháp và giải pháp về vốn................................................................................................97
4.3.3.5 Biện pháp và giải pháp về thức ăn..........................................................................................99

4.3.3.6 Biện pháp và giải pháp thú y và phòng dịch bệnh................................................................100
4.3.3.7 Một số giải pháp khác...........................................................................................................103
4.3.3 Dự kiến kết quả hiệu quả chăn nuôi lợn ở xã Xuân Nộn năm 2010-2012....................................105

Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................105
5.1 Kết luận..............................................................................................................................106

iv


5.2 Khuyến nghị.......................................................................................................................106

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình xuất nhập khẩu thịt lợn (thịt xẻ) ở một số nước trên thế giói
..............................................................................................................................19
Bảng 2.2 Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên TG...............20
Bảng 2.3 Số lượng lợn phân theo vùng ở Việt Nam 2005-2007..........................22
Bảng 3.1 Tình hình biến động đất đai của xã Xuân Nộn trong 3 năm 2006-2008
..............................................................................................................................31
Bảng 3.2: Tình hình lao động xã Xuân Nộn ........................................................33
Bảng 3.3 Cơ sở hạ tầng của xã năm 2008............................................................35
Bảng 3.4 Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của xã Xuân Nộn 2006-2008. .37
Bảng 3.5 Bảng các hộ điêu tra năm 2008.............................................................39
Bảng 4.1 Quy mô đàn và sản lượng chăn nuôi của xã Xuân Nộn (2006-2008)...44
Bảng 4.2 Tình hình chăn nuôi lợn chia theo tại xã (2006-2008).........................46
Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, lợn nái (năm 2008)
..............................................................................................................................49

Bảng 4.4 Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt theo quy mô chăn nuôi (năm 2008)..........50
Bảng 4.5 Kết quả hiệu quả kinh doanh lợn nái của các nhóm hộ điều tra theo quy
mô chăn nuôi (năm 2008).....................................................................................53
Bảng 4.6 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, lợn nái theo phương
thức chăn nuôi (năm 2008)...................................................................................55
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi (năm
2008).....................................................................................................................56
Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái chia theo phương thức
chăn nuôi (năm 2008)...........................................................................................58
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế theo hình thức chuyên chăn nuôi lợn (tính bình quân
cho một hộ điều tra năm 2008).............................................................................60
Bảng 4.10 Kết quả, hiệu quả kinh tế theo hình thức chăn nuôi lợn bình quân một
hộ điều tra năm 2008............................................................................................61
Bảng 4.11 Kết quả hiệu quả chăn nuôi lợn của nhóm hộ chăn nuôi lợn theo mô
hình chăn nuôi lợn tính trên 100kg thịt hơi XC (năm 2008)................................63
Bảng 4.12 Một số chỉ tiêu hiệu quả xã hội của nhóm hộ điều tra (tính bình quân
cho một hộ điều tra năm 2008).............................................................................66
Bảng 4.13 Một số chỉ tiêu về xử lý chất thải chăn nuôi lợn của nhóm hộ (năm
2008).....................................................................................................................68
Bảng 4.14 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn theo giống (năm 2008)....69
Bảng 4.15 Kết quả hiệu quả chăn nuôi lợn theo kiểu chuồng (năm 2008)..........71
Bảng 4.16 Chi phí của hộ chăn nuôi lợn theo quy mô chăn nuôi (tính bình quân
cho 100kg thịt lợn hơi).........................................................................................72
Bảng 4.17 Chi phí chăn nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi (tính bình quân
cho 100kg thịt hơi)...............................................................................................74
Bảng 4.18 Chi phí chăn nuôi lợn nái ở nhóm hộ điều tra chia theo quy mô........75
Bảng 4.19 Vốn đầu tư cho sản xuất chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra năm
2008......................................................................................................................76
Bảng 4.20 Tình hình dịch bệnh của vật nuôi tại các nhóm hộ điều tra năm 2008
..............................................................................................................................77

Bảng 4. 21 Tình hình chăm sóc và công tác thú y điều tra hộ nông dân năm 2008
..............................................................................................................................78
Bảng 4.22 Ý kiến của các hộ về phát triển chăn nuôi lợn ở xã Xuân Nộn...........88
Bảng 4.23 Mục tiêu và kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn tại xã Xuân Nộn........89

vi


Bảng 4.24 Dự kiến nguồn giống trong những năm tới của xã Xuân Nộn............91
Bảng 4.25 Dự kiến nhu cầu vốn vay cho chăn nuôi lợn giai đoạn 2010-2012....99
Bảng 4.26 Công thức pha trộn thức ăn cho lợn thịt (ngoại × nội)....................100
Bảng 4.27 Một số bệnh cần tiêm phòng ở lợn....................................................102
Bảng 4.28 Cách điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn.....................................103
Bảng 4.29 Dự kiến kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn ở xã năm 2010-2012....105

