Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.45 KB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------   ------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của
huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

Tên sinh viên

: Bành Thị Hà

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp

: KT 51A

Niên khoá

: 2006 - 2010

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Phạm Thanh Lan

HÀ NỘI - 2010


Khóa luận tốt nghiệp


Bành Thị Hà – KT51A

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010
Người cam đoan

Bành Thị Hà

1


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây tôi xin bày
tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo ThS.Phạm Thanh Lan - người đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Nam Đàn, Phòng NN&PTNT
huyện Nam Đàn, Phòng Công Thương huyện Nam Đàn, Trạm KN – KN huyện
Nam Đàn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại cơ
sở, bà con trong hai xã Vân Diên, thị trấn trên địa bàn huyện Nam Đàn đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin để nghiên cứu để hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các
tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Tác giả luận văn

Bành Thị Hà

i 2


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề
Phát triển nông thôn là chiến lược phát triển kinh tế xã hội quan trọng của
nước ta. Trong kinh tế nông thôn việc phát triển các ngành nghề, các loại hình
dịch vụ, thương mại và đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp được mọi người quan
tâm chú trọng. Ngành nghề nông thôn những năm qua đã và đang là vai trò động
lực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tăng
đáng kể thu nhập và đời sống cho nông thôn; góp phần thay đổi bộ mặt nông

thôn theo hướng CNH – HĐH, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo
hướng “li nông bất li hương”.
Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử lâu đời, mang đậm nét văn hoá
Phương Đông. Lịch sử phát triển của đất nước gắn liền với nhiều nét văn hoá
truyền thống trong đó phải kể đến làng nghề truyền thống. Các làng nghề truyền
thống sản xuất ra các sản phẩm truyền thống mà mỗi sản phẩm gắn liền với một mốc lịch
sử phát triển; gắn liền với những giá trị văn hoá tinh thần của nhân dân mỗi vùng quê.
Những năm qua với đường lối đổi mới của Đảng nền kinh tế nước ta đã có
nhiều chuyển biến mới, đặc biệt là sự khôi phục và phát triển các làng nghề,
ngành nghề truyền thống và sự hình thành các làng nghề mới. Sản phẩm ngành
nghề là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở nông
thôn. Trong quá trình phát triển một số làng nghề bị mai một đi do gặp phải
những khó khăn về thị trường đầu ra, vốn, yêu cầu kỹ thuật...bên cạnh đó lại có
một số ngành mới được hình thành và hoà nhập vào nền kinh tế thị trường với cơ
chế quản lý mới, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

3


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

Nam Đàn không chỉ là mảnh đất địa linh nhân kiệt nổi tiếng với các danh
nhân lịch sử mà Nam Đàn còn được biết đến với nghề làm tương truyền thốn. Là
người Việt Nam hẳn ai cũng biết đến tương. Vùng đồng bằng có lẽ vẫn là nơi
dùng nhiều tương hơn cả. Những lúc chao đảo thị trường nước chấm công
nghiệp do nhiễm hóa chất độc, người ta lại lặng lẽ nhớ đến tương, lại về quê với
nó. Ngẫm nghĩ tương thì giống những người tần tảo, luôn mở lòng làm chỗ dựa

cho những đứa con thất thế, che chở cho món ăn Việt vững bền. Chưa là cao
lương mỹ vị nhưng tương Nam Đàn trở nên thân thuộc không chỉ riêng cho
người xứ Nghệ mà cho cả những ai đã từng nếm thử chúng hoặc có dịp ghé qua
vùng đất này. Bao đời nay Nam Đàn vẫn tồn tại nghề làm tương truyền thống.
Trước đây, Nam Đàn có 25 xã nhưng nay các xã đã sát nhập lại chỉ còn 24 xã.
Nam Đàn là một trong 3 vùng làm tương ngon nổi tiếng cùng với tương Bần
(Hưng Yên) và tương Cự Đà (Hà Tây). Trong những năm qua, nghề làm tương
phát triển với tốc độ khá cao, nó mang lại cho cư dân địa phương một nguồn thu
nhập tương đối lớn, ổn định công việc, đảm bảo việc làm, cải thiện và nâng cao
đời sống nhân dân. Sản phẩm làng nghề được người trong và ngoài tỉnh tiêu
dùng. Ban lãnh đạo tỉnh Nghệ An và huyện Nam Đàn đã có rất nhiều đề án chính
sách khuyến khích và hỗ trợ cho việc chế biến nông sản thực phẩm và phát triển
làng nghề truyền thống đặc biệt là sản xuất tương.Làm tương sử dụng sản phẩm
của trồng trọt và phụ phẩm từ làm tương phục vụ cho chăn nuôi. Vấn đề đặt ra là
phải thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả từ đó góp phần nâng
cao vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện. Đứng
trước vấn đề này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của nghề làm tương
dối với kinh tế nông nghiệp của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An”.

4


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiểu vai trò của nghề làm tương truyền thống đối với kinh tế nông
nghiệp của huyện, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của

nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành nghề và về kinh tế nông
nghiệp
- Tìm hiểu vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện
Nam Đàn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nghề làm tương đối với
kinh tế nông nghiệp của huyện.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động sản xuất tương, các hoạt động kinh tế nông nghiệp là đầu vào và đầu
ra của nghề làm tương.
- Các hộ làm tương trên địa bàn huyện Nam Đàn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng nghề làm tương từ năm 2007 đến năm
2009
Thời gian thực tập: từ 12/1/2010 đến 25/5/2010.
- Về nội dung: Tình hình sản xuất tương của huyện và mối quan hệ của nghề làm
tương với sản xuất đậu tương, nghề làm tương với sản xuất lúa nếp, nghề làm
tương đối với chăn nuôi.

