Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Thực trạng về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.43 KB, 61 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 15 năm thực hiện chính sách mở cửa,
chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước đã tạo cho nền kinh tế nước nhà có sự chuyển biến
lớn, có những bước đi phù hợp, đúng đắn để tồn tại và phát triển đi lên hội
nhập cùng nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, song bên cạnh đó nó
cũng đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách lớn để thích nghi với
môi trường mới- môi trường cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên thế giới và
trong khu vực để giữ cho quốc gia mình tồn tại và phát triển được.
Kinh doanh thương mại quốc tế là hình thức mua bán hàng hoá dịch vụ
giữa các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau nhằm thu
được lợi nhuận.
Mục đích của kinh doanh thương mại quốc tế là nhằm tối đa hoá hoặc
ổn định lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ,
bù đắp các chi phí đầu tư, thực hiện giảm chi phí đầu tư theo qui mô và tìm
kiếm nguồn nhân lực, lợi thế từ nước ngoài... Nhờ phát triển kinh doanh ra
thị trường quốc tế các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các năng lực sản
xuất đã đầu tư, tăng hiệu quả kinh doanh nhờ tăng số lượng sản phẩm bán ra
khắp toàn cầu, tận dụng chi phí lao động rẻ, chi phí năng lượng, nguyên liệu
thấp ... Cho phép doanh nghiệp có thêm một số chiến lược cạnh tranh với
phạm vi đa quốc gia mà các doanh nghiệp kinh doanh nội địa không có
được. Hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp chủ yếu thông
qua xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Đề tài được chia làm 3 chương với các nội dung sau:
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Văn Minh
Chương II: Thực trạng về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của công ty
Chương III: Một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu của công ty
1


Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mặc dự bài viết này cú nhiều cố gắng song do hạn chế về thời gian và
kinh nghiệm thực tế nờn bài viết khụng thể trỏnh khỏi những sai sút và
khiếm khuyết, rất mong được sự gúp ý bổ sung của thầy cụ và bạn bố. Nhõn
đõy em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới T.S Ngô Thị Việt Nga cùng
toàn thể cán bộ công nhân viên phòng kinh doanh mỹ nghệ của công ty xuất
nhập khẩu thủ công mỹ nghệ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Hà Nội ngày 10 tháng 04 năm 2010
Sinh viên: Nguyễn Huy Công
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VĂN MINH
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty
* Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Công ty TNHH Văn Minh là loại hình công ty TNHH có hai thành
viên trở lên, hoạt động theo luật doanh nghiệp của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt nam.
Công ty TNHH Văn Minh hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài
chính và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Tên giao dịch quốc tế : Van Minh Company Limited
Tên viết tắt : VMC
Tên tiếng việt : Công ty TNHH Văn Minh
Giám đốc : Hoàng Lệ Thuỷ
Địa chỉ: Cụm Công nghiệp An Khánh- Km 8+ 500- Đường Láng- Hoà
Lạc- Hoài Đức- Hà nội
Số điện thoại : 04.33650494 Fax: 04.33650506
Công ty TNHH Văn Minh được thành lập theo giấy phép kinh doanh
số 054657 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hà Tây cấp ngày 01/06/1995

Với số vốn điều lệ 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng)
Ngành nghề của doanh nghiệp:
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
-Sản xuất vật liệu xây dựng (trên địa bàn Tỉnh Hà Tây thực hiện theo
quy hoạch của Tỉnh)
-Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi.
-Trang trí nội thất.
-Sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và tiêu thụ
nội địa: Hàng mây, tre, giang guột, gốm sứ sơn mài, đá, sừng.
-Xuất khẩu các sản phẩm dệt , may biét tất, quần áo, khăn mặt, giầy
dép, mũ nón, sản phẩm làm từ gỗ tiện.
-Kinh doanh dịch vụ ăn uống
-Dịch vụ khách sạn (trừ quầy Bar, karaoke, vũ trường, massage)
* Lịch sử phát triển của Công ty :
-Công ty TNHH Văn Minh ngày đầu tiên thành lập 01/06/1995 đến
13/05/1997 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh đá
mạt, gạch hoa, gạch nát nền; thực hiện xây dựng các công trình dân dụng.
Thời gian này nền kinh tế nước ta vẫn đang còn chưa chuyển đổi hoàn toàn
sang nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp tư nhân và các công ty TNHH
vẫn chưa được thị trường coi trọng, lúc đấy thị trường vẫn còn phân biệt
giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Đây là thời kỳ đầu
tiên và cũng là thời kỳ khó khăn của doanh nghiệp.
Từ năm tháng 06/1997 đến T05/1998 công ty vẫn tiếp tục sản xuất đá
hoa, gạch nát nền. Để tiếp tục đưa công ty đi lên lúc này công ty mở rộng
sang sản xuất hàng trang trí nội thất, dân dụng và kinh doanh ăn uống nhà
hàng.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Từ tháng 06/1998- 2000 với sự cố gắng phấn đấu nỗ lực công ty

