Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phòng trừ cỏ gấu trên ruộng sản xuất lạc tại hà nội, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.35 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------*---------------------

NGUYỄN THẾ NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
PHÒNG TRỪ CỎ GẤU TRÊN RUỘNG SẢN
XUẤT LẠC TẠI HÀ NỘI, BẮC GIANG
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Trường Thành

HÀ NỘI, 2011
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Trường Thành –
Trưởng Bộ môn Thuốc, cỏ dại và môi trường, Viện Bảo vệ thực vật đã nhiệt
tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành
cảm ơn nhóm cỏ dại, cùng toàn thể anh chị em cán bộ công nhân viên trong


Bộ môn Thuốc, cỏ dại & môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Ban đào tạo Sau đại học – Viện Khoa học nông nghiệp
Việt Nam, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ, dạy bảo trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Người cảm ơn

Nguyễn Thế Nghiệp

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của
tập thể cán bộ nghiên cứu thuộc Bộ môn Thuốc, cỏ dại và môi trường - Viện
Bảo vệ thực vật. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong bản luận văn này.

Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Thế Nghiệp

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….


iii


MỤC LỤC
Trang bìa phụ

i

LỜI CẢM ƠN

ii

LỜI CAM ĐOAN

iii

MỤC LỤC

iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


x

MỞ ĐẦU

1

I. Đặt vấn đề

1

II. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

III. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1. Những nghiên cứu về thành phần cỏ dại hại cây trồng cạn.
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

3
4
4
4
5

iv



1.2. Những kết nghiên cứu ngoài nước về đặc điểm sinh học của cỏ gấu
1.3. Tác hại của cỏ dại trên các cây trồng cạn
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu trong nước
1.3.2. Những kết quả nghiên cứu ngoài nước

6
7
7
8

1.3.2.1. Cỏ dại có khả năng cạnh tranh và gây thiệt hại năng suất, phẩm
8
chất cây trồng
1.3.2.2. Cỏ dại có thể sinh ra những chất độc gây hại cho cây trồng
1.3.2. 3. Cỏ dại gây ra nhiều tác hại khác làm cản trở hoạt động sản xuất.
1.3.2.4. Sự gây hại của cỏ gấu đối với cho sản xuất
1.4. Các nghiên cứu về phòng trừ cỏ dại cho các cây trồng cạn
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước
1.4.2. Nghiên cứu trên thế giới
1.4.2.1. Biện pháp phơi khô và đốt
1.4.2.2. Làm kỹ đất trước khi gieo trồng
1.4.2.3. Che phủ bằng xác thực vật
1.4.2.4. Xới sáo thủ công
1.4.2.5. Biện pháp sinh học

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

9

9
10
11
11
13
13
14
15
16
17
v


1.4.2.6. Biện pháp sử dụng thuốc trừ cỏ
1.5. Đặc điểm chung của các thuốc trừ cỏ hoá học
1.5.1.Cơ chế tác động của thuốc trừ cỏ
1.5.2. Phân loại thuốc trừ cỏ
1.5.3. Tính chọn lọc của thuốc trừ cỏ
1.5.4. Phổ tác động của thuốc trừ cỏ
1.5.5. Thời gian và phạm vi sử dụng của thuốc
1.6. Những khó khăn trong sử dụng thuốc trừ cỏ

20
24
24
25
26
28
28
29


1.6.1. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến độ an toàn và hiệu quả của
31
thuốc trừ cỏ
1.6.2. Ảnh hưởng của yếu tố đất đai đến độ an toàn và hiệu lực của thuốc trừ cỏ

32
1.6.3. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến độ an toàn và hiệu quả của thuốc trừ cỏ

33
1.6.4. Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến độ an toàn và hiệu quả của thuốc trừ cỏ

34
1.6.5. Hỗn hợp và tương tác thuốc trừ cỏ

35

CHƯƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
36
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
2.2. Địa điểm nghiên cứu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

36
36
vi



2.3. Vật liệu nghiên cứu
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.5. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

36
36
37
40
40

3.2. Thành phần và mức độ xuất hiện của các loài cỏ dại trên đất trồng
42
lạc ở Hà Nội và Bắc Giang
3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cỏ gấu
3.4. Xác định mức độ thiệt hại về năng suất do cỏ gấu gây nên
3.5. Xác định biện pháp phòng trừ cỏ gấu trên đất trồng lạc
3.5.1. Hiệu quả kỹ thuật của các biện pháp
3.5.1.1. Biện pháp thủ công
3.5.1.2. Biện pháp phun thuốc hóa học

