Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

50 MẸO NHỎ TRONG NHÀ BẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 50 trang )

MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203

1. KHẾ TRỪ CẢM MẠO TRỊ PHONG ĐỘC

Khế còn có tên gọi là Ngũ liễm tử hay Ngũ
lăng tử( trong hán tự), tên khoa học Averrhoa
carambola L, thuộc họ me chua đất hay Me đất
Oxalidaceae. Khế có nguồn gốc tại Siri Laka và
phát triển rộng rãi tại Đông Nam Á… Giá trị
dinh dưỡng của khế không cao ; 100g khế chỉ
cho 35,5 calorie. Có vị chua là nhờ sự có mặt
của các acide hữu cơ chiếm khoảng từ 800g1.250mg/ 100g khế. Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram âm, nấm
candida. Dạng dich chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất , song dịch
chiết qua cồn lại ức chế yếu nhiều nhất.
Ở Ấn Độ quả khế được ăn để cầm máu, chữa trị, nước ép dùng làm thuốc hạ sốt…
Tại Braxill dùng khế làm thuốc lợi tiểu .Nước sắc cành lá mang quả trị lở ngứa do sơn ăn.
Hột khế giã nát sắc uống có tác dụng lợi sữa, điều kinh, giải độc. Bột hột khế khô có tính
an thần nhẹ.
Đông y cho rằng khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín lại ôn sinh tân dịch
chủ trị phong nhiệt( nóng sốt), sinh tân dịch, chỉ khát, giải độc lợi tiểu và còn có tài liệu

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203


ghi dùng trị nhiều bệnh khác như chữa thận hư, tinh kém, chữa lị, kinh nhãn ở trẻ em….
Để tham khảo và áp dụng xin giới thiệu những phương tiêu biểu trị bệnh từ cây khế:
- Trị lở sơn: lấy quả khế thái miếng hoặc lá vò sát trực tiếp lên vùng bị lở sơn rồi đắp
vào. Lá khế tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vào nơi bị lở sơn.
- Rửa vết thương lở loét : quả khế nấu lấy nước rửa ngày 1-2 lần.
- Trị chứng nước ăn chân: dùng quả khế rùi trong cho nóng, rồi lấy ra áp vào chỗ chân bị
nước ăn, ngày 2 lần.
- Trị bí đái: lấy quả khế cùng củ tỏi cho vào giã nhuyễn, đắp lên rốn.
- Trị cảm nóng, khát, nhức đầu: lá khế tươi 100g, lá chanh 40g, giã vắt lấy nước uống;
hoạc dùng quả khế tươi nướng qua vắt lấy nước uống.
- Trị cảm cúm: dùng 3 quả khế nướng sau vắt lấy nước cốt hòa cùng 50ml rượu và uống.
- Trị viêm họng: lá khế 40g, cùng vài hạt muối giã vắt lấy nước cốt ngậm ngày 2 lần.
- Chữa ho khan hoặc ho có đờm: hoa khế sao qua tẩm nước gừng cũng đã sao, cho thêm
cam thảo nam 12g, sắc uống ngày 1 tháng.
- Làm thanh nhiệt giải độc: lấy vài quả khế rửa sạch, vắt lấy nước cốt thêm nước đường
vào nấu sôi , rồi lại cho táo tây gọt vỏ thái miếng, chuối thái nhỏ, cam lấy múi và nho cho
vào nồi nấu sôi, cho chút bột để làm sánh. Múc ra bát và ăn trong ngày
- Sơ cứu ngộ độc mã tiền: lấy quả khế ép lấy nước và cho uống thật nhiều, đưa kịp thời
tới trung tâm chống độc của bệnh viện để cứu chữa.
- Trị phong nhiệt mẩn ngứa: dùng vỏ cây khế cạo bỏ lớp vỏ ngoài 40g, sắc lấy nước
uống, ngoài lấy lá khế đã sao qua xoa đắp vào vùng ngứa.
- Thúc sởi mọc ở trẻ: lấy lá và vỏ cây khế sắc uống, sau khi sởi bay hết để tiệt nọc không
bị tái lại cần dùng vỏ và lá khế nấu lấy nước tắm cho trẻ.
- Trị đái dắt,buốt, ra máu do viêm bàng quang, âm đạo: lá khế 100g dễ cỏ tranh 40g, sắc
uống ngày 1 tháng.

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW

Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
2. RAU MUỐNG THANH NHIỆT
Mùa hè có nhiều loại rau khác
nhau nhưng rau muống vẫn là loại
rau dân dã, dễ chế biến lại dễ ăn và
có thể thu hái quanh năm nhưng vào
dịp hè là thuận lợi hơn cả. Rau
muống còn có tên gọi khác như: vô
tâm thái, không tâm thái…
Rau muống có tên khoa học là
Ipomoea aquatica Forsk có họ khoai
lang, có tài liệu gọi là họ bìm bìm.
Người ta phân tích thành phần dinh
dưỡng có trong 100g rau muống
thấy: nước chiếm 78,2g; protein
chiếm 2,7g; canxi 85g; photpho
31,5g; sắt 1,2g; vitamin c 1,2g; ….Đặc biệt trong giống rau muống đỏ chứa một chất
giống như Insulin nên đối với những người mắc bệnh đái tháo đường ăn thường xuyên
rau muống đỏ là rất tốt, có thể cải thiện bệnh chứng.
Để an toàn, hiệu quả, dưới đây xin giới thiệu những phương thức tiêu biểu từ rau
muống:
- Trị trẻ nóng nhiệt, ra mồ hôi mùa hè: lấy rau muống 100g, mã thầy 500g sắc lấy nước
uống thay nước trong ngày.
- Thanh nhiệt lương huyết cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi lưỡi đỏ rêu vàng,
khát nước mát, ù tai, chóng mặt: rau muống 150g, hoa cúc 12g, đun sôi 20p lọc lấy nước
uống trong ngày.
- Chữa kiết lỵ mùa hè: lấy 400g cọng rau muống tươi, vỏ quýt khô lâu năm một ít, nấu
nhỏ lửa trong nhiều giờ lấy nước uống trong ngày.

- Ngộ độc thức ăn: lấy rau muống một nắm, giã vắt lấy nước cốt uống, nếu nặng mất
nước, nhiễm độc phải đi viện cấp cứu ngay.
- Trị đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: rau muống 20g, rau má 20g, rau
sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g , tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ
lửa con 250ml chai 2 lần uống lúc đói.
- Trị tiểu đường: rau muống tươi 100g, của hành tươi 50g, nấu canh lấy nước cho trẻ
uống.
- Lở ngứa ngoài da, zona: lấy ngọn rau muống, lá vòi voi mỗi thứ 1 nắm giã nhuyễn với
ít muối đắp lên vết thương.
- Rôm sảy, mẩn ngứa, thủy đậu: rau muống tươi 1 nắm to rửa sạch , nấu lấy nước xoa,
rửa, tắm.
- Trị quai bị: lấy rau muống 200-400g, luộc ăn cả cái lẫn nước có thể pha chút đường
vào nước uống.
Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
- Đau đầu , chảy mủ tai: rau muống 100g, thịt chó 100g, cho cả vào hầm đến khi thịt
chó nhừ là được. Ăn thịt chó, rau muống, uống nước rau, cần ăn liền vài ngày.
- Trị bốc hỏa đau răng: rễ rau muống 100g, giấm, nước, mỗi thứ một nửa sắc lấy nước
ngậm vài lần một ngày.
- Đại, tiểu tiện ra máu, đái ra máu, nước tiểu đục: rau muống tươi giã nát vắt lấy nước
cốt cho mật ong vào uống, mỗi ngày 30-50ml.
- Trị chứng chảy máu mũi: rau muống tươi 100g, đường đỏ vừa đủ, sau nghiền nát cho
nước sôi vào mà uống.
- Dạ dày, ruột thấp nhiệt(đi ngoài phân cứng rắn) : hàng ngày lấy rau muống sào hay
nấu canh ăn.

- Trị chứng lòi dom, trĩ: lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường
trắng nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày 2 lần, mỗi lần 200g
- Trị mụn nhọt, mưng mủ: lấy rau muống tươi rửa sạch, lượng vừa đủ , giã nhuyễn, trộn
với mật ong vừa đủ, rồi đắp vào mụn nhọt.
- Trị say sắn: lấy một nắm rau muống giã nát vắt lấy nước cốt cho uống 1 bát chừng
100-150ml, nếu nặng phải đi viện cấp cứu.

