Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Sử dụng bột lá moringa oleifera cho gà đẻ trứng thương phẩm ai cập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN THỊ HẢO

SỬ DỤNG BỘT LÁ MORINGA OLEIFERA CHO GÀ ðẺ
TRỨNG THƯƠNG PHẨM AI CẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: TS. ðẶNG THÚY NHUNG

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng ñược sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều
ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hảo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi
còn nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của nhà trường, thầy cô, gia
ñình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn:
TS. ðặng Thúy Nhung, bộ môn Dinh dưỡng – Thức ăn, Khoa Chăn nuôi và
Nuôi trồng Thuỷ sản – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã hướng dẫn tôi
tận tình trong suốt quá trình thực hiện ñề tài này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình tới các thầy
cô giáo trong khoa Chăn nuôi và NTTS, Viện ðào tạo sau ñại học, trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi trong nghiên
cứu, học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn chương trình Mekarn (Thụy ðiển) ñã tài trợ
kinh phí giúp tôi thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, người thân và bạn bè ñã ñộng viên,
khích lệ tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hảo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii



MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................. viii
PHẦN I. MỞ ðẦU ....................................................................................................1
1.1. ðặt vấn ñề ........................................................................................... 1
1.2. Mục ñích và ý nghĩa của ñề tài ............................................................ 2
1.2.1 Mục ñích........................................................................................ 2
1.2.2 Ý nghĩa .......................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
2.1. Dinh dưỡng protein ở gia cầm ............................................................. 3
2.1.1. ðặc ñiểm của protein.................................................................... 3
2.1.2. Vai trò của protein và axit amin ñối với gia cầm........................... 3
2.1.3. Những yếu tố làm tăng giá trị sử dụng protein của thức ăn ........... 4
2.1.4. Phương pháp tính nhu cầu protein ................................................ 5
2.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến nhu cầu protein của gia cầm........... 7
2.1.6. Nhu cầu axit amin của gia cầm ..................................................... 8
2.1.7. Mối quan hệ giữa năng lượng – protein – axit amin.................... 11
2.2. Khả năng sinh sản ở gia cầm ............................................................. 13
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sức ñẻ trứng của gia cầm..................... 17
2.4. Một số ñặc ñiểm của giống gà Ai Cập ............................................... 22
2.5. Giới thiệu về cây Moringa oleifera.................................................... 22
2.5.1. Nguồn gốc, phân bố của cây Moringa oleifera ........................... 22

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii


2.5.2. ðặc ñiểm sinh học của cây Moringa oleifera.............................. 23
2.5.3. Giới thiệu vài nét về kỹ thuật gieo trồng..................................... 23
2.5.4. Tình hình nghiên cứu về cây Moringa oleifera trên thế giới ...... 23
2.5.5. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................ 30
2.5.6. Những hạn chế của cây Moringa oleifera trong nuôi dưỡng
gia súc ........................................................................................ 31
2.5.7. Những nghiên cứu về năng suất và sản lượng của cây
Moringa oleifera......................................................................... 32
PHẦN III. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........34
3.1. ðịa ñiểm, thời gian nghiên cứu.......................................................... 34
3.2. ðối tượng và vật liệu nghiên cứu....................................................... 34
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 34
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 35
3.4.1. Phương pháp phân tích ............................................................... 35
3.4.2. Bố trí thí nghiệm......................................................................... 35
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................... 39
3.5. Hiệu quả sử dụng Moringa oleifera cho gà ñẻ trứng thương phẩm ... 43
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 43
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................44
4.1. Tỷ lệ ñẻ của gà thí nghiệm................................................................ 44
4.2. Năng suất trứng của gà thí nghiệm ................................................... 47
4.3. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm ....................................... 49
4.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của ñàn gà thí nghiệm.............................. 51
4.5. Khối lượng trứng qua các tuần tuổi .................................................. 55
4.6. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà thí nghiệm ................................ 59
4.7. Tỷ lệ nuôi sống và loại thải của ñàn gà thí nghiệm ........................... 65
4.9. Khối lượng của gà thí nghiệm........................................................... 69


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


4.10. Hiệu quả của việc sử dụng bột lá Moringa oleifera.......................... 70
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ....................................................................73
5.1. Kết luận ............................................................................................. 73
5.2. ðề nghị.............................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................75
PHỤ LỤC .................................................................................................................83

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

: Protein thô (crude protein)

cs

: cộng sự

ðK

: ðầu kỳ


FAO

: Tổ chức lương thực nông nghiệp của Liên Hợp Quốc
(Food and Argriculture Organization)

GD

: Giáo dục

HH

: Hao hụt

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KLT

: Khối lượng trứng

ME

: Năng lượng trao ñổi (metabolisable energy)

