Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Dạy học phát huy tính tích cực của học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.06 KB, 15 trang )

Dạy học phát huy tính tích cực của học
sinh để học tốt môn toán lớp 2
I.

lý do chọn đề tài.

Xuất phát từ mục tiêu chung
Để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc, cần đẩy mạnh việc đào
tạo nhân lực, cụ thể là đảm bảo nâng cao tỷ lệ những ngời lao động đã đợc đào tạo về
nghề lên trên 25%. Bởi vậy, Đảng và nhà nớc ta đã nâng cao vai trò: Giáo dục đào tạo là
quốc sách hàng đầu,bậc tiểu học là bậc học nền tảng. Giáo dục tiểu học gắn với nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội. Cho nên, mục tiêu của giáo dục tiểu học cũng đã nhấn mạnh:
Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
tình cảm, trí tuệ, thể chất và kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống.
Xuất phát từ mục tiêu cụ thể môn toán.
Môn toán ở lớp 2 giúp học sinh hình thành đợc các kỹ năng toán học cụ thể là:
Về phép tính các em đợc học cả bốn phép tính từ cộng, trừ, nhân, chia.
Về số tự nhiên các em đợc học đến số 1000.
Về hình học các em đợc học cách tính chu vi của hình tam giác, chu vi của hình tứ giác.
Về số phần bằng nhau các em đợc học 1/2,1/3, 1/4, 1/5. Đây chính là sự hình thành ban
đầu về số thập phân mà các em sẽ đợc học sau này.
Nh vậy các vẫn đề về hai phép tính nhân, chia, bài toán về tính chu vi hình tam giác, tính
chu vi hình tứ giác các phần bằng nhau 1/2 , 1/3, 1/4, 1/5. ...Là những vẫn đề cần quan
tâm, bởi vì các vẫn đề đợc nêu trên đây nó đợc thực hiện ở lớp 3 cũ. Do đó nó có một ý
nghĩa vô cùng to lớn trong sự nghiệp dạy học hiện nay trong bậc Tiểu học, nó góp phần
vào công tác đổi mới giáo dục và bớc đầu tạo ra sự nhảy vọt về giáo dục nói chung.
Thật vậy để thực hiện hoàn thành đợc nhiện vụ đợc giao về công tác dạy học lớp hai học
tập tốt môn toán thì ngời giáo viên phải có suy nghĩ nhằm tìm ra phơng pháp dạy học phù
hợp để giúp học sinh lớp 2 lĩnh hội đợc những vẫn đề cơ bản đợc đặt ra trong môn toán.
1



Chính vì lí do trên mà tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình
dạy học để tìm ra một số biện pháp cơ bản để phát huy tính tích cực học môn toán ở học
sinh lớp hai.
II.

Thực trạng dạy lớp hai hiện nay.

Chơng trình đổi mới phổ thông và dạy học theo sách giáo khoa ở lớp một đã thực hiện đợc
bảy năm và lớp hai đã thực hiện đợc sáu năm. Mặc dù các giáo viên dạy lớp một và lớp
hai đã đợc tập huấn, hội thảo, chuyên đề về phơng pháp dạy học theo chơng trình sách
giáo khoa mới. Nhng xem chừng các giáo viên trực tiếp dạy lớp một và lớp hai trong quá
trình lên lớp còn rất lúng túng trong việc lựa chọn phơng pháp lên lớp .Do đó tiết dạy chỉ
diễn ra bình thờng, còn giáo viên chỉ thực hiện tiết dạy theo một khuôn mẫu có sẵn trong
sách giáo khoa, học sinh chỉ đợc tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, tính toán các
phép tính, không đợc trải nghiệm qua hoạt động của chính mình. Tuy nhiên một bộ phận
giáo viên cũng đa ra một vài hoạt động nhóm nhng nhìn chung các em hoạt động một
cách miễn cỡng, thiếu tự tin. Hoặc hơn nữa một số học sinh không đợc hoạt động một
cách tích cực, bị bỏ quên.Hoặc hơn nữa trong học toán học sinh ít đợc tiếp xúc những
ngôn ngữ toán học, vì giáo viên ít quan tâm đến vẫn đề này trong dạy học toán, từ đó các
em ít đợc bày tỏ ý kiến của mình trớc tập thể nhóm, tổ ...Từ đó các em rụt rè không giám
tham gia ý kiến của mình trong giờ học nh trao đổi, chia sẻ với bạn bè về những hiểu biết
của mình với ngời khác ... Do vậy, tính sáng tạo và tính chủ động của các em cũng bị hạn
chế.
Giáo viên cha tạo đợc môi trờng học tập thoải mái cho học sinh, cha lập đợc kế hoạch phù
hợp với thực trạng, cha tạo ra đợc sân chơi trong quá trình học tập để các em tiếp thu bài
học một cách sáng tạo, chủ động, linh hoạt ...
Từ những thực trạng trên đây bản thân tôi mạnh dạn đa ra các biện pháp dạy học phát huy
tính tích cực học tập môn toán ở lớp hai nh sau.


