Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá khả năng sản xuất của hai tổ hợp lai giữa gà mái lương phượng với trống hồ và trống mía

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.34 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------- ---------

HOÀNG VĂN SƠN

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA HAI
TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ MÁI LƯƠNG PHƯỢNG VỚI
TRỐNG HỒ VÀ TRỐNG MÍA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số

: 60620105

Người hướng dẫn khoa học :

PGS. TS. PHAN XUÂN HẢO
TS. VŨ THỊ THƠM

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã


ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả

Hoàng Văn Sơn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi xin ñược bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất ñến PGS. TS. Phan Xuân Hảo, TS. Vũ Thị Thơm, người
hướng dẫn khoa học, về sự giúp ñỡ một cách nhiệt tình và có trách nhiệm ñối
với tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới Bộ môn Di truyền –
Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi Thú y, Viện Sau ñại học Trường ðại học
nông nghiệp Hà Nội và nhiều bạn bè ñồng nghiệp.
Cho phép tôi ñược bày tỏ lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Tỉnh Bắc Giang, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Lạng Giang, ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp ñã ñộng
viên, giúp ñỡ tôi trong trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tất
cả những sự giúp ñỡ quý báu ñó!
Hà Nội, ngày tháng


năm 2012

Tác giả

Hoàng Văn Sơn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục bảng


vi

Danh mục sơ ñồ, biểu ñồ

vii

1. MỞ ðẦU

1

1.1.

ðặt vấn ñề

1

1.2.

Mục tiêu của ñề tài

2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

2

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.


3

Nguồn gốc, ñặc ñiểm, tính năng sản xuất của ñối tượng
nghiên cứu

3

2.1.1. Nguồn gốc, ñặc ñiểm, tính năng sản xuất của gà Lương Phượng

3

2.1.2. Nguồn gốc, ñặc ñiểm, tính năng sản xuất của gà Hồ

4

2.1.3. Nguồn gốc, ñặc ñiểm, tính năng sản xuất của gà Mía

5

2.2.

6

Cơ sở khoa học của ñề tài

2.2.1. Cơ sở di truyền các tính trạng của gà

6


2.2.2. Cơ sở nghiên cứu lai kinh tế

8

2.2.3. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng

11

2.2.4. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng năng suất ở gà

14

2.3.

Tình hình phát triển và nghiên cứu chăn nuôi gà thịt lông màu ở
thế giới và Việt Nam

24

2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

24

2.3.2. Tình hình nghiên cứu thế giới

26

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii



3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

3.1.

ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

28

3.2.

Nội dung nghiên cứu

28

3.2.1. Trên ñàn gà sinh sản

28

3.2.2. Trên ñàn gà thịt thương phẩm

28

3.3.

29


Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Sơ ñồ bố trí thí nghiệm

29

3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu

30

3.4.

34

Xử lý số liệu

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

35

4.1.

35

Các chỉ tiêu trên ñàn gà ñẻ sinh sản

4.1.1. Chọn lọc cá thể bố mẹ trong giai ñoạn nuôi hậu bị

35


4.2.

48

Kết quả nghiên cứu trên ñàn gà thịt thương phẩm

4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của ñàn gà thương phẩm qua các tuần tuổi

48

4.2.2. Khối lượng cơ thể gà thương phẩm từ 1 ñến 12 tuần tuổi

49

4.2.3. Sinh trưởng tuyệt ñối của gà từ 1 – 12 tuần tuổi

51

4.2.4. Sinh trưởng tương ñối

53

4.2.5. Lượng thức ăn thu nhận của gà thương phẩm

55

4.2.6. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà từ 1 – 12 tuần tuổi

56


4.2.7. Chỉ số sản xuất PN của các lô gà thí nghiệm khi 12 tuần tuổi

58

4.3.

59

Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm 12 tuần tuổi

4.3.1. Chất lượng thịt của gà thí nghiệm 12 tuần tuổi

60

4.4.

61

Hiệu quả kinh tế nuôi gà thương phẩm

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

64

5.1.

Kết luận

64


5.2.

ðề nghị

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HðH

Công nghiệp hóa hiện ñại hóa

ðVT

ðơn vị tính



Giai ñoạn

H


Gà Hồ

HQSDTA

Hiệu quả sử dụng thức ăn

KL

Khối lượng

KLCT

Khối lượng cơ thể

LP

Gà Lương Phượng

LTATN

Lượng thức ăn thu nhận

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NST

Năng suất trứng


0

Sơ sinh



Thức ăn

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TL

Tỷ lệ

TLð

Tỷ lệ ñẻ

TP

Thương phẩm

TT


Tuần tuổi

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

ƯTL

Ưu thế lai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng 4.1.

Tên bảng

Trang

Tỷ lệ chọn lọc cá thể của ñàn gà sinh sản trong giai ñoạn
gà con và hậu bị

Bảng 4.2.

35


Tỷ lệ nuôi sống của gà mái Lương Phượng từ 21 – 68
tuần tuổi

37

Bảng 4.3.

Tuổi thành thục sinh dục của ñàn gà mái Lương Phượng

38

Bảng 4.4.

Tỷ lệ ñẻ của ñàn gà trong 2 công thức lai

40

Bảng 4.5.

Tỷ lệ trứng giống của 2 công thức lai

43

Bảng 4.6.

Lượng thức ăn thu nhận trong giai ñoạn ñẻ trứng

45

Bảng 4.7.


Chỉ tiêu về khả năng sinh sản của gà mái ñến 68 tuần tuổi

46

Bảng 4.8.

Kết quả ấp nở của trứng gà lai F1

47

Bảng 4.9.