MOLM : Bột lá Moringa oleifera (Moringa oleifera leaf meal)
NST

: Năng suất trứng


NXB

: Nhà xuất bản

SLT

: Sản lượng trứng

TA

: Thức ăn

TB

: Trung bình

TL

: Tỷ lệ

TN

: Thí nghiệm

TT

: Tuần tuổi

TTTA


: Tiêu tốn thức ăn

VCN

: Viện Chăn nuôi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Cân bằng lý tưởng axit amin cho gà theo lysine .......................... 9
Bảng 2.2. Nhu cầu năng lượng và protein cho gà (NRC, 1994) ................. 11
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của năng lượng và protein ñến lượng thức ăn
thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn (Summer, 1974) ............. 12
Bảng 2.4. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của lá, quả của
cây Moringa oleifera (AGADA, 1997)...................................... 24
Bảng 2.5. Hàm lượng khoáng chứa trong lá, quả của cây Moringa
oleifera ..................................................................................... 25
Bảng 2.6. Hàm lượng các vitamin chứa trong lá, quả của cây Moringa
oleifera ...................................................................................... 26
Bảng 2.7. Hàm lượng các axit amin trong lá, quả của cây Moringa
oleifera (AGADA, 1997)........................................................... 27
Bảng 3.1. Sơ ñồ bố trí thí nghiệm .............................................................. 36

Bảng 3.2. Công thức thức ăn cho gà ñẻ thí nghiệm.................................... 37
Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm.................... 38
Bảng 3.4. Tiêu chuẩn ăn của gà sinh sản hướng trứng từ 24 – 44 tuần
tuổi (TCVN-2005)..................................................................... 39
Bảng 4.1. Tỷ lệ ñẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ............................. 45
Bảng 4.2. Năng suất trứng của gà thí nghiệm ............................................ 48
Bảng 4.3. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm ............................... 50
Bảng 4.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm ............................. 53
Bảng 4.5. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm .......................................... 56
Bảng 4.6a: Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà thí nghiệm ......................... 60
Bảng 4.6b. ðơn vị Haugh của trứng gà thí nghiệm...................................... 65
Bảng 4.7. Tỷ lệ nuôi sống và loại thải của ñàn gà thí nghiệm .................... 66
Bảng 4.8. Tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình của gà thí nghiệm........................ 68
Bảng 4.9. Khối lượng gà trong thời gian thí nghiệm ................................. 69
Bảng 4.10. Hiệu quả của việc sử dụng bột lá Moringa oleifera ................... 71

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


DANH MỤC HÌNH
Tên hình

Trang

Hình 4.1. Tỷ lệ ñẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi................................. 47
Hình 4.2. Năng suất trứng của gà thí nghiệm................................................ 49
Hình 4.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm................................. 54


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii


PHẦN I
MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Ngành chăn nuôi gia cầm, ñặc biệt là chăn nuôi gà ñẻ ngày càng có vị trí
quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho con người. Hiện nay, chăn nuôi gà
ñẻ trứng còn là mục tiêu và hướng phát triển mũi nhọn trong ngành chăn nuôi
của nhiều ñịa phương. Nó ñem lại hiệu quả kinh tế cao và tạo ra nguồn thu
nhập ổn ñịnh cho nhiều trang trại chăn nuôi.
Nắm bắt ñược xu thế ñó, trong vài năm trở lại ñây, các trung tâm
nghiên cứu giống gia cầm, các công ty thức ăn chăn nuôi ñã nhập và lai tạo
rất nhiều giống gà chuyên trứng có năng suất trứng cao ñồng thời ñưa ra
nhiều loại thức ăn có chất lượng tốt làm tăng sản lượng và chất lượng trứng.
Trong những năm gần ñây, việc ñưa vào khẩu phần của gia cầm bột xanh (bột
cỏ linh lăng - cỏ alfafa, bột lá sắn, bèo dâu, chè ñại…) ñã trở nên tương ñối
phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. Một mặt, bột xanh cung cấp các
chất tạo màu, làm tăng tính hấp dẫn cho sản phầm chăn nuôi như da, chân của
thân thịt, màu của lòng ñỏ trứng… ñồng thời làm giảm giá trị năng lượng của
khẩu phần, tránh cho chúng quá béo nhất là khi nuôi gà ñẻ và gà thịt. Khi sử
dụng bột xanh từ cây học ñậu, người ta còn cung cấp cho gia cầm một lượng
ñáng kể protein. Vấn ñề càng trở nên có ý nghĩa khi mà an toàn thực phẩm ở
nước ta ñang ñược dư luận xã hội hết sức quan tâm. Khi bổ xung bột xanh tự
sản xuất trong nước vào thức ăn chăn nuôi, chúng ta sẽ giảm sử dụng các chế
phẩm thức ăn bổ sung hóa học nhập khẩu, vừa ñáp ứng ñược nhu cầu chất
xanh trong nước và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gia cầm ở nước ta,
tiết kiệm ngoại tệ và chủ ñộng nguồn nguyên liệu thức ăn bổ sung trong sản

xuất do giảm nhập khẩu bột xanh. Bên cạnh ñó, cây họ ñậu còn cải tạo ñược
ñất trồng, chống sói mòn, ngăn chặn hiện tượng sa mạc hóa- một hiện tượng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