2


Phần II
I - các biện pháp thực hiện
1, Xây dựng không khí lớp học.
Muốn cho học sinh tiếp thu bài học tốt thì ngời giáo viên cần xây dựng một môi trờng học
tập tin tởng và tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên học sinh, giữa học sinh
học sinh . Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em trong suốt quá trình
học tập tại nhà trờng. Giáo viên cần chứng tỏ đợc rằng trong lớp học các em học sinh đều
quan trọng nh nhau và đợc đối xử công bằng. Từ đó các em cảm thấy tự tin để đa ra ý
kiến và những suy nghĩ của mình, các em trao đổi những điều mà các em ghi chép, đọc
lên, viết ra để các em đợc nghe và góp ý. Lòng tin này phải đợc thể hiện và chứng minh
qua các công việc hàng ngày, trong giờ học cung nh ngoài giờ học, giữa học sinh với học
sinh, giữa giáo viên với học sinh. Thông qua đó giáo viên có thể phát hiện tiềm năng sẵn
có ở học sinh.
2, Tổ chức dạy học.
Các em cần có cơ hội học tập theo từng cá nhân, theo cặp, theo nhóm, học cả lớp để tìm
tòi và mở rộng kiến thức học toán và những ứng dụng của toán trong các lĩnh vực khác.
Nhiệm vụ nhận thức của các em trong những bối cảnh học tập nh vậy rất quan trọng . Vai
trò các em đảm nhiệm những công việc đợc giao và đánh giá của giáo viên về công việc
đó sẽ ảnh hởng đến kết quả học tập của các em. Do đó giáo viên cần tổ chức học tập một
cách khoa học nhất, nhằm làm cho giờ học trở nên sinh động bằng việc giao nhiệm vụ cho
học sinh, để các em hoạt động trong quá trình nhận thức bài học. Giáo viên và học sinh
phải hoạt động một cách song song, để cùng nhau giải quyết một tình huống, một vẫn đề
về kiến thức đa ra trong bài học.
3, Xây dựng kế hoạch dạy học toán.
Khi xây dựng kế hoạch dạy một tiết toán ngời giáo viên cần hiểu đợc nội dung tiết dạy,
kiến thức cần đạt đợc của học sinh, từ đó có thể dự kiến đợc những gì học sinh đã biết và
cái gì cần phải dạy cho học sinh, để đề ra kế hoạch dạy học toán phù hợp , đa ra đợc một

