Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò sữa nông hộ ở các quy mô khác nhau tại huyện ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

LÊ ðÌNH KHẢN

NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ SỮA NÔNG HỘ Ở
CÁC QUY MÔ KHÁC NHAU TẠI HUYỆN BA VÌ - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành
Mã số

: CHĂN NUÔI
: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ ðÌNH TÔN

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề ñược sử
dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ


nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Lê ðình Khản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện ñề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tôi còn nhận ñược rất nhiều sự giúp ñỡ của các tập thể cá
nhân trong và ngoài trường.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñối
với PGS.TS. Vũ ðình Tôn, Thầy giáo ñã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi
hết sức tận tình trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Chăn nuôi
chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng Thủy sản, Viện ðào tạo sau ñại
học ñã góp ý, chỉ bảo ñể luận văn của tôi ñược hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ và nhân dân huyện Ba Vì
- Hà Nội ñã giúp ñỡ, tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện ñề tài của mình.
ðể hoàn thành luận văn này tôi còn nhận ñược sự ñộng viên khích lệ
của người thân, bạn bè, ñồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình
cảm cao quý ñó.
Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2012


Tác giả luận văn

Lê ðình Khản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii


Danh mục các ñồ thị

viii

1

MỞ ðẦU

1

1.1

ðặt vấn ñề

1

1.2

Mục ñích, yêu cầu của ñề tài

2

1.3

Ý nghĩa khoa học

3

1.4


Ý nghĩa thực tiễn

3

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Cơ sở lý luận

4

2.2

ðặc ñiểm về quá trình tạo sữa và nhu cầu dinh dưỡng cho sản
xuất sữa

13

2.3

Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sản lượng sữa

14


2.4

Một số chỉ tiêu ñánh giá năng suất

20

2.5

Tình hình chăn nuôi bò sữa trong và ngoài nước

22

2.6

Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển chăn nuôi bò sữa

31

3

ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

38

3.1

ðối tượng nghiên cứu

38


3.2

ðịa ñiểm nghiên cứu:

38

3.3

Thời gian nghiên cứu

39

3.4

Nội dung nghiên cứu

39

3.5

Phương pháp nghiên cứu

39

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


3.6


Phương pháp nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi bò sữa

41

3.7

Phương pháp xử lý số liệu

42

4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

43

4.1

ðiều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Vì

43

4.1.1

Vị trí ñịa lý của huyện Ba Vì

43

4.1.2


ðiều kiện xã hội của huyện Ba Vì

44

4.1.3

ðiều kiện khí hậu thời tiết và cơ sở hạ tầng

45

4.1.4

Diện tích và cơ cấu ñất ñai của huyện

45

4.1.5

Tình hình dân số và lao ñộng

46

4.1.6

Cơ sở vật chất kỹ thuật

47

4.1.7


Cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp huyện Ba Vì

48

4.2

Giới thiệu các xã nghiên cứu

56

4.2.1

Diện tích tự nhiên của các xã nghiên cứu

56

4.2.2

Chăn nuôi bò sữa tại các xã nghiên cứu

58

4.3

Quy mô và ñặc ñiểm chung của các nông hộ chăn nuôi bò sữa

60

4.3.1


ðặc ñiểm chung của các nông hộ chăn nuôi bò sữa

60

4.3.2

Quy mô chăn nuôi bò sữa

63

4.3.3

Cơ cấu giống bò sữa nuôi trong nông hộ

66

4.3.4

Các hoạt ñộng chăn nuôi khác trong nông hộ

68

4.4

Năng suất chăn nuôi bò sữa

70

4.4.1


Năng suất chăn nuôi bò sữa theo quy mô hộ

70

4.4.2

Năng suất chăn nuôi bò sữa theo lứa ñẻ

76

4.5

Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi bò sữa

81

4.6

Chuồng trại, phòng bệnh và mạng lưới thú y trong chăn nuôi bò sữa

85

4.7

Sự biến ñộng giá thức ăn chăn nuôi và giá sữa

87

4.8


Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa

89

4.9

Tiêu thụ sữa tại vùng nghiên cứu

93

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

95

5.1

Kết luận

95

5.2


Kiến nghị

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

97

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cs

: Cộng sự

Cv%

: Hệ số biến ñộng của số trung bình

CNBS

: Chăn nuôi bò sữa

CNH – HðH

: Công nghiệp hóa – Hiện ñại hóa


ðVT

: ðơn vị tính

F1

: Con lai giữa bò ñực HF và bò cái lai Sind

F2

: Con lai giữa bò ñực HF và bò cái F1

F3

: Con lai giữa bò ñực HF và bò cái F2

HF

: Holstein Friesian

Kg

: Kilogam

KL

: Khối lượng

KHKT


: Khoa học kỹ thuật



: Lao ñộng

NXB

: Nhà xuất bản

NN & PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTCN

: Phát triển chăn nuôi

SE

: Standard Error - Sai số của số trung bình

TT

: Thứ tự



: Thức ăn


TB

: Trung bình

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TL

: Tỷ lệ
: Giá trị trung bình

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

2.1

Năng suất sữa bình quân của bò ở một số nước


24

2.2

Phân bố ñàn bò sữa theo vùng sinh thái

28

2.3

Sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm 2001 - 2009

29

2.4

Số lượng bò sữa và sản lượng sữa bò của Hà Nội từ 2009 - 2011

30

4.1

Tình hình sử dụng ñất ñai của huyện Ba Vì năm 2011

46

4.2

Tình hình dân số và lao ñộng của huyện Ba Vì 2011


47

4.3

Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của Ba Vì (2009 - 2011)

