Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Hiệu quả thu hút trưởng thành đực sâu đục thân hai chấm scirpophaga incertulas walker (lepidoptera pyralidae) của một số mồi pheromone tại gia lâm, hà nội năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
====***====

LÃ VĂN HÀO

HIỆU QUẢ THU HÚT TRƯỞNG THÀNH ðỰC SÂU ðỤC
THÂN HAI CHẤM Scirpophaga incertulas Walker
(Lepidoptera: Pyralidae) CỦA MỘT SỐ MỒI PHEROMONE
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
====***====

LÃ VĂN HÀO

HIỆU QUẢ THU HÚT TRƯỞNG THÀNH ðỰC SÂU ðỤC
THÂN HAI CHẤM Scirpophaga incertulas Walker
(Lepidoptera: Pyralidae) CỦA MỘT SỐ MỒI PHEROMONE
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI NĂM 2012

CHUYÊN NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT


MÃ SỐ

: 60.62.01.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN VĂN ðĨNH

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa ñược sử dụng và
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Lã Văn Hào

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành tốt luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, sự giúp ñỡ
hướng dẫn của các thầy cô giáo, sự ñộng viên khích lệ của bạn bè ñồng nghiệp và

gia ñình là ñiều rất quan trọng giúp tác giả thực hiện ñề tài một cách thành công.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng tới thầy hướng dẫn khoa học
GS.TS. Nguyễn Văn ðĩnh. Thầy ñã ñịnh hướng và tạo ñiều kiện ñể tác giả ñược
thực hiện nghiên cứu ñồng thời ñã có những chỉ dẫn kịp thời và sâu sắc cho tác giả
trong quá trình thực hiện.
ðề tài này có sự hợp tác của các sinh viên thực tập tốt nghiệp ngành Bảo vệ
thực vật trong hai năm 2011 và 2012, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. ðó là
các sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Nga (lớp CTT54) và ðỗ Văn Sinh (lớp BVTV54B).
Các em ñã hỗ trợ rất nhiều cho tác giả trong thời gian thực hiện ñề tài.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp ñỡ của Trạm Bảo vệ thực vật
huyện Gia Lâm, Hà Nội và các xã thị trấn nơi ñề tài triển khai. ðặc biệt, sự giúp ñỡ
về chuyên môn của các ñồng nghiệp tại Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Phòng ñã giúp
cho tác giả rất nhiều trong khi thực hiện ñề tài.
Xin cảm ơn sự hướng dẫn, ủng hộ của các thầy cô giáo thuộc bộ môn Côn
trùng, trường ðH Nông nghiệp Hà Nội, sự ñộng viên giúp ñỡ của cơ quan ñồng
nghiệp về thời gian và công việc ñể tác giả hoàn thành ñề tài này.
Và xin chân thành cảm ơn sự ñộng viên cổ vũ của bạn bè giành cho tác giả
trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả dành tặng luận văn này như lời cảm ơn sâu sắc tới gia
ñình, những người ñã luôn sát cánh cùng tác giả, là nguồn ñộng lực quan trọng ñể
tác giả hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn

Lã Văn Hào

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii



MỤC LỤC

Lời cam ñoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix

MỞ ðẦU

1


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

1.1

Cơ sở khoa học của ñề tài

5

1.1

Nghiên cứu ngoài nước

6

1.1.1

Nghiên cứu về thành phần sâu ñục thân lúa và sâu ñục thân hai chấm
S.incertulas

6

1.1.2

Nghiên cứu về pheromone côn trùng

10


1.2

Nghiên cứu trong nước

18

1.2.1

Nghiên cứu trong nước về sâu ñục thân lúa

18

1.2.2

Một số nghiên cứu về pheromone ở Việt Nam

20

Chương II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

2.1

Phạm vi và nội dung nghiên cứu

25

2.1.1


Nội dung nghiên cứu

25

2.1.2

Phạm vi nghiên cứu

25

2.2

Thời gian, ñịa ñiểm, ñối tượng và vật liệu nghiên cứu

26

2.2.1

Thời gian nghiên cứu

26

2.2.2

ðịa ñiểm nghiên cứu

26

2.2.3


ðối tượng nghiên cứu

26

2.2.4

Vật liệu nghiên cứu

26

2.3

Phương pháp nghiên cứu

27

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iv


2.3.1

ðiều tra thành phần và tỷ lệ các loài sâu ñục thân lúa tại Gia Lâm, Hà
Nội năm 2012

27

2.3.2


ðiều tra diễn biến số lượng sâu ñục thân hai chấm S.incertulas Walker

27

2.3.3

Nghiên cứu kiểu bẫy treo mồi pheromone

28

2.3.4

Hiệu quả thu hút trưởng thành ñực của các loại mồi pheromone và

2.3.5

mồi 01 trưởng thành cái sâu ñục thân hai chấm S.incertulas Walker

31

Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

36

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

39

3.1


Thành phần loài sâu ñục thân lúa tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2012

39

3.2

Diễn biến mật ñộ sâu ñục thân hai chấm S.incertulas Walker tại Gia
Lâm, Hà Nội năm 2012

3.3

Hiệu quả thu bắt trưởng thành ñực sâu ñục thân hai chấm S.incertulas
Walker của một số kiểu bẫy pheromone

3.4

41
44

Hiệu quả thu bắt trưởng thành ñực sâu ñục thân hai chấm S.incertulas
Walker của một số loại mồi pheromone

48

3.4.1

Kết quả nghiên cứu các loại mồi pheromone trong phòng thí nghiệm

48


3.4.2

Hiệu quả của một số mồi pheromone trong ñiều kiện ñồng ruộng

50

3.4.3

So sánh diễn biến trưởng thành ñục thân hai chấm S.incertulas Walker
bị thu bắt bởi bẫy ñèn và bẫy mồi pheromone

56

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

63

1

Kết luận

63

2

ðề nghị

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO


65

PHỤ LỤC KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM

71

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

v


DANH MỤC VIẾT TẮT

a.i.
BVTV
Cs./et al.
CV
Log(x)
PVC
SðT
TB
TT
USD
Z9-16Ald:
Z9-18Ald
Z11-16Ac
Z11-16Ald
Z13-18Ac
µg