5


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những vấn đề chung về làng nghề
2.1.1.1 Một số khái niệm
- Làng nghề: Theo giáo sư Trần Quốc Vượng “gọi là một làng nghề (như
làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh, làng giấy Bưởi, làng rèn
sắt Canh Diễn, Phù Dực…) là làng ấy tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và
chăn nuôi nhỏ (lợn gà…) vẫn có một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm
đậu phụ…) song đã nổi trội một nghề cổ truyền tinh xảo, với một tầng lớp thợ
thủ công chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả…
cùng với một số thợ và phó nhỏ đã chuyên, có một quy trình công nghệ nhất định
“sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghề tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng
nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính
mỹ nghệ đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường
là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị, thủ đô và tiến tới ra cả nước, rồi
có thể xuất khẩu ra nước ngoài”. “Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu
(có một năm quá khứ trăm ngàn năm), “dân biết mặt, nước biết tên”, tên làng đã đi
vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ…trở thành di sản văn hóa dân gian.
- Làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống là những nghề xuất
hiện lâu đời trong lịch sử và tồn tại cho đến nay với những sản phẩm danh tiếng
được giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ (làng gốm sứ Bát Tràng hình thành từ
500 năm, nghề đúc đồng Đại Bái có từ năm 1039) (Dương Bá Phượng và Phạm
Văn Mai, 1998).

6


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A


Làng nghề truyền thống thường trường tồn, đứng vững qua các bước thăng
trầm của đời sống KTXH. Nhiều thế hệ nối tiếp nhau đã sản sinh ra các thế hệ tài
ba, say sưa làm sản phẩm truyền thống bằng chính long yêu nghề. Các sản phẩm
của làng nghề thể hiện tính gia truyền, danh tiếng của gia đình, dòng họ, quê hương
mình. Có thể nói làng nghề truyền thống là nơi hội tụ của nghệ nhân, đội ngũ thợ
lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa
họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.
- Ngành nghề: Ngoài nông nghiệp, trong quá trình phát triển kinh tế nhiều
ngành nghề TTCN đã xuất hiện. Trong đó mỗi ngành, mỗi nghề lại tạo ra những
sản phẩm nhất định trên cơ sở những điều kiện nhất định về hệ thống công cụ lao
động, kỹ năng lao động, công nghệ…Ngành nghề thủ công đầu tiên xuất hiện
trong các hộ nông dân nhằm tận dụng lao động dư thừa, tranh thủ thời gian nông
nhàn để sản xuất ra các công cụ sản xuất hoặc vật phẩm tiêu dùng cho đời sống
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1998).
- Ngành nghề nông thôn: Theo khái niệm của các chuyên gia Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thì ngành nghề nông thôn là những hoạt động kinh tế phi
nông nghiệp bao gồm công nghiệp, tiểu công nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục
vụ cho sản xuất và đời sống, có trình độ và quy mô khác nhau, với mọi thành phần
kinh tế như hộ gia đình, hộ sản xuất…và các tổ chức kinh tế khác nhau như HTX,
DNTN, công ty TNHH, xí nghiệp quốc doanh chủ yếu của địa phương…và có ảnh
hưởng nhiều tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Ngành nghề truyền thống: Là những ngành nghề được xuất hiện từ xa
xưa, tạo nên các sản phẩm độc đáo, được giữ gìn và kế truyền qua các thế hệ,
thường là quan hệ gia đình hoặc huyết thống. Những sản phẩm truyền thống in
đậm dấu ấn và đặc điểm văn hóa dân tộc.

7


Khóa luận tốt nghiệp


Bành Thị Hà – KT51A

Thực chất của ngành nghề truyền thống là những nghề TTCN được hình
thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác, được sản xuất tập trung tại một vùng nào đó. Đặc trưng cơ bản của
ngành nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, có nghệ
nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Sản phẩm của ngành nghề mang tính chất truyền
thống vừa mang tính chất hàng hóa, vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc.
2.1.1.2 Phân loại làng nghề
Làng nghề ở Việt Nam phát triển khá đa dạng và phong phú, nó được xuất
phát từ lợi thế so sánh của vùng địa phương mà hình thành nên. Tùy theo mục
đích nghiên cứu khác nhau mà có những cách phân loại khác nhau:
a, Phân loại theo số lượng:
- Làng 1 nghề: Là những làng ngoài nghề nông ra có thêm 1 nghề thủ công duy nhất.
- Làng nhiều nghề: Là những làng ngoài nghề nông ra còn có thêm nhiều
nghề thủ công khác.
b, Phân loại theo tính chất nghề:
- Làng nghề truyền thống: Là những làng nghề xuất hiện từ lâu trong lâu
lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay.
- Làng nghề mới: Là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa
của các làng nghề truyền thống hoặc được du nhập từ các địa phương khác. Một
số làng nghề mới được hình thành do chủ trương của một số địa phương nhằm
tạo công ăn việc làm cho người dân, cho thợ đi học nghề ở các nơi khác rồi về
dạy lại cho người dân địa phương mình.
2.1.1.3 Một số đặc điểm cơ bản của làng nghề
* Các làng nghề được sinh ra từ nông thôn

