Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ của ong ngoại ký sinh euplectrus xanthocephalus girlault với vật chủ sâu khoang spodoptera litura (fabricius) luận án TS sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
___________________________________

NGUYỄN THỊ THU

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ CỦA ONG NGOẠI
KÝ SINH Euplectrus xanthocephalus Girlault VỚI
VẬT CHỦ SÂU KHOANG Spodoptera litura (Fabricius)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
___________________________________

NGUYỄN THỊ THU

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ CỦA ONG NGOẠI
KÝ SINH Euplectrus xanthocephalus Girlault VỚI
VẬT CHỦ SÂU KHOANG Spodoptera litura (Fabricius)

Chuyên ngành:
Mã số:

Côn trùng học


62 42 10 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trần Ngọc Lân
2. GS. TSKH. Vũ Quang Côn

HÀ NỘI – 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Lời cam đoan danh dự về công trình luận án tiến sĩ
Tác giả xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tác
giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Thị Thu


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ sinh học, tác giả đã nhận

được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật, Lãnh đạo Trường Đại học Vinh, khoa Nông Lâm Ngư, bạn bè
và những người thân trong gia đình. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết
ơn và sự trân trọng đối với những giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin đặc biệt cảm ơn PGS. TS Trần Ngọc Lân, GS. TSKH Vũ
Quang Côn, những người thầy kính quý đã định hướng và trực tiếp hướng dẫn
tác giả hoàn thành đề tài luận án.
Xin chân thành cảm các nhà khoa học đã có những góp ý quý báu cho tác
giả trong quá trình hoàn thành bản luận án này.
Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Thị Thu


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan danh dự về công trình luận án tiến sỹ

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục


iii

Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

xi

MỞ ĐẦU

1.

Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ của ong
ngoại ký sinh trên vật chủ sâu khoang

1

2.

Mục đích nghiên cứu

2


3.

Yêu cầu nghiên cứu

2

4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

3

1.1.

Nghiên cứu về giống ong ngoại ký sinh Euplectrus ở ngoài
nước

3

1.1.1.


Nghiên cứu chung về giống ong ngoại ký sinh Euplectrus

3

1.1.2.

Nghiên cứu sinh học giống ong ngoại ký sinh Euplectrus

6

1.1.3.

Nghiên cứu sinh thái giống ong ngoại ký sinh Euplectrus

20

1.1.4.

Nghiên cứu đánh giá vai trò và sử dụng ong ngoại ký sinh
Euplectrus trong kiểm soát sinh học sâu hại

22

1.2.

Nghiên cứu giống ong ngoại ký sinh Euplectrus ở Việt Nam

26


1.2.1.

Nghiên cứu chung về giống ong ngoại ký sinh Euplectrus

26

1.2.2.

Nghiên cứu sinh học giống ong ngoại ký sinh Euplectrus

27

1.2.3.

Nghiên cứu sinh thái giống ong ngoại ký sinh Euplectrus

28

1.2.4.

Nghiên cứu sử dụng giống ong ngoại ký sinh Euplectrus trong
kiểm soát sinh học sâu hại

28


iv

1.3.


Nghiên cứu loài ong ngoại ký sinh Euplectrus. xanthocephalus
Girlault

29

1.4.

Nhận xét chung và vấn đề quan tâm nghiên cứu

30
32

2.1.

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu

2.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

32

2.3.

Vật liệu và dụng cụ thí nghiêm

32

3.4.


Phương pháp nghiên cứu

33

3.4.1.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong ngoại
ký sinh E. xanthocephalus trên vật chủ sâu khoang

33

3.4.2.

Nghiên cứu mối quan hệ ký sinh – vật chủ của ong ngoại ký sinh
E. xanthocephalus trên vật chủ sâu khoang

36

3.4.3.

Nghiên cứu tập hợp côn trùng ký sinh và ong ngoại ký sinh E.
xanthocephalus trên sâu non sâu khoang

32

40

2.4


Phương pháp xử lý số liệu, chỉ số theo dõi

41

2.5

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh

42
45

3.1

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong ngoại ký sinh
E.xanthocephalus trên vật chủ sâu khoang

45

3.1.1

Đặc điểm hình thái của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus

45

3.1.1.1

Trưởng thành

45


3.1.1.2

Trứng

52

3.1.1.3

Ấu trùng

53

3.1.1.4

Nhộng

55

3.1.2

Sinh học phát triển cá thể của ong ngoại ký sinh E.
xanthocephalus

57

3.1.2.1

Vòng đời của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus sống trên vật
chủ sâu non sâu khoang


57

3.1.2.2

Tỷ lệ sống sót của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus

58

3.1.2.3

Thời gian của các pha phát triển trong vòng đời của ong ngoại ký
sinh E. xanthocephalus

59


v

3.1.2.4

Vũ hóa trưởng thành của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus

61

3.1.2.5

Thời gian sống của trưởng thành ong ngoại ký sinh E.
xanthocephalus


64

3.1.2.6

Giới tính của trưởng thành ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus

66

3.1.2.7

Tập tính ghép đôi giao phối, tìm kiếm vật chủ và đẻ trứng của
ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus

69

3.1.2.8

Đặc điểm sinh sản của trưởng thành ong ngoại ký sinh E.
xanthocephalus

76

3.1.3

Ảnh hưởng của yếu tố sinh thái đến sự phát triển của ong
ngoại ký sinh E. xanthocephalus

80

3.1.3.1


Ngưỡng phát dục và tổng nhiệt hữu hiệu của ong ngoại ký sinh E.
xanthocephalus

80

3.1.3.2

Ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh (8oC) đến khả năng sống sót của
nhộng ong E. xanthocephalus

81

3.2

Mối quan hệ ký sinh – vật chủ của ong ngoại ký sinh E.
xanthocephalus trên vật chủ sâu khoang

83

3.2.1.

