Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Đánh giá thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của HTX Song Long. Điều kiện và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.76 KB, 109 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cách đây đúng một năm, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một năm sau ngày gia
nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã không ngừng được
nâng lên và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc mở cửa thị
trường với tư cách là thành viên WTO cũng khiến thị trường Việt Nam chịu
tác động trực tiếp từ thị trường thế giới. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách
thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Trước tình hình đó, để có thể tồn tại và
đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình mà nội dung chính là phải không
ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Khâu tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất
kinh doanh, đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định sự thành công của mỗi
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung cũng như của công ty Cổ phần
may Thăng Long nói riêng. Vì vậy, để có thể cung cấp thông tin một cách
chính xác cho các nhà quản lý và các đối tượng bên ngoài về tình hình tiêu
thụ thành phẩm tại công ty thì việc hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả tiêu thụ cần phải được thực hiện một cách chính
xác, kịp thời và đầy đủ.
Nhận thức được điều này, trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần
may Thăng Long, cùng với những kiến thức đã được học ở nhà truờng, em đã
chọn đề tài cho Chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Hoàn thiện hạch toán thành
phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thnàh phẩm tại công
ty Cổ phần may Thăng Long”.
Nội dung Chuyên đề thể hiện sự kết hợp giữa những hiểu biết về mặt lý
thuyết và những quan sát, nhận xét về thực tế tình hình hạch toán thành phẩm,
tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty Cổ
1
phần may Thăng Long. Trên cơ sở đó, em mạnh dạn đưa ra những đề xuất
nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty.


Kết cấu Chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần may Thăng Long
Chương II: Thực trạng hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công
ty Cổ phần may Thăng Long.
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán thành
phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
thành phẩm tại công ty Cổ phần may Thăng Long.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thị Lời và các
cô chú, anh chị Phòng kế toán Công ty Cổ phần may Thăng Long đã giúp đỡ
em hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Song do thời gian có hạn
và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong bài viết
của mình, em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để chuyên
đề của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Mai Phương
2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị qua các giai đoạn:
1.1.1. Sơ lược về công ty cổ phần may Thăng Long:
• Tên Công ty: Công ty Cổ phần May Thăng Long
• Tên tiếng Anh: Thăng Long Garment Joint Stock Company
• Tên viết tắt: THALOGA,JSC
• Biểu tượng của Công ty:
• Vốn điều lệ: 23.306.700.000 đồng
• Trụ sở chính: Số 250 phố Minh khai, phường Minh Khai, quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội.
• Điện thoại: (84-4) 8623372- 8623054

• Fax: (84-4) 8623374
• Website:
• Ngành nghề kinh doanh:
3
+ Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các
loại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị
tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành Dệt May;
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công
nghệ tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ;
+ Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ôtô, xe máy,
mỹ phẩm, rượu; Kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng;
+ Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; Kinh doanh khách sạn, nhà
hàng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần may Thăng Long, tiền thân là công ty may Thăng
Long thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, được thành lập vào ngày
08/05/1958 theo quyết định của Bộ ngoại thương. Khi mới thành lập Công ty
có tên là Công ty may mặc xuất khẩu, thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp
phẩm. Sự ra đời của công ty có một ý nghĩa lịch sử quan trọng vì đây là công
ty may mặc xuất khẩu đầu tiên ở Việt Nam, đó là dấu hiệu của sự phát triển
trong tương lai cho ngành may mặc xuất khẩu nước ta. Đến nay, mặc dù Công
ty đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách song với những thành công nhất
định qua từng chặng đường phát triển của đất nước, công ty Cổ phần may
Thăng Long đã ngày càng phát triển vững mạnh. Để có thể khái quát được
từng chặng đường phát triển của Công ty, ta có thể chia thành các mốc giai
đoạn lịch sử như sau:
Giai đoạn đầu thành lập: 1958-1965
Ban đầu, Công ty có khoảng 2000 công nhân và 1700 máy may công
nghiệp. Mặc dù trong những năm đầu hoạt động công ty gặp rất nhiều khó
khăn như công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, mặt bằng sản xuất phân tán