µl

Thành phần hoạt ñộng, active ingredient
Bảo vệ thực vật
Cộng sự
Hệ số biến ñộng, Coefficient of variation
logarit cơ số 10 của x
polyvinylchloride
Sâu ñục thân
Trung bình
Trưởng thành
ðô la Mỹ
(Z)-9-hexadecenal
(Z)-9-octadecenal
(Z)-11-hexadecenyl acetate
(Z)-11-hexadecenal
(Z)-13-octadecenyl acetate
microgam
microlit

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng


Trang

2.1a

Cấu tạo các loại mồi pheromone thử nghiệm năm 2011

26

2.1b

Cấu tạo các loại mồi pheromone thử nghiệm năm 2012

27

2.2

Chi phí bẫy delta và bẫy chai trong thí nghiệm năm 2012

30

3.1

Thành phần và tỷ lệ các loài sâu ñục thân lúa trên ñồng ruộng vụ
xuân năm 2012 tại Gia Lâm, Hà Nội

3.2

Thành phần và tỷ lệ các loài sâu ñục thân lúa trên ñồng ruộng vụ
mùa năm 2012 tại Gia Lâm, Hà Nội


3.3

39
40

Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục thân hai chấm trên 2
giống lúa TH3-3 và Khang dân 18 tại Gia Lâm, Hà Nội vụ
xuân 2012

3.4

Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục thân lúa hai chấm trên 2
giống Bắc Thơm 7 và Bắc Ưu 903 tại Gia Lâm, Hà Nội vụ mùa 2012

3.5

46

Hiệu quả của một số loại mồi pheromone và mồi 01 trưởng thành
cái năm 2011 trong phòng thí nghiệm

3.8

45

Hiệu quả của bẫy chai và bẫy delta tại Gia Lâm, Hà Nội vụ mùa
năm 2012

3.7


43

Hiệu quả thu hút trưởng thành ñực sâu ñục thân hai chấm của bẫy
chai, bẫy ống và bẫy delta năm 2011

3.6

42

49

Hiệu quả thu bắt trưởng thành ñực trên lứa 6 sâu ñục thân hai
chấm của các mồi pheromone và mồi 01 trưởng thành tại Hà Nội
năm 2011

3.9

51

Hiệu quả thu bắt trưởng thành ñực sâu ñục thân hai chấm của các
loại mồi pheromone trên lứa 4 tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2012

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

53

vii



3.10

Hiệu quả thu bắt trưởng thành ñực của các loại mồi pheromone
trên lứa 5 sâu ñục thân hai chấm năm 2012 tại Gia Lâm, Hà Nội

3.11

54

Diễn biến kết quả thu hút trưởng thành ñực lứa 6 sâu ñục thân hai
chấm của một số mồi pheromone và mồi 01 trưởng thành cái tại
Gia Lâm, Hà Nội năm 2011

3.12

57

Diễn biến số lượng trưởng thành ñực vào các loại mồi
pheromone trên lứa 4 sâu ñục thân hai chấm năm 2012 tại Gia
Lâm, Hà Nội

3.13

59

Diễn biến số lượng trưởng thành ñực vào các loại mồi
pheromone trên lứa 5 sâu ñục thân hai chấm năm 2012 tại Gia
Lâm, Hà Nội

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


60

viii


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1.1

Cấu tạo pheromone ở bộ cánh vảy

13

2.1

Sơ ñồ khu thí nghiệm thử nghiệm 3 loại bẫy năm 2011

29

2.2

Sơ ñồ thí nghiệm thử nghiệm bẫy chai và bẫy delta vụ mùa 2012


30

2.3

Mô hình bộ dụng cụ Y-tube

32

2.4

Sơ ñồ khu thí nghiệm một số mồi pheromone lứa 6 năm 2011

35

2.5

Sơ ñồ khu thí nghiệm một số mồi pheromone lứa 4 năm 2012

35

2.6

Sơ ñồ khu thí nghiệm một số mồi pheromone lứa 5 năm 2012

36

3.1

Các loại bẫy ñược sử dụng trong thí nghiệm


47

3.2

Các dạng cấu tạo của các mồi pheromone ñược thử nghiệm

50

3.3

Tương quan giữa số lượng trưởng thành ñực vào bẫy mồi DJ (a) và
mồi DJC (b) với số lượng vào bẫy ñèn lứa 6 năm 2011

3.4

58

Tương quan giữa số lượng trưởng thành ñực vào bẫy mồi A (a) và mồi
C (b) với số lượng vào bẫy ñèn lứa 5 năm 2012

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

61

ix


MỞ ðẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia ðông Nam Á có nền văn hóa lúa
nước ñiển hình. Lúa là cây lương thực chính của Việt Nam nói riêng và người

dân châu Á nói chung. Việt Nam có khoảng 6,04 triệu ha diện tích trồng lúa năm
1990, ñến năm 2000 diện tích trồng lúa tăng lên mức gần 7,7 triệu ha, và sơ bộ
ñến năm 2012 diện tích trồng lúa ñạt xấp xỉ 7,8 triệu ha (Tổng cục thống kê,
2012). Cùng với mở rộng diện tích trồng lúa, kết hợp với áp dụng những thành
tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất, sản lượng lúa hàng năm không ngừng
tăng cao, từ 19,2 triệu tấn năm 1990 ñến 32,5 triệu tấn năm 2000 và ñạt trên 42
triệu tấn năm 2011 (Tổng cục thống kê, 2012). ðiều này một mặt ñảm bảo yêu
cầu lương thực trong nước, mặt khác ñáp ứng nhu cầu xuất khẩu ra nước ngoài,
góp phần quan trọng ñưa Việt Nam trở thành quốc gia ñứng thứ hai về xuất khẩu
lúa gạo trên thế giới.
Những năm gần ñây, tình hình sâu bệnh hại trên cây lúa ngày càng diễn
biến phức tạp, xu hướng gia tăng và có nguy cơ bùng phát thành dịch hại nguy
hiểm trên diện rộng. Trong các loại sâu hại trên lúa, sâu ñục thân hai chấm
Scirpophaga incertulas Walker là ñối tượng gây hại chủ yếu và phổ biến tại
Việt Nam, luôn ñược coi là một trong 9 nhóm dịch hại nguy hiểm nhất trên lúa
(Nguyễn Văn ðĩnh và Bùi Sỹ Doanh, 2012). Tại Hải Phòng, chỉ tính riêng 4
năm (2005 - 2008), diện tích nhiễm sâu ñục thân bình quân 30.559 ha/ năm,
diện tích có tỷ lệ bông bạc từ 10% trở lên bình quân 3.301,5 ha/năm, trong ñó
diện tích có tỷ lệ bông bạc trên 70% bình quân 136,9 ha/năm (Chi cục BVTV
Hải Phòng, 2008).
Do có tác dụng nhanh, hiệu quả cao, tập trung, tiêu diệt sâu hại nhanh
chóng và hiệu quả dễ nhận biết, biện pháp sử dụng thuốc hóa học là biện pháp
ñược người dân ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà
còn ñược sử dụng nhiều trên thế giới. Biện pháp hoá học trong một giai ñoạn
nhất ñịnh ñóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao năng suất cây

