Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

nghiên cứu đánh giá hiện trạng nuôi và thị trường tiêu thụ cá trắm đen (mylopharyngodon piceus) thương phẩm tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.02 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------

-----------------

VŨ VĂN TRUNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NUÔI
VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CÁ TRẮM ĐEN
(Mylopharyngodon piceus) THƯƠNG PHẨM
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành
Mã số

:Nuôi trồng thủy sản
: 60.62.70

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ XUÂN THÔNG

Hà Nội – 2012


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, do tôi
tiến hành và thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2012
Tác giả luận văn

Vũ Văn Trung

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

i


Lời cảm ơn
Với tấm lòng chân thành nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy
hướng dẫn PGS.TS. Hà Xuân Thông, người đã định hướng tôi, tận tình chỉ
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến cán bộ và thầy cô Viện nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản I, Viện sau đại học trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã
tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt những năm tháng học tập và
nghiên cứu.
Nhân đây tôi xin bày tỏ lời cám ơn tới những hộ dân nuôi cá, các hộ
kinh doanh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Sự động viện, giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ tôi rất
nhiều, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng con xin ghi nhớ ơn dưỡng dục, sinh thành của bố mẹ và sự
ủng hộ của người thân trong gia đình để con có ngày hôm nay.
Tác giả luận văn

Vũ Văn Trung

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.....................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục bảng.................................................................................................v
Danh mục hình.................................................................................................vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU .........................................................................................58
1.1.

Đặt vấn đề. .........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu đề tài:...................................................................................3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................4
2.1.

Tiềm năng và hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản của Thành phố Hà
Nội giai đoạn 2006 – 2010.................................................................4

2.1.1.

Tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. .........................................4

2.1.2.


Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản............................................4

2.2.

Tình hình nuôi cá Trắm đen thương phẩm ở Việt Nam và trên thế
giới......................................................................................................8

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................17
3.1.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................17

3.1.1.

Thời gian ..........................................................................................17

3.1.2.

Địa điểm ...........................................................................................17

3.2.

Nội dung nghiên cứu........................................................................17

3.3.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................18

3.3.1.


Cách tiếp cận. ...................................................................................18

3.3.2.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp. ............................................19

3.3.3.

Phương pháp thập số liệu sơ cấp (điều tra bằng bộ câu hỏi). ..........19

3.3.4.

Phương pháp nhập, xử lý số liệu và phân tích số liệu .....................22

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iii


PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................23
4.1.

Hiện trạng nuôi cá Trắm đen thương phẩm. ....................................23

4.1.1.

Trình độ học vấn và kinh nghiệm nuôi. ............................................23

4.1.2.


Hình thức nuôi..................................................................................24

4.1.3.

Hiện trạng ao nuôi............................................................................25

4.1.4.

Nguồn giống và chất lượng con giống.............................................29

4.1.5.

Kích cỡ giống. ..................................................................................30

4.1.6.

Mật độ nuôi và tỉ lệ ghép. ...............................................................33

4.1.7.

Chăm sóc và quản lý. .......................................................................35

4.1.8.

Thời điểm thu hoạch và kích cỡ thu hoạch ......................................39

4.1.9.

Năng suất và sản lượng. ...................................................................40


4.2.

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá Trắm đen thương
phẩm. ................................................................................................42

4.2.1.

Đánh giá về mức đầu tư ...................................................................42

4.2.2.

Đánh giá về hiệu quả kinh tế............................................................44

4.3.

Hiện trạng thị trường tiêu thụ cá Trắm đen thương phẩm. ..............45

4.3.1.

Tại Chợ đầu mối cá Yên Sở.............................................................45

4.3.2.

Tại các chợ tiêu dùng lớn nhỏ..........................................................48

4.4.

Đánh giá những thuận lợi khó khăn và tính bền vững nuôi cá
Trắm đen thương phẩm. ...................................................................49


4.5.

Một số giải pháp hợp lý phát triển nuôi cá Trắm đen thương
phẩm. ................................................................................................51

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...........................................................54

5.1.

Kết luận. ...........................................................................................54

5.2.

Kiến nghị và đề xuất. .......................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................55

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iv


PHỤ LỤC ........................................................................................................58

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Kích cỡ cá Trắm đen và kích cỡ các loài thả ghép.............................31
Bảng 2: Mật độ nuôi và tỉ lệ ghép cá Trắm đen trong ao nuôi ........................33
Bảng 3: Giá của một số loại thức ăn ................................................................36
Bảng 4: Kích cỡ thu hoạch cá Trắm đen và các loài nuôi ghép với cá Trắm
đen ....................................................................................................40
Bảng 5: Sản lượng, năng suất cá và cá Trắm đen thu hoạch năm 2011 ..........41
Bảng 6: Chi phí đầu tư cho ao nuôi theo các chỉ tiêu tính trên đơn vị diện tích
ha ......................................................................................................43
Bảng 7: Tổng thu và lợi nhuận thu được của các hộ nuôi ...............................44

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ chọn hộ điều tra nuôi cá Trắm đen thương phẩm....................21
Hình 2: Tỷ lệ hộ theo số năm nuôi cá ..............................................................24
Hình 3: Tỷ lệ số hộ theo diện tích nuôi............................................................25
Hình 4: Thời điểm thả giống............................................................................29
Hình 5: Tỷ lệ số hộ nuôi theo kích cỡ thả cá Trắm đen...................................31
Hình 6: Tỷ lệ số hộ nuôi theo tỷ lệ ghép cá Trắm trong ao .............................34
Hình 7: Tỷ lệ số hộ nuôi theo các mức năng suất cá Trắm đen.......................41
Hình 8: Biểu đồ biểu thị sự biến động về giá theo kích cỡ cá Trắm đen
ở các thời điểm.................................................................................45
Hình 9: Biểu thị giá theo kích cỡ cá qua các năm trong thời điểm
tết Nguyên Đán..................................................................................49