Tỷ lệ nuôi sống của ñàn gà thương phẩm từ 1 ñến 12
tuần tuổi

48

Bảng 4.10. Khối lượng cơ thể gà lai F1 thương phẩm từ 1 ñến 12
tuần tuổi

50

Bảng 4.11. Sinh trưởng tuyệt ñối của gà từ 1 – 12 tuần tuổi

52

Bảng 4.12. Sinh trưởng tương ñối của gà từ 1 ñến 12 tuần tuổi

54


Bảng 4.13. Lượng thức ăn thu nhận của gà từ 0 – 12 tuần tuổi

56

Bảng 4.14. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng của gà lai thương phẩm
từ 1 – 12 tuần tuổi

57

Bảng 4.15. Chỉ số sản xuất PN của các lô thí nghiệm

58

Bảng 4.16. Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt gà thí nghiệm

59

Bảng 4.17. Chất lượng thịt của gà thí nghiệm

60

Bảng 4.18. Hiệu quả kinh tế nuôi gà thương phẩm trong 2 tổ hợp lai

62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi



DANH MỤC SƠ ðỒ, BIỂU ðỒ
STT

Tên sơ ñồ và biểu ñồ

Trang

Sơ ñồ 3.1:

Bố trí thí nghiệm trên ñàn gà sinh sản

29

Sơ ñồ 3.2:

Bố trí thí nghiệm trên ñàn gà thịt thương phẩm

29

Biểu ñồ 4.1. Tỷ lệ ñẻ của 2 công thức lai qua các tuần nuôi

41

Biểu ñồ 4.2. Khối lượng cơ thể gà trong hai tổ hợp lai

50

Biểu ñồ 4.3. Sinh trưởng tuyệt ñối của ñàn gà


53

Biểu ñồ 4.4. Sinh trưởng tương ñối của ñàn gà

54

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,
tăng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu ñể duy trì và nâng cao giá trị sản
xuất nông nghiệp. Hiện nay, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp nước ta
chiếm khoảng 25% ñang có xu hướng tăng lên ñạt 38% vào năm 2015 và 42%
vào năm 2020. Phát triển chăn nuôi nhằm tạo việc làm nâng cao thu nhập của
khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần cải thiện chất lượng dinh dưỡng
cho người dân và thúc ñẩy tiến trình giảm nghèo. Sản phẩm chăn nuôi không
chỉ ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn cho nhu cầu xuất khẩu
(Cục Chăn nuôi, 2008).
Chăn nuôi gia cầm chiếm vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp
protein ñộng vật cho con người. Các sản phẩm trứng và thịt gia cầm có giá trị
dinh dưỡng cao, tương ñối ñầy ñủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Trứng gia
cầm có tới 12,5% protein, thịt gia cầm có 22,5% protein, trong khi ñó ở thịt
bò là 20% protein và ở thịt lợn là 18% protein.
Trên thực tế chăn nuôi gia cầm ñã trở thành một nghề không thể thiếu
trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của mọi quốc gia. Ở nước ta chăn nuôi gia
cầm ñóng một vai trò quan trọng trong kinh tế nông hộ, chiếm 19% tổng thu

nhập nông hộ, xếp thứ hai sau chăn nuôi lợn (Cục chăn nuôi, 2006).
Bắc Giang là tỉnh có tiềm năng, ñiều kiện phát triển nông nghiệp toàn
diện. Những năm qua, bằng nhiều giải pháp tích cực, ngành chăn nuôi nói
trung, chăn nuôi gia cầm nói riêng, trên ñịa bàn tỉnh không ngừng phát triển.
Chăn nuôi gia cầm ñã trở thành một nghề, không những ñã góp phần quan
trọng trong việc xóa ñói, giảm nghèo cho hàng vạn hộ nông dân mà còn ñem
lại thu nhập cho các ñơn vị và hộ gia ñình nông dân hàng nghìn tỷ ñồng từ ñó
phong trào nuôi gà ñồi ở huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang ñã xuất hiện
nhiều triệu phú nhờ chăn nuôi gà. Song song với quá trình phát triển ấy thì
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


nhu cầu về con giống là một trong những nhu cầu cấp thiết của người chăn
nuôi, vừa phải ñáp ứng ñược năng suất trong chăn nuôi, vừa ñáp ứng ñược
chất lượng sản phẩm theo thị hiếu của người tiêu dùng và phải phù hợp với
phương thức chăn nuôi ở ñịa phương. Xuất phát từ suy nghĩ ñó, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu hai công thức lai giữa gà mái Lương Phượng với gà trống
Hồ và gà trống Mía là một trong những nghiên cứu cụ thể theo ñịnh hướng
nói trên, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và mang lại hiệu
quả thiết thực., vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñể tài:
“ðánh giá khả năng sản xuất của hai tổ hợp lai giữa gà mái Lương
Phượng với Trống Hồ và Trống Mía”
1.2. Mục tiêu của ñề tài
- ðánh giá khả năng sinh sản của gà mái Lương Phượng trong hai công
thức phối với trống Hồ và trống Mía.
- ðánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà lai
F1(Hồ x Lương Phượng) và gà lai F1(Mía x Lương Phượng).
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

- ðề tài sẽ bổ sung thêm minh chứng thực tiễn cho lý thuyết lai kinh tế
trong chăn nuôi gia cầm: từ nguồn nguyên liệu là giống gà Mía, Hồ có nhiều
ưu ñiểm nổi trội riêng của từng giống, với phương pháp lai ñơn giản, có thể
tạo ra con lai với giống gà thả vườn nổi tiếng là gà Lương Phượng.
- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn bởi, nếu thành công, ñề tài sẽ
cung cấp cho thực tiễn một số công thức lai tạo ra con thương phẩm thích hợp
với phương thức chăn thả, ngoại hình và chất lượng sản phẩm phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng của nước ta.
- Khi phát triển hai công thức lai này vào thực tiễn sản xuất, sẽ thúc ñẩy
việc tiêu thụ gà Hồ, Mía (ñể làm con giống cho tổ hợp lai), như vậy sẽ nâng
cao ñược giá trị của các con giống quý hiếm này, từ ñó sẽ thúc ñẩy việc bảo
tồn các con giống bản ñịa một cách bền vững.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, ñặc ñiểm, tính năng sản xuất của ñối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nguồn gốc, ñặc ñiểm, tính năng sản xuất của gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng ñược ñưa vào nuôi ở Việt Nam từ năm 1996. Gà có
màu sắc lông ña dạng. Tuổi trưởng thành, gà mái có màu lông vàng tuyền,
vàng ñốm hoa hoặc ñen ñốm hoa; gà trống có màu lông nâu ñỏ, cườm cổ vàng
ánh kim, có con ñiểm lông ñen ở vai, lông ñuôi dài xanh ñen, cánh ốp sát
thân, chân cao trung bình màu vàng. Tỷ lệ màu lông ở gà mái trưởng thành
lúc 140 ngày tuổi ở gà là: vàng rơm 25 – 32%; ñen ñốm hoa, vàng ñốm hoa
68- 75%. Ở gà trống lông nâu ñỏ vàng 100% cá thể có mào ñơn. Gà Lương
Phượng có tốc ñộ mọc lông nhanh chiếm tỷ lệ 89,15%; chỉ có 10,84% mọc
lông chậm.
Khả năng ñẻ trứng: gà ñẻ bói lúc 143 – 147 ngày tuổi, tỷ lệ ñẻ 5% lúc

