Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá hiện trạng và sử dụng vật liệu che phủ trong canh tác ngô trên đất dốc tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CẦM THỊ PHONG

ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ SỬ DỤNG VẬT LIỆU
CHE PHỦ TRONG CANH TÁC NGÔ TRÊN ðẤT DỐC

TẠI HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành:
Mã số:

Trồng trọt
60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ích Tân

Hà Nội - 2013


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực, chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào và chưa từng ñược ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc./.


Tác giả luận văn

Cầm Thị Phong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện ñề tài nghiên cứu, tôi luôn
nhận ñược sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp ñỡ tận tình của các
thầy cô giáo, các ñồng nghiệp, bạn bè và gia ñình...
Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp trước hết tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy giáo Nguyễn Ích Tân, người ñã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi nhất ñể tôi
hoàn thành ñề tài và luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
bộ môn Canh tác học, khoa Nông học, các thầy cô giáo ban Quản lý ñào tạo
trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã quan tâm giúp ñỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến lãnh ñạo sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Sơn La, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La, Trung tâm nghiên
cứu và Phát triển nông lâm nghiệp Tây Bắc và các bạn ñồng nghiệp ñã tạo
mọi ñiều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và thời gian ñể tôi thực hiện ñề tài
tại ñơn vị.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia ñình, bạn bè ñã tạo
ñiều kiện và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn


Cầm Thị Phong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ii
MỤC LỤC.....................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................viii
PHẦN 1: MỞ ðẦU........................................................................................ 1
1.1. ðặt vấn ñề ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài.............................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu ......................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu .......................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài .................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................ 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. ðặc ñiểm sinh lý và tính chịu hạn của cây ngô ..................................... 4
2.1.1. Khái niệm hạn ñối với cây ngô: ...................................................... 8
2.1.2. Cơ sở sinh lý của tính chịu hạn ở cây ngô:...................................... 9
2.1.3. Cơ sở di truyền của tính chịu hạn ở cây ngô: ................................ 14
2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô ñất dốc trên thế giới ................ 16

2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên ñất dốc trong nước ........... 21
2.4. Tình hình sử dụng vật liệu che phủ ñất trong canh tác cây nông nghiệp ......... 24
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 28
3.1. Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu.......................................... 28
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu....................................................................... 28
3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu..................................................................... 28
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


3.1.3. Thời gian nghiên cứu.................................................................... 28
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 28
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm...................................................... 29
3.3.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng ........................................................... 30
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................... 30
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 32
3.3.5. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế (theo simit)............................. 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 33
4.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.......... 33
4.1.1 ðiều kiện tự nhiên ......................................................................... 33
4.1.2. ðiều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 41
4.2. Thực trạng sản xuất ngô tạihuyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La..................... 43
4.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của huyện Mai Sơn............... 43
4.2.2. Các giống ngô ñược trồng ở huyện Mai Sơn................................. 45
4.2.3. Kỹ thuật canh tác ñối với cây ngô ở Mai Sơn ............................... 49
4.2.4. Tình hình sâu bệnh hại ngô ở huyện Mai Sơn............................... 51
4.3. Kết quả thí nghiệm sử dụng vật liệu che phủ ñến canh tác ngô
trên ñất dốc tại huyện Mai Sơn: .......................................................... 52

4.3.1. Các hoạt ñộng chính trên ñồng ruộng ........................................... 52
4.3.2. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác che phủ ñến khả năng
nẩy mầm của ngô ......................................................................... 52
4.3.3. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác che phủ ñến ñộ ẩm ñất ..... 53
4.3.4. Ảnh hưởng của biện pháp canh tác che phủ ñến thời gian các
giai ñoạn sinh trưởng phát triển của cây ngô ................................ 54
4.3.5. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật che phủ ñất ñến khả
năng sinh trưởng phát triển của ngô NK54 trong vụ Hè Thu,
năm 2012 tại Mai Sơn – Sơn La ................................................... 56
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


4.3.6. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật che phủ ñất bằng tàn
dư thực vật ñến khả năng hạn chế cỏ dại trong nương ngô
NK54 trong vụ Hè Thu, năm 2012 tại Mai Sơn – Sơn La ............. 57
4.3.7. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật che phủ ñất ñến khả
năng chống chịu sâu bệnh của ngô NK54 trong vụ Hè Thu,
năm 2012 tại Mai Sơn – Sơn La ................................................... 59
4.3.8 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: ................................ 60
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .......................................................... 63
5.1 Kết luận............................................................................................... 63
5.2 ðề nghị................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
PHỤ LỤC..................................................................................................... 69

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CT

Công thức

CL

Chất lượng

ð/C

ðối chứng

ð/K

ðường kính

ðVT

ðơn vị tính



Giai ñoạn

KH

Kế hoạch


KT

Kinh tế

NS

Năng suất

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

PBL

Phân bón lá

STPT

Sinh trưởng phát triển

TP-PR


Tung phấn – phun râu

t0

Nhiệt ñộ

TB

Trung bình

TG

Thời gian

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Giá trị ñiểm của các tính trạng gián tiếp dùng ñể chọn lọc
giống ngô chịu hạn trong ñiều kiện thí nghiệm ñồng ruộng ....... 15
Bảng 2.2. Lượng phù sa ñổ ra biển của một số con sông lớn trên thế

giới (triệu tấn)........................................................................... 19
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Sơn La từ năm 2006 – 2011 ............. 22
Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu tại Mai Sơn năm 2012...................... 35
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng ñất của huyện Mai Sơn năm 2011 ................ 37
Bảng 4.3. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt qua 5 năm 2008-2012 ........ 40
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của huyện Mai Sơn 5
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.