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

vii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Cá Trắm đen là loài cá nước ngọt đặc sản có giá trị kinh tế cao, thịt cá
thơm ngon có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên được nhiều người ưa
chuộng. Trong y học, thịt cá Trắm đen có tính bình, vị ngọt, có rất nhiều tác
dụng như chữa đau dạ dày mãn tính, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp, sưng
đau, nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch (Phó Thu Phương, 2006),
người Trung Quốc thường sử dụng cá Trắm đen như một vị thuốc quý (Nico
và ctv, 2005). Mật cá Trắm đen cũng là dược liệu quý chữa mờ mắt, mắt đỏ
kéo màng, đau họng, tắc họng, trẻ con đờm dãi tắc (sách cây thuốc, bài thuốc
và biệt dược, nhà xuất bản Y học).
Cá Trắm đen phân bố ở vùng Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam
(Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001). Ở Việt Nam cá Trắm đen sống chủ
yếu ở các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam.
Chúng thường được thấy ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giới
hạn thấp nhất về phía Nam của sông Lam thuộc tỉnh Nghệ An (Nguyễn Văn
Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001).
Ngoài tự nhiên cá Trắm đen thường sống ở hạ lưu các sông, đồng
ruộng. Cá Trắm đen sống ở tầng giữa và tầng đáy, ở nước tĩnh hoặc nước
chảy yếu. Cá Trắm đen là loài phàm ăn, khi nhỏ ăn động vật phù du, ấu trùng
muỗi, ấu trùng chuồn chuồn, khi lớn cá chuyển sang ăn động vật đáy như trai,
ốc, hến, sò, tôm, cua và côn trùng (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001;
Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão, 2005). Cá Trắm đen 4 tuổi cộng có khả
năng tiêu thụ 1 - 2 kg ốc, hến kể cả vỏ trong 1 ngày. Để tăng trọng được 1kg
cá thì phải cần 30 - 40 kg ốc, hến tính cả vỏ (Crosier và Mollo). Trong điều

kiện nuôi trong ao hồ cá Trắm đen có thể sử dụng được thức ăn khô dầu, cám
gạo, lúa mạch (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004). Cá Trắm đen thuộc loài
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

1


cá có kích thước lớn, chúng lớn nhanh nhất từ năm thứ 2 đến năm thứ 4, cỡ
cá khai thác trung bình từ 2 đến 5 kg. Ở Việt Nam cá Trắm đen lớn nhất có
kích thước từ 40 - 50 kg, trên thế giới ở Mỹ thì cá Trắm đen dài 2m và nặng
tới 70 kg (Nico và ctv, 2005) và có tuổi thọ 15 năm. Tuy nhiên cá sống ở môi
trường tự nhiên thường lớn nhanh hơn cá nuôi trong ao hồ.
Mặc dù vậy từ trước đến nay chúng ta chỉ biết đến chúng như một số
loài nuôi thả ghép ở các ao cá nuôi truyền thống chủ yếu để tận dụng nguồn
ốc tự nhiên có trong ao. Nhưng theo khảo sát đánh giá năm 2009 của Nguyễn
Thị Diệu Phương và ctv thì cá Trắm đen thương phẩm được nhiều người nuôi
cá ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng, trong đó có Hà Nội, quan tâm
và bắt đầu tập trung nuôi với số lượng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Thành phố Hà Nội là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có tiềm
năng phát triển nuôi trồng thủy sản lớn, với tổng diện tích có tiềm năng nuôi
trồng thủy sản lên đến 30.840 ha. Từ năm 2008 trở lại đây sau khi xuất hiện
một vài mô hình nuôi cá Trắm đen thương phẩm, thì phong trào nuôi cá Trắm
đen càng được phát triển mạnh do hiệu quả kinh tế từ nuôi đối tượng này đem
lại. Cùng với đó, trong tháng 3 năm 2011, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng
Thủy Sản I đã công bố quy trình kỹ thuật nuôi cá Trắm đen thương phẩm sau
3 năm nghiên cứu từ 2008 đến năm 2010. Cùng thời gian Sở Khoa học và
Công Nghệ tỉnh Hải Dương cũng đã công bố xây dựng thành công mô hình
nuôi cá Trắm đen thương phẩm sử dụng thức công nghiệp và ốc, mang lại
hiệu quả rất cao sau 2 năm xây dựng từ 2009 đến năm 2010. Kết quả và quy
trình kỹ thuật của hai đề tài này đã công bố rộng rãi và hứa hẹn mang lại hiệu

ứng tích cực cho nghề nuôi cá Trắm đen thương phẩm. Người nuôi xuất hiện
ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ cá Trắm đen thương phẩm ngày càng sôi
động nhưng hiện tại chưa có những đánh giá cụ thể về hiện trạng nuôi cũng
như thị trường tiêu thụ cá Trắm đen của Thành phố Hà Nội. Vì vậy để có

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

2


những đánh giá hiện trạng cụ thể và tìm ra hướng đi đúng cho nghề nuôi Trắm
đen của Thành phố, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng
nuôi và thị trường tiêu thụ cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus)
thương phẩm tại Thành phố Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu đề tài:
Đánh giá hiện trạng nuôi, thị trường tiêu thụ cá Trắm đen thương phẩm
và đề xuất một số giải pháp hợp lý cho phát triển nuôi cá Trắm đen thương
phẩm tại Thành phố Hà Nội.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