45
49
55
55
55
57

3.5.1.2.1. Hiệu quả trừ của thuốc Glyphosate (Roundup 480SC) đối với cỏ gấu


57
3.5.1.2.2. Biện pháp trừ cỏ gấu bằng thuốc tiền nẩy mầm

60
3.5.1.2.3. Biện pháp trừ cỏ gấu bằng thuốc hậu nẩy mầm
3.5.1.2.4. Biện pháp phun thuốc hóa học kết hợp với thủ công

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

63
64
vii


3.6. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý phòng trừ cỏ trên cây lạc

66

3.7. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lạc

68
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

70
4.1. Kết luận

70

4.2. Đề nghị


70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trong nước
II. Tài liệu nước ngoài
PHỤ LỤC

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

71
72
72
77

viii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CTV

Cộng tác viên

EWRS

Hội đồng khoa học cỏ dại quốc tế


KHKT

Khoa học kỹ thuật

BVTV

Bảo vệ thực vật

KLSK

Khối lượng sinh khối

NS

Năng suất

NSG

Ngày sau gieo

NXB

Nhà xuất bản

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng
Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của các vùng trọng điểm ở

Bảng 3.1

Bảng 3.2

Việt Nam năm 2008
Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ dại trên đất

Trang

40

42

trồng lạc
Bảng 3.3

Một số đặc điểm hình thái của cỏ gấu (Cyperus rotundus Linn)

Bảng 3.4

Động thái tăng số lá, chiều cao và số nhánh của cỏ gấu

46
47


Cyperus rotundus Linn
Bảng 3.5
Mối liên quan giữa năng suất lạc và mật độ cỏ gấu tại Hà Nội

51

Mối liên quan giữa năng suất lạc và mật độ cỏ gấu tại Bắc

53

Bảng 3.6
Giang
Bảng 3.7
Hiệu lực của các biện pháp thủ công trong phòng trừ cỏ gấu

56

Hiệu lực của các biện pháp trừ cỏ bằng thuốc Roundup 480SC

58

Bảng 3.8
trên cây lạc ở 30 ngày sau xử lý lần cuối
Bảng 3.9
Hiệu lực trừ cỏ gấu của các thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm trên cây

61

lạc ở 30 ngày sau phun

Bảng 3.10
Hiệu lực trừ cỏ gấu của các thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm trên cây

64

lạc ở 30 ngày sau phun
Bảng 3.11
Hiệu quả của biện pháp kết hợp giữa phun thuốc hóa học với thủ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

66
x


công
Bảng 3.12

Tỷ lệ mọc mầm, chiều cao và năng suất cây lạc sau khi xử lý

67

thuốc trừ cỏ
Bảng 3.13

Ảnh hưởng của các biện pháp đến sinh trưởng và phát triển cây

68

lạc
Bảng 3.14


Hiệu quả kinh tế của các biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lạc

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

69

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình, đồ
thị

Tên hình, đồ thị

Trang

Hình 1

Cách thức sinh sản chủ yếu của cỏ gấu (Cyperus rotundus Linn)

49

Hình 2

Thí nghiệm ảnh hưởng mật độ cỏ gấu đến năng suất lạc

50


Biểu đồ 1

Mối quan hệ giữa mật độ cỏ gấu với năng suất lạc ở Hà Nội

52

Biểu đồ 2

Mối quan hệ giữa mật độ cỏ gấu với năng suất lạc ở Bắc Giang

54

Hình 3

Thí nghiệm phun Glyphosate 2 lần và đối chứng

60

Hình 4

Thí nghiệm xử lý Dual gold 960EC

62

Hình 5

Đối chứng 2a

62


Hình 6

Thí nghiệm xử lý Onecide 15EC

63

Hình 7

Biện pháp xử lý Glyphosate kết hợp làm cỏ 1 lần

65

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

xii


MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề.
Cỏ dại là một đối tượng dịch hại thường xuyên và quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây trồng lạc nói riêng. Tuy nhiên ở
nước ta chưa có những đánh giá cụ thể về thiệt hại do cỏ gây ra, nhưng theo
Alden (1937) thì cỏ dại có thể làm giảm 20 – 50% năng suất [15]. Để phòng
trừ cỏ dại, người nông dân ở vùng đồng bằng sông Hồng dùng khoảng 95
công lao động cho 1ha lúa, chiếm 25 – 30% công lao động tổng số trong sản
xuất lúa. Còn làm cỏ trên cây trồng cạn, số công lao động chiếm khoảng 150
công lao động/ha. Bên cạnh đó, lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng cũng đang
có xu hướng tăng lên mạnh mẽ và cho đến nay đã chiếm xấp xỉ 30% tổng
thuốc trừ dịch hại trong sản xuất nông nghiệp so với thời điểm 1995 là 18,4%.
(Nguyễn Hồng Sơn - 2000)[8].