Sự lựa chọn vật chủ của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus

83

3.2.1.1

Tính lựa chọn vật chủ sâu non sâu khoang của ong ngoại ký sinh
E. xanthocephalus


83

3.2.1.2

Tính lựa chọn tuổi vật chủ để đẻ trứng của trưởng thành ong
ngoại ký sinh E. xanthocephalus
3.2.1.3 Số trứng ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus được đẻ trên vật chủ

84
93

3.2.2.

Ảnh hưởng của vật chủ sâu non sâu khoang đến ong ngoại ký
sinh E. xanthocephalus

94

3.2.2.1

Ảnh hưởng của trứng ong trên một vật chủ đối với tỷ lệ sống sót

94

3.2.2.2

Ảnh hưởng của mật độ vật chủ đến hoạt động sinh sản của ong
cái E. xanthocephalus


95

3.2.2.3

Ảnh hưởng của mật độ trứng ký sinh đến tương quan giới tính ở
thế hệ con

97

3.2.3.

Ảnh hưởng của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus đến vật
chủ sâu non sâu khoang
Quá trình sinh sống của ấu trùng ong ngoại ký sinh và hóa nhộng

3.2.3.1

trên vật chủ

99
99


vi

3.2.3.2

Ảnh hưởng của ong ngoại ký sinh đến hoạt động sống của vật
chủ


3.2.3.3

Phản ứng của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus trưởng thành
đối với vật chủ đã bị nhiễm ký sinh
Vị trí của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus trong tập

3.3.

hợp côn trùng ký sinh trên vật chủ sâu non sâu khoang
3.3.1

Thành phần loài côn trùng ký sinh của sâu non sâu khoang

3.3.2

Tương quan về số lượng các loài côn trùng ký sinh của sâu non sâu
khoang trên sinh quần ruộng lạc

3.3.3

101
103
106
106
108

Vai trò của côn trùng ký sinh trong hạn chế số lượng sâu khoang

109


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

112

Bài báo công bố liên quan đến nội dung luận án

115

TÀI LIỆU THAM KHẢO

116

PHỤ LỤC


vii

CHỮ VIẾT TẮT
BVTV
TB
TLKS
TT
TN
SK
CTKS
CT
E. xanthocephalus
S. litura
Max
Min


Bảo vệ thực vật
Trung bình
Tỷ lệ ký sinh
Thứ tự
Thí nghiệm
Sâu khoang
Côn trùng ký sinh
Công thức
Euplectrus xanthocephalus
Spodoptera litura
Lớn nhất
Nhỏ nhất


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Kích thước các pha phát dục của ong E. xanthocephalus

Bảng 3.2

Tỷ lệ sống sót của ong E. xanthocephalus trong điều kiện 59

57

nhiệt độ 25oC, ẩm độ 68%.
Bảng 3.3


Thời gian của các pha phát triển của ong E. 60
xanthocephalus trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ
khác nhau.

Bảng 3.4

Tỷ lệ vũ hoá của ong E. xanthocephalus thu nhộng từ 62
ngoài đồng ruộng

Bảng 3.5

Tỷ lệ vũ hoá của ong E. xanthocephalus trong điều kiện 63
phòng thí nghiệm

Bảng 3.6

Thời gian sống của trưởng thành ong E. xanthocephalus 65
trong điều kiện không có vật chủ và có thức ăn mật ong
bổ sung

Bảng 3.7

Thời gian sống của trưởng thành ong E. xanthocephalus 66
trong điều kiện có vật chủ và có thức ăn mật ong 20% bổ
sung

Bảng 3.8

Tương quan giới tính (cái:đực) của ong E. xanthocephalus 67

trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm

Bảng 3.9

Ảnh hưởng của tương quan giới tính đời mẹ bố (cái : 69
đực) và hoạt động sinh sản của ong E. Xanthocephalus
trên vật chủ sâu khoang

Bảng 3.10

Tỷ lệ giao phối thành công và thời gian giao phối của các 72
cặp ong E. xanthocephalus

Bảng 3.11

Tuổi thọ và sức sinh sản của ong E. xanthocephalus ký 76
sinh trên sâu non sâu khoang tuổi 2 và tuổi 3.


ix

Bảng 3.12

Nhịp điệu đẻ trứng của ong cái E. xanthocephlaus trên 77
sâu non sâu khoang tuổi 2 và tuổi 3

Bảng 3.13

Sự sống sót và sức sinh sản của ong cái E. 79
xanthocephlaus ký sinh trên sâu non sâu khoang tuổi 2

và tuổi 3.

Bảng 3.14

Ngưỡng phát dục và tổng nhiệt hữu hiệu của ong E. 81
xanthocephalus

Bảng 3.15

Trưởng thành vũ hóa từ nhộng ong E.xanthocephalus sau 82
khi lưu giữ điều kiện nhiệt độ 8oC, ẩm độ 60%

Bảng 3.16

Vật chủ của ong E. xanthocephalus trên đồng ruộng

Bảng 3.17

Sự lựa chọn loài vật chủ của ong E. xanthocephalus 84

83

trong thực nghiệm
Bảng 3.18

Số lượng trứng ong E. xanthocephalus ký sinh trên các 85
tuổi khác nhau của sâu non sâu khoang

Bảng 3.19


Số trứng ong E. xanthocephalus trên sâu khoang trong 87
phòng thí nghiệm

Bảng 3.20

Sự phân bố số lượng trứng ong E. xanthocephalus trên 91
các đốt thân sâu non sâu khoang

Bảng 3.21

Sự phân bố của trứng ong E. xanthcephalus ở các phía 92
trên cơ thể sâu non sâu khoang

Bảng 3.22

Số trứng ong cái E. xanthocephalus trên vật chủ sâu 93
khoang ngoài đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm

Bảng 3.23

Số trứng ong E. xanthocephalus ký sinh sâu non sâu khoang 94
và tỷ lệ sống sót trong giai đoạn trước trưởng thành