chuyển hướng sang mở rộng ngành nghề kinh doanh đó là sản xuất hàng
mây tre đan xuất khẩu. Khách hàng ban đầu chỉ là những khách hàng nhỏ lẻ,
số lượng xuất khẩu chưa nhiều. Thị trường xuất khẩu mà công ty hướng tới
là thị trường Hoa Kỳ. Thời gian này kim ngạch xuất khẩu của công ty chỉ đạt
được 150.000.000 đồng/năm.
Từ năm 2000- 2005 vẫn tiếp tục việc sản xuất và xuất khẩu hàng mây
tre đan đồng thời công ty nhận được các hợp đồng xây dựng như: Xây dựng
trụ sở làm việc Công an Tỉnh; Công trình 113- Công An Tỉnh; Công trình
xây dựng và tôn tạo Trường tiểu học Nhị Khê; Nghĩa Trang Thường Tín…
Thời gian này Công ty TNHH Văn Minh được coi là 1 trong những doanh
nghiệp tư nhân có thế mạnh đứng hàng đầu trên tỉnh Hà Tây, Kim ngạch
xuất khẩu của công ty đạt được từ gần 2 triệu đô la Mỹ. Công ty giải quyết
được rất nhiều lao động địa phương và các lao động vệ tinh.
Từ năm 2005 đến nay Công ty vẫn tiếp tục thực hiện việc xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ. Thị trường xuất khẩu của công ty lúc này là các
nước Đông Âu, Tây Âu và một số thị trường khác. Doanh thu hàng năm của
công ty đạt bình quân 2 triệu đến 3 triệu đô la Mỹ.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2. Cơ cấu tổ chức quyền hạn và nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: là người đứng đầu công ty và do Hội đồng thành viên bầu
ra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty
6
Giám đốc
Phó giám
đốc tài chính
Phó giám đốc
sx, kinh doanh

Phòng
kế toán
Phòng
thiết
kế
Phòng
vật tư
Phòng
hành
chính
Phòng
thị
trường
Phòng
xuất
khẩu
Nhà
máy
gốm sứ
Nhà
máy
hoàn
thiện
Phòng
kế
hoạch
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
-Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc
giải quyết các vụ việc theo nguyên tắc và đảm nhiệm các công việc được
phân công

Các phòng ban chức năng:
-Phòng hành chính: Tham mưu và giúp việc Ban giám đốc trong việc
hoạch định, tuyển dụng, bố trí và quản lý nhân sự.
Kiểm tra rà soát sửa đổi bổ sung xây dựng nội quy quy chế thoả ước
lao động, các quy trình sử dụng và vận hành máy móc, các trang thiết bị
phục vụ sản xuất.
Chuẩn bị xây dựng tiến hành các công việc liên quan đến việc đón
khách của Công ty; Tạo dựng môi trường làm việc xanh- sạch đẹp- vệ sinh.
Phục vụ công tác hậu cần cho toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công
ty đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
-Phòng kế toán tài chính: Thực hiện các công việc về kế toán, tài
chính trong Công ty theo quy định của nhà nước. Quản lý, theo dõi các
nguồn vốn: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung; vốn vay,, quỹ khấu hao, quỹ đầu tư
xây dựng cơ bản; vốn công nợ phải thu phải trả của Công ty, các chi nhánh
và các văn phòng đại diện.
Lập, trình ký, chuyển nộp và lưu trữ các báo cáo kế toán, báo cáo
thuế, báo cáo thống kê định kỳ, hồ sơ nộp BHXH, BHYT theo quy định
Giám sát việc thực hiện thu chi hợp lý, vật tư tư liệu trong công ty tiết kiệm
và hiệu quả. Giải quyết công việc với các cơ quan chức năng về những vấn
đề có liên quan đến thuế và kế toán.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
-Phòng thiết kế: có nhiệm vụ tìm tòi, nghiên cứu các thông tin định
hướng về sở thích tiêu dùng của các thị trường mục tiêu, nghiên cứu nhằm
nắm bắt được các xu hướng chất lượng kiểu dáng, cách phối chất liệu, hoạ
tiết mới qua đó kế thừa và phát huy nhằm nâng cao tính sáng tạo và độc đáo
trong việc thiết kế và sáng tạo mẫu.
-Phòng kế hoạch: có chức năng thực hiện triển khai các hợp đồng mua
bán nguyên vật liệu đầu vào, lập dự toàn sản xuất. Xây dựng định mức
nguyên vật liệu dùng cho hàng quí, hàng năm, dự đoán sự thay đổi về giá