Để phòng trừ cỏ dại, nông dân vẫn chủ yếu dựa vào biện pháp thủ công
như phát rẫy và đốt trước khi gieo trồng, nạo hoặc nhổ cỏ sau khi gieo. Các
hoạt động này không chỉ đòi hỏi một lượng nhân công lao động khá lớn
(trong đó phần đa là do phụ nữ và trẻ em đảm nhận) mà còn làm cho đất đai
bị xói mòn mạnh hơn nhất là trong mùa mưa.
Ở nước ta, việc dùng thuốc hóa học để trừ cỏ cho cây trồng cạn thường
ít được quan tâm hơn so với trừ cỏ cho lúa. Đối với nhiều nông dân, việc trừ
cỏ cho cây trồng cạn thường là làm bằng phương pháp thủ công. Việc làm này
tốn nhiều công sức và thời gian và nhiều chi phí không đem lại hiệu quả trừ
cỏ kịp thời.
Cỏ dại trên các loại cây lạc rất đa dạng về loài với các mức độ gây hại
khác nhau. Do không được khống chế bởi nước nên chúng phát triển rất
nhanh, sức cạnh tranh và gây hại của chúng đối với các loại cây trồng còn
nghiêm trọng hơn đối với lúa nước. Về cơ bản nông dân đã có những kỹ thuật
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

1


phòng trừ có hiệu quả đối với nhiều loại cỏ phổ biến như cỏ lồng vực cạn
(Echinochloa colonum L.), cỏ mần trầu (Eleusina indica Linn), cây rau muối
(Chenopodium album L), rau rệu (Alternanthera sessilis L)...[2, 3, 5, 7], song
hiệu quả thấp với các loài cỏ sinh sản bằng thân ngầm {cỏ gấu (Cyperus
rotundus Linn), cỏ gừng (Panicum repens Linn)}, các loài cỏ sinh sản phát
triển quá nhanh {cây cúc áo (Bidens pilosa L.)}, các loài cỏ mẫm cảm với
hoạt chất trừ cỏ {cỏ tháp bút (Equisetum debile Roxb), cây thài lài (Cyanotis
axillaris L. Roem ),…}. Chính vì vậy, việc tìm ra biện pháp phòng trừ cỏ khó
trừ là rất cần thiết trong sản xuất nông nghiệp nhất là trong sản xuất cây trồng
cạn hiện nay.
Có thể nói cỏ gấu là cỏ khó phòng trừ nhất trên vườn cây trồng cạn nói

chung và cây lạc nói riêng. Thiệt hại do cỏ này gây ra trên sản xuất lạc tại Hà
Nội và Bắc Giang thường là rất lớn (giảm năng suất lạc từ 15 – 75%). Có
được biện pháp phòng trừ cỏ gấu hiệu quả là một đòi hỏi cấp thiết của nông
dân hiện nay. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài : “Nghiên cứu các biện
pháp kỹ thuật phòng trừ cỏ gấu trên ruộng sản xuất lạc tại Hà Nội, Bắc
Giang”
II. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
• Cung cấp số liệu mới về diễn biến và mức độ phổ biến của các loài cỏ
dại trên ruộng sản xuất lạc trong các điều kiện sản xuất lạc ở Hà Nội,
Bắc Giang.
• Cung cấp số liệu về một số đặc điểm sinh học chủ yếu khả năng gây hại
của cỏ gấu hại trên ruộng lạc

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

2


Ý nghĩa thực tiễn
• Đề tài sẽ đưa ra được biện pháp phòng trừ cỏ gấu trên ruộng lạc nhằm
giúp nông dân có thể áp dụng vào việc phòng trừ cỏ dại đạt hiệu quả ở
Hà Nội và Bắc Giang.
III. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài:
Đề xuất ra được biện pháp kỹ thuật phòng trừ có hiệu quả với cỏ gấu trên
ruộng lạc ở Hà Nội, Bắc Giang .
Yêu cầu của đề tài:
Xác định thành phần cỏ dại gây hại trên ruộng lạc tại Hà Nội, Bắc
Giang.