Bảng 3.24

Mật độ sâu khoang và số vật chủ bị ký sinh bởi một ong 96
cái E. xanthocephalus trong điều kiện hộp nuôi sâu


x


Bảng 3.25

Mật độ sâu khoang và số vật chủ bị ký sinh bởi một ong 97
cái E. xanthocephalus trong điều kiện lồng nuôi sâu

Bảng 3.26

Số trứng ong E. xanthocephalus sâu non sâu khoang và 98
tương quan giới tính của thế hệ con

Bảng 3.27

Ong E. xanthocephalus trên vật chủ sâu khoang đã nhiễm 105
bởi các loài ong nội ký sinh

Bảng 3.28

Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu non sâu khoang 107
hại lạc ở vùng đồng bằng Nghệ An, năm 2008 – 2010

Bảng 3.29

Tương quan về số lượng cá thể giữa các loài côn trùng 108
ký sinh sâu non sâu khoang hại lạc

Bảng 3.30

Mật độ sâu non sâu khoang và tỷ lệ ký sinh chung


109

ở các giai đoạn sinh trưởng cây lạc
Bảng 3.31

Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ sâu khoang bị ký sinh
bởi nội ký sinh và ngoại ký sinh E. xanthocephalus ở vụ lạc
xuân năm 2010

111


xi

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1

Hình thái ong Euplectrus xanthocephalus trên sâu non 45
sâu khoang

Hình 3.2

Hình thái ong cái E. xanthocephalus

47

Hình 3.3

Hình thái ong đực E. xanthocephalus


49

Hình 3.4a

Cấu tạo cơ quan sinh dục cái của ong E. xanthocephalus

52

Hình 3.4b

Cấu tạo cơ quan sinh dục đực của ong E. xanthocephalus 52

Hình 3.5

Hình thái trứng ong E. xanthocephalus

52

Hình 3.6

Hình thái ấu trùng ong E. xanthocephalus

54

Hình 3.7

Hình thái của nhộng E. xanthocephalus

56


Hình 3.8

Hình thái các pha phát dục trong vòng đời của ong E. 58
Xanthocephalus

Hình 3.9

Nhộng ong E. xanthocephalus và vũ hóa trưởng thành

Hình 3.10

Hình ảnh ve vãn và giao phối của ong E. xanthocephalus 70

Hình 3.11

Ong cái E. xanthocephalus châm chích trước khi đẻ 74

61

trứng và đẻ trứng lên sâu non sâu khoang
Hình 3.12

Hình ảnh tìm kiếm vật chủ và đẻ trứng của ong E. 75
xanthocephalus trên vật chủ sâu non sâu khoang

Hình 3.13

Đường cong tích lũy tỷ lệ phần trăm số trứng của mỗi 78
ong cái E. xanthocephlaus đẻ trên sâu non sâu khoang
tuổi 2 và tuổi 3


Hình 3.14

Tương quan giữa số trứng ong trên một vật chủ và tỷ lệ 95
sống sót của giai đoạn trước trưởng thành của ong E.
xanthocephalus


xii

Hình 3.15

Cuống đính của trứng ong vào vỏ cuticun cơ thể sâu non 99
sâu khoang

Hình 3.16

Trứng sắp nở và ấu trùng tuổi 1

100

Hình 3.17

Sự lột xác của ấu trùng ong ngoại ký sinh E. 100
xanthocephalus

Hình 3.18

Vị trí hóa nhộng của ong E. xanthocephalus


Hình 3.19

Hình ảnh của sâu non sâu khoang khi bị ký sinh bởi ong 102

101

E. xanthocephalus
Hình 3.20

Trứng ong E. xanthocephalus đẻ thêm trên vật chủ

Hình 3.21

Trứng ong E. xanthocephalus và nhộng ong Microplitis 105
trên sâu non sâu khoang

103


1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ của ong ngoại
ký sinh với vật chủ sâu khoang
Mối quan hệ của ký sinh – vật chủ luôn là một trong những vấn đề được
quan tâm của sinh thái học côn trùng, đặc biệt là mối quan hệ của cánh màng
ngoại ký sinh – vật chủ sâu cánh vảy nhiệt đới như ở Việt Nam, bởi vì nó không
chỉ là vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều, mà còn có nhiều ý nghĩa khoa học và
thực tiễn (Vũ Quang Côn, 2007)[9]. Để có thể đưa ra được những ứng xử hợp lý

với sâu hại cây trồng và côn trùng ký sinh của chúng, điều cần thiết là chúng ta
phải hiểu biết về mối quan hệ của chúng, như mối quan hệ của ong ngoại ký
sinh trên sâu khoang là một ví dụ.
Sâu khoang [Spodoptera litura (Fabricius)] là đối tượng gây hại nghiêm
trọng, là loài sâu cắn lá và đa thực, nó sử dụng khoảng 290 loài cây làm thức ăn,
trong đó có nhiều loại cây trồng chính, như cây lạc ở Việt Nam. Sâu khoang có
thể gây hại đến 70 – 81% diện tích lá, làm giảm tới 18,0% năng suất lạc và đã
phát triển thành dịch hại lạc tại nhiều vùng trồng lạc ở Việt Nam [20].
Côn trùng ký sinh là một trong những nhóm ký sinh chính của tập hợp
thiên địch của sâu khoang (S. litura), có vai trò rất quan trọng trong điều chỉnh
số lượng quần thể sâu khoang trên sinh quần đồng ruộng cây trồng cạn ở Việt
Nam, như cây lạc ở vùng đồng bằng Nghệ An, trong đó có vai trò quan trọng
nhất là loài ong ngoại ký sinh Euplectrus xanthocephalus Girlault [13, 18].
Cho đến nay, trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về ong
ngoại ký sinh giống Euplectrus (họ Eulophidae), nhưng ở Việt Nam chưa được
quan tâm. Những điểm nêu trên là lý do chính để chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ của ong ngoại ký sinh Euplectrus
xanthocephalus Girlault với vật chủ sâu khoang Spodoptera litura
(Fabricius)”.


