Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá một số yếu tố môi trường trong quy hoạch khu công nghiệp vừa và nhỏ đa hội, phường châu khê, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 97 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp hà nội
-------------***-------------

Nguyễn thanh ngọc

đánh giá một số yếu tố môi trờng trong
quy hoạch khu công nghiệp vừa và nhỏ
đa hội, phờng châu khê, thị x từ sơn,
tỉnh bắc ninh

Luận VĂN THạC Sĩ nông nghiệp

Chuyờn ngnh : Qun lý ủt ủai
Mó s

: 60.62.16

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. PHM NGC THY

hà nội - 2012


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng ñược
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.


Thị xã Từ sơn, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Ngọc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
ðể có ñược kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ từ rất nhiều cơ quan, ñơn vị, cá nhân. Tôi
xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân ñã dành cho tôi
dự giúp ñỡ quý báu ñó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng với sự giúp ñỡ, hỗ trợ
khoa học của PGS.TS. Phạm Ngọc Thụy, người ñã trực tiếp hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên Trung tâm dịch vụ
và hạ tầng Khu công nghiệp vừa và nhỏ ða Hội, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Chi cục Môi trường tỉnh Bắc Ninh; UBND thị xã Từ sơn, UBND
phường Châu Khê tỉnh Bắc Ninh ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Thị xã Từ Sơn, ngày

tháng

năm 2012

Tác giả luận văn


Nguyễn Thanh Ngọc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục bảng.................................................................................................vi
Danh mục hình................................................................................................vii
Danh mục viết tắt...........................................................................................viii
PHẦN 1. ðẶT VẤN ðỀ ...............................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của ñề tài ..................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................2

1.3.

Yêu cầu ...........................................................................................2

1.4.


Giới hạn của ñề tài ..........................................................................2

PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU .....................................3
2.1.

Môi trường và phát triển bền vững ..................................................3

2.2.

Ô nhiễm môi trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường
trong khu công nghiệp................................................................... 10

2.3.

Hiện trạng môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam..................... 13

2.3.1.

Ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải công nghiệp...................... 13

2.3.2.

Ô nhiễm khí thải công nghiệp....................................................... 16

2.3.3.

Chất thải rắn khu công nghiệp ....................................................... 18

2.3.4.


Một số hậu quả do ô nhiễm môi trường khu công nghiệp .............. 22

2.4.

Vấn ñề môi trường khu công nghiệp ở một số nước trên Thế
giới và Việt Nam........................................................................... 24

2.4.1.

Vấn ñề môi trường khu công nghiệp ở một số nước trên Thế
giới................................................................................................ 24

2.4.2.

Vấn ñề môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam .......................... 25

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


PHẦN 3. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 30
3.1.

ðối tương, ñịa ñiểm nghiên cứu .................................................... 30

3.2.

Nội dung nghiên cứu: .................................................................... 30


3.3.

Phương pháp nghiên cứu............................................................... 30

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 32
4.1.

ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu công nghiệp Vừa
và Nhỏ ða Hội .............................................................................. 32

4.1.1.

Vị trí ñịa lý.................................................................................... 32

4.1.2.

ðiều kiện khí hậu .......................................................................... 33

4.1.3.

ðịa hình ....................................................................................... 33

4.2.

ðịnh hướng phát triển và giải pháp môi trường của khu công
nghiệp Vừa và Nhỏ ða Hội ........................................................... 33

4.2.1.


ðịnh hướng phát triển khu công nghiệp Vừa và Nhỏ ða Hội ........ 33

4.2.2.

Quy hoạch và giải pháp môi trường Khu công nghiệp Vừa và
Nhỏ ða Hội.................................................................................... 34

4.3.

ðánh giá về một số yếu tố môi trường trong quy hoạch khu
công nghiệp Vừa và Nhỏ ða Hội................................................... 42

4.3.1.

Về pháp lý..................................................................................... 42

4.3.2.

ðánh giá tổng quan về quy hoạch khu công nghiệp Vừa và
Nhỏ ða Hội ................................................................................... 43

4.3.3.

ðánh giá tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu công
nghiệp Vừa và Nhỏ ða Hội ........................................................... 44

4.4.

ðánh giá về hiện trạng môi trường khu công nghiệp Vừa và Nhỏ
ða Hội ........................................................................................... 47


4.4.1.

ðánh giá về hiện trạng môi trường không khí ............................... 47

4.4.2.

ðánh giá về hiện trạng môi trường nước ....................................... 49

4.5.

Dự tính tải lượng ô nhiễm khu công nghiệp................................... 54

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


4.5.1

Dự tính tải trọng ô nhiễm trong nước thải khu công nghiệp........... 54

4.5.2.

Dự báo ô nhiễm không khí trong khu công nghiệp Vừa và
Nhỏ ða Hội ................................................................................... 62

4.6.

ðề xuất một số giải pháp môi trường khu công nghiệp.................. 64


4.6.1.

Giải pháp về quy hoạch ................................................................. 64

4.6.2.

Giải pháp về quản lí ...................................................................... 65

4.6.3.

