Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.69 KB, 79 trang )

i

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

KỶ YẾU
(Đề tài cấp cơ sở năm 2015)

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
THẾ GIỚI HIỆN NAY

Đơn vị chủ trì
Chủ nhiệm đề tài
Thư ký đề tài

: Khoa Kinh tế
: ThS. Ninh Thị Minh Tâm
: ThS. Hồ Sỹ Ngọc

HÀ NỘI – 2015


ii

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

KỶ YẾU
(Đề tài cấp cơ sở năm 2015)


DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
THẾ GIỚI HIỆN NAY

Đơn vị chủ trì
Chủ nhiệm đề tài
Thư ký đề tài

: Khoa Kinh tế
: ThS. Ninh Thị Minh Tâm
: ThS. Hồ Sỹ Ngọc

HÀ NỘI - 2015


iii

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................iii
CHƯƠNG 1..........................................................................................................................5
TỔNG QUAN CHUNG VỀ DNNVV VIỆT NAM VÀ ..................................................5
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY....................................................5
1.1.DNNVV VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.................................................5


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
APEC


Asia - Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái
Bình Dương)

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông

CNH, HĐH

Nam Á)
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN
DNNN

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

DNNVV
DNTN
ĐTNN
FDI
GDP

Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp tư nhân

Đầu tư nước ngoài
Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GTGT

Giá trị gia tăng

KCN

Khu công nghiệp

KKT
MHTM
OECD

Khu kinh tế
Ngân hàng thương mại
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development)

TNDN
VCCI

Thu nhập doanh nghiệp
Vietnam Chamber of Commerce anh Industry (Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam)

VDB
XTĐT
WB

WTO

Vietnam Development Banhk (Ngân hàng phát triển Việt Nam)
Xúc tiến đầu tư
World Bank (Ngân hàng thế giới)
World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới)


v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
1. Các biểu đồ

2. Các bảng


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày
nay. Đối với các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam thì hội nhập
kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các
nước khác và có điều kiện phát huy hơn nữa những lợi thế so sánh trong phân công
lao động và hợp tác quốc tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt
Nam nói riêng đang đứng trước một thách thức to lớn là cần làm gì để duy trì và
phát triển hoạt động để có thể tồn tại và phát triển. Trước bối cảnh kinh tế thế giới
biến đổi không ngừng, môi trường kinh doanh và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay
gắt đã và đang đặt ra những yêu cầu và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp

Việt Nam, trong đó có các DNNVV. Nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu
rộng vào nền kinh tế toàn cầu đánh dấu bằng bước ngoặt quan trọng là chính thức
trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 trong quan
hệ thương mại, hợp tác đầu tư và các ràng buộc tài chính liên quan. Bên cạnh đó,
Việt Nam không tránh khỏi cuộc khủng hoảng mang tính chất toàn cầu được bắt
đầu từ khủng hoảng tài chính từ Mỹ, sau đó lan tỏa sang các lĩnh vực khác tác động
với cường độ lớn và Việt Nam không tránh khỏi xu hướng tất yếu trên trong điều
kiện hội nhập.
Cùng với tiến trình đổi mới, phát triển đất nước, DNNVV ở nước ta có vị trí,
vai trò rất quan trọng, đóng góp to lớn vào ổn định, phát triển kinh tế đất nước:
DNNVV có lợi thế trong khai thác tiềm năng vốn, tài nguyên, lao động, thị trường,
nâng cao sức cạnh tranh, hoàn thiện cơ chế, thể chế kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH,
HĐH) đất nước. Điều đó đã được cụ thể hóa trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
VIII: “Phát huy các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa là chính, với công nghệ thích
hợp, vốn đầu tư ít, tạo nhiều việc làm, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chú trọng đầu
tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả năng lực thiết bị


2

hiện có” . Trong khi bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và toàn
cầu, đặc biệt là giai đoạn khủng khoảng tài chính (2007- 2008) và suy thoái kinh tế
(2011- 2013) vừa qua, mặc dù các DNNVV Việt Nam (chiếm 97,7% tổng số các
doanh nghiệp trên toàn quốc) vẫn phát triển và có những đóng góp tích cực vào tăng
trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội cũng như chứng tỏ được tính năng
động và linh hoạt trong tận dụng được các cơ hội để phát triển trong bối cảnh cạnh
tranh và hội nhập.
Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra mà bắt từ khủng
hoảng tài chính của Mỹ (năm 2008) và đặc biệt là từ năm 2011 đến nay, nền kinh tế

Việt Nam đứng trước rất nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế- tài
chính thế giới, khủng hoảng nợ công Châu Âu. Bên cạnh đó, mô hình phát triển
kinh tế chú trọng tăng trưởng theo chiều rộng của nước ta nhiều năm qua đã không
còn phù hợp và đang bộc lộ những điểm yếu. Điều này đã dẫn đến những bất ổn
kinh tế vĩ mô trong quá trình phát triển của nước ta như: Lạm phát; suy giảm tốc độ
tăng trưởng; suy giảm thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và trực tiếp
ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân. Các biện pháp đồng bộ về giảm
tổng cầu ở Việt Nam trong bối cảnh trên đã tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp (DN) nói chung và DNNVV nói riêng. Trong bối cảnh
đó, các DNNVV Việt Nam đã đang đối mặt với không ít khó khăn, giờ lại càng khó
khăn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cần thiết phải có sự hỗ trợ của
Chính phủ trong việc tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi, ban hành các chính sách
hỗ trợ riêng đối với các DNNVV cũng như sự giúp đỡ của các Hiệp hội và nỗ lực
cố gắng của bản thân các DNNVV. Nhằm cung cấp các căn cứ cần thiết cho việc đề
xuất những giải pháp căn cơ giúp DNNVV vượt qua khủng hoảng, đồng thời, phục
vụ cho việc giảng dạy các chuyên đề có liên quan, Khoa Kinh tế đã lựa chọn thực
hiện đề tài: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế thế giới hiện nay”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát


3

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giúp các DNNVV Việt Nam vượt qua
khó khăn, vướng mắc trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay để tiếp
tục đứng vững, phát triển và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế- xã hội của nước ta.