Xác định một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cỏ gấu hại trên
ruộng lạc
Xác định được biện pháp phòng trừ cỏ gấu hại cây lạc nhằm đạt
hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và môi trường.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

3


CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1. Những nghiên cứu về thành phần cỏ dại hại cây trồng cạn.
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, các công trình điều tra và nghiên cứu một cách có hệ thống
về thành phần cỏ dại trên các cây trồng nông nghiệp đặc biệt với các cây
trồng cạn là rất ít. Điển hình là kết quả điều tra thực vật chí của các tác giả Lê
Khả Kế (1975) [7], Phạm Hoàng Hổ (1993) [6], Hồ Minh Sỹ (1974) [9]. Sau
đó là tác giả Hoàng Anh Cung và nnk đã điều tra thành phần cỏ dại trên lúa
cạn ở một số tỉnh Miền núi và phát hiện được 80 loài cỏ thuộc 22 họ thực vật,
theo tác giả thì thành phần và mức độ phát sinh của cỏ dại trên lúa cạn cao
hơn nhiều so với lúa nước (năm 1980). Trong số 22 họ cỏ trên, các họ phổ
biến nhất là Asteraceae (10 loài), Amaranthaceae (4 loài), Cyperaceae (5
loài) và Poaceae (15 loài).
Trên ngô, tác giả cho biết có 61 loài cỏ dại thuộc 21 họ thực vật, trong
đó các họ phổ biến nhất là Asteraceae (11 loài), Amaranthaceae (4 loài) và
Poaceae (23 loài). Các loài cỏ quan trọng nhất là cỏ tranh (Imperata
cylindrica), cỏ mật (Chloris barbata), cỏ mần trầu (Eleusine indica), cỏ lông
sương (Ischaneum ciliare), cỏ gấu (Cyperus rotundus), rau dền gai
(Amaranthus spinosus), cây cứt lợn (Ageratum conizoides), cây cỏ lào

(Lupatorium ocoratum), rau tàu bay (Gynura multiceps), cây hy thiên
(Siegesbeckia orientalis), cây bạc hà dại (Mentha advensis) và cây trinh nữ
gai (Mimosa pudica).
Trong ba năm 1997 – 2000, Viện Bảo vệ thực vật cũng đã tiến hành điều tra
thành phần cỏ dại trên một số cây trồng cạn như cam, chanh, mận, lúa nương,
ngô và đậu tương. Kết quả đã phát hiện được 61 loài cỏ thuộc 20 họ thực vật
trong đó họ Poaceae là phổ biến nhất với 23 loài, sau đó là Cyperaceae 10
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

4


loài. Các loài cỏ bông lau (Saccharum spontaneum), cỏ lá (Paspalum
conjugatum), cỏ gừng bò (Panicum repens), cỏ mần trầu (Eleusine indica), cỏ
tranh (Imperata cylindrica), cỏ chỉ trắng (Digitaria adscendens), cỏ lông công
(Sporobolus elonggatus), cỏ gấu (Cyperus rotundus), cúc áo (Bidens pilosa),
cây cứt lợn (Ageratum conizoides), cỏ vừng đất (Borreria latifolia), cỏ thài lài
(Cyanotis axillaris), cỏ trinh nữ (Mimosa invisa) được coi là những loài phổ
biến và quan trọng nhất trên các cây trồng cạn. Trong số 61 loài được phát
hiện có 35 loài trên lúa cạn, 29 loài trên cây mận, 26 loài trên cam, 19 loài
trên đậu tương và lạc, 28 loài trên ngô (Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Hồng Sơn
và CTV, 2000 [10] ).
1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Theo Wssa (1989), cỏ dại khó phòng trừ trên cây trồng gây ra nhiều
khó khăn cho sản xuất. Để phòng trừ chúng rất khó khăn [30]. Theo Mercado
(1979) coi cỏ dại khó phòng trừ là sự cạnh tranh bền bỉ và liên tục với cây
trồng [32]. However, Cardenas et al.(1972) cỏ dại xuất phát từ thời nguyên
thuỷ và sự phát tán của chúng hiện nay rất rộng rãi. Chúng phân bố và thích
nghi rất cao cũng như cạnh tranh rất mạnh với cây trồng và quản lý chúng
thường là rất khó khăn.