3


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tiềm năng và hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản của Thành phố Hà Nội
giai đoạn 2006 – 2010.
2.1.1. Tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản lớn với tổng diện tích
nuôi trồng mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 30.840 ha, trong đó:

- Ao, hồ nhỏ: 6.706ha
- Hồ chứa mặt nước lớn: 4.327ha
- Ruộng trũng: 19.807ha
Ngoài ra, còn một số con sông có khả năng phát triển nuôi cá lồng bè
như sông Đà, sông Hồng, sông Tích, sông Bùi, sông Đáy…
Các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại một số huyện: Phú Xuyên,
Ứng Hoà, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ba Vì, Thanh Trì, Thạch Thất, Thanh Oai,
Phúc Thọ, Sóc Sơn.
2.1.2. Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
2.1.2.1. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Theo cục thống kê thành phố Hà Nội thì diện tích mặt nước nuôi trồng
thuỷ sản tính đến năm 2010 (20.422,5ha) so với năm 2006 (15.157ha) tăng 18%.
Phần lớn ao hồ nhỏ đều gần khu dân cư, hiện đang bị ô nhiễm, diện
tích bị thu hẹp dần do phải chuyển một phần sang các dự án xây dựng giao
thông, khu đô thị… Diện tích nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2006 – 2010 tăng
bình quân 9% năm do đã chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang
nuôi trồng thuỷ sản.
Về nuôi cá lồng trên một số hồ chứa, sông năm 2006 là 291 lồng, năm
2007 là 241 lồng, năm 2008 là 379 lồng, năm 2009 là 291 lồng, năm 2010 là
162 lồng giảm rất lớn so với các năm và tập trung chủ yếu ở các huyện như:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

4


Đan Phượng, Mỹ Đức, Mê Linh,…
Hiện tại, hồ chứa mặt nước lớn (4.327ha) chiếm 14% tổng diện tích
tiềm năng, song nhiệm vụ chính của các hồ chứa là giữ nước phục vụ công
tác thuỷ nông và một phần kết hợp du lịch, dịch vụ như hồ Quan Sơn, hồ Suối

Hai, hồ Đồng Mô, hồ Tây, hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn,…vì vậy khả năng
khai thác về nuôi trồng thuỷ sản hạn chế.
2.1.2.2. Năng suất nuôi trồng thuỷ sản.
Năng suất nuôi bình quân: năm 2006 đạt 2,15 tấn/ha, năm 2007 đạt
2,42 tấn/ha, năm 2008 là 1,94 tấn/ha, năm 2009 đạt 2,18 tấn/ha, năm 2010 đạt
2,33 tấn/ha so với năm 2006 tăng 14%. Trong đó:
-

Nuôi vùng chuyển đổi: 4,5 – 6 tấn/ha/năm. Đặc biệt có một số mô

hình nuôi thâm canh: cá Chép lai đạt 8 – 10 tấn/ha/vụ nuôi; rô phi đơn tính đạt
10 - 12 tấn/ha/vụ nuôi,..
- Nuôi ao hồ nhỏ: 3,5 – 5 tấn/ha/năm.
- Nuôi ruộng trũng 1 lúa – 1 cá: đạt 2,5 – 3,5 tấn/ha/năm.
- Nuôi hồ chứa đạt 0,5 tấn/ha/năm
Diện tích tăng 18%, sản lượng tăng 17,6% so với năm 2006 do diện
tích nuôi thâm canh tăng đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản, năng suất đã được
cải thiện.
Đối tượng nuôi chủ yếu vẫn là các loài cá truyền thống trôi, mè, Trắm
cỏ, chép lai, Rô phi,...chiếm 80% còn các loại thủy đặc sản chiếm 15 - 20%
gồm ba ba, Điêu Hồng, ếch, Trắm giòn, Chép giòn, cá lăng...
Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay vẫn là quảng canh, quảng canh cải
tiến, bán thâm canh năng suất tăng lên xong còn khiêm tốn một số nơi đã nuôi
theo hình thức thâm canh đối với cá truyền thống năng suất đạt từ 8 - 10 tấn,
Rô phi đạt 15 - 20 tấn/ha.
2.1.2.3. Sản lượng và giá trị.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

5



- Về sản lượng: năm 2006 đạt 32.555 tấn, năm 2007 đạt 38.281 tấn,
năm 2008 đạt 34.717 tấn và năm 2009 đạt 41.500 tấn.
- Về giá trị sản lượng: Theo giá trị thực tế đạt 634,8 tỷ đồng, năm 2007
đạt 746,5 tỷ đồng, năm 2008 đạt 677 tỷ đồng và năm 2009 đạt 809 tỷ đồng.
2.1.2.4. Về thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản.
* Về thức ăn: khoảng 15% diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Hà Nội sử
dụng thức ăn công nghiệp (15.000 tấn), 85% diện tích sử dụng các sản phẩm
phụ nông nghiệp làm thức ăn. Nguồn thức ăn công nghiệp chủ yếu do một số
công ty lớn sản xuất, cung ứng cho các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản thông qua
các đại lý.
* Về thuốc thú y thuỷ sản.
- Hiện tại, trên địa bàn Hà Nội có một số công ty và đại lý cung ứng
các loại thuốc phòng, trị bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, song một số hộ nuôi
thâm canh thuỷ sản ít nên việc sử dụng thuốc thú y thuỷ sản chưa nhiều.
- Quản lý thuốc thú y thuỷ sản: hiện nay trên địa bàn Hà Nội chưa có
các cửa hàng chuyên kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản, chủ yếu là kết hợp với
thuốc thú y trong chăn nuôi nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
2.1.2.5. Môi trường và dịch bệnh.
* Về môi trường:
Theo số liệu nghiên cứu mới nhất của Sở Tài Nguyên và Môi Trường
và nhà đất Hà Nội, lượng nước thải của Thành Phố đang tăng cả về lưu lượng
và nồng độ chất ô nhiễm. Lượng nước thải đổ thẳng ra sông, hồ dự báo đến
năm 2010 là 510.000m3/ngày. Môi trường nước ở các con sông như sông
Nhuệ, sông Đáy và một số hồ ở Hà Nội đã bị ô nhiễm tới mức báo động nhất
là ô nhiễm các chất hữu cơ gây ra nước sông bốc mùi hôi thối.Bên cạnh đó
ảnh hưởng chất thải từ sản xuất Nông Nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
dẫn đến nguồn nước trong nuôi trồng thuỷ sản bị ô nhiễm. Hàm lượng amoni