3. CHANH TƢƠI CHO LÀN DA ĐẸP
Chanh tươi là loại quả rất tốt cho cơ
thể, có chứa nguồn vitamin C dồi dào,
ngoài ra chanh còn được bào chế thành
những loại thuốc dưỡng da tốt nhất.
Trong quả chanh có chứa một loại
enzyme giúp làm sạch da, tẩy bỏ
những tế bào chết. Để có một làn da
sáng đẹp, bạn hãy lấy một ít phèn
chua, ngâm với nước cốt của nửa quả
chanh và dùng bông gòn mềm thấm
đều lên mặt. Sau nửa tiếng bạn hãy rửa
lại với nước ấm. Cách làm này giúp
cho da “dể thở” khi phải thường xuyên
tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi
bẩn.
Để ngăn ngừa tàn nhang và không cho chúng quay trở lại hãy nghiền nát 1 quả hạnh
đào trộn với 1 lòng trắng trứng gà thêm 1 nửa thìa nước chanh. Bôi lên mặt và nằm thư
giãn khoảng 20p rửa sạch với nước ấm. Nếu làm trong vòng 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả
tức thì và có thể yên tâm rằng: “tàn nhang ơi chào nhé”
Bạn thấy khó chịu khi trang điểm mà làn da lại thường xuyên nhờn bóng làm trôi mất
lớp phấn. Không chỉ thế mà gần đây trên khuân mặt bạn xuất hiện khá nhiều “đèn pin”
mà thủ phạm chính là da đầu bạn hãy làm theo cách sau: trộn nửa thìa bột nghệ với 3 thìa


Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
cùi đu đủ cùng 2 nước thìa cốt chanh, thoa hỗn hợp lên mặt, tránh vùng mắt và rửa sạch
sau 20p. Đảm bảo khi rửa mặt xong bạn có thể yên tâm trang điểm với làn da mềm mại
không có dầu đồng thời có thể giúp làn da sáng mịn hơn.
Dưỡng thể làm trắng chanh không chỉ có tác dụng làm sáng mặt mà còn rất có hiệu
quả trong việc dưỡng thể làm trắng da toàn thân: bạn hãy trộn nước ép cà chua và nước
cốt tranh với dung lượng bằng nhau, sau đó dùng khăn mềm thấm đều lên khuân mặt và
cơ thể . Sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy được điều kỳ diệu từ chanh.
4. TRỊ HO BẰNG CÂY CỎ
Húng chanh( còn gọi là tần dày lá) là
một dược liệu chữa ho hen ,cảm cúm.
Tinh dầu húng chanh có tác dụng kháng
sinh mạnh đối với vi khuẩn gây ho như:
tụ cầu, liên cầu, phế cầu… Hiện nay, ở
các quốc gia kỹ nghệ phát triển dược
thảo đang được công chúng sử dụng
rộng rãi. Những bài thuốc từ mẹ thiên
nhiên đã nhanh chóng trở thành những
phương tiện trị liệu ưa thích của nhiều
người. Tác dụng của chúng được chứng
minh qua hàng trăm năm nay như bạc
hà,tần dày lá, gừng , chàm…
Bạc hà: trong tinh dầu có chứa chất menthol có khả năng làm dịu ho, làm lõang niêm

dịch , thường được dùng điều trị cảm sốt, nhức đầu, ho , sổ mũi…
Gừng ; là vị thuốc chữa bách bệnh được dùng từ rất lâu ở việt nam cũng như trên thế giới
có tác dụng điều trị cảm mạo, làm ra mồ hôi , chữa ho, mất tiếng , viêm họng, chống cảm
lạnh, chông nhiễm khuẩn…. Gừng còn là vị thuốc chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu,
nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng. Tinh dầu gừng có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn,
làm loãng niêm dịch, giảm ho, chống viêm, giảm đau. Chàm: tinh dầu chàm chứa
eucalyptol là một loại hóa chất có tính sát trùng dùng rất tốt để chữa ho, kích thích tiêu
hóa. Nó được đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán trong huyết tương.

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
5. KHOAI TỪ - MÓN ĂN CỦA NGƢỜI TIỂU ĐƢỜNG
Khoai từ( củ từ- củ từ lông ) họ củ nâu, loại có
gai ở Phú Quốc, loại không gai mọc nhiều nơi
trên đất nước. Ngoài ra còn có củ từ nước mọc ở
các tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng ăn được. 1 số
cách dùng khoai từ trong phòng chữa bệnh .Thức
ăn kiêng cho người tiểu đường, tăng huyết áp,
béo phì. Không ăn nhiều một lúc gây đầy bụng
khó tiêu .Thức ăn nhiễm độc kim loại nặng trong
môi trường lao động có chất độc. Các thầy thuốc
Liên Xô đã kịp thời đưa khoai từ vào trong bữa
ăn hàng ngày của công nhân để kịp thời bảo vệ
sức khỏe lâu dài của công nhân .
Thức ăn cho người hay bị táo bón, khó ngủ, hâm hấp sốt nhất là đối với trẻ em, người

già, trường hợp chưa cần phải dùng thuốc an thần , thuốc tẩy… Giải các chất độc khỏi cơ
thể : giã khoai từ sống lấy nước uống cho nôn. Chống trầm cảm, bi quan, chán nản, tuyệt
vọng. Nên ăn khoai với tinh bột, chúng tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh ra chất serotonin
là chất làm cho não hưng phấn, phấn chấn , lạc quan. Có nhiều cách nấu: luộc, sào, nấu
súp thịt, nấu canh, xôi, chè. Để dùng khoai từ làm thức ăn an toàn hơn( không bị đầy) đã
có kinh nghiệm nướng khoai từ. Ăn ít thì nướng chín , nếu dùng các món thì nướng qua
rồi mới nấu. Cháo củ từ hỗ trợ chữa ung thư tử cung và dương vật: nên hỗ trợ trong điều
thị ung thư bằng các liệu pháp truyền thông Tây Y: củ từ 30g, tảo biển 10g, gạo tẻ 100g.
Nấu củ từ với tảo biển với 1500 ml còn 1000 ml lọc lấy nước cốt để cho gạo nấu cháo
nhừ, ăn nóng ngày 2 lần; có tác dụng thanh nhiệt, tán kết, chống u nhọt, ung thư.
Bánh củ từ thịt gà: có tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm, ho nhiệt đờm đặc vàng, viêm
họng, khát nước, viêm phổi, hoàng đản (vàng da) xuất huyết: củ từ đã ngọt vỏ 250g, thịt
gà 25g, thịt heo lạc 100g, xá xíu 75g; nấm đông cô 25g, bột nếp 500g, bột mỳ 250g tinh
bột 5g; dầu mè, mỡ heo 50g, rượu 5g, xì dầu 15g, muối 15g, tiêu bột 0,5g đường 15g.
cách làm: chần măng và nấm trong nước đang sôi ;các loại thị thái nhỏ nhào tinh bột,
đường, muối trộn, nhào kỹ dàn trên mâm đã xoa mỡ, chia làm 20 phần làm áo bánh, dán
vàng.
Canh củ từ có tác dụng giải nhiệt, trừ đàm, tiêu tích, giảm béo. Củ từ gọt vỏ nạo cho
nhuyễn, đậu phụ cắt con trì, dán vàng đều bằng dầu mè. Nấm rơm thái nhỏ, phi thơm
kiệu, rồi cho đậu phụ, nấm rơm , tương muối xào, chế nước vào đun sôi cho củ từ vào ,
nấu chín bắc xuống cho rau ngổ, mùi tàu; ăn nóng với cơm.

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203


6. RAU MỒNG TƠI- VỊ THUỐC THANH NHIỆT
Nói tới mồng tơi người ta nghĩ ngay đến tác
dụng nhuận tràng để chữa táo bón thường ngày khỏi
phải dùng những thuốc nhuận tràng của tây y .Các
nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tốt
cho người có mỡ và đường máu cao.
Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi:
- Thanh nhiệt, giải độc: Ăn mồng tơi với nhiều
cách mà bạn có thể nghĩ ra như canh nấu với mướp,
rau đay, cua, tôm ăn với cà pháo muối giòn thì ngon
tuyệt, lại mát ruột, mát miệng...
- Hoạt thường thanh nhiệt, dưỡng am giúp da
tươi nhuận, hồng hào: Rau mồng tơi luộc chấm
hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột.
- Chữa đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ( bóc vỏ, thái nhỏ) nấu
canh ăn vài ba ngày . Hoặc dùng 4 loại với lượng bằng nhau nấu canh: rau mồng tơi, đay,
rau khoai, rau má
- Để da tươi nhuận hồng hào: Dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần
ăn một lần.
- Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ
ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành,
2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen
mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.
- Chữa tiểu tiện nóng buốt: Lá mồng tơi 1 nắm giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm
nước, chắt lấy nước, uống nóng với ít hạt muối. Bã đắp vùng bàng quang.
- Nhức đầu do đi nắng: Lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp vào 2 bên thái
dương băng lại.
- Đau nhức khớp do phong thấp: Rau mồng tơi cả cây 50 - 100g, móng chân giò vài
cái, hầm với nước có ít rượu ăn với cơm hằng ngày.
- Tráng dương, chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má mỗi thứ một nắm,

một bộ lòng gà hay vịt, nấu canh, ăn vã hoặc ăn với cơm, tuần vài lần. Nếu uống kèm
nước cơm rượu, hiệu quả càng lớn.
- Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg
xương lợn (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc
vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.
- Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi
đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau ghiền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục
(để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi
Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước
cơm rượu.
- Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón.
Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng
đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động
vật.