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Đồ thị 4.2 Giá một số thức ăn hỗn hợp cho lợn tại thị trường Việt Nam năm
2008..................................................................................................................82
Đồ thị 4.3 Giá một số sản phẩm thịt lợn trên thị trường Việt Nam năm 2008.83
Sơ đồ 4.1: Cung cấp giống..................................................................................................91
Sơ đồ 4.2: Kênh tiêu thụ lợn thịt và lợn con tại địa phương...............................................95
Sơ đồ 4.3: Kênh tiêu thụ lợn thịt và lợn con ngoài địa phương...........................................96

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BQ:

Bình quân

HQKT:

Hiệu quả kinh tế

XC:

Xuất chuồng

TT:

Thể trọng

TL:

Trọng lượng

ix


Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế nhưng hiện nay
vẫn còn khoảng gần 80% dân số sống bằng nghề nông, trong đó chăn nuôi là một
trong những ngành trọng điểm để phát triển nông nghiệp ở nước ta. Thực hiện chủ
trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, giá trị sản phẩm trong

chăn nuôi ngày càng tăng lên, năm 2007 đã đạt 57.741 nghìn tỷ đồng gấp 3.75 lần
giá trị sản phẩm chăn nuôi của năm 1995. Tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành chăn
nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng từ 18.9% lên 24.4%. Ngành
chăn nuôi từng bước trở thành một ngành sản xuất hàng hóa chiếm tỉ trọng lớn
trong sản xuất nông nghiệp, được coi là một ngành sản xuất hàng hóa chiếm tỉ trọng
lớn trong sản xuất nông nghiệp, được coi là ngành mũi nhọn trong công tác xóa đói
giảm nghèo cho nông dân.
Trong chăn nuôi con lợn được coi là con vật dễ nuôi và được bà con nông
dân chăn nuôi nhiều. Lợn được xếp là loại ăn tạp, thích ứng với mọi hoàn cảnh chăn
nuôi, khả năng tăng trọng cao thời gian nuôi ngắn nên quay vòng sản phẩm nhanh.
Thịt lợn cẩn thiết cho nhu cầu dinh dưỡng, không chỉ phù hợp với người dân Việt
Nam mà còn phù hợp với nhiều nước trên thế giới. Mức tiêu thụ thịt lợn tính trên
đầu người ở nhiều nước trên thế giới chiếm tỉ lệ cao so với các loại thịt khác. Ở
Đức số kg thịt lợn tính trên đầu người là 49.2% kg chiếm 54.7% trên tổng số trứng
và thịt. Ở Pháp tỉ lệ đó là 38.7%, Thụy Điển 48.24%, Đan Mạch là 57.46%, Hà Lan
51.35%, Trung Quốc là 62.16%. Việt Nam là 72.94% trên tổng số các loại thịt được
tiêu thụ năm 2005(FAO 2006).
Những năm gần đây, đời sống của nhân dân ta không ngừng được cải thiện
và nâng cao, nhu cầu về thịt trong đó chủ yếu là thịt lợn ngày càng tăng cả về số
lượng và chất lượng đã thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn bước sang một giai đoạn mới,
đó là phát triển chăn nuôi lợn có tỉ lệ nạc cao. Ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ
năm sau cao hơn năm trước từ 3-7% cả về đầy lợn và sản lượng cũng như chất
lượng thịt lợn. Chăn nuôi lợn theo phương hướng tận dụng, nuôi những giống lợn
chịu kham khổ nhưng năng suất và chất lượng thấp chỉ tồn tại ở những vùng kinh tế

1


còn khó khăn, không còn phù hợp với xu hướng phát triển. Chăn nuôi lợn đã dần
dần trở thành chăn nuôi sản xuất hàng hoá, có kế hoạch đầu tư, tính toán hiệu quả