8



Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

Người làm làng nghề đa số xuất phát là nông dân, sản phẩm của ngành
nghề ban đầu cũng được sản xuất để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống
của nông dân, vì vậy làng nghề thường tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với
nông nghiệp.
Ban đầu làng nghề ra đời để giải quyết việc làm cho lao động phụ, lao
động chính lúc nhàn rỗi, người thợ thủ công đồng thời là người nông dân. Các
gia đình nông dân vừa làm ruộng vừa làm nghề. Về sau ở các làng nghề xuất
hiện các hộ làm nghề phi nông nghiệp. Các hộ chuyên làm nghề tiểu thủ công
nghiệp chỉ tham gia sản xuất nông nghiệp ở mức độ nhất định, hộ vẫn giữ đất
nông nghiệp để tự mình trồng hoặc thuê mướn người làm nông nghiệp. Vì vậy ở
các làng nghề vẫn còn một bộ phận ruộng đất sản xuất nông nghiệp và tồn tại
kinh tế nông nghiệp.
* Lao động ở các làng nghề chủ yếu là lao động thủ công đơn giản
Đại đa số lao động làng nghề là lao động thủ công đơn giản. Ngày nay
một số nghề, một số công đoạn đã được cơ giới hóa nhưng đa số công đoạn
trong quy trình sản xuất vẫn phải nhờ đến bàn tay khéo léo và sự tinh xảo của
người thợ thủ công. Chính vì vậy mà khi nói đến làng nghề thường gắn với
hình ảnh nghệ nhân.
Nguồn lao động tại các làng nghề bao gồm: lao động tại chỗ (lao động
trong gia đình, lao động của địa phương) và lao động thuê mướn. Các làng nghề
sử dụng nhiều lao động ngoài độ tuổi lao động là người già và trẻ em. Những
nghề có một số công đoạn đơn giản thu hút lao động trẻ em tham gia (ví dụ:
nghề mây tre đan…). Một số nghề đòi hỏi kinh nghiệm lại thu hút một lực lượng
không nhỏ lao động ngoài độ tuổi (ví dụ: nghề chế biến dược liệu…).

* Công nghệ sử dụng trong các làng nghề đơn giản, trình độ thấp

9


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

Công nghệ, thiết bị máy móc sử dụng trong các làng nghề là những công
nghệ trình độ thấp, chủ yếu sử dụng kỹ thuật thủ công. Trong những năm gần đây,
việc nghiên cứu, cải tiến quy trình công nghệ tại các làng được quan tâm, ứng
dụng nhiều. Nhiều doanh nghiệp, các hợp tác xã, hộ sản xuất đã chủ động đầu tư
đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng
cạnh tranh. Nhưng nhìn chung các làng nghề dựa trên cơ sở lao động thủ công là
chính, máy móc cơ khí chỉ sử dụng ở một số khâu, một số công đoạn nhất định.
* Các làng nghề xuất phát từ nguồn nguyên liệu tại chỗ
Phần lớn các làng nghề được hình thành do có nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Ngày nay do sản xuất mở rộng, một số nghề phải mua nguyên liệu từ bên ngoài như
nghề mộc, nghề chạm khắc gỗ, đúc đồng…Một số nghề tận dụng cả những phế
phẩm, phế liệu, phế thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt để làm nguyên liệu
sản xuất như nghề chế biến lông gà vịt, thú nhồi bông…Một số nghề còn phải nhập
nguyên liệu từ nước ngoài như chỉ thêu, thuốc nhuộm, thuốc nam, thuốc bắc…
* Hình thức tổ chức chủ yếu là hình thức hộ gia đình
Với quy mô hộ gia đình, các thành viên đều tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh nhưng ở các công việc khác nhau. Một số hộ phải thuê thêm lao
động bên ngoài theo hình thức thường xuyên hoặc thời vụ ở tất cả các công đoạn
hoặc chỉ ở một số công đoạn nhất định.
Hiện nay ngoài quy mô hộ gia đình còn xuất hiện nhiều hình thức tổ chức
sản xuất khác như: HTX, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, liên doanh. Các cơ

sở này có thể vừa sản xuất vừa làm đầu mối thu gom tiêu thụ sản phẩm. Ở nhiều
làng nghề loại hình này đóng vai trò liên kết các hộ gia đình, thực hiện hợp đồng
đặt hàng với hộ gia đình, giải quyết đầu ra, đầu vào với các thị trường khác nhau.
2.1.1.4 Vai trò của các làng nghề

10


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

* Góp phần thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tạo thêm nhiều việc
làm cho người lao động.
Phát triển TTCN, TM-DV ở nông thôn có nguồn gốc và có liên quan đến
nông nghiệp sẽ tạo ra việc làm cho lao động nông thôn theo hướng “li nông bất li
hương”. Do lao động nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian nông nhàn nhiều,
hơn nữa ruộng lại ít nên lao động ở nông thôn dư thừa nhiều. Việc phát triển ngành
nghề đã tạo ra nhiều công việc mới cho người lao động. Các ngành nghề nông thôn
phát triển đã kéo mở các ngành nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan tạo
thêm việc làm mới tránh được tình trạng di dân ra thành phố, giảm bớt những khó
khăn về an ninh trật tự xã hội cho thành phố và tránh được tình trạng “nhàn cư vi
bất thiện” đảm bảo phát huy môi trường sống lành mạnh trong nông thôn.
* Góp phần tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống của dân cư
nông thôn.
Ở phạm vi địa phương, các làng nghề được hình thành và phát triển khác
nhau nhưng có điểm chung là đã góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập cho
người lao động. Trong những năm qua, hầu hết các làng nghề đã có sự năng
động trong sản xuất, tìm tòi đổi mới sản phẩm nhằm đáp ứng không chỉ nhu cầu
của thị trường trong nước mà còn có sự quan tâm đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài.