149- 152 ngày. Sản lượng trứng/gà mái/68 tuần tuổi ñạt 166,5 quả.
Khả năng cho thịt: gà Lương Phượng ở 12 tuần tuổi ñạt khối lượng
2,00 – 2,57 kg/con; mức TTTA/1kg tăng khối lượng từ 2,78 – 2,81 kg
(Nguyễn Huy ðạt và Cs 2001) [5], và tỷ lệ nuôi sống cao 96,6% - 99,5% (ðào
Văn Khanh, 2002) [8].
Gà Lương Phượng: năng suất trứng 165 – 171 quả/mái/10 tháng ñẻ,
tiêu tốn 2,53 – 2,65 kg thức ăn/10 quả trứng, tỷ lệ trứng có phôi 96%, tỷ lệ
nở/tổng trứng ấp 87 – 88% (Nguyễn Huy ðạt và Cs 2001) [5]
Kết quả nghiên cứu của Trần Công Xuân và Cs (2004) [40] cho thấy tỷ
lệ ñẻ của ñàn gà lai (trống Sasso dòng X44 x mái Lương Phượng nuôi sinh
sản ñến 68 tuần tuổi trung bình ñạt 52,3 - 52,38%, năng suất trứng ñạt 173,8 –
175,7 quả/mái. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,99 - 3,00 kg. Tỷ lệ trứng có
phôi 93,0 – 93,5%. Gà lai nuôi thịt lúc 63 ngày tuổi, khối lượng cơ thể ñạt
2369,5 – 2377,39g/con cao hơn so với gà Lương Phượng 30,61 – 31,05%, tỷ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


lệ nuôi sống cao 95,94 – 96,66%, tiêu tốn thức ăn 2,46 – 2,67 kg/kg tăng khối
lượng cơ thể.
Theo kết quả nghiên cứu tổ hợp lai 3/4 máu Lương Phượng và 1/4 máu
Sasso X44 cho thấy gà lai nuôi thịt ñến 70 ngày có tỷ lệ nuôi sống 96%. Khối
lượng cơ thể cao hơn gà Lương Phượng 11,67%. Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng
khối lượng cơ thể thấp hơn gà Lương Phượng nuôi thịt 0,19 kg. Các chỉ tiêu
tỷ lệ thân thịt, thịt ñùi, thịt ngực ñều cao hơn gà Lương Phượng (Phùng ðức
Tiến và Cs, 2003).
2.1.2. Nguồn gốc, ñặc ñiểm, tính năng sản xuất của gà Hồ
Gà Hồ là một giống gà nội nổi tiếng, xuất xứ từ làng Lạc Thổ, xã Song
Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Gà Hồ ñược tạo ra, tồn tại và phát

triển qua nhiều thế kỷ, ñược tuyển chọn thông qua các cuộc thi gà truyền
thống nên màu sắc lông tương ñối thuần nhất.
Gà trống Hồ có hai màu lông cơ bản là màu ñen và màu mận chín, trong
ñó chủ yếu là màu lông mận chín chiếm 67%, màu lông ñen chiếm 33%.
Gà mái Hồ có ba màu lông cơ bản là trắng vàng, nâu sọc và nâu nhạt.
Trong ñó, màu lông trắng vàng chiếm 44,17%; tiếp ñến là nâu nhạt chiếm
32,5% và nâu sọc chiếm 23,33%. Gà Hồ trường mình, kết cấu thân hình chắc
khoẻ. Gà trống ñầu hình công, mình hình cốc, cánh hình vỏ trai, ñuôi hình
nơm, mào xuýt, diều cân ở giữa, bàn chân ngắn, ñùi dài, vòng chân tròn, các
ngón tách rời nhau. Gà mái ngực nở, chân cao vừa phải, mào xuýt, kết cấu
toàn thân vững chắc. So với các giống gà nội khác thì gà Hồ trường mình
(dài) hơn, tầm vóc to, chậm chạp và hiền lành hơn. Gà Hồ mọc lông chậm nên
khả năng chống rét rất kém. Gà Hồ có tiềm năng năng suất theo hướng thịt.
Gà có tầm vóc tương ñối lớn, thô. Khối lượng gà trưởng thành: con
trống 4,5 – 5,0kg; con mái ñạt 3,5 – 4,0kg. Sản lượng trứng thấp, chỉ ñạt 60
quả/mái/năm; tỷ lệ nở/trứng ấp 75 – 80%. Bản năng ấp trứng của gà Hồ mái
là rất kém, do chúng quá ít lông, chân to, vụng về mặc dù chúng có tính ấp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


bóng rất cao, thường kéo dài từ 10 – 20 ngày. Gà Hồ nuôi con vụng, hay dẫm
chết con, thời gian nuôi con kéo dài từ 3 – 4 tháng, khi khối lượng cơ thể gà
con ñạt 1,0 – 1,2 kg gà mẹ mới bỏ con. ðây là những nguyên nhân làm giảm
sức ñẻ trứng của gà mẹ, gây khó khăn cho việc nhân ñàn.
Khả năng tăng trọng của gà Hồ rất chậm, nuôi 12 tuần tuổi mới ñạt
khối lượng 1,3 kg ở con trống, 1,1 kg ở con mái. Từ nhược ñiểm trên nên
chăn nuôi gà Hồ chậm phát triển do hiệu quả chăn nuôi thấp.
2.1.3. Nguồn gốc, ñặc ñiểm, tính năng sản xuất của gà Mía