2.2Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về DNNVV Việt Nam trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế thế giới hiện nay;
(2) Phân tích tác động khủng hoảng kinh tế thế giới và ảnh hưởng của nó đến
phát triển các DNNVV Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng và bài học kinh
nghiệm đối với phát triển DNNVV ở Việt Nam;
(3) Nghiên cứu thực trạng phát triển DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh
khủng hoảng kinh tế thế giới (từ thực trạng sử dụng lao động, nguồn vốn, tài
nguyên thiên nhiên và ứng dụng khoa học công nghệ...);
(4) Chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của các DNNVV ở Việt
Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay.
(5) Đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế của các DNNVV ở
Việt Nam nhằm phát triển các DNNVV Việt Nam vượt qua thời kỳ khủng hoảng
kinh tế thế giới hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: DNNVV của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế thế giới hiện nay.

3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến 2014.
3.2.2 Về không gian: Nghiên cứu các DNNVV Việt Nam thuộc các thành phần
kinh tế hoạt động theo Luật DN 2005.
3.2.3 Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các DNNVV của Việt
Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, tập trung chủ yếu về thực trạng
số lượng và cơ cấu DNNVV; thực trạng kết quả hoạt động của DNNVV; và các


4


nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV Việt Nam
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Đề tài vận dụng phương pháp luận phép biện chứng kết hợp với chủ nghĩa
duy vật lịch sử; Đường lối Đảng và chính sách của Nhà nước để phân tích, đánh giá
và giải quyết các vấn đề.

4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
+ Phân tích tài liệu sẵn có: Thu thập, phân tích thông tin thứ cấp (các tài liệu
nghiên cứu, sách báo, văn bản nhà nước, số liệu thống kê...).
+ Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc: Để vừa thấy được quá
trình diễn biến của sự kiện, vừa có thể rút ra những nhận định khái quát.
+ Phương pháp chuyên gia: Bằng cách đặt viết các báo cáo chuyên đề và trao
đổi, thảo luận, tranh thủ ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm để hoàn thiện
luận cứ khoa học của các kiến nghị, đề xuất.
+ Phương pháp chuyên môn: Đề tài vận dụng các phương pháp thống kê và so
sánh, phân tích và tổng hợp nhằm lượng hoá một cách có hệ thống các dữ liệu, dự
báo khuynh hướng của các chỉ tiêu kinh tế.

5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương:

Chương
1:

Tổng quan chung về DNNVV Việt Nam và khủng hoảng
kinh tế thế giới hiện nay


Chương
2:

Thực trạng DNNVV Việt Nam trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế thế giới hiện nay

Chương
3:

Định hướng và giải pháp phát triển DNNVV Việt Nam
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ DNNVV VIỆT NAM VÀ
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY
1.1. DNNVV VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò DNNVV Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm DNNVV Việt Nam
Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, cụm từ DNNVV đã
được sử dụng tương đối phổ biến và khi đề cập đến khái niệm DNNVV, các quốc
gia thường đề cập đến cách phân loại doanh nghiệp dựa trên qui mô của các doanh
nghiệp. Mặc dù vậy, cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có khái niệm chuẩn mực về
DNNVV, các quốc gia vẫn chưa có sự thống nhất trong việc lựa chọn các tiêu chí
đánh giá loại hình qui mô doanh nghiệp và lượng hóa các tiêu chí thông qua các chỉ
tiêu cụ thể. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm về DNNVV giữa các quốc gia
trên thế giới chủ yếu là việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá qui mô doanh nghiệp và
việc lượng hóa các tiêu chí đó thông qua các chỉ tiêu cụ thể, và do đó, trên thực tế

hiện nay, mỗi quốc gia trên thế giới có thể tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mình
và tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, trình độ phát triển trong từng
thời kỳ mà có thể sử dụng các tiêu chí cụ thể hoặc kết hợp các tiêu chí khác nhau
như: Tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp, tổng vốn hoặc giá trị tài sản,
doanh thu (xem bảng 1.1). Theo tiêu chí của nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh
nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp
nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống,
còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.
Như vậy, có thể rút ra khái niệm DNNVV ở các nước trên thế giới: Là DN có
qui mô được giới hạn bởi các tiêu chí lao động, vốn hoặc giá trị tài sản, hoặc doanh
thu tùy theo quan niệm của mỗi quốc gia, đồng thời, việc sử dụng các tiêu chí để
nhận diện DNNVV ở từng nước cũng có những điểm khác biệt nhất định, thể hiện ở
số lượng các tiêu chí và việc lượng hóa các tiêu chí ở mỗi nước. Chính vì vậy, có
thể thấy rằng, khái niệm DNNVV là mang tính tương đối, thay đổi theo từng giai


6

đoạn phát triển kinh tế- xã hội và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế- xã hội
của mỗi quốc gia, vào đặc điểm phát triển của mỗi loại ngành, nghề.
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNNVV ở một số nước trên thế giới
CÁC TIÊU CHÍ ÁP DỤNG
Số lao động
Tổng vốn hoặc Doanh thu
giá trị tài sản
1. Mỹ
Trong tất cả các ngành

<500
<1000


hoặc Không
trọng

2. Nhật Bản
- Bán lẻ
<50
- Bán buôn
<100
- Dịch vụ
<100
- Các ngành sản xuất
<300
3. Các nước EU
<250
4. Đài Loan
- Các ngành chế tạo, xây dựng <200
và khai mỏ.
- Các ngành khác
<50
5. Hàn Quốc
- Công nghiệp xây dựng
<300
- Thương mại dịch vụ
<50
6. Malaysia (sản xuất công < 150
nghiệp)
=
7. Indonesia
Không

quan
trọng
8. Philippine
Từ 10- 199

quan Không
trọng

<10 triệu Yên
<100 triệu Yên
<50 triệu Yên
<300 triệu Yên
<27 triệu Euro
<2,3 triệu USD
Không
trọng

Không
trọng

quan

quan

<40 triệu Euro
Không
trọng

quan


quan

<0,6 triệu USD
<0,25 triệu USD

<2,9 triệu USD
<1,4 triệu USD
<25 triệu Ringit

<100.000 USD

<500.000 USD

1,5- 60 triệu Pêxô Không
quan
trọng
Nguồn: - Thách thức toàn cầu đối với DNNVV khi tham gia chương trình ưu tiên đặc biệt,
đăng tải trên trang Web: WWW.Vietbao.vn ngày 13/03/2009.
- Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, Luận án tiến sĩ , Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
- Phí Vĩnh Tường và nhóm tác giả (2012), Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ CT11-15-07
“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế”.
- SEDF- South Asia Enterprise Development Facility (2003), ASIA: Regional Experience
of SME, truy cập tại trang web www.bei-bd.org/docs/smetf2.pdf.
- OECD (2004), Promoting SMEs for Development, Report of 2nd OECD conference of
minister responsible for SMEs, Istanbul, Turkey.