khá phổ biến ở các vùng trung du và miền núi nước ta. Do vậy, lựa chọn và
phát triển các loại cây thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, ñặc biệt là hàm
lượng protein thực vật, phù hợp với ñiều kiện sinh thái tại ñịa phương giúp
chúng ta chủ ñộng ñược nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ñang là vấn ñề
ñược quan tâm.
Cây Moringa oleifera là loại cây thức ăn thuộc họ ñậu Moringaceae
ñược tìm thấy ở phía Bắc Kenya, Sudan, Ai Cập… Hiện nay, cây Moringa
ñược phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. Nó có khả năng
chống chịu hạn tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh, có hàm lượng dinh dưỡng
cao ñặc biệt là protein, các axit amin, vitamin….. Ở Việt Nam, Moringa
oleifera ñược trồng nhiều ở miền Nam và một số tỉnh miền Trung. ðối với
cây Moringa oleifera có nguồn gốc từ Châu Phi, cây ñang ñược trồng tại khoa
Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy sản, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu và sử dụng loại cây này làm thức ăn cho vật nuôi ở
Việt Nam ñặc biệt là cho gia cầm không nhiều. Xuất phát từ các yêu cầu trên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Sử dụng bột lá Moringa oleifera cho
gà ñẻ trứng thương phẩm Ai Cập”.
1.2. Mục ñích và ý nghĩa của ñề tài
1.2.1 Mục ñích
- Sử dụng bột lá Moringa oleifera (MOLM) làm thức ăn cho gà ñẻ
trứng thương phẩm Ai Cập.
- ðánh giá ảnh hưởng của các mức sử dụng MOLM khác nhau trong

khẩu phần tới sức sản xuất trứng thương phẩm của gà Ai Cập.
- Thiết lập mức sử dụng MOLM tốt nhất cho gà ñẻ trứng thương phẩm
Ai Cập.
1.2.2 Ý nghĩa
- Cung cấp thêm một nguồn thức ăn từ thực vật cho gà ñẻ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Dinh dưỡng protein ở gia cầm
2.1.1. ðặc ñiểm của protein
Protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất của cơ thể vật nuôi.
Protein có những ñặc tính mà bất kỳ hợp chất hữu cơ khác không có ñược.
Protein là một nhóm chất hữu cơ có chứa C, H, O2 và N. Một số protein còn
có chứa S, P, hoặc Fe; trong ñó sự có mặt của N là quan trọng nhất. Do vậy,
protein nói chung hay protein thô, ñược xác ñịnh trong thức ăn là lượng N x
6,25. Sự xác ñịnh này dựa trên sự thừa nhận trong thức ăn tỷ lệ trung bình của N
là 16g/100g protein. Protein trong thức ăn gia cầm là protein thô, nó bao gồm tất
cả các vật chất chứa azol hay còn gọi là nitơ (viết tắt là N), công thức tính:
Protein thô (%) = % N tổng số x 6,25
% N tổng số trong thức ăn ñược phân tích ñịnh lượng theo phương pháp
Kjeldahl.
Protein có các ñơn vị cấu tạo cơ bản là axit amin, bao gồm 20 loại
axit amin ñược mã hoá. Số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin
trong chuỗi là lý do cơ bản ñể tạo ra một lượng protein khổng lồ trong sinh
giới, giúp chúng ta lý giải ñược tính ña dạng của sinh vật trong thiên nhiên

(Vũ Duy Giảng và cs, 1995).
2.1.2. Vai trò của protein và axit amin ñối với gia cầm
Trong cơ thể ñộng vật protein ñóng vai trò rất quan trọng, nó tham gia
vào hầu hết các thành phần cấu tạo của các cơ quan, tổ chức cũng như các quá
trình trao ñổi chất như:
- Protein là cấu trúc cơ bản hình thành nên mô mềm của các tổ chức
trong ñộng vật như: cơ, mô liên kết, da, móng; ở gia cầm protein còn có
trong lông, mỏ...

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


- Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng ñược
vận chuyển qua thành ruột vào máu và từ máu ñến các mô của cơ thể và qua
màng tế bào. Nó có vai trò như chất mang, cùng với các chất dinh dưỡng tạo
thành các phức dễ hấp thu.
- Protein có vai trò quan trọng trong quá trình duy trì, phát triển mô và
hình thành những chất cơ bản trong hoạt ñộng sống.
- Protein tham gia vào ñiều hoà trao ñổi nước: ñiều chỉnh protein thẩm
thấu và cân bằng axit - bazơ trong cơ thể; nó có vai trò như là chất ñệm giữ
cho pH máu luôn ổn ñịnh thậm chí cả khi có sự chênh lệch của ion+ và ion-.
- Vai trò bảo vệ và giải ñộc của protein: tham gia vào tổng hợp kháng
thể và chống nhiễm trùng. Hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt ñộng tốt khi cơ
thể ñược cung cấp ñầy ñủ các axit amin cần thiết ñể tổng hợp các kháng thể.
- Protein tham gia vào cân bằng năng lượng của cơ thể: trong ñiều
kiện cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều, nhưng lượng lipit và carbohydrate
trong khẩu phần không cung cấp ñủ thì protein sẽ tham gia vào cân bằng
năng lượng.

Tóm lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản, các hoạt ñộng
tâm sinh lý,… ñều liên quan tới chức phận của protein. Cơ thể ñộng vật nói
chung và gia cầm nói riêng không thể tổng hợp protein từ carbohydrate và
lipit mà bắt buộc phải lấy protein từ thức ăn ñưa vào hàng ngày một cách
ñều ñặn với một số lượng ñầy ñủ và theo một tỷ lệ thích hợp so với các chất
dinh dưỡng khác (Donald, 1988; Singh, 1988; Robert, 1994; Vũ Duy Giảng và
cs, 1995).
2.1.3. Những yếu tố làm tăng giá trị sử dụng protein của thức ăn
Sự tổng hợp protein trong cơ thể gia cầm chỉ có thể tiến hành sau khi
ñã thu nhận ñược những thành phần cấu trúc cơ bản của protein là các axit
amin từ thức ăn, ñặc biệt là những axit amin không thay thế với một tỷ lệ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


