Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An từ 2008 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.71 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với các thầy cô giáo khoa
Kế hoạch& Phát triển trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, đặc
biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo TS. Nguyến Thị Hoa – Người
dã trực tiếp hướng dẫn em để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập
này. Em cũng xin cám ơn anh Đức cùng các đội ngũ cán bộ nhân viên
thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Nam Đàn đã tận tình giúp đỡ em về kiến
thức chuyên môn và tài liệu cần thiết cho đề tài.
Sinh viên:
Nguyễn Thị Hương Sen
1
LỜI MỞ ĐẦU
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn cho phép mỗi
địa phương cũng như quốc gia khai thác mọi hiệu quả, tiềm năng để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm gần đây huyện Nam Đàn - Nghệ An đã có những
biện pháp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa
phương. Nhờ vậy cơ cấu kinh tế nông thôn bước đầu đã có sự chuyển
dịch theo hướng tiến bộ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
phát triển, đời sống nông thôn từng bước khởi sắc.
Tuy nhiên là một huyện nông nghiệp truyền thống, điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt, lại phải chịu nhiều hậu quả do chiến tranh để lại. Kinh
tế nông thôn ở Nam Đàn vẫn nặng nề về tự cấp tự túc, sản xuất hàng hoá
chưa phát triển, tiềm năng, lợi thế của địa phương chưa được khai thác
hết. Chính vì vậy một trong những chủ trương lớn để phát triển kinh tế
của địa phương trong thời gian tới đã được huyện xác định là đẩy mạnh
chuyến dịch cơ cấu nông thông theo hướng CNH – HĐH. Đây là một
mục tiêu lớn đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền địa
phương.Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một giải pháp chủ yếu thực
hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Nam Đàn
tỉnh Nghệ An từ năm 2008-2010”


làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của tôi.
Có thể nói rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Nam Đàn nói riêng là những nội dung
quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng
như địa phương. Cho đến nay cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn
là vấn đề phức tạp về lý luận, phong phú về thực tiễn đòi hỏi phải tiếp
2
tục nghiên cứu tìm hiểu. Trong phạm vi một chuyên đề thực tập tốt
nghiệp, bị giới hạn về thời gian, khả năng và kinh nghiệm của bản thân
còn hạn chế, lĩnh vực đề tài lại rộng và khó nên không thể tránh khỏi
thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
và các bạn để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình.
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Thị Hương Sen
3
CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG THÔN Ở HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH NGHỆ AN
1.1. Một số vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy phân công lao
động xã hội. Các ngành, lĩnh vực được phân chia theo tính chất sản
phẩm, chuyên môn kỹ thuật. Khi các ngành, các lĩnh vực kinh tế hình
thành, nó đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mối
quan hệ đó vừa thể hiện sự hợp tác, hỗ trợ nhau, song cũng cạnh tranh
với nhau để phát triển. Sự phân công và mối quan hệ hợp tác trong hệ
thống thống nhất là tiền đề cho quá trình hình thành cơ cấu kinh tế.

Theo C.Mac: “ Cơ cấu kinh tế xã hội là toàn bộ những sản xuất phù
hợp với một quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật
chất”. C.Mác còn nhấn mạnh rằng, khi phân tích đánh giá một cơ cấu
kinh tế thì phải chú ý tói cả mặt số lượng và chất lượng của nó.Theo ông,
cơ cấu kinh tế là “ Một sự phân chia về vật chất và một tỷ lệ về số lượng
của quá trình sản xuất xã hội”. Cơ cấu kinh tế là sự phản ánh trình độ
phát triển của phân công lao động xã hội, không chỉ là mối quan hệ giữa
các bộ phận cấu thành hệ thống mà bao hàm sự phát triển của từng bộ
phận trong cơ cấu đó.Mặt khác, cơ cấu kinh tế có tính ổn định tương đối,
nó luôn vận động và phát triển theo xu hướng tiến bộ hơn. C.Mác cho
rằng: “ Do tổ chức quá trình lao động và phát triển kỹ thuật một cách
mạnh mẽ, đã làm đảo lộn toàn bộ cơ cấu kinh tế của xã hội”.
4
Từ điển bách khoa Việt Nam viết “ Cơ cấu kinh tế là tổng thể các
ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối hợp thành”
và liệt kê các loại cơ cấu khác nhau: Cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ cấu
theo ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo đơn vị hành
chính – lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế. Trong đó, cơ cấu theo ngành
kinh tế - kỹ thuật mà trước hết là cơ cấu công – nông nghiệp – dịch vụ là
quan trọng nhất.
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu có thể hiểu cơ cấu
kinh tế như sau:
Cơ cấu kinh tế quốc dân hay còn gọi là kết cấu kinh tế vĩ mô, là
tổng thể các mối liên hệ tất yếu, phổ biến bên trong giữa các mặt, các bộ
phận, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong mối tác động qua lại
giữa lực lượng sản xuất, được biểu hiện trong những điều kiện không
gian và thời gian nhất định. Dưới giác độ khác nhau, cơ cấu kinh tế
đuwocj phân thành nhiều loại :
- Cơ cấu ngành xét dưới giác độ phân công sản xuất;
- Cơ cấu vùng xét dưới giác độ hoạt động kinh tế xã hội theo lãnh thổ;