51

4.4

Diện tích tự nhiên và cơ cấu sử dụng ñất của các xã nghiên cứu

58

4.5

Quy mô ñàn bò và sản lượng sữa tại các xã nghiên cứu

59

4.6

ðặc ñiểm chung của các nông hộ chăn nuôi bò sữa

61

4.7

Quy mô chăn nuôi bò sữa tại các nông hộ nghiên cứu


64

4.8

Cơ cấu giống bò sữa trong nông hộ (% số hộ)

67

4.9

Các hoạt ñộng chăn nuôi khác trong nông hộ

69

4.10

Năng suất sinh sản của ñàn bò theo quy mô

71

4.11

Năng suất sữa theo quy mô chăn nuôi

74

4.12

Năng suất sinh sản của ñàn bò theo lứa ñẻ


77

4.13

Năng suất sữa theo lứa ñẻ

79

4.14

Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi bò sữa

82

4.15

Thức ăn tinh theo quy mô chăn nuôi

84

4.16

Phòng bệnh trong chăn nuôi bò sữa nông hộ

86

4.17

Hệ thống thú y, dịch vụ chăn nuôi tại các xã nghiên cứu


87

4.18

Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa theo quy mô hộ chăn nuôi

90

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ

STT

Tên ñồ thị

Trang

2.1

Mô hình VAC của nông hộ

3.1

ðịa giới hành chính của các xã nghiên cứu

38


4.1

Số lượng bò sữa huyện Ba Vì giai ñoạn 2009 - 2011

52

4.2

Năng suất sữa trung bình/chu kỳ của bò theo lứa ñẻ

80

4.3

Sự biến ñộng của giá sữa và giá thức ăn giai ñoạn 2000 - 2012

88

4.4

Tiêu thụ sữa tươi tại huyện Ba Vì

94

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

viii



1. MỞ ðẦU
1.1 ðặt vấn ñề
Trong gần hai thập niên vừa qua, giai ñoạn từ năm 1990 - 2007, tốc ñộ
tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành nông nghiệp luôn ổn ñịnh ở mức
5%. Trong ñó, tốc ñộ tăng trưởng của ngành chăn nuôi duy trì ở mức 10%
một năm, giai ñoạn từ 2000 - 2009. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi ñạt
16.000 tỷ ñồng năm 1995, chiếm 19% giá trị ngành nông nghiệp, tăng lên
98.000 tỷ ñồng năm 2008, chiếm 27% tổng sản lượng ngành nông nghiệp.
Chăn nuôi ngày càng ñóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp
và tăng tỷ trọng chăn nuôi ñược xem là giải pháp chủ yếu ñể duy trì và nâng
cao giá trị ngành nông nghiệp (Cục Chăn nuôi, Bộ NN & PTNT,2008) [8].
Chăn nuôi bò sữa ñã bắt ñầu phát triển ở Việt Nam 50 năm, nhưng kể
từ năm 2001 sau khi có Quyết ñịnh 167/2001/Qð-TTg ngày 26/10/2001 của
Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp phát triển ñàn bò sữa Việt Nam
giai ñoạn 2001- 2010 thì chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam mới thực sự phát triển.
Nhờ có chính sách này, ngành chăn nuôi bò sữa ở một số vùng ñã ñóng
góp một phần quan trọng vào cơ cấu thu nhập của nhiều nông hộ.
Thu nhập từ chăn nuôi b ò sữ a ñã trở thành nguồn thu nhập ñáng kể của
nhiều hộ chăn nuôi. Tốc ñộ tăng trưởng bình quânhàng năm của ñàn bò sữa
l ê n t ớ i 3 0 % trong giai ñoạn 2001 - 2009 (ðỗ Kim Tuyên, 2009) [23].
Tuy nhiên, phần lớn các hộ chăn nuôi bò sữa còn ở quy mô nhỏ, trong
tổng số 19.639 cơ sở chăn nuôi bò sữa của cả nước thì có ñến 17.676 cơ sở
(90,4%) chỉ chăn nuôi từ 1 - 5 con (Cục Chăn nuôi, 2009) [9]. Năm 2010 tổng
ñàn bò sữa toàn quốc 137.000 con (tăng 19%) và sản lượng sữa 323.600 tấn
(tăng 8%) so cùng kỳ năm 2009.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1



Trong những năm vừa qua, Hà Nội là ñịa phương có ñàn bò sữa tăng
trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2011 tổng ñàn bò sữa của
thành phố là 9.899 con, tăng 28,6% so với năm 2010. Sản lượng sữa ñạt 31,3
ngàn tấn, tăng 10 % so cùng kỳ năm 2009. Thành phố Hà Nội quy hoạch 7 tiểu
vùng sinh thái nông nghiệp cho phát triển chăn nuôi bò sữa, trong ñó huyện Ba
Vì là một tiểu vùng chăn nuôi bò sữa phát triển nhất. Năm 2001 tổng ñàn bò
sữa của huyện là 1.035 con, ñến năm 2011 tổng ñàn bò sữa của huyện là 5.923
con, chiếm 60% tổng ñàn bò sữa trên ñịa bàn thành phố (Niên giám thống kê
Hà Nội, 2011) [16]. Tuy vậy, chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì còn chưa ñược quan
tâm ñúng mức và gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, thiếu ñất trồng cỏ việc
chọn giống, quản lý, chăm sóc ñàn bò sữa còn chưa ñược ñúng mức, nhiều
nông hộ còn chưa chủ ñộng ñủ nguồn thức ăn thô xanh và vẫn còn nhiều hộ
chăn nuôi theo phương thức tận dụng. Khả năng sử dụng phụ phẩm công nông nghiệp và kỹ thuật bảo quản, chế biến thức ăn cho bò sữa của các hộ chăn
nuôi vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những lý do và sự cần thiết trên,
nhằm tìm hiểu ñánh giá thực trạng của ngành chăn nuôi bò sữa trong nông hộ,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: «Năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò sữa
nông hộ ở các quy mô khác nhau tại huyện Ba Vì - Hà Nội».
1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích của ñề tài
- Xác ñịnh và ñặc ñiểm hoá các nông hộ chăn nuôi bò sữa theo các quy
mô chăn nuôi khác nhau tại vùng nghiên cứu.
- ðánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế theo các quy mô chăn nuôi bò sữa.
- Thấy ñược những thuận lợi và cản trở theo các quy mô chăn nuôi bò sữa.
1.2.2 Yêu cầu
- Thu thập ñầy ñủ, chính xác các thông tin và số liệu liên quan ñến các
quy mô chăn nuôi bò sữa của vùng nghiên cứu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2


