Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TÀI LIỆU THIẾT bị MAY CÔNG NGHIỆP các DẠNG mũi MAY cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.57 KB, 5 trang )

BÀI 2: CÁC DẠNG MŨI MAY CƠ BẢN

a.
b.

I. Mũi may mắc xích đơn:
1. Định nghĩa: mũi may móc xích đơn là dạng mũi may được thực hiện bởi 1 chỉ của 1
kim, tự tạo nhiều móc xích khóa với nhau ở mặt dưới của vật liệu may.
2. Kí hiệu: 100
Con số đầu 1 đại diện cho họ mũi may.
Hai con số sau 00 biểu thị cho dạng tết chỉ khác trong họ mũi may đó.
VD: 101: đường may mũi thẳng
130: đường may zích zắc
3. Kết cấu:

101

Mặt  vải
Mặt  vải

107

4. Đặc tính:
- Mũi may có tính đàn hồi lớn nên có thể sử dụng cho các loại vật liệu có tính giản.
- Bộ phận tạo mũi đơn giản, chiếm ít không gian nên máy có thể có kết cấu gọn.
- Độ bền mũi may kém, chỉ dễ bị tuột, để khắc phục người ta thường dùng 2 cụm
đồng tiền trên đường đi của chỉ.
- Hướng tạo mũi chỉ phụ thuộc vào móc nên không thực hiện được mũi may ngược.
- Bộ đặt mũi đơn giản.
5. Phạm vi ứng dụng:
- Trong các loại vật liệu.


- Trong 1 số máy: máy may 1 kim, máy đính cúc, máy vắt lai, máy thùa khuy.
II. Mũi may mắc xích kép:
1. Định nghĩa: là dạng mũi may được thực hiện bởi 1 chỉ của kim cùng với 1 chỉ của
móc liên kết móc xích với nhau ở mặt dưới vật liệu may.
2. Kí hiệu: 400


- 401 đường may mũi thẳng cơ bản.
- 402 đường may có 2 chỉ kim, 1 chỉ móc còn gọi là mũi may chần 2 kim.
- 406 đường may có 2 chỉ kim, 1 chỉ móc còn gọi là mũi may chần 2 kim (chỉ khác
là đan chỉ khác nhau).
- 410 đường may có 4 chỉ kim, 1 chỉ móc hay mũi may chần 4 kim.
3. Kết cấu:

401

402

406

4. Đặt tính:
- Mũi may có độ đàn hồi lớn, độ bền ổn định.
- Bộ phận tạo mũi đơn giản, chiếm ít không gian.
- Chỉ không bị giới hạn.
- Không tạo được mũi may ngược.


- Tốn nhiều chỉ.
5. Phạm vi ứng dụng:
- Được sử dụng để may móc các loại vật liệu khác nhau.

- Thường sử dụng trong máy may 1 kim, 2 kim, đặc biệt trong các máy may nhiều
kim.
III. Mũi may thắt nút:
1. Định nghĩa: là dạng mũi may được thực hiện bởi 1 chỉ của kim cùng 1 chỉ của ổ tạo
thành các nút thắt với nhau. Mỗi liên kết nằm ở giữa 2 lớp vật liệu may.
2. Ký hiệu: 300
- 301 đường may mũi thẳng cơ bản.
- 304 đường may mũi zíc zắc 1 bậc.
- 308 đường may mũi zíc zắc 2 bậc.
- 312 đường may mũi zíc zắc 2 kim.
3. Kết cấu:

301

304

4. Đặt tính:
- Mũi may có độ bền chặc cao.
- Hình dạng mũi may ở 2 mặt vải khác nhau.
- Thực hiện được mũi may ngược.
- Bộ phận tạo mũi phức tạp, chiếm nhiều không gian.
- Chỉ dưới bị giới hạn.
- Đường may có độ đàn hồi kém dể bị đứt.
5. Phạm vi ứng dụng:
- Trong các loại vải dệt thoi, giả da, bạt.
- Trong máy may 1 kim, 2 kim, máy đính bọ, máy thùa khuy đầu bằng, máy thêu.
IV. Mũi may chần diễu:
1. Định nghĩa: là dạng mũi may được phát triển trên cơ sở dạng mũi may chần nhiều
kim trong họ mũi may móc xích kép, nhưng có thêm cơ cấu móc chỉ phụ nằm phía
mặt nguyên liệu để tạo thành những đường chỉ diễu phía trên.

2. Kí hiệu: 600
- 602 mũi may chần diễu 2 kim, 4 chỉ.
- 603 mũi may chần diễu 2 kim, 4 chỉ (chỉ khác 602 là đan chỉ khác)


- 605 mũi may chần diễu 3 kim, 5 chỉ (3 chỉ kim, 1 chỉ diễu, 1 chỉ móc).
- 606 mũi may chần diễu 2 kim, 6 chỉ.
- 607 mũi may chần diễu 2 kim, 6 chỉ (chỉ khác 606 là đan chỉ khác) .
3. Kết cấu:

602

600

4. Đặc tính và phạm vi ứng dụng:
- Dùng để trang trí, ráp 2 sản phẩm lại với nhau.
- Dùng trong các loại máy may đồ thể thao, đồ lót.
V. Mũi vắt sổ:
1. Định nghĩa: là dạng mũi may móc xích được thực hiện bởi 1 hay 2 chỉ kim với 0, 1
hay 2 chỉ móc tạo thành những móc xích liên kết với nhau ở mặt trên, dưới và mép
vật liệu may.


2. Kí hiệu: 500
- 501 vắt sổ 1 chỉ.
- 502 – 503 vắt sổ 2 chỉ (1 chỉ kim, 1 chỉ móc).
- 504 – 505 vắt sổ 3 chỉ (1 chỉ kim, 1 chỉ móc trên và 1 chỉ móc dưới).
- 507 vắt sổ 4 chỉ (2 chỉ kim, 1 chỉ móc trên và 1 chỉ móc dưới).

504 - 505

3. Kết cấu:

500

4. Đặc tính:
- Mũi may có độ đàn hồi lớn, độ bền ổn định.
- Bộ tạo mũi đơn giản, ít chiếm không gian.
- Chỉ không bị giới hạn, có thể bọc giữ mép cắt của sảm phẩm.
- Không tạo được mũi may ngược, chỉ thực hiện được các đường may ở sát mép
vải.
- Có hệ thống dao cắt mép vải trước khi tạo mũi.
5. Phạm vi ứng dụng:
- May bao mép vải dệt thoi, dệt kim.
- Các loại máy vắt sổ.
- May ráp các đường biên.



×