của các nguyên vật liệu đầu vào để đề xuất để công ty có kế hoạch tài chính
kịp thời.
-Phòng vật tư: Trên cơ sở kế hoạch vật tư đã được ban giám đốc duyệt
phòng vật tư có nhiệm vụ thực hiện việc mua sắm các vật tư cho sản xuất và
công tác quản lý.
-Phòng thị trường: Tham mưu, đề xuất cho Ban giám đốc trong việc
xây dựng các chiến lược phát triển thị trường ngắn, trung và dài hạn cảu
Công ty. Thực hiện nghiên cứu, khảo sát và tiếp cận thị trường thông qua
các phương tiện truyền thông và Internet. Duy trì các thị trường đã có tiếp
tục mở rộng các thị trường mới tìm kiếm và tạo dựng các mối quan hệ với
khách hàng, chào bán hàng, giải quyết các vấn đề khúc mắc liên quan của
khách hàng.
-Phòng xuất khẩu: thực hiện việc xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng của
công ty theo các đơn hàng của từng thời kỳ, từng thời điểm. Làm các công
việc liên quan đến việc xuất khẩu.
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
-Nhà máy hoàn thiện và nhà máy gốm sứ: có chức năng thực hiện sản
xuất và hoàn thiện các đơn hàng xuất khẩu theo yêu cầu của phòng kế hoạch,
phòng xuất khẩu.
3. Các phòng ban trong công ty thực hiện công việc của Ban giám đốc
giao và các phòng ban phải hợp tác mỗi bộ phận phòng ban là 1 thực thể
trong tổng thể chung, hoạt động của từng bộ phận phòng ban có liên quan
mật thiết với nhau. Các bộ phận luôn nêu cao tinh thần tự giác và hợp tác để
đảm bảo việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh hàng quý, hàng năm của
Ban giám đốc đã đề ra.
3. CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
3.1 Yếu tố lao động
Năm 2009 tổng số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là: 300
nhân viên trong đó lao động gián tiếp là: 40 người và lao động trực tiếp là

260 người; lao động nữ là: 200 người và lao động nam là 50 người. Độ tuổi
lao động chủ yếu từ 22- 30 tuổi, cán bộ quản lí của công ty hầu hết đều tốt
nghiệp đại học. Đây là những cán bộ rẩt trẻ do vậy họ rất năng động và nhiệt
tình trong công việc. Cán bộ công nhân viên trong công ty là những người
được đào tạo rất bài bản, họ có nghiệp vụ chuyên môn cao. Để khuyến khích
người lao động công ty có rất nhiều chế độ ưu đãi cho người lao động như:
có thưởng Quí, thưởng năm cho người lao động. Ngoài ra công ty còn có
thưởng tháng thứ 13 cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Để khuyến khích
người lao động gắn bó lâu dài tại doanh nghiệp doanh nghiệp cũng có chế độ
đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ như cử cán bộ đi học thêm
ngoại ngữ, các lớp quản lýí kinh tế, tài chính, ... Điều này làm cho người lao
động hết sức nhiệt tình trong công việc, tạo nên hiệu quả công việc rất cao.
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3.2 Các máy móc thiết bị hiện có tại công ty
Đơn vị tính: 1.000đ

Tên thiết bị
Số
lượng
Đơn giá Tổng cộng
1 Lò gas loại 12m
2
/lò 2 500.000 1.000.000
2 Bồn gas 1 450.000 450.000
3 Lò sấy 2 150.000 300.000
4 Hủ lô nghiền đất lớn 1 300.000 300.000
5 Hủ lô nghiềm men 2 100.000 200.000
6 Máy cán đất 2 200.000 400.000
7 Máy hút chân không 2 150.000 300.000