Là giống gà thịt có lông màu ñỏ sẫm, xen kẽ lông ñen ở ñuôi, ñùi lườn.
Hai hàng lông cánh chính màu xanh biếc. Gà mái lông vàng nhạt, xen kẽ màu
ñen ở lông ñuôi, cổ có màu nâu. Tầm vóc to, chân cao, cổ dài.
Gà trưởng thành con mái: 2,5 – 3,5. Con trống: 3,5 – 4 kg. Thời gian
nuôi gà thịt 5 tháng. Sản lượng trứng: 50 – 60 quả/mái/năm.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,5 – 3 kg, gà trống
4,4 kg. Thời gian ñạt trọng lượng thịt khoảng 5 tháng. Sản lượng trứng thấp
(55 – 60 quả/ năm). Thời gian gà mái bắt ñầu ñẻ khoảng 7 tháng.
Gà Mía là loại gà có ñầu nhỏ, mình vuông, dễ nuôi. Lúc nhỏ, da gà Mía
có màu ñỏ au, con trống rất ít lông. Từ 2,5 kg trở lên màu da chuyển sang
màu vàng. Gà Mía trưởng thành có thể nặng từ 2,5 – 4 kg. Gà mái thì chân
nhỏ, lông vàng, nhanh nhẹn; sau khi ñẻ từ 4 – 5 lứa sẽ mọc yếm (dải thịt ở
dưới bụng). Gà trống mã lĩnh, lông cánh và lông ñuôi màu ñen, lành tính. Xưa
kia, con gà trống nào ñạt trọng lượng từ 5 – 6,5 kg sẽ ñược người dân tuyển
chọn làm vật tiến vua hoặc tế lễ ñầu năm.
Với những người sành ăn, gà Mía trống thiến là lựa chọn số một. Thịt
gà Mía có mùi thơm, ngọt, ñậm ñà, hơi dai một chút chứ không nhũn, nhạt
như gà công nghiệp. Theo Hội trưởng Hội Bảo tồn và phát triên giống gà Mía
ở ðường Lâm cho biết: Gà Mía không nuôi theo phương pháp công nghiệp
mà chăn nuôi theo truyền thống thả vườn (có hàng rào chắn), thức ăn chủ yếu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


là ngô, thóc, khoai, sắn và các loại rau. ðặc biệt hơn, giống gà này có khả
năng kháng bệnh rất cao với các loại dịch cúm. Trận dịch H5N1 vừa qua,
trong khi các con gia cầm khác ñiêu ñứng vì nhiễm bệnh thì gà Mía nơi ñây
vẫn bình yên vô sự. Gà Mía trở thành ñặc sản của ðường Lâm một phần cũng

là do khi ra khỏi ðường Lâm thì con gà bị biến tướng, không còn giữ ñược
những ñặc tính của gà bố mẹ nữa.
Với tất cả những ưu ñiểm về ngoại hình cũng như chất lượng thịt, gà
Mía ñã thuyết phục ñược những người sành ăn nhất. Vì thế, dù thị trường thực
phẩm có nhiều biến ñộng thì người tiêu dùng vẫn chấp nhận con gà này.
2.2.

Cơ sở khoa học của ñề tài

2.2.1. Cơ sở di truyền các tính trạng của gà
Di truyền là sự truyền ñạt lại những ñặc ñiểm của bố mẹ cho con cái.
Sự truyền lại vật chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cá thể bố mẹ
sang cá thể con ñược thực hiện qua nhiễm sắc thể (NST). Bộ NST lưỡng bội ở
gà gồm 39 cặp NST, trong ñó có 8 cặp NST lớn, 30 cặp vi NST và 1 cặp NST
giới tính, gà trống có 78 NST với cặp NST giới tính là ZZ, gà mái có 77 NST
với cặp NST giới tính là ZO. Với các tiến bộ kỹ thuật di truyền tế bào người
ta ñã xác ñịnh gà mái thuộc giới dị giao tử, với cặp NST giới tính có thể là
ZW. Gà là ñối tượng ñầu tiên trong vật nuôi ñược thiết lập bản ñồ gen, ñã
ñược công bố cách ñây hơn 60 năm, xác ñịnh ñược 5 nhóm liên kết gồm 18
locus. Kích thước genom là 1200 cặp Megabase (Phan Cự Nhân, 1971) [22].
Các tính trạng sản xuất ở gà ñược phân thành hai loại: tính trạng di truyền số
lượng và tính trạng di truyền chất lượng.
Tính trạng di truyền chất lượng là tính trạng di truyền biểu hiện không liên
tục, hoặc ở trạng thái này hoặc ở trạng thái khác. Nó thường ñược quy ñịnh bởi
một vài cặp gen có hiệu ứng lớn, hệ số di truyền cao và ít chịu ảnh hưởng của
ñiều kiện ngoại cảnh. Ví dụ: màu mắt, kiểu mào, màu da, màu lông ... Các tính
trạng di truyền chất lượng thường tuân theo các ñịnh luật cơ bản của Mendel
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6



Tính trạng di truyền số lượng là những tính trạng di truyền biểu hiện
liên tục, do nhiều gen chi phối. Mỗi gen thường có tác dụng nhỏ ñối với kiểu
hình song do nhiều gen tác ñộng nên có giá trị cộng gộp tương ñối lớn. Mỗi
gen có thể không ñóng góp ngang nhau trong việc chi phối các tính trạng.
Ngoài ra còn có kiểu tác ñộng ức chế lẫn nhau giữa các gen không cùng nằm
trên 1 locus (I) và tác ñộng trội lặn của các gen dị hợp tử trên cùng locus (ð).
Những sai khác giữa các cá thể là những sai khác về mặt số lượng hiện tính
trạng của từng cá thể và chỉ có thể phát hiện ñược các sai khác ñó bằng các
tính toán và cân ño các cá thể trong quần thể.
Ở gia cầm có khá nhiều tính trạng số lượng mà người ta có thể theo dõi
ñược tính chất di truyền của chúng như: tốc ñộ lớn, tuổi ñẻ quả trứng ñầu, sản
lượng trứng … Theo Lê ðình Trung, ðặng Hữu Lanh (2000) [33], bản chất di
truyền của các tính trạng số lượng là ña gen và sự di truyền của chúng cũng
phù hợp với các quy luật Mendel. Mỗi alen của chúng có một hiệu ứng nhỏ
riêng biệt và kiểu hình là kết quả cộng gộp mọi hiệu ứng của các alen. Ông
cũng cho rằng nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng ñến tính trạng bằng cách
tăng cường hay giảm bớt hiệu ứng giống như tác ñộng của các alen. Như vậy,
các khác biệt về kiểu hình giữa các cá thể có thể tách thành các phần do di
truyền và do môi trường quy ñịnh:
P=G+E
Trong ñó:
P: Giá trị kiểu hình

(Phenotypic Value)

G: Giá trị kiểu gen

(Genotypic Value)