2

2. Mục đích nghiên cứu
Từ những nghiên cứu về mối quan hệ ký sinh – vật chủ giữa ong ngoại ký
sinh Euplectrus xanthocephalus và sâu khoang Spodoptera litura, để sử dụng
loài ong ngoại ký sinh này trong kiểm soát sâu khoang ở Nghệ An và Việt Nam
3. Yêu cầu nghiên cứu
Ở Việt Nam, ong ngoại ký sinh Euplectrus xanthocephalus Girlault là
một loài ký sinh chính của sâu khoang Spodoptera litura (Fabricius). Chính vì

vậy, đề tài luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và mối
quan hệ của ong ngoại ký sinh Euplectrus xanthocephalus với vật chủ sâu
khoang Spodoptera litura, một loài sâu ăn lá mở thuộc họ Noctuidae.
1) Nghiên cứu đặc điểm sinh học, tập tính, sinh thái ong Euplectrus
xanthocephalus;
2) Nghiên cứu mối quan hệ ngoại ký sinh – vật chủ của ong Euplectrus
xanthocephalus trên sâu non sâu khoang S. litura.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài luận án cung cấp những dẫn liệu khoa học về đặc điểm hình

thái, sinh học, sinh thái và mối quan hệ ký sinh – vật chủ của ong ngoại ký sinh
E. xanthocephalus và vật chủ sâu khoang.


Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần tạo cơ sở khoa học để

sử dụng loài ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus theo hướng bảo vệ, khích lệ
hoặc nhân thả bổ sung vào trong sinh quần đồng ruộng để góp phần kiểm soát
sâu khoang.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ của ong ngoại ký sinh Euplectrus xanthocephalus Girault với
vật chủ sâu khoang Spodoptera litura (Fabricius)
 Phạm vi nghiên cứu
Sinh học, sinh thái của ong Euplectrus xanthocephalus Girault.
Mối quan hệ của ong ngoại ký sinh (Euplectrus xanthocephalus Girault)

với vật chủ sâu khoang [Spodoptera litura (Fabricius)].


3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1. Nghiên cứu về giống ong ngoại ký sinh Euplectrus ở ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu chung về giống ong ngoại ký sinh Euplectrus
Giống ong Euplectrus (Westwood, 1832) (Hym.: Eulophidae) sinh sống
ký sinh trên sâu non của nhiều loài cánh vảy Lepidoptera (Coudron et al., 1997;
Michael and Michael, 2001)[34, 54]. Giống ong Euplectrus có nhiều vấn đề lý
thú về khoa học và những giá trị thực tiễn. Trong họ Eulophidae, Euplectrus là
giống ong duy nhất đẻ trứng và ấu trùng sống ngoại ký sinh, ấu trùng sống
thành bầy đàn trên cơ thể vật chủ. Con cái châm chích một chất để gây tê vật
chủ tạm thời ngay trước khi đẻ trứng ký sinh, chất này có khối lượng phân tử
tổng số 66000 kDa (khác với các chất độc của tất cả các loài cánh màng ký sinh
khác), có tác dụng làm ngừng trệ sự lột xác của sâu non vật chủ. Giống ong
Euplectrus có giá trị tiềm năng để sử dụng ong ký sinh trong các chương trình
kiểm soát sinh học sâu hại (Coudron and Brandt, 1996; Coudron et al., 1997;
Uematsu and Sakanoshita, 1987)[ 33, 34, 88].
Trên thế giới, giống ong Euplectrus có hơn 100 loài, phân bố khắp thế
giới, có 15 loài phân bố ở Bắc Mỹ, 20 loài phân bố ở Costa Rica (Michael and
Daniel, 2001; Michael and Michael, 2001)[53, 54]; ở Nga và Serbia có 1 loài
Euplectrus bicolor (Swederus) (Glavendekić ,2010; Yefremova, 2002)[100, 45];
ở Hàn Quốc có 5 loài, ở Trung Quốc có 30 loài (Zhu and Huang, 2002,
2003)[103, 104]; ở Iran có 3 loài, Euplectrus bicolor (Swederus), E. flavipes
(Fonscolombe), E. liparidis Ferriere (Talebi et al., 2011)[84]; ở Sri Lanka có 11
loài, ở Indonesia có 9 loài (Rosichon, 2003; Wijesekara and Michael, 1995)[78,

95]; ở Ấn Độ đã phát hiện được 6 loài của giống Euplectrus, Euplectrus
coimbatorensis Ferrière,

E. ceylonensis Howard, E. euplexiae Rohwer, E.

manjericus Narendran, E. zandanus Narendran, Euplectrus sp. (Girish Kumar and
Narendran, 2012; Gupta and Poorani, 2009; Vanitha et al., 2011)[ 44, 46, 89].


4

Ong Euplectrus ký sinh trên sâu non của nhiều loài sâu hại thuộc bộ cánh
vảy Lepidoptera ở nhiều nơi trên thế giới. Euplectrus comstockii Howard là một
trong ba loài ký sinh chính của sâu non Narraga fimetaria (Grote et Robinson)
ở Texas (Hoa kỳ) (De Loach and Psencik, 1982)[37]. Euplectrus
melanocephalus Girault là ong ngoại ký sinh chính trên sâu non của ngài chích
hút quả thuộc giống Eudocima tại Queensland (Úc). Ong Euplectrus
melanocephalus ký sinh sâu non tuổi 2 và tuổi 3 của các loài Eudocima spp.,
nhưng không ký sinh trên sâu non của hai loài sâu hại thuộc họ Noctuidae khác
(Erebus terminitincta (Gaede) và Spodoptera litura (Jones and Sands,
1999)[48]; Euplectrus furnius (Walker) ký sinh trên sâu non Spodoptera
frugiperda ở Tucuman, Argentina (Virla et al., 1999)[91]; Euplectrus bicolor
(Swederus) và Euplectrus maculiventris (Westwood) là hai loài ong ký sinh phổ
biến ở Appalachians (Hoa Kỳ) (Petrice et al., 2004)[73];