Giải pháp về công nghệ, sản xuất, kĩ thuật .................................... 66

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ......................................................... 67
5.1.

Kết luận......................................................................................... 67

5.2.

ðề nghị ......................................................................................... 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 70

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước
xử lí) [13] ......................................................................................14
Bảng 2.2. Tổng lượng nước thải và thải lượng chất ô nhiễm ước tính từ các
khu công nghiệp thuộc 4 vùng kinh tế trọng ñiểm năm 2009................. 15
Bảng 2.3. Ước tính thải lượng và các chất gây ô nhiễm không khí từ các
KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng kinh tế trọng ñiểm năm 2009 [3] ....... 17
Bảng 4.1. Quy hoạch phân bổ ñất trong KCN.................................................34
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng ñất Khu số 1...................................36
Bảng 4.3. Bảng mật ñộ xây dựng, hệ số sử dụng ñất Khu số 1 .......................37
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng ñất Khu số 2:..................................39
Bảng 4.5. Bảng mật ñộ xây dựng, hệ số sử dụng ñất Khu số 2 .......................40
Bảng 4.6. Hiện trạng môi trường không khí ...................................................48
Bảng 4.7. Bảng ñộ ồn tại các cơ sở sản xuất...................................................49
Bảng 4.8. Hàm lượng chất ô nhiễm nguồn nước KCN ...................................50
Bảng 4.9. Hàm lượng trung bình (Ctb) chất ô nhiễm nước thải tại cửa
thải sông Ngũ Huyện Khê.............................................................51
Bảng 4.10: Nồng ñộ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ....................53
Bảng 4.11. Dự tính tải trọng ô nhiễm nguồn nước khu công nghiệp vừa
và nhỏ ða Hội ...............................................................................56
Bảng 4.12: Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm tối ña của chất ô nhiễm,
tải lượng ô nhiễm sẵn có trong nguồn nước tiếp nhận, tải
lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm ñưa vào nguồn nước tiếp
nhận và khả năng tiếp nhận nước thải ............................................60
Bảng 4.13. Lượng khí thải khi ñốt 1 tấn than.................................................62
Bảng 4.14. Tải trọng khí thải của KCN Vừa và nhỏ ða Hội trong một năm..........63
Bảng 4.15. Kết quả quan trắc không khí của khu công nghiệp........................63

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mối liên quan giữa Môi trường tự nhiên - Môi trường xã hội - Môi
trường nhân tạo................................................................................... 4
Hình 2. Sơ ñồ trạm xử lý nước thải tập trung của KCN .............................. 52

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

CTRSH


Chất thải rắn sinh hoạt

KCN

Khu công nghiệp

KH&ðT

Khoa học và ñô thị

KTTð

Kinh tế trọng ñiểm

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường


TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii


PHẦN 1. ðẶT VẤN ðỀ
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Sau hơn 20 năm ñổi mới, nước ta ñã ñạt ñược nhiều thành tựu to lớn về
kinh tế, chính trị - xã hội. Hiện nay với sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa hiện ñại hóa thì các khu, cụm công nghiệp mọc lên càng nhiều và có quy mô
lớn ñòi hỏi vấn ñề bảo vệ môi trường là nhiệm vụ rất quan trọng.
Bắc Ninh là một tỉnh ñồng bằng Bắc Bộ, có nhiều lợi thế ñể phát triển
kinh tế - xã hội như: Có vị trí ñịa lý giáp với thủ ñô Hà Nội, nằm gọn trong
vùng kinh tế trọng ñiểm Bắc Bộ, có các tuyến giao thông huyết mạch của
quốc gia chạy qua như Quốc lộ 1A, quốc lộ 18, ñường sắt xuyên Việt... Trong
dự án quy hoạch phát triển công nghiệp trên ñịa bàn tỉnh thời kì 2010 - 2020,
song song việc phát triển các khu công nghiệp lớn và cụm công nghiệp sản
xuất tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề là sự phát triển các khu dân cư

dịch vụ, làng nghề, tỉnh Bắc Ninh ñã góp phần quan trọng thúc ñẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phường Châu Khê thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có diện tích nhỏ
nhất nhưng cũng là phường có dân số ñông nhất và kinh tế rất phát triển của
thị xã. Nói ñến ða Hội là nói ñến làng sắt thép, là nơi có nghề truyền thống
sản xuất thép từ hàng trăm năm nay. Sản phẩm chính của ða Hội nói riêng và
Châu Khê nói chung là các loại thép phục vụ cho xây dựng, chủ yếu các hộ
dân tự sản xuất bằng các phương pháp bán thủ công. Mặt khác hệ thống hạ
tầng của Châu Khê hiện xuống cấp và không ñáp ứng ñược lượng xe cộ ngày
ñêm qua lại, người dân sống cùng bụi ñường, xỉ sắt, phế liệu và nước thải
trong khi các lò luyện thép hoạt ñộng hết công suất nên môi trường ở ñây rất
ô nhiễm. Theo tính toán của các cơ quan chức năng thì các chỉ số về môi
trường ñều vượt quá chỉ tiêu cho phép từ 1,5 ñến 5,4 lần.
Với chủ trương xây dựng các khu, cụm công nghiệp theo tiêu chuẩn
của tỉnh Bắc Ninh, phường Châu Khê kêu gọi các nhà ñầu tư kết hợp với ñịa
phương xây dựng khu công nghiệp vừa và nhỏ phục vụ cho việc quy hoạch
hoàn chỉnh làng nghề ñể ñảm bảo phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


