BÀI 2: CẤU TẠO Ổ THOI, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU
CHỈNH
VII. Ổ may may:
1. Chức năng: ổ phối hợp với kim để tạo thành mũi may; nó là chi tiết rất quan trọng,
chứa chỉ dưới, có nhiệm vụ bắt lấy vòng chỉ kim và làm vòng chỉ kim liên kết với chỉ
của ổ.
2. Cấu tạo:
- Vỏ ổ: gắn chặc với trục ổ, trên vỏ ổ có mỏ nhọn đề bắt vòng chỉ kim gọi là mỏ ổ.
Trong quá trình tạo mũi thì vỏ ổ chuyển động quay tròn.
- Ruột ổ: được gắn trơn trong lòng vỏ ổ dùng để chứa thuyền, suốt. Trong quá trình tạo
mũi, ruột ổ không được phép quay tròn.
- Ốp ổ giữ ruột với vỏ ổ.
- Đòn gánh được gắn ở thành máy để giữ ruột ổ không xoay cùng vỏ ổ.
- Thuyền để tạo canh chỉ dưới và chứa suốt.
- Suốt để quấn chỉ và được đặt trơn trong lòng thuyền.
3. Phân loại ổ: có 3 loại
Ổ thuyền: là một chi tiết bắt mũi có hình dạng cái thuyền như thoi dệt. Nó chuyển
động tònh tiến qua lại để tạo thành mũi may. Sau khi mỏ thoi bắt được vòng chỉ của kim,
thoi phải mang cả suốt chỉ trong mình nó chui qua vòng chỉ kim. Loại này có năng suất
thấp (700v/phút).
Ổ chao: bao gồm các chi tiết cố đònh như vỏ ổ, ốp ổ, nhíp ổ và các chi tiết chuyển
động như sừng trâu chao thuyền, suốt chỉ. Trong đó chao và sừng trâu là chi tiết rất
quan trọng, mỏ chao có nhiệm vụ bắt vòng chỉ của kim và mang vòng chỉ ấy choàng qua
thân chao. Trong thân chao có mang thuyền chứa suốt chỉ. Chuyển động của chao do
một sừng trâu ở trục đẩy chao lắc qua lại với góc quay 206 ÷210 0 . Trong khi đó thuyền
mang suốt chỉ bám vào ổ, không quay theo chao. Chao thực hiện một hành trình xoay
lắc thì máy thực hiện được một mũi may. Do tính chuyển động xoay lắc nên mỗi khi đổi
chiều quay có sự va chạm giữa sừng trâu và chao xảy ra. Để giãm tác động xấu của lực
va chạm, trong lòng sừng trâu có gắn một nhíp cong chạy dọc lòng sừng tới hai đầu sừng
.
Loại ổ này tạo mũi ổn đònh nhưng do tính chất quay lắc tạo nên sự va chạm giữa
chao và sừng trâu nên không may được ở tốc độ cao (2000 m/phút) do đó thường được
dùng trong máy gia đình và một số máy chuyên dùng có tốc độ thấp như máy đính bọ.
Loại này dễ sử dụng và dễ xử lý khi có hỏng hóc do được đònh vò sẳn giữa các chi tiết.
Tháo lắp dễ dàng, không cần hiệu chỉnh nhiều .
Ổ quay tròn hai vòng: loại ổ rất phổ biến trong các loại thiết bò may công nghiệp như
máy may, thùa, đính … Các bộ phận chính bao gồm vỏ ổ, ruột ổ, thuyền, suốt.
- Phân loại ổ: phân loại theo mặt phẳng chuyển động của ổ có hai loại:
Ổ đứng: ổ quay tròn trong mặt phẳng thẳng đứng
Ổ ngữa: ổ quay trong mặt phẳng nằm ngang.
- Cấu tạo của 2 loại ổ thường gặp:
Ổ Singer 95 (S.95): đây là loại ổ đứng được sử dụng trong hầu hết trong các loại
máy may bằng dùng ổ đứng (ổ quay ngược chiều kim đồng hồ) gồm các bộ phận sau:
Vỏ ổ: là chi tiết chính để bắt lấy vòng chỉ kim và lộn vòng chỉ này quàng qua
ruột ổ. Trên vỏ ổ có mỏ ổ, hình dạng nhọn, dùng để chui vào vòng chỉ kim ở
thành trong vỏ ổ có rãnh chạy vòng, để lắp ráp với gờ ruột ổ.Vỏ ổ được bắt
chặt vào trục ổ bằng các vít hãm và chuyển động theo trục ổ.
Ốp ổ: Có nhiệm vụ giữ ruột ổ nằm trong vỏ ổ, ốp ổ được nối vỏ ổ bằng các vít
hãm. Ngoài ra cuối ốp ổ còn có một đầu nhọn gọi là mũi ngược. Mũi ngược
nằm đối diện với mỏ ổ có tác dụng nhận lấy vòng chỉ kim do mỏ ổ (đã nới
rộng tối đa) nhả ra trước khi cò giật chỉ rút vòng chỉ này lên để mỏ ổ không
móc vào vòng chỉ này trong vòng chạy không.
Me ổ: được lắp trên vỏ ổ bằng các vít hãm có tác dụng kéo chỉ suốt cung cấp
cho chỉ may và giúp cho vòng chỉ quàng qua ruột ổ.