kinh tế. Nhiều cơ sở giống từ trung ương đến các địa phương đã được quan tâm đầu
tư, nâng cấp về chuồng trại, các thiết bị kỹ thuật, con giống có năng suất cao để
nhân giống và đưa vào sản xuất.
Xã Xuân Nộn với điều kiện tự nhiên về khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp với
chăn nuôi lợn. Hiện tại xã đã có rất nhiều gia đình chăn nuôi lợn và cũng có nhiều
trang trại chăn nuôi lợn. Phát triển chăn nuôi lợn nâng cao được thu nhập cho dân
và phát triển chung kinh tế toàn xã. Tuy nhiên việc chăn nuôi lợn hiện nay vẫn
mang tính chất tự túc tự phát mạnh ai nấy làm, chăn nuôi theo phương thức lấy
công làm lãi nhằm tận dụng những sản phẩm phụ trong ngành trồng trọt, trong sinh
hoạt, lấy phân bón và tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình do vậy hiệu quả
kinh tế chưa cao.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở hộ
nông dân tại xã Xuân Nộn – Đông Anh – Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn trong hộ
nông dân, đồng thời xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi lợn để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở hộ nông dân, góp phần nâng cao thu nhập của hộ
nông dân của xã trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sơ lý luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi lợn ở hộ hiện nay.
Đánh giá đúng thực trạng hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở hộ nông dân. Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở xã.
Đề xuất định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi lợn góp phần nâng cao thu nhập hộ nông dân ở xã Xuân Nộn.

2



1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề về kinh tế - kỹ thuật, tổ chức sản xuất gắn liền với
hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn trong hộ nông dân ở xã Xuân Nộn – Đông Anh – Hà
Nội.
Nghiên cứu các hộ gia đình chăn nuôi lợn ở xã Xuân Nộn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn và các vấn đề có quan hệ với nó trong nông hộ ở
xã Xuân Nộn – Đông Anh – Hà Nội.
Về không gian nghiên cứu: xã Xuân Nộn – Đông Anh – Hà Nội.
Về thời gian nghiên cứu:
+ Phân tích thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở xã từ
năm 2006-2008.
+ Dự báo khả năng phát triển chăn nuôi lợn và nâng cao hiệu quả kinh tế
chăn nuôi lợn ở xã đến năm 2010-2012.
+ Thực hiện đề tài từ 25/12/2008-25/05/2009.

3


Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1 Các quan niệm cơ bản về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt đông kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội là đáp ứng nhu cầu

ngày càng tăng cao về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất xã hội
ngày càng trở nên khan hiếm, nên việc nâng cao HQKT là một đòi hỏi khách quan của
mọi nền sản xuất xã hội.
Hiệu quả và hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên là gì? Xuất phát từ các giác độ
nghiên cứu khác nhau, đến nay đã có nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả, có thể khái quát
thành các quan niệm sau:
Quan điểm 1: Tính hiệu quả theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở
sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời
gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau.
Hay nói cách khác, với cách hiểu hiệu quả khi được xác định bằng nhịp độ tăng
tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân cao. Quan niệm này đúng như chưa được
thoả đáng, không đảm bảo yêu cầu có tính nguyên tắc của Lênin, nên chưa tạo ra “Năng
suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản”. Bởi lẽ với mục đích là sản xuất ra giá trị sử dụng,
nhưng chưa xét đến sự đầu tư các nguồn lực và các yếu tố bên trong, bên ngoài của nền
kinh tế đẻ tạo ra tổng sản phẩm hay thu nhập quốc dân đó, như thế việc “tiết kiệm thời gian
lao động” bị đẩy xuống sau và không được xem xét là vấn đề “chính thể”. Như vậy hiệu
quả là mục tiêu của mọi nền sản xuất xã hội, là cơ sở đảm bảo tính ưu việt của một chế độ
xã hội mới.
Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa hiệu quả sản xuất kinh
doanh mà ta thu được với chi phí mà ta sử dụng để sản xuất kinh doanh.
Công thức:

H=

Q
C

Trong đó:
H : Hiệu quả kinh tế


4


Q : Kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được
C : Chi phí sử dụng trong sản xuất kinh doanh
Quan điểm này được sử dụng phổ biến. Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu được tính trên
cơ sở so sánh giữa kết quả với chi phí để đạt được kết quả đó.
Quan điểm 3: Theo Nguyễn Đình Hợi, hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa
giá trị sản xuất đạt được và số lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết qủa sản xuất – Chi phí sản xuất
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc
phép trừ không có ý nghĩa. Mặt khác, quan điểm này không cho thấy khả năng cung cấp
vật chất cho xã hội của các cơ sở kinh tế khác nhau là khác nhau khi có cùng hiệu số giữa
kết quả và chi phí.
Quan điểm 4:
Hiệu quả kinh tế thể hiện ở tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả sản xuất và phần
tăng thêm của chi phí.
Công thức:

H = ∆Q/∆C

Trong đó: H: Tỷ suất kết quả bổ sung; ∆Q: Kết quả bổ sung ; ∆C: Chi phí bổ sung
Quan điểm này thể hiện tỷ lệ mức độ tăng trưởng của kết quả sản xuất với mức độ
tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội. Quan điểm này phức tạp một số lĩnh vực sản
xuất kinh doanh và chưa thật đầy đủ bởi trong thực tế, kết quả sản xuất luôn là hệ quả của
chi phí sẵn có và chi phí bổ sung.
Quan điểm 5
Theo Samuelson Nordthuas cho rằng hiệu quả kinh tế là không lãng phí. Nghiên
cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng thêm sản lượng hàng hóa này mà không làm giảm một lượng hàng hóa

khác, nền kinh tế đạt hiệu quả khi nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó.
2.1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác nhau,
các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và các
yếu tố sản xuất cũng khác nhau. Mục đích, ý đồ nghiên cứu khác nhau thì nội dung nghiên
cứu hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Do đó để nghiên cứu HQKT cần phải hiểu phân loại
hiệu quả.

5


* Phân loại theo các yếu tố cấu thành chúng ta có các loại hiệu quả:
- Hiệu quả kỹ thuật: là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công
nghệ áp dụng vào sản xuất.
- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệuquả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên chi phí đầu vào hay nguồn lực.
Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và
giá đầu ra.
- Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tính hợp của cả hau chỉ
tiêu hiệu quả nêu trên.
* Phân loại theo bản chất và mục tiêu
- Hiệu quả kinh tế: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế
và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế và hoạt động sản xuất.
- Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả các lợi ích về mặt xã hội
và sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội
do hoạt động sản xuất đem lại.
- Hiệu quả kinh tế xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về mặt
kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt kế quả đó.

- Hiệu quả phát triển và bền vững: Là hiệu quả kinh tế - xã hội có được do những
tác động hợp lý để tạo ra nhịp điệu tăng trưởng tốt và đảm bảo những lợi ích kinh tế - xã
hội, môi trường về lâu dài.
* Theo mức độ khái quát chung ta có các loại hiệu quả sau
- Hiệu quả xã hội: là kết quả các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh công ích,
phục vụ chung cho toàn xã hội. Cùng với hiệu quả kinh tế, hoạt động sản xuất còn tạo ra
nhiều kết quả liên quan tới đời sống kinh tế - xã hội như: tạo thêm công ăn việc làm cho
người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nông dân, tăng ngân sách cho Nhà nước, giảm tỷ lệ những người mắc phải tệ nạn xã
hội…
- Hiệu quả môi trường: Đây là vấn đề được các nhà quản lý rất quan tâm. Một hoạt
động sản xuất được coi là có hiệu quả thì hoạt động đó phải không có ảnh hưởng xấu tới

6


môi trường sinh thái. Hiệu quả môi trường được đánh giá bằng các chỉ tiêu định tính như:
bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sự cân bằng sinh thái, tăng độ che phủ mặt đất…
- Hiệu quả kinh tế: Là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và
lượng chi phí bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế cần phải xem xét đầy đủ mối quan hệ
kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Hiệu quả kinh tế đạt được
khi trong điều kiện nguồn lực có hạn mà vẫn cho ra được lượng kết quả đầu ra lớn nhất ở mức
chi phí thấp nhất.
* Theo phạm vi nghiên cứu vi mô và vĩ mô
Ở phạm vi vĩ mô, HQKT được phân chia như sau:
- HQKT quốc dân là hiệu quả kinh tế được xem xét chung trong toàn bộ nền kinh
tế - xã hội.
- Hiệu quả kinh tế theo ngành, lĩnh vực là hiệu quả kinh tế được xem xét đối
với từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực là hiệu quả kinh tế được xem xét đối với
từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như ngành Nông

nghiệp, Công nghiệp…trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Trong Nông nghiệp có các
ngành như trồng trọt, ngành chăn nuôi và các ngành cụ thể như cây lương thực, cây
thực phẩm, cây công nghiệp….
HQKT theo vùng, lãnh thổ được xem xét đối với từng vùng kinh tế - tự nhiên và
phạm vi lãnh thổ hành chính như vùng đồng bằng sông Hồng, hay phạm vi tỉnh hoặc
huyện.
Ở phạm vi vi mô, HQKT được xem xét đối với các đơn vị doanh nghiệp và chủ thể
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.2.3 Các mối quan hệ trong hiệu quả kinh tế
HQKT sử dụng tài nguyên là một phạm trù kinh tế - xã hôi có quan hệ chặt chẽ vớ
các phạm trù khác trong hệ thống các phạm trù của hệ thống kinh tế - xã hội. Đất canh tác
trong sản xuất nông nghiệp là một tài nguyên quý giá, do đó hiểu các mối quan hệ này sẽ
là cơ sở để nâng cao HQKT phát triển chăn nuôi lợn thịt một cách tối ưu và phù hợp với
yêu cầu, nội dung của đề tài nghiên cứu.
* Quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
Kết quả của các lợi ích xã hội như cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống, tăng
việc làm, giải quyết thoả đáng giữa các lợi ích trong xã hội, cải thiện môi sinh, môi trường.