E : Sai lệch môi trường

(Environmental)

Giá trị kiểu gen gồm giá trị cộng gộp A (Addation Value), Sai lệch trội
D (Dominance deviation) và sai lệch tương tác I (Interaction deviation). Sai
lệch môi trường gồm sai lệch môi trường chung Eg (General Environmental
deviation) và sai lệch môi trường riêng Es (Special Environmental deviation)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


Do ñó, kiểu hình của một cá thể ñược xác ñịnh bởi kiểu gen có từ 2 locus trở
lên có giá trị là :
P = A + D + I + Eg + Es
Kiểu di truyền và môi trường ñều có tác ñộng lên sự phát triển của tính
trạng. Tuy nhiên trong sự biểu hiện của tính trạng qua kiểu hình, kiểu di
truyền quyết ñịnh các biến ñộng là phần chính. ðối với tính trạng số lượng,
giá trị kiểu gen ñược tạo thành do hiệu ứng nhỏ của từng gen tập hợp lại
Chúng sẽ có hiệu ứng lớn. Trong nuôi sống, nghiên cứu các ñặc ñiểm di
truyền của các tính trạng chính là nghiên cứu sự biến ñổi của các phương sai
(δ2). Trong thực tế người ta không thể phân chia giá trị kiểu hình thành các
thành phần di truyền, hoặc môi trường. Nhưng nhờ các phương pháp toán
học, người ta có thể phân chia phương sai kiểu hình thành các phương sai
thành phần do di truyền, do môi trường, do gen cộng gộp, do tác ñộng của
tương tác gen hay tác ñộng trội lặn… Căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng ñến
các tính trạng số lượng chúng ta có thể tách ñược các thành phần phương sai :
δP2 = δG2 + δE 2 hay δP 2 = δA 2 + δD 2 +δI 2 +δE 2

Trong nghiên cứu di truyền các tính trạng số lượng người ta thường sử
dụng hệ số di truyền ñể xác ñịnh tỷ lệ ñóng góp tương ứng của 2 phần là di
truyền và ngoại cảnh theo công thức h2 + e2 =1. Hệ số di truyền ñược xác
ñịnh h2= δG2/δP 2 ñược gọi là hệ số di truyền theo nghĩa rộng. Hệ số di truyền
theo nghĩa hẹp là tỷ lệ phương sai do tác ñộng cộng gộp của các gen δA2 và
phương sai kiểu hình δP 2:
h2 = δA2/δP 2
2.2.2. Cơ sở nghiên cứu lai kinh tế
Lai kinh tế là lai giữa các cá thể thuộc các dòng khác nhau của giống,
giữa hai giống khác nhau hoặc thuộc hai giống khác loài. ðể sử dụng con lai
F1 làm sản phẩm, con lai này không ñể làm giống mà chỉ ñể lấy sản phẩm hay

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


tăng sinh trưởng. Lai kinh tế ñược gọi là lai công nghiệp vì con lai F1 có thể
ñược sản xuất hàng loạt có chất lượng ñồng ñều trong một ñơn vị thời gian
tương ñối ngắn (Trần ðình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995) [20]. Thông
thường, người ta tiến hành lai kinh tế là ñể sử dụng ưu thế lai vì ưu thế lai làm
tăng mức trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng thuần, nhất là
những tính trạng số lượng, con lai có thể mang những ñặc tính trội của giống
gốc bố mẹ, có thể phối hợp ñược ñặc tính của bố mẹ, có thể giữ nguyên tính
bảo thủ của một trong hai giống gốc.
Nghiên cứu về lai tạo, Darwin là người ñầu tiên ñã nêu lên lợi ích của
lai và ñi ñến kết luận lai là có lợi và tự giao là có hại ñối với ñộng vật. Lai
giống còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học quan trọng ñó là ưu thế lai, làm
cho sức sống của con lai, sức miễn kháng ñối với bệnh tật và các tính trạng
kinh tế ñược nâng cao, ñồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của tổ

hợp lai, ưu thế lai làm căn cứ cho việc nuôi sống giống gia súc (Lê ðình
Lương và Phan Cự Nhân, 1994) [14].
Trong quá trình nghiên cứu di truyền, nguyên tắc hoàn toàn mới ñược
Mendel ñưa vào ñể nghiên cứu, ñó là phương pháp lai, liên quan ñến việc
nghiên cứu ñặc ñiểm di truyền của từng tính trạng và ñặc tính riêng rẽ.
Phương pháp này do ông phát hiện và hình thành nên các quy luật cơ bản của
di truyền. Theo Trần ðình Miên và Nguyễn Kim ðường (1992) [19], căn cứ
vào mục ñích lai tạo người ta thường áp dụng những phương pháp lai khác
nhau như: lai kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến (lai pha máu), lai cải tạo, lai
phối hợp (lai tạo thành). Lai kinh tế là phương pháp phổ biến nhất.
Nhờ các thành tựu của di truyền học hiện ñại và những kinh nghiệm
quý báu các nhà tạo giống ñã tạo ra nhiều giống gia cầm quý có chất lượng và
năng suất cao, phần lớn các nhà di truyền ñều sử dụng phương pháp lai tạo.
Lai giống còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học ñó là ưu thế lai làm cho sức
sống của con vật tăng lên, sức ñề kháng ñối với bệnh tật và các tính trạng kinh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


tế ñược nâng cao (Lê ðình Lương, Phan Cự Nhân, 1994) [14].
ðể tạo các tổ hợp lai có năng suất cao giữa 2 giống, dòng, sử dụng
nhiều lần ưu thế lai tập trung cho gia súc thương phẩm, người ta có thể tiến
hành lai kinh tế ñơn giản hoặc lai phức tạp giữa 3, 4 hoặc 6 dòng….Trong lai
kinh tế người ta quan tâm tới khả năng phối hợp (Nicking) giữa các cá thể
trong các dòng. Muốn lai kinh tế có hiệu quả phải tiến hành nuôi sống tốt các
giống làm nguyên liệu cho việc lai tạo nhằm khai thác những ñặc tính kết hợp
của tổ hợp lai.
Muốn ñạt ñược ưu thế lai là siêu trội thì phải cho giao phối các dòng gà có