- Cơ cấu thành phần kinh tế xet hoạt động kinh tế theo quan hệ sở
hữu;
- Cơ cấu đối ngoại xét trình độ mở cưa và hội nhập của nền kinh
tế;
- Cơ cấu tích lũy xét tiềm năng để phát triển kinh tế
Những cơ cấu mang tính chất tổng hợp của nền kinh tế bao gồm cơ
cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. Trong
cơ cấu ngành kinh tế công nghiệp và nông nghiệp được gọi là các ngành
sản xuất vật chất, thực hiện chức năng sản xuất trong quá trình tái sản
xuất. Để những sản phẩm trong hai ngành này đi vào tiêu dùng cho sản
5
xuất hoặc tiêu dùng cho đời sống phải qua phân phối và trao đổi. Những
chức năng này do hoạt động dịch vụ đảm nhận. Các hoạt động dịch vụ
như thương mại, vận tải, thông tin, ngân hàng, bảo hiểm…đảm bảo cho
quá trình tái sản xuất được liên tục. Không có sản phẩm hàng hóa thì
không có cơ sở cho hoạt động dịch vụ tồn tại. Sản xuất hàng hóa càng
phát triển, đời sống nhân dân càng nâng cao thì nhu cầu dịch vụ càng
lớn. Như vậy, sự tác động qua lại giữa các ngành tạo điều kiện thúc đẩy
phát triển kinh tế. Mối quan hệ giữa các ngành không chỉ biểu hiện về
mặt định tính mà còn được tính toán thông qua tỷ lệ giữa các ngành. Như
vậy, cơ cấu ngành là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong toàn bộ nền
kinh tế, mối quan hệ này bao gồm cả về số lượng và chất lượng, chúng
thường xuyên biến động và hướng vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu
ngành là bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế, sự biến động của
nó có ý nghĩa quyết định đến sự biến động của nền kinh tế.
Nếu cơ cấu ngành được hình thành từ chuyên môn hóa sản xuất thì
cơ cấu lãnh thổ hình thành từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý.
Mỗi vùng lãnh thổ là một bộ phận tổ hợp của nền kinh tế quốc dân, do
đó sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động, kết cấu
hạ tầng và điều kiện xã hội lhác nhau tạo cho mỗi vùng có những đặc

thù, những thế mạnh riêng.
Khác với cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành
phần kinh tế được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản
xuất. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử, chế độ sở hữu cũng xuất
hiện những hình thành mới .Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, lao
động thủ công theo kiểu hái lượm và săn bắt thì mọi tài sản đều thuộc sở
hữu công cộng. Sau đó cùng sự phát triển sản xuất, chế độ chiếm hữu tư
6
nhân tư bản về tư liệu sản xuất ra đời. Hai chế độ này cùng tồn tại và có
lúc đan xen với nhau tạo ra hình thức sở hữu mới.
Như vậy cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cở cấu thành phần kinh tế là
ba bộ phận hợp thành cơ cấu của tổng thể nền kinh tế.
1.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình tác động có hướng của chủ
thể quản lý kinh tế, nhằm biến đổi từ một cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém
hiệu quả sang một cơ cấu kinh tế mới hợp lý hơn, hiệu quả hơn. Đó là
quá trình tác động liên tục, tổng hợp trên nhiều phương diện ở cả cấp vĩ
mô và vi mô.
Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng đến sự hình thành cơ
cấu kinh tế hợp lý. Một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn phải đạt được 5 yêu
cầu cơ bản:
Phát huy tốt nhất lợi thế so sánh của quốc gia, vùng, ngành và
doanh nghiệp.
Phải khai thác tổng hợp mọi nguồn lực.
Phải góp phần vào ổn định kinh tế, chính trị và môi trường.
Phải kết hợp kinh tế trong nước và ngoài nước.
Phải gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc
về xã hội như: tạo thêm việc làm, phân phối công bằng hợp lý.
Những yêu cầu trên đồng thời cũng là tiêu chí định tính để đánh giá
cơ cấu kinh tế.

1.1.1.3. Cơ cấu kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn là một trong hai khu vực kinh tế đặc trưng của
nền kinh tế quốc dân (khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế
thành thị). Kinh tế nông thôn là hai khái niệm để diễn đạt một tổng thể
7
kinh tế - xã hội diễn ra trên địa bàn nông thôn, nó bao hàm cả nông
nghiệp ( theo nghĩa rộng) và cả công nghiệp và dịch vụ.
Cũng như cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông thôn bao
gồm cơ cấu các ngành: Nông – Lâm – Thủy sản – Công nghiệp – Tiểu
thủ công nghiệp – Dịch vụ nằm trên địa bàn nông thôn. Trong đó, ở nước
ta hiện nay, ngành nông nghiệp (cả nông lâm thủy sản) còn là bộ phận
chủ yếu chiếm tỷ trọng cao. Các ngành đó có mối quan hệ thúc đẩy hỗ
trợ và tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.
Cùng với cơ cấu ngành, do đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội từng
vùng có khác nhau, do đó đã hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ. Đồng thời
nông thôn ngày nay đã xuất hiện nhiều thành phần kinh tế tham gia vào
quá trình sản xuất, lưu thông, vì vậy cũng xuất hiện cơ cấu các thành
phần kinh tế.
Như vậy cơ cấu kinh tế nông thôn là tỷ lệ giữa các các ngành, các
lĩnh vực, các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhất định, được thể hiện
cả về định tính và định lượng trên địa bàn nông thôn.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn
• Nhóm các nhân tố hoàn toàn tự nhiên:
Nhóm các nhân tố hoàn toàn tự nhiên gồm có: Vị trí địa lý, tài
nguyên khoáng sản, nguồn nước, thời tiết khí hậu, đất đai,…
C.Mác viết: “Bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng là việc con người
chiếm hữu lấy những đối tượng của tự nhiên trong phạm vi của một hình
thái kinh tế xã hội nhất định”. Vì vậy quá trình chiếm hữu đó luôn luôn

chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên. Thiên nhiên vừa cung cấp các yếu tố
thuận lợi, nhưng cũng gây không ít khó khăn cho quá trình phát triển
8
kinh tế. Qúa nhấn mạnh và lệ thuộc vào tự nhiên hoặc việc coi thường
bất chấp tự nhiên đều dẫn đến kém hiệu quả. Bởi vậy phải chung sống
với tự nhiên, tôn trọng tự nhiên, dựa vào sự phát triển khoa học công
nghệ để lợi dụng tự nhiên và bảo vệ tự nhiên.
Cơ cấu kinh tế nông thôn có một tồn tại là nông nghiệp còn chiếm
tỷ trọng lớn vì thế nên nhóm nhân tố tự nhiên có tác động rất lớn. Quy
mô và cơ cấu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào quỹ đất nông nghiệp
trong tổng quỹ đất tự nhiên cũng như độ phì nhiêu và cấu tạo thổ
nhưỡng. Theo kết quả điều tra những năm gần đây cho thấy ở Việt Nam
đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp là 3,7 triệu ha, ngoài ra đất có
thể đưa vào sản xuất nông nghiệp nhưng cần đầu tư cải tạo và sản xuất
theo phương thức nông lâm kết hợp.
Mặt khác khí hậu thời tiết khác nhau cũng là điều kiện quan trọng
trong việc bố trí cơ cấu nông nghiệp.
Tóm lại nhóm nhân tố tự nhiên đòi hỏi con người phải có điều tra,
khảo sát, nghiên cứu để hiểu được tự nhiên, tôn trọng tự nhiên, chung
sống, lợi dụng tự nhiên hoặc phòng tránh đối với tự nhiên trong việc xây
dựng và phát triển cơ cấu kinh tế cũng như các nhiệm vụ kinh tế xã hội
khác.
• Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội bên trong đất nước:
Thứ nhất: Các nhân tố thị trường và nhu cầu nội địa.
Trong kinh tế hàng hóa thì thị trường và nhu cầu xã hội là người đặt
hàng cho tất cả các lĩnh vực, ngành nghề cả về quy mô, cơ cấu sản lượng,
chất lượng, giá cả, thời gian và không gian đối với tất cả các hàng hóa.
Nhu cầu với tư cách là “động cơ tư tưởng, động cơ thúc đẩy bên
trong của sản xuất”. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu phản ánh
thông qua thị trường, nó trở thành khách quan đối với nền sản xuất.

9
Thứ hai: Quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội
nói chung trong từng giai đoạn.
Thứ ba: Các chính sách và cơ chế quản lý.
Một chính sách khuyến khích, hạn chế hoặc ngăn cấm đối với sự
phát triển của một số lĩnh vực kinh doanh nào đó, nó sẽ ảnh hưởng lớn
đến cơ cấu kinh tế nông thôn. Bằng hệ thống pháp luật, chính sách thuế
suất, lãi suất, đầu tư để định hướng cho các đơn vị sản xuất. Nếu chính
sách và cơ chế không hợp lý có thể dẫn đến một cơ cấu không hợp lý và
phá hủy nền kinh tế.
• Nhóm các nhân tố bên ngoài:
Tình hình và xu thế phát triển thị trường bên ngoài hiện nay có tác
động mạnh đến cơ cấu kinh tế nông thôn, nhất là các nước chậm phát
triển. Trong thời đại ngày nay xu thế toàn cầu hóa như một tất yếu và
thường bị đan xen bởi các quan hệ chính trị xã hội khác. Bởi vậy chính
sách cũng trở nên nhạy cảm, có thể đưa đến sự tăng trưởng nhanh chóng
nhưng cũng có thể làm phá hỏng nền kinh tế là biến động xóa đi các
quan hệ chính trị xã hội trong đất nước.
1.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở
Nam Đàn
1.2.1. Lý luận chung về sự cần thiết CDCC kinh tế nông thôn
1.2.1.1. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông thôn:
Thứ nhất: Cơ cấu kinh tế nông thôn mang tính khách quan vầ được
hình thành do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
xã hội chi phối. Với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất sẽ có một
cơ cấu kinh tế cụ thể tương ứng trong nông thôn, do vậy khi xác lập cơ
cấu kinh tế nông thôn cần tôn trọng tính khách quan của nó, không được
áp đặt chủ quan duy ý chí. Qúa trình phát triển của lực lượng sản xuất
10
phân công lao động xẫ hội, các quan hệ kinh tế tự nó sẽ xác lập những tỷ