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

6


trong nước các ao hồ dao động thấp nhất là 0,58mg/l và cao nhất là 51,5mg/l,
trong khi tiêu chuẩn cho phép là 1mg/l; hàm lượng BOD dao động trong
khoảng 13mg/l - 68mg/l, trong khi tiêu chuẩn là 25mg/l.
Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam - mỗi ngày, cư dân Hà Nội thải ra
khoảng 600.000m3 nước thải sinh hoạt với khoảng 250 tấn ra các sông. Thêm
vào đó là một lượng lớn chất thải từ các bệnh viện và các khu công nghiệp.
Ước tính có khoảng 260.000m3 chất thải công nghiệp mỗi ngày và chỉ có
khoảng dưới 10% lượng nước thải này là được xử lý trước khi đổ ra các con
sông, các bệnh viện thải ra khoảng 7.000m3 nước thải mỗi ngày và chỉ có
khoảng 30% là được xử lý. Hầu hết các vùng nuôi trồng thuỷ sản của Hà Nội
đều bị ảnh hưởng của nước thải Thành phố.
* Về dịch bệnh:
Cùng với tình trạng ô nhiễm nước và thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến
hiện tượng cá chết hàng loạt tại các huyện ngoại thành như: năm 2006 bệnh
xuất hiện trên cá rô phi tại Huyện Thanh Trì đã làm cho người nuôi trồng thuỷ
sản bị thiệt hại về kinh tế và bệnh xuất huyết do virus ở cá Trắm cỏ ở các
Huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Ngày 9 tháng 3 năm 2009 hiện tượng
cá chết trên sông Nhuệ tại địa phận Thành phố Hà Đông, cuối tháng 3 đầu
tháng 4 cũng xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các xã Quang Lãng, Đại
Xuyên, Phúc Tiến của Huyện Phú Xuyên số các chết lên tới 8000kg, nguyên
nhân qua đánh giá đó là do tình trạng ô nhiễm nước và do thời tiết thay đổi.
Với việc chuyển đổi cơ cấu Nông Nghiệp hình thành các vùng nuôi
trồng thuỷ sản tập trung, thâm canh năng suất cao với các giống thuỷ sản mới,
công nghệ mới thì khả năng xuất hiện bệnh thuỷ sản là tất yếu
2.1.2.6. Tình hình sản xuất giống phục vụ nuôi trồng.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 17 cơ sở sản xuất giống nhân tạo cá
giống, tổng diện tích 50ha, với 33.990 kg cá bố mẹ các loại và trên 1000 hộ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

7


ương nuôi cá giống. Hàng năm, sản xuất khoảng 650 – 700 triệu cá bột, 160 –
175 triêu cá giống các loại đáp ứng 55 – 60% về số lượng nhưng chất lượng
con giống chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển nuôi trồng thuỷ
sản do cá bố mẹ của các cơ sở giống tư nhân trên địa bàn chủ yếu vẫn được
tuyển chọn ở tại cơ sở và các ao nuôi thương phẩm nên không tránh khỏi hiện
tượng cận huyết, làm giảm chất lượng con giống. Ngoài ra cơ chế thị trường
cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng con giống.
2.1.2.7. Về tiêu thụ và chế biến thuỷ sản.
Hiện nay, sản phẩm thủy sản được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi sống
và tập trung theo thời vụ, thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội thành và một số
tỉnh xung quanh Hà Nội, phần lớn do tư thương và thị trường tiêu thụ tự do.
Hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có cơ sở chế biến sản
phẩm thuỷ sản nước ngọt.
2.2. Tình hình nuôi cá Trắm đen thương phẩm ở Việt Nam và trên thế giới
Cá Trắm đen chỉ có ở Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng nhìn chung cá
Trắm đen từ trước đến nay vẫn được coi là loài thả ghép thêm mà vẫn còn rất ít
có những nghiên cứu về loài này.
Các hệ thống nuôi chủ yếu:
- Nuôi ghép cá Trắm đen cùng các loài cá khác và lấy các loài cá khác
làm đối tượng nuôi chính: hệ thống nuôi này thường thấy ở các tỉnh phía Bắc
cũng như ở Trung Quốc, cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) thường được
nuôi ghép với tỉ lệ rất nhỏ trong các hệ thống nuôi kết hợp trong ao, hồ, đầm và

ruộng trũng với cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), cá trôi (Cirrhina
molitorela), cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), cá mè hoa
(Aristichthys nobilis), cá chép (Cyprinus carpio) để tận dụng thức ăn tự nhiên ở
các tầng nước. Theo các tài liệu của Việt Nam, cá ăn tầng đáy dùng để nuôi
ghép thường đề cập đến là cá chép, ghép với tỉ lệ là từ 5 - 10% (Nguyễn Văn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