Xuất phát từ thực tế ñó, tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ðánh giá
một số yếu tố môi trường trong quy hoạch khu công nghiệp Vừa và Nhỏ
ða Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các yếu tố về môi trường trong quy hoạch khu công
nghiệp Vừa và Nhỏ ða Hội - phường Châu Khê - thị xã Từ Sơn - tỉnh
Bắc Ninh.
- ðánh giá tính phù hợp về quy hoạch ñối với môi trường khu công nghiệp.

- ðánh giá việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường của các
hạng mục khu công nghiệp.
- ðề xuất một số biện pháp chủ yếu ñối với môi trường khu công
nghiệp, ñảm bảo PTBV.
1.3. Yêu cầu
- Thể hiện rõ nội dung về quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Vừa
và Nhỏ ða Hội.
- Khảo sát chi tiết các công trình có liên quan ñến môi trường của
khu công nghiệp Vừa và Nhỏ ða Hội - phường Châu Khê - thị xã Từ Sơn
- tỉnh Bắc Ninh.
- Tính toán ñược khả năng chịu tải của khu công nghiệp.
- ðánh giá, dự báo về tác ñộng môi trường của khu công nghiệp
- ðề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường của khu công nghiệp.
1.4. Giới hạn của ñề tài
- Về không gian: ðề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian là
Khu công nghiệp Vừa và Nhỏ ða Hội - phường Châu Khê - thị xã Từ Sơn
- tỉnh Bắc Ninh, theo quyết ñịnh số 145/Qð-SXD ngày 19/06/2009 phê
duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Vừa và
Nhỏ ða Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn.
- Về thời gian: ðề tài nghiên cứu trong giới hạn thời gian từ khi có
quyết ñịnh phê duyệt thành lập Khu công nghiệp ñến hết năm 2012.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Môi trường và phát triển bền vững
Từ thập niên 80 của thế kỉ 20 trở lại ñây loài người ñã chứng kiến

sự bùng phát các thảm họa môi trường như: ñộng ñất, sóng thần, bão lụt,
hạn hán, ô nhiễm không khí và mưa axit, các sự cố hạt nhân và rò rỉ hóa
chất ñộc hại, sự suy thoái thảm hại quỹ ñất trồng trọt, lan tràn hóa chất
bảo vệ thực vật và ô nhiễm các nguồn nước, thủng tầng ozon, hiện tượng
ấm lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính. Các nguyên nhân sâu xa của khủng
hoảng môi trường bắt nguồn từ việc lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng, sự
trốn tránh trách nhiệm với thế hệ tương lai thông qua việc không minh
bạch hóa những chi phí môi trường và lạm dụng quá mức các nguồn tài
nguyên cũng như môi trường.
Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế
hệ hôm nay mà không gây ra những khả năng nguy hại ñến các thế hệ mai sau
trong việc thỏa mãn nhu cầu riêng và trong việc lựa chọn ngưỡng sống của
họ. Hoàn cảnh sống của thế hệ hôm nay và mai sau phụ thuộc vào trạng thái
của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo của nó. Xã hội có nghĩa vụ
ngăn chặn những tác ñộng gây nguy hại ñến các thế hệ mai sau. Phát triển bền
vững ñược miêu tả như một sự biến ñổi sâu sắc, trong ñó việc sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc chọn cơ cấu ñầu tư, chọn các loại hình tiến
bộ kỹ thuật ñể áp dụng và chọn cơ cấu hành chính phù hợp với nhu cầu hiện
tại và tương lai [15].
ðể nghiên cứu môi trường, các nhà môi trường ñã phân chia môi
trường thành 3 khu vực: Môi trường thiên nhiên, Môi trường xã hội, Môi
trường nhân tạo [11].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


- Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như: ðất
ñai, sông suối, biển khơi, không khí, sinh học. Môi trường thiên nhiên tồn

tại khách quan ngoài ý thức của con người.
- Môi trường xã hội bao gồm các yếu tố xã hội, con người. Môi
trường xã hội là tập hợp mọi hành vi, ý thức của con người trong cộng
ñồng.
- Môi trường nhân tạo là khu vực giao nhau giữa môi trường thiên
nhiên và môi trường xã hội. Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố do
con người tạo nên một cách có ý thức hay không ý thức, trực tiếp hay gián
tiếp. Môi trường nhân tạo chính là kết quả của quá trình tích luỹ các hoạt
ñộng tích cực hay tiêu cực của con người tạo nên và ñể lại trên “ñịa bàn
môi trường”.