Nhờ có sự phát triển của các làng nghề mà thu nhập của người dân được
tăng lên, bình quân thu nhập của người dân làng nghề thường gấp 2-4 lần so với
người dân ở vùng thuần nông. Do vậy họ có điều kiện để cải thiện cuộc sống gia
đình mình như: xây nhà kiên cố, mua sắm những trang thiết bị đắt tiền (xe máy,
ô tô, vô tuyến, điện thoại...) rút dần khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa
thành thị và nông thôn.
* Góp phần đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

11


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

Hiện nay ở một số làng nghề đã có sự phân công chuyên môn hóa rõ nét,
nhất là các làng nghề dệt may, chế biến nông sản. Các hộ đã tự hình thành nên
những tổ sản xuất hoặc HTX và có sự phân công chuyên môn hóa ở từng khâu
trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng lực sản xuất, tăng vốn, tăng
cường máy móc thiết bị, đảm bảo cho sản xuất phát triển.
Sự phát triển của ngành nghề nông thôn có vai trò quan trọng đối với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Việc phát triển làng
nghề ngoài thu hút một bộ phận lao động nông nghiệp sang TTCN, đồng thời yêu
cầu một bộ phận khác làm dịch vụ, cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, làm
chuyển dịch và tạo ra sự phân công lao động mới ở nông thôn. Đồng thời phát triển
các ngành nghề và các làng nghề cũng làm cho phi nông nghiệp nói chung và ngành
nghề tăng lên. Thu nhập của người dân không chỉ đơn thuần từ nông nghiệp mà còn
thu từ ngành nghề, dịch vụ, từ đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
* Tăng cường đóng góp cho ngân sách địa phương, góp phần nâng cấp kết

cấu hạ tầng cơ sở ở nông thôn.
Ngân sách địa phương sẽ có những nguồn thu mới từ sản xuất ngành nghề
nông thôn và các hoạt động dịch vụ thông qua thuế, các dự án đầu tư…Đây sẽ là
điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như hệ
thống đường giao thông nông thôn được nâng cấp và hoàn thiện, tại các làng
nghề hệ thống đường giao thông hầu như được bê tông hóa hay nhựa hóa, điều
này đã đảm bảo cho các phương tiện giao thông hoạt động ổn định, giwos cho
việc sản xuất và lưu thông hàng hóa thuận lợi; hệ thống đường điện đã tới hầu
hết các làng nghề; hệ thống thông tin liên lạc đã được phủ kín. Khi cơ sở hạ tầng
nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện để sản xuất ngành nghề nông thôn ứng dụng
tiến bộ KHKT mới, mở rộng sản xuất và giao lưu kinh tế.

12


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

* Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các công cụ sản xuất và giải
quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, vừa tạo ra những sản phẩm cần thiết cho
sản xuất và đời sống.
Các ngành nghề TTCN chế tạo ra những sản phẩm cần thiết phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp như: cuốc, xẻng, bình phun thuốc sâu…từ đơn giản đến
phức tạp. Nền nông nghiệp nước ta hiện nay còn lạc hậu, đòi hỏi CN – TTCN
nông thôn phải thúc đẩy quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp, nhanh chóng
đưa công nghệ máy móc hiện đại vào sản xuất. Bên cạnh đó, ngành nghề chế
biến nông sản cũng có vai trò quan trọng đối với nông nghiệp nông thôn: Vừa sử
dụng sản phẩm của nông nghiệp làm nguyên liệu đầu vào để chế biến, nâng cao
giá trị các sản phẩm nông nghiệp, vừa cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, từ đó làm

cho giá trị của ngành nông nghiệp ngày càng tăng.
Mặt khác ngành nghề TTCN còn tạo ra nhiều sản phẩm cần thiết phục vụ
sản xuất và đời sống như: lụa, vải, đồ gỗ dân dụng, dao, kéo, xoong, chậu…Đó
là những sản phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Do
vậy việc phát triển ngành nghề trong nông thôn là rất cần thiết.
2.1.2 Kinh tế nông nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm
Kinh tế nông nghiệp là tập hợp của hai phạm trù nông nghiệp và kinh tế.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản phâm
cho con người và nguyên liệu cho công nghiệp, lực lượng lao động cho các
ngành kinh tế khác và là thị trường tiêu thụ của các sản phẩm được sản xuất ra ở
các ngành phi nông nghiệp. Nông nghiệp bao gồm sản xuất, chế biến, marketinh
và tiêu thụ sản phẩm. Nông nghiệp liên quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật
sinh học như: sinh học, công nghệ sinh học, đất, nông hóa thổ nhưỡng, giống,
sinh lý và di truyền, chế biến nông sản.

13


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

Kinh tế là khoa học về phân tích việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm để
đạt được những mục tiêu trông đợi. Thông thường khoa học kinh tế liên quan
đến: a) việc ra quyết định các phương thức để sử dụng các nguồn lực có hạn; b)
thỏa mãn nhu cầu đa dạng con người; và c) tính đến hành vi và việc ra quyết
định của con người để sử dụng các nguồn lực đã có. Khoa học kinh tế bao gồm
Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô và Kinh tế tài nguyên và môi trường. Những khoa
học kinh tế này đề cập đến các nguyên lý kinh tế nêu trên vận dụng trong nền

kinh tế quốc dân cả ở tầm vi mô và vĩ mô.
Kinh tế nông nghiệp là một khoa học trong đó các nguyên lý kinh tế được
áp dụng trong những điều kiện đặc biệt của nông nghiệp. Nó là khoa học ứng
dụng liên quan đến việc xác định, mô tả, phân loại các vấn đề kinh tế nảy sinh
trong nông nghiệp và các giải pháp giải quyết vấn đề đó. Các vấn đề kinh tế
thường nảy sinh trong việc sử dụng các nguồn lực, lựa chọn các quyết định sản
xuất và thị trường, marketinh và trao đổi thương mại cũng như những giải pháp
phát triển bền vững nền nông nghiệp (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung).
2.1.2.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp
Thứ 1: nông nghiệp cung cấp những nông sản, lương thực, thực phẩm cơ
bản và thiết yếu của con người mà nếu thiếu nó sẽ có ảnh hưởng không chỉ về
mặt phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng về cả mặt xã hội và chính trị.
Thứ 2: nông nghiệp sản xuất ra nguyên liệu cho hàng loạt ngành công
nghiệp phát triển, như công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp dệt, may,
công nghiệp giấy đồ gỗ, mà nếu không phát triển tốt sẽ ảnh hưởng nhiều đến
xuất khẩu và hàng tiêu dùng.
Thứ 3: nông nghiệp góp phần vào việc tăng thu nhập và tích lũy của nền
kinh tế quốc dân, thông qua cung cấp nông sản, thuế, xuất khẩu nông sản phẩm.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, đi lên từ nông nghiệp.