- Phân tích, giải thích ñược các mối quan hệ tương hỗ giữa các quy mô
chăn nuôi bò sữa trong nông hộ và mối quan hệ giữa các quy mô chăn nuôi bò
sữa với các yếu tố khác của nông hộ (yếu tố tự nhiên, xã hội, hệ thống tiêu thụ
sản phẩm...) tại vùng nghiên cứu.
1.3 Ý nghĩa khoa học
- Góp phần hoàn thiện về phương pháp nghiên cứu hệ thống chăn nuôi.
- Góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho việc phát triển chăn nuôi bò sữa
nông hộ.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn
Làm tư liệu tham khảo cho việc xây dựng các chương trình phát triển
chăn nuôi bò sữa cho vùng nghiên cứu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý thuyết về hệ thống
* Khái niệm về hệ thống
Khái niệm ‘‘Hệ thống” ñã xuất hiện từ thời cổ ñại và nó là một bộ
phận trong tư duy của nhân loại ñể mô tả về thế giới. Aristot (người Hy lạp
cổ ñại) có một khái niệm rất cơ bản về hệ thống mà ñến nay vẫn còn giá trị
ñó là: "Cái tổng thể lớn hơn tổng các bộ phận của nó".
Ngày nay, chúng ta ñã có những khái niệm mới và hoàn chỉnh về
"Hệ thống". "Hệ thống là tập hợp các yếu tố có li ên quan với nhau bởi

các mối quan hệ và tạo thành một tổ chức nhất ñịnh ñể thực hiện một số
chức năng nào ñó" (L. Von Bertalanffy, dẫn theo Vũ ðình Tôn, 2008) [24].
Tuy nhiên, bản thân hệ thống không phải là con số cộng của các
bộ phận của nó, mà là các bộ phận cùng hoạt ñộng, những bộ phận có thể
cùng hoạt ñộng theo nhiều cách khác nhau. Chúng cùng hoạt ñộng theo
những cách nhất ñịnh ñể sản sinh ra những kết quả nhất ñịnh và những kết
quả này chính là sản phẩm của cả một hệ thống chứ không phải là của một
bộ phận nào ñó trong hệ thống (Vũ ðình Tôn, 2008) [24].
Mối liên hệ của các bộ phận chính là ñể cho chúng cùng hoạt ñộng và
cũng ñể cho chúng duy trì các quan hệ giữa chúng với nhau, ñây chính là ñiều
kiện cho hệ thống tồn tại. Nếu như không tồn tại các quan hệ giữa các bộ phận
và các bộ phận cũng không cùng hoạt ñộng theo một cách nào ñó ñể duy trì
quan hệ thì chúng ta sẽ không có hệ thống. ðiều này không có nghĩa là các quan
hệ giữa các bộ phận của hệ thống là cố ñịnh mà chỉ có nghĩa là các bộ phận liên
tục tác ñộng ảnh hưởng lẫn nhau (Vũ ðình Tôn, 2008) [24].
Mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC) của các nông hộ là một ví dụ rất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


ñiển hình về hệ thống. Trong ñó, mỗi bộ phận trong hệ thống này ñều có
liên quan với những bộ phận khác (h ình 2.1).
VƯỜN
Thức ăn

Thức ăn

AO


Phân bón

Nước, chất
dinh dưỡng
Thức ăn, nước

CHUỒNG

Phân
Hình 2.1 Mô hình VAC của nông hộ
Thông qua mô hình kinh tế VAC có thể thấy ñược tại sao hầu hết
các nông hộ thực hiện mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, ñó chính
là do các yếu tố sản xuất này ñã tạo thành hệ thống và mỗi yếu tố thành
phần hệ thống ñã tạo ra giá trị cao hơn từng yếu tố thành phần cộng gộp lại
(Vũ ðình Tôn, 2008) [24].
Việc nghiên cứu một hệ thống không phải chỉ giới hạn ở việc mô
tả cấu trúc của hệ thống mà cần phải nghiên cứu về chức năng và sự biến
ñổi của hệ thống.
2.1.2 Lý luận về hệ thống nông nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm hệ thống nông nghiệp
Hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi
trường, ñược hình thành trong lịch sử với một lực lượng sản xuất thích ứng
với những ñiều kiện sinh khí hậu của một môi trường nhất ñịnh, ñáp ứng
ñược các ñiều kiện và nhu cầu của xã hội tại thời ñiểm ấy (M. Mazoyer,
1985) (dẫn theo Vũ ðình Tôn, 2008) [24].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5



