Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TÀI LIỆU THIẾT bị MAY CÔNG NGHIỆP HƯỚNG dẫn sử DỤNG và vận HÀNH máy máy MAY BẰNG một KIM THẮT nút

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.88 KB, 9 trang )

BÀI 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ VẬN HÀNH MÁY
II. Chức năng cấu tạo của các chi tiết căn bản trong máy may:
Mỗi chiếc máy may đều có đầy đủ các bộ phận chức năng cơ bản cụ thể như sau:

- Bộ phận tạo mũi bao gồm kim và chi tiết bắt mũi (ổ, móc) và các cơ cấu tạo nên chuyển
động của chúng.
- Cơ cấu nén ép nguyên liệu: có nhiệm vụ ép giữ nguyên liệu bao gồm chân vịt và cơ cấu
tạo ra họat động của chân vịt.
- Cơ cấu điều chỉnh chiều dài mũi may: có nhiệm vụ thay đổi chiều dài mũi may.
- Hệ thống điều khiển chỉ: có nhiệm vụ điều khiển chỉ cho việc hình thành mũi may đạt yêu
cầu.
- Hệ thống bôi trơn.
- Bộ truyền động từ động cơ cho máy hoạt động.
- Bộ thân nắp: có nhiệm vụ đở đầu máy may.
1. Mặt bàn máy may:
- Có nhiệm vụ đỡ đầu máy, gắn động cơ, đỡ nguyên liệu khi may.
- Cấu tạo là một tấm phẳng hình chữ nhật, được gắn chặt vào khung bàn. Mặt bàn
làm bằng gỗ ép để giãm rung động và chống cong vênh. Trên mặt bàn có phủ một lớp vật
liệu có hệ số ma sát nhỏ để nguyên liệu may dễ trượt, trên đó có khoét một lỗ hình chữ nhật
lớn để lắp đặt đầu máy, ở 4 góc của lỗ này có đặt 4 miếng đệm cao su để đỡ đầu máy làm
giãm rung động của đầu máy truyền xuống mặt bàn. Bên phải mặt bàn có khoét một lỗ hẹp
dài để luồn dây đai. Đầu máy được lắp khớp bản lề vào mặt bàn máy. Kích thước mặt bàn
thường được sử dụng là 1050 x 550 mm hay 1100 x 600 mm dày 30 x 40 mm.
2. Khung bàn máy:
Có nhiệm vụ đỡ bàn máy may.
Cấu tạo: được đúc liền bằng gang hoặc được lắp ghép. Khung bàn máy có 4 chân và
những thanh ngang, các thanh ngang làm tăng độ cứng vững và ổn định của khung bàn máy.
Các chân bàn được lắp ghép bằng bu-lông, có thể điều chỉnh được vị trí cao thấp của mặt
bàn tùy theo người ngồi may và điều chỉnh tùy theo mặt bằng xưởng. Dưới các chân bàn có
gắn đệm cao su để giãm chấn động từ khung bàn xuống nền xưởng.
3. Vỏ đầu máy:




Là chi tiết cơ bản để lắp ráp các cụm chi tiết tạo nên đầu máy. Vỏ đầu máy được đúc
bằng gang xám. Có thể chia vỏ đầu máy ra làm 4 phần chính:
1. Phần đầu: chứa các cơ cấu kim, cò giật chỉ, cụm chân vịt, cụm đồng tiền.
2. Phần đáy: chứa cơ cấu ổ, răng đưa, trục ổ, trục đẩy, trục nâng.
3. Phần đứng: chứa các cơ cấu truyền động từ trục chính xuống phần đáy bao gồm các trục,
bánh răng, biên nâng, biên đẩy, cơ cấu điều chỉnh bước đẩy răng đưa.
4. Phần ngang: chứa trục chính và các chi tiết lắp trên trục chính. Trục chính là trục nhận
chuyển động từ trục động cơ điện, từ trục chính thông qua các chi tiết như cam, bánh răng,
truyền chuyển động cho các cơ cấu máy hoạt động.