7


Tổng chi phí xã hội thể hiện toàn bộ chi phí sản xuất của xã hội bỏ ra trong hoạt động sản xuất
xã hội.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hộ là một phạm trù thống nhất có mối quan hệ mật
thiết với nhau, chúng là tiền đề thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nâng cao hiệu quả xã hội
được dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội là một
điều kiện quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển có hiệu quả.
* Hiệu quả kinh tế trong quan hệ với phát triển bền vững
Hiệu quả kinh tế với quan điểm phát triển bền vững là hiệu quả kinh tế được
tạo ra với những tác động hợp lý để có nhịp độ tăng trưởng kinh tế tốt và đảm bảo

tố những lợi ích về xã hội, bảo vệ môi trường ở hiện tại và tương lai.
Như vậy đảm bảo mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và
phát triển bền vững sẽ giúp phát triển kinh tế một cách bền vững.
2.1.2.4 Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
* Bản chất hiệu quả kinh tế:
Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội và được
xác định bằng hiệu quả so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hoa
phí lao động của xã hội.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển
kinh tế xã hội. Đó là việc làm thế nào để thoả mãn nhu cầu hang ngày tăng cả về vật
chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
* Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung:
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của mọi thành
viên trong xã hội. Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả kinh tế có 2 điểm đáng chú ý nhất:
- Chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí càng lớn thì càng mang lại hiệu
quả cao.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế là việc làm mà toàn xã hội quan tâm đến. Đối với
người sản xuất thì làm tăng hiệu quả chính là làm tăng lợi nhuận (thu nhập nhiều hơn, lãi
nhiều hơn), còn đối với người tiêu dung thì làm tăng hiệu quả chính là họ được sử dụng
sản phẩm hàng hoá với chất lượn cao và giá thành thấp.
Như vậy việc nâng cao hiệu quả kinh tế có vai trò rất lớn, nó đóng vai trò trung tâm
của nền kinh tế và được toàn xã hội quan tâm đến.

8


2.1.2.5 Phương pháp xác định và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế nói chung và đánh giá hiệu quả kinh tế
trong nông nghiệp nói riêng là rất khó khăn. Nên khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một
hiện tượng kinh tế, một hoạt động sản xuất kinh doanh phải có một hệ thống chỉ tiêu phù

hợp. Mỗi chỉ tiêu dù là cơ bản cũng chỉ phản ánh được một mặt của một vấn đề, một hệ
thống chỉ tiêu hoàn chỉnh sẽ bổ sung cho nhau để có thể đánh giá hoàn chỉnh một hiện
tượng kinh tế đó.
a, Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Theo định nghĩa nêu trên về hiệu quả kinh tế thì hiệu quả kinh tế có 4 công thức cơ
bản sau:
Công thức 1: H = Q/C Trong đó: H: Hiệu quả, Q: Kết quả thu được, C: Chi phí bỏ ra
Công thức 2: H = Q – C
Công thức 3: H= ∆Q / ∆C.
Trong đó H: Hiệu quả, ∆Q: Chênh lệch kết quả thu được, ∆C: Chênh lệch chi phí bỏ ra
Công thức 4: H = ∆Q - ∆Q .
Mặc dù có 4 công thức tính nhưng mỗi công thức đều có ý nghĩa riêng. Công thức
so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa khi việc so sánh tương đối ổn định. Nó phản ánh được quy
mô của hiệu quả nhưng lại không cho biết hiệu quả, không phản ánh được hiệu quả của
đồng vốn bỏ ra. Công thức so sánh tương đối được sử dụng phổ biến hơn vì nó cho biết
mức độ hiệu quả, giúp chúng ta so sánh rộng rãi. Tuy nhiên nhược điểm của công thức này
không phản ánh được quy mô của hiệu quả.
Như vậy, mỗi công thức so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối ở trên đều có ưu và
nhược điểm riêng của nó. Do đó, khi xem xét hiệu quả kinh tế cần phải kết hợp cả hai công
thức tính để chúng bổ sung cho nhau, làm tăng ưu điểm và hạn chế nhược điểm.
b, Kết quả và chi phí được xác định bằng các tiêu thức khác nhau.
* Kết quả có thể biểu hiện là:Tổng giá trị sản xuất (GO), tổng giá trị gia tăng
(VA), thu nhập hỗn hợp (MI), ∆GO, ∆VA, ∆MI.
*C có thể biểu hiện là: Tổng chi phí sản xuất (TC), chi phí cố định (FC), chi
phí biến đổi (VC), chi phí trung gian (IC), chi phí lao động (L), hoặc mức đầu tư
các yếu tố chi phí.
c, Để đánh giá hiệu quả kinh tế thường dựa vào 2 hệ thống chỉ tiêu chính là: hệ
thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (MPS) và hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Tuy