3


hệ thống câu hỏi phù hợp cho học sinh hoạt động nhận thức kiến thức một cách tích cực
nhất, sáng tạo nhất . Tạo ra không khí học tập sôi nổi, để các em đợc tham gia bao gồm cả
vấn đề nói, đọc, suy nghĩ, so sánh, viết, nghe, đa ra giả thuyết, tổng hợp đánh giá và đa ra
kết luận của mình.
4. Nhận xét đánh giá.
Khi tiến hành đánh giá giáo viên cần tôn trọng những ý kiến, những vẫn đề mà học sinh
đa ra thảo luận, bàn bạc trớc tập thể lớp,nhóm. Từ đó đa ra những đánh giá nhận xét về
các kế quả của các em đa ra một cách phù hợp, giáo viên cần động viên khuyến khích các
em bởi các vấn đề mà học sinh suy nghĩ đa ra. Chính thông qua ngôn ngữ giao tiếp của
các em về các thuật ngữ học toán nhằm giúp cho giáo viên có cái nhìn toàn diện về đối tợng học sinh lớp mình một cách thấu đáo nhất, để từ đó cũng giúp giáo viên trong việc lập
kế hoạch một giờ dạy toán phù hợp hiệu quả. Tuyệt đối không đợc chê bất cứ một vấn đề
nào khi học sinh đa ra cha chính xác, hoặc cha phù hợp với kiến thức mới. Thay vào đó là
sự giúp đỡ học sinh có cách xây dựng bài phù hợp hơn, uốn nắn các em khi dùng từ cha
chính xác. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp các em gần guĩ với giáo viên, với
bạn bè, mạnh dạn tham giavào xây dựng bài, tham gia vào nhóm, tổ cùng giải quyết một
vấn đề đợc giáo viên đa ra trong tiết học toán.
5. Dạy ngôn ngữ toán cho học sinh.
Bất cứ môn học nào cũng cần có ngôn ngữ giao tiếp để tiếp nhận bài học một cách khách
quan và chính xác. Nó có tầm quan trọng không thể thiếu đợc trong quá trình dạy học nói
chung và dạy học toán nói riêng. Cần dạy cho học sinh biết sử dụng ngôn ngữ học toán
một các chính xác, đúng ý nghĩa , đúng hoàn cảnh phù hợp với vấn đề toán học. Tránh
những cách dạy học sơ sài, chủ quan, thiếu nghiêm túc, xem thờng việc sử dụng ngôn ngữ
trong học toán của học sinh. Có nh vậy dạy học toán mới đem lại hiệu quả cao, đem lại sự
thích thú học tập cho học sinh, mới giáo dục cho các em trở thành những học sinh có đức
tính cẩn thận, thật thà, làm việc khoa học ..v.v..

4



Làmcho các em biết sử dụng ngôn ngữ toán học để trải nghiệm, xem xét các vẫn đề toán
học với các vấn đề xung quanh cuộc sống của các em. Biết dùng ngôn ngữ toán học để
nghe, nói, biểu diễn, mô phỏng, một vẫn đề về kiến thức toán học.

PHầN III

Một số minh hoạ về cách dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn học toán
lớp 2.
Ví dụ 1:

Dạy bài:

Bảng nhân hai

Cách tiến hành : Tổ chức cho học sinh cả lớp hoạt động nhận thức bài học lập bảng
nhân 2 Bằng cách cho các em thực hiện trên que tính.

Hớng dẫn nh sau:
a,Hệ thống các câu hỏi và các thao tác.
* Mỗi em lấy một lần hai que tính đặt lên bàn.
1 Hỏi: Hai que tính lấy một lần đợc mấy que tính? (HS : hai que tính )
2 _ Cách viết phép tính? ( HS : 2x1 = 2)
* Mỗi em lấy hai que tính và lấy 2 lần nh vậy đặt lên bàn.
1 - Hỏi : 2 que tính lấy 2 lần đợc mấy que tính ? (HS: 4 que tính )
2 - Cách viết phép tính ? (HS : 2x2 = 4 )
* Giữ nguyên 2lần đó và lấy thêm một lần nữa tức 3 lần.
1 Hỏi : Hai que tính lấy ba lần đợc mấy que tính ? ( HS : 6 que )
2 Cách viết phép tính ? ( HS : 2 x 3 = 6 )

* Tơng tự nh vậy giáo viên tiếp tục cho học sinh tăng số lần lấy lên 4,5,.....10 lần và lần
lợt cho các em ghi phép nhân và kết quả, cho đến khi kết thúc thi các em đa ra bảng nhân
hai ( nh ở sách giáo khoa)
5