CHƯƠNG 2: MY MAY BẮNG 1 KIM THẮT NT

BÀI 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ VẬN HÀNH MÁY
B. MÁY MAY BẰNG MỘT KIM THẮT NÚT:
I. Hướng dẫn sử dụng và vận hành máy:
- Trước khi cho máy hoạt động:
a. Không bao giờ cho máy hoạt động khi thiếu dầu trong bể dầu.
b. Sau khi lắp đặt máy, kiểm tra chiều quay củatrục động cơ. Dùng tay quay puly máy
cho kim đi xuống, và nhất nút ON rồi quan sát. Puly máy có chiều quay ngược chiều
kim đồng hồ khi nhấn từ cạnh bên của puly.
c. Đừng sử dụng loại puly động cơ lớn trong tháng đầu tiên trong tháng đầu tiên.
d. Xác định đúng điện thế và pha của động cơ theo bảng hiệu trên động cơ.
- Đề phòng khi máy hoạt động:
a. Để tay tránh khỏi kim khi nhấn nút ON và trong khi máy đang hoạt động.
b. Đừng để ngón tay vào trong đáp che cò giật chỉ khi máy đang hoạt động.
c. Phải chắc chắn đã nhấn nút OFF trước khi nghiêng đầu máy hoặc tháo đai thuyền.
d. Suốt quá trình máy hoạt động, phải cẩn thận không đưa đầu, ngón tay, hay bất cứ vật
gì lại gần puly máy, đai thuyền, động cơ. Điều này có thể gây nguy hiểm.

e. Phải nhấn nút OFF khi rời khỏi máy.





f. Nếu máy có trang bị tấm che đai truyền, tấm bảo hiểm ngón tay hoặc các dụng cụ bảo
hiểm khác thì đừng cho máy hoạt động khi các tấm bảo hiểm này bị tháo ra.
1. Lắp đặt máy:
- Lắp bể chứa dầu:
Bể chứa dầu phải đặt trên 4 góc của rãnh bàn máy.
Đặt 2 miếng cao su vào 2 góc của cạnh A (cạnh gần người vận hành), dùng đinh đóng lên.
Đặt 2 tấm đệm vào góc ở cạnh B (cạnh có bản lề), dùng keo dán tấm đệm xuống rãnh bàn
máy. Bể chứa dầu được đặt lên các tấm đệm của 4 góc này.
- Lắp đầu máy.
- Lắp 2 bản lề vào mặt bàn máy, lắp đầu máy vào 2 bản lề này trước khi hạ đầu máy lên các
tấm đệm ở góc rãnh bàn máy.

2. Bôi trơn:
- Dùng dầu Juki New Difrix Oil No.1 đổ vào bể chứa dầu tới mức cao. Khi mức dầu xuống
dưới mức thấp, phải đổ đầy dầu vào bể chứa.
- Chỉ cho máy hoạt động sau khi cung cấp dầu, phải thấy sự bắn toé dầu khi nhìn vào cửa
thăm dầu nếu như cung cấp dầu đầy đủ.


3. Điều chỉnh lượng dầu cung cấp cho các bề mặt chi tiết:
- Điều chỉnh lượng dầu cung cấp cho cò giật chỉ và biên trụ kim tại vít. Lượng dầu tối thiểu
được cung cấp khi dấu chấm (A) ở gần biên trụ kim khi ta xoay vít theo hướng (B).
- Lượng dầu tối đa được cung cấp khi ta xoay vít theo hướng (C) mang dấu chấm (A) tới vị
trí đối diện với biên trụ kim.

4. Điều chỉnh lượng dầu cung cấp cho ổ:
Lượng dầu cung cấp cho ổ tăng lên khi xoay vít điều chỉnh lượng dầu gắn ở trục ổ
theo hướng (A), giảm đi khi xoay vít theo hướng (B).



5. Lắp kim:
Chú ý: Nhấn nút OFF để tắt động cơ điện trước khi gắn kim
- Kim sử dụng: DB x 1, chọn chỉ số kim theo chỉ số chỉ và tính chất nguyên liệu may.
- Quay Puly máy để đưa trụ kim lên tận cùng trên.