9



nhiên hiện nay người ta chủ yếu dùng hệ thống tài khoản quốc gia SNA.
- Giá trị sản xuất (GO): là gí trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm của
một đơn vị sản xuất, trong một thời gian xác định.
GO = ∑(Qi*Pi) Trong đó: Qi: Lượng sản phẩm loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm loại I
Trong điều kiện sản xuất có sản phẩm phụ thì công thức tính là:
n

GO = ∑ QiPi + qi pi .
i =1

Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm của các loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm chính loại i
qi: Khối lượng sản phẩm phụ loại i
pi: Đơn giá sản phẩm phụ loại i
Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ khoản chi phí vật chất (không tính phần khấu
hao tài sản cố định) và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong một kỳ sản xuất cố định.
IC = ∑Cj
Trong đó Cj: là khoản chi phí thứ j trong chu kỳ sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): Là chênh lệch giữa giá trị hàng hoá được sản xuất và chi
phí nguyên liệu, phụ tùng để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị gia tăng bao gồm phần tiền
lương, lãi tiền vay và lợi nhuận mà hãng hay ngành cộng thêm vào giá thành của đầu ra.
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm thu nhập
của công lao động và lợi nhuận của sản xuất trong một chu kỳ sản xuất.
MI = VA – (A+T)
Trong đó: A: Giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ
T: Thuế tái sinh cần đóng góp cho nhà nước

Nhà nước bãi bỏ thuế tái sinh đối với chăn nuôi lợn, bởi vậy:
MI =VA – A
- Khấu hao tài sản cố định là giá trị của tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình
sản xuất sản phẩm, được trích ra để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm.
- Lợi nhuận (Pr): là phần lãi ròng thu nhập hỗn hợp của một chu kỳ sản xuất kinh
doanh.

10


Pr = MI-∑(Li*Pi)
Trong đó: L: là số công lao động loại I đã sử dụng để sản xuất trong một chu kỳ.
Pi: Giá thuê một công lao động loại i.
2.1.2 Lý luận về chăn nuôi lợn, nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở hộ
2.1.2.1 Vai trò của chăn nuôi lợn
Từ lâu nay cuộc sống của người Việt Nam luôn gắn liền với trồng lúa và
chăn nuôi. Chăn nuôi không chỉ mang lại nguồn thực phẩm chủ yếu cho nhu cầu
tiêu dung của người dân mà còn phục vụ cho ngành trồng trọt (nhờ các sản phẩm
phụ). Ngoài những đặc điểm chung trên, chăn nuôi lợn còn có những đặc điểm đáng
chú ý như thu được lợi nhuận cao, chu kỳ chăn nuôi ngắn…Do vậy, chăn nuôi lợn
được hầu hết người dân quan tâm.
Trong điều kiện sản xuất của các nông hộ hiện nay, chăn nuôi lợn tận dụng
được các điều kiện như kỹ thuật, sức lao động, thức ăn sẵn có của gia đình và cung
cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị hàng hoá cao phục vụ cho nhu cầu
ngày càng tăng của xã hội. Chăn nuôi lợn còn tạo ra nguồn phân bón hữu cơ cho
phát triển trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến.
Chăn nuôi lợn cũng là một hướng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn. Tạo việc làm trong người lao động, tăng thu nhập và tăng thêm nguồn thực
phẩm chất lượng. Những năm gần đây, khi mà cuộc sống của đại bộ phận người dân
được cải thiện nhiều thì nhu cầu tiêu dung thịt ngày càng tăng, chủ yếu là thịt lợn và

các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn.
Phát triển chăn nuôi lợn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
hợp lý hơn, tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt.
Chăn nuôi lợn phát triển góp phần khai thác sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn.
2.1.2.2 Đặc điểm của chăn nuôi lợn
a> Đặc điêm sinh học
Lợn có khả năng sản xuất cao
Lợn công nghiệp ngày nay là những cỗ máy chuyển hoá thức ăn có hiệu quả, có tốc
độ sinh trưởng cao.
Lợn là loài vật ăn tạp có khả năng chịu đựng được kham khổ rất tốt.
Lợn có thể ăn thức ăn với hàm lượng chất xơ rất nhiều, chất lượng thấp.

