Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tài liệu tập huấn môn Địa lý lớp 4,5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.43 KB, 45 trang )

TÀI LIỆU TẬP HUẤN
CHƯƠNG TRÌNH XMC & GDTTSKBS

MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4, 5

1


PHẦN THỨ NHẤT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4,5

1. Sự cần thiết đổi mới chương trình
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần
phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng.
Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng
và Quốc hội, trong Luật Giáo dục.
Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX (4 - 2001) đã đề ra nhiệm vụ:
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học.
Đổi mới giáo dục là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của giáo dục mà
tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục.
Mục tiêu giáo dục ngày nay đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho
người học sang trang bị những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực hành
động, năng lực thực tiễn.
Vì vậy, việc đổi mới chương trình giáo dục thường xuyên là cần thiết, nhằm
đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước, đáp ứng được mục tiêu giáo dục, mặt
khác nhằm nâng cao hơn chất lượng giáo dục thường xuyên.
2. Giới thiệu Chương trình Địa lí lớp 4, 5.
2.1. Mục tiêu


a) Nhớ và trình bày được một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
- Bản đồ và cách sử dụng bản đồ.
- Thiên nhiên và hoạt động của con người ở một số vùng miền trên đất nước
Việt Nam.
- Một số đặc điểm chính về tự nhiên, dân cư, kinh tế của Việt Nam và các châu
lục, một số quốc gia đại diện cho các châu lục.
b) Hình thành và phát triển các kĩ năng:
- Học tập và nghiên cứu Địa lí: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá
các hiện tượng, sự vật địa lí; phân tích, sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng
số liệu ở mức độ đơn giản.
- Thu thập, xử lí và trình bày thông tin địa lí.
2


- Vận dụng tri thức địa lí để giải thích ở mức độ đơn giản các hiện tượng, sự vật
địa lí.
c) Từng bước phát triển thái độ, tình cảm:
- Ham học hỏi để biết về các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người, bảo vệ các
di tích lịch sử và văn hóa.
- Có ý thức trách nhiệm và tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ và
cải tạo môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng
đồng.
2.2. Kế hoạch dạy học
a) Lớp 4 : 17 tiết ( không bao gồm tiết ôn tập, kiểm tra)
TT
1
1
2

3

Nội dung chương trình

Thời lượng
( Số tiết)
Bản đồ
2
Thiên nhiên và con người ở miền núi, trung du Việt 6
Nam
Thiên nhiên và con người ở miền đồng bằng Việt 8
Nam
Vùng biển, các đảo và quần đảo Việt Nam
1

b) Lớp 5 : 17 tiết ( không bao gồm tiết ôn tập, kiểm tra)
TT

Nội dung chương trình

1

Địa lí Việt Nam

2

Địa lí thế giới

Thời lượng
( Số tiết)


Địa lí tự nhiên

5

Địa lí dân cư
Địa lí kinh tế

1
5
6

2.3. So sánh với chương trình Tiểu học
a) Tên môn học của chương trình Tiểu học và chương trình XMC& GDTT
SKBC giống nhau: Lịch sử - Địa lí
b) Thời lượng
Thời lượng dành cho phần Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học

3


( lớp 4 và lớp 5 đều là 35 tiết) gấp hơn 2 lần thời lượng dành cho phần Địa lí
trong môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 và lớp 5 của chương trình XMC& GD TT
SKBC .
c) Nội dung
* Nội dung Địa lí lớp 4 và lớp 5 của chương trình XMC&GDTTSKBC về cơ
bản tương đương với nội dung Địa lí lớp 4 và lớp 5 của chương trình Tiểu học ở
phổ thông.
Lớp
4


5

Chương trình
Chương trình Tiểu học
XMC&GDTTSKBC
Bản đồ
Bản đồ và cách sử dụng
Thiên nhiên và con người ở miền Thiên nhiên và hoạt động sản
núi, trung du Việt Nam
xuất của con người ở miền núi
và trung du.
Thiên nhiên và con người ở miền Thiên nhiên và hoạt động sản
đồng bằng Việt Nam
xuất của con người ở miền đồng
bằng.
Vùng biển, các đảo và quần đảo. Vùng biển Việt Nam; các đảo và
quần đảo.
Tự nhiên
Tự nhiên
Địa lí Việt Nam Dân cư
Địa lí ViệtNam Dân cư
Kinh tế
Kinh tế

Địa lí Thế giới

Châu Á
Các nước
láng giềng

của Việt Nam
Châu Âu
Địa lí Thế giới
Châu Phi
Châu Mĩ
Châu
Đại
Dương
Châu
Nam
Cực

Châu Á
Các nước láng
giềng của Việt
Nam
Châu Âu
Châu Phi
Châu Mĩ
Châu Đại
Dương
Châu Nam
Cực
Các đại dương
trên thế giới

* Nội dung Địa lí lớp 4 và lớp 5 của chương trình XMC&GDTTSKBC

4



( CT XMC&GDTTSKBC) về cơ bản tương đương với nội dung chương trình
Địa lí lớp 4 và lớp 5 ở Tiểu học, song thời lượng dành cho phần Địa lí lớp 4 và
lớp 5 của CT XMC&GDTTSKBC giảm hơn 1/2 so với thời lượng dành cho
phần Địa lí lớp 4 và lớp 5 ở Tiểu học, nên số lượng các bài Địa lí trong Tài liệu
học của XMC&GDTTSKBC cũng giảm so với số bài Địa lí trong SGK Lịch sử
và Địa lí lớp 4,5 ở Tiểu học. Tuy vậy, nội dung các bài Địa lí trong Tài liệu học
của XMC&GDTTSKBC đảm bảo cung cấp đầy đủ những kiến thức, kĩ năng địa
lí cơ bản được quy định trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của CT XMC&GD
TTSKBC, tương đương với chuẩn kiến thức, kĩ năng của lớp 4, 5 trong CTTH ở
phổ thông.
Ví dụ:
Báng so sánh chuẩn kiến thức, kĩ năng một số chủ đề ở lớp 4, 5
của CT XMC&GD TTSKBC và CTTH ở phổ thông
Lớp
4

CT XMC&GD TTSKBC

CTTH ở phổ thông

Bản đồ
Kiến thức
- Nêu được định nghĩa đơn giản về
bản đồ.
- Nhận biết một số yếu tố của bản
đồ.
- Nêu được trình tự các bước sử
dụng bản đồ ở mức độ đơn giản.
Kĩ năng