Môi trường xã hội

Môi trường tự nhiên

Môi trường nhân tạo
Hình 1. Mối liên quan giữa Môi trường tự nhiên - Môi trường xã hội Môi trường nhân tạo
Ba khu vực môi trường ñan xen nhau, cùng tồn tại và tương tác với
nhau trong mọi phạm vi không gian và thời gian. Khi nghiên cứu môi trường

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


cần phải nhận thức: Môi trường chịu hậu quả của quá khứ, môi trường tác
ñộng ñến cuộc sống hiện tại, môi trường quyết ñịnh tương lai [15].
Cuộc sống hiện tại có sự phân cực lớn về mức sống, lối sống và sản
xuất. Dân số ngày càng tăng và mức tiêu dùng cũng tăng theo kể cả số
lượng, chất lượng và chủng loại; cách thức sản xuất ngày càng ña dạng

nên gây ảnh hưởng ñến môi trường, làm cho môi trường ngày càng biến
ñổi sâu sắc theo chiều hướng không có lợi, tác ñộng xấu ñến hệ sinh thái.
Tài nguyên ngày càng cạn kiệt cùng với phương tiện khai thác hiện ñại
nên ñã gây ra nguy cơ khủng hoảng về tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ
mai sau. Do vậy ñể có cuộc sống lâu dài cần có biện pháp hạn chế gia
tăng dân số, giảm thiểu vấn ñề ô nhiễm môi trường, tạo ra lối sống tích
cực hơn nhằm giảm phân cực mức sống giữa các quốc gia, chăm lo vấn ñề
bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Hiện nay trên thế giới ñã có sự phân cực ngày càng lớn giữa các
nước về mức sống, lối sống và phương thức sản xuất. Nhu cầu về mức
tiêu dùng ngày càng tăng cả về số lượng và chủng loại. Cách sản xuất
cũng rất ña dạng và ngày càng khó kiểm soát. ðiều ñó ñã gây nên những
tác ñộng xấu ñến môi trường, làm cho môi trường ngày càng biến ñổi sâu
sắc, rộng lớn và bị ô nhiễm nghiêm trọng ñe dọa sự sống còn hành tinh
của chúng ta. Vì vậy vấn ñề môi trường và phát triển ñã trở thành vấn ñề
hết sức cấp bách ñòi hỏi các nước phải ngồi lại với nhau ñể xem xét và ñề
ra những quy ñịnh, công ước chung về môi trường và phát triển cho toàn
thế giới và từng quốc gia [17].
- Tuyên bố Stockholm về môi trường và con người (Thụy ðiển –
1972)
Với sự có mặt của 113 quốc gia ñã ñánh giá về sự xuống cấp của
môi trường toàn cầu ñược thừa nhận cùng với sự phát triển. Chính bản
thân loài người vì những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình ñã tạo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


ra một nguy cơ tiềm ẩn, ñe dọa sự trường tồn của trái ñất. Hội nghị ñã
hướng mọi dân tộc trên thế giới trong quá trình gìn giữ và làm tốt ñẹp hơn

môi trường sống của con người.
- Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển (Brazil – 1992) với sự
có mặt của 178 quốc gia khẳng ñịnh lại tuyên bố của hội nghị Liên hiệp
quốc về môi trường con người ñược thông qua tại Stockholn – 1972 và
tìm cách phát huy tuyên bố ấy.
Hội nghị ñã ñưa ra bốn văn kiện quan trọng:
+ Tuyên ngôn Rio gồm 27 nguyên tắc về vấn ñề môi trường và phát
triển.
+ Chương trình hành ñộng 21, bao gồm 11 chương trình cho môi
trường thế giới ba và kêu gọi các nước công nghiệp phát triển tăng thêm
viện trợ cho nước ngoài vào những năm tới.
+ Công ước về bảo vệ tính ña dạng sinh học.
+ Hiệp ñịnh về những nguyên tắc bảo vệ tài nguyên rừng.
- Tuyên bố Johannesberg về phát triển bảo vệ (Nam Phi – 2002) xây
dựng với 3 nội dung về phát triển bền vững: Phát triển kinh tế, phát triển
xã hội và bảo vệ môi trường;
Các quốc gia cần hoàn thiện xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia ñến năm 2020, tầm nhìn ñến năm 2030 và kế hoạch hành ñộng
quốc gia bảo vệ môi trường ñến năm 2020 là hết sức cần thiết, nhằm xác
ñịnh lại những ñinh hướng, ưu tiên trong công tác bảo vệ môi trường.
Ở khu vực ASEAN ñã có nhiều tuyên bố cấp Bộ trưởng về Môi
trường và Phát triển, bao gồm các tuyên bố tại Manila (15/12/1987),
Bangkok

(29/11/1984);

Jakarta

(20/10/1987);


Kuala

Lumpur

(19/06/1990); Banda Seri Begawan (26/04/1994); Jakarta (18/09/1997);
Kota Kinabalu (07/10/2000).
* Phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