8


Việt, 1993; Nguyễn Văn Hảo, 1997) hay ghép với cá Trắm đen với tôm càng
xanh (Phạm Văn Trang và ctv, 2004). Trong thực tế, nuôi cá Trắm đen thả thưa
trong ao đầm có động vật nhuyễn thể một năm có đạt trong lượng từ 3 – 4 kg
với cỡ cá giống 100 – 150 g (Nguyễn Văn Việt, 1993). Mặc dù vậy thì trong
những thập kỉ gần đây xu hướng chuyển sang nuôi các đối tượng mới có gía trị
kinh tế ngày càng gia tăng nhưng các loài cá truyền thống vẫn giữ vai trò quan
trọng.
- Nuôi cá Trắm đen làm chính: hệ thống nuôi này thả cá Trắm đen từ
50 - 60% tổng số cá thả và ghép thêm với cá trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, trôi sẽ
cho năng suất cá Trắm đen bằng 33 - 45% năng suất chung. Cũng theo phương
thức nuôi ghép các loài cá này, nếu nuôi cá Trắm đen và trắm cỏ làm chính, tỉ
lệ thả cá Trắm đen từ 15 - 20% tổng số cá thả trong ao thì năng suất riêng của
cá Trắm đen là 13 - 18% năng suất chung (Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ, 2004).
Tại Trung Quốc, các thí nghiệm gần đây của Hiệp Hội đậu tương Hoa Kì
nghiên cứu sản xuất thức ăn cho cá Trắm đen giống, cá Trắm đen thương phẩm
làm đối tượng chính ngoài ra còn ghép thêm cá mè trắng để tận dụng tầng nước
và xử lý môi trường. Hệ thống nuôi này cho năng suất 5 tấn/ha/vụ nuôi
(Michaelc. Cremer, Zhang Jian và Zhou, 2004; Michaelc. Cremer, Zhang Jian
và Zhou, 2006).
- Nuôi cá lúa: là hệ thống thả ghép các loài cá vào trong ruộng lúa để

tận dụng diện tích canh tác và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có trong ruộng
lúa. Hệ thống này được ghi nhận chính thức ở Trung Quốc từ năm 1950 (Cai
Renkui, Ni Dashu và Wang Jianguo, theo kết quả nghiên cứu của Trung Quốc được Ngô Trọng
Lư và Thái Bá Hồ (2004) sưu tầm thì với các khu ruộng giàu ốc có thể thả
ghép cá Trắm đen với mật độ 1 con trên 80 – 150 m2ruộng, cỡ cá giống thả tốt
nhất là 0,5 - 0,7 kg/con. Sau 1 năm nuôi đạt cỡ 4 – 7 kg/con. Ở Việt Nam

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

9


nghiên cứu nuôi cá lúa cũng được nghiên cứu từ năm 1980 thả ghép các loài
cá chép, trắm cỏ, cá mè vinh, cá rô phi và cá trôi. Trong thực tế cá Trắm đen
được các hộ nông dân thả ghép trong ruộng lúa với các loài cá khác mang lại
hiệu quả, tuy nhiên chưa có báo cáo nào.
Một số nghiên cứu về thức ăn, dinh dưỡng cá Trắm đen gần đây trên
thế giới:
- Năm 2001, Ben Ami và Heller đã thí nghiệm nuôi cá Trắm đen để
tiêu diệt các loài ốc có hại cho sức khỏe con người và phá hoại nông nghiệp.
Giả thuyết cá Trắm đen sẽ tiêu diệt hai loài ốc có hại Physella acuta và
Melanoides tuberculata. Thí nghiệm được công bố trong phòng thí nghiệm,
kết quả cho thấy cá Trắm đen cỡ 30 - 50g tiêu thụ tới 300 con ốc Physella
acuta/ngày. Trong điều kiện thực tế đồng ruộng, ở những nơi không có mặt
của cá Trắm đen thì quần đàn ốc phát triển lên tới đỉnh cao là 181% so với
mật độ ban đầu. Với sự có mặt của cá Trắm đen cỡ lớn từ 4 - 5 kg/con thì số
lượng ốc giảm đi tới 79%, với sự có mặt của cá Trắm đen cỡ 3 - 4 kg/con thì
mật độ ốc giảm 34%. Như vậy cá Trắm đen có hiệu quả trong việc xử lý ốc
gây hại cho nông nghiệp.
- Năm 2003, Leng XiangJun và Wang DaoZun ở Trường Đại học

Thủy Sản Thượng Hải (Trung Quốc) đã nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của
cá Trắm đen, lập công thức thức ăn, chế biến thức ăn bằng nguyên liệu địa
phương. Nghiên cứu đã mở ra triển vọng để phát triển sản xuất thức ăn công
nghiệp nuôi cá Trắm đen ở Trung Quốc.
- Năm 2004, Ismail và El-Deeb đã phân tích thành phần thức ăn trong
dạ dày cá Trắm đen nuôi ao ở Ai Cập cho thấy các loài ốc là thức ăn chủ yếu
ở cá Trắm đen ở tất cả các mùa, xuất hiện nhiều vào mùa hè, thu và xuân, tuy
nhiên mùa đông dạ dày trống thức ăn. Thức ăn nhân tạo là sự lựa chọn thứ hai
của cá Trắm đen vào mùa hè, mùa thu nhưng chúng không ăn vào mùa xuân.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