Đọc bản đồ ở mức độ đơn giản
Thiên nhiên ở miền núi, trung du
Việt Nam
Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm tiêu
biểu về địa hình, khí hậu của dãy
Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ,
Tây Nguyên.
- Mô tả sơ lược về sông ở miền núi, rừng
rậm nhiệt đới, rừng rụng lá mùa khô.
- Nêu được vai trò của rừng đối với
tự nhiên, đời sống và sản xuất.
Kĩ năng

Bản đồ
Kiến thức
- Nêu được định nghĩa đơn giản về
bản đồ.
- Biêt một số yếu tố của bản đồ.
- Nêu được trình tự các bước sử
dụng bản đồ ở mức độ đơn giản.
Kĩ năng
Đọc bản đồ ở mức độ đơn giản

5

Thiên nhiên ở miền núi, trung du
Việt Nam
Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm tiêu

biểu về địa hình, khí hậu của dãy
Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ,
Tây Nguyên.
- Mô tả sơ lược được sông ở vùng núi,
rừng rậm nhiệt đới, rừng rụng lá mùa khô.
- Nêu được vai trò của rừng đối với
đời sống và sản xuất, sự cần thiết
phải bảo vệ rừng.


- Chỉ dãy Hoàng Liên Sơn, các cao
nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ
Tự nhiên Việt Nam.
- Phân tích bảng số liệu thống kê ở
mức độ đơn giản.

5

Địa lí Kinh tế Việt Nam
Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật
về sản xuất và phân bố của nông
nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở
nước ta.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật
về sản xuất và phân bố của công
nghiệp.
- Nhớ tên 2 trung tâm công nghiệp.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật
về giao thông, thương mại, du lịch

của nước ta.
- Nhớ tên một số địa điểm du lịch
lớn.
Kĩ năng
- Sử dụng biểu đồ, bản đồ để nhận
xét tình hình sản xuất , phân bố của
các ngành nông, lâm, thuỷ sản,
công nghiệp, giao thông vận tải.
- Chỉ trên bản đồ:
+ Một số trung tâm công nghiệp,
ngành công nghiệp.
+ Một số tuyến đường và đầu mối
giao thông chính.

6

Kĩ năng
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, các
cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản
đồ (lược đồ) Tự nhiên Việt Nam.
- Sử dụng được bảng số liệu để nêu
đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn
giản.
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên
một số con sông bắt nguồn từ Tây
Nguyên.
Địa lí Kinh tế Việt Nam
Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật
về tình hình phát triển và phân bố

của nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ
sản ở nước ta.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật
về tình hình phát triển và phân bố
của một số ngành công nghiệp.
- Nhớ tên 2 trung tâm công nghiệp
lớn nhất nước ta.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật
về giao thông, thương mại, du lịch
của nước ta.
- Nhớ tên một số địa điểm du lịch
lớn.
Kĩ năng
- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu
đồ, bản đồ ( lược đồ) để bước đầu
nhận xét về cơ cấu và phân bố của
nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công
nghiệp, giao thông vận tải.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp
lớn trên bản đồ.
- Chỉ một số tuyến đường và đầu
mối giao thông chính trên bản đồ.


Địa lí thế giới- Châu Á
Kiến thức
- Nhận biết sơ lược các châu lục và
đại dương qua bản đồ
- Mô tả sơ lược về vị trí địa lí và
giới hạn của châu Á.

- Nêu được một số đặc điểm điển
hình về địa hình, khí hậu, dân cư và
hoạt động sản xuất của người dân
châu Á.
- Nêu được một số đặc điểm của
khu vực Đông Nam Á và các nước
láng giềng Việt Nam.
Kĩ năng
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ để
nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh
thổ châu Á.
- Đọc đúng tên và chỉ vị trí một số
dãy núi, cao nguyên, đồng bằng,
sông lớn của châu Á trên bản đồ.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để
nhận xét và rút ra kết luận về đặc
điểm dân cư và hoạt động sản xuất
của người dân châu Á.
- Chỉ trên bản đồ và đọc tên nước,
tên thủ đô các nước láng giềng của
Việt Nam.

Địa lí thế giới- Châu Á
Kiến thức
- Biết tên các châu lục, các đại
dương trên thế giới.
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới
hạn lãnh thổ châu Á.
- Nêu được một số đặc điểm về địa
hình, khí hậu, dân cư và hoạt động

sản xuất của châu Á.
- Nêu được một số đặc điểm của khu
vực Đông Nam Á và một số nước
láng giềng của Việt Nam.
Kĩ năng
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ (lược
đồ) để xác định vị trí địa lí các châu
lục và đại dương trên thế giới; vị trí
địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á.
- Đọc đúng tên và chỉ vị trí một số
dãy núi, cao nguyên, đồng bằng,
sông lớn của châu Á trên bản đồ
(lược đồ).
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ (lược
đồ) để nhận biết một số đặc điểm
của dân cư và hoạt động sản xuất
của người dân châu Á.
- Chỉ và đọc trên bản đồ (lược đồ)
tên nước, tên thủ đô của một số quốc
gia ở châu Á.

d) Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Định hướng về phương pháp (PP) và hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH)
của chương trình XMC&GDTTSKBC và chương trình Tiểu học ở phổ thông về
cơ bản thống nhất ở một số điểm sau:
- Vận dụng các phương pháp dạy học ( PPDH) theo hướng tích cực, lựa chọn
và phối hợp nhiều PP khác nhau để HV được hoạt động, tự phát hiện kiến thức,
rèn luyện kĩ năng.
7



- GV cần hướng dẫn cho HV thu thập, tìm kiếm và lựa chọn thông tin từ các
nguồn kiến thức khác nhau (sách giáo khoa, bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, các số
liệu thống kê...).
- Cần đa dạng hoá các HTTCDH, kết hợp dạy học trong lớp và dạy học ngoài
lớp, kết hợp dạy học toàn lớp với dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, cặp. Nếu
có điều kiện, nên tổ chức cho HV học ngoài hiện trường, tham quan để giảm
tính trừu tượng, tăng tính hấp dẫn của nội dung học tập.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU

Địa lí là môn học giúp HV có hiểu biết về thiên nhiên, cư dân, kinh tế - xã hội
của quê hương, đất nước, thế giới. Đối tượng nghiên cứu của môn Địa lí vừa
phân bố rộng rãi trong không gian, vừa mang tính tổng hợp, trừu tượng. HV có
thể quan sát trực tiếp trên thực tế một số đối tượng địa lí như địa hình, sông suối,
cây cỏ, đất đai, hoạt động của con người ở địa phương nơi họ sinh sống hoặc
trong các chuyến đi khảo sát thực tế; nhưng cũng có rất nhiều đối tượng địa lí
HV không thể quan sát trực tiếp được như thiên nhiên, cư dân và hoạt động của
con người ở các miền đất khác nhau của đất nước, thế giới...Vì vậy, để giúp HV
hiểu và nắm vững các kiến thức và kĩ năng địa lí, trong dạy học GV cần đặc biệt
coi trọng các vấn đề sau:
- Hình thành cho HV hệ thống các biểu tượng, khái niệm địa lí, các mối quan
hệ địa lí, nhất là các mối quan hệ nhân quả.
- Phát triển ở HV khả năng tư duy địa lí, đó là “tư duy liên hệ tổng hợp, xét
đoán dựa trên bản đồ”.
- Tận dụng triệt để các thiết bị dạy học địa lí như tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ,
bảng thống kê, băng đĩa hình. Trong đó quan trọng nhất là bản đồ, nhằm giúp
HV dễ dàng có được các biểu tượng, khái niệm địa lí, định vị được vị trí các đối
tượng trong không gian, đồng thời phát triển tư duy địa lí.
- Tăng cường hướng dẫn HV quan sát, thu thập thông tin địa lí từ thực tiễn,
các nguồn thông tin đại chúng và vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết

các vấn đề có liên quan trong cuộc sống.
Từ mục tiêu dạy học Địa lí cùng với những vấn đề nêu trên và thiết bị dạy
học của bộ môn, nên ngoài các PPDH chung như PP dùng lời, giảng giải, đàm
thoại, thảo luận, sử dụng các phương tiện trực quan..., còn có một số PPDH
mang tính đặc trưng của bộ môn (sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê và
biểu đồ, phân tích các mối quan hệ địa lí, thực địa...).
8


1. Các PPDH đặc trưng của bộ môn
1.1. Phương pháp sử dụng bản đồ
Bản đồ là một phương tiện trực quan (PTTQ), là một nguồn tri thức địa lí quan
trọng. Qua bản đồ, HVcó thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ
rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt đất mà HV không có điều kiện
quan sát trực tiếp.
Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối
quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không
một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu
hiện trên bản đồ là những nội dung địa lí đã được mã hoá, trở thành một thứ
ngôn ngữ đặc biệt – ngôn ngữ bản đồ.
Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là một phương tiện trực quan giúp cho
HV khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình dạy học địa lí.
Việc khai thác kiến thức từ bản đồ trong dạy và học địa lí về cơ bản được
tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Đọc tên bản đồ để biết đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện
trên bản đồ, đọc bảng chú giải của bản đồ để biết các đối tượng, hiện tượng địa
lí được thể hiện trên bản đồ bằng loại kí hiệu nào.
- Bước 2: Dựa vào bản đồ xác định vị trí địa lí, chỉ ra các dấu hiệu, đặc điểm
của các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ và rút ra những
nhận xét, kết luận cần thiết.

- Bước 3: Dựa vào bản đồ và kiến thức đã học để xác lập mối liên hệ giữa các
đối tượng và hiện tượng địa lí, để giải thích đặc điểm của các đối tượng, hiện
tượng địa lí và vận dụng các thao tác tư duy suy ra những kiến thức mà bản đồ
không thể hiện trực tiếp.
Ví dụ sử dụng bản đồ “ Nông nghiệp Việt Nam”
- Bước 1:
+ Tên bản đồ: Nông nghiệp Việt Nam
+ Đối tượng thể hiện: một số loại cây trồng và vật nuôi; vùng trồng cây
lương thực.
+ Các cây trồng và vật nuôi được thể hiện bằng các kí hiệu tượng hình : cây
lúa, cây ăn quả, cà phê...; trâu, bò, lợn, gà.
9


- Bước 2: Dựa vào bản đồ chỉ ra các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở nước ta;
xác định vị trí của các vùng trồng lúa, cây công nghiệp lâu năm; vùng chăn nuôi
trâu, bò...; rút ra nhận xét về sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp ở
nước ta:
+ Cây trồng ở nước ta khá đa dạng, bao gồm: cây lương thực ( cây lúa), cây
ăn quả, cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su); các vật nuôi chủ yếu ở nước ta là
trâu, bò, lợn, gà.
+ Lúa là loại cây được trồng nhiều nhất ở các đồng bằng; cây công nghiệp
lâu năm được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên
+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi; lợn và gà được nuôi nhiều ở đồng
bằng.
- Bước 3: Dựa vào bản đồ và kiến thức đã học xác lập mối liên hệ giữa điều
kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội và sản xuất nông nghiệp để giải thích đặc
điểm phân bố nông nghiệp ở nước ta
+ Lúa được trồng nhiều nhất ở các đồng bằng nhờ có đất phù sa màu mỡ
và nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước; cây công

nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên nhờ có điều kiện địa
hình, khí hậu và đất đai thích hợp...
+ Vùng núi là nơi có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò; lợn
và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng nhờ có nguồn thức ăn dồi dào từ các
sản phẩm trồng trọt...
Một số điểm cần lưu ý:
- GV nên soạn một hệ thống câu hỏi dựa trên bản đồ và trình độ HV để dẫn
dắt HVtự khám phá kiến thức.
- Bản đồ dùng để dạy Địa lí phải đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính
tư tưởng và tính mỹ thuật.
- Số lượng bản đồ dùng trong một tiết học nên vừa phải, phục vụ thiết thực
cho bài học.
1. 2. Phương pháp sử dụng tranh ảnh địa lí
Tranh ảnh địa lí treo tường là một trong những phương tiện trực quan quan
trọng trong dạy học địa lí. Dựa vào tranh ảnh, HVcó thể nhận biết được các hiện
tượng và hình dạng bên ngoài của các sự vật địa lí, từ đó hình thành cho HV
những biểu tượng và khái niệm địa lí.
Việc khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong dạy và học địa lí về cơ bản được
tiến hành theo các bước sau:
10


- Bước 1: Nêu tên của bức tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện đối
tượng, hiện tượng địa lí nào? Ở đâu?
- Bước 2 : Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lí được thể hiện
trên bức tranh hoặc mô tả hiện tượng, sự vật địa lí trong tranh.Vận dụng kiến
thức đã học để xác định các mối quan hệ địa lí và giải thích đặc điểm, thuộc tính
của đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh.
- Bước 3: Nêu biểu tượng và khái niệm địa lí trên cơ sở những đặc điểm, thuộc
tính của đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh.