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

1



trồng, giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng một
cách quá mức dẫn ñến sự lãng phí cũng như ảnh hưởng ñến sức khoẻ và môi
trường sống. Năm 1990, thế giới tiêu thụ khoảng 26 tỷ USD thuốc bảo vệ thực
vật, trong ñó khoảng 80% là ở châu Á (Pimentel et al., 1992; Zhang et al.,
2011). ðến năm 2005, con số này ñã tăng lên tới khoảng 31 tỷ USD với xấp xỉ
4,6 triệu tấn, 500 loại thuốc bảo vệ thực vật ñược sử dụng trên toàn thế giới
(Zhang et al., 2011). Ở Việt Nam, theo thống kê của Do Van Hoe (2005), năm
2004, lượng thuốc bảo vệ thực vật ñược sử dụng ở Việt Nam là 48.288 tấn,
với giá trị ñạt 159 triệu USD, trong ñó bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm,
thuốc trừ cỏ và các loại khác.
Tuy nhiên, chỉ khoảng 1% tổng lượng thuốc ñã sử dụng là có hiệu quả,
99% lượng thuốc ñã dùng ñược giải phóng vào các sinh vật trong ñất, nước và
không khí và bị các sinh vật này hấp thụ (Zhang et al., 2011). Do ñó, việc giảm
bớt sử dụng thuốc hoá học là một ñòi hỏi ñược ñặt ra ñối với các nhà nghiên cứu
cũng như các nhà hoạch ñịnh chiến lược nông nghiệp. Trên thế giới, việc nghiên
cứu quản lý phòng trừ sâu bệnh hại theo hướng sinh học ñã ñược triển khai và ñạt
ñược nhiều thành tựu quan trọng. Trong ñó, việc ứng dụng pheromone côn trùng
và các chất tiết thực vật là một hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng (Reddy and
Guerrero, 2010).
Theo ñịnh nghĩa của Karlson và Luscher (1959) pheromone những
“chất ñược tiết ra môi trường bên ngoài từ một cá thể và ñược nhận biết ở
một cá thể thứ hai cùng loài, ở ñây xảy ra một phản ứng ñặc trưng, thí dụ nó
giải quyết những tập tính nhất ñịnh hoặc một phản ứng sinh lý nhất ñịnh”.
Từ phát hiện ñầu tiên những năm 1950, ñến nay thế giới ñã phát hiện và tổng
hợp ñược pheromone của hơn 1.600 loài, trong ñó chủ yếu là các loài cánh
vảy, và diện tích sử dụng pheromone phòng trừ sâu hại cũng tăng lên nhanh
chóng (Reddy and Guerrero, 2010).
Năm 1985 các nhà khoa học bắt ñầu nghiên cứu về pheromone sâu ñục
thân hai chấm S. incertulas Walker trên thế giới, ñã thử nghiệm áp dụng

pheromone ñể phòng trừ sâu ñục thân hai chấm tại Ấn ðộ và một số nước khác

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

2


cho thấy việc sử dụng pheromone phòng trừ loài này mang tính khả thi và có
hiệu quả (Krishnaiah et al., 2012; Cork, 1998).
Tại Việt Nam, ñã có một số nghiên cứu về việc áp dụng pheromone ñể
phòng trừ sâu hại cây trồng nông nghiệp cũng như côn trùng kho (Hao et al.,
1996; Lê Văn Trịnh, 2003). Tuy nhiên, việc áp dụng pheromone trên diện rộng
chưa có. Việc nghiên cứu pheromone sâu ñục thân hai chấm ở Việt Nam chưa
ñược quan tâm, mặc dù lúa là cây trồng có diện tích ñứng ñầu trong các cây
lương thực nước ta. ðây là một hướng ñi mới, có tiềm năng ứng dụng tại Việt
Nam trong giai ñoạn hiện nay.
ðể ñánh giá khả năng sử dụng pheromone trong phòng trừ sâu ñục thân
hai chấm tại Việt Nam, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn Văn
ðĩnh, chúng tôi tiến hành ñề tài nghiên cứu “Hiệu quả thu hút trưởng thành
ñực sâu ñục thân hai chấm Scirpophaga incertulas Walker (Lepidoptera:
Pyralidae) của một số mồi pheromone tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2012”.
Mục ñích, yêu cầu
Mục ñích
Xác ñịnh hiệu quả thu hút trưởng thành ñực sâu ñục thân hai chấm của các
loại mồi, bẫy pheromone từ ñó ñánh giá khả năng áp dụng pheromone trong công
tác dự tính dự báo và phòng trừ sâu ñục thân hai chấm Scirpophaga incertulas
Walker.
Yêu cầu
− ðiều tra thành phần và tỷ lệ các loài sâu ñục thân lúa trên ñồng ruộng tại
Gia Lâm, Hà Nội;