nhưng Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch do Nhà nước giao. Không
4
chỉ có vậy, trong những năm từ 1959-1961 quy mô và tổ chức quản lý của
Công ty không chỉ phát triển mạnh mà Công ty còn đã có thêm nhiều bạn
hàng quốc tế mới như Đức, Mông Cổ, Hungari, Tiệp Khắc,vv
Vào tháng 7 năm 1961, Công ty chuyển địa điểm làm việc về 250 phố
Minh Khai, là trụ sở chính của công ty ngày nay. Với mặt bằng rộng rãi đã tạo
điều kiện cho tổ chức sản xuất ổn định. Các bộ phận phân tán trước, nay đã
thống nhất tạo thành dây chuyền sản xuất khép kín khá hoàn chỉnh từ khâu
nguyên liệu, cắt, may, là đến đóng gói.
Giai đoạn từ 1966-1975:
Đây được xem là giai đoạn khó khăn nhất của Công ty do suốt những
năm 1967- 1972 Mỹ liên tục ném bom Miền Bắc. Vì vậy, sản lượng của Công
ty năm 1972 chỉ đạt 67% so với kế hoạch năm. Tuy nhiên, từ 1973- 1975 sau
nhiều nỗ lực, Công ty đã liên tục vượt kế hoạch năm, tạo tiền đề cho những
bước phát triển tiếp theo.
Tiếp đó, đến giai đoạn từ 1976-1990:
Trong các năm 1976-1980, Công ty đã tập trung vào một số hoạt động
chính như: trang bị thêm máy móc, nghiên cứu cải tiến dây chuyền công
nghệ, triển khai thực hiện là đơn vị thí điểm của toàn ngành may. Năm 1979,
Công ty được đổi tên thành Xí nghiệp May Thăng Long.
Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1980-1985), để đảm bảo tiến độ
sản xuất, Công ty luôn chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Giữ vững nhịp
độ tăng trưởng từng năm, năm 1981 Công ty xuất 2.669.700 sản phẩm, năm
1985 xuất 3.382.370 sản phẩm sang các nước: Liên Xô, Pháp, Đức, Thuỵ
Điển. Với thành quả 25 năm của Công ty, năm 1983 Nhà nước đã trao tặng xí
nghiệp may Thăng Long Huân chương Lao động hạng Nhì.
Năm 1990, tình hình trong nước và quốc tế rất khó khăn: khủng hoảng
kinh tế - xã hội ở nước ta vẫn còn gay gắt, lạm phát cao, các nước XHCN ở
5

Đông Âu và Liên bang Xô viết sụp đổ. Với hoàn cảnh đó, Công ty may Thăng
Long đã bị mất trắng thị trường xuất khẩu của mình. Trước những khó khăn
đó, lãnh đạo của Công ty may Thăng Long đã quyết định tổ chức lại sản xuất,
đầu tư hơn 20 tỷ đồng để thay thế toàn bộ hệ thống trang thiết bị cũ. Đồng
thời, Công ty còn chú trọng đến việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất
khẩu. Công ty đã ký nhiều hợp đồng xuất khẩu với các Công ty ở Pháp, Đức,
Nhật Bản, Th ụy Điển, và Hàn Quốc.
Giai đoạn từ 1991- nay:
Với những sự thay đổi hiệu quả trên, năm 1991 Công ty may Thăng
Long là đơn vị đầu tiên được Nhà nước cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực
tiếp. Với việc được phép trực tiếp ký hợp đồng với khách hàng đã giúp tiết
kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và địa phương
trong thời kỳ đổi mới, tháng 6-1992, Công ty may Thăng Long ra đời, đó là
mô hình Công ty đầu tiên trong các xí nghiệp may mặc phía Bắc được tổ chức
theo cơ chế đổi mới. Theo xu thế phát triển của toàn ngành, Công ty đã mở
rộng thị trường xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, Mỹ… Ngoài ra, Công ty còn
hết sức chú trọng đến thị trường nội địa. Năm 1993, Công ty đã thành lập
Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm tại 39 Ngô Quyền, Hà Nội.
Năm 2000, Công ty đã thực hiện theo hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn SA
8000, hệ thống quản lý ISO 9001-2000.
Năm 2003, Công ty may Thăng Long chuyển sang công ty cổ phần, Nhà
nước nắm giữ cổ phần chi phối 51% vốn điều lệ, bán 49% vốn của Nhà nước
tại doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên Công ty.
Tháng 3 năm 2007, 51% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ đã được bán
cho các cán bộ công nhân viên trong công ty và trở thành công ty cổ phần
hoạt động độc lập.
6
Như vậy, qua gần 50 năm hình thành và phát triển, công ty Cổ phần
may Thăng Long đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đóng góp vào công cuộc

xây dựng và phát triển của đất nước trong thời kỳ chống Mỹ cũng như trong
thời kỳ đổi mới, đồng thời khẳng định được vị thế của công ty là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu của làng dệt may Việt Nam.
1.1.3. Thị trường:
1.1.3.1. Thị trường đầu vào:
Thị trường đầu vào của Công ty chính là thị trường nguyên vật liệu bao
gồm nguyên vật liệu chính là các loại vải dệt kim, vải kaki, vải bò, vải dạ nỉ,
vải tuýt xi Thái lan....cho các đơn hàng CMP chủ yếu do khách hàng cung
cấp, nguyên phụ liệu hàng FOB công ty nhập khẩu theo chỉ định của khách
hàng. Các phụ liệu như: mex, chỉ, cúc, khóa, bao bì, phụ tùng thay thế....công
ty mua tại thị trường trong nước. Công ty luôn xây dựng được những mối
quan hệ tốt đẹp, ổn định và lâu dài với các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong
và ngoài nước tạo điều kiện cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao.
1.1.3.2. Thị trường đầu ra:
Lúc đầu, khi mới đi vào hoạt động, thị trường của công ty may Thăng
Long chủ yếu là các nước XHCN(các nước Đông Âu, Liên Xô). Nhưng sau
đó, với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, thị trường của Công ty
ngày càng được mở rộng sang các nước khác như : Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy
Điển. Trong những năm 1990-1992, với sự sụp đổ của hàng loạt nước XHCN,
thị trường của công ty gần như “mất trắng”. Trước tình hình đó, công ty đã
đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới, tập trung hơn vào những nước có tiềm
năng kinh tế mạnh như Tây Âu, Nhật Bản và chú ý hơn nữa đến thị trường
nội địa. Chính vì vậy công ty đã có thêm được nhiều thị trường mới và quan
hệ hợp tác với nhiều công ty nước ngoài có tên tuổi như: “The children’s
place”, “ SANMAR”, “TARGET”, “WAL – MART”, “ONG OOD” của Hoa
7
Kỳ; “ITO CHU” của Nhật; “OTTO” của Đức; “BLOOMING”, “NEW
WORLD” của EU và “KWINTET” của Đan Mạch.
Công ty Cổ phần may Thăng Long luôn xác định vấn đề giữ vững và
mở rộng thị trường là vấn đề sống còn, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển

của Công ty.
- Đối với thị trường gia công: công ty không những tiếp tục duy trì
những khách hàng truyền thống như EU, Liên Xô...mà còn phát triển sang các
thị trường mới như Châu Á, Châu Mỹ Latinh nhằm xây dựng một thị trường
tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sự phát triển lâu dài của Công ty. Hiện nay Công
ty đang xây dựng hệ thống thiết kế thông tin giá cả, gắn việc sản xuất sản
phẩm dệt, may và sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh cho Công ty.
- Đối với thị trường nội địa: bên cạnh việcmở rông thị trường xuất khẩu,
phát triển thị trường nội địa và tăng tỷ trọng nội địa hóa trong các đơn hàng xuất
khẩu cũng là vấn đề được Công ty quan tâm. Công ty may Thăng Long đã thành
lập những đại lý kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa tại Hà Nội và các tỉnh thành
trong cả nước. Công ty đã áp dụng nhiều hình thức tìm kiếm khách hàng như
chào hàng giao dịch qua internet, tham gia các triển lãm trong nước và quốc tế,
quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, biểu diễn thời trang, mở văn
phòng đại diện ở nhiều nước khác nhau.
Với chiến lược phát triển thị trường như trên, công ty Cổ phần may
Thăng Long đã và đang mở rộng được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với rất
nhiều nước khác nhau trên thế giới và khẳng định được thương hiệu của mình
trong nước và trên trường quốc tế.
1.1.4. Những thuận lợi, khó khăn của công ty:
1.1.4.1. Những thuận lợi:
- Về MT kinh doanh:
8
Cơ chế thị trường tạo điều kiện cho công ty chủ động, linh hoạt trong
việc mở rộng các quan hệ hợp tác với các bạn hàng trong và ngoài nước, có
điều kiện học hỏi nhiều kinh nghiệm quản lý, đầu tư công nghệ thích hợp với
giá cả phù hợp với điều kiện của Công ty.
Là doanh nghiệp đầu tiên được cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp nên
công ty cũng nhận được nhiều lợi thế từ chính sách khuyến khích xuất khẩu

của Nhà nước, đây là một lợi thế mà ít doanh nghiệp có được.
- Về địa lý:
Với diện tích rộng, lại nằm ngay mặt đường nên rất tiện cho giao thông
và đi lại, cơ sở hạ tầng tại khu vực ngày cũng khá tốt, dân cư tại khu vục này
khá đông đúc và có nhiều công ty bạn cùng đóng trụ sở tại đây như công ty
Lilama, dệt Minh Khai..... đã tạo điều kiện cho Công ty trong hoạt động sản
xuất cũng như trong việc giới thiệu sản phẩm của Công ty tới người tiêu
dùng.
- Về nội lực
+ Công ty có đội ngũ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm cùng với những cán
bộ công nhân viên có tay nghề và trình độ cao, năng động sáng tạo. Đó là nền
tảng vững chắc cho sự phát triển của Công ty sau này.
+ Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức khá chặt chẽ, các phòng
ban chức năng được phân công công việc cụ thể và có sự phối hợp với nhau
trong thực hiện nhiệm vụ Công ty, đồng thời chịu sự giám sát chặt chẽ của
giám đốc và hội đồng quản trị do vậy hoạt động rất hiệu quả.
+ Công ty đã xây dựng được hệ thống nội quy, quy chế phù hợp với mô
hình tổ chức bộ máy của Công ty.
+ Sau khi cổ phần hóa, Công ty có điều kiện mở rộng sản xuất kinh
doanh theo chiểu sâu, tăng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản
phẩm do việc huy động vốn của công ty thuận lợi hơn.
9
+ Là Công ty đã xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường từ rất
lâu, sản phẩm luôn đạt chất lượng cao, đã có uy tín, và chiếm được cảm tình
của khách hàng.
1.1.4.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, Công ty vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn
cần phải khắc phục:
Thứ nhất: Về cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống nhà xưởng của Công ty
tại Hà Nội và tại xí nghiệp may Nam Hải tuy đã củng cố nhưng xuống cấp