7. RAU MÁ
Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công
thảo (danh pháp hai phần: Centella asiatica) là
một loài cây một năm thân thảo trong phân họ
Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae),
có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình
Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và
châu Á. Nó được sử dụng như một loại rau

cũng như trong y học Ayurveda và y học cổ
truyền Trung Hoa. Tên khoa học đồng nghĩa
là Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus
cochinchinensis Lour.
Đặc điểm: Thân cây rau má gầy và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay lục
ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá
tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Các lá mọc ra từ cuống dài
khoảng 5–20 cm. Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem
và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ. Hoa rau má có màu từ ánh hồng tới đỏ, mọc thành
các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh.
Các hoa lưỡng tính này khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa. Hoa có 5 nhị và
2 vòi nhụy. Quả có hình mắt lưới dày dặc, đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi
Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay giống như mụn cơm. Quả của nó chín sau 3
tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.Theo Trung y, rau má có tính
hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng
nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung. Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ
huyết áp. Loại nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt
(tăng trí nhớ, thị lực). Loại thuốc đắp từ lá cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ
sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế
quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu .
Một vài báo cáo khoa học cho thấy khả năng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành
vết thương. Khi điều trị bằng rau má, sự liền sẹo được kích thích bằng việc sản xuất ra
các chất keo loại I. Việc điều trị này cũng cho thấy sự giảm sút đáng kể của các tác động
viêm nhiễm và việc tạo ra các nguyên bào sợi.
Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
Các nhà thảo mộc học còn cho rằng nó có chứa nhân tố trường thọ gọi là 'Vitamin X
trẻ trung' có tác dụng bổ dưỡng cho não và các tuyến nội tiết và xác nhận rằng nước chiết
từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da.
Tại Việt Nam, tinh rau má tươi đã được Viện Công nghiệp Thực phẩm sản xuất thành
công.

8. RAU RĂM
Cây rau răm (danh pháp hai phần:
Persicaria
odorata,
đồng
nghĩa:
Polygonum
odoratum,
thuộc
họ
Polygonaceae - họ Thân đốt hay họ Rau
răm), là cây thân thảo, lá của chúng được
sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu
vực Đông Nam Á. Trong một số văn bản
thuộc các ngôn ngữ khác, chẳng hạn như
tiếng Anh đôi khi người ta gọi nó là
Vietnamese mint(?), Vietnamese cilantro,
Vietnamese coriander(?) hay Cambodian
mint, tiếng Đan Mạch là Vietnamesisk
koriander (?)v.v
Có tên gọi như vậy là do lá và thân non
của nó được sử dụng rộng rãi và rất đặc
trưng trong nghệ thuật ẩm thực của Việt

Nam - mà các du khách ngoại quốc rất thích, chủ yếu nó được ăn sống như một loại rau
gia vị trong đĩa rau sống hay được sử dụng ở dạng thái nhỏ cho vào các món ăn như bún
thang (một đặc sản của Hà Nội), miến (với thịt vịt hay ngan), cháo nấu bằng trai hay hến
hoặc ăn kèm trứng vịt lộn cùng với hạt tiêu xay mịn và một chút muối ăn. Món gỏi gà xé
phay cũng dùng rau răm làm tăng hương vị. Người dân ở khu vực Huế còn có món gà
bóp, trong đó thịt gà trộn lẫn với rau dăm và hạt tiêu, tỏi, đường, ớt, dấm hay chanh.
Đặc điểm: Rau răm là một loại cây lưu niên sinh trưởng tốt nhiệt đới và cận nhiệt đới
trong điều kiện nóng ẩm nhưng không sống được nếu vĩ độ trên 32° hay quá nhiều nước.
Trong điều kiện thuận lợi, thân cây có thể dài từ 15 đến 30 cm. Khi quá lạnh hoặc quá
nóng, cây rau răm sẽ lụi tàn.
Mặt trên lá răm màu lục sẫm, điểm đốm màu nâu nhạt còn mặt dưới màu hung đỏ.
Thân răm có đốt.
Ở Việt Nam răm được trồng làm rau hoặc có khi mọc tự nhiên.
Thành phần chính:
Trong tinh dầu của rau răm người ta tìm thấy các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%),
dodecanal (44%), ngoài ra là decanol (11%). Các sesquiterpene (α-humulene, βcaryophyllene) chiếm khoảng 15% trong tinh dầu.
Sử dụng ở khu vực Đông Nam Á.
Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203

Tại Singapore và Malaysia, lá rau răm thái nhỏ là thành phần thiết yếu của món súp
laksa, người ta dùng nhiều đến mức tên gọi theo tiếng Malay daun laksa có nghĩa là "lá
laksa". (Tên gọi rau răm theo tiếng Malay là Daun kesum hay Daun laksa).
Vì là một loại rau phổ biến, rau răm có mặt trong vài câu ca dao Việt Nam như:
Những người con mắt lá răm

Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.

9. CÔNG DỤNG CỦA LÁ TÍA TÔ
Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị
cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có
vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn
mửa, giảm đau, hen suyễn. Hạt làm trà uống
và thuốc hạ khí.
Chữa cảm mạo, giải cảm:
Xông: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm
khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá
xông được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một
bát để uống trước hay sau khi xông. Xông
xong lau khô mồ hôi cả người, đắp chăn
nằm nghỉ. Nhớ nước sôi mới cho lá xông
vào nồi đậy kín và khi xông mở vung. Cần
chú ý kẻo bỏng và chỉ xông cho người lớn ngồi trong chăn. Thận trọng với người già yếu
và trẻ em.
- Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, có thể
thêm hành lá tươi thái nhỏ. Xông xong nghỉ một lúc, dậy ăn bát cháo giải cảm này là
phương pháp giải cảm Lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.
- Uống nước tía tô: Tía tô tươi 15-20 g giã nát, chế nước sôi, gạn nước trong để uống.
Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Hai cách này đều
kém ra mồ hôi. Dùng cho trẻ em người già yếu.
- Ngâm chân: Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi để sôi lại, đổ ra chậu,
đậy bằng 1 cái rổ thưa, đặt 2 bàn chân lên xông. Khi nước nguội, cho 2 chân vào ngâm
rửa…công hiệu vô cùng.
- Chữa ho hen: Thương hàn, ho hen: 1 nắm lá tía tô nấu nước uống dần là dứt cơn hen

suyễn (Thiên kim phương).
- Người lớn hay có cơn hen: Hạt tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy
đều,lọcbỏbã. Nấu cháo ăn lúc đói.
- Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái: Hạt tía tô 20 g tán thành bột, hòa với nước đun
sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước
Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
sôi. Hoặc lấy bột này hòa vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hòa vào nước cơm cho trẻ
uống.
- Ho do phế hư hoặc đàm trắng đục dính, nặng ngực: Hạt tía tô 90 g sao thơm, tán
bột, ngâm với 1 lít rượu gạo ngon trong 10 hôm, chắt lấy nước trong bỏ bã. Uống mỗi lần
15-30 ml. Ngày uống 3 lần sáng, trưa, tối (nếu đàm vàng, cổ khô, miệng khát, môi đỏ thì
không dùng)
- An thai Động thai: Sắc cành lá cây tía tô để uống. Hoặc sắc lấy nước nấu cháo để ăn.
Có thai sắp sinh bị phù: Cành, lá tía tô 80 g, vỏ gừng tươi 30 g, cho 3 bát nước đun sôi kỹ
(đậy vung kín) lấy nước uống và xông. Công thức này cũng có tác dụng an thai.
- Có thai cảm sốt: Lá tía tô, kinh giới mỗi thứ một nắm sắc lấy nước uống, tiếp đó ăn
cháo trứng gà nóng. Trứng gà đen tốt nhất.
Vú sưng: Lá tía tô 1 nắm nấu nước nóng, đồng thời lấy 1 nắm lá tía tô giã nhuyễn đắp lên
vú sưng.
- Nôn mửa dữ dội khi có thai, động thai: Cành tía tô 12 g, sắn dây 12 g. Sắc chung lấy
nước
uống.
- Thiếu máu: Uống nước lá tía tô (30 lá xay nhuyễn). Để cho dễ uống, xay kèm vài
quả táo, ít đường phèn. Nước này cũng có tác dụng an thai tuy có kém hơn cành tía tô.