Ở Việt Nam, việc hình thành quan niệm và các cách xác định DNNVV cũng
rất khác nhau qua các giai đoạn phát triển của đất nước: Trước năm 1998, Việt Nam



7

chưa có văn bản pháp luật chính thức nào qui định tiêu chí cụ thể của DNNVV, vì
vậy, mỗi tổ chức, địa phương đưa ra một quan niệm riêng về DNNVV nhằm định
hướng mục tiêu và đối tượng hỗ trợ của tổ chức, địa phương mình. Sự ra đời của
công văn số 681/1998/CP- KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ Việt Nam về việc
định hướng chiến lược và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam, đã
đánh dấu bước khởi đầu trong xác định quan niệm về DNNVV ở Việt Nam:
DNNVV trong ngành công nghiệp là các DN có qui mô vốn kinh doanh dưới 5 tỷ
đồng hay tương đương 387.600 USD và số lao động trung bình hàng năm dưới 300
người; DNNVV trong ngành thương mại, dịch vụ là những DN có quy mô vốn kinh
doanh dưới 3 tỷ đồng và số lượng lao động bình quân năm nhỏ hơn 200 người. Mặc
dù tiêu thức phân loại theo công văn này không tính đến hình thức sở hữu, không
phân biệt DNNN hay DNTN, song công văn này đã khẳng định, các tiêu thức này
chủ yếu mang tính chất quy ước hành chính để phục vụ cho việc quản lý và vận
dụng chính sách hỗ trợ phát triển.
Ngày 23/11/2001 Chính phủ ban hành nghị định số 90/2001/NĐ-CP nhằm trợ
giúp phát triển DNNVV trong đó đã đưa ra tiêu thức chính thức, áp dụng thống nhất
về DNNVV để các ban, ngành, địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước có căn
cứ xác định đối tượng thực hiện chính sách và các biện pháp trợ giúp phát triển.
Theo đó, DNNVV được xác định là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng
ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc
số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Như vậy, theo Nghị định
90, tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh và thỏa mãn
một trong hai tiêu thức lao động hoặc vốn đã nêu trong Nghị định đều được coi là
DNNVV. Việc xác định DNNVV theo tiêu thức phân loại đã nêu trong Nghị định là
căn cứ vào qui mô chứ không căn cứ vào loại hình sở hữu, đã tương đối phù hợp
với điều kiện kinh tế- xã hội của Việt Nam trong thời gian này nhằm đảm bảo sự
bình đẳng giữa các DN trong điều kiện phát triển một nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn còn chung
chung, chưa xác định rõ qui mô DN theo ngành nghề hoặc khu vực kinh doanh nên
trong quá trình vận dụng vẫn còn nhiều vướng mắc.


8

Chính vì vậy, ngày 30/06/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định
56/2009/NĐ- CP về trợ giúp phát triển DNNVV thay thế cho Nghị định
90/2001/NĐ- CP, trong đó, khái niệm về DNNVV đã được đề cập rõ nét hơn, cụ thể
hơn: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật,
được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng
nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của
doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).
Theo đó, các DNNVV trong lĩnh vực nông – lâm - thủy sản và công nghiệp - xây
dựng được xác định là doanh nghiệp với số lao động trung bình hàng năm từ 300
người trở xuống và tổng nguồn vốn từ dưới 100 tỷ đồng; các DNNVV trong lĩnh
vực thương mại dịch vụ được xác định là doanh nghiệp với số lao động trung bình
hàng năm từ 200 người trở xuống và tổng nguồn vốn từ dưới 50 tỷ đồng. Cụ thể ở
Bảng 1.2 như sau:
Bảng 1.2: Phân loại DNNVV ở Việt Nam theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP
Quy mô

Doanh nghiệp
siêu nhỏ
Số lao động

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa


Tổng nguồn
Tổng nguồn
Số lao động
Số lao động
vốn
vốn

I.
Nông, 10 người
lâm nghiệp xuống
và thủy sản

trở20 tỷ đồng trởtừ trên 10từ trên 20 tỷtừ trên 200
xuống
người
đếnđồng đến 100người
đến
200 người tỷ đồng
300 người

II.
Công 10 người
nghiệp và xuống
xây dựng

trở20 tỷ đồng trởtừ trên 10từ trên 20 tỷtừ trên 200
xuống
người
đếnđồng đến 100người

đến
200 người tỷ đồng
300 người

III. Thương 10 người
mại và dịch xuống
vụ

trở10 tỷ đồng trởtừ trên 10từ trên 10 tỷtừ trên 50
xuống
người đến 50đồng đến 50người
đến
người
tỷ đồng
100 người

Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ- CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát
triển DNNVV

Khái niệm DNNVV theo Nghị định 56 đã được nêu cụ thể hơn so với các khái
niệm trước đó do được xác định căn cứ vào ngành nghề kinh doanh cụ thể cũng như
tiêu chí vốn được xác định phù hợp hơn. Tuy nhiên, khái niệm này cũng cần được
làm rõ thêm vì khái niệm lao động bình quân được sử dụng trong Nghị định chưa


9

được xác định rõ là lao động thường xuyên trong DN hay bao gồm cả lao động thời
vụ, gồm lao động thực tế trong năm của DN hay chỉ bao gồm lao động ký hợp đồng
và có đóng bảo hiểm,…Theo nhóm nghiên cứu đề tài, nếu căn cứ vào chỉ tiêu lao

động để xác định qui mô DN thì nên dựa vào số lao động thường xuyên trung bình
hàng năm hoặc số lao động trung bình hàng năm có thời gian làm việc tại DN trên 6
tháng.
Từ những nội dung đã trình bày ở trên cho thấy nhận thức, quan điểm và tiêu
thức xác định cũng như việc đo lường tiêu thức xác định DNNVV ở các nước
thường không giống nhau do điều kiện và trình độ phát triển của các nước là khác
nhau. Tuy nhiên, việc xác định DNNVV ở các nước đều sử dụng những tiêu thức có
định lượng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước trong từng thời kỳ phát
triển, chính vì vậy, khái niệm DNNVV thường được thay đổi và ít được dùng như
một định nghĩa mang tính học thuật, có tính chất bắt buộc và tồn tại lâu dài.