thích hợp. Do cấu trúc và thành phần protein của mỗi loại ñộng vật là ñặc thù
nên hiệu quả sử dụng protein thức ăn phụ thuộc rõ rệt vào tỷ lệ hợp lý của các
thành phần protein có trong khẩu phần; vì vậy, cần phải biết nhu cầu protein
của từng loại gia cầm.
Gia cầm có hướng sản xuất khác nhau thì nhu cầu protein cũng khác
nhau. Các axit amin thừa không ñược tích lũy trong cơ thể mà bị phân giải và
ñốt cháy, ñiều này dẫn ñến mất mát protein một cách vô ích và sinh ra các sản
phẩm ñộc có hại cho cơ thể. Do ñó, việc xác ñịnh ñúng nhu cầu protein của
từng loại gia cầm là rất quan trọng.
Những yếu tố làm tăng giá trị sử dụng protein của thức ăn:
+ ðủ 22 axit amin, trong ñó có ñủ 10 axit amin không thay thế ñặc biệt
là 2 axit amin quan trọng nhất và thường thiếu khi cho khẩu phần ăn có
nguyên liệu thực vật của gà là lysine và methionine.

+ Giải quyết tốt về vấn ñề protein giới hạn.
+ Tỷ lệ ME/Pr và ME/lysine cân ñối, phù hợp với từng lứa tuổi gà.
+ Gà khỏe ñể tiêu hóa tốt, không bị bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh
trùng, ñường tiêu hóa.
+ Tiểu khí hậu chuồng nuôi: nhiệt ñộ, ẩm ñộ, không khí, ánh sáng,
ñộn chuồng...
+ Các nguyên liệu thức ăn sạch, không mốc, không ẩm, không bị
nhiễm khuẩn.
+ NaCl từ 0,3 - 0,5% (Bùi Hữu ðoàn, 2009).
2.1.4. Phương pháp tính nhu cầu protein
2.1.4.1. Nhu cầu protein cho gà ñang sinh trưởng
Nhu cầu protein cho gà ñang sinh trưởng bao gồm nhu cầu protein cho
duy trì, nhu cầu protein cho tăng khối lượng cơ thể và nhu cầu protein cho
phát triển lông.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


Có thể dựa vào công thức sau ñể tính toán:
0,0016 x W + 0,18 x ∆W + 0,04 x (0,07) x ∆W x 0,82
Protein (g) =
0,55
Trong ñó: W là khối lượng cơ thể (g)
∆W là tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g)
Ghi chú: dưới 3 tuần tuổi bộ lông chiếm khoảng 4% khối lượng cơ thể.
Sau 3 tuần tuổi, bộ lông chiếm khoảng 7% so với khối lượng cơ thể.
2.1.4.2. Phương pháp tính nhu cầu protein thịt thương phẩm (broiler)
Công thức tính tương tự như ñối với gà ñang sinh trưởng, chỉ khác

phần hiệu suất sử dụng protein là 64% (0,64). Tính theo công thức sau:
0,0016 x W + 0,18 x ∆W + 0,04 x (0,07) x ∆W x 0,82
Protein (g) =
0,64
Trong ñó: W : khối lượng cơ thể (g)
∆W : tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g)
2.1.4.3. Phương pháp tính nhu cầu protein cho gà ñẻ trứng
Nhu cầu protein cho gà ñẻ trứng bao gồm nhu cầu protein cho duy trì,
nhu cầu protein cho sinh trưởng, nhu cầu protein cho phát triển lông và nhu
cầu protein cho ñẻ trứng. Công thức tính như sau:
0,0016 x W + 0,18 x ∆W + 0,04 x (0,07) x ∆W x 0,82 + 0,12 x ∆E

Protein (g) =
0,55
Trong ñó: W : khối lượng cơ thể (g)
∆W : tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g)
∆E : sản lượng trứng hàng ngày (g)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


2.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến nhu cầu protein của gia cầm
- Loài, giống, dòng gia cầm: mỗi loài, giống hay dòng gia cầm có một
kiểu di truyền khác nhau. Do ñó, chúng có ngoại hình, tầm vóc, sức sản xuất
và kiểu trao ñổi chất khác nhau. Những giống gia cầm nặng cân thì lượng
thức ăn tiêu thụ sẽ cao hơn, nhu cầu về protein cũng lớn hơn vì gia cầm có
khối lượng lớn thì nhu cầu protein cho duy trì cũng cao hơn.
- Sức sản xuất: gia cầm có khả năng sinh trưởng càng nhanh, khả năng