Ví dụ sử dụng bức tranh “Hoang mạc Xa-ha-ra ”
- Bước 1:
+ Tên bức tranh: hoang mạc Xa-ha-ra
+ Đối tượng địa lí được thể hiện: hoang mạc Xa-ha-ra ở châu Phi.
- Bước 2 :
+ Mô tả hoang mạc: Bề mặt hoang mạc là những cồn cát, cây cối thưa thớt,
động vật nghèo nàn...
+ Giải thích: do khí hậu ở hoang mạc rất nóng và khô.
- Bước 3: Nêu biểu tượng hoang mạc
Hoang mạc là những vùng rộng lớn, có khí hậu rất khắc nghiệt, trên bề mặt
chỉ có cát hoặc đá; động, thực vật nghèo nàn...
Một số điểm cần lưu ý:
- Việc lựa chọn tranh ảnh cho HV quan sát trước hết phải phù hợp với nội
dung bài; về mặt hình thức tranh phải rõ ràng, đẹp.
- GV nên soạn các câu hỏi dựa trên tranh ảnh và trình độ của HV để dẫn dắt
HV tự khai thác kiến thức.
1.3. Phương pháp sử dụng số liệu thống kê, bảng số liệu
Bản thân các số liệu thống kê không phải là kiến thức địa lí, song nó có
một ý nghĩa nhất định đối với việc hình thành các tri thức địa lí. Vì vậy, việc
sử dụng số liệu thống kê nhằm minh hoạ, cụ thể hoá các khái niệm và nêu bật ý
nghĩa của những kiến thức địa lí.
Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí có thể tiến hành
theo các bước sau:
- Bước 1: Đọc tên của bảng số liệu, đơn vị và thời điểm đi cùng với các số liệu.
- Bước 2: Phân tích các số liệu tổng quát và rút ra nhận xét khái quát trước khi đi
vào số liệu cụ thể.
11


- Bước 3: Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình; xác lập mối quan hệ giữa

các số liệu, so sánh, đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng để rút ra nhận xét.
- Bước 4: Đặt các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu
nhằm tìm ra kiến thức mới.
Ví dụ sử dụng bảng số liệu thống kê “Sự biến đổi diện tích rừng qua một số
năm”
- Bước 1:
+ Tên của bảng số liệu: Sự biến đổi diện tích rừng qua một số năm
+ Đơn vị : triệu ha
+ Thời điểm đi cùng với các số liệu: năm 1943, 1983, 2005.
- Bước 2: Phân tích các số liệu tổng quát và rút ra nhận xét khái quát: diện tích
rừng nước ta có sự biến động qua các năm.
- Bước 3. Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình: Diện tích rừng nước ta
năm 1943 là lớn nhất ( 14,3 triệu ha), sau đó là năm 2005(12,7 triệu ha) và năm
1983 là nhỏ nhất (7,2 triệu ha).
Nhận xét: Từ năm 1943 đến năm 1983 diện tích rừng của nước ta giảm, từ
1983 đến 2005 diện tích rừng của nước ta tăng lên.
- Bước 4. Đặt câu hỏi: Vì sao từ năm 1943 đến năm 1983 diện tích rừng của
nước ta giảm và từ 1983 đến 2005 diện tích rừng của nước ta lại tăng lên?
Từ năm 1943 đến năm 1983 diện tích rừng của nước ta giảm chủ yếu do chặt
phá rừng bừa bãi; từ 1983 đến 2005 diện tích rừng của nước ta tăng lên do bảo
vệ và trồng rừng.
1.4. Phương pháp phân tích biểu đồ
Biểu đồ là hình thức biểu hiện trực quan của các số liệu, với mỗi loại biểu đồ
sẽ có các cách phân tích riêng. Chẳng hạn với biểu đồ đường thì phải chú ý khai
thác độ dốc và diễn biến của các đường, với biểu đồ hình cột thì phải chú ý khai
thác độ cao thấp của các cột kết hợp phân tích các số liệu (nếu có) để đưa ra
nhận xét từ tổng quát đến chi tiết; đồng thời với việc phân tích biểu đồ, HVcần
vận dụng kiến thức đã học hoặc kinh nghiệm thực tế để giải thích những nhận
xét, kết luận đã rút ra từ biểu đồ.
Ví dụ: Phân tích biểu đồ “Sản lượng thuỷ sản” ( Lớp 5)

Đây là biểu đồ cột. Qua quan sát độ cao thấp của các cột và số liệu di kèm, có
thể rút ra nhận xét: sản lượng thuỷ sản khai thác và thuỷ sản nuôi trồng đều tăng
khá nhanh, nhưng nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn.
12


Giải thích: Sản lượng thuỷ sản tăng khá nhanh là do nhu cầu về thuỷ sản của
người dân trong nước ngày càng tăng và sự mở rộng của thị trường ngoài nước;
sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn vì những năm gần đây
hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở nhiều nơi.
1.5. Phương pháp hình thành biểu tượng, khái niệm địa lí
a) Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí
Biểu tượng địa lí là hình ảnh của sự vật, hiện tượng địa lí mà HV có được
trong các giờ học địa lí hoặc tự tri giác ở ngoài thực tế như một cánh đồng, một
quả đồi, một khu rừng...Như vậy, biểu tượng bao giờ cũng là những hình ảnh cụ
thể.
Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí tốt nhất là hướng dẫn HV quan sát
các hiện tượng, sự vật địa lí, có thể trực tiếp quan sát trên thực địa như quan sát
một khúc sông, một dãy núi, một phiên chợ...ở địa phương hoặc quan sát trên
tranh ảnh, phim video, băng/đĩa hình... Với những hiện tượng, sự vật địa lí
không thể quan sát được do không có ở địa phương, không có tranh ảnh, GV nên
dùng phương pháp mô tả.
Ví dụ mô tả cảnh chợ phiên ở Bắc Hà ( Lào Cai): Phiên chợ Bắc Hà nhộn
nhịp, đầy màu sắc với những quán thắng cố nghi ngút khói, những bát rượu ngô
nồng nàn, trái mận Tam Hoa, mận Tả Van đỏ mọng thơm ngon, hấp dẫn. Người
dân tộc mang đến chợ đủ thứ sản vật vùng cao: chè shan, hoa quả, mật ong,
rượu, áo quần thổ cẩm, đồ trang sức bạc, hoa phong lan, cây giống, dắt theo
những con ngựa, bò, lợn, khệ nệ vác những bao ngô, khoai.
b) Phương pháp hình thành khái niệm địa lí
Khái niệm là sự phản ánh trong ý thức những thuộc tính bản chất, những mối

quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Quá trình hình thành khái niệm mới có thể tiến hành bằng hai cách:
- Cách 1: GV hướng dẫn HV quan sát từng sự vật, hiện tượng địa lí riêng lẻ
( trên thực địa hoặc các phương tiện dạy học) để hình thành cho HV biểu tượng
cụ thể về đối tượng, sau đó bổ sung các thuộc tính và khái quát thành khái niệm.
- Cách 2: Trên cơ sở những biểu tượng, khái niệm HV đã có, GV hướng dẫn
HV so sánh, bổ sung thêm những thuộc tính mới để hình thành khái niệm mới.
Ví dụ : Hình thành khái niệm đồng bằng Bắc Bộ (lớp 4)
Trên cơ sở HV đã có biểu tượng, khái niệm về đồng bằng là dạng địa hình
thấp, khá bằng phẳng; ngoài các thuộc tính chung của đồng bằng (địa hình thấp,
khá bằng phẳng), GV bổ sung thêm những thuộc tính khác của đồng bằng Bắc
13


Bộ như có dạng hình tam giác, có hệ thống đê ngăn lũ..., qua đó HV có khái
niệm đồng bằng Bắc Bộ.
1.6. Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả
Các mối quan hệ trong địa lí rất phong phú và đa dạng; đó là mối quan hệ
giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau, giữa tự nhiên với kinh tế - xã hội, giữa
các hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội với nhau. Trong các mối quan hệ đó, có
những mối quan hệ nhân quả và những mối quan hệ thông thường.
Các mối quan hệ nhân quả là những mối quan hệ biểu hiện mối tương quan
phụ thuộc một chiều giữa các hiện tượng, sự vật địa lí; trong đó có hai thành
phần: một bên là “nhân”, một bên là “quả”.
Khi hướng dẫn HV xác lập các mối quan hệ nhân quả, GV cần giúp HV phân
biệt đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả. GV cũng nên giúp HV xây dựng các sơ
đồ thể hiện các mối quan hệ nhân quả nhằm giúp HV dễ dàng nhận ra và biết
cách hệ thống hoá các mối quan hệ này. Trong sơ đồ nên dùng mũi tên để thể
hiện quan hệ giữa “nhân” và “quả”.
Ví dụ: Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với hoạt động sản xuất

của người dân ở các vùng miền:
* Dãy Hoàng Liên Sơn:
Địa hình cao, đất dốc => trồng lúa trên ruộng bậc thang.
Khí hậu lạnh => trồng rau và cây ăn quả xứ lạnh.
* Tây Nguyên:
Các cao nguyên ba dan đất đỏ =>thuận lợi cho trồng cây công nghiệp lâu
năm (đặc biệt là cà phê); nhiều đồng cỏ => chăn nuôi gia súc.
Sông nhiều thác ghềnh => phát triển thuỷ điện
1.7. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh ( PPSS) là một trong những phương pháp chung của
hoạt động tư duy, song nó cũng đã trở thành một phương pháp có tính chất đặc
trưng của bộ môn Địa lí. Có thể nói rằng đa số các bài học địa lí đều cần đến
PPSS dưới hình thức này hay hình thức khác. Sử dụng tốt PPSS trong dạy học
Địa lí sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho việc hình thành và khắc sâu các biểu tượng,
khái niệm địa lí cho HV.
Khi lựa chọn các đối tượng cần so sánh, nên lựa chọn theo các tiêu chí nhất
định, chẳng hạn so sánh các hiện tượng, sự vật địa lí gần gũi nhau hoặc cùng
loại với nhau. Ví dụ: so sánh dãy Hoàng Liên Sơn với Trung du Bắc Bộ hoặc
Tây Nguyên; so sánh đồng bằng Bắc Bộ với đồng bằng Nam Bộ...Phải làm nổi
14


bật lên những vấn đề, các điểm mấu chốt cần so sánh, ví dụ khi so sánh dãy
Hoàng Liên Sơn với Tây Nguyên phải so sánh sự giống và khác nhau về địa
hình, khí hậu, về hoạt động sản xuất...
Cần kết hợp PPSS với các PPDH khác như PP sử dụng bản đồ, số liệu thống
kê...Ví dụ: khi dạy về đồng bằng duyên hải miền Trung, có thể dựa vào bản đồ
để so sánh độ lớn của các đồng bằng duyên hải miền Trung với đồng bằng Bắc
Bộ với đồng bằng Nam Bộ...
2. Các PPDH khác

Các PPDH nêu trên ngày nay được xem là các “ PPDH truyền thống”, trong
phong trào đổi mới PPDH theo định hướng phát huy tính tích cực học tập của
người học, một số PPDH được gọi là những “ PPDH mới ” như PPDH nhóm
(còn gọi là PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ ), PP đóng vai, PP trò chơi... Dưới đây
xin giới thiệu PPDH nhóm và PP thuyết trình tích cực, những PPDH này không
chỉ phát huy được tính tích cực của người học, mà còn góp phần hình thành ở
người học năng lực hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề là những năng lực cần
thiết của người lao động trong thời đại hiện nay.
2.1. Phương pháp dạy học nhóm
Dạy học nhóm còn được gọi bằng tên khác như dạy học hợp tác theo nhóm
nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng
thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở
phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình
bày và đánh giá trước toàn lớp.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách
nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HV.
Phương pháp dạy học nhóm về đại thể được tiến hành như sau:
a. Làm việc toàn lớp :
- Giới thiệu chủ đề
- Thành lập nhóm
- Xác định nhiệm vụ các nhóm
b. Làm việc nhóm:
- Chuẩn bị chỗ làm việc
- Lập kế hoạch làm việc
- Thoả thuận quy tắc làm việc
- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Chuẩn bị báo cáo kết quả.
15