Phát triển bền vững là mục tiêu mà Việt Nam ñang hướng tới, trong
ñó phải kể ñến quyết ñịnh số 432/Qð-TTg ngày 12/04/2012 về việc phê
duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai ñoạn 2011 – 2020;
Nghị quyết số 41/NQ-TU ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ ñẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất
nước; Nghị ñnh 29/2011/Nð-CP ngày 18/04/2011 quy ñịnh về ñánh giá
môi trường chiến lược, ñánh giá tác ñộng môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường; Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển bền vững là tăng
cường tính bền vững, tính hiệu quả, ñi ñôi với ñảm bảo tiến bộ, công bằng
xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn ñịnh chính trị - xã
hội, bảo vệ vững chắc ñộc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia. Mục tiêu cụ thể của chiến lược này là bảo ñảm ổn ñịnh kinh tế
vĩ mô, ñặc biệt là các cân ñối lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh
năng lượng, an ninh tài chính. Chuyển ñổi mô hình tăng trưởng sang phát
triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng
trưởng xanh, phát triển kinh tế cácbon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
mọi nguồn lực... Các chỉ tiêu giám sát và ñánh giá phát triển bền vững

Việt Nam giai ñoạn 2011 - 2020 gồm: Chỉ số phát triển con người (HDI),
chỉ số bền vững môi trường (ESI), hiệu quả sử dụng vốn ñầu tư (ICOR),
tỷ lệ che phủ rừng.
Các ưu tiên phát triển bền vững trong giai ñoạn 2011-2020 về kinh
tế, có ñịnh hướng như sau:
Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng
trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Nâng cao
chất lượng tăng trưởng, bảo ñảm ổn ñịnh kinh tế vĩ mô, ñặc biệt là các
chính sách tài chính, tiền tệ. Chuyển ñổi mô hình tăng trưởng chủ yếu
theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu trên cơ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


sở khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu
khoa học và công nghệ tiên tiến ñể tăng năng suất lao ñộng và nâng cao
sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nâng cao hiệu quả
của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của vốn ñầu tư nói riêng. Xây dựng
và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, ñảm bảo phát triển nền kinh tế
theo hướng cácbon thấp. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát
triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ñể ñảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia. Từng bước thị trường hóa giá năng lượng, nâng dần tỷ trọng
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng ở Việt
Nam. Xây dựng hệ thống hạch toán kinh tế môi trường và ñưa thêm môi
trường và các khía cạnh xã hội vào khuôn khổ hạch toán tài khoản quốc
gia (SNA). Phát triển bền vững công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công
nghệ, thiết bị bảo ñảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực
ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền "công nghiệp
xanh", ưu tiên phát triển các ngành, các công nghệ, sản phẩm thân thiện

với môi trường. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững: ðẩy mạnh áp
dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn ñể nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, ñồng thời giảm thiểu phát
thải và hạn chế mức ñộ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường,
sức khỏe con người, ñảm bảo phát triển bền vững. Xây dựng văn hóa tiêu
dùng văn minh, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên. ðảm bảo an ninh
lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững: Bảo ñảm an ninh
lương thực trên cơ sở bảo vệ 3,8 triệu hecta diện tích ñất lúa, ñảm bảo
nguồn cung lương thực, nhu cầu dinh dưỡng và khả năng tiếp cận lương
thực của người dân theo kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của
Chính phủ. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản xuất
hàng hóa có chất lượng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


nước và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
(ñất ñai, nước, rừng, lao ñộng và nguồn vốn), ... Phát triển nông thôn bền
vững phải bao gồm 4 quá trình: Công nghiệp hóa, hiện ñại hóa; ðô thị
hóa; Kiểm soát dân số; Bảo vệ môi trường sinh thái; Phát triển bền vững
các vùng và ñịa phương: tập trung ưu tiên phát triển trước các vùng kinh
tế trọng ñiểm, có khả năng bứt phá và dẫn dắt sự phát triển, ñồng thời chú
ý tới việc hỗ trợ các vùng kém phát triển và có ñiều kiện khó khăn hơn,
nhằm tạo ra một sự cân ñối nhất ñịnh trong phát triển không gian, từng
bước thu hẹp khoảng cách về xã hội và tiến tới giảm bớt sự chênh lệch về
kinh tế giữa các vùng và ñịa phương. Các vùng phát triển kinh tế trọng
ñiểm sẽ ñóng vai trò là ñầu tàu lôi kéo các vùng miền núi, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải ñảo có ñiều kiện khó khăn hơn. Xây dựng cơ chế, chính

sách phù hợp ñể các vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế
của từng vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng. Về xã hội, chiến lược có
ñịnh hướng ñẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc
làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các
chính sách an sinh xã hội. Ổn ñịnh quy mô, cải thiện và nâng cao chất
lượng dân số. Phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng
và phát triển gia ñình Việt Nam. Phát triển bền vững các ñô thị, xây dựng
nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao ñộng theo vùng. Nâng cao
chất lượng giáo dục và ñào tạo ñể nâng cao dân trí và trình ñộ nghề
nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển ñất nước, vùng và ñịa
phương. Phát triển về số lượng và nâng cao các dịch vụ y tế, chăm sóc sức
khỏe; bảo ñảm an toàn thực phẩm; cải thiện ñiều kiện và vệ sinh môi
trường lao ñộng. Giữ vững ổn ñịnh chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc
ñộc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chủ ñộng và
tích cực hội nhập quốc tế.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