nhiều, thiết bị cũ lạc hậu về công nghệ. Tại xí nghiệp may Nam Hải do thiếu
nhà kho, nhà ăn tập thể nên việc thu hút công nhân là rất khó khăn.
Thứ hai: Trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt, Công ty không
chỉ phải cạnh tranh với những công ty cùng ngành trong nước như công ty
May 10, May Nhà Bè, May Chiến Thắng...mà còn phải cạnh tranh với hàng
ngoại nhập đặc biệt là hàng từ Trung Quốc với ưu thế là giá rẻ và phong phú
về mẫu mã.
Thứ ba: Công ty vẫn để xảy ra tình trạng thất thoát lao động lành nghề.
Lao động của công ty do một số lý do chưa gắn bó lâu dài với Công ty, đây là
điều rất đáng tiếc đối với Công ty.
Thứ tư: Trong những năm vừa qua trong nước và trên thế giới có nhiều
diễn biến phức tạp, thiên tai, dịch cúm gia cầm liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng
chung đến sự phát triển kinh tế, giá vật tư, nguyên liệu, phụ tùng thay thế tăng
cao đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cuar công ty.
Thứ năm: Từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, các nguồn vay ưu
đãi từ phía công ty Tài chính thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam không
còn nữa mà Công ty phải tự huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau gây khó
kkăn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh.
10
1.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Thăng
Long trong 1 số năm gần đây:
1.1.5.1. Sản lượng sản phẩm sản xuất qua các năm:
Đơn vị tính: Sản phẩm
Sản phẩm
Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch
Số lượng
Tỷ
trọng
Số lượng
Tỷ

trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Áo Jacket các loại 420.000 9,8% 470.000 9,69% 50.000 11,90%
Quần các loại
1.893.00
0
44,1%
2.166.00
0
44,66%
273.00
0
14,42%
Áo sơmi các loại 878.000 20,4% 998.000 20,58%
120.00
0
13,67%
Quần áo dệt kim 546.000 12,7% 606.000 12,49% 60.000 10,99%
Quần áo khác 556.000 13% 610.000 12,58% 54.000 9,71%
Tổng cộng
4.293.00
0
100%
4.850.00
0
100%
557.00

0
12,97%
(Nguồn: Thaloga)
Qua biểu trên ta thấy, nhìn chung tình hình sản xuất các sản phẩm chủ
yếu của Công ty qua 2 năm không có nhiều biến động lớn tốc độ tăng sản
lượng cao nhất cũng chỉ đạt ở mức 14,42% đối với sản phẩm quần các loại
mặc dù được đầu tư dây chuyền công nghệ mới nhưng có thể do dây chuyền
này chưa thực sự được sử dụng hết công suất. Do đó Công ty cần có biện
pháp khắc phục nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của Công ty.
11
1.1.5.2. Doanh thu hoạt động qua các năm.
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2005
% so với
doanh thu
thuần
Năm 2006
% so với
doanh thu
thuần`
Doanh thu xuất
khẩu
61.758.015.68
8
64,2 67.579.865.069 64,60%
Doanh thu nội
địa
10.761.989.12
8
11,2 11.917.289.139 11,39%

Doanh thu gia
công
13.827.498.27
7
14,4 15.213.931.027 14,54%
Doanh thu kinh
doanh khác
9.857.007.101 10,2 9.902.063.083 9.47%
Tổng cộng
96.204.510.19
4
100
104.613.148.31
8
100%
(Nguồn: Thaloga)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu theo hoạt động của Công ty tăng khá
mạnh trong đó doanh thu xuất khẩu tăng mạnh nhất mà đây lại là nguồn đem
lại doanh thu chủ yếu cho Công ty. Điều này chứng tỏ Công ty đang trên đà
phát triển, biết mở rộng thị trường và không ngừng duy trì các bạn hàng tiềm
năng của mình.
12
1.1.5.3. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty trong 2 năm gần nhất:
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Chênh lệch
+/- %
1
Tổng giá trị tài sản 133.096.933.849 1300777.436.278 2319497571 -1,74%

- TS ngắn hạn 59.634.954.422 65.270.075.934 5.635.121.512 9,45%
- TS dài hạn 73.461.979.427 65.507.360.344 -7.954.619.083 -10,83%
2 Doanh thu thuần 96.204.510.194 104.613.148.318 8.408.638.124 8,74%
3 Giá vốn hàng bán 76.080.000.000 85.504.954.710 9.424.954.710 12,39%
4
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
-1.820.349.086 -2.898.553.318 -1.078.204.232 -59,23%
5 Lợi nhuận khác -969.003.064 4.300.071.585 5.269.074.652 543,76%
6 Lợi nhuận trước thuế -2.789.352.153 1.401.518.267 4.190.870.420 150,25%
7 Lợi nhuận sau thuế -2.789.352.153 1.401.518.267 4.190.840.420 150,25%
8 Thu nhập bình quân 1.200.000 1.300.000 100.000 8,33%
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm
2005 và 2006)
Căn cứ vào các số liệu ở trên, ta thấy một số nét như sau:
- Tổng tài sản năm 2006 giảm so với năm 2005 là 2.319.497.571 đồng
tương ứng với tốc độ giảm 1,74%. Điều này là do tổng tài sản dài hạn năm
2006 giảm 7.954.619.083 đồng tương ứng với tốc độ giảm 10,83%. Tuy nhiên
tỷ trọng tài sản dài hạn so với tổng tài sản vẫn chiếm 50,09% cao hơn tỷ trọng
của tài sản ngắn hạn. Vì vậy Công ty cần tiếp tục áp dụng những biện pháp
nhằm làm giảm tỷ trọng tài sản dài hạn đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý cho
công ty vì công ty là một doanh nghiệp sản xuất nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn
phải lớn hơn tỷ trọng của tài sản dài hạn.
- Doanh thu thuần năm 2006 tăng 8.408.638.124 đồng so với năm 2005
tương ứng với tốc độ tăng là 8,74%. Điều này là do trong năm 2006 lượng
hàng tiêu thụ được của Công ty đã tăng so với năm 2005. Đây là một tín hiệu
đáng mừng đối với doanh nghiệp.
- Giá vốn hàng bán năm 2006 tăng 9.424.954.710 đồng so với năm 2005
13
tương ứng với tốc độ tăng 12,39%. Điều này là đương nhiên vì số lượng hàng