10


Tác giả khẳng định rằng ốc là thức ăn cá Trắm đen ưa thích nhất với tần suất
xuất hiện là 80% ốc vào mùa xuân, 70% ốc vào mùa hè, 50% ốc vào mùa thu.
Ngược lại thức ăn nhân tạo được chúng sử dụng nhiều nhất vào mùa thu
(39%), và giảm dần vào mùa hè (22%) và không sử dụng vào mùa xuân.
- Michael C. Cremer, Zhang Jian và Zhou (2004) nghiên cứu sử dụng
đậu tương nuôi cá Trắm đen giống trong chương trình nghiên cứu của Hiệp
Hội đậu tương Hoa Kì ASA/China 2004 Feeding Trail 35-04-82, ở tỉnh
Heilongjiang (Trung Quốc) trong ao có diện tích 0,33 ha với mật độ 60.000 cá
Trắm đen và 15000 cá mè trắng giống trên 1ha thì cho thấy: Sau 99 ngày
ương nuôi cá Trắm đen thả cỡ 0,06 g/con lên được 37,4 g/con, trung bình
tăng trọng 0,37 g/con/ngày. Năng suất trung bình 2.115 kg/ha đối với cá
Trắm đen và 381 kg/ha với cá mè. Tỷ lệ sống đối với ương nuôi cá Trắm đen
giống là 94,3% và cá mè trắng là 67,5%. Hệ số thức ăn là 0,95 với số lượng
cho ăn trong ngày từ 4 - 5 lần bằng thức ăn dạng viên nổi có hàm lượng
Protein là 41% và hàm lượng Lipid là 11%. Các tác giả gợi ý rằng với mật độ

ương cá giống có thể tăng lên gấp đôi so với thí nghiệm họ đã tiến hành.
- Nghiên cứu của Cremer, Zhou Enhua và Zhang Jian (2006) về sử
dụng đậu tượng làm thức ăn cho cá Trắm đen do Hiệp Hội đậu tương Hoa Kì
tài trợ:
Thí nghiệm tại Viện nghiên cứu thuỷ sản Shenyang (Trung Quốc) đã
nuôi ghép cá Trắm đen cỡ 51 g/con trong ao 0,16 ha với mật độ 9.000 con/ha,
nuôi ghép với cá mè trắng mật độ 1.500 con/ha. Thí nghiệm thực hiện trong
131 ngày từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2006. Cá được cho ăn 2 lần/ngày bằng
thức ăn viên nổi, cá đã tăng trọng từ 51g lên 693 g/con, trung bình tăng
trưởng 5 g/con/ngày. Năng suất trung bình của cá Trắm đen là 5,9 tấn/ha và
1,4 tấn/ha cá mè trắng. Tỉ lệ sống của cá Trắm đen là 95% với hệ số thức ăn là
1,32. Hiệu quả kinh tế là 2.430 $/ha bằng 38,8 triệu VND với giá trên thị

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

11


trường tại Trung Quốc là 1,14 $/kg bằng 18.240VND/kg đối với cá Trắm đen
còn với mè trắng là 0,32 $/kg bằng 5.120VND/kg (1 $ = 16.000 VND).
Thí nghiệm khác tại Trung tâm Khuyến ngư Trung Quốc của tỉnh
Heilongjiang năm 2006 đã thả cá Trắm đen cỡ 250 g/con ở ao 0,2 ha với mật
độ 6.750con/ha ghép với cá mè trắng ở mật độ 1500 con/ha. Cá thí nghiệm
trong 129 ngày từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2006, được cho ăn bằng thức ăn
viên nổi, kết quả đạt 855 g/con, trung bình tăng trưởng 5 g/con/ngày, năng
suất cá Trắm đen là 5,6 tấn/ha và cá mè trắng là 0,7 tấn/ha. Tỷ lệ sống của cá
Trắm đen là 95,7% với hệ số thức ăn là 1.08. Hiệu quả kinh tế đạt 4.090 $/ha
bằng 65,4 triệu VND với giá cá Trắm đen tại Trung Quốc là 2,02 $/kg bằng
32.000 VND/kg và cá mè trắng là 0,5 $/kg bằng 800 VND/kg.
Qua thí nghiệm trên các tác giả kết luận rằng thức ăn 36% Protein và

7% Lipid nuôi cá Trắm đen thương phẩm có hiệu quả tốt, với phương pháp
quản lý ao không thay nước nhằm giảm chi phí đầu vào, thức ăn sản xuất
không có hợp chất hay chế phẩm gì đảm bảo an toàn thực phẩm và được thị
trường chấp nhận.
Một số nghiên cứu về cá Trắm đen ở Việt Nam trong thời gian gần đây:
- Nguyễn Thị Diệu Phương và ctv (2009), hiện trạng nuôi cá trắm đen
vùng đồng bằng sông Hồng. Theo nghiên cứu cá Trắm đen được nuôi rải rác
ở một số tỉnh thành như Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng
Yên,...Trong quá trình điều tra cho thấy, không có hộ nào nuôi đơn cá trắm
đen mà 100% là nuôi ghép. Mật độ cá trắm đen trung bình là 0,1
con/m2 (1con/10m2), trong ao nuôi có mật độ trung bình 0,4 con/m2 (4
con/10m2). Mật độ thả chung trong ao có xu hướng giảm dần khi mật độ cá
trắm đen tăng lên. Người dân cho biết, cá trắm đen là loài rất nhạy cảm với
điều kiện môi trường xấu vì vậy nuôi thương phẩm cá trắm đen cần có môi
trường nuôi sạch, tức là phải thả thưa và mật độ các loài cá khác phải thấp.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