8 Máy bơm hồ 5 20.000 100.000
9 Máy sàng lọc, máy khử từ 3 60.000 180.000
10 Máy cuốn ao PP (kiện, pallet) 1 100.000 100.000
11 Trạm biến thế- 400KVA 1 150.000 150.000
12 Khung kệ, dàn phơi 15 10.000 150.000
13 Hệ thống truyền tải điện và hệ
thống điện chiếu sáng và sinh
hoạt
1 150.000 150.000
14 Hệ thống máy bơm nước 1 50.000 50.000
15 Máy hàn, máy tiện, xiết đai 1 40.000 40.000
....
3.3 Đặc điểm vốn kinh doanh
Bảng kê tình hình vốn của doanh nghiệp
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đơn vị tính: đồng
ST
T
Tài sản+ nguồn vốn Năm 2008 Năm 2009
I Tài sản 31.033.026.906 39.656.306.905
1 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn
17.462.408.704 26.593.152.310
2 Tài sản dài hạn 13.570.618.202 13.063.154.595
II Nguồn vốn 31.033.026.906 39.656.306.905
1 Nợ phải trả 19.085.749.695 27.577.013.290
2 Nguồn vốn chủ sở hữu 11.947.277.211 12.079.293.615
Qua bảng trên ta thấy tình hình vốn của doanh nghiệp là tương đối tốt.
Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Tài sản ngắn

hạn lớn hơn tài sản dài hạn, và nợ phải trả thấp hơn nguồn vốn chủ sở hữu
chứng tỏ doanh nghiệp luôn tự chủ về tài chính, khả năng thanh toán của
Công ty là nhanh.
3.4 Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
Hiện nay mặt hàng sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp là: hàng
mây tre đan, hàng nứa ghép, hàng gốm sứ thể hiện qua bảng sau:
Mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp
Đơn vị tính: sản phẩm
STT Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Hàng mây tre đan 600.000 845.672 970.658
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2 Hàng nứa ghép 890.560 920.000 1.005.000
3 Hàng gốm sứ 4.450.000 4.490.005 5.120.890
Tổng 5.940.560 6.255.677 7.096.548
Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng sản phẩm bán ra của công ty qua
các các năm đểu tăng. Sự tăng lên của số lượng sản phẩm này làm cho tổng
doanh thu xuất khẩu và lợi nhuận của công ty đều tăng lên thể hiện ở kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 + 2009.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng sản
lượng
3.005.983 3.059.476 3.255.677 3.496.548
2.Giá vốn 25.068.423.586 25.536.824.726 24.605.876.744 25.254.537.005
3.Doanh thu
bán hàng
29.152.358.416 29.839.425.655 29.390.652.385 31.224.619.614
4.Doanh thu

thuần
29.152.358.416
29.839.425.655 29.390.652.385 31.224.619.614
5.Lợi nhuận
gộp
4.083.934.830 4.302.600.929 4.784.775.641 5.970.082.609
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng số lượng sản phẩm xuất khẩu của
công ty tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước làm cho tổng
doanh thu của năm sau cũng cao hơn năm trước. Năm 2008 tăng lên 26.36%
làm cho tổng lợi nhuận gộp năm tăng lên 24.77%.
Như vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty TNHH Văn
Minh đã hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra. Đây thực sự là một kết quả đáng khả
quan, nó đánh dấu sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân
viên toàn công ty và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY TNHH VĂN MINH
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại công ty
Như ta biết, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Do đó khi tiến hành hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị
kĩ lưỡng, nghiên cứu rõ ràng và chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau.
1.1. Vị thế của Doanh Nghiệp
Hoạt động xuất khẩu diễn ra khi có sự tham gia của các chủ thể ở các
quốc gia khác nhau. Ở mỗi quốc gia đều có bộ luật riêng, trình độ luật pháp
hành pháp, tư pháp, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế ở các quốc gia
đó. Các yếu tố pháp luật này không chỉ chi phối tới tất cả các hoạt động kinh
doanh quốc tế.