- Chăm sóc da: Người Nhật rất chuộng trà tía tô dùng uống thay trà, đồng thời dùng
nước trà tía tô để gội đầu, tắm rửa để bảo vệ da, dưỡng da tươi nhuận, trừ vết nhăn, vết
nám, khô ngứa da, vì tía tô làm ẩm da, dịu da, tăng cường trao đổi chất.
Súc miệng bằng trà tía tô sẽ tẩy sạch miệng, làm thơm miệng. Gội đầu bằng tía tô làm tóc
bền mượt, tóc không rụng và không bị chẻ, sạch gầu.
- Da mẩn ngứa, mụn cóc: dùng lá tía tô xoa sát trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn cho vào
túi vải mà xoa xát.

10. LÁ ĐINH LĂNG
Đing lăng còn gọi là cây gỏi cá bởi vì bà
con ta thường dùng lá đinh lăng để làm gỏi
cá. Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias
Fruticosa Harms thuộc họ Ngũ gia bì
(Araliaceae), trong dân gian còn gọi là cây
gỏi cá.
Lá đinh lăng ngoài việc làm gỏi bà con ta
còn phơi khô lấy nước uông để chống mất
ngủ và kich thích tiêu hóa. Liều dùng không
hạn chế mỗi ngày từ 20- 40g lá khô, nấu với
200ml nước, đun sôi chừng 20p là dùng
được, nên dùng sẽ có tác dụng tốt hơn.
Vỏ thân cây và rễ cây có tác dụng an thần, tăng sức dẻo dai của cơ thể như nhân sâm,
lợi tiểu tiện, chống đau nhức xương, chống mệt mỏi. cách dùng: bóc lấy vỏ, thân và rễ,
thái nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ và sử dụng theo 2 cách: ngâm rượu( tùy theo độ đậm
đặc của rượu ,mỗi ngày từ 30-50ml vào buổi tối, liên tục 20-30 ngày sẽ thấy tác dụng);
Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!

Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
sắc uống ( mỗi ngày từ 30-50 vỏ thân hay rễ đinh lăng đã ssaay khô nấu với 200ml nước,
còn 100ml, chia làm 2-3 lần trong ngày có tác dụng cũng như ngâm rượu.
Cách nuôi trồng và thu hái:
Nuôi trồng: bằng cách giâm cành, rất đơn giản: chỉ cần chặt lá đinh lăng ra thành từng
đoạn cắm xuống đất ẩm, tưới nước hằng ngày cho đến khi cay bén rễ và trổ lá mầm.
Thu hái: cây càng lâu năm càng tốt( thường từ 6 năm trở lên). Rễ Đinh lăng có tác dụng
làm tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể, chống hiện tượng mệt mỏi, giúp
ănngủngon,tăngkhảnănglaođộng,lêncânvàchốngđộc.
Rễ Đinh lăng được thu hái vào mùa thu, đông ở những cây đã trồng từ 3 năm trở lên,
rễ mềm có nhiều hoạt chất. Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân, rễ nhỏ thì dùng cả,
rễ to chỉ dùng vỏ. Thái nhỏ, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để bảo đảm mùi thơm và
phẩm chất. Khi dùng để nguyên hoặc tẩm rượu Gừng 5%, sao qua rồi tẩm 5% Mật ong,
sao thơm. Dược liệu có vị ngọt, đắng, mùi thơm, tính mát, không độc.

11. BÍ ĐỎ
Bí đỏ là nhà vioo địch về hàm lượng
sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như
axits hữu cơ. Axit ascorbin có trong bí đỏ
giúp tránh cảm, vitamin nhom B giúp đấu
tranh với mệt mỏi, cáu giận và mất ngủ,
củng cố tóc, móng tay, chân.
1. Nguồn vitamin dồi dào
- Vitamin A trong bí đỏ giúp cải thiện thị
giác. Ruột và hạt bí đỏ có chứa nhiều
vitamin E - Một loại antioxidant tự nhiên
giúp củng cố hệ miễm nhiễm, ngăn ngừa
sự xuất hiện những nếp nhăn sớm, bảo vệ
da khỏi lão hóa và cải thiện chức năng hệ

tim mạch.
- Còn 2 loại vitamin khác trong bí đỏ là vitamin K và T. Đây là những loại vitamin hiếm,
có rất ít trong các thực phẩm. Vitamin K cần thiết để tổng hợp protit của máu và mô
xương.
- Vitamin T giúp làm đông máu và tạo các tế bào máu. Nhờ đó vitamin T rất quan trọng
trong việc ngăn ngừa một số dạng thiếu máu.
- Vitamin T cũng giúp cho quá trình tăng trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ hàm lượng cao
loại vitamin T hiếm hoi này trong bí đỏ nên nó được coi là chất độn tốt nhất cho các món
ăn từ thịt bò, heo và các món có nhiều mỡ khác, bởi vì vitamin T giúp tiêu hoá các thức
ăn khó tiêu và ngăn ngừa béo phì. Chính do tính chất này nên những người muốn giảm
cân rất thích bí đỏ.
2. Tủ thuốc gia đình

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
- Bí đỏ có nhiều tính năng chữa bệnh. Khi bị bệnh về gan, nên ăn càng nhiều cùi bí đỏ
sống càng tốt. Còn nếu bạn cảm thấy bí đỏ sống không ngon, có thể ăn cháo bí đỏ nấu
với gạo.
- Khi bị mất ngủ, buổi tối bạn nên dùng nước ép bí đỏ hoặc nước nấu bí đỏ với mật ong.
- Nước ép bí đỏ cũng rất tốt đối với người bị bệnh tiểu đường và những rối loạn khác
nhau về trao đổi chất. Người ta dùng cùi bí đỏ tươi giã nát để đắp vào những vùng bị
ezema, bỏng, nổi ban, mụn trứng cá và những nơi bị viêm khác trên da.
- Những người phải đứng lâu trong ngày cũng có thể dùng cùi bí đỏ tươi giã nát để loại
bỏ cơn đau dưới chân. Dầu ép từ hạt bí đỏ được coi là một sản phẩm dinh dưỡng phòng
chữa bệnh.

- Dầu bí đỏ có ảnh hưởng tốt tới gan, giúp cho những người bệnh tuyến tiền liệt, ngăn
ngừa béo phì, cải thiện thành phần máu, loại bỏ cho-lesteron. Y học dân tộc khuyên nên
thường xuyên sử dụng hạt bí đỏ khô.
- Nhờ thành phần muối khoáng tuyệt vời trong cùi bí đỏ, có thể dùng loại quả này làm
mỹ phẩm rất tốt. Mặt nạ từ cùi bí đỏ giã nát hoặc tẩm bông bôi nước ép lên mặt có tác
dụng bổ dưỡng và làm tươi mới đối với da nhờn.
- Mặt nạ từ hạt bí đỏ nấu và xay nhỏ giúp làm trắng da, loại bỏ tàn nhang và cải thiện da
mặt.

12. LÁ LỐT
Lá lốt là cây thân thảo đa niên, có tên
khoa học Piper lolot thuộc họ Hồ tiêu
(Piperaceae), gồm các loài như trầu không,
hồ tiêu v.v. lá thân cua lá lốt có tác dụng
khu phong, tán hàn, tiêu thực cho nên được
nhân dân ta sử dụng rất rộng rãi để chữa
chứng đau nhức xương khớp
Lá của cây lá lốt làm gia vị: chả thịt bò
lá lốt, nấu lươn, hoặc thái nhỏ để nấu canh
với thịt lạc, có tác dụng tiêu thực rất dễ chịu.
Chữa đau nhức xương, phong thấp, ra
mồi hôi tay chân: dùng lá lốt tươi, sao nóng
đắp lên vùng đau và băng lại hoặc đắp lá lốt lên vùng đau và lấy muối( khoảng 1-2h)
rang nóng già cho vào túi vải đặt lên . Mỗi ngày 1-2 lần liên tục từ 7-10 ngày sẽ cho kết
quả. Hoặc lấy cả cành lá khoảng 40-50gr sắc với 200ml, còn 100ml chia làm 2-3 lần
uống trong ngày.
- Ra nhiều mờ hôi tay, chân: lấy khoảng 100g thái nhỏ( tất cả thân, lá, rễ) cho khoảng
200g muối hột nấu với 500ml nước đun sôi chừng 5-10 p để khi nước còn nóng già để
ngâm chân hay tay, mỗi lần ngâm 20-30p hằng ngày sẽ làm giảm chứng ra mồ hôi , hết
mùi và đỡ đau nhức xương.

