NGUYÊN LÝ VÀ ƯNG DỤNG CỦA CHỤP X-QUANG THƯỜNG QUY
1. X quang quy ước
1.1. Bảnchất và đặc tính của tia X
Bản chất củatia X là sóng điện từ gồm những sóng xoay chiều theo chu kỳ,
cùng một loại với ánh sáng, sóng vô tuyến điện. Đặc điểm của các bức xạ trên
là truyền đi với tốcđộ gần giống nhau (khoảng 300.000km/s) chỉ khác nhau về
bước sóng, chu kỳ và tần số. Tia X có bước sóng dài khoảng 10-8 cm và có một
số đặc tính sau:
• Tính truyền thẳng và đâm xuyên: tia X truyền thẳng theo mọi hướng và có
khả năng xuyên qua vật chất, qua cơ thể người. Sự đâm xuyên này càng dễ
dàng khi cường độ tia càng tăng.
• Tính bị hấp thu: sau khi xuyên qua vật chất thì cường độ chùm tia X bị giảm
xuống do một phần năng lượng bị hấp thu. Đây là cơ sở của các phương
pháp chẩn đoán X quang và liệu pháp X quang. Sự hấp thu này tỷ lệ thuận
với:
o Thể tích của vật bị chiếu xạ: vật càng lớn thì tia X bị hấp thu càng
nhiều.
o Bước sóng của chùm tia X: bước sóng càng dài tức là tia X càng mềm
thì sẽ bị hấp thu càng nhiều.
o Trọng lượng nguyên tử của vật: sự hấp thu tăng theo trọng lượng
nguyên tử của chất bị chiếu xạ.
o Mật độ của vật: số nguyên tử trong một thể tích nhất định của vật
càng nhiều thì sự hấp thu tia X càng tăng. Ví dụ nước ở trạng thái lỏng
hấp thu tia X nhiều hơn ở trạng thái hơi.
• Đặc tính truyền thẳng, đâm xuyên và hấp thụ của tia X là nhưng đặc tính
quan trọng trong tạo hình X quang.
• Tính chất quang học: giống như ánh sáng, tia X cũng có những hiện tượng
quang học như khúc xạ, phản xạ, nhiễu xạ và tán xạ. Những tính chất này
tạo nên những tia thứ trong cơ thể khi nó xuyên qua và gây nên giảm độ
tương phản trên các phim chụp. Để chống lại hiện tượng này người ta có thể
dùng loa khu trú, đóng nhỏ chùm tia, lưới lọc....
• Tính chất gây phát quang: dưới tác dụng của tia X một số muối trở nên phát
quang như clorua, Na, BA, Mg, Li,... và có chất trở nên sáng như Tungstat
cadmi, platino-cyanua Bari các chất này được dùng để chế tạo màn huỳnh
quang dùng khi chiếu X quang, tấm tăng quang.
• Tính chất hoá học: tính chất hoá học quan trọng nhất của tia X là tác dụng
lên muối bromua bạc trên phim và giấy ảnh làm cho nó biến thành bạc khi
chịu tác dụng của các chất khử trong thuốc hiện hình. Nhờ tính chất này mà
nó cho phép ghi hình X quang của các bộ phận trong cơ thể lên phim và giấy
ảnh.
• Tác dụng sinh học; khi truyền qua cơ thể tia X có những tác dụng sinh học.
Tác dụng này được sử dụng trong điều trị đồng thời nó cũng gây nên những
biến đổi có hại cho cơ thể.
1.2. Các kỹthuật X quang quy ước
1.2.1. Chiếu X quang
Chùm tia X sau khi truyền qua vùngthăm khám của cơ thể thì suy giảm do bị hấp
thụ bởi các cấu trúc. Sự suy giảm này phụ thuộc vào độ dày, mật độ của các cấu
trúc mà nó đi qua. Cuối cùng, chùm tia tác dụng lên chất huỳnh quang trên màn
chiếu và các bộ phận của vùng thămkhám được hiện hình trên màn chiếu này. Việc
phân tích hình ảnh chẩn đoán đượctiến hành cùng thời điểm phát tia trên màn chiếu
của máy X quang. Chùm tia Xđược sử dụng khi chiếu có độ đâm xuyên trung bình
(từ 70 đến 80KV) và với cườngđộ thấp (chỉ khoảng từ 1,5 đến 3miliampe).