ñẻ trứng càng cao, khối lượng trứng càng lớn thì nhu cầu protein càng cao.
- Nhiệt ñộ môi trường: nhiệt ñộ môi trường ảnh hưởng trực tiếp ñến
lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của gia cầm. Nhiệt ñộ càng cao, lượng thức
ăn thu nhận càng thấp và ngược lại khi nhiệt ñộ môi trường thấp, lượng thức
ăn thu nhận sẽ cao hơn.
- Mức năng lượng của khẩu phần: mức năng lượng của khẩu phần là
một yếu tố rất quan trọng ñể ñảm bảo gia cầm thu nhận ñủ nhu cầu protein
cũng như các chất dinh dưỡng khác. Gia cầm thu nhận thức ăn trước hết là
ñể thoả mãn nhu cầu về năng lượng, khi ñã thu nhận ñủ nhu cầu về năng
lượng thì chúng không ăn thêm nữa mặc dù các chất dinh dưỡng khác vẫn
còn thiếu.
- Lượng thức ăn thu nhận: nhu cầu protein thô của gia cầm ñược tính
bằng số gam protein thô cho mỗi con gia cầm trong một ngày ñêm. Tuy
nhiên, gia cầm không thể thu nhận riêng rẽ hay nuốt trực tiếp số lượng protein
theo nhu cầu tính ñược, mà bắt buộc phải ñược thu nhận cùng thức ăn theo
một tỷ lệ nhất ñịnh. Vì vậy, trong khẩu phần ăn của gia cầm, nhu cầu protein
thường ñược biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%) protein thô. Do ñó, lượng thức
ăn thu nhận có ảnh hưởng rất lớn ñến nhu cầu protein trong khẩu phần ăn của
gia cầm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


2.1.6. Nhu cầu axit amin của gia cầm
Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của ñộng vật, người ta chia ra thành 2 loại
axit amin thay thế ñược và không thay thế ñược. ðối với gia cầm có 10 axit
amin không thay thế ñược là valine, leucine, isoleucine, lysine, histidine,
threonine, methionine, phenylalanine, tryptophan và arginine. ðối với gia cầm

non còn cần thêm glycine và proline, gia cầm sinh sản còn cần thêm axit
glutamic.
* Phương pháp biểu thị nhu cầu axit amin trong khẩu phần
Trong dinh dưỡng gia cầm, nhu cầu axit amin chủ yếu là nhu cầu về
các axit amin không thay thế. Khi thiếu bất kỳ một axit amin không thay thế
nào trong khẩu phần thì quá trình tổng hợp protein của gia cầm sẽ bị rối loạn,
thậm chí còn làm phá hủy trao chất của cơ thể, do ñó làm giảm khả năng sinh
trưởng cũng như sức sản xuất của gia cầm. Vì vậy, cần cung cấp ñầy ñủ các
axit amin không thay thế theo ñúng nhu cầu của mỗi loại gia cầm. Có 4 cách
ñể biểu thị nhu cầu axit amin của gia cầm là: số gam axit amin cho một gà
một ngày, số gam axit amin cho 1000 kcal năng lượng trao ñổi của khẩu phần,
tỷ lệ phần trăm axit amin tính theo khẩu phần và tỷ lệ phần trăm axit amin
tính theo protein. Hiện nay, cách biểu thị nhu cầu axit amin phổ biến nhất là
tỷ lệ % axit amin tính theo khẩu phần.
* Xác ñịnh nhu cầu axit amin
Khi xác ñịnh nhu cầu axit amin cho gia cầm cần chú ý ñến các nhu
cầu cho: tăng khối lượng tối ña, hiệu quả chuyển hóa thức ăn tối ưu, tỷ lệ
thịt xẻ tối ña, thành phần hóa học thân thịt tối ưu và tỷ lệ thịt lườn (cơ
ngực) cao nhất.
Khi tính toán nhu cầu các axit amin không thay thế, người ta thường
chọn lysine làm axit amin so sánh và ñưa ra cân bằng lý tưởng axit amin cho

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


gia cầm. Cần chú ý là cân bằng axit amin lý tưởng trong khẩu phần ăn cho gia
cầm khác nhau tùy theo hướng sản xuất.
Bảng 2.1. Cân bằng lý tưởng axit amin cho gà theo lysine (Rose, 1997)

Axit amin

Gà sinh trưởng (%)

Gà ñẻ trứng (%)

Lysine

1,00

1,00

Arginine

1,05

1,08

Isoleucine

0,72

0,78

Leucine

1,25

1,14


Methionine + Cysteine

0,75

0,86

Phenylalanine + Tyrosine

1,21

1,25

Threonine

0,63

0,69

Tryptophan

0,18

0,24

Một vấn ñề cần ñược chú ý trong dinh dưỡng là sự cân bằng axit amin.
Tất cả những axit amin cần thiết ñều ñược lấy từ thức ăn, không có sự dự trữ
axit amin trong cơ thể. Do ñó chỉ cần thiếu một axit amin không thay thế sẽ
ngăn cản việc sử dụng các axit amin khác ñể tổng hợp protein. Cơ thể con vật
chỉ có thể tổng hợp nên các protein của nó theo một mẫu cân ñối về axit amin,
những axit amin nằm ngoài mẫu cân ñối sẽ bị oxy hoá cho năng lượng. Mặt

khác còn gây giảm tính ngon miệng, giảm sinh trưởng, cân bằng nitơ âm. Vì
vậy, khi bổ sung axit amin trước hết phải bổ sung axit amin giới hạn thứ nhất,
sau ñó mới bổ sung axit amin giới hạn thứ hai, thứ ba…..Nếu bổ sung không
hợp lý, không những không tốt mà còn có hại cho gia cầm, gây ra yếu tố hạn
chế mới trong khẩu phần.
Nhu cầu về axit amin của gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên việc
xác ñịnh chính xác nhu cầu axit amin cho gia cầm là rất khó khăn. ðể xác
ñịnh nhu cầu axit amin của gia cầm người ta dựa vào hàm lượng axit amin khi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