13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Như vậy để có thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tể thì trước
hết doanh nghiệp phải hiểu rõ môi trường luật pháp ở chính quốc gia đó và
quốc gia của đối tác cùng các thông lệ quốc tế hiện hành vì chính các yếu tố
đó có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo ra những
cơ hội mới cho các doanh nghiệp để tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận
kinh doanh, khai thác được các cơ hội trong kinh doanh, mở rộng hoạt động
kinh doanh trên thị trường thế giới.
1.2. Yếu tố chính trị
Chính trị là tổng thể các quan điểm, các phương pháp hoạt động thực tế
nhất định của Đảng, Nhà nước, của giai cấp. Nó bao gồm cả yếu tố khách
quan và yếu tố chủ quan. Vì vậy, chính trị cũng có thể cản trở quá trình quốc
tế hoá các hoạt động kinh doanh phát triển theo hướng nhất định.
Việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan thiết lập các quan
hệ là sự tác động mang tính tích cực, làm tăng cường sự liên kết các thị
trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu.
Chính sách của chính phủ đặt ra để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước
và thị trường nội địa khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài với các chính sách
kinh tế có lợi cho doanh nghiệp trong nước bằng các hình thức như hàng rào
thuế quan.
Nhưng ngược lại sự không ổn định về chính trị sẽ làm chậm tốc độ tăng
trưởng kinh tế và bóp nghẹt các mối giao lưu về công nghệ. Nhiều nơi trên
thế giới hiện nay có sự bất ổn về chính trị và cuộc chiến tranh sắc tộc diễn ra
mạnh mẽ, tại đây sự an toàn trong kinh doanh là không cao hoặc không có.
Điều này đã và đang sẽ buộc các doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động
kinh doanh trên thị trường và phân bổ lại nguồn lực sang thị trường khác có
độ an toàn cao hơn.
Với các yếu tố chính trị có ảnh hưởng đến việc mở rộng phạm vi tiêu
thụ sản phẩm và mở ra các cơ hội kinh doanh mói cho các doanh nghiệp.

Song chính các yếu tố chính trị có thể lại là cái rào chắn giới hạn sự tự do
trên thị trường thế giới cuả các doanh nghiệp .
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.3.Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế bao gồm:
- Chính sách tài chính
- Chính sách tiền tệ
- Yếu tố lạm phát
- Thuế quan
Các yếu tố trên có tác động xuất khẩu ở cả tầm vi mô và vĩ mô trong đó
điển hình là nhân tố thuế quan. Thuế quan xuất khẩu là loại thuế được đánh
vào mỗi đơn vị hàng sản xuất, nó làm cho giá cả quốc tế của hàng hoá bị
đánh thuế vượt quá giá cả trong nước. Vì vậy, thuế quan đã ảnh hưởng đến
hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá .
Thuế quan là một công cụ quản lí kinh tế lâu đời nhất của nhà nước,nó
đem lại nguồn thu ngân sách cho nhà nước. Nhưng thuế quan xuất khẩu gây
nên sự khó cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Thuế quan xuất
khẩu còn gây ra xu hướng làm hạ thấp tương đối giá cả trong nước hoặc làm
thay đổi một cách bất lợi cho các loại hàng hoá này. Vì vậy, nhà nước nên có
một chính sách thuế xuất khẩu hợp lí đối với từng mặt hàng, tạo điều kiện
thúc đẩy xuất khẩu phát triển .
Trên thế giới ngày nay với sự đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ
để ngoại thương phát triển thì các công cụ về thuế quan phải mềm dẻo và
linh hoạt, xoá bỏ dần hàng dào thuế quan và phi thuế quan, tạo ra các liên
kết kinh tế quốc dân ở tầm khu vực và trên thế giới.
1.4 Yếu tố về khoa học công nghệ
Cùng với sự phát triển loài người, khoa học công nghệ đã đạt được
những bước tiến vượt bậc. Các thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng
trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, trong đó hoạt động xuất

