Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TÀI LIỆU THIẾT bị MAY CÔNG NGHIỆP cấu tạo cụm ĐỒNG TIỀN và CÁCH điều CHỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.24 KB, 4 trang )

BÀI 6: CẤU TẠO CỤM ĐỒNG TIỀN VÀ CÁCH HIỆU CHỈNH

VI. Cụm tạo lực căng chỉ:
Để chỉ được thắt chặt và có hình dạng, vò trí đúng trên sản phẩm thì ngoài việc
điều hòa đúng lượng chỉ phải có lực căng xác đònh. Lực căng chỉ phụ thuộc vào dạng
mũi may, loại chỉ, độ dày nguyên liệu, tính chất nguyên liệu và chiều dài mũi may.
Nguyên tắc chung khi điều chỉnh lực căng là lực căng của chỉ trên bao giờ cũng
phải tương ứng với lực căng của chỉ dưới theo tiêu chuẩn của mũi may.
Lực căng chỉ khi đi vào khu vực tạo mũi do các bộ phận sau tạo ra: các mắc dẫn
tạo ra lực căng ban đầu trước khi vào cụm đồng tiền. Khi đi qua cụm đồng tiền chỉ được
hiệu chỉnh độ căng chính xác. Như vậy, hệ thống tạo lực căng chỉ bao gồm tất cả các chi
tiết mà chỉ đi qua. Theo sự phân chia các hệ thống chức năng ở trên ta chỉ xét các chi
tiết như cụm đồng tiền, me thuyền, lò xo giật chỉ là thuộc hệ thống tạo lực căng chỉ. Còn
các chi tiết như các mắc dẫn thì đã xét ở trên.
1. Me thuyền:
Sử dụng trong máy may dạng thắt nút. Dùng để điều chỉnh lực căng chỉ dưới.
Me thuyền là 1 lá thép mỏng, được lắp ôm sát mặt trụ ngoài của thuyền bằng vít
hãm (4) vít (5) để điều chỉnh độ ép của me thuyền. Chỉ dưới trong suốt chỉ được kéo qua
rãnh dẫn chỉ (1), thoát ra ngoài lỗ chỉ (3). Khi điều chỉnh vít (5) làm thay đổi độ ép của
me thuyền lên chỉ, thì làm thay lực căng chỉ suốt.
Ngoài ra, lực căng chỉ dưới còn phụ thuộc vào cách đánh suốt chỉ (đánh lỏng hay
chặt, đánh chỉ đều hay không đều).

2. Cụm đồng tiền:
Là chi tiết để điều chỉnh của tất cả các chi tiết đi từ ngoài vào máy, tạo lực căng

chỉ kim.

Cụm đồng tiền trong mũi may thắt nút là đồng tiền chỉ kim. Để điều chỉnh lực
căng, phải căn cứ vào sản phẩm và chiều dài mũi may sao cho mũi may đatï đúng tiêu
chuẩn mà không làm nguyên liệu nhăn nhúm vì lực căng quá lớn, hoặc mũi may bò lỏng


vì lực căng quá bé.
Đường đi của chỉ trên bắt đầu xuất phát từ cuộn chỉ, qua các mắc dẫn chỉ, thanh
đỡ chỉ, cụm đồng tiền, râu tôm, cò giật chỉ, mắc dẫn, và đến lỗ kim.
Nguyên tắc hoạt động:
- Ép chỉ khi chân vòt hạ xuống, không ép chỉ khi chân vòt đi lên.
- Lực ép chỉ phải là lực ép đàn hồi.
a. Công dụng:


Khi cò giật chỉ đi xuống làm chùng 2 nhánh chỉ, nhờ đó, mỏ ổ kéo được lượng chỉ
cần thiết, giúp cho việc mở rộng vòng chỉ được dễ dàng. Khi mỏ ổ nhả vòng chỉ ra thì cò
giật chỉ đi lên kéo 2 nhánh chỉ cùng đi lên đồng thời. Lúc này, nhánh chỉ phía lỗ kim cần
được kéo lên nhiều hơn để thu hồi lượng chỉ thừa. Do đó, cụm đồng tiền dùng để hãm
nhánh chỉ phía bên cuộn chỉ đi vào. Khi đã thu hết lượng chỉ thừa về, cò giật chỉ vẫn tiếp
tục đi lên thêm một đoạn ngắn (tương ứng với lượng chỉ tiêu hao cho một mũi may), thì
nhánh chỉ bên cuộn chỉ được kéo thêm vào từ cuộn. Nhờ có lực ép của cụm đồng tiền
nên chỉ có độ căng, thực hiện việc thắt chặt mũi may trên sản phẩm.
Yêu cầu đối với cụm đồng tiền là phải hãm chỉ đều, lực hãm phải có tính đàn hồi
khi đường kính chỉ thay đổi (do chỉ xấu, đường kính không đều) thì bộ phận hãm chỉ vẫn
hoạt động tốt.

b. Nguyên lý hoạt động của cụm đồng tiền:
Khi đang may sản phẩm, cụm đồng tiền phải ép để tạo lực căng chỉ. Khi cần
nhấc chân vòt lên để kéo sản phẩm may sang một vò trí khác thì cụm đồng tiền phải mở
ra để ngừng ép chỉ, giải phóng lực căng chỉ để được thoáng và việc di chuyển sản phẩm
được dễ dàng, không gây gãy kim, đứt chỉ.
Để đảm bảo nguyên tắc trên, cụm đồng tiền phải có bộ phận mở đồng tiền khi
nâng chân vòt lên. Được điều khiển từ khóa mở cụm đồng tiền lắp trên chân vòt.
• Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cụm đồng tiền:
- Hoạt động nén chỉ: khi vặn núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ, núm điều chỉnh đè

lò xo côn tạo nên lực ép đàn hồi, lực ép đàn hồi truyền lực qua đồng tiền tống lỏng chỉ
tới đồng tiền ép chỉ.
- Hoạt động thả lỏng chỉ: khi nâng chân vòt lên, mấu mở đồng tiền đẩy ty tống lỏng chỉ
làm đồng tiền rời khỏi vò trí tiếp xúc với đồng tiền ép chỉ. Do đó lò xo côn, đồng tiền ép
chỉ không ép chỉ nữa.
• Trụ đồng tiền có dạng trục bậc. Một đầu được xẻ rãnh dọc và làm ren một
phần. Đầu kia được khoan lỗ suốt.
Phần xẻ dùng để may các chi tiết: núm vặn, lò xo côn, đồng tiền tống chỉ.
Phần trụ trơn có đường kính lớn nhất chứa lò xa giật chỉ (râu tôm). Một đầu của
râu tôm được gài vào rãnh nhỏ trên mặt trụ này. Có 1 lỗ khoan theo tâm chỉ trụ để chứa
ty tống.


Phần trụ trơn còn lại có đường kính nhỏ là phần lắp ghép của trụ đồng tiền với
thân trụ đồng tiền. Vít (9) để cố đònh trụ đồng tiền vào thân trụ đồng tiền.
Thân cụm đồng tiền: có dạng trụ rỗng, dùng để chứa trụ đồng tiền và râu tôm.

Núm vặn
Trụ đồng tiền
Lò xo côn
Đồng tiền tống chỉ
Đồng tiền ép chỉ
Lò xo giật chỉ ( râu tôm)
Thân cụm đồng tiền
Ty tống đồng tiền
Vít hãm trụ cụm đồng tiền được cố đòng trong
thành máy nhờ vít hãm
Phần rỗng của thân máy gồm 2 bậc: bậc có đường
kính nhỏ dùng để lắp ghép với trụ đồng tiền. Bậc có đường kính lớn dùng chứa râu tôm,
có xẻ rãnh (B) để đầu râu tôm đưa ra ngoài. Rãnh này đủ dài để râu tôm hoạt động

(hành trình râu tôm).