phân tích cơ thể cũng như trong các sản phẩm của chúng, khả năng sản xuất
và qua các thực nghiệm. Vì thế, các khuyến cáo về nhu cầu axit amin cũng rất
khác nhau.
* Một số yếu tố ảnh hưởng ñến nhu cầu axit amin
- Giống, giới tính và lứa tuổi: Mỗi dòng gia cầm có một kiểu di truyền
riêng, quyết ñịnh tầm vóc cơ thể, tốc ñộ sinh trưởng và sức sản xuất khác
nhau. Vì vậy, nhu cầu về axit amin cũng khác nhau giữa các dòng, giống và
giữa các cá thể. Giới tính cũng ảnh hưởng ñến nhu cầu axit amin của gia cầm.
Nhu cầu của gà trống thường cao hơn gà mái.Tuổi khác nhau thì nhu cầu axit
amin cũng khác nhau. Tuổi càng tăng lên thì nhu cầu lysine tính theo % trong
khẩu phần càng giảm thấp.
- Mức năng lượng trong khẩu phần: Khi cho ăn tự do thì mức năng
lượng trong khẩu phần là yếu tố chính quy ñịnh lượng thức ăn thu nhận
của gia cầm. Khẩu phần có mức năng lượng thấp thì gia cầm sẽ thu nhận
nhiều thức ăn hơn và ngược lại. Nếu hàm lượng axit amin trong khẩu
phần là như nhau thì với khẩu phần có mức năng lượng thấp gia cầm sẽ
thu nhận ñược nhiều axit amin hơn. Chính vì vậy, khi mức năng lượng

trong khẩu phần tăng lên thì nhu cầu về axit amin tính theo % trong khẩu
phần cũng tăng lên.
- Nhiệt ñộ môi trường: Khi nhiệt ñộ môi trường cao sẽ làm giảm lượng
thức ăn thu nhận nhưng gia cầm uống nước nhiều hơn. Stress nhiệt ñã làm
thay ñổi cả sức chứa lẫn khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng của gia cầm
nói chung và các axit amin nói riêng.
- Ảnh hưởng của vitamin:
Một số vitamin có quan hệ mật thiết với nhau, ví dụ: thiếu vitamin
B12 thì nhu cầu về methionine tăng lên, thiếu axit nicotinic thì nhu cầu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


tryptophan tăng lên, hoặc methionine là nguồn cung cấp nhóm methyl cho
việc tổng hợp choline.
2.1.7. Mối quan hệ giữa năng lượng – protein – axit amin
* Cân bằng năng lượng và protein trong khẩu phần
ME/%CP = Kcal ME/1% CP
Trong ñó: ME/%CP: Tỷ lệ giữa năng lượng trao ñổi và protein trong
thức ăn.
ME: Năng lượng trao ñổi (Kcal)
CP: Protein thô trong thức ăn (%)
* Mối quan hệ giữa mức năng lượng với nhu cầu protein
Sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là vấn ñề hết sức
quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm. Khẩu phần ăn cân bằng các chất dinh
dưỡng giúp gia cầm có thể ñạt năng suất tối ña, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt
nhất. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là mối quan hệ
luôn ñược chú ý bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn ñến sức sản xuất của gia cầm.

Bảng 2.2. Nhu cầu năng lượng và protein cho gà (NRC, 1994)
Loại gà

Protein thô (%)

ME (Kcal/kg)

Kcal/%CP

Gà hướng trứng
0 - 6 tuần tuổi

18 - 20

2800 - 2900

145 – 156

7 - 14 tuần tuổi

16 - 18

2700 - 2800

150 – 165

15 - 20 tuần tuổi

14 - 16


2700 - 2800

160 – 170

Gà hướng thịt
0 - 5 tuần tuổi

20 - 22

2900 - 3000

132 – 143

6 - 9 tuần tuổi

18 - 20

3000

152 – 165

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


* Mối quan hệ giữa nhu cầu năng lượng và protein của gia cầm với nhiệt ñộ
chuồng nuôi
Trong thực tế gia cầm không thể nuốt trực tiếp protein riêng rẽ mà nó
phải lấy vào cùng thức ăn hàng ngày. Do ñó, lượng thức ăn thu nhận ñóng vai

trò quan trọng tới nhu cầu protein của gia cầm. Tuy nhiên lượng thức ăn thu
nhận của gia cầm lại chịu sự chi phối của nhiệt ñộ chuồng nuôi và mức năng
lượng khẩu phần. Vì vậy, khi nhiệt ñộ môi trường thay ñổi sẽ làm thay ñổi cả
nhu cầu về năng lượng và protein.
* Mối quan hệ giữa năng lượng và protein với hiệu quả sử dụng thức ăn
Mức năng lượng và hàm lượng protein trong khẩu phần có thể ảnh
hưởng ñến các chỉ tiêu năng suất của gia cầm ở mức ñộ khác nhau và theo
chiều hướng khác nhau. Khẩu phần có năng lượng và protein cao thì hiệu quả
sử dụng thức ăn sẽ tốt hơn.
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của năng lượng và protein ñến lượng thức ăn
thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn (Summer, 1974)
Kcal ME/kg
thức ăn

Protein thô
(%)

Khối lượng gà Lượng TĂTN
(g)
(g)

HQSDTĂ
(kg)