Trước đây cỏ dại được coi là “những thực vật mọc hoang, mọc lẫn hay
mọc ngoài ý muốn của con người”. Nhưng ngày nay, người ta đã có những
cách nhìn nhận mới về cỏ dại, qua đó “cỏ dại được coi là những thực vật có
khả năng cạnh tranh, tồn tại lâu dài và có hại, đồng thời ngăn cản hoạt động
sản xuất của con người do đó chúng là những thực vật tồn tại ngoài ý muốn
của con người” (Marril A. Ross et al, 1985,[38]). Với quan niệm này thì trong
số 250.000 loài thực vật trên thế giới chỉ có khoảng 3% tức 8.000 loài được
coi là cỏ dại trong sản xuất nông nghiệp, chỉ có 0,1% (tức 250 loài) được coi
là gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở trên toàn thế giới
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

5


và chỉ có 0,01% (tức 25 loài) là cỏ dại gây hại chủ yếu trên tất cả các cây
trồng cạn (Holm et al, 1977,[23]).
Cho đến nay trên thế giới nói chung cũng như trong khu vực các nước
Đông Nam Á nói riêng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần
cỏ dại trên các cây trồng điển hình là các công trình của Holm (1977) [23];
Moody (1989) [37], Kenji Noda (1986) [27]. Các tác giả đã đi sâu điều tra và
xác định được thành phần cỏ dại ở từng quốc gia và trên từng cây trồng riêng
biệt. Theo các tác giả này thì thành phần cỏ dại trên các cây trồng cạn thường
đa dạng, phong phú và khó phòng trừ hơn trên lúa nước. Năm 1995, Water
House đã tập hợp kết quả điều tra thành phần và mức độ phổ biện của các loài
cỏ dại của 10 nước thuộc khu vực Đông Nam Á, theo tác giả thì ở các nước
trong khu vực này có 232 loài cỏ dại chủ yếu trên các cây trồng nông nghiệp
thuộc 10 họ thực vật chủ yếu và 46 họ thứ yếu, trong số đó có 140 loài chủ
yếu và quan trọng và 63 loài du nhập từ bên ngoài vào. Trong số 232 loài cỏ
dại trên có 120 loài là cỏ dại đặc thù trên cây trồng cạn.
Như vậy tuy có gần 300 loài thực vật với trên 100 giống thuộc 60 họ được coi

là cỏ dại nhưng số lượng loài gây hại đáng kể trên các cây trồng cạn là không
lớn, thông thường trên một hệ sinh thái đối với một cây trồng nhất định chỉ có
khoảng 10-15 loài cỏ dại phổ biến, trong đó chỉ có 4-5 loài chiếm ưu thế.
1.2. Những kết nghiên cứu ngoài nước về đặc điểm sinh học của cỏ gấu
Cỏ gấu có nguồn gốc từ Ấn Độ và là loại cỏ dại hại trên 52 cây trồng ở
92 nước khác nhau trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Homlm et al, 1977,
[23]).
Cỏ gấu là một loài cỏ thuộc họ cói lác lâu năm, có thân củ được sinh ra
từ các thân rễ. Từ một củ gốc chúng sinh ra các thân rễ, sau đó từ các thân rễ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

6


này sinh ra các thân củ khác và thân củ này có thể mọc hoặc không phát triển
thành chồi mới tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Thân thường hình mảnh,
hình tam giác giống như các loài cây cỏ họ cói lác khác. Lá thẳng đứng,
không có lông, dài từ 5 – 30 cm và rộng khoảng 2 – 6 mm. [23].
Cỏ gấu mới được sản sinh bằng các thân củ nẩy mầm trong điều kiện
thích hợp hoặc được sản sinh ra từ các thân rễ ngắn. Tuy nhiên, củ gốc chính
của loài cỏ này luôn luôn chỉ phát triển ở dưới mặt đất và từ cây củ gốc này có
thể tạo ra các thân rễ khác nhau và mọc thành cây cỏ mới (SEAWIC,
1992,[44]).
Từ một thân củ đơn có thể sản sinh ra thành 39 thân củ và rễ khác nhau
trong vòng 4 tháng dưới điều kiện thích hợp (Ahmed, 1993,[14]). Trong khi
đó ngoài đồng ruộng từ một cây cỏ gốc có thể sản sinh tăng 4 lần số cây ban
đầu (Thongma and Suwnnamek, 1988,[46]).
1.3. Tác hại của cỏ dại trên các cây trồng cạn
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, các kết quả nghiên cứu về tác hại và những thiệt hại do cỏ

dại gây ra còn rất hạn chế. Một số công trình nghiên cứu gần đây đã cho thấy,
thiệt hại do cỏ dại gây ra trên các cây lương thực như lúa, ngô, đậu tương có
thể tới 40 – 80%. Mức độ thiệt hại sẽ tăng lên khi sản xuất gặp những điều
kiện thời tiết khắc nghiệt như nhiệt độ thấp vào đầu vụ xuân v.v…(Nguyễn
Hồng Sơn, 2000 [8]).
Trên cây trồng cạn đặc biệt cây lạc, do độ ẩm khi gieo trồng thường
thấp, phần lớn cây trồng chậm nảy mầm và phát triển ở giai đoạn đầu nên cỏ
dại có cơ hội phát triển rất mạnh đặc biệt là các loài cỏ có khả năng chịu hạn
hay các loài sinh sản vô tính như cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ thài lài, cây cúc áo

