Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ngân hàng câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.53 KB, 11 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 7
I. VĂN BẢN:
Câu 1: Chép lại bài thơ: “ Bánh trơi nước” của Hồ Xn Hương và cho biết ý nghĩa
bài thơ.
Đáp án:
- Chép chính xác bài thơ hưởng trọn điểm.
- Sai 4 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
- Sai một từ coi như sai cả câu.
- Ý nghĩa: Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết thời phong kiến, ngợi ca
vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối
với thân phận chìm nổi của họ.
Câu 2: Chép lại bài thơ: “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh và cho biết ý nghĩa của bài
thơ.
Đáp án:
- Chép chính xác bài thơ hưởng trọn điểm.
- Sai 4 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
- Sai một từ coi như sai cả câu.
- Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của Hồ Chí Minh: Sự gắn bó hòa
hợp giữa thiên nhiên và con người.
Câu 3: Chép lại ngun văn bài thơ “ Sơng núi nước Nam” phần phiên âm của Lí
Thường Kiệt và nêu ý nghĩa của bài thơ.
Đáp án:
- Chép chính xác bài thơ hưởng trọn điểm.
- Sai 4 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
- Sai một từ coi như sai cả câu.
- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
- Bài thơ có thể xem như là một bản tun ngơn độc lập đầu tiên của nước ta
Câu 4: Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả nào? Nêu nội dung và ý
nghĩa của văn bản?
Đáp án:
- Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả Phạm Văn Đồng.


- Nội dung: Văn bản cho thấy giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời
sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa
hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
- Ý nghĩa văn bản:
+ Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Câu 5: Chép chính xác 04 câu tục ngữ mà em đã học hoặc đã đọc (02 câu tục ngữ về
thiên nhiên và lao động sản xuất; 02 câu tục ngữ về con người và xã hội).
Đáp án:
- Chép chính xác từng câu tục ngữ, đúng u cầu đề bài hưởng trọn điểm.
- Sai 01 từ kể như sai 01 câu.
- Sai 04 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm (nhưng trừ khơng q 0,5 điểm).


Câu 6: Qua văn bản Ca Huế trên sông Hương, em hãy nêu ý nghĩa và nghệ thuật của
văn bản.
Đáp án:
- Ý nghĩa văn bản: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện
lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di
sản văn hóa của dân tộc
- Nghệ thuật:
+ Viết theo thể bút kí.
+ Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.
+ Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động
Câu 7: Đọc đoạn trích: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường
lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi
buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua
cánh cổng trường là một thế giới kì điệu sẽ mở ra”.
a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào?

b. Giải nghĩa từ “can đảm”
c. “ …bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Vậy thế giời kì
diệu đó của em gồm có những gì?
Đáp án:
a. Đoạn trích trích trong văn bản Cổng trường mở ra của tác giả Lí Lan.
b. Can đảm: là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khổ hay nguy hiểm, khó khăn.
c. Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể có những cách trả lời khác nhau. Sau đây là
gợi ý về thế giới kì diệu của em như: tri thức, tình cảm, đạo lí, tình bạn, tình thầy
trò…
Câu 8: Thế nào là Ca dao, dân ca? Chép nguyên văn và nêu nội dung chính của bài
ca dao thứ nhất trong văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình ”(Ngữ văn 7
tập 1)?
Đáp án:
- Ca dao, dân ca là thể loại văn học trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời
sống nội tâm của con người.
+Ca dao: Lời thơ khi tách ra khỏi điệu nhạc có thể đọc như thơ trữ tình.
+Dân ca: Kết hợp giữa thơ và nhạc.
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
- Nói về công lao to lớn, khó nhọc của cha mẹ đối với con cái. Nhắc nhở, răn dạy
con cái phải luôn ghi lòng công ơn trời bể của cha mẹ.
Câu 9: Văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lí Lan, thuộc kiểu văn bản nào? Câu văn
nào trong văn bản nói lên tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ?
Đáp án:
- VB: Cổng trường mở ra” của Lí Lan thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
- Câu văn nói lên tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ: Ai cũng biết rằng
mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li
có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.



Câu 10: Văn bản Nam quốc sơn hà – của Lý Thường Kiệt được coi như là bản
Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Em hãy:
a) Chép nguyên văn phần phiên âm của bài thơ?
b) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Em hiểu như thế nào về thể thơ đó?
c) Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì?
Đáp án:
a. Bài thơ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
b.Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng (chữ)
hiệp vần ở chữ cuối của các câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4.
c. Nội dung: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế
lực nào được xâm phạm.
Câu 11: Chỉ ra sự khác nhau giữa cụm từ “ ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà
của Nguyễn Khuyến và “ ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh
Quan.
Đáp án:
- “ Ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là một mình với
chính mình, biểu lộ sắc thái cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất
mênh mông, hoang sơ xứ lạ.
- “ Ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là hai người, thể hiện
tình cảm gắn bó keo sơn. Một tình bạn vô cùng quý giá.
Câu 12: Tục ngữ là gì? Chép lại một câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Nêu nội dung cơ bản của câu tục ngữ đó.
Đáp án :
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể
hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ),