xuất phát khác nhau về kiểu gen nhưng phải có khả năng kết hợp tốt với nhau.
ðối với gia cầm cho giao phối giữa hai hay nhiều dòng trong cùng giống hay
giữa nhiều giống sẽ phối hợp ñược nhiều ñặc tính có lợi cũng như tăng cường
chức năng sinh hoá của con lai, do vậy mà năng suất ñược tăng lên.
Muốn ñạt ñược sự phối hợp cao giữa các dòng, công tác chọn giống
phải theo một hướng nhất ñịnh, nếu không thì sự phối hợp giữa các dòng sẽ
kém và năng suất chất lượng của thế hệ con lai sẽ bị giảm sút. Bởi vậy ñể tạo
ra ñược những gia cầm lai có năng suất chất lượng tốt thì việc lựa chọn các
cặp lai là ñiều không thể thiếu ñược trong công tác giống.
Theo Phan Cự Nhân (1971) [22], sử dụng gia cầm lai là một phương
pháp phổ biến ở nhiều nước vì người ta ñã xác ñịnh là gia cầm di hợp tử có
năng suất cao hơn gia cầm ñồng hợp tử
Trong chăn nuôi gia cầm, tuỳ theo ñiều kiện và mục ñích khác nhau mà
người ta sử dụng lai ñơn hay lai kép, lai luân chuyển.
Lai ñơn:
Là phương pháp sử dụng ưu thế lai trực tiếp nhất. Lai ñơn thường ñược
dùng khi lai giữa giống gà ñịa phương với các giống gà cao sản nhập nội. ðây
là phương pháp phổ biến ñược sử dụng nhiều trong tạo ra gà kiêm dụng thịt,
trứng hoặc trứng thịt, nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


của gà ñịa phương và khả năng lớn nhanh, sức ñẻ cao, ấp nở tốt, khối lượng,
sản lượng trứng cao của gà nhập nội.
Lai kép:
Là phương pháp lai tạo ra gà thương phẩm cao sản trứng, thịt hiện nay.
Lai kép sử dụng ưu thế lai nhiều lần và tăng khả năng phối hợp. Lai kép có
thể lai giữa 3, 4, 6 hoặc 8 dòng, trong ñó có nhiều dòng ñã là các dòng lai.

Ngoài việc sử dụng ưu thế ñối với gà thương phẩm người ta còn lợi dụng
ñược các tính trạng di truyền liên kết với giới tính ñể phân biệt trống mái 1
ngày tuổi thông qua tốc ñộ mọc lông và màu lông.
Lai luân chuyển:
Một trong các kiểu lai kinh tế quan trọng là lai luân chuyển (lai luân hồi).
Nếu trong công thức lai kinh tế ñơn giản toàn bộ con lai F1 ñược dùng ñể lấy
sản phẩm, và do ñó không tận dụng ñược ưu thế lai của các con lai thì trong
công thức lai luân chuyển người ta tiếp tục giữ lại các con mái ñể tham gia
vào quá trình lai, những con lai còn lại cũng ñược dùng lấy sản phẩm.
* Lai luân chuyển hai giống, hoặc hai dòng.
♂A

♀ F1

♀B (50% A + 50% B)

♂A

♀ F1(A.B)

F2(A.AB)
( 75% A + 25% B)

Một ñiểm nữa của phương pháp lai luân chuyển là tiết kiệm ñược các con
máu thuần dùng cho lai tạo. Trong suốt quá trình lai chỉ dùng một số ít giống
thuần, mái thuần ban ñầu. Còn sau ñó hoàn toàn dùng các mái lai, mà do có
ưu thế lai nên việc nuôi dưỡng con lai bao giờ cũng dễ dàng và ñơn giản hơn
con thuần.
2.2.3. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng
Ưu thế lai là hiện tượng sinh học, biểu hiện ở sự phát triển mạnh mẽ,

nhanh chóng của những cá thể lai ñược tạo ra từ các con gốc không cùng
huyết thống. Cũng có thể hiểu ưu thế lai là sự tăng sức sống, tăng khối lượng
cơ thể của con lai F1 so với bố mẹ của Chúng. Các cá thể lai có thể có năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


xuất vượt trội, vượt hơn cả bố và mẹ chúng. Ưu thế lai biểu hiện qua hiện
tượng sinh trưởng nhanh hơn, kích thước cơ thể tăng lên, sức sản xuất và sức
sống tăng lên. Theo Falconer (1960) (dẫn theo Trần ðình Miên, Nguyễn Văn
Thiện, 1995) [20]. Ưu thế lai là sự khác biệt giữa giá trị tính trạng của con lai
so với bố mẹ, thường là vượt trên trung bình bố mẹ.
Bố mẹ càng khác nhau, ưu thế lai càng cao. Bản chất của ưu thế lai
ñược giải thích tập trung vào hai thuyết chính.
Thuyết tập trung các gen trội: những tính trạng như sức sống, khả năng
sinh sản … là những tính trạng số lượng, do nhiều gen ñiều khiển. Sau quá
trình tạo dòng chuyên hoá bằng phương pháp cận huyết, các gen thường tập
hợp dưới dạng ñồng hợp tử trội hoặc lặn. Các dòng thuần có thể có năng suất
không cao. Nhưng khi lai với nhau sẽ cho con lai F1 có năng suất cao hơn
trung bình của bố mẹ, ñó là biểu hiện của ưu thế lai. Thế hệ con lai sẽ ñược
thể hiện tác ñộng của các gen trội, có thể từ bố hoặc từ mẹ so với các gen lặn
tương ứng trên cùng locus gen. Khi cha mẹ có quan hệ huyết thống càng xa
thì xác suất ñể mỗi cặp cha mẹ truyền lại cho con những gen trội khác nhau
càng tăng lên, từ ñó mà dẫn ñến tăng mức ñộ ưu thế lai
ðời cha mẹ
Số locus mang gen trội
ðời con
Số locus mang gen trội


AabbccDDee x aaBBccddEE
2

2
AaBbccDdEe
4

Thuyết siêu trội: Hiệu quả của một alen ở trạng thái dị hợp thường khác
với hiệu quả của từng alen này biểu hiện ở trạng thái ñồng hợp. Trạng thái
siêu trội có thể là do ở trạng thái di hợp tương tác giữa hai alen sẽ có tác ñộng
lớn lên kiểu hình, phần lớn các trường hợp alen trội thắng thế. Cứ sau mỗi thế
hệ ưu thế lai giảm ñi một nửa (HF 3 = 1/2 HF 2 = 1/4 HF1). Ưu thế lai cao nhất
ở F1 rồi từ ñó giảm dần.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