Quyết ñịnh cũng nêu rõ chiến lược phát triển bền vững của Việt
Nam về tài nguyên môi trường. Theo ñó, chống thoái hóa, sử dụng hiệu
quả và bền vững tài nguyên ñất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền
vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài
nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải ñảo và phát
triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng; giảm ô nhiễm không khí
và tiếng ồn ở ñô thị lớn và khu công nghiệp; quản lý có hiệu quả chất thải
rắn và chất thải nguy hại; bảo tồn và phát triển ña dạng sinh học; giảm
thiểu tác ñộng và ứng phó với biến ñổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

Chiến lược cũng ñưa ra các nhóm giải pháp cụ thể như tiếp tục hoàn
thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững; nâng cao chất lượng quản trị
quốc gia ñối với phát triển bền vững ñất nước. Tăng cường các nguồn lực
tài chính ñể thực hiện phát triển bền vững. Tuyên truyền giáo dục, nâng
cao nhận thức về phát triển bền vững. Tăng cường năng lực quản lý và
thực hiện phát triển bền vững. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và tăng
cường sự tham gia của cộng ñồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng ñồng
dân cư trong thực hiện phát triển bền vững. Phát triển nguồn nhân lực cho
thực hiện phát triển bền vững. Tăng cường vai trò và tác ñộng của khoa
học và công nghệ, ñẩy mạnh ñổi mới công nghệ trong thực hiện phát triển
bền vững và mở rộng hợp tác quốc tế.
2.2. Ô nhiễm môi trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường trong khu
công nghiệp
Trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì ô nhiễm môi
trường phần lớn là từ các khu công nghiệp, trong ñó có sản xuất công nghiệp
của làng nghề [3] [4] [5].
Công nghiệp là ngành kinh tế ñặc biệt quan trọng ñối với bất kỳ
quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Nó là ñộng lực cho sự phát triển của các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


ngành kinh tế, là cơ sở của các ngành dịch vụ, thương mại, là yếu tố trung tâm
của quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước. Tuy nhiên bên cạnh
những vai trò to lớn ñó, các khu cụm công nghiệp cũng gây ra hậu quả nghiêm
trọng về nhiều mặt như tác ñộng ñến ñời sống, sức khoẻ, sinh hoạt của dân cư
làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng ñến phát triển bền vững.
Khu công nghiệp là nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp

với nhiều loại hình khác nhau, dù các cơ sở này có công nghệ hiện ñại ñến
mấy cũng ñều tác ñộng ñến môi trường ở những khía cạnh và mức ñộ
khác nhau (ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, không khí, khói, bụi, tiếng ồn,
giao thông, ô nhiễm nhiệt ñộ, ñộ ẩm...) làm cho các khu vực xung quanh
bị ảnh hưởng. Các nguồn thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường lớn
nhất là: nước thải, khí thải và chất thải rắn.
Nước thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh,
dịch vụ công nghiệp ñã ñi vào nguồn nước mặt, gây ô nhiễm nguồn nước
mặt, nước ngầm, môi trường ñất làm ảnh hưởng ñến môi trường sản xuất
nông nghiệp và con người.
Ở nhiều nước công nghiệp trước ñây, do ñã sử dụng công nghệ cũ,
không có quy trình xử lí nước thải, ñã thải thẳng vào nguồn nước mặt, hậu
quả ñã làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Ở Nhật Bản, năm 1953 ñã gây nên
vụ ngộ ñộc thực phẩm nổi tiếng ở vịnh Manimata: Do các nhà máy ñã thải
thủy ngân (Hg) vào nước biển, do hoạt ñộng của tảo biển ñã chuyển hóa
thủy ngân thành thủy ngân metyl (CH3)2Hg tích tụ trong tảo, tôm cá ăn
tảo ñã trở thành thực phẩm ñộc hại, gây ngộ ñộc cho người [22] [24].
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2009 do Bộ tài nguyên và
môi trường công bố ngày 01/06/2010 nước ta ñang phải ñối mặt với nhiều
thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải
công nghiệp, nếu không ñược giải quyết tốt sẽ gây ra thảm họa về môi
trường và biến ñổi khí hậu, tác ñộng nghiêm trọng ñến ñời sống, sức khỏe
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


cộng ñồng hiện tại và tương lai, phá hỏng những thành tựu công nghiệp
nói riêng và phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội nói chung ở Việt Nam [5].
Có nhiều vụ ngộ ñộc kim loại nặng cũng ñã xảy ra ở nhiều nước.