Euplectrus platyhypenae

(Howard) là loài ký sinh chính trên sâu non Spodoptera frugiperda (Smith) ở Bắc Mỹ, Argentina (Molina-

Ochoa et al., 2003; Murúa et al., 2009)[55, 58]; Euplectrus sp. ký sinh trên sâu

non Anomis flava (Fabricius) trên cây đậu bắp ở Brazil (Rogéria et al.,
2012)[77]; Euplectrus puttleri ký sinh sâu non Anticarsia gemmatalis, một loài
sâu hại quan trọng của đậu tương ở Argentina (Vera and Fidalgo, 1990)[90];
Euplectrus flavipes (Fonscolombe) là ký sinh sâu hại ở Turkey (Gencer,
2012)[41]; Euplectrus bicolor ký sinh trên sâu non S. exigua hại cây củ cải
đường (Arbabtafti and Ebrahimi, 2013)[22]; Euplectrus liparidis Ferrière là ký
sinh trên sâu non của 6 loài sâu cánh vảy hại cây sồi ở vùng sông Volga
(Yefremova et al., 2013)[101], Euplectrus coimbatorensis Ferrière phân bố ở
Jammu và Kashmir, India (Ahmad et al., 2013)[21].
Đặc điểm hình thái đặc trưng của giống ong Euplectrus là các dấu hiệu
hình thái của tấm lưng ngực giữa, gai cựa chân sau to mập chắc và đốt trước
cuống bụng có một gờ dọc (Burks, 2003; Zhu and Huang, 2001, 2003)[26, 102,
104]. Sự phân biệt hay phân loại các loài của giống Euplectrus chủ yếu dựa vào
các đặc điểm hình thái của trưởng thành cái và đực, thùy giữa tấm lưng ngực


5

giữa và lông cứng, đốt trước bụng và gờ rãnh, hình dạng và màu sắc của mảnh
gốc môi, số đo của đầu, lông cứng trên mặt, và hệ gân cánh (Zhu and Huang,
2003)[104]. Đối với một số loài gần nhau, có thể tương đối giống nhau về hình
thái, cần phải sử dụng các đặc điểm khác, như loài ong Euplectrus comstockii
Howard và loài ong E. plathypenae Howard được phân biệt với nhau bằng sự
khác biệt của cơ quan cảm giác ở trên đốt gốc râu (scape) con đực, hydrocarbon
vỏ cuticular, hoặc một trong bốn allozyme loci (PGM-1, GOT-1, MDH-1, và
Est-4) và đây cũng là các đặc điểm phân biệt đáng tin cậy các loài của giống
Euplectrus (Coudron et al., 1993)[30].
Giống ong ngoại ký sinh Euplectrus có tính chuyên hóa vật chủ, vật chủ
của chúng chủ yếu là sâu non các loài cánh vảy thuộc họ Noctuidae và một số
họ khác của bộ cánh vảy Lepidoptera. Theo nghiên cứu của Zimin (1930)[105],

trong phòng thí nghiệm ong Euplectrus bicolor ký sinh các tuổi sâu non khác
nhau của các loài sâu thuộc họ Noctuidae (B. brassicae, Phytometra gamma,
Agrotis sp., Heliothis sp.), trong khi đó chúng không đẻ trứng ký sinh trên sâu
non của các loài khác thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera. Theo Bhumannavar và
Viraktamath (2000)[25], ong Euplectrus maternus Bhatnagar chỉ ký sinh trên
sâu non của các loài thuộc giống Othreis Hübner (O. materna, O. fullonia, O.
homaena) với tỷ lệ ký sinh giao động từ 0 đến 50%.
Một số loài ong ngoại ký sinh Euplectrus đã được sử dụng thành công
trong kiểm soát sinh học sâu hại cây trồng, như loài Euplectrus platyhypenae
(Howard) đã được sử dụng để kiểm soát sâu hại Spodoptera mauritia
(Boisduval) ở Mexico (Osborn, 1938), Spodoptera litura (Fabricius) ở
Philippines (Uichanco, 1934) và Levuana iridescens (Bethune-Baker) ở Fiji
(Rao et al., 1971) (dẫn theo Bellon et al., 2013)[24]. Ong Euplectrus laphygmae
(Ferrière), đã được nhập nội Đông Phi vào Israel để sử dụng kiểm soát loài sâu
hại Spodoptera littoralis (Boisduval) (Gerling and Limon, 1976)[42]. Ong
Euplectrus puttleri (Gordh) đã được nhập nội Colombia vào Hoa Kỳ để kiểm
soát loài sâu hại Anticarsia gemmatalis (Hubner) (Puttler et al., 1980)[74],


6

Euplectrus sp. được sử dụng để kiểm soát sâu hại Penicillaria jocosatrix
(Guenée) tại Guam (Nafus, 1991)[59]. Ong Euplectrus floryae (Schauff and
Janzen) sống ký sinh trên sâu non tuổi 2 và tuổi 3 của sâu hại Enyocypete
(Linnaeus) ở Costa Rica (Schauff and Janzen, 2001)[79]. Ong Euplectrus
liparidis Ferrière, được đưa vào Hoa Kỳ để kiểm soát loài sâu hại Lymantria
dispar (L.) ở Bắc Mỹ (Michael and Michael, 2001)[54].