năm gần ñây (2007 – 2011) ....................................................... 44
Cơ cấu giống ngô ở các vụ sản xuất của huyện Mai Sơn
trong những năm gần ñây .......................................................... 46
Tình hình sử dụng phân bón cho cây ngô của một số hộ gia
ñình ở huyện Mai Sơn.............................................................. 50
Tỉ lệ nảy mầm của giống ngô NK54 trong thí nghiệm che
phủ trên Ngô tại huyện Mai Sơn, Sơn La................................... 52
ðộng thái ñộ ẩm ñất ở các công thức thí nghiệm vụ Hè Thu,

năm 2012 tại Mai Sơn – Sơn La ................................................ 54
Bảng 4.9. Thời gian STPT của ngô NK54 vụ Hè Thu, năm 2012 trong
thí nghiệm che phủ tại Mai Sơn – Sơn La .................................. 55
Bảng 4.10. Các ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của ngô NK54 ở thí
nghiệm che phủ tại Mai Sơn – Sơn La ....................................... 56
Bảng 4.11. Số lượng và khối lượng cỏ dại của các công thức thí
nghiệm (vụ Hè Thu 2012 tại Mai Sơn – Sơn La) ....................... 58
Bảng 4.12 Thời gian và mức ñộ sâu và một số loại bệnh hại thường gặp
trên ngô NK54 (vụ Hè Thu, 2012 tại Mai Sơn – Sơn La) ............. 59
Bảng 4.13. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................. 60

Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vật liệu che phủ cho ngô
NK54 tại Mai Sơn, Sơn La ........................................................ 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Hình 2.1.

Tên hình

Trang

Nhu cầu nước của cây ngô và mức giảm năng suất khi bị
hạn ở các giai ñoạn năng suất cực ñại. .........................................5

Hình 4.1. Tập quán canh tác ñốt nương trước khi gieo trồng tại
huyện Mai Sơn .......................................................................... 48
Hình 4.2.

ðộ ẩm và tỉ lệ nảy mầm ngô che phủ tàn dư thực vật................. 53

Hình 4.3.

Chiều cao cuối cùng cây ngô và chiều cao ñóng bắp thí
nghiệm che phủ bằng tàn dư thực vật......................................... 57

Hình 4.4.


Số loài cỏ dại và lượng cỏ dại thí nghiệm che phủ bằng tàn
dư thực vật cho ngô ở Mai Sơn, Sơn La..................................... 58

Hình 4.5.

Năng suất ngô trong thí nghiệm che phủ bằng tàn dư thực vật ...... 61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii


PHẦN 1: MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Sơn La là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, ñộ cao trung
bình từ 600-700m so với mặt nước biển. Diện tích ñất tự nhiên của tỉnh
là 1.417.444 ha. Trong ñó, ñất sản xuất nông nghiệp là 247.684 ha,
chiếm 30,09% diện tích ñất tự nhiên. Khí hậu Sơn La mang ñặc trưng
của khí hậu nhiệt ñới gió mùa; mùa mưa nóng ẩm mưa nhiều, mùa khô
lạnh và ít mưa nên khô hanh. ðịa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên giao
thông ñi lại khó khăn ảnh hưởng lớn ñối với quá trình phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh.
Mai Sơn là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, có 8 km ñường biên giới
chung với Lào, với diện tích tự nhiên 143.247 ha, dân số 38.750 người
thuộc 6 dân tộc sinh sống tại 22 xã và thị trấn. Trong ñịnh hướng phát triển
của tỉnh, Mai Sơn ñược xác ñịnh là vùng kinh tế trọng ñiểm, nằm trong
cụm tam giác kinh tế: thành phố Sơn La - Mai Sơn - Mường La.
Mai Sơn có ñịa hình cao nguyên ñá vôi khá bằng phẳng, ñộ cao
trung bình 700 m.

Ngô là cây lương thực ñược xác ñịnh là một trong những loại cây
phù hợp với ñiều kiện ñất ñai, khí hậu của Mai Sơn, là cây chịu hạn tốt,
dễ gieo trồng, chăm sóc và cho thu nhập khá cao. Cùng với việc chú trọng
ñầu tư thâm canh, tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất
như: Sử dụng các giống ngô lai có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất
nên diện tích gieo trồng, sản lượng ngô của tỉnh Sơn La nói chung và Mai
Sơn nói riêngcó tốc ñộ tăng khá nhanh.
Tuy nhiên, do diện tích ñất trồng ngô phần lớn là ñất ñồi có ñộ dốc
cao, hiện tượng xói mòn, rửa trôi, thoái hoá ñất rất lớn, trình ñộ canh tác
nói chung, trồng ngô nói riêng của nông dân còn có những hạn chế, ñặc
biệt ở vùng sâu, vùng xa bà con nông dân vẫn gieo trồng ngô theo tập
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