− ðiều tra diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục thân hai chấm trên
ñồng ruộng tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2012;
− ðánh giá hiệu quả thu hút trưởng thành ñực sâu ñục thân hai chấm của
các loại mồi pheromone;
− Xác ñịnh loại bẫy mang mồi pheromone có hiệu quả thu bắt trưởng
thành ñực sâu ñục thân hai chấm.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
ðề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về hiệu quả của một số loại mồi
pheromone ñối với sâu ñục thân hai chấm S.incertulas Walker, từ ñó ñánh giá
hiệu quả của từng chất hoá học có trong thành phần pheromone tự nhiên của loài
ñến hiệu lực của mồi pheromone nhân tạo ñối với quần thể sâu ñục thân hai chấm
tại Việt Nam. ðồng thời ñánh giá tiềm năng sử dụng pheromone trong phòng trừ
sâu ñục thân hai chấm ở nước ta.
Ý nghĩa thực tiễn
Hiện nay vấn ñề giảm mức ñộ sử dụng thuốc hoá học trong bảo vệ thực
vật là một ñòi hỏi ngày càng bức thiết. Nhiều nghiên cứu ñã ñược tiến hành về
các biện pháp sinh học, vật lý, canh tác ñược tiến hành ñể phục vụ mục tiêu này.
ðặc biệt hơn, với diện tích hơn 7 triệu ha trồng lúa tại Việt Nam, việc sử dụng
pheromone có tác dụng làm giảm lượng thuốc phòng trừ sâu ñục thân sẽ làm
giảm một lượng rất lớn thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường và
sức khoẻ con người. ðồng thời, ñề tài cũng ñề xuất loại bẫy sử dụng hiệu quả cho
việc sử dụng pheromone trong thực tế sản xuất.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Trong các loại sâu hại trên ñồng ruộng, sâu ñục thân lúa hai chấm
S.incertulas Walker là ñối tượng gây hại chủ yếu và khá phổ biến tại các ñịa
phương, chúng vẫn luôn ñược coi là dịch hại nguy hiểm trên lúa. Các loài sâu
ñục thân là nguyên nhân làm giảm năng suất từ 5 - 30% tổng sản lượng thu hoạch
lúa ở hầu hết các nước châu Á. Ngoài ñồng ruộng, sâu ñục thân hai chấm luôn
chiếm tỷ lệ trên 57%, các loài sâu như sâu ñục thân 5 vạch ñầu nâu, 5 vạch ñầu
ñen, trên dưới 10% mỗi loài và cú mèo khoảng 23%.
Theo thống kê, diện tích lúa của toàn miền Bắc năm 2008 là 1.725.962 ha.
Diện tích nhiễm sâu ñục thân hai chấm là 267.673 ha (bằng 15,5% diện tích).
Trong ñó diện tích nhiễm nặng là 20.824 ha (bằng 1,2% diện tích) và cao hơn so
với năm 2007 từ 1,5 - 2,4 lần. Sang vụ ðông Xuân 2009, sâu ñục thân lúa hai
chấm lại có chiều hướng gia tăng. Tổng diện tích nhiễm là 11.792 ha, khi ñó vụ
ðông Xuân 2008 diện tích nhiễm 6.104 ha (cao gấp 1,93 lần). Những giống lúa
mới có năng suất cao, chịu thâm canh cao, ñẻ nhánh khoẻ là những giống mẫn cảm
với sâu ñục thân hai chấm.
Hiện tại chưa có giống lúa nào ñược coi là có tính chống chịu với sâu ñục
thân nhưng ñã có nhiều phương pháp ñược sử dụng nhằm ngăn chặn và giảm
thiểu tác hại của sâu ñục thân hai chấm như: thay ñổi cơ cấu mùa vụ, ñưa vào sản
xuất những giống ngắn ngày- trỗ tập trung, cày lật ñất sau khi thu hoạch, ngắt ổ
trứng, sử dụng thuốc hoá học…và ñã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong các biện
pháp ñó, sử dụng thuốc hoá học ñể phòng trừ là biện pháp ñược sử dụng rộng rãi
nhất. Ngoài những ưu ñiểm như tác dụng nhanh, hiệu quả cao thì thuốc hoá học

cũng có nhiều mặt hạn chế như làm giảm tính ña dạng loài của hệ sinh thái ñồng
ruộng, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao ñộng, gây ô nhiễm môi trường ñất,
nước, không khí, dư lượng thuốc trong sản phẩm thu hoạch.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5


Pheromone ñã ñược nghiên cứu từ ñầu thế kỷ 20, ñến nay pheromone côn
trùng ñã có nhiều ứng dụng trong nông nghiệp trên thế giới. Trong ñó, bộ cánh
vảy, một bộ lớn của côn trùng với khoảng 160.000 loài thuộc 47 tổng họ và 130
họ, là nhóm côn trùng có hệ thống pheromone phát triển, ñược nghiên cứu nhiều
trên thế giới phục vụ việc phòng trừ sâu hại trong nông nghiệp. Pheromone của
gần 630 loài ñã ñược phát hiện, ñã ghi nhận sự hấp dẫn giới tính ñối với khoảng
1.200 loài. Pheromone ñã ñươc ứng dụng thành công nhất là trong lĩnh vực
phòng trừ côn trùng hại, với chi phí rẻ và an toàn cho môi trường, cho người sản
xuất và cho cộng ñồng.
Việc nghiên cứu ứng dụng pheromone vào sản xuất nông sản, ñặc biệt là
nông sản an toàn, là một hướng ñi ñúng ñắn và cần thiết trong giai ñoạn hiện nay.
1.1. Nghiên cứu ngoài nước
1.1.1 Nghiên cứu về thành phần sâu ñục thân lúa và sâu ñục thân hai chấm
S.incertulas
1.1.1.1. Nghiên cứu về thành phần sâu ñục thân lúa
Theo Pathak (1969), có tổng cộng ñược 24 loài sâu ñục thân lúa ñã ñược
ghi nhận ñến năm 1969. Trong ñó, ở châu Phi có 4 loài gồm Chilo agamemnon
Blez., Chilo zacconius Blez., Maliarpha separatella Rog. và Sesamia calamistis
Hamp. Ở châu Mỹ ghi nhận ñược 6 loài sâu ñục thân lúa gồm Chilo loftini (Dyar),
Chilo plejadellus Zink., Diatraea saccharalis Fabr., Elasmopalpus lignosellus
Zell., Rupela albinella Cramer và Zeadiatraea lineolata Walker. Lúa ở châu Úc ñã

phát hiện có 2 loài sâu ñục thân gây hại là Niphadoses palleucus Com. và
Phragmatiphila sp. ðặc biệt tại các nước châu Á, số loài sâu ñục thân lúa ñã phát
hiện ñược là nhiều nhất, tới 9 loài. ðó là các loài Ancylolomia chrysographella
Koll., Chilo auricilius Dudg., Chilo partellus Swin., Chilo polychrysus Meyr.,
Chilo suppressalis Walker., Niphadoses gilviberbis Zell., Tryporyza incertulas
Walker., Scirpophaga innotata Walker, Sesamia inferens Walker.
Còn theo Pathak and Khan (1994), trên thế giới ñã phát hiện ñược 35 loài
sâu ñục thân họ Ngài sáng (Pyralidae, Lepidoptera), 10 loài họ Ngài ñêm