1.1.1.2. Đặc điểm DNNVV ở Việt Nam
So với các DN nói chung, DNNVV có các đặc điểm cơ bản sau:
Một là, số lượng DNNVV rất lớn và dễ dàng khởi nghiệp: Ngoại trừ các
DN kinh doanh trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì với một ý
tưởng kinh doanh, dù cho số vốn ít thì các cá nhân, tổ chức đều có quyền đăng
ký kinh doanh, thành lập DN. Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới và ở Việt
Nam cho thấy, có rất nhiều DNNVV được hình thành từ các cơ sở sản xuất nhỏ,
kinh doanh hộ gia đình.
Hai là, DNNVV có chu kỳ kinh doanh ngắn, tốc độ thu hồi vốn nhanh và
chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực
phẩm, thương mại và dịch vụ... đảm bảo cho DN linh hoạt trong việc điều tiết và
huy động vốn. Hình thức tổ chức các DNNVV rất đa dạng, các DNNVV thuộc
nhiều thành phần kinh tế khác nhau, bao gồm: DNNN, DNTN, DN có vốn đầu tư
nước ngoài.


10

Ba là, các DNNVV yếu có năng lực tài chính, công nghệ, thiết bị lạc hậu,

sử dụng lao động thủ công: Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ kỹ thuật
thường yếu kém, lạc hậu; nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch,
quản lý của đa phần các DN rất chật hẹp; trình độ quản lý nói chung và quản trị
các mặt theo các chức năng còn hạn chế; đa số các chủ DN nhỏ chưa được đào
tạo cơ bản, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường, về quản trị kinh
doanh, họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu.
Bốn là, các DNNVV năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị
trường, đặc biệt là nhu cầu nhỏ, lẻ, có tính địa phương. DNNVV tham gia vào
nhiều ngành nghề, lĩnh vực, và khắp các địa bàn từ miền núi, trung du, vùng sâu
vùng xa. Ngoài ra còn tham gia liên kết với các DN lớn trong việc cung ứng
nguyên liệu, làm thầu phụ, từ đó hình thành mạng lưới công nghiệp bổ trợ, và
đặc biệt tạo ra mạng lưới “vệ tinh” phân phối.
Ngoài những đặc điểm chung, các DNNVV ở Việt Nam có những đặc thù
nhất định, thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- DNNVV phát triển còn mang nặng tính tự phát, quy mô nhỏ và phân tán
trong các ngành nghề lĩnh vực: Trong số gần 325 ngàn DNVVN hiện đang hoạt
động ở thời điểm 2011, thì chủ yếu tập trung trong các ngành thương nghiệp (chiếm
39,4%); Khách sạn, nhà hàng (chiếm 4,5%); Công nghiệp thực phẩm đồ uống
(chiếm 6,3%); Dệt may, da giầy (chiếm 2,6%); chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ
lâm sản chiếm (2,6%); lắp ráp và sản xuất hàng tiêu dùng thông thường (chiếm
3,1%); kinh doanh bất động sản và hoạt động tư vấn (chiếm 5,1%);... DNNVV vẫn
chủ yếu hoạt động ở các ngành cần vốn đầu tư ít, kinh doanh nhanh và chuyển đổi
cũng nhanh, có lãi suất cao và độ rủi ro thấp; còn những ngành như: Chế biến nông
sản xuất khẩu, sản xuất hoá chất, sản xuất nguyên liệu thay thế nhập khẩu và một số
ngành có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất thiết bị máy móc, kỹ thuật điện,
điện tử, thiết bị chính xác... rất cần tăng thêm năng lực sản xuất để góp phần trong
chuỗi sản xuất toàn cầu, nhưng ít được chú ý đầu tư, số DN đã ít song chủ yếu là
quy mô nhỏ, kỹ thuật công nghệ thấp.
- DNNVV phát triển chưa có quy hoạch định hướng rõ ràng: Chính sự phát
triển phân tán và thiếu quy hoạch định hướng, nên sự ra đời của các DNNVV thiếu



11

tính ổn định, bền vững. Theo số liệu điều tra những năm gần đây, thì số DN thực tế
hoạt động chỉ chiếm 60 - 70% số đăng ký; DN sáp nhập, giải thể, chuyển đổi loại
hình chiếm hơn 20%; DN không xác minh được chiếm gần 10%; số đăng ký nhưng
sau 2 năm không triển khai chiếm gần 5%.
- Hiệu quả hoạt động của các DNNVV còn nhiều bất cập: Trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế, hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều tăng, trong
khi giá bán sản phẩm không tăng. Đối với ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp, phụ
thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu, phụ kiện nhập khẩu (ví dụ, sản xuất dây và
cáp điện, điện tử, cơ khí…) bị ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Trong khi sức
tiêu thụ của thị trường giảm sút, nhiều DN phải chủ động thu hẹp sản xuất, hoạt
động cầm chừng. Hàng tồn kho trong một số ngành hàng tăng cao như bất động sản,
vật liệu xây dựng, nông sản…, nhiều DN kinh doanh bất động sản phải đối mặt với
các khoản vay lớn của ngân hàng, đến hạn trả nhưng không có nguồn thu, không
còn tài sản và khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh, chi phí sản xuất các
ngành chế biến và bảo quản rau, củ, quả tăng 123,2%; sản xuất các sản phẩm từ
nhựa tăng 89,1%; sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 62,8%; sản xuất xe có động cơ
tăng 56,2%; sản xuất xi măng tăng 52,3%...
- Về hình thức sở hữu và tiếp cận pháp lý: Có đủ các hình thức sở hữu (Nhà
nước, tập thể, tư nhân và hỗn hợp). Do năng lực tài chính, nhân lực mà DNNVV
còn chưa tiếp cận được hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế. Để từng bước phù
hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, Nhà nước ta đã
ban hành hàng loạt các chính sách pháp luật, có thể nói hệ thống pháp luật trong
kinh doanh ngày càng hoàn thiện, tuy nhiên, năng lực tiếp cận với các văn bản và hệ
thống chính sách pháp luật của DNNVV còn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận hạn chế
này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, phần khách quan
do nội tại nền kinh tế nước ta như cải cách hành chính diễn ra còn chậm, chính sách

kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, gây mất lòng tin cho DN...; phần chủ quan là do các
DNNVV chưa thực sự tìm hiểu các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế để
nâng cao năng lực của chính mình trong kinh doanh. Đây là vấn đề rất đáng lưu
tâm, Nhà nước và DNNVV phải có những giải pháp nhằm thay đổi tăng cường


12

năng lực tiếp cận với các thông tin, chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong
kinh doanh cho DN.
- Về trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động: Theo số liệu thống kê, có
tới 55,63% số chủ DN có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3%
chủ DN có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số chủ DNNVV
có trình độ tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt
nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33%
và 43,3% có trình độ thấp hơn. Về lực lượng lao động, có tới 75% lực lượng lao
động trong các DNNVV chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; việc thực hiện
chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã
làm giảm đi chất lượng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy các DNNVV
càng rơi vào vị thế bất lợi. Điều đáng chú ý là đa số các chủ DNNVV, ngay cả
những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người
được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị DN, các lớp về pháp luật trong kinh
doanh..., điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng
kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các DNNVV Việt Nam.
- Lĩnh vực và địa bàn hoạt động: DNNVV Việt Nam chủ yếu phát triển ở
ngành dịch vụ, thương mại (buôn bán), các lĩnh vực sản xuất chế biến và giao thông
còn ít; địa bàn hoạt động chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ và đô thị.
- Công nghệ và thị trường: Các DNNVV Việt Nam chủ yếu có năng lực tài
chính rất thấp, có công nghệ, thiết bị lạc hậu, chủ yếu sử dụng lao động thủ công.
Khoảng 80 - 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các DNNVV của Việt Nam

là nhập khẩu, trong đó có tới 76% từ thập niên 1980- 1990; 75% máy móc và trang
thiết bị đã hết khấu hao.

1.1.1.3. Vai trò của DNNVV đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
DNNVV có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá (CNH, HĐH) và phát triển đất nước, điều này đã được khẳng định trong văn
kiện Đại hội VIII của Đảng “. . . phát triển các loại hình DN quy mô vừa và nhỏ là
chính, với công nghệ thích hợp, vốn đầu tư ít, tạo nhiều việc làm, thời gian thu hồi
vốn nhanh. Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị nhằm khai thác có
hiệu quả năng lực thiết bị hiện có…”. Thực tế quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở


13

Việt Nam thời gian qua cho thấy, DNNVV đã trở thành nhân tố góp phần đáng kể
tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm
nghèo, cụ thể:
Thứ nhất, các DNNVV có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền
kinh tế: Theo điều tra 12/2011, cả nước có 324.691 DNNNV, nếu theo tiêu chí lao
động, DNNVV chiếm tới hơn 97% số DN trong nền kinh tế. Các DNNVV đóng
góp hơn 40% GDP cả nước, nếu tính cả các Hợp tác xã, trang trại và hộ kinh doanh
cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới hơn 60% GDP. Cụ thể, các
DNNVV tạo ra 45- 50% khối lượng hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; các
DNNVV đó đóng góp 33% sản lượng công nghiệp và 33% giá trị xuất khẩu;
DNNVV chiếm 78% mức bán lẻ của ngành thương nghiệp, 64% khối lượng vận
chuyển hành khách và hàng hoá.
Thứ hai, DNNVV có vai trò là đóng góp lớn trong tổng vốn đầu tư xã hội:
Trong giai đoạn 2010-2012, vốn đầu tư toàn xã hội của khối DNNVV có nhiều biến
động. Năm 2010, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của DNNVV là 236.119 tỷ đồng,
chiếm 32% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của toàn khối doanh nghiệp. Tuy nhiên,

năm 2011, chi tiêu này tăng lên đột biến, đạt 699.690 tỷ đồng (chủ yếu từ khối DN
nhỏ và siêu nhỏ), chiếm 57% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các khu vực DN. Năm
2012, chỉ tiêu này lại giảm xuống, duy trì ở mức 235.463 tỷ đồng, chiếm 29%.
Trong cơ cấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các DNNVV, khối DN siêu nhỏ
chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 62-68% qua các năm 2010- 2012. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã
hội của khối DN siêu nhỏ tăng đột ngột vào năm 2011, từ 9,1% năm 2011 tăng lên
22,14% năm 2011 rồi giảm xuống còn 9,5% năm 2012. Trong khi đó, tổng giá trị
đầu tư toàn xã hội theo số tuyệt đối của khối DN vừa không có biến động lớn.
Thứ ba, đóng góp của DNNVV vào Ngân sách nhà nước: Mặc dù giai đoạn
khó khăn vừa qua gây ảnh hưởng không nhỏ tới DNNVV nhưng khu vực này vẫn
đóng góp khá tích cực vào thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước. Năm 2010,
DNNVV góp 181,06 nghìn tỷ đồng, chiếm 41% tổng số đóng góp của toàn bộ DN
vào ngân sách nhà nước. Năm 2011, DNNVV góp 181,21 nghìn tỷ đồng, chiếm
34% và năm 2012, mức nộp ngân sách nhà nước của các DNNVV đạt 320.061.716
triệu đồng (tăng gấp 5,11 lần so với năm 2007), chiếm 56,37% tổng nộp ngân sách.