14


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

Thứ 4: nông nghiệp và nông thôn là nơi có nguồn lao động dồi dào, mà
qua tăng năng suất lao động có thể giải phóng được lao động phục vụ cho các
ngành kinh tế khác. Đồng thời đó là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm

công nghiệp, dịch vụ, tạo cho nền kinh tế chung phát triển.
Thứ 5: nông nghiệp và nông thôn trải ra trên địa bàn rộng lớn ở các vùng
trên đất nước, nếu phát tốt sẽ góp phần quan trọng để bảo vệ môi trường sinh
thái. Ngược lại nếu phát triển không tốt sẽ ảnh hưởng lớn làm ô nhiễm môi trường.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Phát triển làng nghề trên thế giới
Thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn là một tất yếu khách quan
đối với các nước nông nghiệp lạc hậu kém phát triển. Trong quá trình lựa chọn
hướng phát triển cho kinh tế nông thôn, quá trình CNH nông nghiệp thành công
ở một số nước quanh khu vực Châu Á có điều kiện kinh tế tương tự như Việt
Nam sẽ giúp chúng ta tìm được những kinh nghiệm quý báu trong quá trình phát
triển kinh tế nông thôn, từ đó tìm ra hướng giải quyết đúng đắn vấn đề.
* Trung Quốc: là nước có nền văn minh cổ đại với những sản phẩm mỹ
nghệ độc đáo với nhiều mẫu mã khác nhau. Quá trình CNH – HĐH nông nghiệp
nông thôn ở Trung Quốc phát triển nhanh chóng trong những năm cải cách và
mở cửa. Từ năm 1978 đến năm 1992 Trung Quốc đã thực hiện phương châm “li
nông bất li hương” để phát triển công nghiệp Hương Trấn. Xí nghiệp Hương
Trấn là hình thức mới cao hơn CNH – HĐH. Trung Quốc khai thác hiệu quả
tiềm năng kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho dân cư, làm giảm chênh lệch
giữa thành thị và nông thôn, giữa công nhân với nông dân. Nhờ vậy cơ cấu kinh
tế nông thôn Trung Quốc đã có sự chuyển dịch: Tỷ trọng giá trị sản lượng nông
nghiệp giảm từ 68,2% (1978) xuống còn 40,8% (1991), tỷ trọng giá trị sản lượng
công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn tăng từ 31,8% (1978) lên 59,2% (1991). Cơ

15


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A


cấu thu nhập của cư dân Trung Quốc cũng được cải thiện, năm 1978 thu nhập
ngoài nông nghiệp của nông dân chỉ chiếm 7% thì đến năm 1988 đã tăng lên
27,3%, nhiều thôn xã đã trở nên giàu có nhờ công nghiệp Hương Trấn, thôn Đại
Khâu Trang với thu nhập 10000 NDT/người.
Đến nay xí nghiệp Hương Trấn rất đa dạng về quy mô, phương thức sản
xuất đã tạo việc làm cho 120 triệu lao động nông thôn, góp phần tích cực vào
việc xây dựng nông thôn mới và hàng hóa tiêu dùng tại chỗ. Tuy nhiên sự phát
triển ồ ạt đã nhanh chóng dẫn đến tình trạng cung hàng hóa vượt quá cầu gây ứ
đọng sản phẩm, nhiều xí nghiệp phải đóng cửa. Đây cũng là bài học kinh nghiệm
cho nước ta khi mở rộng quy mô làng nghề cũ, hình thành những làng nghề mới.
* Đài Loan: CNH ở Đài Loan chú trọng cả công nghiệp và nông nghiệp,
cả thành thị và nông thôn. Công nghiệp nông thôn bao gồm các ngành nghề
TTCN, các làng nghề cổ truyền, các xí nghiệp gia đình sản xuất, chế biến lương
thực, thực phẩm theo công nghệ cổ truyền và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
phục vụ du lịch và xuất khẩu, các xí nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn sản xuất
hàng tiêu dùng, vật tư kỹ thuật và tư liệu sản xuất cho nông nghiệp, sản xuất kinh
doanh độc lập. Với cơ chế thoáng trong chính sách tự do kinh doanh, tự do thành
lập doanh nghiệp của Đài Loan đã tạo cơ hội thuận lợi cho những người sản xuất
có tài quản lý tập hợp những người thợ làng nghề phát triển sản xuất, đa dạng
hóa thu nhập của ngành, đưa thu nhập phi nông nghiệp lên tới 90% còn nông
nghiệp chỉ chiếm 10%. Như vậy việc chúng ta cần nghiên cứu và học tập đó là
phải có một chính sách tự do sản xuất kinh doanh, phù hợp trong khuôn khổ cho
phép để thực hiện phương châm “ai giỏi nghề gì làm nghề ấy”, thực hiện chuyên
môn hóa sản xuất trong cả nông nghiệp lẫn CN – TTCN trong nông thôn.