* Kết thúc bài học các em đợc trình bày bảng nhân hai của mình trớc tập thể lớp. Các bạn
còn lại nghe và góp ý kíên bổ sung hoàn chỉnh bảng nhân hai.
* Giáo viên ghi lên bảng bảng nhân hai và cho học sinh đọc thuộc bảng nhân hai. Để
kết thúc bài học và khắc sâu kiến thức cho học sinh tôi tổ chức trò chơi nh sau:
Tên trò chơi:

Đếm đầu vịt tính chân

1 Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 10 cái thăm rồi vẽ trên mỗi thăm theo thứ tự một đầu
vịt, 2 đầu vịt ,...,10 đầu vịt, sau đó đảo đều các thăm vào nhau.
2 cách chơi :
- Cử hai bạn thay mặt hai tổ chơi lên bắt thăm phần chơi của nhóm mình gồm 5 thăm bất
kỳ đã đợc giáo viên chia sẵn.
- Bạn A đại diện nhóm 1 lấy ra một thăm đọc to số đầu vịt cho nhóm hai nghe. Thì lập tức
một ngời trong nhóm hai đứng dậy đọc ngay số chân vịt. Nếu khi nhận đợc số đầu vịt mà
nhóm hai không tìm đợc số chân vịt đúng, hoặc nói sai thì nhóm hai mất quền trả lời. Khi
đó bạn B của nhóm hai đọc thăm của mình để nhóm 1 trả lời, cứ nh thế chơi đến khi kết
thúc.
3 Tổ chức chơi : Oẵn thù thi để chọn đội đi trớc.
Mỗi lần trả lời đúng, nhóm đó đợc một thăm, còn trả lời sai thì đơng nhiên thăm đó bị
loại.
4 Cách đánh giá : Khi kết thúc đếm số thăm nhóm nào nhiều hơn nhóm đó thắng cuộc,
Giao viên nhận xét cuộc chơi và khen ngợi những em tích cực và động viên những em còn
yếu.

Trò chơi diễn ra trong thơi gian 4-5 phút cho một lần chơi
Ví dụ 2 :

Dạy bài bảng chia 3. (lớp 2 mới)

1 Chuẩn bị : Mỗi học sinh chuẩn bị 10 viên sỏi sông rửa sạch.
- Giáo viên có một số que tinh hoặc mẫu vật khác, một số viên bi ... để làm mẫu.
2 Tiến hành dạy :

6


a, Giáo viên chia lớp thành các nhóm hoạt động mỗi nhóm 3 em.
b, Hớng dẫn học sinh lập bảng chia ba
- Giáo viên lấy mỗi lần ba que tính, lấy bốn lần nh vậy :
+ Hỏi: Ba que tính lấy bốn lần có tất cả bao nhiêu que tính (HS : có 12 que tính )
+ Giáo viên ghi phép tính mẫu lên bảng : 3 x 4 = 12
+ Giáo viên làm lần hai chia 12 que tính trên thành 3 phần bằng nhau :
+ Hỏi : 12 que tính đợc chia thành ba phần, mỗi phần có bao nhiêu que tính ?(HS Mỗi
phần có 4 que tính )
Giáo viên ghi phép tính mẫu lên bảng : 12 : 3 = 4.
+ Dựa vào mẫu trên giáo viên tiếp tục cho học sinh xây dựng Bảng chia bằng chính
hoạt động của mình dới sự chỉ đạo của giáo viên nh sau:
- Giáo viên(GV) : Lệnh mỗi nhóm lấy ra 3 viên sỏi chia cho ba bạn.
- Hỏi mỗi bạn đợc mấy viên? (HS : một viên sỏi )
- GV: Đại diện các nhóm ghi phép tính vào giấy ( 3 : 3 = 1 )
+ GV: Lệnh mỗi nhóm lấy sáu viên sỏi rồi chia cho ba bạn trong nhóm.
- Hỏi mỗi bạn đợc mấy viên sỏi? (HS : 2 viên sỏi )
- GV; Ghi phép tính vào giấy (6 : 3 = 2 )
+ GV : lệnh tiếp và cứ mỗi lần cho học sinh lấy lần lợt 12,15,18,...,30 viên chia cho ba

bạnỉtong nhóm và lần lợt ghi các phép chia thành Bảng chia 3 . Khi kết thúc cho các
nhóm đọc Bảng chia 3của nhóm mình cho cả lớp nghe.
+ Đánh giá và góp ý kiến cho các nhóm, khen ngợi các nhóm làm tốt, động viên các
nhóm còn có két quả cha tốt.
Tổ chức trò chơi để củng cố bài học .
Tên trò chơi :