lệ nhất định; C.Mác viết “Trong sự phân công lao động xã hội thì con số
tỷ lệ là một tất yếu không sao tránh khỏi. Một tất yếu thầm kín, yên
lặng”. Vì vậy, một cơ cấu kinh tế cụ thể trong nông thôn như thế xu
hướng chuyển dịch của nó ra sao là phụ thuộc và chịu sự chi phối của
những điều kiện kinh tế - xã hội, những điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên
nhất định. Do đó, để mang lại hiệu quả thiết thực, đúng mục tiêu, quá
trình tác động của con người phải tôn trọng tính khách quan của cơ cấu
kinh tế.
Thứ hai: Cơ cấu kinh tế nông thôn mang tính lịch sử xã hội nhất
định. Cơ cấu kinh tế nông thôn phản ánh tính quy luật chung của quá
trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và nó được biểu hiện cụ thể
trong không gian và thời gian hoàn toàn không giống nhau. Mỗi vùng có
điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, do vậy cơ cấu kinh tế nông thôn với
những đặc trưng nhất định. Không thể có cơ cấu kinh tế mẫu làm chuẩn
mực cho mọi vùng nông thôn. Do vậy, tùy từng điều kiện kinh tế xã hội
cụ thể và ở từng giai đoạn nhất định mà lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý,
hiệu quả.
Thứ ba: Cơ cấu kinh tế nông thôn luôn vận động, biến đổi và
phát triển theo hướng ngày càng hợp lý, hoàn thiện và có hiệu quả. Qúa
trình phát triển và biến đổi cơ cấu kinh tế nông thôn luôn luôn gắn bó
chặt chẽ với sự phát triển các yếu tố của lực lượng sản xuất và phân công
lao dộng xã hội. Do đó, để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn đúng hướng, có hiệu quả thì phải chú ý đến đầu tư phát triển lực
lượng sản xuất và thúc đẩy sự phân công lao động xã hội.
Thứ tư: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một quá trình và
phải qua những bậc thang của sự phát triển. Qúa trình đó diễn ra nhanh
11
hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự tác động của con
người có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt là tác động bằng các giải pháp
chính sách và cơ chế quản lý để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch

trên cơ sở nhận thức, nắm bắt các quy luật khách quan để tác động theo
đúng mục tiêu đã được hoạch định.
1.2.1.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là vấn đề lớn gắn liền với
đường lối chiến lược phát triển và được Đảng, Nhà nước hết sức quan
tâm. Kể từ khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới đến nay, đặc biệt là
sau nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành Trung Ương khóa 7, cơ
cấu kinh tế nông thôn có những sự chuyển dich tích cực: Sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được khôi phục và phát triển, thu hút và
giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Các hoạt động dịch vụ
phục vụ sản xuất và đời sống trong nông thôn phát triển mạnh. Trong sản
xuất nông nghiệp, các loại cây trồng, con vật nuôi có hiệu quả kinh tế
cao đã chiếm ưu thế và phát triển nhanh. Những thành tựu đó đã khẳng
định “Sức sản xuất ở nông thôn đã được giải phóng một bước quan
trọng, chính sách kinh tế nhiều thành phần đã đi vào cuộc sống, khơi dậy
nhiều nguồn lực, làm cho sản xuất kinh doanh nông thôn phát triển năng
động hơn”.
Tuy nhiên, nhìn chung cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn chuyển dịch
chậm, nông nghiệp nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ,
cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều mặt yếu kém, công nghệ lạc hậu, sản
xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều mặt yếu kém, công nghệ lạc
hậu, năng suất cây trồng và vật nuôi còn thấp. Tiềm năng về nhân lực,
đất đai, rừng biển, hệ sinh thái, tiền vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật chưa
được sử dụng có hiệu quả, một bộ phận lớn lao động nông thôn còn thiếu
12
việc làm. Cơ cấu nông nghiệp và nông thôn còn chưa thoát khỏi độc
canh và thuần nông. Từ thực tiễn đó, hội nghị đã chủ trương: Tiếp tục
đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn.
Để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ cấu kinh
tế hiện đại, chúng ta phải giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng

ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, sự phát triển công nghiệp và
dịch vụ ở nước ta hiện nay không thể thu hút toàn bộ lao động dôi dư
trong nông nghiệp. Qúa trình đô thị hóa không diễn ra đồng thời với quá
trình công nghiệp hóa đã dẫn đến tình trạng nông dân mất đất sản xuất,
thiếu việc làm. Vì vậy, việc giải quyết việc làm cho người lao động phải
được thực hiện ngay trên địa bàn nông thôn thông qua quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh đó, việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
cho phép chúng ta khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực tiềm ẩn, phát huy
lợi thế của mỗi vùng nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh, tiến
bộ, thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội mà
Đảng ta đã đề ra, qua đó rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông
thôn.
Những ý nghĩa trên đây đã chứng minh rằng, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn là rất cần thiết.
1.2.2. Sự cần thiết phải CDCC kinh tế nông thôn ở Nam Đàn
Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có tính chiến lược
phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ
cho phép mỗi quốc gia mỗi địa phương khai thác tốt nguồn lực, phát huy
lợi thế so sánh để đẩy nhanh tốc độ cũng như nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế. Vì vậy việc thú đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở
nhận thức vận động khách quan của nó có vai trò hết sức quan trọng.
13
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn cho phép mỗi
địa phương cũng như quốc gia khai thác mọi hiệu quả, tiềm năng để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Đó cũng là quá trình hiện đại hoá nông nghiệp
và kinh tế nông thôn, mở rộng ngành nghề ngay tại địa phương, giải
quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động gắn tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ và công bằng xã hội và xây dựng nông thôn văn minh.
Với ý nghĩa quan trọng đó, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ

trương để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn, coi đó là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình chuyển dịch cơ cấu đất nước
theo hướng CNH – HĐH.
Quán triệt chủ trương đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước
trong thời gian qua huyện Nam Đàn - Nghệ An đã có nhứng biện pháp
để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Nhờ vậy
cơ cấu kinh tế nông thôn bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến
bộ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển, đời sống nông
thôn từng bước khởi sắc.
Nam Đàn có nguồn đất đai đa dạng lại nằm trong vùng khí hậu
chuyển tiếp cho phép chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường.Với vị
trí chỉ cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 20km và gần các khu sinh
thái. Có hệ thống đường giao thông thuỷ bộ thuận lợi cho phép Nam Đàn
có thể phát triển tổng hợp kinh tế-xã hội. Mặt khác do cảnh quan thiên
nhiên và quần thể hệ thống các di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đó
là lợi thế có thể phát triển du lịch.
Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh và tương đối đồng bộ, nếu được
đầu tư nâng cấp, tu sửa đảm bảo tưới tiêu theo công suất thiết kế thì sẽ
14
phát huy tác dụng tốt, góp phần quan trọng cho việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, mùa vụ, thâm canh mở rộng diện tích canh tác.
Hệ thống giao thông được phân bố đều kể cả đường bộ và đường
thuỷ đến tận các xã. Phương tiện giao thông phát triển nhanh, phong phú
chủng loại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá
trong vùng trong huyện với bên ngoài.
Hệ thống mạng lưới điện khá hoàn chỉnh ở tất cả các xã, nguồn điện
được cung cấp đầy đủ theo yêu cầu của sản xuất đời sống.Điều đó cho phép
có thể phat triển các ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Tiềm năng khai thác sản xuất vật liệu xây dựng rất lớn, đặc biệt: Đá

xây dựng, cát, đất sét cho phép có thể phát triển công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng(một nhu cầu lớn của nhân dân trong huyện và trong tỉnh).
Với việc giảm tỷ lệ dân số hàng năm từ 0,1% đến 0,15% đã đưa tỷ
lệ tăng dân số xuông 0,7% vào năm 2005.Điều đó cho phép từng hộ gia
đình nông dân có khả năng tích luỹ để tái sản xuất. Đồng thời với tỷ lệ
đó và trong điều kiện hiện tại cho phép mỗi năm Nam Đàn tăng lên từ
1500-2000 lao động bổ sung cho nguồn nhân lực, và với trình độ dân trí
ngày cang được tăng lên cho phép thúc đẩy nhanh sự phân công lao động
xã hội đi vào chuyên môn hoá.
Thu nhập và đời sống dân cư ngày càng được nâng lên. Điều đó cho
thấy nhu cầu ngày càng được nâng lên và sẽ kéo theo cung cầu tăng lên.
Tuy nhiên là một huyện nông nghiệp truyền thống, điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt, lại phải chịu nhiều hậu quả do chiến tranh để lại.
Kinh tế nông thôn ở Nam Đàn vẫn nặng nề về tự cấp tự túc, sản xuất
hàng hoá chưa phát triển, tiềm năng, lợi thế của địa phương chưa được
khai thác hết.
15
Trong sản xuất nông nghiệp, tuy đã đạt được những thành tựu quan
trọng, song vẫn chưa thực sự vững chắc. Một số diện tích lớn phụ thuộc
nhiều vào thiên nhiên như các vùng dọc kênh Lam Trà, vùng Hữu Ngạn
sông Lam, vùng đồi như Nam Hưng,..chưa hoàn toàn chủ động tưới tiêu
cho toàn bộ diện tích, do vậy vẫn còn nhiều vùng bị hạn cục bộ và úng
lụt. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống công trình thuỷ lợi tuy khá dầy
đặc nhưng không đồng bộ và bị xuống cấp chỉ phát huy được xấp xỉ 50%
công suất thiết kế.
Hệ thống đê kè phòng chống lũ lụt tuy được tu bổ hàng năm nhưng
vẫn không đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế an toàn. Hệ thống công trình tiêu
thiếu đồng bộ, hệ thống đê kè phòng chống lũ lụt tuy được tu bổ hàng
năm nhưng vẫn không đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế an toàn trong trường
hợp chế độ thủy văn sông Lam có diễn biến phức tạp, bất thường.

Điểm xuất phát về kinh tế thấp , do vậy tích lũy từ nội bộ bị hạn chế
nên khả năng đầu tư còn thấp, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn trợ cấp của
tỉnh, Trung ương và bên ngoài. Cho nên không chủ động giải quyết
vướng mắc về đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản
xuất.
Hệ thống điện: Đường dây cao thế bị xuống cấp nghiêm trọng, phải
cắt điện vào lúc mưa to, điện áp chưa ổn định gây ra thời gian mất điện
nhiều và hay mất đột xuất gây cản trở cho sản xuất nhất là những ngành
sản xuất sử dụng nhiều tới điện năng. Mặt khác đường dây hạ thế quá dài
và xuống cấp nặng, chưa được cải tạo và nâng cấp kịp thời gây ra tổn
hao điện năng lớn. Do đó, giá bán điện cao, chi phí sữa chữa thường
xuyên lớn, ảnh hưởng nhiều tới sản xuât và đới sống.
Mặc dù Nam Đàn có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, song
việc khai thác không dễ dàng. Nó đòi hỏi sự đồng bộ giữa đầu tư phát
16
triển và các chính sách khuyến khích của nhà nước đặc biệt là vốn, thị
trường và chính sách phát huy chủ động của cấp huyện. Nguyên nhân
chính là do hiện nay cấp huyện nói chung và Nam Đàn nói riêng vẫn là
cấp trực tiếp tổ chức, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội trên
địa bàn huyện trong kế hoạch chung của tỉnh và cả nước. Trong khi đó
việc phát huy lợi thế so sánh, phát huy nguồn lực sẵn có trên địa bàn
huyện lại hoàn toàn bị động và gặp khó khăn, nhất là vấn đề vốn đầu tư.
Do ngân sách huyện bị hạn chế, không thể có tích luỹ để đầu tư phát
triển và khai thác thế mạnh trên địa bàn huyện, nên vấn đề vốn phải phụ
thuộc vào cấp trên.
Điều kiện khí hậu phức tạp, khô hạn nghiêm trọng vào tháng giêng
đến tháng tư và úng lụt vào tháng chín đến tháng mười, ảnh hưởng lớn
tới bố trí cơ cấu mùa vụ.
Địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, dễ bị rửa trôi, đất nghèo dinh
dưỡng, việc thâm canh để có năng suất cao phải đầu tư nhiều chi phí, do