16


Khóa luận tốt nghiệp


Bành Thị Hà – KT51A

* Nhật Bản: Trong quá trình CNH, ngành nghề TTCN không bị mai một
đi mà trái lại nó vẫn được duy trì và phát triển ở nông thôn, trong các hộ nông
dân trong các làng nghề và thị trấn có nghề truyền thống.
Theo kết quả điều tra thống kê hiện nay Nhật Bản có 867 nghề thủ công
khác nhau như chế biến lương thực, thực phẩm bằng nông sản, thủy sản, đan lát,
gốm sứ, sơn mài, rèn…Vào thập kỷ 70 đã có phong trào “mỗi làng một sản
phẩm” nhằm khôi phục phát triển ngành nghề truyền thống nông thôn, đã tạo ra
270 sản phẩm TTCN tại các cơ sở sản xuất gia đình, thu nhập 1,2 tỷ USD
(1992). Trong quá trình CNH – HĐH, Nhật Bản phát triển CN – TTCN nông
thôn, đồng thời đầu tư về phát triển nông nghiệp về mọi mặt như thủy lợi hóa,
hóa học hóa, điện khí hóa sản xuất, dịch vụ kinh tế kỹ thuật ở nông thôn hỗ trợ
về: tín dụng, mua bán, giao thông liên lạc, bảo quản…kết quả là số hộ kinh tế
vừa làm nông nghiệp vừa làm công nghiệp tăng lên từ 45,6% (1945) lên tới 88%
(1990). Như vậy Nhật Bản phát triển ngành nghề nông thôn có tác động tích cực
đên nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu lao động theo chiều hướng tăng số hộ
kiêm, đồng thời làm thay đổi cơ cấu thu nhập theo hướng tăng thu nhập phi nông
nghiệp, giải quyết việc làm cho cư dân nông thôn. Đây là vấn đề cần tìm hiểu và
học tập đối với các nước nông nghiệp nói chung và Việt Nam nói riêng.
* Thái Lan: Trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, Chính
Phủ Thái Lan quan tâm đến phát triển ngành phi nông nghiệp, thực hiện hiệu quả
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Các ngành nghề truyền thống được khôi
phục và phát triển, phát triển CN – TTCN nhằm kích thích phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Sản xuất nông nghiệp được đầu tư lớn và Thái Lan đã nhanh
chóng trở thành cường quốc đứng đầu về nông nghiệp. Phát triển ngành nghề
nông thôn ở Thái Lan đã kéo theo nông nghiệp phát triển, tạo việc làm tăng thu

17



Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

nhập cho cư dân nông thôn, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thái Lan,
nông nghiệp giảm từ 29,9% xuống còn 14,7% GDP năm 1991.
* Nhận xét chung
Qua nghiên cứu quá trình CNH – HĐH, sự hình thành và phát triển CN –
TTCN ở một số nước Châu Á có thể rút ra một số nhân xét sau:
Đối với các nước Châu Á có điều kiện tương tự như nhau, để thực hiện
thành công quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn thì phải coi trọng CN
– TTCN. Phát triển CN – TTCN góp phần làm tăng những tác động tích cực đến
nông nghiệp nông thôn như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, làm
thay đổi cơ cấu lao động, cơ cấu thu nhập trong khu vực nông thôn. Từ đó làm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, CN – TTCN phát triển đã kéo
theo những hạn chế to lơn mà Chính phủ các nước cần lưu ý đó là vấn đề ô
nhiễm môi trường. Vì vậy, Chính phủ và cư dân các nước cần phải có biện pháp
giải quyết kịp thời để ngăn chặn tình trạng này.
2.2.2 Thực tiễn ở Việt Nam
* Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986)
Thời kỳ này hoạt động ngành nghề, làng nghề ở Việt Nam được hợp tác
hóa, hình thành các HTX và các tổ làm nghề truyền thống. Lao động phục vụ
ngành nghề TTCN thời kỳ này gần 2 triệu người và tăng lên liên tục, lao động
gia đình xã viên tăng lên, tỷ trọng lao động trong tư nhân, cá thể rất thấp và
không được chú trọng. Bên cạnh việc thành lập các HTX và các tổ chuyên ngành
nghề, đặc biệt là những năm đầu của thập kỷ 70, nhằm tăng nhanh xuất khẩu
hoặc gia công hàng xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường.

Biểu 2.1 Một số kết quả sản xuất TTCN trước năm 1986 của Việt Nam
Chỉ tiêu

ĐVT

18

1981

1985

1986


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

1. Giá trị tổng sản lượng

Tr.đ

2. Giá trị sản lượng BQ/người

1000

3. Giá trị TTCN – XK
4. Giá trị TTCN BQ/LĐ

27713,68 36786,15 48539,24

17,27

22,87

26,89

Tr.USD

161,40

220,24

245,62

USD

100,59

136,92

136,15

10,20

35,70

29,80

Tỷ lệ hàng TTCN trong tổng GTXK %


(Nguồn: Ngành nghề nông thôn Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc gia Hà Nội)
Thời kỳ này giá trị tổng sản lượng tăng lên tương đối từ 27713,68 triệu đồng
(năm 1981) lên 48539, 24 triệu đồng (năm 1986) tăng 28025,56 triệu đồng. Chứng tỏ
mô hình HTX – TTCN, tổ đội ngành nghề tác động lớn đến phát triển ngành nghề,
làng nghề nông thôn. Có thể nói đây là thời kỳ phát triển thịnh vượng của ngành
TTCN ở Việt Nam. Song thời thịnh vượng này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
* Thời kỳ sau năm 1986 đến nay
Đại hội lần thứ 6 của Đảng cộng sản Việt Nam (1986) thực hiện cơ chế
quản lý mới, xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, đưa nền kinh tế Việt
Nam phát triển theo hướng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước. Nhờ đó nhiều làng nghề đã được đẩy mạnh sản xuất, tăng nhanh sản phẩm
hàng hóa, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao
mức sống của người dân địa phương.
Với cơ chế này đã thực sự giải phóng sức sản xuất, phát huy mọi tiềm
năng về kỹ thuật, tay nghề của người thợ. Ngoài ra trong các làng nghề cũng có
sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nhằm phát triển vượt bậc về
cả số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, tạo việc làm ổn định cho người lao
động ở địa phương và lao dộng dư thừa ở các vùng lân cận, giảm tỷ lệ hộ đói
nghèo, tăng tỷ lệ hộ giàu, khá. Song do sự biến động về thị trường (1990-1991)
nên sản xuất trong làng nghề gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về việc làm.