được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
- Chép đúng câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Nêu đầy đủ nội dung của câu tục ngữ.
Câu 13 : Trình bày vài nét về tác giả Hồ Chí Minh ? Nêu ý nghĩa và nghệ thuật văn
bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Đáp án:
- HCM (1890-1969) quê xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là nhà CM,
nhà văn hóa, nhà yêu nước vĩ đại của dân tộc.
- Ý nghĩa văn bản:Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát
huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
- Nghệ thuật:
+Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện,
tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: lứa tuổi, nghề nghiêp, vùng miền…
+ Từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm..); câu có từ quan hệ từ …
đến.
+Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc, nêu các biểu hiện của
lòng yêu nước của nhân dân ta.


Câu 14 :Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng) , em hãy viết
một đoạn văn ngắn chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống.
Đáp án:
a. Hình thức :
- Đúng chính tả, chữ viết sạch đẹp, không tẩy xóa.
- Đoạn văn có mở đoạn, phát triển đoạn và kết thúc đoạn
b. Nội dung : Viết đúng thể loại văn nghị luận chứng minh
- Mở đoạn : Giới thiệu vấn đề cần chứng minh
- Phát triển đoạn :
+ Bữa ăn : đạm bạc, dân dã ( dẫn chứng)
+ Cách ở : đơn sơ, thoáng mát, tao nhã ( dẫn chứng)

+ Cách làm việc : bền bỉ, cần mẫn, chu đáo ( dẫn chứng)
- Kết đoạn : khẳng định phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương Chủ tịch HCM
II. TIẾNG VIỆT:
Câu 1: Xác định và giải thích nghĩa của từ đồng âm trong câu văn sau:
Con ra quán đầu đường mua đường giúp mẹ.
Đáp án: Xác định đúng nghĩa mỗi từ được
+ đường 1: đường đi
+ đường 2: đường ăn
Câu 2: Thế nào là từ đồng âm? Từ đồng nghĩa? Cho ví dụ mỗi loại?
Đáp án:
- Phát biểu đúng về Từ đồng âm, cho đúng ví dụ hưởng trọn điểm
- Phát biểu đúng về Từ đồng nghĩa, cho đúng ví dụ hưởng trọn điểm
Câu 3: Đặt câu với mỗi cặp từ sau:
a/ yêu – ghét
b/ năm ( DT) – năm (ST)
Đáp án: Đặt câu đúng với mỗi cặp từ được hưởng trọn điểm
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) chủ đề tự chọn có sử dụng từ trái nghĩa
và quan hệ từ. Gạch chân các từ trái nghĩa và quan hệ từ đó
Đáp án: HS viết đúng đoạn văn có chủ đề tự chọn. Các câu có sự liên kết chặt chẽ
làm nổi bật chủ đề
- Dùng được cặp từ trái nghĩa và quan hệ từ thích hợp được
-Viết đúng chính tả, diễn đạt mạch lạc
Câu 5:
a.Tìm những cặp từ trái nghĩa trong những câu ca dao sau:
- Chị em như chuối nhiều tàu,
Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời.
- Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
b. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:

- Gần nhà... ngõ.
- Bên ... bên khinh.
c. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau: Gan dạ, của cải, năm học, mổ xẻ.
Đáp án:


a. Cặp từ trái nghĩa: Lành – rách, giàu- nghèo.
b. Gần nhà xa ngõ.
Bên trọng bên khinh.
c. Dũng cảm, tài sản, niên khóa, phẫu thuật.
Câu 6:
a.Tìm thành ngữ trong câu sau?
Đến ngày lễ tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng
tới, chẳng thiếu thứ gì.
( Bánh chưng, bánh giầy)
b. Điền thêm yếu tố để thành ngữ trọn vẹn:
- Lời... tiếng nói.
- Sinh... lập nghiệp.
c. Điền các tiếng láy vào trước các tiếng gốc để tạo thành từ
láy:...ló,...ách,....chếch, ...nhỏ
Đáp án:
a. Thành ngữ: sơn hào hải vị, nem công chả phượng.
b. Lời ăn tiếng nói.
Sinh cơ lập nghiệp .
c. Điền các từ sau: Lấp, anh, chênh, nho.
Câu 7:
a. Thế nào là chơi chữ?
b. Tìm phép chơi chữ trong bài ca dao sau và cho biết phép chơi chữ đó thuộc lối
chơi chữ nào?
Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
( Ca dao )
Đáp án:
a. Khái niệm chơi chữ:
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm,
hài hước,...làm câu văn hấp dẫn và thú vị
b. Tìm phép chơi chữ trong bài ca dao và xác định lối chơi chữ:
Chơi chữ: cá đối – cối đá ; mèo cái – mái kèo -> dùng lối nói lái đề chơi chữ
Câu 8:
a. Thế nào là điệp ngữ?
b. Tìm phép điệp ngữ trong đoạn thơ và cho biết điệp ngữ đó thuộc dạng điệp ngữ
nào?
Trên dường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục …cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Xuân Quỳnh