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

7


v.v…Thiệt hại về năng suất có thể lên tới 80 – 90% thậm chí cỏ dại có thể lấn
át hoàn toàn cây trồng nếu không được phòng trừ kịp thời.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

8


1.3.2. Những kết quả nghiên cứu ngoài nước
1.3.2.1. Cỏ dại có khả năng cạnh tranh và gây thiệt hại năng suất, phẩm chất
cây trồng
Ánh sáng, nước và dinh dưỡng là ba yếu tố rất cần thiết và không thể
thiếu được trong đời sống của cả cây trồng và cỏ dại, do đó giữa chúng xảy ra
sự cạnh tranh gay gắt về các yếu tố dinh dưỡng, làm cho cây trồng bị suy
giảm về khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất. Mức độ ảnh hưởng

càng trở nên nghiêm trọng khi xảy ra sự thiếu hụt một trong ba yếu tố trên
(Kwesi, 1991 [29], Alden, 1962 [15]). Năng suất cây trồng bị giảm thường tỷ
lệ với lượng nước, ánh sáng và dinh dưỡng mà cỏ dại đã cạnh tranh mất của
cây trồng (Moody, 1978 [34]). Tuy nhiên khả năng cạnh tranh nước, ánh
sáng, dinh dưỡng còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loài cỏ dại. Phần lớn là cỏ
hoà thảo như cỏ lồng vực Echinochloa spp.; cỏ gà nước C. dactylon và một
số cỏ cói lác như cỏ gấu C. rotundus; cỏ chỉ Digitaria spp.; cỏ đuôi phượng
Leptochloa chinensis v.v... là những thực vật C4, chúng có hiệu suất quang
hợp cao hơn, do đó cần nhiều dinh dưỡng hơn các thực vật C3 như cỏ nhọ
nồi Eclipta alba, cây chua me đất Oxalis corniculata v.v…(Kweisi, 1991
[29]).
Trên ngô: Mức độ thiệt hại về năng suất xấp xỉ 30%. Tuy nhiên trong
những điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển ở giai đoạn đầu,
chúng có thể lấn át cỏ dại, do đó mức độ thiệt hại thường thấp hơn. Ngược lại,
trong điều kiện thời tiết bất thuận, mức độ cạnh tranh năng suất sẽ cao hơn,
đôi khi cỏ dại có thể lấn át hoàn toàn cây trồng. Các kết quả nghiên cứu của
Pamplona và Imlan (1976) [41] ở Philippines cho biết trong mùa khô, mức độ
thiệt hại năng suất do cỏ dại gây ra khoảng 22% trong khi trong mùa mưa có
thể lên tới 46%.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

9


Trên đậu tương: Ở hầu hết các nước nhiệt đới, nếu không được phòng
trừ cỏ dại thì mức thiệt hại về năng suất vào khoảng 50-60% (Moddy 1979
[36] ). Tuy nhiên, một số báo cáo của Thái Lan và Nigeria (Waranyuwat và
Kotama, 1973 [48] ), cũng cho thấy, trong điều kiện thời tiết bất thuận cho sự
phát triển của cây trồng vào giai đoạn đầu thì mức độ thiệt hại về năng suất có
thể lên tới 70%. Còn theo Vega (1970) [47] thì trong một số trường hợp

xâm lấn nặng, cỏ dại cũng có thể gây thất thu hoàn toàn năng suất trên đối
với cây đậu tương.
1.3.2.2. Cỏ dại có thể sinh ra những chất độc gây hại cho cây trồng
Một số cỏ dại cạnh tranh với cây trồng bằng cách sản sinh ra những độc
tố làm ngăn cản quá trình sinh trưởng bình thường của cây trồng, hiện tượng
này được gọi là tính đối kháng của thực vật. Tính đối kháng của cây trồng
(Allelopathy) lần đầu tiên được Molisch định nghĩa năm 1937 như là sự tương
tác hoá sinh giữa thực vật với nhau (kể cả các vi sinh vật). Sau đó Rice (1984)
đã định nghĩa tính đối kháng là một tác động trực tiếp hay gián tiếp và có lợi
hoặc bất lợi bởi một cây trồng lên một cây trồng khác (kể cả vi sinh vật),
thông qua việc sản sinh ra những hợp chất hoá học vào môi trường sống.