1.1.2. Nghiên cứu sinh học giống ong ngoại ký sinh Euplectrus
1.1.2.1. Nghiên cứu về vòng đời và sinh sản của giống ong ngoại ký sinh

Euplectrus
Trong lĩnh vực côn trùng học, việc nghiên cứu về sinh học, sinh thái của
côn trùng ký sinh là cơ sở để nhận biết về mối quan hệ của ký sinh – vật chủ, và
cơ sở để nghiên cứu ứng dụng chúng trong kiểm soát sinh học.
Nghiên cứu đầu tiên về sinh học của giống ong Euplectrus là công trình
của Zimin (1930)[105]. Nghiên cứu về vòng đời ong Euplectrus bicolor
(Swederus) trong phòng thí nghiệm vào các tháng VIII - X (năm 1929) ở Bắc
Caucasia cho thấy, các pha phát triển của trứng, ấu trùng và nhộng có thời gian
tương ứng là 4 – 5 ngày, 10 – 12 ngày và 10 - 18 ngày; ở nhiệt độ phòng, con
đực sống 1 - 8 ngày và con cái sống 7 – 68 ngày, trung bình 22 ngày; ở nhiệt độ
13°C hoặc thấp hơn, chúng sống hơn 4 tháng. Một ong cái đẻ trung bình 27 quả
trứng (giao động 8 - 46), tất cả trứng thường được đẻ trên một sâu non và đôi
khi trên hai sâu non vật chủ. Ấu trùng có thời gian sinh sống 5 - 6 ngày, với
miệng là một bộ phận đính vào cơ thể vật chủ, khoảng 21% ấu trùng trên một
vật chủ bị chết trước khi hoàn thành pha phát dục.
Kết quả nghiên cứu sinh học của Noble (1936, 1938)[66, 67], về ong
Euplectrus agaristae Crawford ngoại ký sinh sâu hại Phalaenoides glycine ở
New South Wales cho thấy, thời gian của các pha phát triển là : trung bình vòng
đời là 17,73 ngày (16 - 20 ngày), trứng là 3,10 ngày (3 - 4 ngày), ấu trùng là
4,24 ngày (4 - 6 ngày), tiền nhộng là 2,26 ngày (2 - 3 ngày), nhộng là 7,58 ngày


7

(6 - 9 ngày). Ong ký sinh đẻ thành cụm trứng trên mặt lưng sâu non vật chủ ở
tuổi 4, tuổi 5, tuổi 6, và chúng thường đẻ ở phía gần đầu. Số ong trưởng thành
phát triển từ 1 sâu non vật chủ trên đồng ruộng trung bình là 17,82 cá thể (giao
động 2 – 60 cá thể), trong phòng thí nghiệm là 31,63 cá thể (giao động 22 – 63
cá thể). Thời gian sống của trưởng thành: con cái là 32 - 54 ngày, con đực là 29
- 55 ngày. Tương quan giới tính trên đồng ruộng: con đực là 11 - 15%, con cái

là 84 - 89%, trong phòng thí nghiệm: con đực là 11 - 40%, con cái là 60 - 88%.
Kết quả nghiên cứu của Wall và Berberet (1974)[94] cho thấy vòng đời
ong Euplectrus platyhypenae Howard sinh sống trên cây lạc ở Oklahoma, được
nuôi từ sâu non của 4 loài cánh vảy họ Noctuidae là Spodoptera frugiperda
(Smith), Spodoptera ornithogalli (Guenée), Heliothis zea (Boddie), và
Trichoplusia ni (Hübner). Sâu non được thu thập trên các cánh đồng lạc ở vùng
Oklahoma. Chúng không có tính ưa thích khác biệt với vật chủ. Trong phòng thí
nghiệm (nhiệt độ 22 ± 3°C), thời gian phát triển của ấu trùng là 5 ngày, giai
đoạn nhộng 10 ngày. Sau khi ấu trùng ký sinh hóa nhộng thì vật chủ sẽ bị chết
trong vòng một ngày.
Theo nghiên cứu của Gerling và Limon (1976)[42], vòng đời của ong
ngoại ký sinh Euplectrus laphygmae Ferriere ký sinh sâu non Spodoptera
littoralis (Boisd.) ở Israel cho thấyhát triển của ong từ trứng đến trưởng thành
kéo dài 11,7 ngày đối với cả ong đực và ong cái. Sâu non vật chủ khi bị ký sinh
sẽ bị tê liệt tạm thời trước khi ong đẻ 1 - 2 quả trứng trên mặt lưng, chỉ có sâu
non vật chủ tuổi 4 bị tấn công đẻ trứng ký sinh. Trứng và ấu trùng ong phát triển
diễn ra bên ngoài và sự hình thành nhộng diễn ra trong kén khi vật chủ đã chết.
Trứng được gắn vào vật chủ bằng một cuống đính dưới lớp vỏ da ngoài nhưng
nằm trên lớp biểu bì dưới (hạ bì), cuống đính có chức năng sinh lý và cơ học.
Ấu trùng ký sinh phát triển đến trưởng thành sử dụng dinh dưỡng của vật chủ và
tất cả vật chủ đều bị chết do ký sinh.
Theo Puttler et al., (1980)[74], ong Euplectrus puttleri Gordh có nhiều
thế hệ trong một năm và vật chủ riêng biệt là A. gemmatalis. Ong đẻ trứng trên


8

tất cả các tuổi sâu non, ngoại trừ sâu non tuổi 1, và trứng được đẻ bất cứ đâu
trên lưng vật chủ. Thời gian phát triển của ong từ trứng đến trưởng thành ở nhiệt
độ 15 - 30°C là 44,1 - 9,9 ngày. Ong cái đẻ trứng có tuổi thọ là 14,3 ngày ở