khẩu hàng hoá đã thu được nhiều lợi ích từ việc áp dụng các thành tựu khoa
học công nghệ . Các yếu tố khoa học công nghệ có mối quan hệ khá chặt
chẽ vói các yếu tố kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.
Khi khoa học công nghệ phát triển sẽ tạo cho doanh nghiệp thực hiện
chuyên môn hoá ở tầm cao hơn, tay nghề ngày một tích luỹ.
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Khoa học công nghệ tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp có được sự
nhậy bén trong việc nhận biết các thông tin, sự kiện đang xẩy ra xung quanh
giúp cho doanh nghiệp tìm hiểu và nắm bắt chíng xác về bạn hàng, khách
hàng, đối tác làm ăn và các phương diện, từ đó có thể hạn chế được sự rủi ro
trong kinh doanh. Mặt khác doanh nghiệp có thể áp dụng thành tựu khoa học
công nghệ vào việc thiết kế và cải tiến sản phẩm, phân tích và dự báo xu thế
biến động của thị trường và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi có sự
đào tạo chuyên môn sâu tới mức chuyên môn hoá cao hơn để tăng năng suất
lao động hạ giá thành sản phẩm, giữ được thế cạnh tranh trên thị trường.
1.5. Yếu tố văn hoá - xã hội
Văn hoá - Xã hội là tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật
chất, tri thức và tình cảm ...khắc hoạ nên bản sắc văn hoá của một gia đình,
cộng đồng, làng xóm, vùng miền, quốc gia, xã hội....Văn hoá chính là toàn
bộ của cải vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử để vươn tới
cái đúng,cái đẹp,cái hợp lí và sự phát triển bền vững, an toàn cho cộng đồng,
nhân loại, xã hội. Nói cách khác văn hoá là nền tảng tinh thần của XH, vừa
là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
Do đó văn hoá là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ tới nhu
cầu thị trường, nó có tính chất quyết định tới hoạt động kinh doanh xuất
khẩu của các doanh nghiệp thương mại.
Hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động hết sức phức tạp vì nó chịu
sự tác động của nền văn hoá xã hội của nhiều quốc gia có quan hệ ngoại
thương. Vì vậy để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm buộc các doanh

nghiệp phải quan tâm nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phù hợp với các
yếu tố văn hoá của quốc gia địa phương đó.
1.6. Các yếu tố về tỉ giá hối đoái
Trong hoạt động thương mại quốc tế thường lấy ngoại tệ làm phương
tiện thanh toán. Do đó, tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu vì tỉ giá hối đoái được dùng để tính giá trị giữa
các đồng tiền khác nhau nên ảnh hưởng trực tiếp đến nhà xuất khẩu và trở
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thành một trong các nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của
hoạt động kinh doãnh xuất nhập khẩu .
Nếu khi một hợp đồng xuất khẩu được kí với đồng tiền thanh toán là
đồng tiền của bên nhập với một thời hạn thanh toán nhất định. Khi đến hạn
thanh toán, đồng tiền của bên tăng giá so với bên nhập khi đó bên xuất sẽ
mất đi một khoản thu nhập đáng kể do sự biến động của tỉ giá hối đoái giữa
hai đồng tiền và ngược lại. Do đó, lợi ích của hai bên đều bị ảnh hưởng.
Hoạt động thương mại tiếp tục hay ngừng trệ điều này tuỳ thuộc vào tỉ giá
hối đoái giữa hai đồng tiền thanh toán có làm lợi ích của họ được bảo đảm
hay không được bảo đảm.
Chính sách tỉ giá hối đoái cân bằng linh hoạt và được điều chỉnh theo giá
cả thị trường là chính sách hoàn toàn đáp ứng được hai bên xuất và nhập
khẩu.Vì vậy khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, các doanh nghiệp
cần lưu ý đến yếu tố tỉ giá hối đoái để quyết định có kí hợp đồng hay không.
1.7. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
1.7.1. Ban lãnh đạo
Đây là bộ phận “đầu não” của doanh nghiệp, là nơi xây dựng chiến
lược kinh doanh cho doanh nghiệp để đề ra các mục tiêu, chiến lược phát
triển công ty , đồng thời giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế
hoạch đề ra. Đồng thời họ cũng là người gánh vác trách nhiệm kinh doanh
trực tiếp trước cơ quan nhà nước trực thuộc địa phương mà doanh nghiệp đó