Đáp án:
a. Khái niệm điệp ngữ:
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một
câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ;
từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
b. Tìm phép điệp ngữ trong đoạn thơ và xác định dạng:
Từ “ nghe” lặp lại 3 lần - > Điệp ngữ cách quãng

Câu 9: Cho câu văn:
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của
cải để giữ vững quyền tự do, độc lập’’.
Hãy tìm phép liệt kê và cho biết kiểu liệt kê gì (xét theo cấu tạo và ý nghĩa)?
Đáp án:
- Xác định phép liệt kê: tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải
- Xác định kiểu liệt kê theo:
+ Cấu tạo: liệt kê không theo từng cặp.
+ Ý nghĩa: liệt kê không tăng tiến
Câu 10: Thế nào là liệt kê? Các kiểu liệt kê?
Đáp án:
- Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả
được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư
tưởng, tình cảm.
- Các kiểu liệt kê:
+ Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt
kê không theo từng cặp.
+ Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không
tăng tiến.
Câu 11: Thế nào là câu chủ động, thế nào là câu bị động? Chuyển đổi câu chủ động
dưới đây thành 2 câu bị động theo hai kiểu khác nhau.
Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
Đáp án:
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào
người, vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động)
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác
hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động )
- Chuyển đổi câu chủ động thành 2 câu bị động theo hai kiểu khác nhau:
Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
+ Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.

+ Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
Câu 12:Thế nào là câu đặc biệt? Nêu một ví dụ có sử dụng câu đặc biết? Cho biết sự
khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn?
Đáp án:
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo môt hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Ví dụ: Cho đúng ví dụ là câu đặc biệt
- Sự khác nhau giữa câu rút gọn và câu đặc biệt:
+ Câu đặc biệt không thể xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu.


+ Câu rút gọn có thể xác định chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu, thành phần còn
lại đã được rút gọn.
Câu 13: Trạng ngữ có những đặc điểm gì về ý nghĩa và hình thức? Viết một câu văn
có sử dụng thành phần trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ đó trong
câu?
Đáp án: - Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn,
nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi
nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
- Viết câu văn có thành phần trạng ngữ và giải thích
Câu 14: Tìm câu rút gọn và thành phần được rút gọn trong các câu sau và nêu những
từ có thể làm chủ ngữ trong các câu đó?
- Người ta là hoa đất
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Học ăn, học nói, học gói, học mở
Đáp án: - Xác định đúng câu rút gọn:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Học ăn, học nói, học gói, học mở

- Thành phần được rút gọn là chủ ngữ
- Những từ có thể làm chủ ngữ: Chúng ta, chúng em, người Việt Nam ta…
Câu 15: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu nêu cảm xúc của em về mùa xuân,
trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một thành phần trạng ngữ.
Đáp án:
- Học sinh viết đoạn văn nêu được cảm xúc của mình khi mùa xuân về như vui, náo
nức bởi cảnh sắc thiên nhiên, bởi không khí nhộn nhịp của những ngày Tết…
- Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một thành phần trạng ngữ và
xác định rõ
* Hình thức: Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ, ít sai chính tả
III. TẬP LÀM VĂN:
Câu 1: Cảm nghĩ về tình bạn.
Dàn bài:
a.Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận
tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh


c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
Câu 2: Cảm nghĩ vể nụ cười của mẹ.

Dàn bài:
a. Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.
b. Thân bài :
* Tả vài nét về mẹ:
- Tuổi, sức khỏe.
- Đảm đang, tháo vát.
- Tính tình hiền hòa, dễ mến.
* Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
- Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
- Nụ cười vui,thương yêu.
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
- Những khi vắng nụ cười của mẹ.
- Làm sao để luôn luôn nhìn thấy nụ cười của mẹ ?
c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
Câu 3: Cảm nghĩ về cha.
Dàn bài:
1.. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt
thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn
chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia
đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường
tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc

Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình
làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất
nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để
cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao,
biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa
hằng ngày.
Câu 4: Cảm nghĩ về người ông kính yêu