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

6


(Noctuidae, Lepiddoptera) và 5 loài ruồi thuộc họ Diopsidae (bộ Diptera, giống
Diopsis) gây hại trên lúa, ñưa tổng số loài sâu ñục thân lên con số 50 loài. Trong
ñó, ở châu Phi ñã ghi nhận ñược số loài ñục thân lúa nhiều nhất với số lượng 24
loài, 5 loài ñục thân thuộc bộ Hai cánh (Diptera) chỉ ghi nhận ở châu Phi mà
không có ở các vùng khác. Ở châu Mỹ ñã ghi nhận ñược 5 loài sâu ñục thân lúa
gồm Chilo plejadellus Zink., Diatraea saccharalis Fabr., Elasmopalpus
lignosellus Zell., Rupela albinella Cramer và Zeadiatraea lineolata Walker. Lúa
ở châu Úc ñã phát hiện có 7 loài sâu ñục thân gây hại là Chilo suppressalis
Walker,

Niphadoses

palleucus

Com.,


Scirpophaga

incertulas

Walker,

Scirpophaga innotata Walker, Scirpophaga nivella Fabricus, Bathytricha
truncata Walker và Sesamia inferens Walker. Tại các nước châu Á, số loài sâu
ñục thân lúa ñã phát hiện ñược lên tới 15 loài, trong ñó các loài có phân bố rộng
và phá hoại nghiêm trọng nhất là sâu ñục thân hai chấm Scirpophaga incertulas
Walker, sâu ñục thân vạch ñầu nâu Chilo suppressalis Walker, sâu ñục thân mình
trắng Scirpophaga innotata Walker, sâu ñục thân ñầu ñen Chilo polychrysus
Meyrick và sâu ñục thân cú mèo Sesamia inferens Walker.
1.1.1.2. Nghiên cứu về sâu ñục thân hai chấm S.incertulas Walker
a) ðặc ñiểm sinh học của sâu ñục thân hai chấm S.incertulas Walker
Sâu ñục thân hai chấm S. incertulas Walker là dịch hại quan trọng trên cây
lúa nước, sâu non sống và hoạt ñộng trong thân cây lúa. Sâu ñục thân hai chấm
gây hại trong suốt thời kì sinh trưởng và phát triển của cây lúa nhưng có ảnh
hưởng lớn nhất ở giai ñoạn ñòng trỗ vì ñây là giai ñoạn quyết ñịnh năng suất cây
lúa. Sâu ñục thân hai chấm là côn trùng thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera, họ ngài
sáng Pyralidae. Do ñó, vòng ñời của nó gồm 4 pha phát dục là pha trứng, pha sâu
non, pha nhộng và pha trưởng thành.
Pha trứng: Trứng ñược ñẻ thành ổ trên lá, ñược che phủ bởi lớp lông mịn.
Thời gian phát dục của pha trứng theo nghiên cứu của các tác giả biến ñộng từ 5
ngày ñến 8 ngày (Dale, 1994; Reissig et al., 1985). Pha sâu non: Theo Dale
(1994) và Reissig et al. (1985), pha sâu non của sâu ñục thân hai chấm ñược chia
thành 5 tuổi với hình dạng, màu sắc, kích thước cơ thể và mảnh ñầu có sự phân

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


7


biệt với nhau rõ rệt. Pha nhộng: Sau 30–42 ngày tính từ ngày trứng bắt ñầu nở,
sâu non ñục thân hai chấm bước vào giai ñoạn hóa nhộng. Trước khi hóa nhộng,
sâu non tuổi cuối ñã ñục một lỗ ở thân cây lúa ñể cho trưởng thành vũ hóa chui
ra. Thời gian phát dục của pha nhộng khoảng 6 - 10 ngày, nếu thời tiết lạnh có
thể dài hơn (Dale, 1994; Reissig et al., 1985).
Pha trưởng thành: Trưởng thành sâu ñục thân lúa hai chấm chỉ giao phối một
lần. ðẻ trứng từ ñêm thứ 5 kể từ khi vũ hóa, mỗi ñêm ñẻ 1 ổ trứng (Pathak, 1969).
Trứng sâu ñục thân hai chấm ñược ñẻ trên mặt lá, gần gân lá. Như vậy vòng ñời của
sâu ñục thân lúa hai chấm cần 46 - 54 ngày (Dale, 1994; Reissig et al., 1985).
b) Tập tính hoạt ñộng của sâu ñục thân lúa hai chấm S.incertulas Walker
Trưởng thành loài sâu ñục thân lúa hai chấm ưa hoạt ñộng ban ñêm, thích
ánh sáng ñèn, ñặc biệt là ánh sáng màu vàng. Trưởng thành thường vũ hóa vào 19
- 21 giờ. Cả trưởng thành ñực và trưởng thành cái ñều thích hoạt ñộng trong
khoảng thời gian 20 - 22 giờ. Trứng ñược ñẻ thành ổ. Sâu non mới nở có xu hướng
phát tán ngay, chúng bò lên ngọn cây lúa, sau ñó nhả tơ thả mình cho gió ñưa sang
cây khác. Chúng bò vào giữa bẹ lá và thân cây, sống ở ñó khoảng 3 - 7 ngày. Sau
thời gian này nó mới ñục vào thân cây lúa ở nơi gốc bẹ lá lúa. Nhộng sâu ñục thân
lúa hai chấm thường ở trong thân phần gốc cây lúa (Dale, 1994; Pathak, 1969).
c) Biện pháp phòng chống sâu ñục thân
- Biện pháp canh tác
Thời vụ sớm với các giống lúa ngắn ngày có thể tránh ñược sự gây hại bởi lứa
2 của sâu ñục thân lúa hai chấm S. incertulas Walker. Làm ngập nước ruộng vào
mùa xuân ở vùng Quảng Châu (Trung Quốc) có hiệu quả diệt trừ sâu ñục thân
hai chấm (Chiu, 1980).
Bón phân hợp lý cũng có tác dụng làm hạn chế mức ñộ gây hại của sâu ñục
thân hai chấm. Cây lúa ñược bón nhiều phân ñạm sẽ hấp dẫn trưởng thành cái loài
sâu ñục thân lúa hai chấm ñến ñẻ trứng. (Litsinger, 1994; Reissig et al., 1985). Bón

phân chứa silic, kali sẽ làm tăng tính chống chịu sâu ñục thân của cây lúa. (Dale,
1994; Litsinger, 1994).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