quán quảng canh nên năng suất ngô còn thấp, hiệu quả trồng ngô chưa
cao. Vì vậy, ñể canh tác ngô bền vững thì một trong những biện pháp kỹ
thuật cần ñược chú trọng quan tâm là canh tác bền vững trên ñất dốc,
nhằm sử dụng hiệu quả những tiềm năng của vùng cao nhằm tăng năng
suất cây trồng mà vẫn bảo tồn ñược tài nguyên ñất và nước ñể canh tác
lâu dài. Biện pháp kỹ thuật nâng cao ñộ che phủ ñất và canh tác theo
phương pháp làm ñất tối thiểu trên ñất dốc góp phần giải quyết ñược
những nhu cầu này.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên, việc tiến hành nghiên
cứu ñề tài: “ðánh giá hiện trạng và sử dụng vật liệu che phủ trong
canh tác ngô trên ñất dốc tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” là cần thiết,
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục tiêu

ðánh giá hiện trạng canh tác ngô trên ñịa bàn huyện Mai Sơn và
hiệu quả của biện pháp kỹ thuật che phủ ñất bằng tàn dư thực vật ñến
canh tác ngô trên ñất dốc, nhằm xác ñịnh ñược biện pháp kỹ thuật canh
tác phù hợp ñể tuyên truyền và hướng dẫn cho nông dân trên ñịa bàn áp
dụng.
1.2.2. Yêu cầu
ðiều tra ñánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mai
Sơn - tỉnh Sơn La. ðánh giá tình hình sản xuất ngô (diện tích, năng suất,
sản lượng, mức ñầu tư phân bón, phòng trừ sâu bệnh) ở huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La trong 5 năm gần ñây.
Theo dõi và ñánh giá tác ñộng của lớp che phủ là tàn dư thực vật
ñến sinh trưởng, phát triển, năng suất của ngô, sinh trưởng phát triển sâu
bệnh hại và hiệu quả kinh tế của biện pháp che phủ cho ngô ở huyện Mai
Sơn, tỉnh Sơn La.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở khoa học cho ñịnh hướng sử
dụng ñất nông nghiệp bền vững trên ñất dốc; góp phần xác ñịnh cơ sở lý
luận và thực tiễn ñể phát triển các hệ thống canh tác bền vững trên ñất dốc
(bảo tồn ñất, nước, dinh dưỡng cây trồng) nhờ vai trò của lớp phủ là tàn
dư thực vật và các phương thức làm ñất nhằm giảm xói mòn, rửa trôi ñất.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
ðề tài hướng tới một phương thức canh tác ngô trên ñất dốc hiệu
quả hơn.
Góp phần tăng năng suất, giảm chi phí ñầu tư và công lao ñộng,
nâng cao thu nhập cho người trồng ngô.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ðặc ñiểm sinh lý và tính chịu hạn của cây ngô
Cây ngô thuộc loại cây C4, cây ngô sử dụng nước hiệu quả hơn
nhiều loại cây C3. Ví dụ cần 350 – 500 lít nước ñể sản sinh 1 kg ngô hạt
(tùy thuộc vào khí hậu và tình trạng dinh dưỡng ñất) trong khi cần 700 –
800 lít nước ñể sản sinh 1 kg hạt cây C3 như hoa hướng dương (Ruaan,
2003).
Các nghiên cứu khác công bố số liệu nhu cầu nước như sau: ñể sản
xuất lít sữa bò cần 800 lít nước (từ sản xuất cỏ ñến chăn nuôi bò), 1 kg
bột mì cần 1.100 lít nước, 1 kg lúa gạo cần 2.300 lít nước và 1 kg ngô cần
900 lít nước (Pavlova,L.V,1989) [37].
Một số công bố khác cho rằng hiệu quả sử dụng nước (g chất
khô/kg nước thoát hơi) của ngô là 4,49; lúa mạch là 2,11; lúa mì là 2,50;
và cỏ alfalfa (cho bò sữa) là 2,36 (Grifing,B 1990 )[36].
Tóm lại ngô cần ít nước hơn lúa mì, lúa nước và hoa hướng dương
ñể sản sinh cùng 1 kg hạt. Cây cần lượng nước lớn gấp hàng trăm, hàng
ngàn lần so với lượng chất khô sản sinh như trên vì có tới hơn 95% lượng
nước bị bốc hơi qua khí khổng.
Tiềm năng năng suất của cây C4 cũng lớn hơn cây C3 rất nhiều.
Năng suất ngô lai có tiềm năng năng suất cao, dài ngày (tổng tích ôn
>3.0000C) có thể ñạt 12 – 15 tấn/ha một cách dễ dàng (trong ñiều kiện có
tưới) nhưng hoa hướng dương chỉ ñạt 3 – 3,5 tấn/ha ñã là trường hợp qúa
khác thường (Maize: International Market Profile, 2006)[34].
Theo công bố của công ty Monsanto (CIMMYT international maize

improment center, Elbatan,Mexico.1993/1994)[33] nhu cầu nước của cây
ngô ñược tính toán dựa theo từng loại ñất và khả năng giữ nước của ñất.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


ðất vào loại nhẹ, nên tưới kịp thời khi ñộ ẩm ñất ở 70% trong suốt thời kỳ
sinh trưởng phát triển của cây ngô.