Dàn bài:
a.Mở bài : Giới thiệu về người ông.
b. Thân bài :
- Ông rất yêu quý đàn cháu của mình.
- Ngày ngày, ông nhắc cháu tập thể dục và chuẩn bị đi học.
- Ông dạy các cháu nề nếp làm việc ngăn nắp, gọn gàng.
- Thái độ của ông nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng nghiêm khắc.
- Ông rất chăm lao động, thích trồng cây…
c. Kết bài:
- Tự hào về ông.
- Tình ông cháu đậm đà, thắm thiết.
Câu 5: Em rất yêu hàng phượng vĩ trường em!
Dàn bài:
a.Mở bài:
- Giới thiệu hàng phượng vĩ trường em.
- Lí do em yêu thích ( đẹp, nhiều bóng mát, gắn với một kỉ niệm…)

b.Thân bài:
- Cảm xúc chung:
+ Hàng phượng vĩ đã gắn bó với nhiều thế hệ hs của mái trường này.
+ Người còn ở lại và người đã đi xa ai cũng nhớ về ngôi trường thân yêu với hàng
phượng vĩ già trải bóng dọc sân trường.
- Đặc điểm nổi bật:
+ Vào những ngày hè hàng phượng vĩ như những chiếu lửa thắp sáng một vùng trời.
+ Ngày đông phượng ủ mình tránh rét để ngày xuân vươn trồi thức dậy chuẩn bị cho
một mùa lửa mới.
- Tác dụng:
+ Vào những giờ giải lao phượng vui vẻ cười đùa, vào giờ học phượng lặng lẽ xoè
bóng mát và khẽ hát theo tiếng giảng bài của cô giáo.
+ Hàng phượng lúc trầm tư như một người bạn lớn, lúc đáng yêu như một đứa trẻ.
c.Kết bài:
- Em luôn nhớ về hàng phượng vĩ đáng yêu ấy.
- Em ao ước hàng phượng vĩ ấy mãi là người bạn gắn bó với ngôi trường thân yêu
này.
Câu 6: Nêu cảm nghĩ của em về một con vật nuôi có nghĩa, có tình
Dàn bài:
- Mở bài:
Giới thiệu về con vật nuôi và nêu lí do vì sao em thích con vật đó
- Thân bài:
+ Nêu các đặc điểm của con vật nuôi
+ Nêu các lợi ích của con vật nuôi trong cuộc sống của mọi người
+ Nêu các lợi ích của con vật nuôi trong cuộc sống của gia đình em
- Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về con vật nuôi
Câu 7: Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính
đúng đắn của câu tục ngữ đó.



Dàn bài:
a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà
câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
b. Thân bài: ( phần chứng minh)
- Xét về lí:
+ Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+ Không có chí thì không làm được gì.
- Xét về thực tế:
+ Những người có chí đều thành công ( nêu dẫn chứng).
+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua
được ( nêu dẫn chứng).
c. Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời
làm được việc lớn.
Câu 8:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng ’’.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
Dàn bài:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về ý nghĩa câu ca dao
Thân bài:
- Giải thích câu ca dao:
+ “ Nhiểu điều phủ lấy giá gương ’’gợi tả tấm lòng che chở, đùm bọc của
nhân dân ta.
+ Câu ca dao khuyên ta là người cùng một nước phải thương yêu và đùm bọc
nhau.
- Khẳng định lời khuyên:
+ Cái riêng của mỗi người và cái chung của mọi người có quan hệ gắn bó
với nhau cả về vật chất, tinh thần và tình cảm.
+ Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là nghĩa vụ của mỗi người. Đó cũng là cơ

sở của lòng yêu nước thương nồi, truyền thống quý báu của nhân dân ta.
- Mở rộng vấn đề:
+ Bộc lộ bằng hành động cụ thể, nhắc lại một số câu ca dao, tục ngữ cùng tư
tưởng tình cảm.
+ Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, bàng quang trước các biến cố xảy ra ở
các địa phương khác.
Kết bài:
- Đoàn kết thương yêu nhau là bài học lớn nhất của dân tộc.
- Truyền thống ấy ngày càng được phát huy mạnh mẽ.
Câu 9: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi
người không có ý thức bảo vệ môi trường sống
Dàn bài:
a. Mở bài: Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; khẳng
định đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo
vệ môi trường.
b. Thân bài:


- Môi trường sống là gì? ( những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con
người: đất, nước, không khí, rừng cây...)
- Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:
+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để
uống, cây xanh cung cấp ô-xi...
+ Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của
các vi sinh vật có hại ( không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản
bọ gậy, muỗi...)
- Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống
và tác hại của chúng:
+ Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.
+ Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất...

- Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn gữ môi trường sống trong lành: môi trường
sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi
con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.
c. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi
trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh...
câu 10: Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính
đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Dàn bài:
a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà
câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí
b. Thân bài: ( phần chứng minh)
- Xét về lí:
+ Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+ Không có chí thì không làm được gì.
- Xét về thực tế:
+ Những người có chí đều thành công ( nêu dẫn chứng).
+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua
được ( nêu dẫn chứng).
c. Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời
làm được việc lớn.



×