Theo Lê ðình Lương và Phan Cự Nhân (1994) [14], khi các loài,
chủng, giống hoặc dòng thuần khác nhau ñược giao phối với nhau thì con lai
F1 có thể vượt bố mẹ về tốc ñộ sinh trưởng, khả năng sử dụng chất dinh
dưỡng, tính chống chịu bệnh tật…
Nguyễn Ân và Cs (1983) [1] cho rằng trong chăn nuôi, việc lai các cá
thể khác dòng, khác giống, khác chủng nói chung ñã xuất hiện ưu thế lai ở
các tính trạng sản xuất, có thể phân thành các loại sau:
- Con lai F1 vượt hơn cả bố và mẹ về số lượng và sức sống (hiện tượng
siêu trội).
- Con lai F1 có khối lượng cơ thể ở mức ñộ trung gian giữa hai giống
song khả năng sinh sản và sức sống có thể hơn hẳn bố mẹ như là giữa 2 loài

ngan và vịt, lừa và ngựa.
- Con lai F1 trội hơn cả bố và mẹ về thể chất, tuổi thọ, sức làm việc,
song nó mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng sinh sản.
- Một dạng ưu thế lai ñặc biệt là nếu tính từng tính trạng riêng rẽ thì
khả năng di truyền theo kiểu trung gian, song có khi liên quan ñến sản phẩm
cuối cùng thì lại khác.
Trong lịch sử của ngành chăn nuôi, ưu thế lai ñựơc biểu hiện rõ rệt
trong việc lai Lừa với Ngựa thành con La. Kết quả con lai ñược tạo ra hơn
hẳn gốc bố mẹ về nhiều mặt như tầm vóc, sức thồ, sức dẻo dai, sức chịu
ñựng nhưng không có khả năng sinh sản (Trần ðình Miên và Nguyễn Văn
Thiện, 1995) [20].
Ưu thế lai chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong ñó chủ yếu là yếu tố
di truyền, công thức giao phối, tình trạng chăm sóc, ñiều kiện nuôi dưỡng và
tính thích nghi của gia cầm.
Nếu bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa nhau thì ưu thế lai cao hơn hẳn
bố mẹ có nguồn gốc gần nhau khi lai cùng dòng của cùng 1 giống. Các giống
tham gia lai có mức ñộ sai khác về di truyền lớn sẽ cho ưu thế lai cao hơn so với
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


các giống có mức ñộ sai khác di truyền nhỏ. ðiều kiện môi trường, chế ñộ nuôi
dưỡng, vị trí ñịa lí cũng tạo ñiều kiện cho ưu thế lai có thể thay ñổi.
Ngoài ra ưu thế lai cũng chịu ảnh hưởng của giới tính, ưu thế lai về
sinh trưởng của cơ thể con trống cao hơn hẳn so với con mái.
Yếu tố di truyền và ñiều kiện ngoại cảnh là hai yếu tố cơ bản quyết
ñịnh ñến năng suất vật nuôi. Con giống tốt ñược nuôi dưỡng trong ñiều kiện
phù hợp sẽ phát huy tối ña tiềm năng di truyền, ngược lại nếu ñiều kiện ngoại
cảnh không thuận lợi sẽ ảnh hưởng tới sức sản xuất của giống.

2.2.4. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng năng suất ở gà
2.2.4.1. ðặc ñiểm sinh trưởng của gà và các yếu tố ảnh hưởng
Sinh trưởng là quá trình cơ thể sinh vật tăng lên về khối lượng, thể tích
về chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Cơ thể sinh vật thực hiện những quá
trình chuyển hóa trao ñổi chất cơ bản ñể tạo ra vật chất của tế bào sống.
Về mặt sinh học, sinh trưởng ñược xem như quá trình tổng hợp protein
nên người ta thường lấy khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu ñánh giá quá trình sinh
trưởng. Quá trình sinh trưởng thường qua các quá trình:
- Phân chia tế bào ñể tăng số lượng tế bào.
- Tăng thể tích tế bào.
- Tăng thể tích các mô gian bào giữa các tế bào.
Tuy nhiên, có khi tăng khối lượng cơ thể nhưng không phải tăng sinh
trưởng chẳng hạn như béo là do tích lũy nước tạo mỡ mà không có sự phát
triển của mô cơ.
Sự sinh trưởng của cơ thể từ khi ñược thụ tinh ñến khi trưởng thành
ñược chia làm hai giai ñoạn, giai ñoạn phôi và giai ñoạn sau khi nở. ở giai
ñọan phôi là quá trình hình thành, phát triển các tổ chức mới của cơ thể. Còn
giai ñọan sau khi nở, sự sinh trưởng là do sự lớn lên của các mô, sự tăng lên
về khối lượng, kích thước tế bào. Gia cầm sau khi nở ñược chia làm hai thời
kỳ, thời kỳ gà con và thời kỳ gà trưởng thành.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


- Thời kỳ gà con: Trong thời kỳ gà con quá trình sinh trưởng rất mạnh
do sự phát triển của các tế bào trong giai ñọan này rất lớn, chúng tăng nhanh
cả về số lượng, kích thước và khối lượng tế bào, trong khi ñó các cơ quan nội
tạng nhất là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh về chức năng, dạ dày chưa tiêu
hóa ñược thức ăn cứng, các men tiêu hóa chưa ñầy ñủ vì vậy chất lượng thức