Nới lỏng vít, xoay vẹt thoát mỏ ổ quay về phía đối diện mỏ ổ (phần vẹt xoay
vào trong phía pully).
• Gắn kim hết đốc theo hướng mũi tên vào trụ kim.
• Xiết thật chặc ốc lại.
• Kiểm tra theo rãnh dài © của kim có quay chính xác qua trái.


6. Lắp suốt chỉ vào thoi thuyền:
- Lắp suốt chỉ vào thuyền sao cho khi kéo chỉ thì suốt chỉ quay theo chiều mũi tên.
- Kéo chỉ qua rãnh (A) của thuyền, quas khe của thuyền B. Khi làm việc, chỉ nằm dưới me
thuyền sẽ chui ra từ khe của me (B).
- Kiểm tra chiều quay của suốt bằng cách nắm đầu sợi chỉ kéo ra như hình vẽ.

7. Hướng dẫn xỏ chỉ trên đầu máy:
Chỉnh lực ép chỉ dưới:
- Dùng vít nhả xiết vít (A) để chỉnh lực ép me thuyền – xiết vít theo chiều kim đồng hồ lực
ép nặng và ngược lại.
- Thử lại như hình vẽ minh họa.



8. Điều chỉnh chiều dài mũi may:
- Xoay núm mặt số (1) theo chiều dài mũi tên cho con số yêu cầu tới trùng với dấu chấm
(A).
- Con số ghi trên mặt núm tính bằng milimet.
- Khi muốn giảm chiều dài mũi may, ta nhấn cần lại mũi (2) xuống và giữ ở vị trí đó, rồi
mới xoay núm (A).





9. Điều chỉnh lực căng chỉ:
- Lực căng chỉ kim:
Điều chỉnh lực căng chỉ kim tùy theo tính chất của nguyên liệu may.
Điều chỉnh tại nút (1).
Xoay nút (1) theo chiều kim đồng hồ tì lực căng chỉ tăng. Xoay ngược chiều kim đồng hồ
thì lực căng chỉ giảm.
- Lực căng chỉ suốt:
- Vặn vít điều chỉnh lực căng (2) theo chiều kim đồng hồ thì làm tăng lực căng chỉ suốt. Vặn
ngược chiều kim đồng hồ thì làm giảm lực căng chỉ.

10. Điều chỉnh lò xo giật chỉ:










- Thay đổi hành trình râu tôm:
Nới lỏng vít (2).
Xoay trụ (3) theo chiều kim đồng hồ thì làm tăng hành trình của kim râu tôm (hướng (A)).
Xoay trụ (3) theo chiều kim đồng hồ (hướng (B)) thì làm giảm hành trình râu tôm.
- Thay đổi độ căng của râu tôm:
Nới lỏng vít (4).
Xoay trụ (3) theo chiều kim đồng hồ thì tăng độ căng râu tôm.
Xoay trụ (3) ngược chiều kim đồng hồ thì giảm độ căng râu tôm.
11. Tay nâng chân vịt:
- Dừng máy, xoay tay nâng (1) theo hướng (A) để nâng chân vịt lên khoảng 5,5 mm.
- Hạ tay nâng xuống theo hướng (B) thì chân vịt được hạ xuống.
- Sử dụng cơ cấu nâng bằng gạt gối có thể đạt độ nâng của chân vịt từ 10 – 13 mm.
12. Điều chỉnh lực ép chân vịt:
- Nới lỏng nút ren (2), xoay núm điều chỉnh lực ép (1) theo chiều kim đồng hồ (hướng (A))
thì làm tăng lực ép chân vịt và ngược lại.
- Sau khi điều chỉnh, siết chặt núm(2).
- Với loại nguyên liệu thông dụng, thì chiều cao của núm điều chỉnh (1) trong khoảng 2932mm (5kg) (7kg đối với đời máy DDL 5530H, 5550H, 5530L)
- Chỉnh theo thông số tiêu chuẩn như trên nếu dùng thước đo.

13. Điều chỉnh độ cao của trụ chân vịt:
- Nới lỏng vít (1), điều chỉnh độ cao trụ chân vịt.
- Sau đó, siết thật chặt vít (1).
14. Điều chỉnh độ nâng của chân vịt khi dùng bộ phận gạt gối:
- Độ nâng tiêu chuẩn của chân vịt khi dùng bộ phận gạt gối là 10 mm.
- Có thể điều chỉnh độ nâng chân vịt lên tới 13 mm bằng tại vít điều chỉnh.