Bệnh Itai – Itai ở Nhật Bản cũng bắt nguồn từ nước thải chứa nguyên tố
cadimi. Sự nhiễm nguyên tố cadimi qua ñường thức ăn ñã tích tụ nguyên
tố này trong gan, thận và xương gây rối loạn chức năng trao ñổi chất, ức
chế enzym ñã gây bệnh về máu heamatopoiesis.[19][22]
Quá trình tích lũy kim loại nặng trong cơ thể con người dễ dàng hơn
quá trình ñào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể. ðể ñánh giá thời gian ñào
thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể, người ta sử dụng khái niệm chu kì bán thải
sinh học (biological half-life): là thời gian mà lượng kim loại nặng còn lại
trong cơ thể bằng một nửa lượng ban ñầu, ñối với cadimi thời gian này là 10
năm, với thủy ngân khoảng 80 ngày. Nói chung nhiễm ñộc kim loại nặng biểu
hiện thành bệnh lí rất ña dạng, ñiều trị rất khó khăn, phức tạp.
Khí thải công nghiệp bao gồm các oxít thể khí như: cácbonoxít
(CO, CO2 ), nitơoxít (NO,

NO2), lưu huỳnh oxít (SO2,

SO3 );

cáchydrocácbon, halogenua cácbon (CH4, CFC, CClC); sunfuhydro (H2S),
amoniac (NH3); VOCs, bụi, khói. Hiện nay tổng lượng khí thải công
nghiệp trên thế giới ñã tăng gấp 4 lần so với những năm thập kỉ 50 của thế
kỉ trước [21].
Khí thải công nghiệp không qua xử lí thải vào môi trường gây ô
nhiễm không khí, tác hại trực tiếp ñến con người, môi trường sinh thái.
Hậu quả khôn lường của khí thải công nghiệp là tạo nên hiệu ứng nhà
kính, gây biến ñổi khí hậu, phá hủy tầng ozôn. Các nhà khoa học ñã dự
báo nếu thế giới không hành ñộng kịp thời cắt giảm lượng khí gây hiệu
ứng nhà kính, thì ñến năm 2025 nhiệt ñộ trái ñất sẽ tăng 10 C, ñến cuối thế
kỉ này sẽ tăng thêm 40C.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


Biến ñổi khí hậu sẽ ñưa ñến bốn hậu quả lớn ñối với hành tinh của
chúng ta, ñó là:
- Tác ñộng ñến các hệ sinh thái, làm thay ñổi ñiều kiện sống bình
thường của sinh vật trên trái ñất.
- Khi khí hậu biến ñổi sâu sắc, các ñới khí hậu sẽ thay ñổi - có xu
hướng dịch chuyển về phía hai cực. Toàn bộ ñiều kiện sống bị thay ñổi,
các hoạt ñộng sản xuất bị xáo ñộng.
- Mực nước biển dâng cao.
- Bệnh tật, dịch bệnh phát sinh.
Chất thải rắn công nghiệp ngày một gia tăng về lượng và về tính
chất ñộc hại. Nhiều tài liệu công bố ñã cảnh báo nguy cơ về chất thải rắn,
sự tích tụ chất thải rắn trong môi trường nước, ñất ñe dọa môi trường sinh
thái trên phạm vi toàn cầu.
2.3. Hiện trạng môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam
2.3.1. Ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải công nghiệp
Trong những năm gần ñây, nước thải từ các khu công nghiệp ñổ vào
nguồn nước mặt ngày một gia tăng cả về khối lượng và cả tính chất ñộc
hại. Thành phần nước thải công nghiệp phụ thuộc vào ngành sản xuất. ðể
ñánh giá các yếu tố gây ô nhiễm, thường quy về các nhóm chỉ tiêu sau:
nhóm gây ô nhiễm sinh học sử dụng chỉ tiêu COD, BOD, coliform; nhóm
hóa học dùng các chỉ tiêu axít, bazơ, pH, P, N, phenol...; nhóm vật lí sử
dụng chỉ tiêu ñộ ñục, SS; nhóm các kim loại ñộc hại như Hg, As, Pb, Cd,
Cr... sử dụng chỉ tiêu kim loại nặng [16]. Thành phần nước thải của một
số ngành công nghiệp trước xử lý ñược thể hiện qua bảng 2.1.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


Bảng 2.1. Thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp
(trước xử lí) [13]
Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính

Chất ô nhiễm phụ

Chế biến nông sản, COD, BOD, pH, SS
thực phẩm
Sản xuất rượu bia, COD, BOD, pH, SS, P, N
nước uống
Cơ khí
COD, dầu mỡ, SS, CN-,
KLN
Thuộc gia
COD, BOD, SS, KLN,
phenol, sufua, NH4+
Vải sợi
SS, COD, BOD, KLN,
dầu, mỡ, chất tẩy rửa, hóa
chất, phẩm nhuộm
Phân bón
axít, kiềm, KLN, P, N

mầu, tổng P, N


Hóa chất

Sản xuất giấy

TDS, mầu, ñộ ñục
sơn, dầu, hóa chất mạ,
ñánh bóng.
N, P, Coliform
mầu, ñộ ñục, các hợp chất
lưu huỳnh, phụ gia