Nhốt thỏ vào chuồng

1 Chuẩn bị : - Giáo viên chuẩn bị một bộ quân bài gồm 10 quân bài, rồi ghi lần lợt
trong mỗi quân bài từ 3 con thỏ, 9 con thỏ,...,30 con thỏ. xóc đều 10 quân bài .
- Chuẩn bị cho học sinh hai bộ thẻ khác màu nhau, mỗi bộ 10 thẻ, đợc ghi từ1,2,3,..,9,10
7


mỗi số đợc ghi vào hai mặt của quân bài .
2- Cách chơi: Lớp chia thành hai nhóm mỗi nhóm 3 ngời chơi, tợng trng cho ba chuồng
nhốt thỏ.
Cử đại diện lớp trởng hoặc lớp phó nhận bộ quân bài của giáo viên. bạn đó đứng trớc lớp
lần lợt nêu to,rõ một lần số thỏ có trong mỗi quân bài .
- Lập tức hai nhóm giơ cao mang số, số thỏ nhốt vào trong một chuồng.
3- Tổ chức chơi : - Cho hai nhóm ngồi lên phía trên ở hai bàn đầu của lớp học,mỗi nhóm
đặt số thẻ của mình và rải đều trớc mặt, quan sát quan sát một lần thứ tự các lá thẻ trớc
khi chơi.
- Giáo viên cho các em chơi thử một lần để hiểu cách chơi, sau đó tổ chức cho các em
chơi.
Ví dụ : Bạn lớp trởng lấy quân bài thứ nhất và hô 12 thỏ.
- Lập tức hai nhóm giơ ngay lá thẻ mang số 4 lên cao để cả lớp chứng kiến .
- Nếu một trong hai chọn sai thì thẻ ấy sẽ bị loại .
- Cách đánh giá chọn đúng một lá thẻcho mời điểm. Khi hết số quân bài của lớp trởng đa ra. Trọng tài đếm số thẻ cho mời điểm của nhóm nào nnhiều hơn thì đội đó

sẽ thắng cuộc.
- Nếu trò chơi kết thúc nhanh thì giáo viên có thể tổ chức chơi lần hai.
4, Đánh giá nhận xét: Động viên khen ngợi các em và kết thúc tiết học toán .
Ví dụ 3: Dạy bài Chu vi tam giác (Lớp 2 mới) - Chu vi hình tứ giác
1 Chuẩn bị: - Giáo viên và học sinh mỗi ngời có khoảng 2 4 cái lạt giang đợc vót
nhẵn từ nhà và đem đến lớp.
2 Tiến hành lên lớp ;
a, Hớng dẫn học sinh tính chu vi hình tam giác .

8


- Giáo viên cho học sinh cả lớp dùng thớc có vạch xentimet, rồi đo lên lạtcủa mình lấy
đoạn thứ nhất 3 cm đánh dấu, đo tiếp từ vạch lấy tiếp 5cm đánh dấu, đo từ vạch lấy
thêm 4cm. Cắt đoạn thừa của lạt.
- Cùng với học sinh giáo viên hớng dẫn các em
gấp lạt thành hình tam giác có số đo các cạnh nh
vừa thực hiện ở trên.

3

4

- Sau đó cho học sinh giăng ra và dùng thớc đo tổng chiều
dài của lạt, xem đợc bao nhiêu xentimet.