có trụ sở chính.Vì vậy, trình độ năng lực quản lí của ban lãnh đạo có ảnh
hưởng trực tiếp tới toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp
.
1.7.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp
Một cơ cấu tổ chức hợp lí sẽ loại trừ các “nhiễu” trong sự truyền tải
thông tin từ ban lãnh đạo tới các thành viên trong công ty. Cơ cấu tổ chức
này có thể sửa đổi, bổ xung lượng thông tin kịp thời, chính xác, đúng vị trí .
Đồng thời cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đến việc ra quyết định, giúp ban
lãnh đạo đưa ra nhưng quyết định khách quan hợp lý.
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Như vậy, cơ cấu tổ chức không những ảnh hưởng tới quá trình ra quyết
định kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.7.3. Nguồn lực trong doanh nghiệp
Các nguồn lực trong doanh nghiệp gồm nguồn lực con người, nguồn
vốn kinh doanh, nguồn tài sản cố định như các thiết bị văn phòng, máy móc,
phân xưởng...
Hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi đã có sự nghiên cứu về thị
trường như: nghiên cứu hàng hoá, bạn hàng đối tác, phương thức giao dịch,
đàm phán kí kết hợp đồng. Do đó vấn đề là phải có một đội ngũ cán bộ kinh
doanh có chuyên môn trong lĩnh vực này, họ có khả năng phân tích và giải
quyết các thủ tục hành chính trong xuất khẩu. Đồng thời doanh nghiệp vẫn
cần có một đội ngũ cán bộ có khả năng kinh nghiệm trong việc thu gom
đóng gói bảo quản hàng hoá, kết hợp với đội ngũ cán bộ thị trường để tìm
kiếm bạn hàng, quảng cáo tạo ra một sức mạnh thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu phát triển.
1.8 Các yếu tố thuộc về sản phẩm
Trước đây các doanh nghiệp thường sản xuất những cái gì mà mình có
và theo đơn đặt hàng, chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước. Cùng với sự thay đổi

của thời gian, nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường muốn được tồn
tại và phát triển doanh nghiệp cần phải quán triệt việc sản xuất cái gì người
mua cần. Hoạt động xuất khẩu cũng đòi hỏi như vậy, không thể xuất khẩu
những gì mình sản xuất được, mà xuất khẩu những cái gì mà thị trường cần
xuất khẩu chỉ có thể phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ khi sản phẩm xuất
khẩu đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty
2.1 Kết quả xuất khẩu theo sản phẩm
Thủ công mỹ nghệ là nhóm sản phẩm của những ngành nghề thủ công
truyền thống, mang đậm nét của văn hoá dân tộc, nên hàng thủ công mỹ
18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nghệ khong chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sông
hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp
ứng nhu cầu thưởng thức tinh hoa văn hoá của dân tộc. Vì vậy, hàng thủ
công mỹ nghệ vừa có nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước, vừa có nhu cầu
cao trên thị trường nước ngoài. Mặt khác thủ công mỹ nghệ là nhóm sản
phẩm đang góp phần giải quyết việc làm cho hơn một triệu lao động tại các
vùng nông thôn. Hiện nay có khoảng bảy triệu lao động tại nông thôn không
có việc làm, nên ý nghĩa xã hội của ngành hàng này rất lớn.
Kin ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Liên Xô cũ
và các nước Đông Âu trong thời gian 1980- 1990 đã gây ra một số ảo tưởng
về tính “độc đáo” và khả năng chiếm lĩnh thị trường cao của mặt hàng này.
Tính phi thực tế của kim ngạch đã thể hiện rõ vào năm 1991, khi Liên Xô
tan rã. Vào năm đó, các sản phẩm như cói đay…chỉ còn bán được 30 triệu
R- USD, giảm tới 80% so với năm 1990 và tiếp tục giảm trong những năm
tiếp theo.
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ
phục hồi nhanh. Hàng gốm sứ mỹ nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, năm 1997 chiếm 27% trong tổng kim