14

Thứ tư, đóng góp của DNNVV trong tạo việc làm, tạo thu nhập cho người lao
động: Theo số liệu thống kê, lao động làm việc trong các DNNVV tăng nhẹ trong
giai đoạn 2010- 2012. Năm 2010, DNNVV tạo cho 4,35 triệu lao động, chiếm 45%
tổng số lao động làm việc trong khối DN. Năm 2012, con số này tăng lên 5,09 triệu
lao động (tăng 16,83%), chiếm 47% só lao động đang làm trong khối DN. Thu nhập
bình quân/lao động trong khối DNNVV cũng dần tăng theo các năm, từ 42 triệu
đồng/lao động năm 2010 lên 46 triệu động/lao động năm 2011 và tiếp tục tăng lên
61 triệu đồng/lao động năm 2013, bằng 90% thu nhập bình quân/lao động trong
khối DN nói chung trong năm 2012. Tác động kinh tế- xã hội lớn nhất của DNNVV
là giải quyết một số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho
người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Ở Việt Nam, điều quan trọng là

trong mỗi năm DNNVV tạo ra hơn một triệu việc làm mới, số lượng lao động của
các DNNVV trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có khoảng 7,8 triệu người, chiếm
khoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lượng
lao động của cả nước. Trung bình mỗi năm giai đoạn 2007-2012, các DNNVV tăng
thêm 15,55% số lao động và riêng năm 2012, các DNNVV Việt Nam thu hút
khoảng 52,5% lực lượng lao động của cả nước.
Thứ năm, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt
với khu vực nông thôn: Các DNNVV Việt Nam trong những năm qua đã góp phần
quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác những tiềm
năng, thế mạnh trong nhân dân: Với đặc điểm quy mô vừa và nhỏ, cần ít vốn nên
các DNNVV phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn, góp phần chuyển
dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Các DNNVV đã và đang thể hiện vai trò quan trọng đặc biệt đối với người dân ở
nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, và
có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cấu trúc của nền kinh tế, làm cho nền kinh
tế trở nên linh hoạt, dễ thích ứng với những biến động của kinh tế toàn cầu. Đồng
thời, các DNNVV góp phần vào đô thị hoá phi tập trung và thực hiện phương châm
“ly nông bất ly hương”. Trong cộng đồng DN Việt Nam, DNNVV là loại hình DN
chiếm đa số và chủ yếu, do đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng, nhất là
tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội


15

cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…đặc biệt cho khu vực nông thôn. Cụ thể,
về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới và sử dụng tới 51% lao
động xã hội.
Ngoài ra, DNNVV còn góp phần xây dựng một thể chế kinh tế thị trường
hoàn hảo. Do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, các DNNVV
góp phần quan trọng trong việc phá vỡ thế độc quyền của các doanh nghiêp nhà

nước quy mô lớn đưa thị trường trở lại với xu thế cân bằng thông qua việc tham gia
rộng rãi vào cả hai lực lượng “cung” và “cầu” của thị trường. Bên cạnh đó, với đặc
tính sáng tạo và khả năng phát hiện thị trường ngách, hoạt động của các DNNVV
cũng làm cho cấu trúc phân bổ các nguồn lực kinh tế của đất nước được vận hành
tốt hơn theo cơ chế thị trường và do vậy, hiệu quả hơn. Với một lực lượng lớn DN
thành lập mới, bắt đầu những hoạt động kinh doanh mới và cũng từ đó DN chấm
dứt các hoạt động kinh doanh không còn hiệu quả. Khu vực DNNVV luôn duy trì
được một động lực năng động cho nền kinh tế, đồng thời cho phép rời bỏ dễ dàng
các DN không còn hiệu quả, góp phần duy trì cân bằng các lực lượng cung và cầu
hàng hóa dịch vụ trên thị trường một cách liên tục trong xu thế vận động. Các
DNNVV Việt Nam góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ doanh nhân,
ươm mầm các tài năng kinh doanh và còn là nơi đào tạo tay nghề và trau dồi kinh
nghiệm cho các cán bộ quản lý, lao động của các DN lớn.

1.1.2. Khủng hoảng kinh tế thế giới và vấn đề đặt ra đối với các DNNVV
Việt Nam
1.1.2.1. Khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ
(trung tâm phát triển nhất của hệ thống kinh tế) năm 2008, nguyên nhân là do
những tồn tại và bất ổn của nền kinh tế Mỹ như: Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân thấp, nợ
nước ngoài khổng lồ, khủng hoảng nợ dưới chuẩn, khủng hoảng bất động sản... lan
rộng sang các lĩnh vực khác và tác động với cường độ rất mạnh đến các nước liên
quan, biểu hiện cụ thể ở các nội dung sau:
Thứ nhất, cùng với tiến trình gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế và theo đó sự lệ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc giữa các nền kinh tế, tác