19


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

Từ năm 1992 đến nay, sau một thời gian giảm sút đáng kể sản xuất và
kinh doanh sản phẩm, các sản phẩm của làng nghề đã dần tìm được chỗ đứng và

mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần từng bước phục hồi và phát triển sản xuất.
Một số làng nghề đã trở nên năng động, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tích
lũy nhanh và mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Điều này đã có tác động không nhỏ
đến nông nghiệp nông thôn, làm thay đổi cơ cấu lao động nông thôn, tỷ lệ hộ
chuyên, hộ kiêm ngày càng gia tăng, tỷ lệ hộ thuần nông ngày càng giảm, cơ cấu
kinh tế nông thôn đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Đây là vấn đề
xuyên suốt trong quá trình CNH – HĐH nông thôn Việt Nam.
Chủ trương khôi phục, phát triển làng nghề và chính sách cụ thể về đầu tư,
vốn, ngân hàng trong những năm qua của nhà nước đã mang đến cho làng nghề
luồng gió mới. Các sản phẩm gia tăng về số lượng, mẫu mã, chất lượng. Nhiều
sản phẩm không chỉ đáp ứng tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang
nhiều nước trên thế giới trong đó có Nhật, Mỹ, EU góp phần làm tăng giá trị sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong địa phương và cả nước. Việc phát
triển làng nghề đã giảm sức ép về dư thừa lao động, làm cho đời sống của người
dân làng nghề nâng cao, mức thu nhập của người lao động tăng từ vài trăm ngàn
lên hàng triệu đồng/tháng. Nhiều làng nghề nhà tầng mọc lên san sát như một
dãy phố, đời sống vật chất của người lao động tăng, đời sống văn hóa tinh thần
cũng có nhiều thay đổi, nhiều làng nghề được công nhận là làng văn hóa. Ngoài
những thế mạnh phát triển du lịch của Việt Nam như cảnh quan thiên nhiên,
những nét văn hóa đặc sắc dân tốc…làng nghề truyền thống phát triển cũng là
hình thức góp phần vào việc quảng bá du lịch, khêu gợi trí tò mò của du khách
đến với những làng nghề. Thời gian gần đây, số lượng khách du lịch mua những
sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam ngày một tăng.

20


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A


Theo kết quả điều tra do cục chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và
nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) với Cơ quan hợp tác quốc
tế Nhật Bản (JICA), Việt Nam hiện có khoảng 2017 làng nghề truyền thống có
lịch sử trên 100 năm. Các làng nghề thường được phân loại theo nhóm sản phẩm
như chế biến lương thực, thực phẩm và dược liệu; chế biến đồ gỗ, thủ công mỹ
nghệ; dệt nhuộm, da dày; vật liệu xây dựng; tái chế chất thải. Ở đồng bằng sông
Hồng có 700 làng nghề cổ truyền và làng nghề mới, trong đó nhiều nhất là ở
Thái Bình, Hà Tây, Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh. Ở thành phố Hồ Chí Minh có
60 làng nghề. Nhiều làng nghề cổ truyền đã nổi tiếng từ hàng trăm năm nay như
lụa Vạn Phúc, gạch gốm Bát Tràng, chế biến hạt sen ở Ninh Hiệp, tranh Đông Hồ.
Tuy nhiên làng nghề ở Việt Nam phần lớn tổ chức theo hộ gia đình; truyền
nghề theo kiểu kèm cặp, lao động thủ công là chính, không được trang bị kiến thức
môi trường và an toàn lao động; chỗ sản xuất, chế biến thường cùng với nơi sinh hoạt
của gia đình. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, nhiều nơi đã từng
bước hình thành các khu công nghiệp vừa và nhỏ, đưa các hộ sản xuất, kinh doanh ra
khỏi khu vực dân cư. Tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng khu quy hoạch cho làng giấy
Phong Khế, làng đúc đồng Đại Bái, làng đồ gỗ Đông Kỵ, rộng hàng chục ha.
2.2.3 Một số tình hình chung về phát triển làng nghề của tỉnh Nghệ An
Trong những năm vừa qua tỉnh đã triển khai các đề án dự án khôi phục
phát triển làng nghề và làng có nghề, đặc biệt thực hiện tốt nghị quyết 05/NQ của
tỉnh ủy về khôi phục và phát triển làng nghề thời kỳ 2001- 2010. Bên cạnh đó
hội đồng liên minh cùng các sở ban ngành các huyện thành thị tiến hành điều tra
khảo sát đánh giá thực trạng ngành nghề. Theo số liệu báo cáo của 19 huyện,
thành thì tổng số làng nghề và làng có nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An tính đến
ngày 1/10/2004 là 110 làng, chỉ có 9 làng đủ tiêu chuẩn làng nghề (8,2%). Trong
9 làng đó tổng số lao động làm nghề là 2685 người chiếm tỷ lệ 75,9% tổng số lao