Hình 2.1. Nhu cầu nước của cây ngô và mức giảm năng suất khi bị hạn ở các
giai ñoạn năng suất cực ñại.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


Theo nhu cầu nước (Hình 2.1) cây ngô cần 6 – 10 lượt tưới trong cả
vụ. Vào thời kỳ 30 ngày ñầu cây ngô cần tưới nhẹ. Từ giai ñoạn 7-8 lá
ñến chín sáp, ngô cần lượng nước tối ưu.
Tần suất tưới ñược quyết ñịnh dựa trên loại ñất, thời vụ gieo trồng
và tình trạng ñộ ẩm hiện tại. Cần chú ý tưới không gây úng, ñặc biệt giai
ñoạn 30 ngày ñầu. Thời kỳ ñầu sinh trưởng, cây ngô cần ít nước, sau tăng
dần và ñạt cực ñại vào thời kỳ trỗ cờ. Sau trỗ cờ kết hạt, nhu cầu nước
giảm dần ñến khi chín sinh lý.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, vào giai ñoạn trước và sau trỗ 2
tuần lá ngô không ñược héo và giai ñoạn này ñược gọi là giai ñoạn khủng
hoảng nước. Nếu thiếu nước trong giai ñoạn cây con cũng làm giảm năng
suất vì cây con bị giảm kích thước so với ñiều kiện ñủ nước.

Một ngày ñược coi là hạn với cây ngô là ngày mà cây ngô bị héo
vào sáng sớm và không thể hồi phục ñược do thiếu nước từ hôm trước
(CIMMYT international maize

improment center, Elbatan, Mexico.

1993/1994)[33].
Theo công bố của CIMMYT: ở những vùng nhiệt ñới thấp, trong
ñiều kiện trồng ngô nhờ nước trời, tối thiểu một vụ ngô cần lượng mưa
400 - 500 mm ñể ñạt năng suất >1 tấn/ha và lượng mưa 500 - 700 mm
phân bố ñều qua các tháng trong vụ mới ñạt năng suất cao.
Thậm chí lượng mưa trên vẫn chưa ñủ nếu ñất bị rửa trôi làm mỏng
tầng canh tác và nhu cầu bốc thoát hơi nước lớn (CIMMYT international
maize improment center, Elbatan,Mexico.1993/1994)[33].
Các khái niệm về hạn: Hiện nay có nhiều khái niệm về hạn nói
chung và hạn nông nghiệp nói riêng, tùy theo mục ñích tìm hiểu quy luật
khí hậu thời tiết và diễn biến lượng mưa cũng như khả năng tưới tiêu.
Hạn là một hiện tượng khí hậu thường xảy ra theo chu kỳ, gần như
ở mọi nơi trên thế giới, tuy mức ñộ từng vùng có khác nhau. Ví dụ ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


Lybia, các nhà khoa học khái niệm rằng hạn xảy ra khi lượng mưa < 180
mm trong một thời kỳ nhưng ở Bali khi có 6 ngày không mưa ñược coi là
hạn (Maize: International Market Profile, 2006)[34].
Do ñó hạn ñược ñịnh nghĩa là hiện tượng thiếu mưa xảy ra trong
một khoảng thời gian nhất ñịnh, dẫn ñến thiếu nước cho các hoạt ñộng
sống của sinh vật và môi trường.

Hạn khác với khô. Hạn xảy ra tạm thời, còn khô là trạng thái hạn
xảy ra lâu dài, nhiều năm trong vùng với lượng mưa rất thấp. Khái niệm
hạn cũng liên quan ñến phân bố lượng mưa, thời gian phân bố mưa.
Các yếu tố khí hậu khác như nhiệt ñộ cao, gió mạnh, ñộ ẩm không
khí thấp cũng thường liên quan ñến hạn.
Hạn còn có thể ñược ñịnh nghĩa bằng lượng mưa, ñộ ẩm không khí,
tình trạng thảm thực vật, năng suất nông nghiệp, ñộ ẩm ñất, mức ñộ nước
trong các ñập chứa hoặc ảnh hưởng về kinh tế. Tựu trung lại, hạn ñơn
thuần là sự thiếu hụt ñáng kể ñộ ẩm so với bình thường.
Hạn nông nghiệp là thời kỳ thiếu nước kéo dài dẫn ñến bất thuận
ñối với cây trồng và giảm thu hoạch (Prasad,R.Singh,S. and Paroda,
R.S,1998)[38].
Hạn trong nông nghiệp, theo quan niệm của các nhà khí tượng nông
nghiệp ở Mỹ, là mối liên kết giữa nhiều tiêu chí: hạn khí tượng và tác
ñộng của nó ñến sản xuất nông nghiệp, sai khác giữa thoát hơi nước tiềm
năng và thực tế, thiếu hụt nước trong ñất, giảm mực nước ngầm
(International Book Distributors, Dehra Dun, India. First Indian Reprint
1989)[35].
Nhu cầu nước trong cây phụ thuộc vào ñiều kiện thời tiết hiện tại,
ñặc tính sinh học từng loại cây trồng cụ thể, giai ñoạn phát triển và các
ñặc tính sinh học, lý học của ñất. Vậy khi ñề cập ñến hạn trong nông

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


nghiệp nên quan tâm ñến cả sự mẫn cảm của cây trồng trong từng giai
ñoạn phát triển khác nhau.
2.1.1. Khái niệm hạn ñối với cây ngô:

Ba khái niệm cụ thể về hạn dựa trên lượng mưa ñối với cây ngô
ñược nhiều nhà khoa học CIMMYT nêu như sau:
1) Canh tác ngô ñược gọi là thiếu nước nếu lượng mưa cả vụ ở vùng
nhiệt ñới thấp < 500 mm và ở vùng cao (highland) là từ 300 – 350 mm
(Heisey và Edmeades, 1999).
2) Theo quan ñiểm cây ngô mẫn cảm với hạn: khoảng 4 tuần trong
thời gian ngô trỗ cờ kết hạt, nếu vùng nào có lượng mưa <100 mm ñược
coi là vùng không phù hợp ñối với sản xuất ngô, > 200 mm ñược coi là
phù hợp cho hầu hết các giống ngô, và lượng mưa trong khoảng 100 – 200
mm ñược coi là vùng thiếu nước ñối với sản xuất ngô (Chapman và
Barreto, 1996).
3) Khái niệm khác: Dựa trên tỷ lệ giữa lượng mưa (P) và khả năng
thoát hơi nước của ñất (PE). Ví dụ một vùng ngô nếu tất cả các tháng (n)
trong suốt vụ có P/PE>0,5 ñược coi là thuận lợi, nếu n – 1 tháng có
P/PE>0,5 ñược coi là vùng thiếu mưa ñối với sản xuất ngô (Khái niệm
này không ñề cập ñến việc gieo trồng sớm ñể tránh hạn) (International
Book Distributors, Dehra Dun, India. First Indian Reprint 1989)[35].
Theo khái niệm này, ngay cả ở Mỹ, 1/4 diện tích ngô ở vùng thuận
lợi vẫn bị thiếu mưa ở mức ñộ vừa phải.
Tại Việt Nam, nạn tàn phá rừng do chiến tranh, do khai thác không
ñược kiểm soát trong hơn nửa thế kỷ qua cùng với sự canh tác không hợp
lý (trên ñất dốc phía Bắc) làm cho sông suối chảy mạnh hơn vào mùa mưa
lũ nhưng lại yếu hơn vào mùa khô do không giữ ñược nước, dẫn ñến thiếu
nguồn nước cho các sông suối và các công trình thủy nông (Nguyễn Hữu
Phúc, Phan Xuân Hào, 2001)[20].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8



Vì vậy, Việt Nam ngày càng gặp nhiều biến ñộng khí hậu thất
thường – nhiều ñợt hạn hán và lũ úng (Phạm Thị Tài,Trương ðích)[24].
2.1.2. Cơ sở sinh lý của tính chịu hạn ở cây ngô:
Các nhà sinh lý thực vật cho rằng trong từng loài thực vật thì biến
ñộng về ñặc tính chống chịu thiếu nước tồn tại ở các dạng:
1) Thực vật né tránh ñược hạn bằng cách ñiều chỉnh các thời kỳ
sinh trưởng, phát triển cho phù hợp với ñiều kiện ñất ñai, khí hậu
(CIMMYT international maize improment center, Elbatan,Mexico.1993)
[33]. Ví dụ bằng cách trỗ hoa sớm hơn ñể tránh hạn cuối vụ.
2) Thực vật có thể chịu hạn bằng cách biến ñổi sinh lý.
+ Cây duy trì ñược trạng thái nước cao trong ñiều kiện hạn và cây
trì hoãn ñược các triệu chứng thiếu nước như héo. Các chỉ tiêu xác ñịnh
trạng thái nước là: Thế nước (WP), sức trương (TP), hàm lượng nước
tương ñối (RWC), khả năng ñiều chỉnh áp suất thẩm thấu (OA).
+ Cây duy trì ñược các hoạt ñộng sinh lý trong tình trạng thiếu
nước. Các chỉ tiêu ñược sử dụng là: ñộng thái tăng trưởng (theo khối
lượng khô) hay tốc ñộ kéo dài của các bộ phận ở cùng trạng thái nước
thiếu hụt như nhau.
Các hoạt ñộng sinh lý còn ñược xác ñịnh bởi chỉ tiêu hàm lượng
diệp lục ở cùng trạng thái nước thiếu hụt như nhau.
+ Cây có khả năng phục hồi và hoạt ñộng trở lại sau khi vượt qua
tình trạng thiếu nước (gần như khô hạn), tức là khả năng có thể sống sót.
Cách theo dõi ñánh giá cơ chế này hiện nay chủ yếu dựa trên thang ñiểm
ñánh giá bằng mắt thường: khi bắt ñầu bị hạn, ñỉnh cao của hạn và còn
sống hay chết sau 7 ngày gây hạn rồi tưới trở lại.
Như vậy, cách xác ñịnh về hoạt ñộng sinh lý cần ñược phân biệt rõ
ràng với cách xác ñịnh về tình trạng nước của cây trong việc ñánh giá tính
chống chịu hạn. Khi ñánh giá các chức năng sinh lý cần thí nghiệm tất cả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9