Như vậy, hệ thống nông nghiệp là một phương thức khai thác môi
trường và là một hệ thống về lực lượng sản xuất, vì thế hệ thống nông nghiệp
không phải ñược ñặt vào môi trường nông thôn mà chính nó là biểu hiện cách
thức mà người nông dân sử dụng các phương tiện sản xuất ñể khai thác môi
trường và quản lý không gian nhằm ñạt ñược các mục tiêu mà người ta ñặt ra
(Vũ ðình Tôn, 2008) [24].
Cách thức mà người nông dân sử dụng ñể khai thác môi trường ở thời
ñiểm hiện tại là kết quả của một quá trình lịch sử, ñó chính là quá trình thích
nghi với những biến ñổi của môi trường như sự thay ñổi về dân số, về kinh
tế, kỹ thuật, mà các yếu tố bên ngoài môi trường luôn luôn biến ñổi, do vậy
hệ thống nông nghiệp không phải là một hệ thống cứng nhắc và bất biến mà
trái lại nó là một hệ thống ñộng, nó tiến triển không ngừng.
ðể hiểu ñược sự vận hành của môi trường nông thôn cần phải vạch ra
ñược các giai ñoạn tiến triển khác nhau, xác ñịnh ñược các yếu tố quyết ñịnh,
các yếu tố ñộng lực của sự tiến triển và phân tích kỹ các ñiều kiện là nguồn
gốc của sự thay ñổi (Vũ ðình Tôn, 2008) [24].
Tính bền vững: Hệ thống nông nghiệp là một hệ thống ñộng nhưng
cũng mang tính bền vững, có nghĩa là nó tồn tại trong một thời gian nhất ñịnh
và ổn ñịnh trong một thời gian nào ñó nhưng không có nghĩa là vĩnh cửu.
Hệ thống nông nghiệp phải thích nghi với các ñiều kiện sinh khí hậu
của một khoảng không nhất ñịnh. ðiều này chỉ ñúng ñối với các hệ thống
nông nghiệp ít ñược cơ giới hoá. Với nền nông nghiệp ñược nhân tạo nhiều
thì phương thức khai thác môi trường không phụ thuộc nhiều vào các ñiều
kiện sinh khí hậu.
Một hệ thống nông nghiệp tồn tại thì phải thực hiện ñược chức năng của
nó là ñáp ứng ñược các ñiều kiện và nhu cầu của xã hội hiện tại.
Hiện nay khái niệm và phương pháp tiếp cận về hệ thống nông nghiệp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6



vẫn chưa ñược thống nhất nó vẫn còn là vấn ñề tiếp tục ñược nghiên cứu và
hoàn thiện. Nhưng nói chung có hai cách tiếp cận chính ñược công nhận rộng
rãi ñó là tiếp cận hệ thống nông trại (farming systems) của các nước nói tiếng
Anh và tiếp cận hệ thống nông nghiệp (agricultural systems) của Pháp.
Tiếp cận hệ thống nông nghiệp có một số ñặc ñiểm là:
+ Tiếp cận “dưới - lên” (bottom-up) là ñiểm quan trọng nhất. Tiếp cận
“dưới - lên” là dùng phương pháp quan sát và phân tích hệ thống nông
nghiệp, xem hệ thống “mắc” ở chỗ nào ñể tìm cách can thiệp nhằm giải quyết
những cản trở. Do ñó, các tiếp cận từ “dưới - lên” phù hợp hơn so với lối tiếp
cận “trên - xuống” (Top - down) như trước kia. Tiếp cận “dưới - lên” thường
gồm 3 giai ñoạn nghiên cứu là giai ñoạn chẩn ñoán, giai ñoạn thiết kế và giai
ñoạn thử triển khai. Tiếp cận “dưới - lên” rất coi trọng tìm hiểu logic ra quyết
ñịnh của nông dân. Nếu chúng ta không hiểu logic ra quyết ñịnh của người
nông dân thì không thể ñề xuất các giải pháp ñể họ có thể tiếp thu.
+ Coi trọng mối quan hệ xã hội như các nhân tố của hệ thống. Tiếp cận
này tập trung vào phân tích mối quan hệ qua lại giữa hệ phụ sinh học và hệ
phụ kinh tế - xã hội trong một tổng thể của hệ thống nông nghiệp. Trong quá
trình nghiên cứu về sự phát triển nông thôn, có thể các hạn chế về kinh tế - xã
hội sẽ gây khó khăn cho việc tiếp thu các kỹ thuật mới của hộ nông dân. Nếu
những hạn chế về kinh tế - xã hội ñược tháo gỡ thì sẽ tạo ñiều kiện cho nông
dân áp dụng rất dễ dàng các kỹ thuật mới.
+ Phân tích ñộng thái của sự phát triển, có nghĩa là xem xét sự tiến
triển của hệ thống trong lịch sử. Việc nghiên cứu sự phát triển của hệ thống
nông nghiệp là cần thiết nhằm xác ñịnh phương hướng phát triển của hệ
thống trong tương lai và giải quyết ñược cản trở phù hợp với xu hướng phát
triển ấy. Trong nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp, ta ñối diện với một hệ
thống ñộng. Mục tiêu của hệ thống, các ñiều kiện quyết ñịnh sự phát triển của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7