tiêu thụ được trong năm 2006 tăng so với năm 2005.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2006 giảm 1.078.204.232
đồng yếu tố chi phí bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí
bán hàng tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần.
- Lợi nhuận khác năm 2006 tăng rất mạnh từ -969.003.067 đồng lên
4.300.071.535 đồng tương ứng với tốc độ tăng 543,76%. Điều này là do thu
nhập khác năm 2006 tăng gần gấp đôi trong khi chi phí khác lại giảm mạnh từ
3.444.775.168 đồng xuống còn 72.287.670 đồng.
- Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty năm 2006 tăng rất mạnh
với mức độ là 419 087 0.420 đồng tương ứng với mức độ tăng 150,25%.
Trong khi năm 2005 Công ty bị lỗ thị năm 2006 Công ty đã có lãi do tốc độ
tăng mạnh của lợi nhuận khác.
- Thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty đã tăng đáng
kể, từ 1.200.000 đồng lên 1.300.000 đồng tương ứng mức tăng 1,33%. Điều
này cho thấy thu nhập của người lao động dần được cải thiện giúp họ yên tâm
công tác, gắn bó lâu dài với công ty.
Như vậy, chỉ với những nhận xét khái quát về Công ty trong vài năm gần
đây, ta có thể thấy Công ty đang có những bước phát triển khá vững chắc.
Công ty đã dần thoả mãn được yêu cầu khắt khe của thị trường, mở rộng được
thị trường trong nước và xuất khẩu, tiết kiệm chi phí sản xuất. Đây cũng là
những nhân tố tích cực mà Công ty cần phải phát huy hơn nữa. Tuy nhiên, để
có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn ngoài việc chú ý đào tạo mới các cán bộ
công nhân viên, Công ty cần không ngừng đầu tư mới các máy móc trang
thiết bị hiện đại thay thế các máy móc lạc hậu nhằm làm tăng doanh thu, hạ
giá thành sản phẩm cải thiện lợi nhuận cho Công ty.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị:
Theo phương án cổ phần hóa của công ty năm 2003, công ty Cổ phần
14
may Thăng Long đã trở thành một công ty cổ phần vào năm 2004. Do đó
phương thức quản lý của Công ty đã chuyển từ tính chất tập trung vào một và

cá nhân lãnh đạo và chịu sự chi phối của cấp trên sang tính chất tự quyết, lãnh
đạo và kiểm soát của một tập thể các cổ đông. Mô hình tổ chức công ty Cổ
phần may Thăng Long được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức công ty Cổ phần may Thăng Long.
Về tổ chức quản lý của công ty, vì là một doanh nghiệp tổ chức hạnh
toán độc lập bao gồm nhiều thành viên trực thuộc nên Công ty có tổ chức bao
gồm 2 cấp: Cấp công ty và cấp xí nghiệp với sự chỉ đạo của giám đốc do hội
đồng quản trị cử ra. Với việc phân cấp như vậy đã tạo điều kiện cho các
phòng ban trực thuộc thực hiện chuyên môn nhiệm vụ và hợp đồng hoạt động
một cách có hiệu quả. Theo như trình bày ở trên, ta có thể mô tả khái quát mô
hình, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
may Thăng Long như sau:
§¹i héi ®ång cæ ®«ng
Héi ®ång qu¶n
trÞ
Ban kiÓm so¸t
Ban gi¸m ®èc c«ng ty
15
S 1.2: C cu t chc b mỏy qun lý sn xut kinh doanh ca cụng ty C
phn may Thng Long
1.3. c im quy trỡnh cụng ngh sn xut sn phm:
16
Đại hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phó tổng giám đốc điều
hành
Phó tổng giám đốc điều
hành sản xuất
Phó tổng giám đốc điều

hành nội chính

Văn
phòng
công
ty
Phòng
kế
toán tài
vụ
Phòng
kỹ thuật
chất lư
ợng
Phòng
cơ điện
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Phòng
kinh
doanh
tổng hợp
Các xí nghiệp thành
viên