các vật liệu ở cùng trạng thái nước như nhau (CIMMYT international
maize improment center, Elbatan,Mexico.1993)[33].
Các nhà chọn giống ngô tại CIMMYT (Maize: International Market
Profile, 2006)[34] tổng kết rằng: nếu bất thuận phi sinh vật là phổ biến
trong vùng thì các nhà chọn giống nên thanh lọc các vật liệu trong ñiều
kiện bất thuận phi sinh vật.
Vì nếu chọn lọc trong ñiều kiện thuận lợi thì ñộ di truyền và biến
ñộng di truyền về năng suất thường bị giảm nhiều trong ñiều kiện bất
thuận phi sinh vật. Hơn nữa khi mức ñộ bất thuận tăng thì xuất hiện tương
tác gen và môi trường.
Hạn ảnh hưởng ñối với cây ngô từ mức ñộ tế bào, toàn cây và năng
suất hạt ñược Banzingeretal (Maize: International Market Profile,
2006)[34] tổng kết như sau:
+ Hạn ảnh hưởng ñến các ñặc tính sinh lý của cây ngô ở mức ñộ
tế bào
Khi gặp hạn, axit absisic (ABA) ñược sinh ra chủ yếu ở phần rễ rồi
vận chuyển lên lá. Ở lá, nếu nồng ñộ ABA quá giới hạn gây nên hiện
tượng héo lá, ñóng khí khổng và ñẩy nhanh tốc ñộ già hoá. Hiện tượng
này thậm chí xảy ra trước khi mức ñộ trương của tế bào lá bị giảm
(CIMMYT,El Batan.1990)[36].
Dường như ABA là tín hiệu từ bộ rễ báo cho cây ñể hạn chế sự mất
nước. Vì vậy ABA là chất ñiều hoà sinh trưởng giúp cây sống sót qua
ñiều kiện hạn nhưng nó không ñóng góp cho việc tăng năng suất trong
ñiều kiện hạn.
Nếu hàm lượng ABA ñược chuyển tới hạt trong quá trình ñẫy hạt
làm hạt bị lép.
Trong ñiều kiện hạn nặng, tế bào không phân chia, không phát triển,

thậm chí sau ñó ñược tưới nước trở lại các bộ phận vẫn bị ảnh hưởng,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


nhiều tế bào và mô khó trở lại bình thường, nhất là mô phân sinh và các
mạch dẫn.
Hệ quả dẫn ñến bộ lá không tăng trưởng ñược, sau ñó râu ngô bị
ngừng sinh trưởng, không phun râu và khi mức ñộ hạn trở lên nghiêm
trọng bộ rễ không phát triển ñược.
Sự ñiều chỉnh áp suất thẩm thấu xảy ra khi cây có khả năng tạo ra
chất tan như Betan trong không bào và nguyên sinh chất ñể ñiều chỉnh áp
suất thẩm thấu, cho phép cây có thể tận dụng nước, duy trì sức trương và
các chức năng của tế bào trong ñiều kiện hạn.
Sự ñiều chỉnh áp suất thẩm thấu rất rõ ở cao lương, lúa mì, lúa nước
(thế nước s tăng từ – 1 lên – 1,7MPa) nhưng ở ngô thì không rõ ràng (tăng
ít hơn từ – 0,3 lên – 0,5MPa) (CIMMYT,El Batan.1990)[36].
Tăng tích luỹ proline xảy ra trong ñiều kiện hạn nặng. Proline ñóng
vai trò như một chất ñiều hòa áp suất thẩm thấu, có tác dụng như một
protein bảo vệ cấu trúc khi sức trương của tế bào giảm mạnh.
Quang oxy hoá khử diệp lục xuất hiện khi hạn làm ảnh hưởng ñến
hệ thống quang photphoril hoá thứ hai. Hệ thống quang photphoril hoá
thứ hai hoạt ñộng mạnh dẫn ñến thừa electron tự do không liên kết, năng
lượng cao ở trong lá. Sự vận chuyển các electron làm ñẩy nhanh quá trình
quang oxy hoá khử diệp lục và làm mất khả năng quang hợp của lá. Hiện
tượng rõ nhất là khi hạn nặng và nắng to làm phiến lá bị cháy nắng.
Hoạt ñộng của hệ enzim thường bị giảm trong ñiều kiện hạn. Ví dụ
quá trình biến ñổi ñường saccaroza thành tinh bột của hạt bị giảm vì hoạt
hoá của enzim biến ñổi saccaroza thành ñường hexoza bị trở ngại (La.R

1989)[35].
Hạn ảnh hưởng ñến mức ñộ toàn cây ngô
Nếu sự thay ñổi ở mức ñộ tế bào ñược biểu hiện trên toàn cây, ta có
thể thấy ñược các phản ứng như sau ở cây ngô (Banzinger et al, 2000):
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