ăn ảnh hưởng rất lớn ñến tốc ñộ sinh trưởng. ở gà con còn diễn ra quá trình
thay lông, ñây là một quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm. Vì thế thời kỳ
này phải chú ý cung cấp ñầy ñủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gia cầm
nhất là các axit amin không thay thế .Trong giai ñoạn gà con, chúng rất nhạy
cảm với sự thay ñổi của ñiều kiện môi trường. Mười ngày ñầu tiên, thân nhiệt
gà chưa ổn ñịnh nên phụ thuộc rất lớn vào ñiều kiện môi trường. Vì thế giai
ñoạn này phải cho gà con sống trong môi trường có nhiệt ñộ và ñộ ẩm thích
hợp thì chúng mới sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra gà con rất mẫm cảm
với các loại bệnh vì sức ñề kháng còn kém.
- Thời kỳ gà trưởng thành: trong giai ñoan này tất cả các cơ quan, tổ
chức trong cơ thể gà hoàn thiện. Tốc ñộ sinh trưởng chậm lại do số lượng tế
bào tăng chậm và chủ yếu tăng về kích thước và khối lượng. Thời kỳ này gà
ñã có khả năng thích nghi tốt với sự thay ñổi của ñiều kiện môi trường. Trong
cơ thể gà lúc này xảy ra quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng và năng lượng
một phần ñể duy trì cơ thể, một phần tích lũy mỡ do vây tốc ñộ sinh trưởng
chậm so với thời kỳ gà con. Cơ thể gà lúc này phát triển khá hoàn thiện nên
vịêc trao ñổi chất, hấp thụ, tiêu hóa tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.
Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng thường ñược ñánh
giá qua khối lượng cơ thể và kích thước của chúng. Sự sinh trưởng ñược
ñánh giá dưới các dạng sinh trưởng tích luỹ, sinh trưởng tuyệt ñối và sinh
trưởng tương ñối.
Sinh trưởng tích lũy là sự tăng khối lượng hoặc kích thước cơ thể ở một
giai ñoạn tuổi nhất ñịnh nào ñó.
Sinh trưởng tuyệt ñối là sự tăng lên về khối lượng hoặc kích thước cơ
thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15



Sinh trưởng tương ñối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng hoặc
kích thước cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát.
Theo Trần ðình Miên và Nguyễn Kim ðường (1992) [19] cho biết sinh
trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do ñồng hóa và dị hóa, là sự tăng
chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể con
vật trên cơ sở di truyền của ñời trước. Sự sinh trưởng chính là quá trình tích
lũy dần dần các chất mà chủ yếu là protein, nên tốc ñộ tích lũy của các chất
cũng chính là tốc ñộ hoạt ñộng của các gen ñiều khiển sự sinh trưởng của cơ
thể. Sự hoạt ñộng của các gen ñiều khiển này chịu ảnh hưởng của hệ thống
tuyến nội tiết. ðặc biệt hormone STH (Somatotropin Hormone) của thùy
trước tuyến yên, có tác dụng trong việc thúc ñẩy quá trình sinh trưởng của
sinh vật. Ngoài ra, sự sinh trưởng bình thường còn chịu ảnh hưởng của
hormone tuyến giáp trạng Thyrosin và hormone tuyến thượng thận ACTH
(Adrenocorticorticotrpic Hormone).
Các tính trạng về sinh trưởng là các tính trạng số lượng nên ngoài phần
ảnh hưởng do các yếu tố của bản thân con vật (giống, tính biệt), chúng còn
chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (nhiệt ñộ, ẩm ñộ, ánh sáng, thức
ăn, phương thức chăn nuôi ...).
Ảnh hưởng của giống
Nhiều nghiên cứu ñã khẳng ñịnh giống, dòng có ảnh hưởng tới quá
trình sinh trưởng của gia súc gia cầm. Có thể so sánh tốc ñộ tăng trưởng của
một số giống gà qua các số liệu ñã ñược nghiên cứu ở nước ta. Theo Trần
Công Xuân và Cs (2003) [39] khi nghiên cứu gà Sao nhập từ Hungari ở 12
tuần tuổi cho biết: dòng gà Sao nhỏ có khối lượng trung bình ñạt 1886g/con,
dòng gà Sao trung có khối lượng trung bình ñạt 1930g/con và dòng gà Sao
lớn có khối lượng trung bình ñạt 2560g/con. Trần Long (1994) [11] cho biết
tốc ñộ sinh trưởng của 3 dòng thuần (V1, V3, V5) của giống gà Hybrro HV85
hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi.
Nhiều nghiên cứu ñã phát hiện những sai khác trong cùng một giống và
cường ñộ sinh trưởng trưởng ở gà con của các bố mẹ khác nhau. Theo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16


Chambers J.R (1990), có nhiều gen ảnh hưởng ñến khả năng sinh trưởng của
gà, có gen ảnh hưởng tới một nhóm tính trạng và có gen ảnh hưởng tới sự
phát triển chung. Có hơn 15 cặp gen quy ñịnh tốc ñộ sinh trưởng, trong ñó có
ít nhất 1 gen liên kết với giới tính. Hệ số di truyền về tốc ñộ sinh trưởng và
khối lượng cơ thể ñã ñược nhiều tác giả nghiên cứu và kết luận: chúng biến
ñộng từ 0,26 – 0,7.
Ảnh hưởng của tính biệt
Ở gia cầm, giữa hai tính biệt có sự khác nhau về khả năng sinh trưởng,
thường con trống có cường ñộ sinh trưởng lớn hơn so với con mái. Nhìn chung
gà trống có tốc ñộ sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24 -32%, sự sai khác này
không phải hoàn toàn do ảnh hưởng của các hormone sinh dục mà còn do gen
liên kết giới tính. Theo North và Cs (1990) [58], lúc mới nở gà trống nặng hơn
gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn, ở 2; 3; 8 tuần tuổi hơn tương
ứng là: 5% ; 11% và 27%. Phạm Quang Hoán, Nguyễn Kim Anh (1994) [7] cho
biết có sự khác nhau về khối lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái broiler V135
từ 1 tuần tuổi. Dựa vào sự chênh lệch về khối lượng cơ thể giữa gà trống và gà
mái, người ta ñã nuôi tách riêng trống mái từ 1 ngày tuổi, phương pháp này ñã
ñem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm.
Ảnh hưởng của chế ñộ dinh dưỡng
Gia cầm sử dụng thức ăn nhằm ñảm bảo các hoạt ñộng duy trì cơ thể và
sản xuất. Năng lượng và protein là 2 yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất trong
khẩu phần ăn của gà, ngoài ra các thành phần như axit béo, khoáng, vitamin
và nước cũng không thể thiếu ñược.
Tác giả Bùi ðức Lũng và Cs (1996) [13] ñã nghiên cứu bổ sung khoáng
và vitamin vào khẩu phần nuôi gà HV85 cho thấy khối lượng cơ thể gà ở 7

tuần tuổi tăng 85.3g so với lô ñối chứng.
Theo Bùi ðức Lũng và Cs (1993) [12], ñể phát huy tối ña khả năng sinh
trưởng của gà cần phải cung cấp thức ăn tối ưu với ñầy ñủ dinh dưỡng, cân bằng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17


×