1.3.2. 3. Cỏ dại gây ra nhiều tác hại khác làm cản trở hoạt động sản xuất.
Ở Mỹ chi phí cho hoạt động trừ cỏ chiếm 7% chi phí sản xuất (Seaman, 1983
[43]). Như vậy chỉ ước tính trung bình chi phí sản xuất cho hoạt động phòng
trừ cỏ dại là 5% so với tổng chi phí cho sản xuất lúa thì mỗi năm các vùng sản
xuất lúa phải chi mất 3,5 tỷ USD (Kwesi, [29]).
Bên cạnh đó cỏ dại còn là ký chủ phụ của nhiều sâu bệnh, gây khó khăn cho
công tác phòng trừ. Ví dụ, virus gây bệnh sọc lá lúa có thể tồn tại trên nhiều
loài cỏ dại như lồng vực E. crus - galli; cỏ gà C. dactylon v. v...
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

10


Ngoài ra cỏ dại còn gây ra những khó khăn về mặt xã hội. Hoạt động
phòng trừ cỏ dại tốn rất nhiều công lao động, ở nhiều nước châu Á đa số các
công việc này đều do phụ nữ và trẻ em đảm nhận, vì vậy gây ảnh hưởng lớn
về sức khoẻ cũng như các điều kiện sống khác như học tập, văn hoá ... của
phụ nữ và trẻ em thuộc bộ phận sản xuất nông nghiệp ở các nước đang và đặc

biệt là các nước chậm phát triển (Labrada, 1997 [31] ).
1.3.2.4. Sự gây hại của cỏ gấu đối với cho sản xuất
Cỏ gấu thường bị nhiễm hại nặng ở các ruộng có điều kiện canh tác, sử
dụng thuốc trừ cỏ thường xuyên và nhiều lần hoặc theo một lịch trình nhất
định.
Ở Thái Lan, cỏ gấu hại chính trên vườn mía, ngô, đậu tương, kê, tỏi và
những cây màu khác. Ngoài ra, các đồn điền hoặc trang trại lớn đặc biệt là
khu sản xuất giống thường bị cỏ gấu hại nặng, khi đó khu sản xuất giống lại
khó áp dụng các biện pháp phòng trừ cỏ do đó càng làm cho cỏ gấu phát triển
và gây hại nặng cho vùng sản xuất giống.
Trên ruộng lạc do cỏ gấu được sản sinh ra từ các thân ngầm nên chúng
không bị khống chế bởi nước do đó nhiễm hại càng tăng mạnh. Hơn nữa, việc
dùng thuốc trừ cỏ không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến độ an toàn của cây lạc
(cây lạc rất mẫm cảm với hóa chất thuốc trừ cỏ).
Cỏ gấu thường hấp thụ dinh dưỡng mạnh hơn cây trồng, nếu chúng có
thể phát triển cùng với cây bông với tỷ lệ 5: 1 thì chúng có thể canh tranh về
đạm nhiều hơn gấp 2 lần, phân lân nhiều hơn 1/3, kali nhiều hơn ¾ so với cây
bông (Guantes, 1974, [20]). Bên cạnh đó cỏ gấu còn cạnh tranh nghiêm trọng
với lúa cạn, tỏi, cà chua, cà rốt.
Tuy nhiên, những loại cây trồng, mùa vụ khác nhau thì mức độ hại cũng khác
nhau (quần thể cỏ gấu cạnh tranh theo mùa có thể thay đổi mật độ từ 600 –
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

11


1600 cây/m2), cỏ gấu cũng gây hại nặng cho sản xuất rau ở Brazil (giảm năng
suất 35 – 89%) {William and Warren, 1974, [50]}.
Ngoài ra, cỏ gấu còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngô ngọt tại Thái Lan,
chúng làm giảm khối lượng bắp một cách có ý nghĩa với mật độ thấp 10 – 20