21



Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

động của làng. Giá trị sản xuất năm 2003 đạt 81894 triệu đồng chiếm 86,85%
tổng giá trị. Thu nhập đạt 173902 triệu đồng chiếm 68,8% thu nhập của làng. Giá
trị sản xuất 9 tháng đầu năm 2004 đạt 35586 triệu đồng chiếm 78,1% tổng giá trị.
Thu nhập đạt 11562 triệu đồng chiếm 64,39% tổng thu nhập của làng.
Qua số liệu thì tỷ lệ làng nghề đủ tiêu chuẩn làng nghề trên địa bàn tỉnh
Nghệ An còn thấp. Đến hết năm 2004 toàn tỉnh có 26 làng nghề được UBND
tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề. 26 làng nghề này có tổng số lao động làm
nghề 8443 người chiếm 57,5% tổng số lao động của làng, giá trị sản xuất hàng
năm đạt trên 133 tỉ đồng chiếm 65% tổng số thu nhập của làng. Thu nhập bình
quân của người lao động đạt 6,1 – 6,5 triệu đồng/năm. Các địa phương có phong
trào xây dựng và phát triển làng nghề và làng có nghề khá cao và có số lượng
làng được UBND tỉnh công nhận nhiều là: huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh
Lưu, Yên Thành, thành phố Vinh.
2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan
Có thể nói vị trí và vai trò của ngành nghề trong nông thôn là rất quan
trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn. Vì vậy việc đầu tư
nghiên cứu các xu hướng vận động và phát triển của ngành nghề là một vấn đề
được đặc biệt quan tâm và tập trung nghiên cứu của Chính phủ, các tổ chức liên
quan và các nhà nghiên cứu khoa học.
Hiện nay đã có rất nhiều tài liệu, báo cáo, luận văn tiến sỹ, thạc sỹ và tốt
nghiệp đại học về vấn đề này. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề ngành nghề, làng nghề, tác động và vai trò của nó.
Phạm Thị Thanh Lê với đề tài nghiên cứu tác động của việc phát triển
làng nghề truyền thống đến kinh tế hộ nông dân huyện Việt Yên tỉnh Nam
Định khẳng định: NNNT là một bộ phận quan trọng của kinh tế nông thôn, góp

phần tích cực trong việc xây dựng và phát triển kinh tế của huyện, thúc đẩy quá

22


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện theo hướng
CNH – HĐH. NNNT phát triển kéo theo các hoạt động dịch vụ xã hội khác phát
triển theo, các hộ nông dân không làm nghề cũng có thêm điều kiện tăng thu
nhập thông qua các phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại. Trong quá trình
CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn thì ngành nghề nông thôn được coi là khâu
mũi nhọn, đột phá còn nông nghiệp được coi là nền tảng vững chắc quyết định
sự thành công. Tuy nhiên nó cũng có những tác động tiêu cực như các hộ chỉ tập
trung đầu tư vào ngành nghề mà không chú trọng sản xuất nông nghiệp.
Trần Thị Ngoan, 2005, với đề tài Tác động của ngành nghề đến nông
nghiệp, nông thôn ở thôn Vân Chàng xã Nam Giang huyện Nam Trực tỉnh
Nam Định khẳng định: Ngành nghề phát triển có tác động lớn đến sản xuất nông
nghiệp: Các hộ kiêm ngành nghề chỉ sản xuất 2 vụ lúa chính. Diện tích đất chăn
nuôi ngày càng giảm do diện tích đất ngành nghề ngày càng tăng. Chi phí sản
xuất trên một đơn vị diện tích trồng trọt của hộ có ngành nghề lớn hơn hộ không
có ngành nghề. Ngành nghề phát triển đã giải quyết được việc làm cho cư dân tại
địa bàn nông thôn, ngoài ra còn thu hút được 1500 lao động từ các vùng lân cận.
Mặt khác nó còn làm chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng
ngành nghề và dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Ngành nghề phát
triển đã mang lại thu nhập cao cho người dân
P.T.S Nguyễn Quỳnh Anh, 1997, Kết quả bước đầu nghiên cứu khôi
phục và phát triển nghề làm tương truyền thống ở Nam Đàn – Nghệ An qua

điều tra cho các nhận xét sau: 100% dân ăn tương và sử dụng tương trong các
bữa ăn. Giống đậu tương để làm tương là giống đậu tương xuân Nam Đàn, mốc
tương có thể từ nếp hoặc ngô, nước làm tương là nước giếng, nước sông nhưng
phải là nước được dung để nấu chè xanh hoặc là pha trà thơm ngon không mất
mùi. Ông đã tổng kết được 20 quy trình dân gian chủ yếu làm tương. Xây dựng

23


Khóa luận tốt nghiệp

Bành Thị Hà – KT51A

được tiếu chuẩn cho ra đời tiêu chuẩn 33 TCV 1- 1996 về tương Nam Đàn.
Nghiên cứu đã khẳng định tương là loại thực phẩm rất có giá trị về dinh dưỡng.
Các nguyên liệu làm tương đều là những nguyên liệu có rất lớn cho sức khỏe con
người, không hề sử dụng một loại hóa chất nào. Ông đã nghiên cứu và xây dựng
phương pháp tiếp thị nhằm khôi phục và phát triển một làng nghề truyền thống
vừa giải quyết việc làm tăng thu nhập vừa có thêm một loại thực phẩm có chất
lượng có lợi cho sức khỏe con người.
Lê Thị Nguyệt, 2008, với đề tài Đánh giá tình hình sản xuất tương và
những biện pháp nhằm định hướng phát triển thành lập làng nghề truyền
thống ở huyện Nam Đàn đã khẳng định: Tương là sản phẩm truyền thống của
người dân huyện Nam Đàn. Có đến 95% dân sử dụng tương trong các bữa ăn.
Năm 1995 tương bắt đầu được đưa vào sản xuất hàng hóa và đang tồn tại đến
ngày hôm nay với quy mô và số lượng lớn hơn trước. Tương hàng hóa được sản
xuất quanh năm có đến 76.7% số hộ sản xuất tương quanh năm. Tuy nhiên các
hộ sản xuất tương hàng hóa vẫn còn manh mún nhỏ lẻ. Vì vậy cần có những
chính sách để hỗ trợ phát triển hơn nữa sản xuất tương.


24


×