nhiệt độ 22 - 24°C và ẩm độ 30 - 50%, chúng ký sinh 23 sâu non vật chủ và có
khả năng đẻ 100,5 trứng, đẻ được 7,2 trứng/ngày, và ký sinh 1,7 sâu non vật
chủ/ngày. Đỉnh cao của đẻ trứng diễn ra vào ngày thứ 5 - 7 sau khi vũ hóa từ
nhộng thành ong trưởng thành. Trưởng thành có tuổi thọ tăng lên khi nhiệt độ từ
35°C giảm xuống 4 - 7°C, tuổi thọ tối đa ở nhiệt độ thấp là 90 ngày.
Nghiên cứu của Uematsu (1981a)[85] cho thấy, vòng đời của ong
Euplectrus kuwanae Crawford, trong điều kiện nuôi ở nhiệt độ 25oC, thời gian
phát triển của trứng 3,2 ngày, ấu trùng 3,4 ngày, tiền nhộng 2,1 ngày và nhộng
4,6 ngày. Trứng ong được đẻ thành cụm trên mặt lưng sâu non vật chủ (đốt
bụng 1, 2, 3 chiếm 93,1% số trứng), số trứng của mỗi cụm giao động 3 – 30 quả
trứng.
Theo nghiên cứu của Yang (1986)[98], ong Euplectrus bicolor
(Swederus) là loài ký sinh chính của sâu non Spodoptera exigua ở Cát Lâm,
Trung Quốc; ong cái đẻ 2 - 30 quả trứng (trung bình đẻ 8,65 quả trứng/ong cái)
trên sâu non vật chủ ở tuổi 3 hoặc tuổi 4.
Kết quả nghiên cứu của Jones và Sands (1999)[48] cho thấy khi ký sinh
trên sâu non vật chủ Eud.materna, trứng của ong E. melanocephalus Girault
được đẻ trên mặt lưng tại một trong năm đốt bụng đầu tiên của sâu non tuổi 2 và
tuổi 3. Vị trí của kén nhộng nằm ở giữa mặt bụng vật chủ và bề mặt lá cây. Con
cái ký sinh được ăn mật ong sống được 21 ngày (giao động 1 – 42 ngày) và đẻ
được 112 quả trứng (giao động 11 – 196 trứng), trong khi thời gian phát triển từ
trứng đến trưởng thành là 12-13 ngày, ở nhiệt độ 25°C. cho đẻ trứng là 17,5°C,
ngưỡng nhiệt độ tối thiểu và tối đa cho sự phát triển của ấu trùng là 18,5°C và
30°C, tương ứng.
Caballero et al., (1999)[27] nghiên cứu trên thực nghiệm đã đánh giá hiệu
quả ký sinh của ong Euplectrus plathypenae Howard trong kiểm soát một số


9


loài sâu hại họ Noctuidae. Kết quả nhân nuôi ong trong điều kiện phòng thí
nghiệm cho thấy, ong đẻ trứng ký sinh trên sâu non ở các đốt thân 3 - 5; có 55,8
- 63,9% số trứng có khả năng phát triển đến trưởng thành; thời gian vòng đời
của ong E. plathypenae từ 15 - 18 ngày trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ (20 24°C và 65 - 70%); chúng đạt được sự phát triển tối đa là 76,1% và 58,6%
trưởng thành trên tổng số trứng.
Kết quả nghiên cứu của Bhumannavar và Viraktamath (2000)[25] về
vòng đời và tập tính của ong Euplectrus maternus trên sâu non giống Othreis
Hubner cho thấy, một ong cái đẻ trứng ký sinh trên mặt lưng của ba đốt bụng
đầu tiên và đẻ 1 - 2 hoặc 2 - 7 quả trứng, trên sâu non tuổi 1 hoặc tuổi 2, trứng
được gắn vào lớp vỏ da cơ thể của vật chủ với một cuống đính vào dưới lớp
biểu bì. Trứng và ấu trùng phát triển diễn ra bên ngoài tại vị trí nơi đính của
trứng và hóa nhộng trong một cái kén màng sợi bên dưới bụng vật chủ đã chết.
Pha phát triển của trứng, ấu trùng các tuổi 1 - 5 tương ứng với khoảng thời gian
là 41,77 giờ; 11,97 giờ; 14,45 giờ; 13,55 giờ; 12,75 giờ; 7,15 giờ và giai đoạn
nhộng 4,7 ngày. Pha phát triển từ trứng đến trưởng thành mất 252,25 giờ (10,51
ngày). Mỗi trưởng thành ong cái đẻ trứng trên 2 sâu non vật chủ. Tương quan
giới tính (đực:cái) giao động từ 1:1 đến 1:4,87.
Theo Yamamoto và Foerster (2003)[97], ong Euplectrus ronnai (Brèthes)
ngoại ký sinh sâu non Mythimna sequax Franclemont; trưởng thành cái không
đẻ trứng ký sinh trên sâu non vật chủ tuổi 1 và tuổi 6. Giữa tuổi sâu và số lượng
trứng/sâu non có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có mối quan hệ tích cực giữa
tuổi sâu non vật chủ với số lượng trứng/vật chủ. Trung bình ở tuổi 3 có khoảng
1,5 trứng/sâu non đến tuổi 5 thì có khoảng 3,6 trứng/sâu non. Ong cái E. ronnai
ưa thích sâu non M. sequax tuổi 4 hoặc tuổi 5, không có sự khác biệt đáng kể về
thời gian phát triển của ký sinh, tương quan giới tính, với số trứng ký sinh và tỷ
lệ sâu non bị ký sinh trong thử nghiệm sâu non M. sequax tuổi 4 và tuổi 5. Tuy
nhiên, số trứng/vật chủ có sự sai khác trên sâu non tuổi 5 so với tuổi 4. Một ong
cái đẻ được khoảng 63,7 trứng và mỗi ong cái ký sinh trung bình 20,3 sâu non