cây/0,25m2.
1.4. Các nghiên cứu về phòng trừ cỏ dại cho các cây trồng cạn
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, các công trình nghiên cứu phòng trừ cỏ dại trên cây trồng
cạn đặc biệt là các cây trồng lạc còn chưa nhiều. Sau một số công trình nghiên
cứu của tác giả Hoàng Anh Cung về sử dụng thuốc trừ cỏ cho ngô và đậu
tương vào năm 1978 và 1982, trong 3 năm 1996 – 1999, Viện Bảo vệ thực vật
đã tiến hành nghiên cứu một số nội dung có liên quan đến phòng trừ cỏ dại
trên các cây trồng cạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động phòng trừ cỏ
dại có sự thay đổi đa dạng về phương thức cũng như mức độ phụ thuộc vào
từng loại cây trồng, điều kiện kinh tế ở từng vùng sản xuất. Tuy nhiên, cho
đến nay phương thức sử dụng công cụ giản đơn như cuốc, nạo,..v.v. . để xới
xáo hay nhổ cỏ bằng tay vẫn đang được sử dụng phổ biến trên đa số cây trồng
hàng năm như ngô, lạc, đậu tương. Trên các vùng đất dốc, hàng vụ nông dân
phải tiến hành hai lần trừ cỏ thủ công trên lúa nương với số công lao động rất
lớn (100-150 công/ha/lần) hoặc kết hợp một lần xới xáo với một lần sử dụng
thuốc trừ cỏ (chủ yếu là Ally). Trên cây ngô và đậu tương, nông dân cũng
phải tiến hành xới cỏ lần 1 vào khoảng 15 ngày sau gieo và vụ lại vào 30
ngày sau gieo với số công lao động bình quân khoảng 100 công/ ha. Điều đó
không chỉ làm cho chi phí sản xuất tăng rất cao, mà còn gây nên sự thiếu hụt
về nhân lực lao động trong các thời vụ gieo trồng, Tuy nhiên cho đến nay vẫn
có tới 86,4% số hộ nông dân ở các vùng trồng ngô và đậu tương chỉ áp dụng
biện pháp xới xáo mà không quan tâm đến các biện pháp khác
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

12


Mặc dù các thuốc trừ cỏ trên cây trồng cạn đã bắt đầu được đưa vào sử
dụng từ giữa thập kỷ 70 với sự khởi đầu là sử dụng các hoạt chất Simazine,

Atrazine và Metolachlor để trừ cỏ cho ngô (Hoàng Anh Cung, [2] ). Sang thập
kỷ 80, Metolachlor cũng đã được nghiên cứu để sử dụng trên đỗ tương
(Hoàng Anh Cung, 1984 [4] ). Tuy nhiên mức độ sử dụng của các thuốc này
vẫn còn hạn chế chỉ tập trung chủ yếu ở một số vùng có diện tích canh tác lớn
như các nông trường quốc doanh hay các vùng sản xuất lớn ỏ đồng bằng Nam
bộ. Gần đây, do nhu cầu tiết kiệm sức lao động nên nhu cầu sử dụng thuốc trừ
cỏ đang có xu hướng tăng lên cả về số lượng, và chủng loại, đưa lượng thuốc
sử dụng xấp xỉ ngang bằng với thuốc trừ bệnh. Theo thống kê của Cục
BVTV, nếu trong năm 1991, tỷ trọng thuốc trừ cỏ chỉ chiếm 3,6% tổng thuốc
trừ dịch hại thì năm 1995 đã tăng lên 15,1% và 1998 là 22%. Số lượng sản
phẩm đăng ký sử dụng cũng tăng từ 11 thuốc vào năm 1991 lên 124 thuốc vào
năm 1996 và 169 thuốc vào năm 2000.
Hiện nay chúng ta đã nghiên cứu và sử dụng thành công nhiều hoạt
chất trừ cỏ mới trên lúa nương, ngô và đậu tương. Theo kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Thị Tân và Nguyễn Hồng Sơn (2000) [10] thì trên lúa cạn có thể
sử dụng Dual 720 EC vào 3 ngày sau gieo, Lyphoxim 16SL để phun trước
khi gieo hạt 7 ngày, Ronstar 25 EC phun sau gieo 1-3 ngày hay Nabu phun
khi cây cao 3 cm. Trên cây ngô, có thể dùng Dual 720EC, Lasso 48EC phun
vào giai đoạn tiền nảy mầm. Trên cây đậu tương cũng có thể dùng Dual,
Lasso và Ronstar phun ngay sau gieo hoặc sử dụng Oncide 15EC phun giai
đoạn cỏ 2-3 lá. Các kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật cũng cho
thấy có thể sử dụng Gramoxon 20SL phun định hướng để trừ cỏ cho cả ngô
và đậu tương. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chỉ có 4,2% số hộ nông dân sử dụng
thuốc trừ cỏ (chủ yếu là trên ngô). Ngoài hai biện pháp chủ yếu là xới xáo và
sử dụng thuốc hoá học, nông dân cũng đang tiến hành một số hoạt động bổ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………….

13



×