Phần trụ ngoài có 2 bậc: bậc lớn để lắp với thân máy, trên bậc này có lỗ ren để vặn vít
hãm (A) cố đònh trụ đồng tiền vào thân cụm đồng tiền. Phần trụ nhỏ dùng để đỡ ty tống
đồng tiền.
Các đồng tiền chỉ:
Đồng tiền ép chỉ: có dạng đóa tròn, hơi lồi. Mặt lồi dùng để ép chỉ, mặt này phải
phẳng, trơn bóng và cứng để áp chỉ được đều và lâu mòn. Chỉ được ép giữa 2 đồng tiền,
ở giữa mỗi đồng tiền có lỗ để lắp lên trụ đồng tiền.
Đồng tiền tống chỉ: có dạng đóa tròn, mang 2 lỗ hình bán nguyệt dùng để lắp với
phần xẻ rãnh của trụ đồng tiền có tác dụng nhận lực ép từ lò xo côn, truyền lực ép này
cho 2 đồng tiền ép chỉ.
Lò xo côn: được làm bằng thép lò xo, có dạng côn, dùng để tạo lực ép đàn hồi cho 2
đồng tiền chỉ.
Núm vặn: có ren, ăn khớp với phần ren của trụ đồng tiền. Dùng để điều chỉnh lực căng
chỉ: nguyên liệu dày thì lực căng lớn, nguyên liệu mỏng thì lực căng nhỏ.
Ty tống đồng tiền: là một thanh thép tròn, nhỏ, năm trong lỗ của trụ đồng tiền. Khi nâng
chân vòt, dưới tác dụng của cơ cấu mở cụm đồng tiền, ty bò đẩy ra ngoài, đội đồng tiền
tống chỉ ngược hướng ép lò xo côn, làm 2 đồng tiền ép chỉ mất lực ép đưa đến giải
phóng lực ép chỉ.
c. Râu tôm:
Được làm bằng thép lò xo, có hình dạng như hình vẽ, là chi tiết phụ trợ cho cụm
đồng tiền và cò giật chỉ, tạo cho chỉ luôn có ổn đònh về lực căng và sự điều hòa lượng
chỉ trong quá trình tạo mũi để mũi may có chất lượng tốt hơn.
Râu tôm có 2 tác dụng chính:
- Chia lực cho cụm đồng tiền để đồng tiền làm việc nhẹ nhàng hơn, chỉ đỡ bò biến dạng.
- Điều hoà lượng chỉ kim, nhất là ở thời điểm tương ứng với bước nhảy lớn nhất.
Nguyên tắc hoạt động: khi mỏ ổ nhả vòng chỉ ra, cò giật chỉ đi lên thu vòng chỉ ở
bên dưới về thì râu tôm bò chỉ đè xuống làm tăng lực căng của nhánh chỉ liên quan với

cuộn chỉ do đó nút thắt sẽ đẹp hơn.
Râu tôm được điều chỉnh 2 bước: độ căng và hành trình.
•Độ căng râu tôm: xoay trụ đồng tiền trong thân trụ đồng tiền theo chiều kim đồng
hồ thì độ căng râu tôm tăng lên. Xoay ngược chiều kim đồng hồ thì giảm độ căng. Xong
xiết vít hãm (9).
•Hành trình râu tôm: xoay cả cụm đồng tiền trong thân máy theo chiều kim đồng hồ
thì hành trình râu tôm tăng lên, xoay ngược chiều kim đồng hồ thì giảm hành trình.
•Hành trình và độ căng râu tôm được điều chỉnh theo nguyên liệu may.
Nguyên liệu may
Độ căng
Hành trình
Dày ( mũi may dài)
Lớn
Ngắn
Mỏng ( mũi may ngắn)
Nhỏ
Dài



×