SS, hợp chất chứa lưu
huỳnh
axít, kiềm, SS, KLN, COD, phenol, silicat
halogenua, các hợp chất
chứa lưu huỳnh
COD, BOD, kiềm, phenol, ñộ ñục, mầu, chất tẩy rửa
tanin, lignin, hợp chất
chứa nhôm

Nguồn: Lê Trình (2005), Quan trắc và kiểm soát môi trường nước, NXB KHKT,
2005[14]

Chất lượng nước thải ñầu ra ở các KCN phụ thuộc vào việc nước
thải có ñược xử lí hay không. Theo công bố của Trung tâm Công nghệ
Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường năm 2009 thì tỉ lệ các KCN ñi vào
hoạt ñộng có trạm xử lí nước thải tập trung chỉ chiếm 48%. Như vậy chí ít
vẫn còn 52% lượng nước thải công nghiệp chưa ñược xử lí ñảm bảo tiêu
chuẩn ñổ ra môi trường. Bảng 2.2 thống kê khối lượng nước thải và thải
lượng các chất ô nhiễm trên 4 vùng kinh tế trọng ñiểm của nước ta. Lượng

nước thải và thải lượng khổng lồ này, nếu mới xử lí ñược 48%, thì nguồn
nước mặt trên toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ trong tương lai ngắn sẽ trở
thành ô nhiễm, ñiều này ñược thể hiện qua bảng 2.2.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


Bảng 2.2. Tổng lượng nước thải và thải lượng chất ô nhiễm ước tính
từ các khu công nghiệp thuộc 4 vùng kinh tế trọng ñiểm năm 2009
Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

A

Khu vực Bắc Bộ

Lượng
nước thải
m3/ngày
155.055

1

Hà Nội

36.577

8.047

5.011


11.668

2.112

2.926

2

Hải Phòng

14.026

3.086

1.922

4.474

814

1.122

3

Quảng Ninh

8.050

1.771


1.103

2.568

467

644

4

Hải Dương

23.806

5.237

3.261

7.594

1.381

1.904

5

Hưng Yên

12.350


2.717

1.692

3.940

716

988

6

Vĩnh Phúc

21.300

4.686

2.918

6.795

1.235

1.704

7

Bắc Ninh


38.946

8.568

5.336

12.424

2.259

3.116

B

Khu vực miền Trung

58.808

12.937

8.057

18.760

3.411

4.705

1


ðà Nẵng

23.792

5.234

3.260

7.590

1.380

1.903

2

Thừa thiên Huế

4.200

924

575

1.340

244

336


3

Quản Nam

13.024

2.865

1.784

4.154

755

1.042

4

Quảng Ngãi

3.950

869

541

1.260

229


316

5

Bình ðịnh

13.842

3.045

1.896

4.416

803

1.107

C

Khu vực phía Nam

413.400

90.948

56.636

131.875


23.977

33.072

1

TP HCM

57.700

12.694

7.905

18.406

3.347

4.616

2

ðồng Nai

179.066

39.395

24.532


57.122

10.386

14.325

3

Bà Rịa- Vũng Tầu

93.550

20.581

12.816

29.842

5.426

7.484

4

Bình Dương

45.900

10.098


6.288

14.642

2.662

3.672

5

Tây Ninh

11.700

2.574

1.063

3.732

679

936

6

Bình Phước

100


22

14

32

6

8

7

Long An

25.384

5.585

3.478

8.098

1.472

2.031

D

Khu vực ðB sông CL


13.700

3.014

1.877

4.370

795

1.096

1

Cần Thơ

11.300

2.486

1.548

3.605

655

904

2


Cà Mau

2.400

528

329

765

139

192

T
T

Khu vực

TSS

BOD

COD

Tổng N

Tổng P


34.112

21.243

49.463

9.993

12.404

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường khu công nghiệp năm 2009, Tổng cục Môi trường,
Bộ Tài nguyên và Môi trường [10].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


2.3.2. Ô nhiễm khí thải công nghiệp
Khí thải KCN gây ô nhiễm chủ yếu từ 2 nguồn: khí thải sinh ra từ ñốt
nhiên liệu (nguồn ñiểm) và khí rò rỉ từ quá trình sản xuất. Tuy nhiên hiện nay
trong các KCN, các cơ sở sản xuất chỉ mới khống chế ñược nguồn ñiểm, khí
ñộc rò rỉ nhiều loại có ñộc tính cao, khả năng lan truyền rộng vẫn chưa khống
chế ñược. Loại khí thải này ñang tác ñộng mạnh ñến môi trường và sức khỏe
con người. ðiển hình loại này là các khí CFC trong công nghiệp ñiện lạnh;
dung môi hữu cơ trong công nghệ sơn, mạ kim loại; oxít lưu huỳnh, oxít nitơ
trong công nghiệp sản xuất hóa chất, phân bón.
Ước tính thải lượng và các chất gây ô nhiễm không khí từ các KCN
thuộc các tỉnh của 4 vùng kinh tế trọng ñiểm năm 2009 ñược thể hiện qua
bảng 2.3.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16


×