- Khi chỉnh độ nâng quá 10 mm, phải đảm bảo là trụ kim xuống tận cùng dưới thì không

chạm chân vịt.
15. Độ cao răng cưa:
- Độ cao răng cưa được đo từ mặt tấm kim lên đỉnh răng cưa:

Độ cao 0,8 – 0,9 mm cho đời máy DDL 5550, DDL5530.

Độ cao 0,7 – 0,8 mm cho đời máy DDL 5550A, DDL5530A.

Độ cao 0,95 – 1,05 cho đời máy DDL 5550H, 5530H, DDL 5530L.
- Nếu răng cưa nhô lên quá cao, khi may vải mỏng sẽ làm nhăn sản phẩm (Nên điều chỉnh
độ cao từ 0,7 – 0,8 mm).
- Cách điều chỉnh:
• Nới lỏng vít (2) của tay đòn (1).
• Xê dịch cầu răng cưa lên xuống để điều chỉnh độ cao răng cưa.
• Siết thật chặt vít (2).
(a): răng cưa
(b): tấm kim






16. Điều chỉnh sự liên quan giữa kim và ổ:
Điều chỉnh thời điểm giữa kim và ổ như sau:
- Quay puly máy cho kim xuống tận cùng dưới, nới lỏng vít (1).
- Điều chỉnh độ cao trụ kim:
Nếu dùng kim DBx* : cho vạch dấu (A) của trụ kim (2) trùng với mép đáp của bạc trụ kim
dưới (3), sau đó siết chặt vít (1).
Nếu dùng kim DAx* : cho vạch dầu (C ) của trụ kim cắm trùng với mép đáy của bạc trụ

kim dưới, siết chặt vít (1).
- Điều chỉnh vị trí của ổ (a):
Nếu dùng kim DB: nới lỏng 2 vít hãm của ổ, quay puly máy cho trụ kim đi lên, khi vạch
dấu (B) của trụ kim(2) nằm trùng với mép đáy của bạc trụ kim dưới (3) thì ngừng lại.
Nếu dùng kim DA : nới lỏng 2 vít hãm của ổ, quay puly máy cho trụ kim đi lên, vạch dấu
(D) nằm trùng với mép đáy của bạc trụ kim (3) thì ngừng lại.
- Cho đính mỏ ổ (5) nằm ngay tâm kim và khe hở giữa kim và mỏ ổ đạt 0,04 – 0,1 mm. Sau
đó, xiết thật chặt 2 vít hãm ổ.
- Chú ý: Khi thay đổi mới, sử dụng ổ cơ số B18301270A0 (đời máy DDL – 5530H, 5530L, - 5550H dùng ổ 1109259).


17. Điều chỉnh lượng chỉ cung cấp cho mỗi mũi may:
- Khi may vải dày, chuyển đáp (1) qua trái theo hướng (A) để tăng lượng chỉ được kép vào
cuộn chỉ bởi cò giật chỉ.
- Khi may vải mỏng, chuyển đáp (1) qua phải theo hướng (B) để giảm lượng chỉ kéo vào tự
cuốn bởi cò giật chỉ.
- Thông thường, đáp (1) ở vị trí mà vạch (C ) của nó trùng với tâm vít hãm.

18. Lắp đặt đai truyền và bộ phận đánh chỉ suốt:
- Khoan 2 lỗ bắt vít (A) và (B) trên mặt bàn máy.
- Lắp chốt đỡ vào lỗ ren trên máy.
- Xác định vị trí đúng của tấm che đai và cố định nó vào đầu máy bằng vít hãm và bạc chặn.
- Xác định vị trí đúng của tấm che đai và cố định nó vào đầu máy bằng vít hãm và bạc chặn.
- Cố định 2 tấm che đai và lên chốt 1 bằng vít hãm.
- Lắp bộ phận đánh chỉ suốt vào 2 lỗ (A) và (B) trên bâu máy bằng vít bắt gỗ.



×