- Ngâm làm cồn xoa bóp: lấy thân và rễ cây chặt nhỏ, ngâm trong rượu mạnh( trên
400) dùng làm cồn xoa bóp khi bị đau nhức hay chấn thương.
Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
13. RAU HẸ
Hẹ là một loại rau ăn lá phổ biến, được
nông dân trồng nhiều vì vốn đầu tư thấp
nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn các loại
rau ăn lá khác. Cây hẹ được dùng làm gia
vị trong các bửa ăn hàng ngày. Lá hẹ có
thể dùng thay thế lá hành, thường để muối
chua với giá đậu, ăn sống...Hẹ là thức ăn vị thuốc có tác dụng tốt nhất về mùa xuân.
Vào thời điểm này, chất lượng làm thuốc
của hẹ cao hơn. Sách Nội kinh có viết:
"Xuân hạ dưỡng dương", nghĩa là mùa
xuân cần ăn các món ôn bổ dương
khí.theo Tây y Trong 1 kg lá hẹ có 5-10 g
đạm, 5-30 g đường, 20 mg vitamin A, 89 g vitamin C, 263 mg canxi, 212 mg phốt pho,
nhiều chất xơ.Chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết,
giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất Odorin là một kháng sinh
mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
- Hẹ ăn sống: Hẹ không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn là vị thuốc chữa bệnh. Ngoài
tác dụng giảm mỡ trong máu ra, hẹ còn có tác dụng bổ gan thận, trợ dương cố tinh, nên
còn được gọi là “ khởi dương thảo”.
Rau hẹ không chỉ quý ở lá, ngọn, có mùi vị thơm mà hạt và rễ cũng được dùng làm

thuốc, hoa của rau hẹ có mùi thơm đậm, là thứ gia vị cần thiết để ăn với thịt cừu, thịt dê.
b. Bài thuốc phối hợp:
- Băng huyết: Dùng hẹ nấu với rượu nếp để uống.
- Viêm da dị ứng, nổi mụn: giã nát lá hẹ tươi hơ nóng để xát vào da hoặc ép lấy nước để
bôi.
- Nghẹn, nấc, đau tức ở vùng ngực: giã lá hẹ tươi cho nước sôi vào gạn lấy nước để uống.
- Bị trĩ, lòi dom, sa dạ con: sắc rễ hẹ lấy nước nóng ngồi lên xông vào chỗ đau.
- Nếu ăn nhầm phải kim loại: dùng lá hẹ cuộn thành búi nhỏ chần qua nước sôi rồi nuốt
với lượng 500g trở lên, để kim loại bị cuốn vào theo đại tiện ra ngoài.

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
14. HÀNH TA
Chất alicine trong hành ta diệt khuẩn
rất mạnh nhưng lại dễ mất tác dụng khi
nấu. Vì vậy, hành nên là thứ gia vị cuối
cùng được cho vào món ăn.Hành ta có lá
dài, củ nhỏ, thường được sử dụng trong
nấu ăn như một gia vị quen thuộc. Thế
nhưng cây hành ta nhỏ bé còn chứa đựng
trong nó nhiều bí mật mà không phải bà
nội trợ nào cũng biết.
Hành chứa một lượng đáng kể can xi,
phốt pho và kali, carotene và chất sắt, rất
tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thành phần dinh

dưỡng không phải điều quý nhất của nó.
Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic,
phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước.
Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả,
trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy,
trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine.
Hành cũng chứa chất kháng khuẩn fitoncidi. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường
hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng. Do chứa nhiều chất kháng sinh nên tinh dầu hành
có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Vì hành có
thể kích thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc. Người
ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ăn cháo hành nóng, chữa
đau lưng, kiết lỵ.
Ngoài ra, hành còn có tác dụng hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị liệu nhất định
đối với bệnh tim mạch. Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Hợp chất
lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hành ta
Hành giã nát ngâm trong nước sôi, xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn
tính, viêm niêm mạc mũi
- Cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6-8 củ, gừng sống 10 g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc
nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2-3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để
uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).
- Động thai: Hành ta tươi 60 g, sắc uống dần đến khi yên thai thì thôi.
- Tăng huyết áp: Hành tây 2-3 củ xắt lát, trộn đường ăn, hoặc nấu nước uống thường
xuyên. Uống 4-5 lần, huyết áp sẽ hạ.
- Tắc ruột do giun đũa: Lá hành tươi 30 g giã nát, trộn với 30 g dầu vừng (dầu mè).
Uống ngày 2-3 lần Nghiền nát hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu.

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com



MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
Các củ hành nhỏ có thể được sử dụng như thuốc long đờm. Nghiền nát rồi trộn với đường
phèn, để một lúc cho nước chảy ra. Dùng khoảng 3-4 thìa cà phê nước ép này để làm dịu
đi chứng ho và đau họng.

15. DÂU TA
Tên khoa học là Fructus Mori Albae hay
còn gọi là tang thực, tang táo, tang quả, ô
thầm, bắc thầm... là tên gọi dân dã của quả
dâu, một thứ trái cây hết sức phổ biến và rẻ
tiền mà lại có nhiều công dụng, người ta còn
gọi dâu là "quả thánh trong dân gian".
Quả dâu chứa nhiều protein hoạt tính, vitamin
và nhiều khoáng chất khác. Y học tôn vinh
dâu là "loại bảo vệ sức khỏe tốt nhất của thế
kỷ 21". Vào khoảng thời gian chuyển từ mùa
xuân sang mùa hạ, quả dâu được bày bán rộng
rãi. Quả dâu thường dùng để ăn sống, ngâm với đường kính chế biến nước giải khát dùng
cho cả mùa nóng. Ngoài ra quả dâu còn có cách chế biến rất đơn giản mà hiệu quả, đó là
sử dụng dưới dạng trà, cổ nhân gọi là trà tan thầm.
Côngdụng: Quả dâu theo Đông y có vị chua ngọt, tính lạnh, có công dụng tư âm
dưỡng huyết, bổ can ích thận, sinh tân nhuận tràng, ô phát (làm đen dâu tóc) và trừ phong
thấp, thường được dùng để chữa các chứng bệnh do can thận bất túc gây nên như đầu
choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù điếc, râu tóc bạc sớm, mất ngủ hay mê, tiêu khát
(đái đường), táo bón, các khớp vận động khó khăn...
Quả dâu còn có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch, thúc đẩy cơ năng tạo
huyết, làm giảm hoạt tính lên men của Na, K ở màng hồng cầu giúp cân bằng quá trình

sản nhiệt của cơ thể
- Giảm mỡ máu, phòng xơ cứng động mạch: axit béo trong dâu có tác dụng phân giải
mỡ, giảm thiểu mỡ máu, phòng trừ xơ cứng động mạch.
- Tốt cho tóc, dưỡng da, chống lão hóa: quả dâu có tác dụng cải thiện da, (bao gồm cả
da đầu), cung ứng máu, dinh dưỡng cho da, khiến cho da luôn được cải thiện, kéo dài sự
tươi trẻ cho làn da.
- Tốt cho mắt: thường xuyên ăn quả dâu giúp mắt luôn khỏe mạnh, giảm chứng mỏi
mắt khi làm việc lâu.
- Thúc đẩy tiêu hóa: quả dâu có tác dụng bổ sung dịch vị thiếu, tăng cường sức tiêu
hóa co dạ dày. Khi vào đường ruột nó kích thích niêm mạc, tăng cường công năng nhu
động ruột.
Một số món ăn bài thuốc từ quả dâu:
- 60gr quả dâu tươi, 30gr long nhãn, hầm nhừ ngày ăn hai lần, trị bệnh thiếu máu.
50gr quả dâu, 15gr mỗi thứ nhục thung dung, vừng đen, 10gr chỉ thực (vị đông y), sắc
nước uống, ngày 1 thang, trị bệnh nóng trong, táo bón.
Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
- 10gr quả dâu, 10gr ngũ vị tử, sắc nước uống, ngày 2 lần, trị bệnh ra mồ hôi, mồ hôi
trộm.
- 60gr quả dâu tươi, sắc nước uống. Hoặc quả dâu tươi đun cho đặc sánh lại mỗi ngày
10-15gr, uống với nước nóng và một chút rượu gạo. Trị bệnh đau bụng huyết hư, đau dây
thần.kinh.
- Nước ép quả dâu, mỗi lần 15gr, liên tục trong vài ngày trị được táo bón.
15gr quả dâu sắc nước uống thường xuyên, trị bệnh mất ngủ.
- Cao mật ong quả dâu: nước ép quả dâu, đun nhỏ lửa cho đến khi sánh lại, thêm