Hạn xảy ra ngay sau trận mưa ñầu vụ, hạt gieo xuống có thể mọc
ñược nhưng ñất ñóng váng khô dần, dẫn ñến ngô mọc kém ñồng ñều hoặc
hạt không nẩy mầm ñược làm mất mật ñộ. Hạn làm giảm mạnh nhất ñến
sinh trưởng của lá, tiếp ñến là râu, thân, rễ cuối cùng là kích thước hạt.
Hạn trước trỗ lá bị già hoá, giảm mức ñộ che phủ ñất, giảm diện tích bộ
phận hấp thu ánh sáng mặt trời.
Hạn dẫn ñến tình trạng ñóng khí khổng, giảm quang hợp dẫn ñến tế
bào ở ñỉnh sinh trưởng không phân hoá, hoặc ảnh hưởng nặng tới quá
trình phân hoá bắp và cờ dẫn tới giảm năng suất.
Hạn nặng trong quá trình thụ phấn – kết hạt làm giảm sự vận
chuyển các chất ñồng hoá về các cơ quan sinh trưởng, giảm sự sinh
trưởng của râu, gây nên tình trạng chậm hoặc không phun râu ñược, tăng
sự chênh lệch thời gian giữa tung phấn – phun râu (TP-PR). Nặng hơn là
xảy ra tình trạng cây không bắp, bắp không hạt hoặc bắp ít hạt. Cấu trúc
sinh sản hoa cái bị ảnh hưởng nhiều hơn là bông cờ. Nhưng khi nhiệt ñộ
vượt quá 380C xảy ra hiện tượng “cháy” bông cờ. Trong giai ñoạn trỗ cờ phun râu nếu gặp hạn, nhiệt ñộ không khí >350C, ñộ ẩm không khí <70%
thì hạt phấn bị chết dẫn tới ngô không hạt. Hiện tượng này xảy ra nhiều
lần ở Việt Nam.
Khi hạn xảy ra ở thời kỳ trước trỗ, tỷ lệ rễ/thân lá tăng lên. Khi hạn
nặng hơn thì tỷ lệ này bị giảm và giảm mạnh tốc ñộ hấp thu dinh dưỡng từ
ñất. Khi ñó xảy ra sự phân bố lại các chất dự trữ trong thân, nếu hạn xảy

ra trùng với thời kỳ tích luỹ chất khô vào hạt sẽ xảy ra tình trạng ngô bị
chín ép, cây ñổ non, hạt lép.
Tóm lại hạn có thể ảnh hưởng ñến mật ñộ cây nếu xảy ra ở giai
ñoạn cây con, giảm diện tích lá và tốc ñộ quang hợp ở thời kỳ trước trỗ,
giảm ñộ lớn của bắp và khả năng kết hạt nếu xảy ra trước và sau trỗ 2

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


tuần và giảm quang hợp – tăng tốc ñộ già hoá bộ lá trong khi tích luỹ chất
khô về hạt (Maize: International Market Profile, 2006)[34].
Ảnh hưởng khác nếu hạn xảy ra là cây huy ñộng năng lượng và dinh
dưỡng vào việc phát triển bộ rễ.
+ Hạn ảnh hưởng ñến năng suất ngô ở các giai ñoạn sinh trưởng
khác nhau.
Hạn có thể ảnh hưởng tới năng suất hạt ở bất kỳ giai ñoạn nào của
cây ngô. Giống như các cây cốc khác, hạn gây ảnh hưởng nặng nhất vào
thời kỳ ngô ra hoa (Maize: International Market Profile, 2006)[34].
Lần ñầu tiên Robins và Domingo (CIMMYT-World maize)[33]
công bố số liệu thiệt hại do hạn xảy ra trùng với thời kỳ ngô trỗ hoa. Vào
năm 1960, Denmead và Shaw tiến hành thí nghiệm rút bớt lượng nước
tưới ñến trạng thái héo trước trỗ, trong khi trỗ và sau thụ phấn ñã kết luận
hạn làm giảm năng suất tương ứng từ 25, 50 và 21% (Denmead, 1960).
Tiếp theo ñó lại quan sát thấy (Classen, 1970) ảnh hưởng của hạn
ñến mức héo trước phun râu, khi phun râu và 3 tuần sau thụ phấn ñã gây
thiệt hại năng suất tương ứng là 15, 53 và 30%. Shaw ñã tổng kết rằng
hạn từ 7 ngày trước trỗ và 15 ngày sau thụ phấn làm giảm năng suất gấp 2
– 3 lần so với hạn ở các thời kỳ sinh trưởng khác.

Thời kỳ cây ngô mẫn cảm nhất ñối với hạn ñược tác giả khác
(Grant, 1989) chỉ ra là từ 2 – 22 ngày sau phun râu, ñỉnh cao là 7 ngày sau
phun râu, khi ñó số lượng hạt bị giảm tới 45% so với ñối chứng tưới ñầy
ñủ, thí nghiệm này cũng công bố kết quả khối lượng hạt giảm tới 51% so
với ñối chứng ở thời kỳ 12 – 16 ngày sau phun râu.
Theo Lal R, 1977, [35] theo dõi ñược thiệt hại tới 90% năng suất
và số bắp hữu hiệu giảm tới 77% khi ngô gặp hạn vào thời kỳ từ chuẩn bị
trỗ cờ ñến bắt ñầu ñẫy hạt.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


Ngô mẫn cảm với hạn nhất vào giai ñoạn trỗ cờ – kết hạt là vì ở
cây ngô hoa ñực và hoa cái ñược nằm ở hai bộ phận riêng rẽ, cách xa
nhau tới 1 m. Khi gặp ñiều kiện khô hạn, xảy ra tình trạng phấn tung rồi
nhưng râu chưa phun hay nói cách khác chênh lệch TP - PR kéo dài ra,
làm cho số hạt trên cây giảm mạnh (Maize: International Market Profile,
2006) [34].
2.1.3. Cơ sở di truyền của tính chịu hạn ở cây ngô:
Theo tác giả Pavlova, 1989[37], ñã ñề nghị nhiều tính trạng gián
tiếp nên sử dụng trong chọn lọc chịu hạn.
Nhưng CIMMYT ñã ñúc kết chỉ một số ít tính trạng là có hiệu quả
(Grifing.B,1990)[36] và ñã chỉ ra các tính trạng gián tiếp, muốn dùng
ñược phải ñạt những yêu cầu sau:
1) Có tương quan di truyền (Genetic correlation) với năng suất hạt
trong ñiều kiện hạn;
2) Có hệ số di truyền cao (Heritability);
3) Có biến thiên di truyền (Genetic variability);

