ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THỰC TẬP HÓA DƯỢC
(có đáp án)
Lớp ĐH Dược
Nội dung 1. Trình bày lý thuyết thực hành
- Định tính:
1. Cơ chế phản ứng tạo muối của vitamin C với sắt (II) sulfat ?
2. Cơ chế phản ứng xác định acid salicylic trong aspirin ?
3. Cơ chế phản ứng tạo phẩm màu nitơ của paracetamol ?
4. Xác định hệ số hấp thụ riêng E (1%, 1 cm) của acid ascorbic ?
- TTK:
5. Nguyên tắc xác định giới hạn tạp chất sulfat (SO42-) ?
6. Nguyên tắc xác định giới hạn tạp chất clorid (Cl-) ?
7. Nguyên tắc xác định tạp chất iodid (I-) trong natri clorid dược dụng ?
- Định lượng:
8. Nguyên tắc định lượng natri clorid dược dụng, phương pháp I ?
9. Nguyên tắc định lượng paracetamol bằng quang phổ UV ?
10. Nguyên tắc định lượng vitamin C bằng phép đo Iod ?
Nội dung 2. Thực hành thực nghiệm
(Thực nghiệm, không trình bày lý thuyết phép thử)
- Định tính:
1. Thực hiện phản ứng paracetamol với FeCl3 ?
2. Thực hiện phản ứng tạo phẩm màu nitơ của paracetamol ?
3. Thực hiện phản ứng định tính ion clorid (Cl-) trong natri clorid ?
4. Thực hiện phản ứng acid ascorbic với sắt (II) sulfat ?
5. Thực hiện phản ứng acid ascorbic với AgNO 3 ?
6. Thực hiện phản ứng định tính acid salicylic trong aspirin ?
7. Thực hiện phản ứng tạo methyl salicylat của aspirin ?
8. Thực hiện phản ứng tạo thiocrom của vitamin B1 ?
9. Thực hiện phản ứng pyridoxin hydroclorid với FeCl3 ?
10. Thực hiện phản ứng màu Murexit của cafein ?
11. Xác định trị số E (1%, 1 cm) của acid ascorbic ?
- Thử TK:
12. Tiến hành phát hiện giới hạn tạp sulfat trong natri clorid dược dụng.?
13. Tiến hành xác định tạp iodid trong natri clorid dược dụng ?
14. Tiến hành phát hiện giới hạn tạp Cl- trong paracetamol ?
15. Tiến hành phát hiện giới hạn tạp SO42- trong paracetamol ?
16. Xác định Mg++ và kim loại kiềm thổ trong natri clorid dược dụng ?
17. Xác định tạp Ba++ trong natri clorid dược dụng ?
- Định lượng:
18. Tiến hành định lượng NaCl dược dụng ?
19. Tiến hành định lượng vitamin C bằng phép đo iod ?
20. Tiến hành định lượng paracetamol bằng quang phổ UV ?
1
ĐÁP ÁN LÝ THUYẾT THỰC HÀNH
1. Cơ chế phản ứng tạo muối của vitamin C với sắt (II) sulfat ?
Acid ascorbic (vitamin C) là acid nên tạo muối với kim loại như Fe 2+,
Cu2+,…Vì là acid yếu khó phân ly trong nước nên phải qua dạng muối natri:
R
O
R
O
+
HO
OH
acid ascorbic
R
O
O
NaOH
H2O
+
NaO
O
O
FeSO4
ONa
O
O
Fe
ascorbat Fe
Dung dịch ascorbat natri tạo ascorbat sắt màu xanh với FeSO4.
2. Cơ chế phản ứng xác định acid salicylic trong aspirin ?
Aspirin là ester của acid salicylic với acid acetic.
Phát hiện acid salicylic trong aspirin cần qua thủy phân aspirin trong môi
trường kiềm và đun nóng:
COOH
COONa
OCO CH3
OH
H2O
COOH
OH
HCl
NaOH
Aspirin
Acid salicylic
Sau thủy phân acid salicylic ở dạng muối natri, acid hóa bằng HCl sẽ kết
tủa màu trắng. Tủa này sau rửa sạch cho màu tím-đỏ với FeCl3.
3. Cơ chế phản ứng tạo phẩm màu nitơ của paracetamol ?
Sau thủy phân paracetamol trong môi trường HCl 10% giải phóng hợp
chất amin thơm I là p-hydroxyanilin:
HO
NHCO CH 3
+ H 2O
HO
HCl , t o
Paracetamol
NH 2 . HCl
p-hydroxyanilin
Cho dịch thủy phân phản ứng với NaNO 2 tạo muối diazoni, ngưng tụ với
2-naphtol /NaOH 10% tạo phẩm màu đỏ (phẩm màu nitơ).