c. Làm việc toàn lớp:
- Các nhóm trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả.
* Một số lưu ý
- Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên
áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4- 6
HS.
- Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm
vụ khác nhau.
- Không phải bài học nào cũng thích hợp với phương pháp tổ chức cho HV
làm việc nhóm.
- Cần lưu ý trách nhiệm cá nhân trong nhóm, mỗi thành viên trong nhóm phải
thực hiện một nhiệm vụ nhỏ trong nhiệm vụ chung của cả nhóm. Muốn vậy, GV
(hoặc nhóm trưởng) cần phân công công việc thật cụ thể cho các thành viện
trong nhóm.
2.2. Phương pháp thuyết trình tích cực
Phương pháp thuyết trình bản chất là thụ động, song thuyết trình tích cực lại
có khả năng phát huý tính tích cực học tập của người học, bởi trong quá trình
thuyết trình, thỉnh thoảng GV dừng lại và nêu câu hỏi, mục đích của các câu hỏi
này nhằm lưu ý HV tìm câu trả lời trong khi lắng nghe thuyết trình hoặc yêu cầu
HV tự liên hệ và kết nối giữa nội dung bài đang học và nội dung các bài đã học
trước đó.
Ví dụ:
1) Khi thuyết trình về sự khác nhau giữa các miền khí hậu, GV có thể dừng
lại và nêu câu hỏi: Vì sao khí hậu miền Bắc là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa
đông lạnh; còn ở miền Nam khí hậu nóng quanh năm, có hai mùa mưa và khô rõ
rệt?
Câu hỏi này đã thu hút sự chú ý của HV và HV sẽ tìm câu trả lời trong khi
GV tiếp tục thuyết trình (giải thích) về nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có
sự khác nhau giữa miền Bắc và miên Nam.

2) Trong khi thuyết trình về ngành trồng trọt ở nước ta, GV có thể nêu
câu hỏi: Vì sao trong các cây lương thực, lúa gạo là cây trồng chính và có diện
tích gieo trồng lớn nhất ở nước ta?
Câu hỏi này đòi hỏi HV phải tự liên hệ và kết nối giữa nội dung bài đang học
và nội dung các bài đã học trước đó (địa hình, khí hậu, đất) để tìm câu trả lời.
16


3. Thiết kế kế hoạch bài học theo định hướng đổi mới PPDH
3.1. Định hướng đổi mới PPDH
Định hướng chung của đổi mới PPDH là “Tích cực hoá hoạt động học tập
của người học”. Tích cực ở đây là tích cực trong hoạt động nhận thức, tích cực
trong tư duy, tích cực một cách chủ động. Điều đó có nghĩa là HV chủ động
trong toàn bộ quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức
dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV. GV sẽ không còn là “nguồn phát thông tin
duy nhất”, không phải là người hoạt động chủ yếu ở trên lớp như trước đây, mà
sẽ là người tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học viên.
3.2. Thiết kế kế hoạch bài học
Để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động của HV trong hoạt động học
tập, việc soạn giáo án hiện nay không đơn thuần chỉ là việc tóm tắt những nội
dung chính của SGK, mà giáo án phải là một bản thiết kế các hoạt động của GV
và HV trên lớp. Vì vậy, việc soạn giáo án hiện nay còn được gọi là thiết kế kế
hoạch bài học (KHBH).
Các bước thiết kế kế hoạch bài học:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học
Xác định mục tiêu (MT) của bài học là bước đầu tiên và cũng là bước quan
trọng nhất khi thiết kế KHBH. MT cần chỉ ra chính xác và cụ thể những gì mà
HV phải đạt được sau bài học đó và cũng cần được diễn đạt như thế nào để dễ
dàng xác định được rằng MT đã đạt được hay chưa. Trên cơ sở nội dung của
mỗi bài, GV cần nêu lên một cách cụ thể về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ

mà HV cần có được sau bài học đó; cần sử dụng các động từ khi xác định MT
bài học (động từ hoá MT).
- Bước 2: Xác định kiến thức trọng tâm, các nội dung chính của bài. Những nội
dung đó cần được nêu lên thành các vấn đề, các câu hỏi, bài tập (hoặc sử dụng
các câu hỏi, bài tập có sẵn trong bài).
- Bước 3: Thiết kế các hoạt động của GV và HV
Căn cứ vào MT, nội dung của bài và các phương tiện dạy học (PTDH) có thể
có được để thiết kế các hoạt động. Các hoạt động cần được sắp xếp hợp lí theo
tiến trình của bài dạy và đa dạng về mặt hình thức như HV làm việc cá nhân,
làm việc nhóm, cặp hay cả lớp. Tuỳ từng nội dung cụ thể mà GV yêu cầu HV
làm việc cá nhân hay nhóm, cặp và thời gian dành cho mỗi hoạt động nhiều hay
ít.
17


Kết quả của bước này là GV lập được kế hoạch bài học chi tiết, bao gồm các
hoạt động của GV và HV trong quá trình dạy học trên lớp.
Dưới đây là gợi ý một mẫu kế hoạch bài học:
Bµi...
I. Mục tiêu bài học
II. Thiết bị dạy học
III. Tiến trình dạy học
1. Mở bài
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HV
Hoạt động 1.......................................
..........................................................
Hoạt động 2......................................
..........................................................
Hoạt động 3......................................

..........................................................

Nội dung chính

3. Đánh giá
IV. Hoạt động nối tiếp
V. Phụ lục
Lưu ý:
- Mục kiểm tra bài cũ ( Phần III) không nhất thiết bài nào cũng có, bởi GV có
thể kiểm tra bài cũ của HV không chỉ vào đầu giờ mà có thể kết hợp kiểm tra bài
cũ trong quá trình giảng bài mới.
- Mục đánh giá nhằm kiểm tra việc nắm kiến thức, kĩ năng của HV sau bài
học. Đánh giá cuối mỗi bài có thể dưới nhiều hình khác nhau như hoàn thành
một sơ đồ, trò chơi ô chữ; các câu hỏi... (có thể bao gồm các câu tự luận hoặc
các câu trắc nghiệm khách quan).
- Phần phụ lục bao gồm phiếu học tập, tài liệu tham khảo...

Ví dụ 1 giáo án (lớp 5)
BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức

18


- Nêu được vị trí địa lí, phạm vi và hình dạng lãnh thổ nước ta.
- Trình bày được đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta đối với đời sống và sản
xuất.
2. Kĩ năng
Sử dụng bản đồ để xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.