đó hạn chế hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, tư duy kinh tế phá thế nghèo,
vươn lên làm giàu còn hạn chế. Cho nên, đầu tư vào ngành nghề, dịch vụ
chưa có sự chuyển biến mạnh, còn manh mún, nhỏ giọt, mang tính “vóc
ngắn, cắn dài” đã hạn chế lớn tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Đời sống nhân dân tuy đã được cải thiện, song nguồn thu nhập chủ
yếu của người dân vẫn là từ nông nghiệp mà chủ yếu là lương thực. Các
nguồn thu khác không ổn định, dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu
người còn thấp, cho nên khả năng tích lũy để đầu tư vừa thấp lại vừa
không ổn định.
Nguồn lao động dồi dào, song lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ
cao trong khi sự phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ vẫn còn hạn chế,
chưa tạo ra sức hút lớn để chuyển mạnh cơ cấu lao động. Do vậy vào
17
thời kỳ nông nhàn lao động còn lãng phí, tình trạng không có việc làm
còn khá phổ biến, thu nhập của người lao động không ổn định.
Ở Nam Đàn, hầu như không có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
truyền thống có thế mạnh trên thị trường. Các nghề tiểu thủ công nghiệp
truyền thống chủ yếu mang tính tự cấp tự túc, tiêu thu nội bộ. Trong khi
đó, việc du nhập phát triển ngành nghề mới lại bị động và phụ thuộc
nhiều vào các yếu tố như: Trình độ tay nghề, khả năng tiếp thu nghề của
người lao động, khả năng tổ chức sản xuất, khả năng cạnh tranh trên thị
trường. Vì vậy, ngoài các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, xay xát, chế
biến lương thực…phát triển được trong những năm gần đây, còn các
ngành nghề khác mới chỉ là bước khởi đầu. Điều đó hạn chế nhiều tới
việc đẩy nhanh quá trình phân công lại lao động trong nông thôn.
Chính vì vậy một trong những chủ trương lớn để phát triển kinh tế
của địa phương trong thời gian tới đã được huyện xác định là đẩy mạnh
chuyến dịch cơ cấu nông thông theo hướng CNH – HĐH.
1.3. Kế hoạch CDCC kinh tế nông thôn huyện Nam Đàn giai
đoạn 2006-2010

1.3.1. Quan điểm chỉ đạo CDCC kinh tế nông thôn ở huyện
Nam Đàn giai đoạn 2006-2010
Trên cơ sở quan điểm của Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng,
nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An khóa XVI, quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Nam Đàn trong giai đoạn
2006-2010 phải dựa trên quan điểm sau:
Thứ nhất: Phải đặt sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong
tổng thể quy hoạch của tỉnh và khu vực, phát huy cao độ ý chí tự lực, tự
cường, tận dụng khai thác các thế mạnh, tiềm năng bên trong, tranh thủ
các nguồn vốn bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
18
Thứ hai: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải kết hợp hài hòa giữa
hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đồng thới phải bảo vệ được môi
trường sinh thái.
Thứ ba: Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải có bước đi,
quy mô, trình độ phù hợp với sự phát triển kinh tế và những điều kiện tự
nhiên – xã hội của huyện.
Thứ tư: Tăng cường công tác xây dựng Đảng, tiếp tục đổi mới,
chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Luôn nâng cao
vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp.
Phát huy vai trò của các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội. Tăng
cường công tác quốc phòng an ninh, đảm bảo ổn định chính trị, an toàn
xã hội được giữ vững.
1.3.2. Phương hướng CDCC kinh tế nông thôn huyện Nam Đàn
giai đoạn 2006-2010
Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do Đại hội
XXIV huyện Nam Đàn đề ra, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn của huyện trong thời gian tới cần thực hiện theo phương
hướng sau đây:
• Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