4) Dễ ño ñếm và ít chi phí;
5) Ổn ñịnh trong suốt thời gian theo dõi;
6) Không liên quan ñến sự giảm năng suất trong ñiều kiện thuận lợi;
7) Có thể quan sát ñược khi trỗ hoặc trước trỗ ñể không tiến hành
lai giữa các bố mẹ không mong muốn;
8) Có thể dùng làm chỉ tiêu ñánh giá tiềm năng năng suất trước khi
thu hoạch.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


Bảng 2.1. Giá trị ñiểm của các tính trạng gián tiếp dùng ñể chọn lọc giống
ngô chịu hạn trong ñiều kiện thí nghiệm ñồng ruộng
Ký hiệu (khoảng ñiểm)
Tính trạng

Ry
(1- 40)

H
(120)

Tổng
số

Cost

OABF


YEPH

(1- 10)

(1- 5)

(1- 5)

ñiểm

Số bắp/cây

35

14

9

3

2

63

Số hạt/cây

33

12


6

1

1

53

Chênh lệch tung phấn-phun râu

25

12

6

4

4

51

Số hạt/cây

28

9

6


1

1

45

ðộ bó tán lá

6

15

8

4

4

37

Số nhánh cờ

5

17

7

3


2

34

Chiều cao cây

5

15

8

3

3

34

Tỷ lệ cây con bị chết

10

6

4

5

5


30

Tốc ñộ già hoá của lá

10

10

7

1

2

30

ðộ héo lá

6

10

7

4

3

30


Sai khác T không khí và bề

10

5

2

4

4

25

Tỷ lệ cây ñổ

6

10

7

0

1

24

Nồng ñộ ABA


4

10

1

3

4

23

Khối lượng hạt

8

8

6

0

0

22

Nồng ñộ diệp lục

8


2

2

4

4

20

Thế nước trong lá trước khi ban

6

5

2

3

3

19

Nồng ñộ dung dịch thẩm thấu ở lá

1

9


1

3

3

16

Tốc ñộ dài thân và lá

2

2

4

4

3

15

mặt lá

mai

Trong chọn lọc các vật liệu ngô chịu hạn vào giai ñoạn trỗ, một số
chỉ tiêu gián tiếp (Secondary traits) có tương quan với năng suất trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


15


ñiều kiện hạn (Bảng 2.1) ñược một số nhà khoa học tổng kết (CIMMYT
international maize improment center, Elbatan,Mexico.1994)[33].
Mỗi tính trạng trong bảng ñược cho ñiểm như sau: Năng suất (ry) tối ña là 40 ñiểm; ðộ di truyền (H) - tối ña là 20 ñiểm; Chi phí (Cost) - tối
ña là 10 ñiểm; Quan sát ñược khi hoặc trước khi trỗ (OABF) - tối ña 5
ñiểm; Ước lượng ñược tiềm năng năng suất trước thu hoạch (YEPH) - tối
ña là 5 ñiểm. ðiểm càng cao biểu thị tính trạng càng ñược quan tâm
Một số tính trạng gián tiếp ñược coi là có tương quan chặt về mặt di
truyền với tăng năng suất và ñộ di truyền cao là số bắp/cây, số hạt/cây,
khoảng chênh lệch giữa tung phấn và phun râu và số hạt/cây.
Những chỉ tiêu có ñộ tương quan vừa phải là ñộ bó tán lá, số nhánh
cờ, chiều cao cây, tỷ lệ cây con bị chết, tốc ñộ hoá già của lá và ñộ héo lá.
Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác cũng ñược dùng làm chỉ tiêu ñánh giá
tính chịu hạn, ñó là nhiệt ñộ bề mặt lá giảm khi gặp hạn, tính kháng lại sự
ñóng khí khổng khi hạn, hay hàm lượng axit abscisic (ABA) trong lá ngô
tăng khi gặp hạn.
2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô ñất dốc trên thế giới
Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, ñứng thứ ba sau
lúa mì và lúa gạo. Sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ ñầu thế kỷ 20 ñến
nay nhất là trong hơn 40 năm gần ñây, ngô là cây trồng có tốc ñộ tăng
trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu.
Vào năm 1961, năng suất ngô trung bình thế giới chưa ñến 20 tạ/ha,
năm 2004 ñã ñạt 49,9 tạ/ha. Năm 2007, theo USDA, diện tích ngô ñã vượt
qua diện tích lúa nước, với 157 triệu ha, năng suất 49 tạ/ha và sản lượng
ñạt kỷ lục với 766,2 triệu tấn (FAOSTAT, USDA 2003) (Dẫn theo Lê
Quốc Doanh và cộng sự,2005). [3]
Theo dự ñoán của Viện Nghiên cứu Chương trình Lương thực Thế

giới (Dẫn theo Nguyễn Hữu Phúc, Phan Xuân Hào 2001)[20] nhu cầu ngô
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16


×