Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TÀI LIỆU THIẾT bị MAY CÔNG NGHIỆP cơ cấu đảo CHIỀU mũi MAY và CÁCH HIỆU CHỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.83 KB, 5 trang )

BÀI 5: CƠ CẤU ĐẢO CHIỀU MŨI MAY VÀ CÁCH HIỆU CHỈNH






X. Cơ cấu điều chỉnh chiều dài mũi may và lại mũi:
Cơ cấu này có nhiệm vụ làm thay đổi chiều dài mũi may và hướng may tuỳ theo yêu
cầu kỹ thuật của sản phẩm. Có rất nhiều dạng cơ cấu được sử dụng, tất cả đều làm việc dựa
trên nguyên tắc: thay đổi góc lắc của trục đẩy để làm thay đổi bước răng cưa, dẫn đến sự
thay đổi chiều dài mũi may. Để lại mũi, thì cơ cấu này làm thay đổi chiều xoay lắc của trục
đẩy làm răng cưa đẩy lùi vải.
Một số biến dạng cơ cấu điều chỉnh chiều dài mũi may và lại mũi phổ biến trong máy
may
1. Cơ cấu dạng thay đổi độ nghiêng thân trượt – Biên cạp cá:
- Trên trục chính (1) có gắn cam đẩy (2) (cam tam giác) cam (2) ăn khớp với biên đẩy
(3) có dạng biên cạp cá. Trên thân biên đẩy có gắn con trượt vuông (5) bằng khớp bản lề
(01). Con trượt (5) nằm trong rãnh trượt (4). Thân trượt (4) được gắn vào thân máy bằng
khớp bản lề (02). Lò xo (11) là lò xo kéo. Biên đẩy (3) liên kết với tay đòn trục đẩy (6), trục
đẩy (7), giá cầu đẩy (8), cầu răng cưa (9). Nút (10) có ren, dùng để điều chỉnh chiều dài mũi
may. Thân trượt (4) được nối cứng với cần lại mũi (12). Nút (10) tì vào thân (4).
- Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý căn bản của cơ cấu này là khi ta thay đổi độ nghiêng của thân trượt (4)
thì làm thay đổi độ dịch chuyển dọc biên của biên đẩy. Dẫn tới làm thay đổi góc lắc của trục
đẩy đưa đến thay đổi chiều dài mũi may. Biên đẩy phải có dao động dọc biên thì răng cưa
mới có chuyển động tới lui.
Khi trục chính (1) quay, thông qua cam lắc (2), biên đẩy (3), tay đòn (6) làm trục
đẩy (7) xoay lắc ngắt đoạn, do con trượt vuông (5) nằm trong rãnh thân (4)nên khi biên đẩy
(3) dao động, con trượt vuông (5) phải dao động dọc theo rãnh thân trượt. Nếu thân trượt
nằm nghiêng thì con trượt dao động theo đường thẳng nghiêng, kéo theo biên đẩy, tạo nên


chuyển động lên xuống dọc biên đẩy. Khi ta điều chỉnh nút (10), làm thay đổi độ nghiêng
thân trượt (4), do đó làm thay đổi độ dịch chuyển dọc biên đẩy dẫn đến thay đổi chiều dài
mũi may.
Tùy theo vị trí của thân trượt (4) mà ta có các trường hợp sau:
Nếu thân trượt (4) nằm ngang ( góc = 0 o ): lúc này con trượt (5) dao động theo đường
ngang, không tạo nên chuyển động dọc của biên đẩy nên trục đẩy không lắc, răng cưa chỉ
nâng hạ tại chỗ, không đẩy vải gọi là mũi may số 0.
Nếu thân trượt (4) nằm nghiêng 1 góc =/ 0 so với phương ngang: răng cưa có chuyển động
đẩy tới lui. Khi tăng góc a thì đường thẳng chuyển động của con trượt (5) cũng tăng độ dốc,
làm tăng dao động dọc của biên đẩy đưa đến răng cưa tăng bước đẩy dẫn đến tăng chiều dài
mũi may.
Khi đẩy cần (12) nghiêng các góc a, đối diện với vị trí lúc đầu qua phương ngang thì răng
cưa đẩy ngược hướng ban đầu, gọi là vị trí lại mũi. Lò xo (11) có tác dụng kéo thân trượt (4)
về vị trí cũ (hướng may tới) khi ta bỏ cần lại mũi ra để ngừng lại mũi, tiếp tục may tới.
- Ứng dụng: do cơ cấu ma sát trượt giữa con trượt (5) và rãnh thân trượt (4) nên cơ
cấu này chỉ được trong máy có vận tốc thấp như máy may gia đình (v< 1200 mũi / phút).
2. Cơ cấu dạng thay đổi vị trí điểm tựa biên cặp cá:
- Trên trục chính (1) có gắn cam đẩy (2) (cam tam giác) biên đẩy (3) có dạng biên cặc
cá. Biên nối (4) gắn với thân biên đẩy (3) bằng khớp quay (01). Đầu còn lại của biên (4) nối
với đế cạp cá (8) bằng khớp quay (02). Nút điều chỉnh có ren (10) thì vào đầu đế (8). Cần
lại mũi (9) có dạng tay đòn kép, nối với thân máy bằng khớp bản lề 04, đầu cần lại mũi (9)
ăn khớp trong rãnh đế cặp cá (8) đế (8) nối vào thân máy bằng khớp bản lề 03.
- Nguyên lý hoạt động:


o
o
o

o

o
o
o
o

Nguyên lý căn bản của cơ cấu này là: khi di chuyển vị trí của khớp 02 (điểm
tựa) ra xa hay vào gần thân biên đẩy, sẽ làm thay đổi độ dịch chuyển dọc của biên đẩy, dẫn
tới làm thay đổi góc lắc trục đẩy đưa đến thay đổi chiều dài mũi may.
Giả sử, ta đã điều chỉnh nút vặn (10), làm đế (8) xoay góc mang theo khớp (02)
ra xa (hay vào gần) thân biên (3). Khi máy hoạt động, do đế (8) đứng yên nên khớp (02)
cũng đứng yên. Khi đó, dưới tác dụng của trục chính(1), cam đẩy (2) làm biên đẩy (3) dao
động, khớp (01) của biên nối (4) có chuyển động xoay lắc quanh (02), (01) có dao động
theo 1 cung tròn, kéo theo biên đẩy (4) lên xuống, nên răng cưa có chuyển động đẩy, lùi.
Tùy theo vị trí của khớp (02), cũng là vị trí của biên nối (4) mà ta có các trường
hợp sau (xét tại thời điểm răng cưa đã đẩy ½ hành trình).
Nếu biên nối (4) nằm trùng thân biên đẩy, thì khớp (01) dao động theo cung tròn nằm ngang,
không tạo nên chuyển động dọc của biên đẩy, nên bước đẩy răng cưa bằng 0
(mũi may
số 0).
Nếu biên nối (4) nằm lệch 1 góc a so với thân biên đẩy, thì khớp (0 1) dao động theo cung
tròn nằm nghiêng, tạo nên bước chuyển động dọc của biên đẩy (3). Khi tăng góc a của biên
nối thì bước đẩy răng cưa tăng dẫn đến tăng chiều dài mũi may.
Khi muốn lại mũi, nhấn cần (9) xuống, dưới tác đọng của đầu cần (9), đế (8) xoay 1 góc
quanh (03), mang biên (4) tới vị trí đối diện với vị trí ban đầu qua thân biên đẩy thì răng cưa
sẽ đẩy ngược lại. Muốn ngừng lại mũi, bỏ cần (9) ra, lò xo (11) kéo đế (8), biên (4) về vị trí
ban đầu để răng cưa đẩy tới.
- Ứng dụng: loại cơ cấu này có chuyển động nhẹ nhàng, ít ma sát hơn loại cơ cấu thay
đổi độ nghiêng thân trượt. Dùng phổ biến cho máy may công nghiệp (V < 3000 mũi/phút).
3. Cơ cấu dạng thay đổi tâm sai cam đẩy (độ lệch tâm cam đẩy):
- Bộ cam đẩy gồm hai cam lắp lồng vào nhau. Cam (2a) có dạng cam tròn lệch tâm,

có tâm sai e1. Lỗ cam (2a) được lắp trên trục chính. Cam (2b) cũng là cam tròn lệch tâm,
tâm sai e2. Lỗ cam (2b) lắp trơn với mặt trụ ngoài cam (2a). một trong 2 cam được chống
xoay với trục chính. Mặt trụ cam (2b) lắp vào biên đẩy (3).
- Nguyên lý hoạt động:
Như kết cấu, thì độ lệch tâm giữa trục chính với tâm cam (2b) chính là tâm sai e
của bộ cam đẩy (2), (2b). chuyển dịch dọc thân biên đẩy (3) bằng 2 lần tâm sai e.
Nguyên lý căn bản là:
Khi ta giữ cố định một cam, và xoay cam còn lại đi một góc thì tâm sai e của bộ
cam đẩy thay đổi, làm thay đổi độ chuyển dịch dọc thân biên của biên đẩy (3) làm thay đổi
góc lắc trục đẩy đưa đến thay đổi chiều dài mũi may.
Tùy theo vị trí tương đối giữa 2 cam (2a), (2b) mà ta có các trường hợp sau:
Khi hai phần dày nhất của 2 cam cùng nằm về một phía trục chính thì e= e 1+e2. bước đẩy
răng cưa lớn nhất.
Khi hai phần dày nhất của 2 cam nằm đối diện nhau thông qua trục chính
( nghĩa là nằm hai phía trục chính) thì e = e1-e2. bước đẩy răng cưa nhỏ nhất.
Ngoài 2 trường hợp trên thì tâm sai e nằm trong khoảng e1- e2 < e < e1 + e2.
Hai phần dày nhất của hai cam nằm gần nhau thì e càng tăng.
Không thực hiện được việc lại mũi.
- Ứng dụng: dạng này có kết cấu nhỏ, gọn, không phải qua cơ cấu biến đổi trung gian.
Tuy nhiên, trong quá trình may, khó thực hiện việc thay đổi chiều dài mũi may và không thể
thực hiện việc lại mũi. Thích hợp cho loại máy ít thay đổi chiều dài mũi may và không cần
lại mũi như máy vắt sổ.
4. Cơ cấu thay đổi bán kính dao động lắc:
- Cơ cấu dạng này làm việc dựa trên nguyên tắc sau:


Cho thanh 1 dao động quanh khớp bản lề O, góc dao động là a (a không thay đổi).
Trên thanh 1, đặt một điểm M khi 1 di chuyển từ vị trí (1) qua vị trí (2) thì M sẽ vẽ một
cung t1 tâm O, bán kính OM. Điểm M càng xa tâm O thì càng lớn. Khi di chuyển điểm M
qua phía bên kia tâm O thì điểm M có chuyển động ngược hướng lúc đầu (hướng mũi tên).

Khoảng cách OM gọi là bán kính dao động lắc.
Cơ cấu dạng này được ứng dụng với cơ cấu đẩy răng cưa có cam đẩy là dạng cam
tròn lệch tâm. Với dạng cam này thì không điều chỉnh thay đổi được chuyển động của biên
đẩy. Chuyển đọng của biên đẩy được dùng để tạo nên chuyển động xoay lắc không đổi của
một chi tiết khác (ví dụ như thanh 1), (dao động của điểm M được truyền cho trục đẩy làm
trục đẩy xoay lắc), ứng dụng nguyên tắc được trình bày ở trên, thì dao động của điểm M tỉ
lệ thuận với góc lắc trục đẩy. Vậy thay đổi vị trí điểm M so với O (thay đổi chiền dài mũi
may).
Để thấy rõ hoạt động của cơ cấu dạng này, ta xem cơ cấu điều chỉnh chiều dài mũi
may trong máy may 1 kim Textime.
1.
Trục chính
7. Cần điều chỉnh O, O’2
2.
Cam đẩy
8. Cần lại mũi
3.
Biên đẩy
9. Lò xo kéo
4.
Khung chũ thập
10. Tay đòn trục đẩy
5.
Biên truyền
11. Trục đẩy
6.
Biên nối
12. Ống trượt



Cam đẩy (2) có dạng tròn lệch tâm, biên đẩy (3) ăn khớp với cam (2). Đầu dượi
của biên đẩy nối với khung chữ thập bằng khớp bản lề (OO). Khung chữ thập (4) được đỡ
và xoay lắc trên 2 vít chống tâm (O, O’) ống trượt (12) nằm trong khung chữ thập. Biên
truyền (5) nằm ngang, nối với ống trượt (12) bằng khớp (OM).
- Nguyên lý hoạt động:
Chuyển động không đổi của biên đẩy (3) làm khung chữ thập (4) xoay lắc 1 góc
không đổi trên 2 vít đỡ (O, O’). Khung chữ thập xoay lắc và mang ống trượt (12) xoay lắc
theo ( ống trượt (12) đóng vai trò của thanh 1) khớp OM nằm trên ống trượt nhận dao động
theo đường cong, đường tâm quay là OO’, bán kính cung tròn là khoảng cách từ (OM) đến
OO’- bán kính dao động. Dao động của OM tạo cho biên truyền (5) chuyển động ra vào
biên do5ctho6ng qua tay đòn (10), làm trục đẩy (11) chuyển động xoay lắc. Ta nhận thấy
rằng chuyển động dọc biên của biên (5) càng lớn thì trục đẩy lắc góc càng lớn đưa đến bước
đẩy răng cưa dài. Như vậy, khớp (OM) càng xa OO’ thì bước đẩy răng cưa càng dài. Khi
dịch chuyển cần (7) lên hoặc xuống, thông qua biên nối (6) sẽ làm biên truyền (5) đi xuống
hoặc đi lên, kéo theo ống trượt (12) làm thay đổi vị trí khớp (OM) đưa đến sự thay đổi bán
kính dao động r làm thay đổi chiều dài mũi may – r càng lớn thì chiều dài mũi may càng
lớn. Khi dịch chuyển (OM) về nằm trên đường tâm OO’ thì r = 0, răng cưa không đẩy. Khi


muốn lại mũi, nhấn cần (8) xuống, thông qua (7), (6) làm biên (5) di chuyển lên cao, đem
khớp (OM) lên vị trí đối diện vị trí cũ qua đường tâm OO’ làm răng cưa đẩy ngược. Muốn
ngừng lại mũi, bỏ cần (8) ra, lò xo (9) kéo cần (7), biên (6), (5) về vị trí ban đầu để răng cưa
đẩy tới.
- Ứng dụng: máy tốc độ cao (v < 5000 mũi/phút).



×