lượng mật ong vừa phải vào quấy đều, chưng tiếp cho đến khi thành cao, để nguội cho
vào bình phong kín. Sáng tối ăn 1-2 thìa canh, dùng với nước ấm, trị bệnh bạc tóc sớm,
khí huyết hư tổn.
- 15gr quả dâu, 15gr cát căn, 8gr hoàng cầm, 8gr cúc hoa, 8gr tiểu kế, hãm uống như trà
để chữa cao huyết áp.
- 10gr quả dâu, 6gr bạch truật, hãm uống để chữa chứng chậm tiêu.
- 15gr quả dâu, 15gr kỷ tử, 15gr đại táo, hãm uống để chữa chứng đầu choáng mắt hoa.
- 15gr quả dâu, 15gr long nhãn hay 15gr quả dâu, 12gr thỏ ty tử, 12gr nữ trinh tử, 12 gr
kỷ tử, 8gr thục địa, 8gr tiên linh tỳ, 8gr phá cố chỉ. Tất cả cho vào phích hãm uống để
chữa thiếu máu.
- 15gr quả dâu, 15gr hà thủ ô, 15gr nữ trinh tử và 10gr cỏ nhọ nồi. Hãm uống chống râu
tóc bạc sớm.
- 15gr quả dâu, 15gr nhục dung, 15gr vừng đen và 8gr chỉ xác sao. Hãm uống để chữa
táo bón
- 15gr quả dâu, 3gr hồng hoa, 12gr kê huyết đằng. Hãm uống để trị chứng bế kinh.
30gr quả dâu, 15gr địa cốt bì và 15gr đường phèn. Hãm uống để trị chứng ho khan ít đờm
về lao phổi
Một số lưu ý trong cách dùng:
- Không được ăn quả dâu cùng với trứng vịt.
- Người bị bệnh tiểu đường, người phế hư, đi ngoài không được ăn. Không nên ăn quả
dâu xanh. Trẻ em không nên dùng nhiều.
- Thích hợp đối với người bệnh gan thận, âm huyết, người đau lưng, hoa mắt chóng mặt,
ù tai, suy nhược thần kinh, mất ngủ, người trẻ bạc tóc sớm. Thich hợp với sản phụ huyết
hư, bí tiện, người sau khi bị ốm cơ thể suy nhược, người già nóng trong, bí tiện...
- Khi dùng cao dâu cấm không được dùng thìa sắt, khi dùng nên chọn đồ sứ.
- Vì quả dâu tính lạnh và có tác dụng nhuận tràng nên những người hay bị rối loạn tiêu
hóa, đi lỏng do tỳ vị hư yếu và những người bị cảm mạo, ho nhiều do phong hàn không
nên dùng trà tang thầm. Khi pha trà này tuyệt đối không dùng ấm bằng kim loại.

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com



MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
16. NẤM HƢƠNG
- Nấm hương được mệnh danh là "hoàng
hậu thực vật", là "vua của các loại rau"
(can thái chi vương) vì nấm hương là loại
thực vật giàu protein nhất (12 - 14g
protein/100g nấm hương khô, nhiều hơn
bất cứ loại rau nào và có thể so sánh với
lượng protein trong thịt).
Gọi là nấm hương vì loại nấm này có mùi
hương rất hấp dẫn. Ngoài ra nấm hương
còn được gọi là nấm đông cô, hương cô,
hương tím, hương tẩm...
Nấm hương và tác dụng chữa bệnh: Sách Đông y viết về nấm hương vị ngọt tính bình,
có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, tiêu đờm. Công dụng chữa bệnh của
nấm hương đã được biết đến ở Trung Quốc từ thời Xuân thu. Ngày nay các nhà khoa học
đã khẳng định: nấm hương có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào
ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp
tiêu hoá... Vì vậy đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt,
cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng...
- Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể: Các polysaccharide trong nấm hương có
khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế
bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B - những tế bào đóng vai trò chính
trong việc bảo vệ cơ thể. Nấm hương được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu
máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng

- Kháng khuẩn và vi rút:Các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã chứng minh chất lentinan trong nấm hương có khả năng kháng khuẩn, kháng vi rút, kháng nấm bệnh và ký sinh
trùng. Đặc biệt lenti-nan làm giảm mạnh sự suy sụp khi trị liệu hoá chất cho chuột gây
lao phổi thực nghiệm, chống lại sự xâm nhiễm của vi rút viêm não VSV, vi rút Abelson,
Schistosoma man - soni và S.japonicum, chống bội nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân AIDS.
- Chống ung thư:Các công ty của Nhật như Công ty Ajinomoto, Yamanouchi đã từ sợi
nấm hương bào chế ra lentinan như là một dược phẩm chống ung thư, đặc biệt trong điều
trị ung thu dạ dày cho hiệu quả cao.
Đặc biệt lentinan đã được kiểm tra kỹ về hoạt tính chống ung thư cho kết quả là chất
này hầu như không có tác dụng phụ, do đó được áp dụng như một trị liệu pháp có hiệu
quả cao cho các bệnh nhân ung thư. Ngay cả trong những trường hợp ung thư đường dạ
dày - ruột đến giai đoạn 3, kết quả vẫn rất khả quan.
- Giảm Cholesterol: Các nhà khoa học đã chứng minh nấm hương có khả năng làm
giảm mức cholesterol và các lipid trung tính trong máu. Chính vì vậy, nấm hương được
sử dụng để điều trị các bệnh về tim mạch.
Nấm hương có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol,
triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh, vì vậy có tác dụng điều tiết công năng
Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình
trạng thiếu máu cơ tim.
- Giải độc và bảo vệ tế bào gan: Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm hương có khả năng
làm giảm thiểu tác hại của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone
đối với tế bào gan, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan. Nấm
hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt.
- Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hoá: Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá

trình chuyển hoá tế bào. Nấm hương có tác dụng thanh trừ các sản phẩm này, làm giảm
chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Một số món ăn cũng là bài thuốc dân gian chữa bệnh từ nấm hương:
- Canh nấm hương: Nấu nấm hương với mộc nhĩ và thịt thành canh với lượng bằng nhau,
mỗi vị 10g là vừa Có tác dụng giảm mỡ máu, điều hòa lipid trong máu.
- Rau cần xào nấm hương: 400g rau cần, 50g nấm hương, 50ml dầu mè, một ít bột năng,
cùng gia vị. Rửa sạch rau cần, xắt thành từng đoạn dài 2cm, dùng muối trộn đều rồi rửa
sạch lại, để ráo nước. Nấm hương xắt lát. Bột năng hòa với 50ml nước và ít muối trộn
đều. Cho dầu mè vào chảo nóng, cho rau cần vào xào 2 - 3 phút, cho tiếp nấm hương vào.
Sau cùng cho nước bột năng vào, nấu sền sệt cho ra đĩa. Rất tốt cho người mỡ máu cao,
người bệnh mạch vành, đồng thời có tác dụng thanh nhiệt bình can.
- Gà hầm nấm: Nấm hương 250g, mộc nhĩ đen 100g, thịt gà mái 500g. Nấm hương và
mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch, thái chỉ. Thịt gà rửa sạch, chặt
miếng. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm
gia vị, ăn nóng.
Công dụng: Kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết, dùng để chữa các chứng bệnh có biểu
hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên.
- Nấm nấu đậu: Nấm hương 200g, đậu tương 50g, dầu gừng và tỏi lượng vừa đủ. Nấm
hương ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch. Đậu tương ngâm nước rồi đãi bỏ
vỏ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ rồi hầm nhừ, chế thêm dầu vừng, tỏi đập giập và
gia vị vừa đủ, ăn nóng. Rất tốt cho trẻ em bị còi xương, người già bị loãng xương và
chứng phù thũng.
- Bầu dục xào nấm: Nấm hương 100g, bầu dục lợn 2 đôi, gia vị vừa đủ. Nấm hương
ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bầu dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ,
lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bầu dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai
vào nhau, chế thêm gia vị là được.
Công dụng: Bổ thận, tráng dương, kích thích tiêu hóa, thích hợp cho những người yếu
sinh lý, hay đau lưng, mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.
- Hải sâm xào nấm: Nấm hương 15g, mộc nhĩ đen 15g, hải sâm 100g, gừng, tỏi và gia vị
vừa đủ. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân, thái chỉ.

Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm
hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút
là được.
Công dụng: Ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống ung thư, đặc biệt là ung
thư dạ dày.
Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
- Chân giò hầm nấm: Nấm hương 150g, chân giò lợn 1 cái, gia vị vừa đủ. Chân giò lợn
làm sạch, chặt miếng rồi đem hầm nhừ, cho nấm vào đun chín rồi chế thêm gia vị, ăn
nóng.
Công dụng: bồi bổ âm dương, dưỡng huyết, kích thích sự thèm ăn, tăng số lượng và chất
lượng sữa ở phụ nữ nuôi con bú.

17. NGẢI CỨU
Ngải cứu là một loại rau dân dã được
trồng ở khắp nước ta và các nước Âu, Á.
Do ngải cứu rất giàu dược tính nên nó
chữa được nhiều bệnh nhất là các bệnh
của phụ nữ.
Canh từ ngải cứu: Canh suông lá ngải
cứu tươi non: Chữa đau tức ngực, ho do
khí trời lạnh giá. Canh bổ dưỡng cho
phụ nữ sau sinh 15 -20 ngày: Lá ngải
cứu tươi 100g rửa sạch. Gà giò 1 con đủ
1 bữa. Chọn được gà ác càng tốt. (lông

trắng da thịt đen) mổ moi bỏ lòng, nhồi
ngải cứu vào bụng gà, hấp cách thuỷ.
Cách ngày 1 con, cả liệu trình 7- 9 con.
- Canh trứng gà ngải cứu, chữa đau bụng kinh do lạnh: Lá ngải cứu 30g, trứng gà 2
quả. Nấu chín trứng với ngải cứu. Láy trứng ra bóc vỏ, rồi bỏ lại vào, nấu lại với ngải cứu
10 phút. Ăn trứng hàng ngày trong 7 ngày. Nếu thêm ít hồi hương có tác dụng sẽ mạnh.
Công thức này cũng được chỉ định bồi bổ sức khoẻ cho trường hợp ung thư tử cung (cổ
vàthân).
- Canh trứng gà Ngải cứu, gừng, chữa bế kinh, chậm kinh, thống kinh: Lá ngải cứu
9g, trứng 2 quả, gừng 15g. Nấu như bài trên. Dùng 7 ngày trước khi có kinh.
Canh ngải cứu chữa sẩy thai liên tiếp: lá ngải cứu lâu năm 6g. Trứng gà 2 quả. Vò nát lá
ngải cứu cho vào túi nấu lấy nước bỏ túi bã, lấy nước đạp trứng vào đánh đều nấu chín.
Ăn cả cái và nước. Liên tục 3 lần. Hoặc lá ngải cứu 40g, trứng gà 1 quả nấu chung cho
đến khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước. Ngày 1 tháng, liên tục 7 ngày. Về sau cứ 1
tháng ăn 1 lần, mỗi lần 2 quả, liên tục cho đến khi sinh.
- Cháo ngải cứu:Chữa động thai: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ.
Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng.
Chia 2 lần ăn sáng, trưa.Ăn liên tục 3-5 ngày.
Cháo ngải cứu chữa thấp khớp: lá ngải cứu 100g, lá lốt 200g, gạo xay 200g, rửa sạch hai
loại lá xay lấy nước 300ml hoà vào gạo. Đun lửa nhỏ, quay đều không để vón. Ăn nóng
lúcđói.Bã lá xào dấm nóng, đắp chườm chỗ sưng đau.
- Cháo ngải hoa cúc: lá ngải cứu 100g, hoa cúc 50g, gạo tẻ 200g. Cách làm như trên.
Chào ngải cứu bìm bịp chữa đau liên sườn, đau khớp: lá ngải cứu 50g, bìm bịp 1 con, gạo
nếp 200g. Gia vị vừa đủ. Bìm bịp bóp chết, bọc đất bên ngoài dùng củi đốt cho đến khi
Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
đất đỏ. Bóc đất, gỡ thịt ướp gia vị, còn (xương, đầu, cánh, chân...) thì giã nát lọc lấy 40ml
nước. Nấu chào nhừ rồi cho thịt, nước xương chim, lá ngải cứu đã thái chỉ vào cháo quấy
đều. Cháo sôi lại là được. Ăn nóng ngày 1 lần, liền 3 ngày (kinh nghiệm cho thấy hiệu
quả cao).

18. HOA HỒNG ĐỎ
Được xem là hoa thánh cho thần vẹ nữ , nữ thần
tình yêu. Màu đỏ tượng trung cho một tình yêu mãnh
liệt dòng thời còn là một vị thuốc quý.
Hoa hồng vị ngọt, mùi thơm , tính ấm có tác dụng
hoạt huyết, tiêu sưng, ra da non
- Chữa mụn nhọt, tràng nhạc, mụn lở, chảy nước:
dùng cánh hoa hồng giã đắp
- Chữa ho cho trẻ: cánh hoa hồng bạch 4g, trộn với
đường phèn 4g cho vào chén hấp trên nồi cơm, chưng
ra nước uống dần
- Chữa miệng hôi: hoa hồng 5g , hãm nước sôi để
nguội ngậm, súc rồi nhổ. Hoặc rửa sạch hoa hồng 5g
nhai ngậm rồi nhổ
- Chữa viêm sưng tuyến vú: hoa hồng 7 bông, đinh
hương 7 nụ , cho cả 2 vào một lượng rượu vừa đủ,
nấu lên uống nước bỏ cái. Uống lúc no
- Chữa chán ăn và phàm ăn: lấy một nắm to cánh hoa hồng đỏ, một nắm hoa cúc khô
ngâm vào 2 lít nước sôi trong 25 phút rồi đem lọc lấy nước pha đường vừa đủ làm nước
uống hoặ chế thành siro để trong chai để chỗ ngâm mát uống dần
- Kinh nguyệt không đều: hao hồng 5g, hoa quế 3g, rượu 50ml, chưng cách thủy hấp
cơm, để nguội uống
- Rong kinh, băng huyết: ngâm 20 cánh hoa hông trong 1 lít nước sôi trong 30p. khi
nước ngả màu đỏ thì cho thêm 50g đường làm nước uống, mỗi lần 200ml

- Kỳ kinh không đều: cánh hoa hông 6-7g, hãm nước sôi uống thay trà

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
19. CÂY QUẤT
Quả, lá, rễ quất đều có thể làm thuốc chữa
bệnh.
- Rượu khai vị: trái quất ngâm rượu, mỗi
100g quả cần ngâm với 500ml rượu trắng,
ngâm khoảng 2 tuàn có thể dùng được. Hằng
ngày trước mỗi bữa ăn uông 25-20mk rất tốt có
tác dụng giúp ăn ngon miệng và chữa bụng
trướng đầy ám ách khó tiêu
- Đau dạ dày, thượng vị , đầy, tức, ợ hơi ,
chán ăn: trái quất 500g thái lát cùng với đường
kính trắng 500g trộn đều cho vào lọ lắp kín
ngâm 2 tuần
- Chữa đại tiện khó khăn, ngực bụng chướng đầy: trái quất 50g sắc uống trong ngày
- Chữa tiểu tiện nhỏ giọt: dùng rễ quất 30g, đường phèn 15g sắc uống thay nước trong
ngày
- Chữa âm nang sưng đau: rễ quất 60g , chỉ xác 15g, hạt thìa 30g, sắc với nước thêm
chút rượu vào uống ngày 3 lân
- Chữa phụ nữ xa tử cung: rễ quất 90g, hoàng tinh sông 30g rễ cây thìa 60g. dạ dày lợn
1 cái hầm với nửa nước nửa rượu chia thành 2 phần ăn trong ngày


20. CỦ NGHỆ
Củ nghệ được biết đến với nhiều công dụng khác
nhau, đặc biệt được Ấn Độ và nhiều nước, cả
phương Đông lẫn phương Tây, sử dụng như một
loại
dược
liệu
trị
bách
bệnh.
Người Ấn Độ dùng củ nghệ như một thảo dược
trong thuốc Ayurvedic, có thể chữa nhiều bệnh từ
viêm khớp đến bất lực và hiếm muộn. Theo hội
đồng nghiên cứu Trung ương về Ayurveda và
Sidhha (Bộ Y tế và vấn đề gia đình Ấn Độ), củ nghệ
có thể chữa được nhiều bệnh. Trong phương pháp
Ayurveda, củ nghệ có thể chữa bệnh hen suyễn, ho,
trị cảm, nghiện rượu, mụn và các bệnh ngoài da.
Trong phương pháp Unani, củ nghệ có thể giảm
viêm nhiễm, trị to gan và nhiễm trùng bàng quang, rối loạn kinh nguyệt, tăng cường sức
khoẻ cho tim. Củ nghệ ngâm với nước và mật ong giúp lợi tiểu, hoặc nghiền nghệ với bơ
đã qua lọc sạch có thể chữa hiệu quả bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, củ nghệ còn giúp trị đau răng và ngừa sâu răng, giảm đau bao tử, giúp tiêu
hoá và tạo cảm giác thèm ăn. Nhỏ nước nghệ đã đun sôi vào mũi giúp chữa đau đầu và
chứng mất ngủ. Đặc biệt, củ nghệ có thể dùng như một loại thuốc bổ cho sức khoẻ mà
Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!

Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
không hề có tác dụng phụ. Pha 50mg nghệ vào một ly 200ml sữa và cho thêm một muỗng
đường, bạn sẽ có một ly nước uống thơm ngon và bổ dưỡng. Mỗi ngày uống một ly như
thế trong một thời gian dài giúp cơ thể kháng lại các bệnh thường thấy như hen suyễn,
cảm. Đó là bài thuốc do những người hành nghề thuốc Ayurvedic khuyên dùng.
Tuy nhiên, không nên xem đây là thần dược, vì nó chỉ có tác dụng khi bạn uống đều đặn
và vừa phải trong một thời gian dài.

21. VỊ THUỐC TỪ CÂY NHÀU
Cây nhàu thường được người dân trồng
quanh vườn để hái hoa quả làm thuốc phòng
trị bệnh. Những năm gần đây, nhiều thông
tin nói về công dụng bài thuốc từ trái nhàu ủ
làm rượu chữa được bệnh nan y, bệnh nhân
đã tìm mua rượu nhàu ngoại nhập với giá rất
cao, tốn kém nhưng bệnh không thuyên
giảm.
Theo lương y Lê Ngọc Vân, Chủ tịch Hội
Đông y TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh
Ninh Thuận, dùng đúng cách thì giá trị chữa bệnh từ cây nhàu rất hiệu quả. Rễ nhàu có
tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh giao cảm, giảm đau nhức, hạ huyết
áp; quả có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu; lá có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, điều hòa
kinh nguyệt.
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây nhàu đã được kiểm chứng qua thực tế:
- Chữa huyết áp cao: rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 - 40 gr nấu đậm uống thay
nước cả ngày. Sau một đợt uống từ 10 - 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt
lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục từ 40 - 100 ngày, huyết áp sẽ ổn định. Rễ nhàu chặt
nhỏ phơi khô, sao vàng (chừng 1/2 kg), ngâm với 2 lít rượu 450 trong vòng 20 ngày,
trong bữa ăn uống một ly nhỏ trị được chứng bệnh hay bị đau lưng, nhức mỏi, tê bại.

Trái nhàu già rửa sạch, để ráo, ủ chín, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1 kg nhàu với 200 gr đường
cát vàng, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng:
bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào
bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể. Lá nhàu xắt
nhỏ phơi khô, mỗi lần lấy 30 - 40 gr nấu nước uống hằng ngày điều trị các bệnh sốt rét,
kiết lỵ, chứng thường nhức đầu. Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người
vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
22.TRÁI CÓC – DÀNH CHO NGƢỜI BỊ TIỂU ĐƢỜNG
Nhưng trái cóc còn có tác dụng làm giảm
đường trong máu đối với người bị tiểu
đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế
độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh
bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh
tiểu đường "mắc phải"). Cách làm: Quả cóc
chín vứt bỏ hạt, số lượng không hạn chế, bổ
nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn, để
dành (chú ý tránh ẩm mốc bằng cách thỉnh
thoảng đổ ra sao qua hay phơi).
Cách dùng: Mỗi ngày 3 thìa bột cốc, mỗi
lần 1 thìa, trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30-40 phút. Dùng kéo dài thường
xuyên. Sau 1-2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể
giảm số lần uống còn 2 lần/ngày (sáng, chiều).

Cần lưu ý rằng đây không phải là một loại thuốc có tác dụng điều trị tiệt căn bệnh tiểu
đường. Vì vậy người bệnh vẫn nên tuân thủ chế độ ăn kiêng của người bị tiểu đường:
Không nên ăn các loại có đường, nên bổ sung chất đạm, tốt nhất là đạm thực vật như đậu
nành, đậu phụng; ăn nhiều rau có chất xơ và rèn luyện (tốt nhất là đi bộ) để tránh bị thừa
cân. Vì ở bệnh nhân tiểu đường týp II rất "nhạy cảm" với tình trạng tăng cân, khi bị tăng
cân thì hàm lượng đường trong máu cũng dễ tăng theo.

23. DỨA
Ở nước ta có 2 loại dứa: một loại quả mắt
nhẵn gọi là dứa ta, ít ngọt, ít thơm, một loại
là dứa tây, mắt gồ ghề, thơm và ngọt hơn
dứa ta. Thành phần trong quả dứa rất đa
dạng, ngoài các chất đường, axit hữu cơ, các
khoáng chất và rất nhiều vitamin như
vitamin B, P, C và Beta-caroten,... Mùi thơm
của dứa là do chất Faraneol. Nhưng đặc biệt
ở dứa có một men phân hủy protein tên gọi
là Bro-melin, chất này chứa nhiều ở lõi và
quả dứa. Đó là một thứ thuốc tự nhiên có
nhiều tác dụng.
1. Dứa giúp làm mềm thịt trong lúc làm thức ăn. Muốn hầm các thịt dai, khó nhừ
người ta cho một ít dứa ương (sắp chín) vào, không những canh có mùi thơm ngon, giúp
thịt mau nhừ lại còn có thể giảm bớt thời gian đun nấu.

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


MINH LONG WINDOW
Sưu tầm – Kính tặng!
Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203
2. Dứa tăng sức đề kháng. Do tác dụng tăng miễn dịch của Bromelin, nên có thể cho
người bị ung thư phổi, bàng quang, vú... uống nước ép dứa hấp trong quá trình điều trị
bệnh, Bromelin có thể làm chậm quá trình phát triển tế bào ung thư, liều 200 - 300mg
Bromelin/ngày có thể hoàn toàn đủ trong 100ml nước ép dứa (cả lõi) vì hàm lượng của
Bromelin khá cao (800mg/100ml nước ép).
3. Dứa ngừa huyết áp: Người huyết áp cao có thể dùng dứa dưới dạng nước ép vì
Bromelin trong dứa có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu, làm tan huyết khối và làm
giảm các loại "rác" dẫn đến tắc mạch cục bộ.
4. Dứa giảm béo: Người béo phì nên dùng nước uống để giảm cân.
Cách làm: Dứa ương quả, gọt mắt, thái thành miếng, cả lõi, ngâm trong nước muối 5% từ
1 giờ trở lên (có thể để qua ngày) rồi ăn. Người đau dạ dày ăn sau ăn cơm. Một đợt từ 15
- 20 ngày, có thể giảm ít nhất 1,5kg đến 2kg kết hợp chế độ ăn kiêng mà không có bất kỳ
một tác dụng phụ nào. Nhiều quý bà áp dụng phương pháp này đã giữ được thân hình săn
chắc.
Chú ý: Bromelin trong dứa có tác dụng chống đông máu. Người bị sốt xuất huyết,
trong thời kỳ kinh nguyệt, hoặc triệu chứng xuất huyết tiêu hóa: không dùng.
Khi ăn nhớ cắt mắt cho sạch, không ăn dứa nập nát, sâu... để tránh ngộ độc.
Da sần sùi nhiều dầu, có thể dùng dứa ương thái lát đắp lên mặt hoặc làm mặt nạ dứa,
nhưng tránh không để quá lâu vì dễ làm mỏng da.
Dứa bán đầy đường, chị em xin cứ ăn tự nhiên mà không lo béo đâu. Chỉ xin mách nhỏ là
trước khi ăn cho vào nước muối 5% ngâm độ 5 phút vớt ra rồi ăn, vừa ngon, vừa an toàn!

24. RAU RÚT
Rau rút còn có tên rau nhút, tên Hán là
rau quyết. Tên khoa học neptunia
oleraceae lour, thuộc họ đậu Fabaceae.
Đây là cây thảo nổi trên mặt nước, quanh
thân có phao trắng, lá kép lông chim. Hoa
họp thành đầu màu vàng. Rút là loại rau

ăn rất thông dụng, mùa hè nấu canh với
khoai sọ và riêu cua. Rau rút có mùi thơm
đặc biệt như mùi nấm hương, thân ăn giòn
như ngó sen... Theo Đông y, rau rút có tác
dụng chữa chứng tim hồi hộp, làm thông
huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt,
chữa lỵ, bướu cổ, côn trùng cắn.
Rau rút có hàm lượng protein cao ngang rau ngót và vượt xa các loại rau khác như xà
lách, mồng tơi, rau muống. Có thể ăn sống (lấy đọt non bỏ rễ và lớp bao trắng, rửa sạch,
Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×