Ruột ổ: có dạng bạc có tác dụng chứa thuyền, suốt. Ruột ổ lắp trong vỏ ổ nhờ
có gờ chạy theo thành ngoài ruột ổ, gờ này lắp với rãnh của vỏ ổ có tác dụng
dẫn hướng chuyển động giữa vỏ ổ với ruột ổ. Trên gờ dẫn có mài rãnh ngang
giữ dầu bôi trơn. Có một đoạn gờ bò khuyết để vòng chỉ trượt trên đó tới đỉnh
chia sợi (đỉnh chia sợi là đoạn gờ có đầu nhọn, đỉnh chia sợi có tác dụng giữ
vòng chỉ kim khi mỏ ổ đưa vòng chỉ tới, nhờ đó chỉ mới lộn qua ruột ổ được)
Thành ruột ổ có một rãnh hình ovan là nơi mũi kim đâm tới, cạnh rãnh ovan có ruột ổ có
một phần khuyết lõm, là nơi để đòn gánh ruột ổ bám vào giữ cho ruột ổ đứng yên khi vỏ
ổ quay, cạnh đó có một rãnh hẹp để chỉ suốt thoát lên. Ngoài ra, mặt bên ruột ổ còn có
một phần khuyết lõm dạng bán nguyệt, là nơi để mấu bản lề thuyền bám giúp thuyền
đứng yên cùng với ruột ổ. Phía dưới lỗ ovan ở trong ruột ổ có hai chốt rất nhỏ có tác
dụng đònh vò thuyền trong ruột ổ. Giữa lòng ruột ổ có một ty dạng trụ là nơi để lắp
thuyền, ở đầu ty có một rãnh vòng là nơi để bản lề thuyền bám vào giúp thuyền không
tuột khỏi ruột ổ.
Thuyền: có dạng bạc mỏng dùng để chứa suốt chỉ, ở giữa lòng thuyền có một
đoạn trụ rỗng mặt trụ trong để lắp vào ty của ruột ổ, mặt trụ ngoài để lắp với
suột chỉ.Trên thuyền có lắp me thuyền là một miếng thép mỏng có tác dụng
ép lên chỉ suốt để tạo lực căng chỉ. Thành thuyền có khuyết lõm là nơi để mũi
kim đâm tới và cũng là nơi lắp với hai chốt đònh vò của ruột ổ. Trên mặt
thuyền có bản lề và mấu bản lề thuyền nhằm giữ thuyền trong ổ, chống xoay
đồng thời giữ suốt ổ trong thuyền khi lấy thuyền ra khỏi ruột ổ.
Suốt: dùng để chứa chỉ dưới, được lắp trong thuyền.
Cấu tạo ổ Willen Wilson: là loại ổ đứng sử dụng trong máy thùa Juki LBH, thùa
V801 …. Ổ này có đường kính lớn hơn và chiều dày thì nhỏ hơn loại S95 không có me ổ
(hình dáng vỏ ổ có tác dụng kéo chỉ dưới thay cho me ổ). Ổ quay cùng chiều kim đồng
hồ.
Vỏ ổ: có mỏ ổ để bắt vòng chỉ kim rãnh để dẫn hùng chuyển động tương đối
với ruột ổ đồng thời chứa màng dầu bôi trơn không có me ổ, ốp ổ ngoài
nhiệm vụ giữ ruột ổ còn có tác dụng giữ và vuốt gọn hai nhánh của vòng chỉ
trượt. Có mỏ ổ để bắt vòng chỉ kim, rãnh để dẫn hướng chuyển động tương
đối với ruột ổ, đồng thời chứa màng dầu bôi trơn, không có me ổ, ốp ổ ngoài
nhiệm vụ giữ ruột ổ còn có tác dụng giữ và vuốt gọn hai nhánh của vòng chỉ
trượt chính xác tới đỉnh chia sợi. Do đó ốp ổ có một nhánh dài lắp đối diện
với mỏ ổ và choàng qua quá đoạn.
Ruột ổ: có nhiệm vụ giống ruột ổ S.95 cấu tạo có vài điểm khác nhau: đỉnh
chia sợi nằm ngược lại, mặt ruột ổ có phần tai nhô ra để sừng trâu ăn khớp
vào giữ ruột ổ không quay theo vỏ ổ.
Đáp bảo hiểm kim: ở loại ổ này khi làm việc kim đi xuống sâu hơn nên khả
năng gây nghiêng gãy kim cao hơn bình thường. Đáp bảo hiểûm kim kết hợp
với phần thân nắp tạo thành hai bên đỡ cho kim.
Cần gạt ruột ổ: loại ổ quay tròn có ưu điểm là có thể hoạt động với tốc độ cao
vì nó chỉ quay có một chiều và bắt mũi ổn đònh.
4. Nguyên lý hoạt động: máy công nghiệp quay tròn, máy gia đình quay chao.
5. Liên hệ các trục trặc:
- Gẫy kim do mỏ ổ đá kim, ruột ổ xoay, hệ thống truyền từ trục chính xuống trục ổ bò
lỏng.
- Gây đứt chỉ do mỏ ổ xướt cạnh, mấu đòn gánh xướt cạnh.
- Bỏ mũi do bước đi giữa kim và mỏ ổ sai, mỏ ổ xa kim.