Sự phát huỳnh quang của mànchiếu không đủ sáng, vì thế việc chiếu điện phải làm
trong buồng tối và để quansát rõ tổn thương cần thích ghi mắt trong bóng tối ít nhất
10 đến 15 phút trướckhi chiếu.
Hiện nay, phương pháp chiếu X quangđể chẩn đoán hầu như không còn được áp
dụng. Tuy nhiên, trong X quang canthiệp, X quang mạch máu, X quang tiêu hoá
phương pháp chiếu vẫn được sử dụngnhưng việc ghi hình được thực hiện bằng X
quang tăng sáng truyền hình. Phươngpháp chiếu X quang tăng sáng truyền hình
cho chất lượng hình ảnh cao hơn, cươngđộ sáng cao hơn vì vậy nó được tiến hành
trong phòng sáng bình thường và chophép giảm liều tia X hơn bệnh nhân và cho cả
bác sỹ Chẩn đoán hình ảnh.
1.2.2. ChụpX quang
1.2.2.1. Kỹthuật
Khác với chiếu, sự ghi hình X quangcủa các bộ phận thăm khám được thực hiện
trên phim hoặc giấy ảnh. Để ghi đượchình trên phim X quang thì tia X phải được
phát xạ với một điện thế cao (từ 50KV đến 100 hoặc 150 KV) và với cường độ
dòng qua bóng X quang lớn (từ100-200mA, và các máy hiện đại hiện nay có thể
lên tới 500 đến 1000KV). Hai yếutố này nhằm đảm bảo cho sự ghi hình nhanh
tránh được hình nhiễu của các cơ quanđộng (như tim, ống tiêu hoá.v.v.) và phù hợp
với thời gian nín thở của bệnhnhân.
Phim X quang có cấu tạo cơ bản là 2mặt được tráng bởi nhũ tương muối bạc
(bromua bạc). Phim được ép vào giữa 2 tấmtăng quang đặt trong cassette. Bề mặt
tấm tăng quang được phủ bằng một lớp chấtphát huỳnh quang (thường là Tungstat
cadmi). Dưới tác dụng của tia X các lớphuỳnh quang này sẽ phát quang và tác
dụng lên phim để ghi hình bộ phận thămkhám mà nó truyền qua. Tia X chỉ tác
dụng lên phim khoảng 10% còn lại khoảng90% tác dụng này là do ánh sáng huỳnh
quang phát ra từ tấm tăng quang. Vì vậy,nhờ tấm tăng quang mà thời gian chụp có
thể giảm đi rất nhiều. Hiện này, vớitấm tăng quang đát hiếm với độ nhạy cao thì
thời gian và cường độ chụp càngđược giảm hơn nữa.
1.2.2.2. Cácphương pháp chụp X quang
• Chụp X quang không chuẩn bị bao gồm các kỹ thuật chụp X quang các bộ
phận của cơ thể như chụp xương khớp, chụp bụng, chụp sọ não, chụp cột
sống, chụp phổi, chụp hệ tiết niệu.v.v. không sử dụng được chất cản quang.
• Chụp X quang có chuẩn bị được dùng để chỉ những kỹ thuật X quang quy
ước có sử dụng dược chất cản quang (Barysulfat, các thuốc cản quang tiêm
tĩnh mạch) như chụp lưu thông thực quản-dạ dày-tá tràng với baryt, chụp
niệu đồ tĩnh mạch.v.v.
Ngoài ra, trước đây để cố gắng làmtăng khả năng chẩn đoán người ta có thể
sử dụng các kỹ thuật chụp X quang như:chụp cắt lớp thường quy
(tomographie conventionelle), chụp X quang động(kymograhie), chụp huỳnh
quang v.v.. Tuy nhiên, ngày nay với sự ra đời và pháttriển của các kỹ thuật
chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp cắt lớp vi tính,cộng hưởng từ thì các kỹ
thuật này hầu như không còn được sử dụng nữa. Đồngthời, các kỹ thuật chụp
X quang mạch máu và X quang can thiệp được tách thànhmột chuyên ngành
riêng được gọi là X quang mạch máu và can thiệp.