16

động của cuộc khủng hoảng đã mang đặc tính phổ biến, lây lan rộng khắp và không

loại trừ bất kỳ quốc gia nào;
Thứ hai, tốc độ tăng trưởng của các quốc gia trung tâm âm và thấp kéo dài,
trong khi các quốc gia ngoại vi, nhất là ở các nền kinh tế đang phát triển - nơi có độ
mở thị trường cao, lệ thuộc mạnh vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), đã trở thành những nước bị tác động nặng nề và sâu sắc hơn;
Thứ ba, ở cuộc khủng hoảng lần này, bên cạnh sự diễn ra đồng thời của khủng
hoảng chu kỳ, khủng hoảng cơ cấu và khủng hoảng thể chế, còn là sự bùng nổ đồng
thời và nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng về năng lượng, nguyên liệu, lương
thực và môi trường. Nói cách khác, cuộc khủng hoảng đã không dừng lại ở các khía
cạnh kinh tế mà đã và đang lan rộng ra ở các khía cạnh về xã hội và môi trường - 3
trụ cột của mục tiêu phát triển bền vững mà cả thế giới sẽ phải đối mặt trong những
năm đầu của thế kỷ XXI;
Thứ tư, về mặt lý thuyết, trong và sau cuộc khủng hoảng lần này, người ta bắt
đầu bàn nhiều đến sự trở lại của Keynes, vì sự bất lực của chủ nghĩa tân tự do, mà
về thực chất, là đi tìm cơ sở lý luận cho việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước
và thị trường trong bối cảnh mới, nói cách khác, cuộc khủng hoảng này là dấu mốc
của cuộc khủng hoảng về lý thuyết điều tiết kinh tế.
Về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, đã có nhiều cuộc hội thảo quốc tế và
ở mỗi nước, cho dù có nhiều kiến giải khác nhau, nhưng tựu chung lại, tương đối
thống nhất trên các điểm sau đây:
(1) Sự gia tăng rủi ro quá mức trên thị trường tài chính, nhất là ở chính sách
nới lỏng tín dụng dưới chuẩn khá lâu trên thị trường nhà đất cùng với sự bưng bít
thông tin, thái độ vô trách nhiệm của các tập đoàn tài chính ở Mỹ gây ra ảnh hưởng
dây chuyền trên thị trường tài chính;
(2) Sự khiếm khuyết, yếu kém của hệ thống ngân hàng ở Mỹ và các nền
kinh tế chủ chốt khiến cho chúng đã không còn tương thích, thiếu thiết chế và
mất khả năng kiểm soát đối với hiệu ứng đổ vỡ ở các khâu yếu trong hệ thống tài
chính thế giới;
(3) Mâu thuẫn gay gắt giữa quá trình toàn cầu hóa nền sản xuất xã hội với
quyền năng to lớn, lợi ích vị kỷ, thái độ vô cảm của các tập đoàn tư bản, nhất là các



17

tập đoàn đầu sỏ tài chính mới. Vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, các thế lực đã bằng mọi
giá thúc đẩy tự do hóa tài chính, khuyếch đại tư bản giả và kinh tế ảo, lũng đoạn
chính sách kinh tế- xã hội của các quốc gia và hệ lụy là, họ đã mất khả năng kiểm
soát đối với các huyệt điểm chết “người” do chính họ tạo ra.

1.1.2.2. Phạm vi, mức độ và chiều hướng tác động của khủng hoảng kinh
tế
Ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, hầu hết các dự báo
trên thế giới đã khá thống nhất khi cho rằng mức độ suy thoái của nền kinh tế toàn
cầu là nghiêm trọng, sâu sắc và kéo dài. Nhiều dự báo thậm chí đã tỏ ra bi quan khi
nhận định phải mất vài ba năm thì nền kinh tế thế giới mới có thể ra khỏi suy thoái
và phục hồi. Sau gần một năm nhìn lại, chúng ta đã có đủ điều kiện để suy xét một
cách kỹ lưỡng hơn diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng: Cho đến quý
II/2009, nhiều nền kinh tế đã thoát đáy khủng hoảng và đặc biệt từ cuối quý
III/2009, một số nền kinh tế chủ chốt đã có tốc độ tăng trưởng dương khá cao, trong
đó đặc biệt đáng chú ý là của nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ. Các nhận định đã khá
lạc quan khi cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi tích cực trong năm 2010 và
tốt hơn trong những năm tiếp theo. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần phải hết sức quan
tâm đến các cảnh báo về tốc độ phục hồi còn chưa vững chắc của nền kinh tế toàn
cầu - nhất là về các tiềm ẩn đang đe dọa nền kinh tế của nhiều quốc gia, như nguy
cơ lạm phát, thâm hụt ngân sách, khủng hoảng nợ, các xung đột về xã hội và môi
trường đang ngày càng bộc lộ sâu sắc ở nhiều nước.
Ðiều đó cho thấy dường như sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu mới chỉ
dừng lại ở sự ổn định tạm thời của khu vực tài chính và dựa vào sự tăng mạnh chi
tiêu công của các chính phủ và sự khôi phục nhu cầu bên trong của các quốc gia.
Hiện tại, nhìn tổng quát, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với hàng loạt

bất ổn lớn: Sự phát triển yếu của các khu vực sản xuất; tình trạng cầu xuất nhập
khẩu thế giới còn rất thấp và mỏng manh; dòng FDI tiếp tục giảm xuống dưới 500
tỷ USD trong những năm gần đây so với 1.500 tỷ USD vào năm 2007; đồng USD
tiếp tục yếu và giá vàng biến động bất thường; nghịch lý của vấn đề giá năng lượng
và nguyên liệu tăng trong khi nhiều nền kinh tế của nhiều nước vẫn còn suy thoái...


18

Ðây chính là những bằng chứng để khẳng định mức độ tác động phức tạp và có thể
còn tiếp tục lây lan sâu rộng hơn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần này.
Kênh tác động rõ nhất là dòng chu chuyển thương mại thế giới với sự giảm sút
to lớn của thị trường xuất khẩu và hệ lụy kéo theo là sự thu hẹp sản xuất và thất
nghiệp gia tăng mạnh nhất ở các nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Cũng
tương tự như vậy, khi các thị trường chủ chốt, nơi tập trung các nguồn lực đầu tư và
công nghệ, chưa ra khỏi suy thoái, dòng đầu tư giảm đồng nghĩa với tình hình bi đát
cho khu vực sản xuất ở các quốc gia mà ở đó, FDI là một bộ phận quan trọng của
tổng đầu tư xã hội. Và điều đáng lưu ý hơn lại là ở chỗ đằng sau các tình trạng giảm
sút về tăng trưởng, đầu tư, thương mại, mất việc làm là sự bất ổn vĩ mô, là nguy cơ
tái nghèo, sự gia tăng các xung đột xã hội và đặc biệt là sự mất niềm tin to lớn của
cả các nhà đầu tư kinh doanh cũng như của mọi người dân trong xã hội. Ðặc biệt,
cần nhấn mạnh đến tác động của cuộc khủng hoảng đối với các vấn đề phát triển
trung hạn và dài hạn, trong đó đáng chú ý là vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế khi từ
cuộc khủng hoảng này, mô hình tăng trưởng của nhiều nền kinh tế quốc gia đã buộc
phải đứng trước yêu cầu đổi mới.
Với một nền kinh tế đã hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, thực sự
tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu và chuỗi giá trị cung ứng chắc chắn sẽ không
thể huy động và phân bổ các nguồn lực, lựa chọn các ưu tiên và đột phá phát triển
theo kiểu cũ và cách tiếp cận chính sách như cũ. Vì vậy, không thể chỉ dựa vào các
tín hiệu khả quan của sự phục hồi kinh tế toàn cầu để xem nhẹ tác động của cuộc