5

- học sinh đo và trả lời (12 cm)
- Đặt câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời chiều dài của lạt, cũng là chiều dày của hình

nào mà các em vừa gấp?
( HS : chiều dài hình tam giác ) và ghi vào giấy : 3cm +4 cm + 5cm = 12cm.
- Giáo viên vẽ hình nh sách giáo khoa lên bảng và cho một học sinh đọc tên hình tam
giác và nêu cách tính chu vi hình tam giác ABC gồm ba cạnh :AB,BC,CA.
- HS : Tổng độ dàicủa các cạnh tam giác ABC là ; 3cm + 5cm + 4cm = 12cm.
- Cho học sinh nhắc lại nhiều lần chu vi hình tam giác ABC là 12cm.
Tơng tự cách làm nh trên cho học sinh đo và gấp hình tứ giác DEGH nh ở SGK và nêu
cách tính chu vi hình tứ giác.
_ HS : Tổng chiều dài của hình tứ giác DEGH ; 3cm + 2cm + 4cm + 6cm = 15cm.
Tổ chức trò chơi;

Vẽ đúng Tính nhanh.

1 Chuẩn bị : Giáo viên có các bộ thăm gồm hai cái một, mỗi bộ ghi một loại hình
giống nhau, hai thăm đều là hình tam giác hoặc hai thăm đều là hình tứ giác. Nhng số đo
các cạnh của mỗi hình phải có sự khác nhau.
2 - Tổ chức : - Chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử một bạn lên chơi.
- Hai bạn lên bắt thăm bộ thăm thứ nhất .

9


- Mỗi bạn xem trớc thăm của mình và chú ý đến số đo các cạnh và hình gì?Để chuẩn
bị thực hiện vẽ .
3 - Cách chơi:
Khi có lệnh của giáo viên hai em vào chỗ và thực hiện nhiệm vụ vẽ hình theo yêu cầu và
đồng thời tính chu vi hình đó.
Thời gian thực hiện trong 3 phút.
4 - Đánh giá nhận xét : Giáo viên và học sinh cùng tham gia đánh giá, bạn nào vừa vẽ
đúng vừa tính đúng chu vi thì nhóm đó thắng cuộc.

Kết thúc tiết dạy giáo viên cần động viên khuyến khích một số em làm tốt và động viên
các em cha làm tốt cần cố gắng.
Ngoài việc dạy học nh trên, tôi còn tổ chức một số trò chơi đố toán ngoài giừ lên lớp để
các em tham gia.
Ví dụ 1: Đố vui bằng số Phép cộng hàng ngang hàng dọc
5
5 2
10

Giáo viên đa ra mẫu sau:

Yêu cầu học sinh tìm số thích hợp điền vào ô trống

Ví dụ 2: Những ô vuông kì diệu
Trong những ô vuông mời lăm này tất cả các hàng ngang
hàng dọc, đờng chéo đều bằng mời lăm.

8
3
4

Hãy điền số thích hợp vào ô trống.
Ví dụ 3:

Xanh - Đỏ

1 Chuẩn bị:
10

1

5

9
7


Bộ quân xanh đợc chia gồm mời quân đợc chia làm hai bộ mỗi bộ đợc đánh số theo thứ
tự từ 1 đến 5, mỗi quân bài chỉ đợc ghi một số duy nhất. Rồi xóc đều số quân bài trên
mỗi bộ
Bộ quân bài đỏ có mời quân đợc đánh số thứ tự từ 1 đến 9, cũng đợc xóc đều các quân
bài.
2 - Tổ chức trò chơi: Mỗi lần hai ngời, ngồi đố diện nhau,để bộ bài chủ mời quân vào
chính giữa, mỗi ngời để một bộ quân bài xanh 5 quân trớc mặt mình, tất cả các quân bài
đều đợc úp mặt xuống.
Cách chơi: Hai ngời oắn tù tỳ để chọn lợt đi trớc.
- Bạn A bốc một quân bài đỏ lật ngửa, rồi bốc quân bài xanh lật ngửa, rồi đọc ngay
tích của hai số đó.
- Chẳng hạn nh: Đỏ số 9, xanh số4, thì đọc là 45.
Nếu một trong hai ngời chơi lỡng lự thì cả lớp đọc 1,2,...,5 màkhông có đáp số đúng
hoặc đa ra đáp án sai thì ngời đó mất lợt chơi cho đến khi ngời sau đó mất lợt chơi thì mới
đợc chơi tiếp. Cứ nh vậy hai ngời chơi cho đến quân bài đỏ cuối cùng.
3 - Đánh giá : Đếm số cặp quân bài mà ngời chơi giành đợc, ai đợc nhiều hơn ngời đó
thắng cuộc. ( Nênhớng dẫn để về nhà các em tìm thêm một số cách chơi khác, để cùng
chơi với bạn ở nhà ).