11


Trước đây chăn nuôi lợn rất dễ dàng, chỉ với cám gạo, rau khoai lang, rau bèo…với
hàm lượng các chất dinh dưỡng không cao nhưng lợn rất dễ ăn. Do đó nhân dân ta
thường chăn nuôi lợn theo hướng tận dụng, tận dụng cơm thừa canh cạn để chăn
nuôi. Ngày nay chúng ta chăn nuôi theo hướng công nghiệp, thức ăn cho lợn được
tính toán rất kỹ đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Lợn là loài vật có khả năng thích nghi cao
Chịu đựng được kham khổ tốt trong ăn uống đồng thời nó cũng là một con
vật thông minh dễ huấn luyện. Lợn có khả năng sinh tồn trong các điều kiện sống
khác nhau, các vùng địa lý khác nhau, môi trường khác nhau. Lợn có lớp da dầy để
chống lại cái lạnh, còn nếu sống ở vùng nóng thì tăng cường hô hấp để giải nhiệt.
Chăn nuôi lợn khá nhàn rỗi, do đó bà con nông dân có nhiều thời gian làm các công
việc khác.
Lợn là loài vật dễ nuôi dễ huấn luyện
Lợn rất dễ nuôi, và đồng thời cũng khá thông minh. Chúng ta có thể huấn
luyện cho lợn các vị trí ăn, vị trí uống nước, vị trí đi vệ sinh. Thời gian ăn uống, tắm

cho lợn chúng ta cúng có thể huấn luyện. Với thời gian sinh hoạt điều độ, lợn nhanh
chóng làm quen và chúng thực hiện như một thói quen.
Lợn là loài vật có khả năng sản xuất phân bón
Giống như nhiều gia súc, gia cầm khác lợn có thải một lượng phân rất lớn.
Một con lợn trưởng thành có thể thải từ 600-760kg phân/năm. Hàm lượng các chất
trong phân khá cao, Nitơ là 0.5-.6%, phốt phát là 0.5%, kali là 0.4%. Ngày nay phân
lợn không được sử dụng làm phân bón nhiều, nhưng phân lợn được sử dụng trong
các hố biogas không chỉ cung cấp gas dùng để nấu mà còn dùng chạy các đồ điện,
thắp sáng…
b> Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, tổ chức chăn nuôi lợn
* Đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật
Lợn là vật nuôi ăn tạp, có khả năng ăn tất cả các loại thức ăn thực vật động
vật. Trong nhóm thức ăn thực vật có các loại hạt hoà thảo, hạt bồ đậu, thức ăn xanh,
thô, củ quả và phụ phế phẩm nông nghiệp, công nghiệp. Trong nóm thức ăn động
vật có sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thịt, cá…Sử dụng 46kg thức ăn cho tăng trọng 1kg đối với lợn thịt và 7-9kg thức ăn cho lợn nái sản

12


xuất 1kg lợn con giống.
Lợn là loài gia súc đa thai, đẻ từ 8-10 con/lứa, cá biệt 16-24 con/lứa, khối
lượng so sinh cả ổ đạt 16-20kg, bằng 1/10 khối lượng mẹ, trong khi đó ở bò bê sơ
sinh bằng 1/15 khối lượng bò mẹ. Lợn là loài vật nuôi thành thục sinh dục sớm và
mắn đẻ, mỗi năm có thể đẻ từ 1.8-2.0 lứa. Một lợn nái một năm có thể sản xuất 1.52.0 tấn thịt hơi.
Lợn thịt có tỷ lệ thịt xẻ cao, đạt từ 75-85%, cao hơn tất cả các giống vật nuôi
khác. Tỷ lệ nước trong thịt lợn ít hơn so với thịt khác (nước trong thịt lợn chiếm 5055%, thịt bò chiếm 70-72%, thịt dê, cừu chiếm 72%). Năng lượng trong 1kg thịt lợn
trung bình sinh 3085 calo, năng lượng 1kg thịt bò là 2140 calo. Do thịt lợn có chất
lượng tốt, tỷ lệ nước trong thịt lợn thấp hơn các loại thịt khác cho nên rất thuận tiện
trong việc gia công chế biến, bảo quản và tạo ra nhiều loại sản phẩm chế biến có giá
trị cao.