- Ngành Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản:
Thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.Tăng dần tỷ lệ giống lúa đặc sản
chất lượng cao, giá trị hàng hóa lớn: cải tạo đất, thâm canh trên đồng
ruộng, mở rộng diện tích cây vụ đông.
Khuyến khích phát triển cây ăn quả và cây lâu năm ở vùng đồi và
đất vườn, ứng dụng nhanh tiến bộ sinh học đưa các giống cây thích hợp
cho từng loại đất vào tứng vùng nhằm đẩy nhanh việc cải tạo, xóa bỏ
19
vườn tạp. Tạo ra các vườn và trang trại có hiệu quả kinh tế cao. Chuyển
các vùng đất trồng lúa không chủ động tuới tiêu sang trồng cây ăn quả
theo phương châm xây dựng “vườn đồng”.
Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng nạc hóa đàn lợn, sind hóa
đàn bò, phát triển gia cầm với các loại giống có sản lượng cao về thịt và
trứng. Khai thác triệt để diện tích ao hồ, mặt nước để chăn nuôi cá và đặc
sản có giá trị.
- Ngành Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp:
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên cơ
sở khai thác có hiệu quả thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên.
Mở rộng và phát huy các ngành nghề truyền thống nhằm giải
quyết việc làm cho lực lượng lao động nông nhàn và tận dụng những
nguyên liệu sẵn có ở địa phương như: tre, mây, nứa.
Phát triển mạnh việc khai thác vật liệu xây dựng như: Cát, đá, sỏi
cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất nhằm đáp
ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện.
Phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị hàng hóa nông
sản, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo thêm hàng hóa cho tiêu dùng và
xuất khẩu.
- Ngành Dịch vụ:

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở phát huy thế mạnh
của huyện là ở gần thành phố Vinh và có nhiều di tích lịch sử hàng đầu
của đất nước.
Phát triển các hình thức dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống như:
Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng các đầu vào của sản xuất và các vật
phẩm tiêu dùng cho nhân dân.
20
• Phương hướng CDCC vùng kinh tế:
Xuất phát từ đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, Nam
Đàn hình thành 3 tiểu vùng kinh tế sinh thái. Phương hướng chung cho
các tiểu vùng là xây dựng các mô hình kinh tế hộ theo phương thức nông
lâm hoặc nông lâm kết hợp, xây dựng các trạm, trại, vườn đồi, vườn
rừng găn liền với phát triển du lịch sinh thái.
- Tiểu vùng trung tâm:
Gồm 7 xã: Nam Cát, Kim Liên, Hồng Long, Hùng Tiến, Xuân Lâm,
Xuân Hòa và Thị Trấn. Đây là tiểu vùng có địa hình đất đai tương đối bằng
phẳng, giao thông thủy bộ thuận lợi, gần Thành phố Vinh có các công trình
văn hóa và di tích đã được xếp hạng. Vùng này được phát triển theo hướng:
Thâm canh lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau cao cấp, cây ăn quả, phát
triển chăn nuôi lợn và nuôi trồng thủy sản: khai thác và sản xuất vật liệu
xây dựng, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm và các
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển du lịch, hình thành tuyến du
lịch Vinh – Kim Liên – Đền thờ vua Mai Hắc Đế, Đền Nhạn Tháp. Xây
dựng phát triển trung tâm thương mại Thị Trấn.
- Tiểu vùng bán sơn địa:
Gồm 9 xã: Nam Thái, Nam Hưng, Nam Nghĩa, Vân Diên, Nam
Thanh, Nam Anh, Nam Xuân, Nam Lĩnh Và Nam Giang. Do đặc điểm
địa hình nử đồng bằng nủa đồi núi, độ dốc cao. Cho nên vùng này được
phát triển các cây công nghiệp hàng năm như: Lạc, đậu, các loại cây ăn
quả như: Hồng, Cam, Chuối, Vải, Mơ theo mô hình trang trại vườn nhà.

Phát triển nuôi bò sinh sản theo hướng sind hóa.
Thực hiện các chương trình trồng rừng, khai thác và sản xuất vật
liệu xây dựng như: Gạch ngói Nam Thái, Vân Diên: Đá ở Nam Giang,
Nam Thanh. Xây dựng điểm du lịch hồ Nam Hưng.
21
- Tiểu vùng Hữu Ngạn sông Lam:
Gồm 8 xã: Nam Thượng, Nam Tân, Nam Lộc, Khánh Sơn, Nam
Trung, Nam Cường, Nam Phúc, Nam Kim. Là vùng có nhiều khó khăn
do hay bị ngập lụt hàng năm. Vùng này tập trung chủ yếu sản xuất cây
lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, phát triển nuôi bò vỗ béo và bò
sinh sản, phát triển cây ăn quả như: chanh, cam bù, hồng xiêm, phát triển
trồng rừng theo dự án phát triển nuôi tằm và ươm tơ.
- Phương hướng CDCC thành phần kinh tế:
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế
tư nhân đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật. Xóa bỏ
mọi sự phân biệt đối xử, đảm bảo sự bình đẳng cho các thành
phần kinh tế.
- Phát triển các loại hình kinh tế hợp tac, đổi mới các hợp tác xã
kiểu cũ, khuyến khích việc liên kết kinh tế trong nông thôn, đặc
biệt chú trọng các hình thức hợp tác xã dịch vụ.
- Khuyến khích mọi hình thức đầu tư trong và ngoài nước, ở mọi
lĩnh vực đầu tư phát triển kinh doanh trên địa bàn huyện.
1.3.3. Mục tiêu tổng quát
Đại hội XXIV huyện Đảng bộ Nam Đàn đã xác định mục tiêu tổng
quát trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện trong giai đoạn 2006-2010 với
những nội dung sau đây:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt
16 - 17%.
- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế để đến 2010 có cơ cấu:

Nông, lâm nghiệp 39 - 40%; Du lịch dịch vụ 33 – 35%; Công
22
nghiệp – Tiểu thủ công nghiệpkhoảng 27 – 28%.
- Thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 gấp 2,2 – 2,5 lần so với
năm 2005.
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 900 –
1200USD/năm.
- Đến 2010 có 20/24 xã khép kín hệ thống giao thông thôn, xóm.
- Ổn định tỷ lệ phát triển dân số suốt cả giai đoạn 2006-2010 dưới
0,8%
- Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 2000 – 2500 lao
động.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 40 – 50%; đến năm
2015 đạt 50 – 55%.
- Tỷ lệ hộ nghèo đến 2010 còn lại 7 – 8% và đến 2015 còn lại 2 –
3%.
- Đến 2010 đạt tiêu chuẩn phổ cập THPT; có 70 – 80% trường học
đạt chuẩn quốc gia, đến 2015 tỷ lệ này là 85 – 90%.
- Đến 2010 trở đi 100% số xã, thị trấn có từ 1-2 bác sỹ công tác ổn
định tại trạm y tế; đến 2010 có 40 – 50% số xã đạt chuẩn quốc
gia về y tế. Từ 2010 trở đi tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch trên 90%.
- Phấn đấu đến 2010 cơ bản hàn thành việc xây dựng thiết chế văn
hóa, thể thao đồng bộ ở huyện và xã. Đến năm 2010 có 80 –
85% hộ gia đình đạt văn hóa, 65 – 70% số xóm đạt tiêu chuẩn
văn hóa.
- Đến 2010 huyện cơ bản đạt các tiêu chuẩn văn hóa và trở thành
huyện điểm văn hóa của tỉnh.
- Đảm bảo an toàn xã hội và quốc phòng an ninh. Giảm tối đa các
tệ nạn xã hội, nhất là ma tuy; đảm bảo 100% người nghiện ma
túy được phát hiện, xử lý, quản lý, cai nghiện. Có 80 – 85% xã,

thị trấn đạt vững mạnh toàn diện trong xây dựng ATLC SSCĐ.
23
- Nõng cao t l che ph rng v cht lng che ph t 45
50% vo nm 2010.
- m bo mụi trng sch; 100% c s sn xut kinh doanh t
tiờu chun mụi trng; 89 90% rỏc thi c thu gom v i
vo x lý theo tiờu chun thụng l.
CHNG II
NH GI THC HIN KH CDCC KINH T NễNG THễN
NAM N TRONG 2 NM 2006-2007
2.1. Thc trng v CDCC kinh t nụng thụn Nam n trong
2 nm 2006-2010
2.1.1. C cu ngnh kinh t
Kinh tế tăng trởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hớng, tăng tỷ
trọng CNXD và dịch vụ.
Bng 1: C cu kinh t huyn Nam n nm 2 nm 2006 v 2007:
n v: %
2006 2007
Nụng nghip 62,05 56,15
Cụng nghip Xõy dng 19,36 21,91
Dch v 18,59 21,94
Tng s 100 100
Ngun: S liu Phũng thng kờ huyn Nam n
Sn xut nụng nghip:
t ai sn xut nụng nghip c khai thỏc khỏ tt. C cu mựa
v, cõy, con, ging cú bc chuyn i tớch cc theo hng sn xut
hng húa v nõng giỏ tr trờn n v din tớch.
- V trng trt:
24
Diện tích rau màu thực phẩm tăng nhanh trên cả ba vụ sản xuất. Vụ

đông đã trở thành sản xuất hàng hóa chính trong năm và cho thu nhập
ngày càng cao.
Mặt bằng đất đai được khai thác khá tốt, tổng diện tích gieo trồng
26.076ha, đạt 94% KH, bằng 100% so năm 2006, hệ số quay vòng của
đất đạt 2.48 lần.
Tổng sản lượng lương thực 80.869 tấn, đạt 91,89% KH (giảm
7.244 tấn).
Diện tích lạc 2.000,7 ha đạt 100% KH, trong đó DT lạc phủ ni lông
900 ha. Năng suất lạc 22,7 tạ/ha, sản lượng lạc 4.958 tấn đạt 97,08%
KH, bằng 151,3% so năm trước.
Diện tích rau màu phát triển, nhất là vụ Đông, cho giá trị kinh tế cao
và thị trường tiêu thụ ổn định như: Dưa chuột, dưa đỏ, mướp đắng, hoa
lý, cà tím ...
Cơ cấu cây trồng có sự chuyển đổi: Giảm lúa vùng cao cưỡng, tăng
diện tích các cây trồng vụ Hè thu, tăng diện tích trồng cây làm thức ăn
chăn nuôi.
Cơ cấu giống cây trồng được chuyển đổi theo hướng tích cực, cây
trồng có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế như: lúa lai 77,5%, lạc lai
100%, ngô lai đạt 100%, tiếp tục chỉ đạo mở rộng trồng dưa đỏ, rau màu
có giá trị cao, khôi phục phát triển cây ớt cay, cây sắn dây... Đưa được 1
số giống mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất: Lúa Khải phong;
HT1;Lạc Sán dầu; Dưa đỏ, ớt cay. Diện tích có giá trị 35 triệu
đồng/ha/năm trở lên đạt 70,78% đất canh tác, bằng 108,7% KH tăng
28,28% so nam 2006, trong đó diện tích 50 triệu đạt 1.699.4ha.
- Về chăn nuôi: Chăn nuôi đã có bước phát triển khá nhanh theo
hướng sản xuất hàng hóa, góp phần làm tăng thu nhập nông dân.
25

×