khủng hoảng và ngược lại, cũng không thể quá nhấn mạnh đến tính chưa vững chắc
của sự phục hồi để quá bi quan về diễn biến của nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta cần
tỉnh táo đánh giá đúng mức tính chất và quy mô tác động của cuộc khủng hoảng,
cần phải thảo luận sâu sắc hơn vì sao khu vực nền kinh tế thực vẫn yếu và liệu có
hay không sự tác động trễ đối với các nền kinh tế đang phát triển đi sau, khi chúng
ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính cơ cấu.

1.1.2.3. Các nhân tố tác động đến DNNVV Việt Nam
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển kinh tế càng cao thì
giới hạn tiêu thức phân loại càng được nâng lên. Trình độ phát triển kinh tế xã hội


19

càng cao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển DNNVV ổn định hơn, có phương hướng
rõ ràng hơn, vững bền hơn.
- Cơ chế chính sách của nhà nước: Chính sách và cơ chế quản lý là yếu tố rất
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các DNNVV. Một chính sách và
cơ chế đúng đắn hợp lý sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển các
DNNVV và ngược lại, nếu cơ chế, chính sách không phù hợp sẽ có thể cản trở sự
phát triển hoặc giảm hiệu quả hoạt động của các DNNVV.
- Đội ngũ các nhà sáng lập và quản lý DNNVV: Sự xuất hiện và khả năng phát
triển của mỗi DN phụ thuộc rất lớn vào những người sáng lập ra chúng. Sự có mặt
của đội ngũ doanh nhân này cùng với khả năng và trình độ nhận thức của họ về tình
hình thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động to lớn đến hoạt
động của từng DNNVV. Họ luôn là những người đi đầu trong đổi mới.
- Khả năng tiếp cận các nguồn lực: Khả năng tiếp cận các nguồn lực của
DNNVV còn hạn chế, nhất là khả năng tiếp cận về vốn, khoa học công nghệ. Hiện
các DNNVV gặp không ít khó khăn để phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là
trong việc tiếp cận vốn vay. Nguyên nhân xuất phát từ chính quy mô, uy tín và

thương hiệu của loại hình DN, do đó vay vốn cho các DNNVV sẽ có phần hạn chế
hơn. Bên cạnh đó, các DNNVV còn vấp phải những hạn chế khác về trình độ quản
lý, vốn, tài sản thế chấp, năng lực sản xuất kinh doanh… Cụ thể:
+ Yếu tố về vốn: Khó khăn nhất của DNNVV vẫn là thiếu vốn cho sản xuất,
kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng,
70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều
DN vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%). Phần lớn các DN còn lại gặp
các trở ngại như sau: 55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không
đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ); 50% trở ngại yêu
cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa
tài sản thế chấp như hàng trong kho, các khoản thu…); 80% tỷ lệ lãi suất chưa phù
hợp; các điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với DNNVV. Điều kiện vay vốn
hiện nay chưa phù hợp với DNNVV, rất ít các DN đáp ứng được điều kiện không
được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn.


20

+ Yếu tố về công nghệ: Hiện nay do khoảng về vấn đề tài chính kéo theo trở
ngại trong tiếp cận vốn và dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận và lựa chọn công
nghệ đối với DNNVV. Phần đa số DNNVV Việt Nam chưa tham gia vào được
chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới
trong DNNVV của Việt Nam còn thấp: Số lượng các DN hoạt động trong lĩnh vực
khoa học công nghệ còn rất ít. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong
các DN chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực DN.
+ Yếu tố về đất đai: Ðối với DN thì đất đai là yếu tố quan trọng, nhưng các
DNNVV sử dụng đất có tình trạng rất thiếu, phần nhiều phải nằm ngay trong khu
dân cư. Chính sách tiếp cận với đất đai đối với DNNVV ở các địa phương còn
nhiều khó khăn phiền hà, nhất là các thành phố và khu vực kinh tế tập trung. Theo
số liệu điều tra thì trung bình mỗi DNNVV chỉ có 0,17 ha. Với đất đai hạn hẹp như

vậy, DNNVV không thể có điều kiện phát triển, đổi mới công nghệ, giao dịch kinh
doanh, bảo vệ môi trường.
+ Yếu tố về hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, thông tin: Hầu hết các DNNVV rất
khó khăn trong việc tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, dịch vụ cung
cấp thông tin về thị trường, giá cả, môi trường đầu tư (kinh doanh). Theo các DN tự
đánh giá thì có đến 50% số DN cho là khó khăn của họ là thông tin thị trường, hơn
70% có khó khăn về kỹ thuật công nghệ thấp kém. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải có tổ
chức và chính sách phù hợp để phát triển dịch vụ tư vấn hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp
thông tin cho DN, đặc biệt là các DNNVV.

1.1.2.4. Vấn đề đặt ra đối với DNNVV Việt Nam
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài, những yếu kém của
DNNVV Việt Nam càng bộc lộ rõ rệt: Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy,
khoảng 20% số DNNVV đang hoạt động có thể trụ được trong cạnh tranh, 60% số
DNNVV đang phải cố gắng để tồn tại, 20% số DNNVV đã bị giải thể ngừng hoạt
động… Trong năm 2013, cả nước đã có 60.737 DN phải giải thể hoặc ngừng hoạt
động, tăng 11,9% so với năm 2012, trong đó số DN đã giải thể là 9.818, tăng 4,9%;
số DN đăng ký tạm ngừng hoạt động là 10.803, tăng 35,7%; số DN ngừng hoạt
động nhưng không đăng ký là 40.116, tăng 8,6%. Theo báo cáo mới nhất của Viện
Quản lý Kinh tế Trung Ương (năm 2014) cho thấy 68,3% DNNVV được phỏng vấn


×