nó, môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội thay ñổi rất nhiều, vì vậy các giải
pháp về kỹ thuật hay chính sách phải thay ñổi cho phù hợp (ðào Thế Tuấn,
2006)(dẫn theo Vũ ðình Tôn và Hán Quang Hạnh, 2008) [25].
Quá trình thay ñổi cơ bản nhất của hệ thống nông nghiệp là sự tiến hoá
của nông dân từ tình trạng tự cấp, tự túc sang tình trạng sản xuất hàng hoá.
Sự tiến hoá ấy ñang diễn ra không ñồng ñều giữa các vùng, các làng, các hộ.
Vậy không thể có giải pháp ñồng nhất cho tất cả các hệ thống mà cần có
những giải pháp hợp lý ñối với mỗi hệ thống nhất ñịnh.
2.1.2.2 Nhận dạng và ñặc ñiểm hoá một hệ thống nông nghiệp
Một hệ thống nông nghiệp thường ñược cấu thành nên từ 3 tổng thể
thành phần là yếu tố tự nhiên, yếu tố nhân văn - xã hội và yếu tố kỹ thuật.
Các yếu tố tự nhiên: Khí hậu, ñất ñai, ñịa hình, cấu trúc khoảng không,
thảm thực vật...
Các yếu tố nhân văn và xã hội: Dân tộc, các thể thức về sở hữu ñất ñai,
quản lý lao ñộng, tình hình y tế, thương mại hoá sản phẩm, tổ chức kinh tế...
Các yếu tố kỹ thuật: Giống ñộng vật, thực vật, các công cụ, kiến thức
kỹ thuật, phương thức trồng trọt, phương thức chăn nuôi...
Theo một số tác giả (Rambo và Saise, 1984) thì một hệ thống nông
nghiệp có thể ra ñời từ sự tương tác của hai nhóm hệ thống lớn là hệ sinh thái
và hệ thống xã hội (dẫn theo Vũ ðình Tôn, 2008) [24].
Hệ thống xã hội gồm: Dân số, kỹ thuật, ñức tin, các giá trị, các cấu trúc
và thể chế xã hội...
Hệ sinh thái (ecosystem): Gồm các thành phần về ñiều kiện tự nhiên
(như ñất, nước) và các thành phần sinh học (thực vật, ñộng vật, vi sinh vật).
Vai trò của sinh thái nhân văn ở ñây chính là nghiên cứu ñể nhận ra và
hiểu ñược ñặc ñiểm của các mối tương tác giữa hai hệ thống này (hệ thống xã

hội và hệ sinh thái). Sinh thái nhân văn thường tập trung vào ba vấn ñề chính là:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


+ Các dòng vật chất, năng lượng và dòng thông tin giữa hai hệ thống trên.
+ Hệ thống xã hội ñáp ứng với sự thay ñổi của hệ sinh thái ra sao.
+ Các tác ñộng của con người vào hệ sinh thái.
2.1.3 Lý luận về hệ thống chăn nuôi
2.1.3.1 Khái niệm về hệ thống chăn nuôi
Hệ thống chăn nuôi là sự kết hợp các nguồn lực, các loài gia súc, các
phương tiện kỹ thuật và các thực tiễn bởi một cộng ñồng hay một người chăn
nuôi, nhằm thoả mãn những nhu cầu của họ và thông qua gia súc làm giá trị
hoá các nguồn lực tự nhiên (Vũ ðình Tôn, 2008) [24].
Như vậy theo ñịnh nghĩa này thì hệ thống chăn nuôi gồm 3 cực chính:
Cực con người: Là tác nhân và gia ñình của họ, ñôi khi là một cộng
ñồng. ðây là trung tâm của hệ thống.
Cực ñất ñai: Là nguồn lực mà gia súc sử dụng.
Cực gia súc: Là những loài, giống gia súc ñược các tác nhân lựa chọn.
2.1.3.2 Các yếu tố trong chăn nuôi
Hoạt ñộng chăn nuôi là do người chăn nuôi tiến hành. Hiệu quả của
hoạt ñộng này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong ñó các yếu tố này ñược phân
thành hai nhóm chính: Gia súc và môi trường.
* Yếu tố gia súc
Hệ thống chăn nuôi thường ñược chia thành nhiều loại khác nhau tùy
thuộc vào các loài gia súc hay các giống gia súc ñược nuôi. Theo Ir.Geert
montsma, 1982 (dẫn theo Vũ ðình Tôn, 2008) [24] thì một số loài ñộng vật
chính sử dụng trong nông nghiệp là:
- Loài ăn cỏ gồm hai nhóm: Nhóm ñộng vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu,

lạc ñà …) và nhóm ñộng vật không nhai lại (ngựa, thỏ).
- Các loài khác: Lợn, gia cầm, các loài côn trùng...
* Các yếu tố môi trường
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


- Môi trường tự nhiên
+ ðất, nước: Có tác ñộng trực tiếp và gián tiếp ñến sự phát triển gia
súc thông qua sự phát triển của thảm thực vật, nguồn nước uống.
+ Khí hậu: Là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp ñến chăn nuôi thông qua các ñiều kiện về nhiệt ñộ và ñộ ẩm. Thông
thường mỗi loài hay giống gia súc có ñiều kiện nhiệt ñộ tối ưu, tối thiểu và
tối ña. Nếu vượt ra khỏi giới hạn này ñều có tác ñộng xấu tới năng suất vật
nuôi, thậm chí gây chết thông qua phá vỡ cân bằng thân nhiệt của gia súc.
Ngoài tác ñộng trực tiếp, nó còn tác ñộng gián tiếp thông qua sự phát triển
của thảm thực vật, sự phát triển của tác nhân gây bệnh...
- Môi trường sinh học
+ Thực vật (flora): Cây trồng là nguồn thức ăn quan trọng ñối với gia
súc. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn chính cho vật nuôi, chất lượng và số
lượng của cây trồng sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất vật nuôi.
+ ðộng vật (fauna): Ở ñây ñề cập chủ yếu ñến ñộng vật ký sinh hay
vật truyền mầm bệnh như các loài côn trùng và ve...
- Môi trường kinh tế - xã hội:
+ Quyền sở hữu ñất ñai : Thường có 2 loại là sở hữu cộng ñồng (tập
thể) và sở hữu cá nhân. Các hình thức sở hữu khác nhau dẫn ñến mức ñầu tư
khác nhau. ðất thuộc quyền sử dụng của tư nhân, thường ñược ñầu tư thâm
canh tạo năng suất cao hơn và như vậy có ñiều kiện phát triển chăn nuôi hơn.
+ Vốn: Gồm vốn tự có hoặc nguồn vốn vay, việc tiếp cận vốn vẫn là