12


Cá trắm đen thường được nuôi ghép với nhiều loài cá khác nhau. Sự kết
hợp ghép các loài cá nuôi với tỷ lệ ghép hợp lý sẽ tận dụng tối ưu dinh dưỡng
tự nhiên trong ao, xử lý ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả của hệ thống
nuôi. Kích cỡ cá trắm đen khi thả trung bình là 0,48 kg/con, cỡ nhỏ nhất là
0,03 kg/con.
Cá trắm đen nếu thả thưa trong ao đầm có động vật nhuyễn thể phong
phú thì một năm nuôi cá thể đạt khối lượng 3 - 4 kg với cỡ cá giống 0,1 - 0,15
kg/con. Nhưng ở Trung Quốc cỡ cá trắm đen thả tốt nhất là 0,5 - 0,7kg/con
khi nuôi ghép trong ruộng lúa với mật độ rất thưa là 1 con/80 - 150m2 ruộng,

với điều kiện giầu ốc thì sau một năm đạt 4 – 7 kg.
Thức ăn ưa thích của cá trắm đen là ốc. Và có thể bổ sung thêm ngô,
cám, gạo hoặc thức ăn viên công nghiệp. Thức ăn nhân tạo là sự lựa chọn thứ
2 của cá trắm đen vào mùa hè, mùa thu nhưng chúng không ăn vào mùa xuân.
Bệnh của cá trắm đen: Vào khoảng tháng 5 - 6 là thời điểm tiết trời
chuyển mùa xuân sang hạ, nhiều đợt gió mùa xuất hiện làm sự thay đổi nhiệt
độ và môi trường đột ngột cùng với sự phát triển mạnh mẽ của vi sinh vật gây
bệnh làm cho cá dễ mắc bệnh. Các biểu hiện của bệnh cá trắm đen là cá tuột
vẩy, mất nhớt, đóng rêu, thối mang và không có biểu hiện gì. Bệnh thường
xuất hiện khi thay đổi thời tiết đột ngột. Bệnh thường xảy ra ở mọi kích cỡ
của cá.
Hệ thống nuôi ghép trắm đen kết hợp với trồng sen không những cho
lợi nhuận thu từ cá mà còn thu được từ hạt sen với năng suất 300 - 600 kg hạt
sen khô/ha. Với giá bán tại đầm 20.000 đồng/kg hạt thì sau mỗi vụ sen người
sản xuất thu thêm ít nhất từ 6 triệu đến 12 triệu đồng/ha đầm.
Trong ao nuôi cá trắm đen thương phẩm nên được ghép kết hợp 2 - 3
loài để sử dụng hiệu quả dinh dưỡng trong các tầng nước. Trong đó, cá trắm
đen là chính, còn mè trắng có vai trò lọc thực vật phù du..., tỷ lệ thả từ 50%

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

13


đến 75% cá trắm đen. Cá giống cỡ lớn 100g – 500 g/con thả với mật độ 2 - 3
con/10m2 cho ăn thức ăn bằng ốc và thức ăn viên sẽ cho hiệu quả nuôi tốt.
Nuôi cá trắm đen là hướng đi mới được người nuôi cá ở một số tỉnh
như Hải Dương, Ninh Bình, Hưng Yên quan tâm. Cá trắm đen hiện nay chủ
yếu được nuôi ghép trong ao đất hoặc nuôi kết hợp trong đầm trồng cây sen ở
mức độ bán thâm canh. Cá trắm đen được nuôi ghép cùng với các loài cá

truyền thống: mật độ chung của ao nuôi ghép là 0,3 - 0,6 con/m2 với tỷ lệ
trắm đen trung bình 29%. Nuôi ghép cá trắm đen cho hiệu quả kinh tế cao hơn
so với nuôi cá truyền thống.
- Nguyễn Văn Tiến và ctv (2011). “Nghiên cứu xây dựng quy trình
công nghệ nuôi thương phẩm cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus
(Richardson, 1846)” thuộc Hợp phần Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản
bền vững (SUDA), Dự án Hỗ trợ chương trình ngành Thủy sản giai đoạn II
(FSPS II), được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cho
phép thực hiện từ tháng 1/2008 đến tháng 9/2010. Qua 3 năm thực hiện, trên
cơ sở các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được từ các nội dung nghiên cứu, đề tài đã xây
dựng được dự thảo quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá Trắm đen cho
năng suất trên 7 tấn/ha. Quy trình nuôi gồm 2 giai đoạn: nuôi cá giống lớn và
nuôi thương phẩm. Giai đoạn giống lớn, cá Trắm đen được nuôi với mật độ
0,5 con/m2 bằng thức ăn viên hỗn hợp có hàm lượng protein 41% và lipid 7%
với khẩu phần 3-5% khối lượng thân. Từ cỡ cá ban đầu 49 g/con, sau 11
tháng nuôi cá đạt khối lượng trung bình 653,3 g/con. Hệ số thức ăn ở giai
đoạn giống lớn đạt 1,85 và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 1,82 g/con/ngày,
năng suất đạt 3,26 tấn/ha. Giai đoạn nuôi thương phẩm, cá được nuôi với mật
độ 0,25 con/m2 bằng thức ăn viên hỗn hợp có hàm lượng protein 35% và lipid
7% với khẩu phần 3 - 4% khối lượng thân. Từ cỡ cá ban đầu 795 g/con, sau
12 tháng nuôi cá đạt khối lượng trung bình 4.180 g/con. Hệ số thức ăn là 2,8