Nhân viên thống kê
các xí nghiệp
Nhân viên thống kê
phân xưởng

nghiệp
I

nghiệp
II

nghiệp
III


nghệp
may
Nam
Hải

nghiệp
phụ
trợ

nghiệp
thời
trang

nghiệp
thêu


nghiệp
mài
Công ty Cổ phần may Thăng Long là một công ty sản xuất và kinh doanh
với các loại sản phẩm rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại sản phẩm được sản
xuất theo một quy trình công nghệ khác nhau.Tuy nhiên, do Công ty chủ yếu
sản xuất các sản phẩm may mặc nên em đã đi sâu nghiên cứu quy trình công
nghệ sản xuất loại sản phẩm này.
Xuất phát từ đặc điểm là Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng
nên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn,
chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công
nghệ chế biến phức tạp theo một trình tự nhất định là từ cắt- may- là- đóng
gói- đóng hòm- nhập kho trên cùng một dây chuyền khép kín gồm: 1 tổ cắt, 4
dây chuyền may, 1 tổ là.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm có thể mô tả như sau:
Bước 1. Sau khi ký hợp đồng với khách hàng, phòng kỹ thuật lập bảng
định mức vật liệu và mẫu mã của từng loại sản phẩm. Phòng kế hoạch cân đối
lại vật tư và lệnh sản xuất cho từng xí nghiệp đồng thời cung cấp nguyên vật
liệu cho từng xí nghiệp. Tổ kỹ thuật của xí nghiệp căn cứ vào mẫu mã của
phòng kỹ thuật đưa xuống sẽ ráp sơ đồ để cắt. Khi vải được đưa vào nhà cắt
thì tại đây:
- Vải được trải, đặt mẫu.
- Tiến hành cắt phá sau đó cắt gọt.
- Đánh số đồng bộ, cắt bán thành phẩm
- Nhập kho nhà cắt và chuyển cho các bộ phận trong xí nghiệp.
Nếu sản phẩm nào yêu cầu phải thêu hay in thì sẽ được chuyển đi thêu
hoặc in trước khi chuyển sang giai đoạn may.
Bước 2: May ghép thành phẩm. Tại các tổ may được chia thành nhiều
công đoạn may cổ, may tay, may thân, may cạp sau đó ghép thành sản phẩm.
Bước 3: Sau khi xong công đoạn may, sản phẩm hoàn thành được đưa

17
xuống bộ phận giặt, tẩy mài sau đó được đưa xuống bộ phận là và đưa đến
cho bộ phận kiểm tra (KCS). Nếu sản phẩm đạt chất lượng sẽ được đóng
kiểm, đóng gói bao bì và đưa vào nhập kho thành phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được tóm tắt theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
1.4. Đặc điểm công tác kế toán của công ty cổ phần may Thăng
Long:
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý cũng như trình độ của
các cán bộ kế toán và chức năng nhiệm vụ mà bộ máy KT được giao, Công ty
tổ chức bộ máy KT theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác KT của Công
ty được thực hiện ở phòng KT tài vụ. Mọi nghiệp vụ kinh tế cũng như việc
phản ánh ghi chép, lưu giữ CT, hệ thống sổ sách, báo cáo đều được thực hiện
ở phòng KT tài vụ. Ở các xí nghiệp thành viên và các bộ phận trực thuộc
không tổ chức bộ máy KT riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống
kê làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác KT ban đầu, thu nhận kiểm tra
CT, ghi chép sổ sách hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho yêu cầu quản lý sản
xuất kinh doanh của từng phân xưởng đó. Ngoài ra, trong bộ máy KT, các
nhân viên được bố trí đảm nhận các phần hành KT căn cứ vào khối lượng,
tính chất phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính và phù hợp với năng lực
trình độ của từng KT viên. Điều này không những tạo điều kiện cho mỗi cán
bộ KT phát huy tốt khả năng và trình độ của mình mà còn giúp cho công tác
kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ được thuận tiện.
1.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Bộ máy KT của công ty Cổ phần may Thăng Long được tổ chức theo
hình thức tập trung, bao gồm 2 cấp là cấp công ty và cấp xí nghiệp.
18
VL
phụ

Bao bì
đóng
kiện
NVL
(vải)
PX cắt
- Trải vải
- Đặt mẫu
- Cắt phá
- Cắt gọt
- Đánh số
PX may
- May cổ
- May
thân
- May tay
- May cạp
PX
Thêu
PX