2500

10

132


220

3,74

2780

10

135

220

3,60

3050

10

129

191

3,43

3330

10

120


170

3,42

2500

26

220

303

2,08

2780

26

228

290

1,87

3050

26

235


264

1,67

3330

26

235

238

1,54

Kết quả thí nghiệm trên cho thấy khi tăng mức năng lượng trong
thức ăn ñã làm tăng khối lượng cơ thể và ñặc biệt làm tăng hiệu quả sử
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


dụng thức ăn hay nói cách khác là làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng
khối lượng cơ thể.
2.2. Khả năng sinh sản ở gia cầm
Khả năng sinh sản của gia cầm ñược thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản
lượng, khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, khả năng thụ tinh và ấp nở.
ðối với các giống gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng rất khác nhau.
- Sản lượng trứng: Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái ñẻ
ra trong một vòng ñời, phụ thuộc vào tuổi thành thục, cường ñộ ñẻ trứng,
tần số thể hiện bản năng ñòi ấp, thời gian nghỉ ñẻ và thời gian ñẻ kéo dài.

Hutt (1978) ñ ề nghị tính sản lượng trứng từ khi gia cầm ñẻ quả trứng ñầu
tiên, còn theo Brandsch và Buelchel (1978) cho rằng sản lượng trứng ñược
tính ñ ến 500 ngày tuổi. Theo các tác giả trên thì sản lượng trứng còn ñược
tính theo năm sinh học 365 ngày, kể từ khi ñẻ quả trứng ñầu tiên. Gầnñây,
sản lượng trứng ñược tính theo tuần tuổi. Các hãng gia cầm nổi tiếng trên
thế giới như Shaver (Canada), Lohmann (ðức) ..., sản lượng trứng ñược tính
phổ biến nhất ñến 70 và 80 tuần tuổi.
Cường ñộ ñẻ trứng là sức ñẻ trứng trong một thời gian ngắn, có liên
quan chặt với sức ñẻ trứng trong cả năm của gia cầm. Sự xuất hiện bản năng
ñòi ấp phụ thuộc vào yếu tố di truyền, thể hiện ở các giống khác nhau với
những mức ñộ khác nhau. Sự khác nhau ñó thể hiện ở thời ñiểm ấp và thời
gian ấp kéo dài. Phần lớn các dòng gà ham ấp ñều có sức ñẻ trứng kém.
Thời gian nghỉ ñẻ của gia cầm giữa các chu kỳ ñẻ trứng ảnh hưởng trực
tiếp tới sản lượng trứng. Yếu tố này bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ, thay ñổi
thức ăn, di chuyển, ... Thời gian ñẻ kéo dài ñược tính theo thời gian ñẻ trứng
năm ñầu, bắt ñầu từ khi ñẻ quả trứng ñầu tiên tới khi thay lông hoàn toàn.
Giữa thời gian ñẻ trứng kéo dài với sự thành thục có tương quan nghịch rõ rệt,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


và với sức ñẻ trứng có tương quan dương rất cao (Brandsch và Buelchel,
1978). Tương quan giữa sản lượng trứng 3 tháng ñẻ ñầu với sản lượng trứng
cả năm rất chặt, r = 0,7 - 0,9 (Hutt, 1946).
- Năng suất trứng: Năng suất trứng là số trứng một gia cầm mái sinh ra
trong một ñơn vị thời gian. ðối với gia cầm ñẻ trứng, ñây là chỉ tiêu năng suất
quan trọng nhất, phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt ñộng của hệ sinh
dục. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào giống, ñặc ñiểm của cá thể, hướng sản

xuất, mùa vụ và dinh dưỡng ...Năng suất trứng là một tính trạng số lượng có mối
tương quan nghịch chặt chẽ với tốc ñộ sinh trưởng sớm. Do ñó, trong chăn nuôi
gà sinh sản người ta thường quan tâm ñến việc cho gà ăn hạn chế trong các giai
ñoạn cuối gà con, giai ñoạn gà dò - hậu bị ñể ñảm bảo cho năng suất trứng cao
trong giai ñoạn ñẻ trứng. Theo Bùi Thị Oanh (1996) thì năng suất trứng phụ
thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của thức ăn, ñặc biệt là mức năng lượng
trao ñổi, hàm lượng protein và các axit amin thiết yếu.
Năng suất trứng của gà ðông Tảo ở 36 tuần ñẻ ñạt 67,71 quả/mái
(Nguyễn ðăng Vang và cs, 1999). Gà Tam Hoàng dòng 882 có năng suất
trứng 130,62 - 146,4 quả/mái/năm (Trần Công Xuân và cs, 1999). Phùng ðức
Tiến và cs (2001) nghiên cứu trên gà Ai Cập, cho biết năng suất trứng từ 22 64 tuần ñạt 158,4 quả/mái. Các giống gà chuyên trứng có năng suất trứng
cao hơn các giống gà khác như gà Moravia và gà Goldline-54 thương
phẩm cho năng suất trứng quả/mái/năm ñạt tương ứng 242 và 259 - 265
quả (Nguyễn Huy ðạt và cs, 1996); gà Lohmann Brown thương phẩm có
năng suất trứng là 285 - 295 quả/mái/năm (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009).
Giữa các dòng trong một giống, dòng trống có năng suất trứng cao hơn
dòng mái. Bùi Quang Tiến và cs (1999), nghiên cứu trên gà Ross - 208 cho
biết năng suất trứng/9 tháng ñẻ của dòng trống ñạt 106,39 quả và dòng mái
ñạt 151,08 quả.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