ñiều kiện quan trọng ảnh hưởng tới phương thức cũng như quy mô chăn nuôi.
Khi nguồn vốn dồi dào sẽ có ñiều kiện ñầu tư thâm canh hơn như hình thức
chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn. ðồng thời cũng
mang lại những hiệu quả cao hơn do sử dụng con giống tốt, thức ăn chất
lượng cao, quy trình kỹ thuật, chuồng trại, vệ sinh phòng dịch hợp lý…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


+ Lao ñộng: Lao ñộng là yếu tố rất quan trọng trong phát triển chăn
nuôi, nhất là tại những nước phát triển, sự thiếu hụt lao ñộng thường xuyên
xảy ra. Lao ñộng ñược ñề cập tới không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng
thông qua trình ñộ khoa học kỹ thuật. Lực lượng lao ñộng trong chăn nuôi,
nhất là chăn nuôi thâm canh, quy mô lớn lại càng yêu cầu chất lượng cao vì
khi chăn nuôi quy mô lớn thì việc sử dụng máy móc càng nhiều và cũng ñòi
hỏi người lao ñộng càng phải có tri thức cao hơn.
+ Năng lượng: Các hệ thống chăn nuôi sử dụng năng lượng ñể làm
ñất, vận chuyển, xây dựng chuồng trại, sưởi ấm, sản xuất thức ăn công
nghiệp và phục vụ cơ giới hoá trong chăn nuôi...Như vậy, khi chăn nuôi càng
hiện ñại thì nguồn năng lượng ñược sử dụng càng nhiều.
+ Cơ sở hạ tầng: Gồm hệ thống giao thông, hệ thống thông tin, nguồn
nước, các cơ sở bảo dưỡng máy móc, dịch vụ thú y, các ñiều kiện tiếp cận tín
dụng, cơ sở thụ tinh nhân tạo, thị trường... Các ñiều kiện này ảnh hưởng lớn
ñến phát triển chăn nuôi thông qua dịch vụ cung cấp ñầu vào, ñầu ra, sự tiếp
cận với các thông tin khoa học kỹ thuật, thị trường và ảnh hưởng trực tiếp
ñến phát triển ñàn gia súc thông qua dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, nguồn thức
ăn thô xanh… Tuy nhiên, sự phát triển các cơ sở hạ tầng chịu ảnh hưởng rất
lớn bởi các chính sách liên quan.
+ Thị trường: Thị trường ảnh hưởng ñến phát triển chăn nuôi thông

qua nguồn cung cấp ñầu vào và tiêu thụ ñầu ra, nhất là khi chuyển từ sản
xuất tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hoá. Do vậy, thị trường là một trong
những yếu tố quyết ñịnh quy mô sản xuất và hiệu quả kinh tế của hệ
thống chăn nuôi.
+ Các yếu tố văn hoá và tín ngưỡng: Các yếu tố này ảnh hưởng ñến sự
phát triển chăn nuôi rất rõ rệt. Ví dụ, ở các nước ñạo hồi họ kiêng thịt lợn và
sử dụng thịt cừu rất nhiều vào các dịp lễ hội. Từ ñó dẫn ñến giá thịt cừu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


thường rất cao và hầu như không phát triển chăn nuôi lợn. Ở Ấn ðộ, bò rất ít
ñược giết thịt, hay tại một số nước thuộc Châu Phi, số lượng ñàn gia súc
ñược coi như là một yếu tố ñể phân biệt ñẳng cấp xã hội, cho nên họ rất ít khi
giết thịt gia súc.
2.1.3.3 Nghiên cứu và chẩn ñoán các hệ thống chăn nuôi
* Cơ sở ñể tiến hành nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi
Trước ñây khi nghiên cứu về chăn nuôi người ta thường sử dụng
phương pháp nghiên cứu cục bộ, tức là chỉ tập trung giải quyết những vấn ñề
cấp thiết nhất trong chăn nuôi như vấn ñề bệnh tật của gia súc, vấn ñề nuôi
dưỡng, cây thức ăn, giống, các vấn ñề về môi trường chăn nuôi như nước
tưới cho ñồng cỏ, năng suất ñàn gia súc... Phương pháp này có nhược ñiểm là
không cho biết ñược mối liên hệ giữa các vấn ñề trong một hệ thống chăn
nuôi và không quan tâm ñến sự phát triển lâu dài, bền vững của hệ thống ñó.
Do vậy, ñể khắc phục nhược ñiểm của phương pháp nghiên cứu này thì việc
ñưa ra kiểu tiếp cận hệ thống là rất thiết thực.
Tuy nhiên tiếp cận hệ thống không phải là phương pháp ñối lập, tách rời
hay dùng ñể thay thế cho phương pháp cũ mà cả hai phương pháp này ñều ñược
sử dụng ñể bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu hệ thống chăn nuôi.