Ar-NH2 + NaNO2 + 2HCl → [Ar-N ≡ N +] Cl- + NaCl + 2H2O
[Ar-N ≡ N +] Cl- + 2-naphtol /NaOH →
Ar N N
HO
Màu gốc phẩm màu là màu đỏ.
Tuy nhiên có thể xảy ra phản ứng oxy hóa khử giữa p-hydroxyanilin chứa
nhóm –OH phenol, với NO2- tạo màu xanh tím. Vì vậy màu cuối cùng của phản
ứng ngưng tụ còn là màu đỏ vang.
4. Xác định hệ số hấp thụ riêng E (1%, 1 cm) của acid ascorbic ?
Acid ascorbic (vitamin C) hấp thụ UV có λMAX ở 243 nm.
2
Trị số hấp thụ riêng E (1%, 1 cm) của acid ascorbic dược dụng qui định
nằm trong khoảng 545-585.
Xác định trị số E (1%, 1 cm) của acid ascorbic theo phương trình (1):
E (1%, 1 cm) = E / C
(1)
E = Độ hấp thụ của dung dịch acid ascorbic đo được.
C = Nồng độ (%) dung dịch acid ascorbic dùng đo trên máy.
Nguyên tắc tiến hành:
- Pha dung dịch acid ascorbic thử sao cho độ hấp thụ của dung dịch trong
khoảng 0,5-0,6; đo độ hấp thụ E của dung dịch trên máy quang phổ UV-VIS, ở
bước sóng 243 nm.
- Tính nồng độ acid ascorbic C (%) của dung dịch đo.
Theo phương trình (1) tính được trị số E (1%, 1 cm).
5. Nguyên tắc xác định giới hạn tạp chất sulfat (SO42-) ?
Nguyên tắc: Dùng phản ứng ion Ba++ với ion SO42- tao độ đục của tủa BaSO4:
Ba++ + SO42- → BaSO4
So sánh độ đục ống thử với ống đối chiếu ion sulfat:
Tiến hành theo các bước:
- Chọn 2 ống nghiệm giống nhau theo qui định của dược điển VN về chất
liệu thủy tinh, kích thước. Đánh dấu qui định ống thử và ống đối chiếu.
- Tiến hành đồng thời phản ứng tạo đục cho ống thử và ống đối chiếu.
- Để yên các ống khoảng 5 phút. So sánh độ đục của 2 ống, nhìn theo trục
ống nghiệm, trên nền màu đen, trong ánh sáng khuyếch tán ban ngày.
Nhận định kết quả:
- Nếu ống thử đục hơn ống đối chiếu: Không đạt.
- Nếu độ đục ống thử bằng hoặc kém hơn độ đục ống đối chiếu: Đạt.
Ghi chú: Sinh viên trình bày cụ thể hơn sẽ cho tăng điểm.
6. Nguyên tắc xác định giới hạn tạp chất clorid (Cl -) ?
Nguyên tắc: Dùng phản ứng ion Ag+ với ion Cl - tao độ đục của tủa AgCl
Ag+ + Cl - → AgCl
So sánh độ đục ống thử với ống đối chiếu ion sulfat:
Tiến hành theo các bước:
- Chọn 2 ống nghiệm giống nhau theo qui định của dược điển VN về chất
liệu thủy tinh, kích thước. Đánh dấu qui định ống thử và ống đối chiếu.
- Tiến hành đồng thời phản ứng tạo độ đục cho ống thử và ống đối chiếu.
- Để yên các ống khoảng 5 phút. So sánh độ đục của 2 ống, nhìn theo trục
ống nghiệm, trên nền màu đen, trong ánh sáng khuyếch tán ban ngày.
Nhận định kết quả:
- Nếu ống thử đục hơn ống đối chiếu: Không đạt.
- Nếu độ đục ống thử bằng hoặc kém hơn độ đục ống đối chiếu: Đạt.
7. Nguyên tắc xác định tạp chất iodid (I-) trong natri clorid dược dụng ?
Nguyên tắc:
Khi trộn natri clorid thử với với hỗn hợp NaNO 2 và acid sufuric, tạp I –
phản ứng với NO2-, giải phóng iod:
2I- + 2NO2- + 4H+ → I2 + 2NO + 2H2O
Iod giải phóng gặp hồ tinh bột sẽ cho màu xanh.
3
Nhận định kết quả:
Sau khi tẩm ướt NaCl thử với hỗn hợp NaNO2, H2SO4 và hồ tinh bột:
- Mẫu thử xuất hiện màu xanh: Không đạt.