* Chất lượng trứng gia cầm
- Khối lượng trứng: Khối lượng trứng là một chỉ tiêu liên quan mật
thiết tới chất lượng trứng giống, kết quả ấp nở, chất lượng và sức sống
của gà con. Khối lượng trứng gia cầm phụ thuộc vào giống, tuổi ñẻ, chế
ñộ chăm sóc, nuôi dưỡng, ...Khối lượng trứng tăng theo tuổi ñẻ của gia

cầm và sự thay ñổi khối lượng trứng ứng với sự thay ñổi khối lượng cơ
thể. Bùi Quang Tiến và cs (1995) cho biết gà Ross - 208 có khối lượng
trứng ở các tuần tuổi 27; 32; 38 và 42 lần lượt là: 53,96; 54,85; 56,76;
57,10 g/quả ñối với dòng trống và 52,41; 54,20; 56,38; 56,89 g/quả ñối
với dòng mái.
- Hình dạng trứng: Trứng gia cầm thường có hình ô van và ñược thể
hiện qua tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng của trứng hay ngược lại. Chỉ số
này không biến ñổi theo mùa (Brandsch và Buelchel, 1978)
Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, chỉ số hình dạng trứng là một chỉ
tiêu ñể xem xét chất lượng của trứng ấp. Những quả trứng dài hoặc quá tròn
ñều có tỷ lệ nở thấp. Nguyễn Quý Khiêm (1996) cho biết, trứng gà Tam
Hoàng chỉ số hình dạng trung bình 1,24 - 1,39 cho tỷ lệ nở cao hơn so với
nhóm trứng có chỉ số hình dạng nằm ngoài biên ñộ này.
- Chất lượng trứng: Trứng gà gồm 3 phần cơ bản là vỏ, lòng ñỏ và lòng
trắng. Theo Vương ðống (1968) khi so với tổng khối lượng trứng thì vỏ
chiếm 10 - 11,6%, lòng trắng chiếm 57 - 60% và lòng ñỏ chiếm 30 - 32%.
Chất lượng trứng ñược thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
+ Màu sắc vỏ trứng: không có ý nghĩa lớn trong việc ñánh giá chất
lượng trứng, nhưng có giá trị trong chọn giống và thị hiếu tiêu dùng. Màu sắc
trứng là tính trạng ña gien, có hệ số di truyền biến ñộng h2 = 0,55 - 0,75
Brandsch và Buelchel (1978), khi cho lai dòng gà trứng vỏ trắng với dòng gà
trứng vỏ màu, vỏ trứng gà lai sẽ có màu trung gian.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


+ ðộ dày và ñộ bền của vỏ trứng: ðộ dày, ñộ bền hay ñộ chịu lực của
vỏ trứng là những chỉ tiêu quan trọng ñối với trứng gia cầm, có ảnh hưởng

ñến kết quả ấp nở và vận chuyển. Chúng phụ thuộc vào giống, tuổi, ñiều kiện
chăm sóc và nuôi dưỡng ... nhiệt ñộ chuồng nuôi cao, tuổi già hay stress ñều
làm giảm ñộ dày và sức bền của vỏ trứng.
+ Chỉ số lòng ñỏ, chỉ số lòng trắng và ñơn vị Haugh: Khi xem xét chất
lượng của trứng thương phẩm cũng như trứng giống, người ta ñặc biệt quan
tâm tới các chỉ tiêu này. Các chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng trứng càng
tốt và tỷ lệ nở càng cao.
Chỉ số lòng ñỏ: Chỉ số lòng ñỏ bằng tỷ số giữa chiều cao và ñường kính
của nó. Theo Card và Nesheim (dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994), chỉ số lòng
ñỏ của trứng gà khoảng 0,40 - 0,42.
Chỉ số lòng trắng: là chỉ tiêu ñánh giá chất lượng lòng trắng, ñược
tính bằng tỷ số giữa chiều cao lòng trắng ñặc và trung bình cộng ñường
kính lớn và ñường kính nhỏ của nó. Chỉ số này càng lớn thì chất lượng
lòng trắng càng cao. Chỉ số lòng trắng bị ảnh hưởng bởi giống, tuổi và chế
ñộ nuôi dưỡng.
ðơn vị Haugh (Hu): ðơn vị Haugh ñược Haugh R (1930) xây dựng,
sử dụng ñể ñánh giá chất lượng trứng. ðơn vị Hu phụ thuộc vào khối lượng
và chiều cao lòng trắng ñặc. ðơn vị Hu càng cao thì chất lượng trứng càng
tốt. ðơn vị Hu bị ảnh hưởng bởi thời gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm mái
(gà càng già, trứng có ñơn vị Haugh càng thấp), bệnh tật, nhiệt ñộ, thay
lông (sau khi thay lông ñơn vị Hu cao hơn trước thay lông) và giống
(Uyterwal, 2000). Theo Trịnh Xuân Cư và cs (2001) trứng gà Mía lúc 38
tuần tuổi có chỉ số Haugh là 87,4. Nguyễn Huy ðạt và cs (2001) nghiên
cứu trên trứng gà Lương Phượng hoa ở 38 tuần tuổi chỉ số Haugh ñạt 94,4
và 60 tuần tuổi ñạt 91,1.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16



×