10

vật chủ. Sự đẻ trứng của ong cái bắt đầu một ngày sau khi vũ hóa và hoạt động
sinh sản cho đến một ngày trước khi chết. Ong cái E. ronnai sống lâu hơn đáng
kể khi không có vật chủ (187,5 ngày), so với ong cái hoạt động đẻ trứng trên vật
chủ (29,7 ngày).
Nghiên cứu sinh học và nhân nuôi của Muniappan et al., (2004)[56] cho
thấy, ong E. maternus Bhatnagar ký sinh sâu non E. fullonia; trong trường hợp
không có sự lựa chọn vật chủ; ong E. maternus đẻ nhiều hơn trên sâu non tuổi 1
và tuổi 2, đẻ ít hơn ở sâu non tuổi 3. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự lựa chọn
vật chủ, ong cái E. maternus lại đẻ nhiều trứng hơn trên sâu non tuổi 2, sau đó
là sâu non tuổi 1 và tuổi 3. Ong ký sinh này không đẻ trứng trên các sâu non
các tuổi 4 - 6 kể cả trong trường hợp có sự lựa chọn hoặc không có sự lựa chọn
vật chủ. ng cái đẻ trứng trên mặt lưng nhiều hơn (>80%) so với phía mặt bên
hoặc phía mặt bụng (1 - 8%); trứng ong được đẻ nhiều hơn trên mặt lưng của
sâu non các tuổi 1 - 3. Tỷ lệ hoàn thành phát triển (từ trứng đến trưởng thành)
của ong E. maternus trên sâu non E. fullonia tuổi 2 là trên 61%, so với trên sâu
non tuổi 1 và tuổi 3 (32% và 26%), và như vậy sâu non tuổi 2 là vật chủ lý
tưởng để nhân nuôi loài ong ký sinh này. Sau khi được giao phối, ong cái E.
maternus liên tục đẻ trứng trên sâu non tuổi 2 của sâu hại E. fullonia cho đến
ngày thứ 30, nhưng số lượng trứng đẻ lớn nhất ghi nhận được trong tuần đầu
tiên sau khi vũ hóa. Ong E. maternus đẻ nhiều hơn 2 trứng trên một sâu non vật
chủ.
Theo nghiên cứu của Murúa và Virla (2004)[57], ong Euplectrus
platyhypenae Howard ngoại ký sinh chính trên sâu non Spodoptera frugiperda ở
Argentina. Nghiên cứu xác định các yếu tố liên quan đến vòng đời ong
Euplectrus platyhypenae trên sâu non vật chủ S. frugiperda được nuôi dưỡng ở
thức ăn nhân tạo, trong điều kiện nhiệt độ 25 ± 2°C, ẩm độ 70 - 75% và chế độ
chiếu sáng 14L:10D trong tủ nuôi sâu ở phòng thí nghiệm. Trên vật chủ S.
frugiperda, ong E. platyhypenae ký sinh trên tất cả các tuổi sâu non, ngoại trừ

sâu non tuổi 1. Sâu non S. frugiperda tuổi 5 hoặc tuổi 6 có khả năng loại bỏ một


11

tỷ lệ lớn số trứng hoặc ấu trùng ong ký sinh khi chúng vừa mới xuất hiện. Độ
mắn đẻ của ong ký sinh ở mức thấp và tương quan giới tính luôn ưu thế dành
cho con cái, và con đực chỉ được sản sinh ra từ con cái chưa giao phối.
Nghiên cứu của Ayres et al., (2010)[23] về sinh học ong E. puttleri
Gordh ký sinh sâu non Alabama argillacea, vật chủ tự nhiên và là sâu hại cây
bông ở Brazil. Nghiên cứu được tiến hành trong tủ nuôi ở (nhiệt độ 25,5 ±
0,5°C; ẩm độ 85 ± 10%; chiếu sáng 12 giờ) và trưởng thành được cho ăn mật
ong 10%. Ong cái đã giao phối được nuôi riêng biệt, với nguồn cung cấp liên
tục 6 cá thể sâu non tuổi 3, và cung cấp mẩu lá bông 9cm2 cho mỗi sâu non. Kết
quả được trình bày dưới dạng trung bình (ngày hoặc tỷ lệ phần trăm) và độ lệch
chuẩn, như sau: trứng (2,47 ± 0,5 ngày), tỷ lệ trứng nở (99,3%); ấu trùng (3,46
± 0,6 ngày), tỷ lệ ấu trùng (95,1%); tiền nhộng (1,79 ± 0,8 ngày); tỷ lệ tiền
nhộng (100%), nhộng (4,54 ± 0,8 ngày), sự sống sót của nhộng (86,4%), thời
gian sống của ong cái (11,6 ± 1,2 ngày); số ấu trùng/ong cái (3,3 ± 1,8); số
trứng/sâu non (8,9 ± 2,0), khả năng sinh sản số trứng/ong cái (29,3 ± 13,5); giai
đoạn từ trứng đến trưởng thành (12,2 ± 1 ngày cho ong cái và 11,8 ± 0,4 ngày
cho ong đực), tương quan giới tính (cái:đực 4,6: 1). Tuổi thọ trung bình của sâu
non bị ký sinh là 3,1 ngày, trong thời gian đó chúng tiêu thụ 7cm2 diện tích lá
bông.
1.1.2.2. Tập tính đẻ trứng
Kết quả nghiên cứu của Uematsu (1981b)[86] về tập tính đẻ trứng của
ong Euplectrus kuwanae, ong cái đẻ trứng ký sinh bắt đầu vào ngày thứ 3 sau
khi vũ hóa. Một ong cái trưởng thành tấn công đẻ trứng ký sinh trên 7 - 9 sâu
non vật chủ và đẻ trung bình 96 trứng trong suốt thời gian sống của chúng. Tuy
nhiên, khả năng sinh sản giảm đáng kể khi ong cái ký sinh trên sâu non vật chủ

đã bị ký sinh. Số trứng đẻ trên một vật chủ là rất đa dạng cũng như với nhiều
kích cỡ khác nhau so với vật chủ. Khi vật chủ lớn, ong cái ký sinh đẻ trứng
thành cụm khoảng 18 quả trứng hoặc nhiều hơn; trái lại, khi vật chủ có khối
lượng nhỏ hơn 10mg, kích cỡ cụm trứng ít hơn khoảng 6 quả trứng. Ong ký sinh


×