* Các vấn ñề cần tập trung trong nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi
- Tập trung vào con người - tác nhân trung tâm của hệ thống
Hệ thống chăn nuôi có thể ñược chia thành hai tiểu hệ thống:
+ Hệ thống quản lý hay ñiều hành: Là nơi hình thành nên những mục
tiêu, các thông tin về môi trường, về cấu trúc và sự vận hành của hệ thống.
ðó là các dạng, các thể thức tổ chức cũng như sự huy ñộng các phương tiện
sản xuất và các quyết ñịnh quản lý (huy ñộng sử dụng ñất ñai, lao ñộng và
vốn sẵn có).
+ Các hệ thống kỹ thuật sinh học của sản xuất: Nơi hình thành các quá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


trình sản xuất và phương thức chăn nuôi cho phép ñạt ñược các mục tiêu và
chiến lược của người sản xuất. Khi nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi sẽ tập
trung chủ yếu vào hệ thống ñiều hành do một tác nhân hay một nhóm tác
nhân ñiều khiển. Quan tâm ñến yếu tố con người ở ñây chính là người chăn
nuôi, một mặt là gắn với khoa học nhân văn, nhưng ñồng thời cũng quan tâm
ñến mục ñích chủ yếu của những nghiên cứu này, ñó là tham gia vào sự phát
triển. Các thực tiễn chăn nuôi là những cái mang tính cá nhân của những
người chăn nuôi mà ta có thể quan sát ñược. Những thực tiễn này cho chúng
ta biết ñược những dự kiến và các cản trở của những hộ liên quan.
- Tiến hành nghiên cứu ña ngành
Tiếp cận tổng thể là quan tâm chủ yếu ñến các mối tương tác, quan
tâm ñến sự vận hành của một hệ thống hơn là các yếu tố cấu trúc. Mà sự vận
hành của một hệ thống chăn nuôi thường diễn ra trong một môi trường tự
nhiên cũng như môi trường kinh tế, xã hội nhất ñịnh, do ñó khi nghiên cứu hệ
thống chăn nuôi cần có sự phối hợp và trao ñổi giữa các chuyên ngành khác
nhau như kinh tế, nông học và chăn nuôi.

- Tiến hành nghiên cứu trên các quy mô khác nhau
Các hệ thống chăn nuôi thường ñược tổ chức theo các quy mô khác nhau
như ñơn vị sản xuất, cộng ñồng, vùng…Do vậy, việc quan sát và nghiên cứu
trên các quy mô này có thể tìm ra câu giải thích cho các quy mô và cấp ñộ khác.
2.2 ðặc ñiểm về quá trình tạo sữa và nhu cầu dinh dưỡng cho sản
xuất sữa
2.2.1 Sơ lược về sự tạo sữa
Tạo sữa là quá trình sinh lý tích cực và phức tạp diễn ra trong tế bào
tuyến. Sữa ñược tổng hợp từ các nguyên liệu trong máu. ðể sản ra 1 lít sữa,
bình quân có khoảng 540 lít máu tuần hoàn qua tuyến vú. Thông thường
tuyến vú chỉ chiếm khoảng 2% - 3% thể trọng, nhưng trong một năm nó thải
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


một lượng vật chất khô qua sữa lớn gấp 3 - 4 lần so với khối lượng chất khô
trong cơ thể. Trong các thành phần của sữa một số ñược tổng hợp ngay trong
tuyến bào, nhưng một số ñược vận chuyển nguyên dạng trực tiếp từ máu vào.
Các thành phần của sữa ñược tổng hợp trong lưới nội chất (endoplasmic
reticulum), với sự tham gia của thể ribozom. Năng lượng cho lưới nội chất do
mitochondria cung cấp. Sau khi ñược tổng hợp, các thành phần này ñược
chuyển dọc theo máy Golgi, qua nguyên sinh chất và màng ñỉnh tế bào biểu
mô và sau ñó ñược máy Golgi ñổ vào xoang tiết dưới dạng “bọng túi”
(Nguyễn Xuân Trạch và Phùng Quốc Quảng, 2002) [17].
2.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất sữa
Nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất sữa phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm
mỡ sữa trong sữa. Theo tài liệu của một số nước như: ðức, Mỹ, Hà Lan, Na
Uy thì ñể tạo ra 1 kg sữa tiêu chuẩn cần có 740 kcal và 31 gam protein. Vì
hiệu quả sử dụng protein là 64% nên nhu cầu protein cung cấp ñể tạo ra 1

kg sữa tiêu chuẩn (4% mỡ sữa) là: 31/0,64 = 48 gam.
Nhu cầu Ca và P cho tiết sữa là 4,2 gam và 1,7 gam cho 1 kg sữa tiêu
chuẩn (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000) [13].
2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sản lượng sữa
2.3.1 Yếu tố di truyền
Giống là yếu tố cơ bản quyết ñịnh ñến năng suất và sản lượng sữa.
Những giống có sức sản xuất sữa cao thuờng là những giống chuyên môn hoá
theo huớng sữa. Như giống bò HF có sản lượng sữa 5.500 - 6.000 kg, bò
Brown Swiss 3.100 - 3.200 kg và bò Sind, bò Sahiwal 1.200 - 2.700 kg
sữa/chu kỳ (Nguyễn Văn Thưởng, 1995) [20]. FAO (2000) dẫn theo Trần
ðình Miên, 2002) [15], cho biết mặt bằng sản lượng sữa trên thế giới ñã ñạt
6.000 lít/chu kỳ, ở một số ñàn cao sản cao hơn, nhất là các nước Bắc Mỹ và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