Thức ăn cho lợn: khoảng 60-70% tổng số giá thành sản xuất thịt lợn là thức
ăn. Lợn là cái máy chuyển hoá có hiệu quả nhất thức ăn thành thịt. Chăn nuôi ở các
nước phát triển chỉ cần 2.3-2.7 kg thức ăn có thể tăng 1kg tăng trọng. Trong khi ở
nước ta phải cần từ 4-6 kg thức ăn để tăng trọng được 1kg. Nguyên nhân chủ yếu là
do phối hợp thức ăn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng, dinh
dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của lợn. Tuy nhiên hiện nay khoa
học công nghệ phát triển thức ăn chăn nuôi được chế biến theo hướng công nghiệp
đáp ứng nhu cầu của từng con vật, trong từng thời kỳ phát triển. Chăn nuôi trở nên
nhàn rỗi hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn.
* Đặc điểm về tổ chức chăn nuôi lợn
- Chủ yếu lợn được nuôi ở hộ và ở trang trại, với hộ chăn nuôi lợn rất phù
hợp, có thể phát huy và tận dụng tối đa các nguồn lực gia đình sẵn có. Chăn nuôi
lợn ở các trang trại ngày càng nhiều và quy mô trang trại ngày càng lớn. Chăn nuôi
lợn ở trang trại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chăm sóc, đồng thời tránh dịch bệnh,
chăn nuôi có quy hoạch cụ thể.
- Các hình thức chăn nuôi đa dạng
+ Quy mô chăn nuôi: Khác với trước đây, mỗi hộ nông dân thường chỉ nuôi
1-2 con lợn với mục đích chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm của ngành trồng trọt và

13


thức ăn thừa trong sinh hoạt gia đình. Hiện nay, khi nền kinh tế đã có những thay
đổi cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, chăn nuôi theo hướng hàng hóa đã
phát triển, quy mô lớn hơn, tăng cả về số lượng và chất lượng trong chăn nuôi lợn.
Tùy theo điều kiện của các nông hộ (vốn, đất đai, lao động…), điều kiện tự nhiên
mà cơ cấu chăn nuôi khác nhau. Tuy nhiên, phương hướng chung trong phát triển
chăn nuôi lợn là chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng giảm dần tỷ trọng
phương thức chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ lẻ, tăng dần trong phương thức
chăn nuôi với quy mô phù hợp nhăm phát triển chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả

kinh tế cao.
+ Theo phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi truyền thống: đây là phương thức chăn nuôi tận
dụng, đang tồn tại ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Phương thức chăn nuôi này là
tận dụng các sản phẩm dư thừa của sinh hoạt gia đình, của trồng trọt. Chăn nuôi
theo phương thức này lợn lâu lớn, thời gian nuôi kéo dài, tăng trọng kém, năng suất
chất lượng kém, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cả về số
lượng và chất lượng.
Phưong thức chăn nuôi bán công nghiệp (BCN): là phương thức chăn nuôi
kết hợp chăn nuôi truyền thống kết hợp với chăn nuôi hiện đại. Sử dụng thức ăn có
sẵn như cám, gạo, ngô, khoai…kết hợp với thức ăn đậm đặc pha trộn đảm bảo chế
độ dinh dưỡng cho lợn.
Phương thức chăn nuôi công nghiệp (CN): Là phương thức chăn nuôi dựa
trên thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng các giống lợn cho năng suất, chất
lượng tốt như giống lợn hướng nạc. Đặc điểm của phương thức này là yêu cầu đầu
tư lớn về vốn, kỹ thuật chăm sóc phải đảm bảo, thức ăn phải chế biến theo quy trình
công nghiệp, năng suất, chất lượng sản phẩm cao, thời gian nuôi ngắn. Đây là
phương thức thích hợp với chăn nuôi quy mô lớn.
+ Theo phương hướng kết hợp
Lợn - gia súc: đây là hướng kết hợp lợn với một số gia súc như trâu, bò,
hướng kết hợp này đem lại hiệu quả kinh tế đôi với những nơi chăn nuôi trâu, bò có
điều kiện phát triển như những nơi gần đê, gần nơi có bãi chăn thả. Tuy nhiên
hướng kết hợp lợn – gia súc không phù hợp nhiều với điều kiện của Việt Nam.

14


×