- Mẫu thử không xuất hiện màu xanh: Đạt.
8. Nguyên tắc định lượng natri clorid dược dụng, phương pháp I ?
Natri clorid là muối halogen định lượng bằng phương pháp đo bạc:
AgNO3 + NaCl → ↓ AgCl + NaNO3
Phản ứng trong môi trường trung tính, chỉ thị là kali cromat K2CrO4
Hết Cl-, ion Ag+ phản ứng với ion cromat tạo màu đỏ báo điểm kết thúc:
2Ag+ + CrO42- →
Ag2CrO4
Tính hàm lượng H (%) của NaCl trong mẫu thử theo công thức:
V . E . F . 100
H (%) =
m (g)
V (ml): Thể tích AgNO3 0,1 M tiêu thụ trong phép định lượng.
E: Trị số 1 ml AgNO3 0,1 M tương đương 5,844 mg NaCl.
Vì hàm lượng tính ra % nên đổi E sang đơn vị g
⇒ E = 0,005844 g
F: Hệ số hiệu chỉnh của dung dịch AgNO 3 0,1 M. Vì pha từ ống
chuẩn nên lấy F = 1,00
m (g): Khối lượng NaCl cân định lượng, tính ra g
9. Nguyên tắc định lượng paracetamol bằng quang phổ UV:
Paracetamol hấp thu bức xạ UV, λMAX 257 nm, dung môi NaOH 0,1 M.
Trị số hấp thụ riêng E (1%, 1cm) ở 257 nm bằng 715.
Pha dung dịch đo paracetamol trong NaOH 0,1 M qua 2 bước (2 d.d.)
- d.d. 1: 40 mg paracetamol pha trong NaOH 10% vừa đủ 250 ml.
- d.d. 2: Pha loãng 5 ml d.d. 1 thành 100 ml bằng NaOH 0,1 M và nước.
Lấy d.d. 2 làm dung dịch đo.
Đo độ hấp thụ của d.d. 2 được trị số hấp thụ E.
Tính hàm lượng (%) paracetamol trong chế phẩm như sau:
E
1). Tính nồng độ (%) d.d. 2: C (%) =
E (1%, 1 cm)
2). Tính hàm lượng H (%) paracetamol theo công thức:
C . F . 100
H (%) =
m (g)
m (g) = khối lượng paracetamol cân định lượng (≈ 0,040 g)
F = Độ pha loãng, tính theo công thức: F = (f1 × f2) / 100
Trường hợp paracetamol:
f1: Pha loãng lần 1: (40 mg/ 250 ml), f1 = 250
f2: Pha loãng lần 2: (5 ml thành 100 ml), f2 = 20
100: Lấy 100 ml làm đơn vị (C tính bằng nồng độ phần trăm).
⇒ F = (250 × 20) / 100 = 50
4
10. Nguyên tắc định lượng vitamin C (acid ascorbic) bằng đo Iod:
Acid ascorbic chứa cấu trúc endiol có tính khử, định lượng bằng đo iod:
R
O
R
O
O
O
+ I2
HO
+ 2 HI
O
OH
O
- Dung dịch chuẩn: Dung dịch iod 0,1 N (biểu kiến).
- Chỉ thị: Hồ tinh bột.
Khi hết vitamin C, iod gặp tinh bột cho màu xanh, báo điểm kết thúc.
Tiến hành theo các bước:
a. Mẫu thử: Cân m (g) acid ascorbic cho vào bình nón, thêm chỉ thị hồ tinh bột;
chuẩn độ bằng dung dịch iod 0,1 N tới xuất hiện màu xanh nhạt, bền.
Tiêu thụ hết V ml dung dịch iod 0,1 N.
b. Xác định hệ số hiệu chỉnh F của dung dịch iod 0,1 N:
Vì dung dịch chuẩn iod 0,1 N không ổn định nên cần xác định hệ số hiệu
chỉnh F cùng thời điểm định lượng mẫu thử.
Lấy chính xác 10 ml dung dịch iod 0,1 N vào bình nón, chuẩn độ bằng
dung dịch natri thiosulfat 0,1 N với chỉ thị hồ tinh bột.
Tiêu thụ hết V1 ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 N.
Hệ số hiệu chỉnh: F = V1 / 10
Hàm lượng H (%) acid ascorbic trong mẫu thử tính theo công thức:
V . F . E . 100
H (%) =
m (g)
E: Trị số lấy từ “1 ml iod 0,1 N tương đương 8,806 mg acid ascorbic”.
Vì hàm lượng tính theo % nên E tính bằng đơn vị g
⇒ E = 0,008806 g
5