PX
tẩy
mài
Đóng
gói
kiểm
tra
Nhập
kho

thành
phẩm
1.4.2.1. Tại công ty:
Toàn bộ công việc KT của Công ty được tập trung ở phòng KT tài vụ.
Nhiệm vụ của phòng này là hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện thu thập xử
lý các thông tin KT ban đầu; thực hiện chế độ hạch toán và quản lý tài chính
theo đúng quy định của Bộ tài chính. Đồng thời, phòng KT còn cung cấp các
thông tin về tình hình tài chính của công ty một cách đầy đủ, chính xác và kịp
thời; từ đó tham mưu cho Ban giám đốc để đề ra các biện pháp, các quy định
phù hợp với đường lối phát triển của Công ty. Căn cứ vào quy mô sản xuất,
đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cùng mức độ chuyên môn hóa và trình
độ của các cán bộ, phòng KT tài vụ được biên chế 9 người và được tổ chức
theo các phần hành KT như sau:
- Cô Phan Thị Song Hoài- KT trưởng là người tổ chức và kiểm tra, chỉ
đạo việc thực hiện toàn bộ công tác KT, thống kê, tài chính ở Công ty. Đồng
thời kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của Công ty. KT
trưởng có nhiệm vụ làm báo cáo thuế bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế môn bài…; phải thông báo và chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ
quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính của Công ty .
- Chú Dương Tiến Đạt- Phó phòng KT kiêm kế toán tổng hợp: làm
nhiệm vụ tập hợp, rà soát, kiểm tra tài liệu của các phần hành KT và tiến hành
lập các báo cáo phân tích tài chính gửi lên Ban quản trị của Công ty.
- Chú Lê Hồng Khoảng làm KT lương và bảo hiểm xã hội, tập hợp các
chi phí và làm kho bao bì.
KT lương và bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các phân
xưởng, tổ, đội sản xuất gửi lên để phối hợp với các bộ phận khác thanh toán
lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên, trích bảo hiểm xã hội theo quy
định. Ngoài ra còn có nhiệm vụ thanh toán lương tính theo doanh thu. Kế toán
sử dụng bảng thanh toán lương, bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và
19

trích BHXH.
KT tập hợp chi phí hàng tháng nhận được báo cáo từ các xí nghiệp gửi
lên, tổng hợp phần chế biến bán thành phẩm vào “báo cáo tổng hợp chế biến”.
- Chị Phạm Hồng Yến làm KT bảo hiểm, KT kho vật tư, kho thành phẩm
nội địa, KT các khoản phải thu phải trả khác.
- Chị Trần Thúy Mai làm KT giá thành, kế toán phải trả người bán có
nhiệm vụ hàng tháng nhận số liệu từ các bộ phận KT khác để tính giá thành,
tính giá bán sản phẩm theo phương pháp hệ số. Ngoài ra còn có nhiệm vụ
theo dõi tình hình nợ phải trả của Công ty.
- Chị Nguyễn Thanh Giang làm KT tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; KT tiền
vay; KT TSCĐ và chi phí chờ phân bổ.
Đối với KT tiền mặt có nhiệm vụ hạch toán chi tiết về tiền mặt, lên sổ
chi tiết tiền mặt, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc. Từ đó lập
phiếu thu, phiếu chi cho các nghiệp vụ tiền mặt, theo dõi công nợ nội bộ.
Hàng ngày cập nhật thu, chi lên bảng kê số 1 và NKCT số 1, cuối tháng in ra
báo cáo tổng hợp.
Đối với KT tiền gửi ngân hàng có trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ
liên quan đến tiền gửi ngân hàng, thực hiện quá trình thanh toán giữa Công ty
với các đối tượng khác thông qua hệ thống ngân hàng. Hàng ngày cập nhật
thu - chi lên bảng kê và NKCT số 2.
Đối với KT tiền vay có trách nhiệm hạch toán, theo dõi tình hình của các
khoản vay ngắn hạn và trung hạn. Hàng ngày cập nhật lên NKCT số 4.
Đối với KT TSCĐ và chi phí chờ phân bổ có nhiệm vụ theo dõi giá trị
hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao và phân bổ khấu hao cho
các hoạt động của Công ty, đồng thời theo dõi và quản lý chi phí chờ phân bổ
của Công ty.
- Anh Vũ Huy Long làm KT kho NVL và kho phụ liệu, kho thành phẩm
20
xuất khẩu có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán chi tiết NVL, phụ liệu và thành
phẩm xuất khẩu. Khi có yêu cầu sẽ cùng các bộ phận chức năng khác tiến

hành kiểm kê lại, tìm nguyên nhân và biện pháp giải quyết khi thiếu hụt.
- Chị Hoàng Khánh Vân làm KT công nợ xuất khẩu, công nợ nội địa,
phải trả người bán gia công và kế toán tạm ứng có nhiệm vụ theo dõi và hạch
toán chi tiết tình hình công nợ xuất khẩu và nội địa, tình hình thanh toán với
người bán gia công và tình hình tạm ứng cho công nhân viên trong Công ty.
- Chị Nguyễn Thị Yến làm thủ quỹ chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của
Công ty. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để xuất hoặc
nhập quỹ, kiểm tra độ thật giả của tiền, ghi sổ quỹ tiền mặt phần thu chi, cuối
tháng đối chiếu với sổ quỹ của KT tiền mặt.
Có thể khái quát sơ đồ bộ máy KT của công ty may Thăng Long theo mô
hình sau:
Sơ đồ 1.4:Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
21
KT lương, KT tập hợp CP,
KT kho bao bì
KT bảo hiểm, KT kho vật tư,
kho thành phẩm nội địa, KT
phải thu phải trả khác
KT giá thành, KT PTNB
KT TM, TGNH, tiền vay, KT
TSCĐ, CP chờ phân bổ
KT kho NVL & kho phụ liệu
kho thành phẩm XK.
Thủ quỹ
KT Công nợ XK, nội địa;
PTNB gia công; TK tạm ứng
KT trưởng
Phó phòng
KT
Nhân