châu Âu có những con ñạt 12.000 - 13.000 lít/chu kỳ.
Mặc dù giống có ảnh huởng rất lớn ñến năng suất sữa, nhưng hệ số di
truyền về năng suất sữa lại không cao. Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995) [20]
hệ số di truyền về năng suất sữa biến ñộng trong phạm vi 0,27 - 0,36. Theo
Taylor và Bogart (1998, dẫn theo ðặng Vũ Bình, 2002) [1] sản lượng sữa ở
bò sữa có hệ số di truyền là 0,25. Hệ số di truyền sản lượng sữa của bò HF
nuôi ở Việt Nam theo Phạm Văn Giới và Cs (2006) [11] là 0,32, còn theo
Hoàng Thị Thiên Hương (2007) [12] là 0,33.
2.3.2 Tuổi có thai lần ñầu
Thường bê nghé hậu bị có tuổi thành thục về tính sớm hơn sự thành
thục về thể vóc. Do vậy nếu phối cho con cái quá sớm sẽ kìm hãm sự sinh
trưởng cơ thể, kèm theo ñó là kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của tuyến
sữa, ñặc biệt tuyến bào phát triển kém và sức sản xuất sữa thấp. ðối với các

giống bò sữa nên tiến hành phối giống lần ñầu vào khoảng 16 - 18 tháng tuổi.
Bên cạnh ñó cần tính ñến thể trọng và sự phát triển của con vật. Trong ñiều
kiện bình thường thể trọng cơ thể bê nghé vào tuổi phối giống lần ñầu phải
ñạt 65% - 70% thể trọng bò cái trưởng thành. Phối giống lần ñầu ở lứa tuổi
muộn hơn có thể do nuôi dưỡng kém, ñã kìm hãm sự sinh trưởng của cơ thể,
và thường kèm theo sự phát triển kém của bầu vú, vì thế năng suất sữa thấp
(Nguyễn Xuân Trạch và Cs, 2010) [26].
2.3.3 Tuổi và lứa ñẻ
Sản lượng sữa của bò có sự thay ñổi rõ rệt phụ thuộc vào tuổi và thứ
tự lứa ñẻ. Sản lượng sữa thu ñược ở lứa ñẻ thứ nhất và lứa ñẻ thứ hai thường
thấp hơn so với các lứa về sau ñó. Sản lượng sữa ñạt ñược cao nhất ở lứa ñẻ
thứ 4 hoặc 5 và ổn ñịnh trong hai hoặc ba năm. Sau ñó cơ thể càng già sản
lượng sữa càng giảm. Ở một số bò cái ñược nuôi dưỡng và chăm sóc tốt có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


thể cho sản lượng sữa cao ñến lứa ñẻ thứ 12, thậm chí ñến lứa ñẻ thứ 17
(Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch, 2002) [17].
Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995) [20], bò sữa cho sản lượng sữa cao
nhất từ chu kỳ thứ 4 ñến chu kỳ thứ 6. Sản lượng sữa ở những chu kỳ này
tăng khoảng 40% - 50% so với sản lượng sữa ở chu kỳ 1.
2.3.4 Dinh dưỡng
Các nguyên liệu tạo sữa xuất phát từ dinh dưỡng trong thức ăn. Do vậy
mức ñộ dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ rệt ñến sản lượng sữa bò. Khi thiếu năng
lượng bò phải huy ñộng các nguồn dự trữ trong cơ thể ñể sản xuất sữa. Tuy nhiên
nguồn dự trữ là có hạn và nếu cho ăn thiếu năng lượng trong một thời gian dài thì
năng suất sữa và sức khoẻ của bò sẽ giảm sút (Nguyễn Xuân Trạch và Phùng
Quốc Quảng, 2002) [17]. Nhưng nếu cho bò ăn với khẩu phần dinh dưỡng quá

cao sẽ làm bò quá béo cũng ảnh hưởng xấu tới khả năng sản xuất sữa.
Sự mất cân ñối các tỷ lệ dinh dưỡng trong khẩu phần như: Tỷ lệ năng
lượng/protein, hàm lượng xơ, tỷ lệ Ca/P, K/Na, S/N...ñều làm giảm khả năng
tạo sữa của bò cái (Nguyễn Văn Thưởng, 1995) [20]. Các công trình nghiên
cứu của các tác giả Schingoethe (1996) [35], Stockdale (1997) [36], Adrienne
và Cs (2006) [28], Nguyễn Văn Bình và Cs (2004) [2] cũng chứng tỏ ñiều ñó.
Theo ðinh Văn Cải và Cs (2001) [3], nghiên cứu ảnh hưởng của thức
ăn tinh trong khẩu phần ñến năng suất và chất lượng sữa của bò F1 (HF x lai
Sind) cho thấy trên 2 nhóm bò F1 có năng suất sữa khác nhau (9 kg và 15
kg/ngày) thì mức năng lượng 2.069 - 2.088 Kcal và hàm lượng protein thô
117 - 122 gam/kg chất khô ăn vào là phù hợp ñể ñạt hiệu quả sản xuất sữa
cao. Theo Bùi Quang Tuấn và Cs (1999) [22], cho biết các mức protein và các
mức thức ăn tinh trong khẩu phần ñều có ảnh hưởng ñến tỷ lệ tiêu hoá chất
hữu cơ và protein thô qua ñó ảnh hưởng ñến năng suất sữa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16


×