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

14


và tốc độ tăng trưởng đạt 9,59 g/con/ngày. Năng suất nuôi giai đoạn thương
phẩm đạt 7,08 tấn/ha. Tỷ lệ sống đạt 98,4%. Quy trình nuôi thương phẩm cá
Trắm đen đã được kiểm chứng trong điều kiện sản xuất ở quy mô nhỏ nên có

tính ứng dụng cao. Đề tài đã nghiên cứu thiết lập một số công thức thức ăn và
tổ chức sản xuất thành công thức ăn viên hỗn hợp cho cá Trắm đen giai đoạn
giống lớn và giai đoạn nuôi thương phẩm. Qua thử nghiệm, thức ăn có hàm
lượng protein 41% và lipid 7% phù hợp cho giai đoạn giống lớn; thức ăn chứa
35% protein và 7% lipid phù hợp với giai đoạn nuôi thương phẩm.
- Kim Văn Vạn và ctv (2011), xây dựng được mô hình nuôi đơn cá
Trắm đen và mô hình nuôi ghép các trắm đen thương phẩm với một số loài cá
khác (cá rô đồng, mè trắng và cá chép) tại tỉnh Hải Dương. Mô hình được
triển khai tại một số huyện Nam Sách, Gia Lộc... trên quy mô 17.200m2. Sau
hai năm triển khai đã cho thấy, mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm theo
hướng bán thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi và cho
cộng đồng hơn hẳn các đối tượng nuôi truyền thống.
Mô hình nuôi đơn cá trắm đen với mật độ thả từ 0,5 đến 1con/m2, kích
cỡ cá giống thả lớn từ 300 đến 500g/con, sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm
lượng Protein 28 - 35% với khẩu phần ăn từ 3 – 5% trọng lượng cá/ngày. Sau
10 tháng, thả đơn cá trắm đen (trọng lượng khoảng 300 gam), cá đạt khoảng 3
- 3,3 kg, năng suất khoảng 14 tấn/ha, giá trị sản xuất 400 triệu đồng/ha.
Mô hình nuôi ghép cá trắm đen với cá rô đồng trong giai đoạn cá còn
nhỏ hoặc nuôi ghép cá trắm đen với cá chép cho hiệu quả kinh tế cao, cá ít bị
dịch bệnh do có sự hỗ trợ giữa các loài nuôi và tăng hiệu quả do tận dụng mặt
nước và thức ăn trong ao nuôi. Cá trắm đen là loài cá có giá trị dinh dưỡng
cao và rất được ưa chuộng trên thị trường, giá bán trung bình 80 – 90 nghìn
đồng/kg. Nếu nuôi ghép cá trắm đen với cá rô đồng hoặc cá chép cho giá trị
sản xuất khoảng 650 - 700 triệu đồng/ha.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

15



Như vậy hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì nghiên cứu về
cá Trắm đen còn rất ít…những nghiên cứu ở Việt Nam còn rất mới mẻ và đã
cho thấy hiệu quả mang lại từ việc nuôi cá Trắm đen. Gần đây nhu cầu tiêu
dùng các loại thuỷ đặc sản tăng lên nên giá các mặt hàng thuỷ đặc sản tăng
cao. Nắm bắt được điều này nhiều hộ nuôi cá đã quan tâm do thấy được hiệu
quả kinh tế từ nuôi đối tượng này, phong trào nuôi phát triển rất mạnh. Ở
Thành phố Hà Nội việc nghiên cứu về cá Trắm đen rất ít, hiện tại Sở Khoa
học và Công nghệ Hà Nội đang nghiệm thu đề tài “Hoàn thiện quy trình sản
xuất giống và nuôi thương phẩm xây dựng quy trình nuôi cá Trắm đen thương
phẩm trong lồng và trong ao”, đề tài được tiến hành trong 3 năm từ 2009 đến
hết năm 2011 do Chị Cục Thủy Sản chủ trì thực hiện. Đề tài tiến hành nghiên
cứu cho sinh sản, ương nuôi sản xuất giống cá Trắm đen và cùng với đó thực
hiện nuôi cá Trắm đen thương phẩm trong lồng, trong ao với thức ăn là cám
công nghiệp. Trên thực tế việc đánh giá hiện trạng nuôi, thị trường tiêu thụ cá
Trắm đen ở Hà Nội cũng chưa được nghiên cứu. Vì vậy “Nghiên cứu đánh
giá hiện trạng nuôi và thị trường tiêu thụ cá Trắm đen (Mylopharingodon
piceus) thương phẩm tại Thành phố Hà Nội” góp phần đánh giá về tình hình
nuôi, hiệu quả kinh tế và thị trường tiêu thụ đối tượng này để có những giải
pháp hợp lý cho phát triển nuôi cá Trắm đen thương phẩm trong tương lai.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

16


PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Thời gian
Đề tài tiến hành từ ngày 1 tháng 4 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.
3.1.2. Địa điểm

Đề tài tiến hành điều tra trên các hộ nuôi thuộc huyện Phú Xuyên,
Thanh Oai, Mỹ Đức, Thanh Trì, các hộ kinh doanh cá Trắm đen thương phẩm
ở chợ đầu mối cá Yên Sở, các chợ tiêu dùng lớn, nhỏ trên địa bàn Thành phố
Hà Nội.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng nuôi thương phẩm cá Trắm đen thương phẩm của
Thành phố Hà Nội.
+ Trình độ kỹ thuật
+ Hình thức nuôi
+ Hiện trạng ao nuôi
+ Mật độ thả giống và tỷ lệ ghép
+ Kích cỡ con giống
+ Chăm sóc và quản lý ao nuôi
+ Năng suất và sản lượng cá nuôi
- Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá Trắm đen thương phẩm.
+ Đánh giá về mức đầu tư
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế
- Điều tra hiện trạng thị trường tiêu thụ cá Trắm đen thương phẩm.
+ Khối lượng tiêu thụ
+ Giá cá thương phẩm
+ Khả năng cung ứng của thị trường
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

17


×