8


- Sử dụng giống kháng chống sâu hại
Việc lai tạo giống kháng sâu ñục thân lúa hai chấm ñược bắt ñầu ở Viện
nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) từ năm 1972. Các giống lúa IR36, IR40 có tính
kháng trung bình ñối với sâu ñục thân hai chấm ñược ñưa vào sản xuất năm
1976. Tiếp theo là các giống IR50, IR54 cũng ñược ñưa vào sản xuất có tính
kháng trung bình ñối với sâu ñục thân lúa hai chấm. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tính kháng sâu ñục thân lúa hai chấm của các giống lúa chỉ ñạt mức trung bình
(Heinrichs et al., 1981; Heinrichs and Aguda, 1994).
Nghiên cứu việc chọn tạo những giống lúa có tính kháng sâu ñục thân, Ho
et al. (2001) ñã nghiên cứu chuyển gen Bt vào cây lúa ñể chống lại sâu ñục thân
vì vi khuẩn Bacilus thuringiensis (Bt) có chứa ñộc tố giết sâu, ñặc biệt các loại
sâu thuộc bộ cánh vảy. Việc sử dụng giống lúa chuyển gen Bt ñó có hiệu quả tốt
trong việc phòng chống sâu ñục thân.
- Biện pháp sinh học
Thành phần thiên ñịch của nhóm sâu ñục thân lúa khá phong phú, nhưng có
ít loài quan trọng. Số lượng loài thiên ñịch của nhóm sâu ñục thân lúa ñó ñược
phát hiện ở Philippine và Thái Lan tương ứng là 40 và 37 loài. Riêng ký sinh của
sâu ñục thân 5 vạch Chilo suppressalis và sâu ñục thân lúa hai chấm S. incertulas
Walker ở trên thế giới ghi nhận ñược 73 và 56 loài (Jigyōdan, 1981; Luo and
Zhou, 1987; Rao et al., 1969).
So với các loài bắt mồi, các loài ký sinh ñược ñánh giá là quan trọng hơn.
Trong ñó, các loài ký sinh trứng ñược ñánh giá là quan trọng nhất. Các loài ký

sinh trứng sâu ñục thân là các loài ong ký sinh thuộc giống Telenomus,
Tetrastichus, Trichogramma. Theo Bra et al. (1994) ong ký sinh trứng T. dignus
có thể tiêu diệt ñược từ 3,7 ñến 43,2% trứng sâu ñục thân hai chấm ở Punjab.
Ở nam Trung Quốc, ong mắt ñỏ Trichogramma ñược thả chủ yếu ñể
trừ sâu cuốn lá nhỏ. Hiệu quả ñạt khá cao, với khoảng 80% trứng cuốn lá
nhỏ bị ký sinh. Tuy vậy, biện pháp này chưa ñược áp dụng rộng rãi (Chiu,
1980; Ooi and Shepard, 1994).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9


Các loài bắt mồi ăn thịt cũng ñóng vai trò khá quan trọng trong tiêu diệt sâu
ñục thân lúa ở các pha phát dục khác nhau. Một cá thể nhện sói Pardosa
pseudoannulata một ngày có thể tiêu diệt hàng trăm sâu non ñục thân lúa, ñồng
thời nó tấn công cả pha trưởng thành của các loài sâu ñục thân (Ooi and Shepard,
1994; Pantua and Litsinger, 1984; Rubia et al., 1990).
- Biện pháp hóa học
Biện pháp hóa học rất quan trọng trong các biện pháp phòng chống sâu hại
lúa nói chung và sâu ñục thân lúa nói riêng. Tuy vậy, ngày nay việc sử dụng
thuốc hóa học trừ sâu hại lúa cần phải ñược cân nhắc thận trọng. Việc sử dụng
thuốc hóa học phải dựa trên cơ sở dự báo quần thể sâu hại lúa, thiên ñịch của
chúng, giai ñoạn sinh trưởng của cây lúa (Heinrichs et al, 1981).
Việc sử dụng thuốc trừ sâu ñục thân lúa phải chọn thời ñiểm ñúng là rất
quan trọng. Heinrichs et al. (1981) khuyến cáo cần dựa vào kết quả theo dõi bẫy
ñèn ñể xác ñịnh thời ñiểm phun thuốc tốt nhất trừ một số sâu hại lúa. Phải dùng
thuốc có tính chọn lọc ñối với sâu ñục thân nói chung và sâu ñục thân hai chấm
nói riêng. Những thuốc gây tái phát quần thể sâu hại phải ñược loại bỏ khỏi danh
sách những thuốc dùng trên lúa, nhằm hạn chế ñến mức tối thiểu các hậu quả xấu

do thuốc hóa học gây ra (Heinrichs et al, 1981; Li-Ying, 1982).
1.1.2. Nghiên cứu về pheromone côn trùng
1.1.2.1. Nghiên cứu về pheromone côn trùng và pheromone trong nông nghiệp
Pheromone là một từ ghép bắt nguồn từ hai chữ Hy Lạp: Pherein, có nghĩa
là mang ñi, truyền ñi và Horman có nghĩa là kích thích (Touhara, 2013).
Pheromone theo ñịnh nghĩa của Karlson và Luscher (1959) là một chất
ñược tiết ra môi trường bên ngoài từ một cá thể và ñược nhận biết ở một cá thể
thứ hai cùng loài, ở ñây xảy ra một phản ứng ñặc trưng, thí dụ nó giải quyết
những tập tính nhất ñịnh hoặc một phản ứng sinh lý nhất ñịnh (“substances which
are secreted to the outside by an individual and received by a second individual
of the same species, in which they release a specific reaction, for example, a
definite behavior or developmental process”).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

10


Pheromone côn trùng là hợp chất hóa học ñược trưởng thành cái tiết ra ñể
thu hút trưởng thành ñực ñến giao phối. Năm 1959, chất Bombykol – pheromone
của con tằm lần ñầu tiên ñược tổng hợp. Chín năm sau, con người mới xác ñịnh
ñược thành phần của chúng và gọi hỗn hợp các chất hóa học ñó là pheromone
giới tính.
Năm 1962, Ouye and Butt là những người ñầu tiên sử dụng chất chiết xuất
Methylence chloride (sex-pheromone) của những cặp giao phối ñể thu hút ngài
ñực sâu hồng hại bông và ñã thành công ở nhiều nước.
Năm 1966, Graham et al. lần ñầu tiên dành ñược thành tựu trong việc sử
dụng rộng rãi pheromone trên ñồng ruộng. Các tác giả ñã sử dụng bẫy với những
“mồi thô” là 10 con ngài cái chưa giao phối ñể bẫy những con ngài ñực sâu hồng
hại bông Pectinophora gossypiella (Saunders).