II. kết quả đạt đợc từ cách dạy học này.
Khi tôi đa cách dạy trên vào áp dụng trong tiết dạy học toán ở lớp hai mới tôi thấy
rằng các em tiếp thu bài học rất nhanh, các em tích cực và hứng thú học tập hơn so với khi
các em mới vào đầu năm học . Các em tin tởng vào những gì mà các em làm đợc trong
mỗi tiết học . Đối với dạng bài kiến thức mới các em tự tìm ra cách giải quyết và nắm bài


11


học một cách chắc chắn, đối với dạng bài luyện tập thì các em đều giải quyết nhanh các
vẫn đề về giải bài tập đa ra kết quả chính xác.
Cụ thể qua đợt kiểm tra khảo sát chất lợng lần 2 tại trờng, môn toán của lớp tôi dạy đạt
kết quả:
Giỏi

số bài
23

khá

tb

yếu

sl

%

sl

%

sl

%


sl

%

6

26

9

40

8

34

0

0

Điều muốn nói ở đây là tôi đã tạo ra cho các em một môi trờng học tập thoải mái giữa các
em và các em, giữa giáo viênvới các em học sinh trong lớp và các em đợc đối xử công
bằng nh nhau.
II.

Kết luận .

Với cách dạy học và tạo ra môi trờng học tập đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện trên đây thì
đề tài của tôi có thể đợc sử dụngcho tất các bạn đồng nghiệp . Và dạy học cho mọi đối tợng học sinh lớp hai đang đợc học chơng trình sách giáo khoa mới, trong địa bàn toàn

huyện.
Đề tài mới đợc thực hiện ở đầu năm học này và chỉ mới đợc ứng dụng cho lớp học của
tôi vì vậy không thể khẳng định là tối u đối với mọi đối tợng, vùng miền, nên khi các bạn
đọc, và ứng dụng vào quá trình giảng dạy của mình có đều gì cha thật thoả mãn thì rất
mong quý thầy cô góp ý thêm để đề tài của tôi đợc hoàn chỉnh hơn, và càng ngày đợc sử
dụng rộng rãi trong dạy học.
Xin chân thành cảm ơn !

12


Mục lục
Phần I
1 - Đặt vẫn đề
2 Thực trạng dạy học hiện nay.
Phần II
I Một số biện pháp giải quyết
1 Xây dựng không khí lớp học
2 Tổ chức dạy và học
3 Xây dựng kế hoạch dạy học toán
4 Nhận xét đánh giá
5 Dạy ngôn ngữ toán cho học sinh
PHần III
1 Một số ví dụ minh hoạ
2 Kết quả đạt đợc từ cách dạy học
3 Kết luận

Trang
01
02

02 03

03
04 - 07
08
08

Tài liệu tham khảo
1 Nghiên cứu tài liệu về chơng trình phổ thông bậc Tiểu học
2 Tạp chí giáo dục và thời đại
3 Thế giới trong ta
4 Tạp chí về giải toán tuổi thơ
5 Tinh thần nghị quyết Trung ơng 02 - Đai Hội Đảng VIII
6 Tinh thần nghị quyết 06 của BCH trung ơng Đảng IX
7 Chơng trình dạy học lớp hai mới.

13


Nhận xét của hội đồng khoa học nhà trờng
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
T/M Hội đồng khoa học
Chủ tịch-hiệu trởng

Nhận xét của hội đồng khoa học phòng gd & đt anh sơn.
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
T/M Hội đồng khoa học

Nhận xét của hội đồng khoa học phòng gd & đt anh sơn.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
T/M Hội đồng khoa học

14


15



×