3. Thái độ
Phản đối những hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và có ý thức
sẵn sàng tham gia bảo vệ đất nước.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ Tự nhiên khu vực Đông Nam Á
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Phiếu học tập
IV. Tiến trình dạy học
1. Mở bài
GV có thể mở bài bằng nhiều cách, dưới đây là một vài cách gợi ý:
1.GV nêu một vài ý hoặc câu hỏi có liên quan đến nội dung bài hoc, nhằm định
hướng nhận thức của HV. Ví dụ: Về mặt vị trí địa lí, nước ta nằm ở khu vực nào trên
thế giới? Vị trí ấy có thuận lợi, khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước? Lãnh thổ nước ta có đặc điểm gì?...
2.GV gợi ý HV dựa vào hiểu biết thực tế, cho biết vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ
nước ta.
2. Bài mới
1. Vị trí địa lí
Hoạt động 1: HV làm việc cá nhân
- Bước 1: GV yêu cầu HV đọc mục 1 để biết vị trí địa lí và thuận lợi của vị trí địa lí
nước ta đối với việc giao lưu với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
- Bước 2: GV yêu cầu HV xác định vị trí của Việt Nam trên lược đồ (hình 1) trong
SGK
- Bước 3 : GV chỉ định một vài HV xác định lại vị trí của Việt Nam trên bản đồ khu
vực Đông Nam Á treo tường và nêu vị trí địa lí của nước ta.
- Bước 4. GV chốt kiến thức:
+ Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông
Nam Á, trong vòng đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu.
+ Thuận lợi của vị trí địa lí: giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2. Phạm vi lãnh thổ

Hoạt động 2: HV thảo luận nhóm nhỏ ( 4-6 HV/ nhóm)

19


- Bước 1: GV chia HV trong lớp thành các nhóm nhỏ, chỉ định vị trí làm việc của các
nhóm.
- Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm (tất cả các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ
như nhau): Đọc mục 2 kết hợp với quan sát lược đồ (hình 1) trong SGK và hoàn thành
nội dung của phiếu học tập (xem phần phụ lục)
- Bước 3:
+ HV làm việc cá nhân (mỗi HV trong nhóm sẽ đảm nhiệm 1 câu hỏi hoặc 1 vấn đề
trong phiếu học tập)
+ Thảo luận nhóm ( từng cá nhân trình bày kết quả làm việc của mình, sau đó cả
nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất )
- Bước 4: GV chỉ định một vài nhóm trình bày ( kết hợp sử dụng bản đồ Tự nhiên
Việt Nam treo tường), các nhóm khác theo dõi, góp ý và có thể đặt câu hỏi về những
vấn đề chưa rõ.
- Bước 5:
+ GV tóm tắt ý kiến của các nhóm và nhận xét, đánh giá.
+ GV chốt kiến thức:
• Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Tổng diện
tích vùng đất là 331.212 km2; vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.
• Phần đất liền nước ta hẹp ngang, kéo dài theo chiều bắc- nam, đường bờ biển
uốn cong hình chữ S. Vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo, không bao giờ
đóng băng nhưng thường hay có bão.
• Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Căm-pu-chia. Vùng
biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Căm-pu-chia, Philip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po và Thái Lan.
• Xác định vị trí của một số đảo và quần đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo,
Phú Quốc; quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

• Vai trò của biển nước ta: điều hoà khí hậu; là nguồn tài nguyên thiên nhiên (hải
sản, khoáng sản), tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển (khai thác hải sản,
khai thác khoáng sản biển, phát triển du lịch và giao thông vận tải biển).
• Ảnh hưởng của bão: trên biển bão gây sóng to có thể lật úp tàu thuyền; gió bão
làm mực nước biển dâng cao, gây ngập mặn vùng ven biển, kết hợp với mưa lớn trên
nguồn dồn về gây ngập lụt trên diện rộng; bão lớn, gió giật mạnh tàn phá nhà cửa, cầu
cống...
3. Đánh giá
Dựa vào nội dung bài đã học, hãy điền nội dung thích hợp vào các ô trống trên sơ
đồ dưới đây:

20


Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Vị trí địa lí

Phạm vi lãnh thổ

.

IV. Hoạt động tiếp nối
Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa.
V. Phụ lục
Phiếu học tập (Hoạt động 2)
1. Đọc phần kênh chữ ( Mục 2), nêu phạm vi lãnh thổ nước ta.
2. Đọc phần kênh chữ ( Mục 2), nêu đặc điểm của phần đất liền và vùng biển nước
ta.
3. Xác định trên lược đồ ( hình 1) trong SGK và cho biêt:

- Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với những nước nào? Vùng biển Việt Nam tiếp
giáp với vùng biển của những nước nào?
- Kể tên và xác định vị trí một số đảo và quần đảo của nước ta.
4. Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết:
- Vai trò của biển nước ta đối với đời sống và sản xuất
- Ảnh hưởng của bão đối với đời sống và sản xuất.
III. VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Về yêu cầu kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá (KT,ĐG) là khâu cuối của quá trình dạy học nhằm làm
sáng tỏ mức độ đạt được của HV về kiến thức, kĩ năng và thái độ so với mục
tiêu dạy học của môn học. Cùng với sự đổi mới CT, SGK, việc KT, ĐG cần
đáp ứng các yêu cầu sau:

21


- Kết quả KTĐG phải phản ánh được việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Đây
là yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất của việc kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập ( KT, ĐG KQHT) của HV. Mục tiêu giáo dục môn Địa lí lớp 4,5 đã
được xác định trong CT XMC&GDTTSKBC và thể hiện cụ thể ở chuẩn kiến
thức, kĩ năng .
- Đảm bảo kiểm tra được các kiến thức, kĩ năng cơ bản trong chương trình
mà HV đã được học, tránh kiểm tra những kiến thức, kĩ năng nằm ngoài
chương trình.
- Đề kiểm tra và đáp án phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Nội dung kiểm tra phù hợp với thời gian kiểm tra.
- Đảm bảo tính khách quan trong đánh giá.
2. Về nội dung kiểm tra, đánh giá
- Kiến thức: Kết quả học tập địa lí của HV được đánh giá theo 3 mức độ:

* Mức độ nhận biết (ghi nhớ, tái hiện) như: ghi nhớ các dấu hiệu đặc
trưng của các khái niệm địa lí, ghi nhớ một số địa danh, số liệu ...
* Mức độ hiểu: giải thích, phân tích được các mối quan hệ địa lí, các sự
vật, hiện tượng địa lí (ở mức độ đơn giản).
* Mức độ vận dụng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số
vấn đề thường gặp trong thực tiễn (những vấn đề đơn giản) có liên quan đến
kiến thức đã học.
- Kĩ năng : Do đặc điểm về mặt nội dung của chương trình Địa lí lớp 4,5 và
cách trình bày nội dung trong SGK, nên việc kiểm tra, đánh giá kĩ năng của
HV cần tập trung vào kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ ; nhận xét các hiện tượng,
sự vật địa lí qua tranh ảnh; phân tích số liệu; vận dụng kiến thức địa lí để giải
thích các hiện tượng, sự vật địa lí đơn giản.
3. Về phương pháp kiểm tra, đánh giá
Trắc nghiệm là phương pháp hữu hiệu để KT, ĐG KQHT. Các phương
pháp trắc nghiệm (PPTN) trong giáo dục được chia làm 2 loại: trắc nghiệm
vấn đáp và trắc nghiệm viết. Trắc nghiệm viết lại được chia làm 2 nhóm là
trắc nghiệm tự luận (TNTL) và TN trắc nghiệm khách quan (TNKQ).
3.1. Phương pháp trắc nghiệm vấn đáp dùng để kiểm tra bài hằng ngày
hoặc thi cử. Loại TN này có tác dụng tốt khi nêu các câu hỏi phát sinh trong
một tình huống cần kiểm tra, đánh giá.
22


3.2. Phương pháp trắc nghiệm viết:
a)Trắc nghiệm tự luận với câu hỏi mở: Loại TN này đòi hỏi HV phải trả lời
các câu hỏi bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có trong một bài
viết dài.
Trắc nghiệm tự luận cho phép đánh giá được sự hiểu biết, năng lực trí tuệ,
khả năng diễn đạt của HV. Vì vậy, loại TN này thường được sử dụng trong
trường hợp yêu cầu HV phân tích các mối quan hệ địa lí; chứng minh, giải

thích các hiện tượng, sự vật địa lí (ở mức độ đơn giản)..
Ví dụ: Giải thích vì sao sông ngòi nước ta có lượng nước lên xuống theo
mùa.
b) Trắc nghiệm khách quan
Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm mà trong đó mỗi câu nêu ra một vấn đề
cùng với những thông tin cần thiết đòi hỏi HV phải viết câu trả lời ngắn hoặc
lựa chọn một câu trả lời gọi là trắc nghiệm khách quan (TNKQ).
Loại TN này bao gồm nhiều câu hỏi nên có thể kiểm tra được một phạm
vi rất rộng của chương trình môn học, do đó độ tin cậy của bài trắc nghiệm
cao hơn; kết quả kiểm tra, đánh giá khách quan hơn, không phụ thuộc vào ý
kiến chủ quan của người chấm bài.
Các loại câu hỏi TNKQ :
(1). Trắc nghiệm đúng – sai
Loại TN này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu ( hay một nhận
định) và HV sẽ lựa chọn một trong 2 phương án trả lời để khẳng định câu
phát biểu (nhận định đó) là đúng hay sai.
Ví dụ: Câu dưới đây đúng hay sai? Ghi chữ “ Đ” vào ô trống nếu là câu
đúng hoặc chữ “S” nếu là câu sai?
“ Sông ngòi nước ta phần lớn là sông nhỏ và ngắn do phần đất liền của nước
ta hẹp ngang và nằm sát biển”
(2). Trắc nghiệm điền khuyết
Loại TN này đòi hỏi HV căn cứ vào các dữ liệu đã cho hoặc dựa vào kiến
thức đã học mà tìm từ hay cụm từ điền vào chỗ chấm (...) cho phù hợp với
nội dung của câu hỏi.
Ví dụ: Tìm các cụm từ thích hợp và điền vào các chỗ chấm (....) trong câu
sau:

23



“ Châu Đại Dương có số dân ....................trong các châu lục có dân cư sinh
sống. Dân cư gồm hai thành phần chính là người ....................và
người ....................”.
(3). Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi
Loại TN này có 2 cột gồm những từ (nhóm từ hoặc câu) đòi hỏi HV phải
ghép đúng từng cặp từ (nhóm từ hoặc câu) ở 2 cột với nhau sao cho đúng về
nội dung.
Ví dụ:
Nối mỗi ý ở cột bên trái với một ý ở cột bên phải cho đúng:
Khoáng sản

1.Than
2. Dầu mỏ
3. A-pa-tit
4. Bô-xit

Nơi phân bố chủ yếu

a. Lào Cai
b.Vùng thềm lục địa phía Nam
c. Tây Nguyên
d. Quảng Ninh

(4). Trắc nghiệm câu trả lời ngắn
Loại TN này đòi hỏi HV viết câu trả lời ngắn thích hợp căn cứ vào câu hỏi
nêu ra.
Ví dụ: Liệt kê 3 hậu quả của việc tàn phá rừng:
(1)...........................................................................................................
(2)...........................................................................................................
(3)........................................................................................................... (5).

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Loại trắc nghiệm này có hai phần: “phần dẫn” nêu ra vấn đề, cung cấp
thông tin cần thiết hay nêu một câu hỏi và phần “lựa chọn”gồm một số
phương án trả lời ( thường là 4 phương án), HV phải chọn để đánh dấu vào
một phương án đúng (hoặc phương án sai). Ví dụ:
a) Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý đúng trong câu sau:
Trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm trên:
A. 500.000 người
B. 1 triệu người
C. 1,5 triệu người
D. 2 triệu người
b) Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý sai trong câu sau:
24


Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do nước ta
A. nằm trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu
B. chịu ảnh hưởng của gió mùa
C. chịu ảnh hưởng của Biển Đông
D. có 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi.
Mỗi loại trắc nghiệm có những ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy cần kết
hợp linh hoạt các loại trắc nghiệm nhằm đánh giá được khách quan, chính
xác kết quả học tập của HV.
Ví dụ đề kiểm tra (lớp 5)
NỘI DUNG ĐỀ
I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1.
a) Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý đúng trong câu sau:
Đặc điểm địa hình (trên đất liền) của nước ta là:
A. Đồng bằng chiếm 3/4 và đồi núi chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ

B. Đồng bằng chiếm 1/4 và đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
C. Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ và được chia thành ba loại.
D. Đồi núi chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp
b) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm khí hậu của nước ta?
A. Khí hậu nói chung là nóng
B. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt
C. Lượng mưa lớn và độ ẩm không khí cao
D. Mưa quanh năm
Câu 2. Dựa vào kiến thức đã học, tìm các cụm từ thích hợp điền vào các chỗ chấm
(.....) trong câu dưới đây:
“ Do nằm trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu, vùng biển nước ta không bao
giờ..........(1).........., song thường hay..........(2)..........”.
Câu 3. Ghi vào ô trống chữ Đ nếu là câu đúng hoặc chữ S nêu là câu sai:
a) Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên sông ngòi nước ta có hai
mùa nước trong năm là mùa lũ và mùa cạn.

25


×