viên
thống
kê tại
các xí
nghiệp
1.4.2.2. Tại kho và các xí nghiệp thành viên:
- Tại kho:
Thủ kho ghi thẻ kho trên cơ sở phiếu nhập kho, xuất kho; cuối tháng lập
báo cáo nhập- xuất- tồn và gửi lên phòng KT Công ty. Ngoài ra, các nhân
viên này phải chấp hành quy định hạch toán nội bộ của Công ty về cấp phát
nguyên vật liệu theo định mức trước khi nhập kho và xuất kho.
- Tại các xí nghiệp thành viên:
Nhân viên thống kê tại các xí nghiệp có nhiệm vụ theo dõi:
+ Từng chủng loại NVL được đưa vào sản xuất theo từng đơn đặt hàng
của xí nghiệp.
+ Số lượng bán thành phẩm, tình hình nhập, xuất kho thành phẩm và số
lượng sản phẩm hoàn thành để tính lương cho cán bộ công nhân viên.
+ Số lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ sản xuất vào đầu ngày và
số lượng thành phẩm nhập vào cuối ngày.
Cuối tháng, nhân viên thống kê phân xưởng phải lập các báo cáo tiết
kiệm NVL, báo cáo thanh quyết toán hợp đồng gửi lên cho Công ty làm căn
cứ tính thưởng. Công ty nhập lại số NVL này đồng thời KT hạch toán phế
liệu thu hồi nhập kho. Nhân viên thống kê tại các xí nghiệp có nhiệm vụ lập
báo cáo nhập- xuất- tồn NVL và báo cáo chế biến NVL, báo cáo thành phẩm,
báo cáo thanh toán lương để chuyển lên phòng KT của Công ty.
1.4.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần may Thăng
Long:
1.4.3.1. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày
22

31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép KT và lập Báo cáo tài chính là
Đồng Việt Nam( ký hiệu “VND” ).
1.4.3.2. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:
Hiện nay Công ty đang áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành
theo Quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính. Hình thức ghi sổ KT áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký chứng
từ.
1.4.3.3. Các chính sách kế toán áp dụng :
 Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tương đương tiền:
Các khoản tương đương tiền được xác định trên cơ sở các khoản đầu tư
ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng
chuyển đổi dễ dàng thành tiền.
Nguyên tắc ghi nhận các giao dịch bằng ngoại tệ:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra VND theo
tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Cuối năm các khoản mục có
gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng
nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ KT.
Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá:
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm và chênh lệch tỷ giá hối đoái được
kết chuyển vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí hoạt động tài chính
vào cuối niên độ.
 Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc bao gồm: chi phí thu mua, chi phí
23
chế biến và chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho
ở trạng thái hiện tại.
Giá gốc của hàng tồn kho mua ngoài bao gồm: giá mua, các chi phí có

liên quan trực tiếp đến việc thu mua hàng tồn kho và các loại thuế không
được hoàn lại.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường
xuyên và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được ghi nhận theo chi phí
nguyên vật liệu chính. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho là phương
pháp bình quân gia quyền.
Cuối kỳ kế toán năm, công ty lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, được
xác định bằng số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho với giá trị thuần
có thể thực hiện được của chúng khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực
hiện được của hàng tồn kho.
 Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu
khác:
Các khoản phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người
bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác được trình bày trên báo cáo
tài chính theo giá trị ghi sổ. Công ty cũng tiến hành trích lập dự phòng cho
các khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi.
 Ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
Nguyên giá TSCĐ được ghi nhận là giá thực tế Công ty đã bỏ ra khi đưa
TSCĐ vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng TSCĐ được đánh giá theo
nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Khấu hao TSCĐ được xác định theo phương pháp đường thẳng, thời gian
khấu hao theo quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về
việc ban hành Chế độ khấu hao TSCĐ.
24
 Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:
Khi công ty đầu tư nắm giữ từ 20% đến dưới 50% vốn chủ sở hữu của
bên nhận đầu tư mà không có thỏa thuận khác thì được ghi nhận là đầu tư vào
công ty liên kết.
Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, các khoản đầu tư dài hạn khác
được ghi nhận theo phương pháp giá gốc, bao gồm: phần vốn góp hoặc giá

thực tế mua các khoản đầu tư cộng các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi
giới, giao dịch…
 Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả:
Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ nhằm đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không
gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh, được thực hiện theo nguyên tắc
phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.
 Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ số tiền góp cổ
phần, mua cổ phiếu của các cổ đông.
Công ty tiến hành lập các quỹ bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự
phòng tài chính và Quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quyết định của HĐQT.
 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Doanh thu bán hàng được xác định khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:
- Công ty chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu
sản phẩm.
- Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát sản phẩm.
- Doanh thu xác định tương đối chắc chắn.
- Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Đối với doanh thu xuất khẩu: doanh thu chỉ được ghi nhận khi có hóa
25

×