Năm 1973, Hummel et al. ñã phát hiện ra và sử dụng hợp chất Gossyplure
là hỗn hợp theo tỷ lệ 1:1 hai ñồng phân cis,cis và cis,trans của 7,11 –
hexadecadienyl acetate, ñể bẫy và kết quả cho thấy hiệu quả hơn so với “mồi
thô” của Graham et al. trước ñó.
ðến nay, pheromone côn trùng ñã trở thành một biện pháp phòng trừ sâu
hại quan trọng trên thế giới, với khoảng 1.600 loại pheromone và chất tiết ñã
ñược công bố trong vòng hơn 40 năm qua (Witzgall et al., 2004, dẫn theo Reddy
and Guerrero, 2010).
- Phân loại pheromone
Căn cứ vào tác dụng sinh lý, sinh thái của pheromone ñối với ñời sống côn
trùng và những ñặc tính tồn tại của pheromone ngoài tự nhiên mà phân thành
nhóm các pheromone có tác dụng hấp dẫn (attractant hay appellent) và nhóm các
pheromone có tác dụng xua ñuổi (repellent). Nhóm pheromone hấp dẫn là nhóm
gây nên tác dụng hướng ñộng dương ñối với con vật, có nghĩa là từ xa con vật có
thể nhận biết và “chạy lại’’ ñến nguồn pheromone. Nhóm này bao gồm các loại
pheromone như pheromone tập hợp (aggregation pheromone), pheromone giới
tính (sex pheromone) và pheromone ñánh dấu ñường ñi. Pheromone giới tính

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

11


(gọi tắt là pheromone) là chất hoá học ñược trưởng thành cái tiết ra ñể thu hút
trưởng thành ñực ñến giao phối.
Theo Nandagopal (2006), pheromone thường ñược phân chia thành 3 loại:
pheromone báo ñộng, pheromone tụ tập và pheromone giới tính. Pheromone tụ
tập có thể do cả 2 giới tính tiết ra, nhưng thường là do con ñực tiết ra ñể tập hợp
các cá thể trong loài ñể lấy thức ăn hoặc sinh sản. Pheromone báo ñộng ñể dùng
ñể cảnh báo các cá thể cùng loài trước các mối nguy hiểm như cảnh báo sự có

mặt của thiên ñịch.
- Cấu tạo hoá học
Trên thế giới, các nhà khoa học ñã nghiên cứu và hiểu rõ thành phần hóa
học của nhiều loại pheromone, ña số có cấu tạo là những chất ester, acid, rượu
hoặc những chuỗi acetate dài, thẳng với một nối ñôi. Kết quả nghiên cứu cho
thấy pheromone giới tính của phần lớn các loài côn trùng không phải gồm một
thành phần, mà gồm nhiều thành phần. Pheromone giới tính của loài sâu ñục quả
táo tây C. pomonella gồm 7 thành phần. Tương quan về lượng của các thành
phần trong chất dẫn dụ giới tính có ý nghĩa quan trọng quyết ñịnh tính chất ñặc
trưng cho loài. Một sự thay ñổi bất kỳ của các thành phần ñều dẫn tới sự mất hoạt
tính của pheromone (dẫn theo Nguyễn Văn ðĩnh và cộng sự, 2004).
Theo Ando (2013), có khoảng 630 loài cánh vảy trên toàn thế giới ñã xác
ñịnh ñược pheromone giới tính, pheromone của chúng ñược phân thành 3 nhóm
theo cấu trúc hoá học: 75% trong số ñó thuộc nhóm I, gồm các hợp chất chưa bão
hoà với mạch 16-18C thẳng ñính kèm với một nhóm chức năng ở phần ñuôi như
nhóm hydroxyl, acetoxyl, hoặc formyl. 15% thuộc nhóm II gồm các hợp chất
hydrocarbon chưa bão hoà và dẫn xuất vòng oxy (epoxy derivatives) với mạch
17-23C mạch thẳng. Hai nhóm này có cách thức chiết xuất hoàn toàn khác nhau.
Nhóm I ñược xác ñịnh có ở nhiều họ côn trùng khác nhau như Crambidae,
Tortricidae, và Noctuidae, trong ñó có nhiều loài là sâu hại cây trồng nông
nghiệp. Ví dụ, pheromone của sâu tơ Plutella xylostella (Plutellidae) bao gồm
hỗn hợp của (Z)-11-hexadecenyl acetate and (Z)-11-hexadecenal. Pheromone

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

12


nhóm II ñược tạo ra chủ yếu ở các loài thuộc các họ Geometridae, Lymantriidae,
và Arctiidae. Pheromone loài Ascotis selenaria selenaria (Geometridae) gồm hỗn

hợp của (3Z, 6Z, 9Z)-3,6,9-nonadecatriene và (3R, 4S )-3,4-epoxy- (6Z, 9Z)-6,9nonadecadiene. 10% các loài có pheromone là dạng hỗn hợp các loại trên. Ngoài
ra, một số loài pheromone có gốc methyl ñã ñược tìm thấy. Loài Miltochrista
calamine (Arctiidae) tạo ra (5R, 7R)-5-methylheptadecan-7-ol.

Hình 1.1. Cấu tạo pheromone ở bộ cánh vảy
a) Pheromone loại I ở ngài sâu tơ

b) loại II ở Ascotis selenaria cretacea

và c) loại III ở Miltochrista calamine (Theo Ando, 2013)

- Nghiên cứu sử dụng pheromone giới tính trong nông nghiệp
Pheromone hiện ñang ñược sử dụng rộng rãi trong hệ thống bảo vệ thực
vật ở nhiều nước trên thế giới, ñây ñược coi là công cụ có hiệu quả trong dự tính
dự báo, phòng trừ sâu hại cây trồng và sản phẩm trong kho.
Do hoạt tính sinh học của pheromone côn trùng rất cao và chuyên tính,
các cá thể trưởng thành ñực có thể nhận biết ñược pheromone của con cái với
liều lượng cực thấp trong không khí (Schneider, 2000). Mặt khác, pheromone
không có ảnh hưởng xấu ñến sinh vật hoặc môi trường, hoặc bị mất hiệu lực do
mưa gió như ở thuốc hoá học, do ñó pheromone ñược coi là vũ khí hiệu quả phục
vụ chương trình IPM phòng trừ nhiều loài dịch hại cây trồng như sâu hồng hại
bông Pectinophora gossypiella, ngài ñục quả phương ñông Grapholita molesta,
ngài ñục quả nho Euroecillia ambiguella, sâu tơ Plutella xylostella, sâu xanh
Helicoverpa armigera…(dẫn theo Nguyễn Văn ðĩnh và cộng sự, 2004).
Pheromone ñược sử dụng trong phòng trừ côn trùng hại cây trồng nông
lâm nghiệp theo một trong các hướng sau:

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

13



+ Sử dụng trong ñiều tra dự tính dự báo sâu hại (Detecting and monitoring)
ðể dự báo thời gian xuất hiện, theo dõi diễn biến mật ñộ quần thể của
trưởng thành loài sâu hại cần quan tâm. Trên cơ sở ñó quyết ñịnh việc áp dụng
biện pháp xử lý thích hợp ñối với sâu hại. Biện pháp này ñược sử dụng rộng rãi
trong dự báo phòng trừ nhiều loài như sâu ñục quả táo tây C. pomonella, sâu
xanh H. armigera, sâu hồng hại bông P. gossypiella, sâu loang Earias vittella,
sâu ñục thân lúa 2 chấm S. incertulas, sâu cuốn lá nhỏ Cnaphaclocis medinalis,
bọ xít muỗi Helopeltis antonii, bore cà phê Xylotrechus quadripes, sâu ñục thân
mía Chilo auricilius, Chilo infuscatellus, ruồi ñục quả Ceratitis capitata, mọt mỏ
ngắn Ips typographus, bọ cánh cứng hại thông Dendroctonus brevicomis,...
(Nguyễn Văn ðĩnh và cộng sự, 2004, dẫn).
+ Sử dụng pheromone trực tiếp tiêu diệt sâu hại (Trapping out, attract and kill)
Larraín et al. (2009) ñã nghiên cứu mật ñộ bẫy pheromone tới hiệu quả thu
bắt của mồi pheromone loài Phthorimaea operculella (Zeller) hại khoai tây cho
thấy ở mật ñộ 20 và 40 bẫy/ha, kết hợp với pheromone giới tính liều lượng 0,2 mg
với bẫy nước (water-Detergent) cho kết quả làm giảm sự gây hại một cách có ý
nghĩa so với sử dụng thuốc hoá học và có lượng lớn trưởng thành ñực bị thu bắt.
Biện pháp này ñược ghi nhận áp dụng thành công chống lại ngài ñục quả
táo tây C. pomonella và dạng thương phẩm (Sirene, công ty Novartis) ñã ñược
ñăng ký tại Thuỵ ðiển (Charmillot and Hofer, 1997). Loài sâu hồng hại bông
P.gossypiella mà pheromone của loài này là chất (Z,Z)- và (Z,E)-7,11hexadecadienyl acetate ñã ñược sử dụng dưới nhiều dạng, trong ñó có sự kết hợp
với hoạt chất trừ sâu permethrin. Ngoài ra, pheromone còn ñược kết hợp với các
loài vi sinh vật có ích như kết hợp với nấm có ích ñể trừ sâu tơ P.xylostella và
P.japonica, với tinh thể virus trừ ngài táo tây (Suckling and Karg, 2000).
+ Gây nhiễu giao phối (Mating disruption/confusion)
Sử dụng pheromone giới tính ñể gây mất khả năng ñịnh hướng, phá vỡ
mối liên hệ và cản trở sự gặp nhau giữa con ñực với con cái, dẫn ñến chúng
không giao phối ñược với nhau. Liều lượng sử dụng pheromone giới tính ñể quấy


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

14


nhiễu giao phối thường tăng gấp 10-25 lần so với liều lượng trong bẫy dẫn dụ
bình thường. Ở loài ngài táo tây, C.pomonella, liều lượng sử dụng trong biện
pháp quấy nhiễu giao phối gấp khoảng 10.000 lần so với lượng con cái bình
thường tạo ra. Liều lượng áp dụng theo mùa ñối với ngài táo trên vườn cây ăn
quả có thể lên tới 100g/ha (Witzgall et al., 2010).
Trên thế giới, sử dụng pheromone giới tính với mục ñích quấy nhiễu giao
phối ñược thực hiện thành công trên ngài táo tây C.pomonella, ngài ñục quả
Grapholita molesta trên ñào và xuân ñào, sâu Keiferia lycopersicella trên các
loại cây rau, sâu hồng hại bông P. gossipiella và loài sâu cuốn lá Platynota
stultana trên nho (Il’ichev et al., 2006; Welter etal., 2005). Riêng tại phía tây bắc
nước Mỹ, diện tích áp dụng biện pháp quấy nhiễu giao phối ñã tăng lên từ 1.000
ha năm 1991 lên tới gần 45.000 năm 2000 (dẫn theo Reddy and Guerrero, 2010).
Việc sử dụng pheromone ñể gây nhiễu giao phối lần ñầu ñược áp dụng ở
châu Âu là ñể phòng trừ ngài táo tây với trên 10.000 ha và ngài hại nho với trên
30.000 ha (Arn and Louis, 1997; Waldner, 1997). Một diện tích rất lớn các vườn
nho tại ðức và Thuỵ ðiển sử dụng pheromone trong nhiều năm, diện tích sử
dụng phermomone trong các vườn nho tại phía bắc Italia cũng ñang tăng lên một
cách nhanh chóng (Kast, 2001; Zingg, 2001).
+ Chiến lược “xua ñuổi-lôi kéo”
Chiến lược này bao gồm việc xua ñuổi loài dịch hại ra khỏi ñồng ruộng
ñồng thời thu hút chúng ñến một nơi khác. Nguồn lôi kéo sâu hại ra khỏi ñồng
ruộng có thể là ruộng bẫy hoặc các loại cây trồng khác. Nguồn xua ñuổi có thể là
các chất xua ñuổi, các chất tiết ñặc hiệu ký chủ hoặc không ñặc hiệu (host and
nonhost volatiles), pheromone chống tụ tập (antiaggregation pheromones),

pheromone cảnh báo, chất gây ngán, pheromone chống ñẻ trứng…Chất lôi kéo
có thể là chất tiết ký chủ, pheromone giới tính hoặc pheromone tụ tập, các chất
kích thích vị giác hoặc kích thích ñẻ trứng. (Cook et al., 2007). Chiến lược này
ñược dùng ñể hạn chế sự kháng thuốc của sâu hại ñối với các thuốc hoá học hoặc
làm giảm mức ñộ sử dụng thuốc trên ñồng ruộng.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

15


×