ngạch xuất khẩu, đạt 2894039 R- USD...năm 2001 đạt 3.434.664 USD...các
mặt hàng khác của công ty cũng tăng lên đáng kể, được thể hiện ở bảng 5.
Qua bảng trên ( bảng 5) ta thấy các mặt hàng luôn giữ được mức tăng
trưởng là hàng gốm sứ và hàng thêu ren. Sở dĩ như vậy là vì các mặt hàng
này của ta khá chất lượng mẫu mã đẹp và đáp ứng được thị hiếu của khách
nước ngoài. Các cơ sở sản xuất như gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Hải
Dương…khá nổi tiếng trên thị trường thế giới. Mặt khác các mặt hàng này
cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm và đầu tư thích đáng, đồng thời
cộng với sự năng động, sáng tạo, luôn tìm kiếm khách hàng mới và giữ được
khách hàng cũ trong công tác thị trường của công ty nên mặt hàng này tăng
trưởng khá vững chắc.
Bên cạnh đó các mặt hàng như cói, mây, sơn mài, mỹ nghệ, gỗ mỹ
nghệ của công ty có chiều hướng tăng, giảm không ổn định qua các năm. Sở
19
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dĩ như vậy là vì : các mặt hàng trên là những sản phẩm trang trí nên ngoài
những đòi hỏi về tính tiện dụng còn có yêu cầu rất cao về tính độc đáo trong
kiểu dáng và mẫu mã. Trong khi đó, phần lớn các sản phẩm trên lại hết sức
đơn điệu ví dụ như ở Trung Quốc thích nằm chiếu khổ 1,3 m thì các cơ sở
sản xuất (Nga Sơn) vấn sản xuất loại khổ 1,2m, còn những chiếc bàn, ghế
mây được sản xuất ra lúc đầu bóng đẹp nhưng chỉ một thời gian sau là dão,
độ bền không cao.... Mặt khác việc sản xuất chỉ chú ý vẻ đẹp trước mắt ví
như việc sản xuất một chiếc ghế gỗ thì chỉ chú ý đến vẻ đẹp đằng trước của
chiếc ghế, còn đằng sau ghế thì trong rất xấu.... Như vậy ngoài tính đơn điệu
sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn bị một nhược điểm nữa là chất lượng kém
và không đều. Nguyên liệu thực vật, do được sử lý chưa tốt nên thường có
sự biến dạng khi thời tiết thay đỏi thậm chí phát sinh mốc, mọt ngay trên
đường vận chuyển.... Vì vậy các mặt hàng này tiêu thụ chưa được tốt và thị
trường chưa ỏn định dẫn đến sự giảm sút trong công tác xuất khẩu mặt hàng
này.

Như vậy hạn chế chung đối với các doanh nghiệp nhà nước vẫn là
chất lượng sản phẩm và công tác thị trường yêú kém....
2.2 Theo cơ cấu thị trường
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh và nó luôn gắn liền với thị trường. Bất cứ một mặt hàng nào muốn
tiêu thụ được thì phải có thị trường quyết định chất lượng, số lượng, giá cả
hàng hoá .
Trải qua gần 40 năm hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, thị trường
sản phẩm phải hết sức quan tâm bởi nó quyết định sự sống còn của doanh
nghiệp Cũng đã có lúc xuất khẩu sản phẩm của công ty bị đình trệ, song với
tất cả nỗ lực của công nhân viên trong toàn công ty , cho tới nay, công ty đã
có quan hệ với trên 30 nước trên thế giứi gồm châu Phi, Châu Âu, Châu á…
tuy đặc điểm của mỗi khu vực thị trường là khác nhau nhưng công ty luôn
cố mở rộng mối quan hệ của mình với các bạn hàng mới nước ngoài.
• Thị trường Đông Âu
20
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Là một thị trường lớn với số dân 400 triệu người có nhu cầu rất lớn về
mặt hàng mỹ nghệ và là thị trường truyền thống tiêu thụ hàng thủ công mỹ
nghệ của công ty. Nhìn chung, hàng xuất khẩu sang thị trường này trong
những năm qua theo yêu cầu sản phẩm và giá cả trên cơ sở các hiệp định cũ
mà nước ta đã ký với Liên Xôvà các nước trong khối SEV. Hơn nữalại có thị
trường trao đổi mới ở thị trường này, là khâu thanh toán bằng ngoại tệ mạnh.
Tuy nhiên trước tiềm năng to lớn của thị trường Đông Âu, công ty không
dừng lại ở hoạt động xuất khẩu trả nợ mà còn tăng cường nghiên cứu thị
trường này, củng cố uy tín sẵn có của công ty , nghiên cứu đưa vào những
sản phẩm mới.
Bảng 7: KNXK hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Đông Âu
Nước 2006 2007 2008 2009
Ba Lan 87.343 94.465 27.984 27.592

Nga 2.357.128 60.248 120.518 106.178
Hungari 3.845 0 0
Tiệp Khắc 41.643 7.003 0 44.386
Tổng cộng 2.495.064 165.561 345.307 178.156
Tổng kim
ngạch xuất
khẩu
12.096.999 10.404.128 11.254.701 10.448.556
Tỷ trọng % 20,63 1,59 3,07 1,7
Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất khẩu của công ty
Nhìn vào bảng trên ta thấy được lượng hàng thủ công mỹ nghệ được
xuất sang các nước Đông Âu. Công ty vẫn giữ và thu hút được các thị
trường như Ba Lan, Nga nhưng không mạnh. Năm 2006 sở dĩ công ty có
kim ngạch xuất khẩu sang CHLB Nga lớn là vì năm đó công ty vẫn còn thu
một khoản gọi là “thu hồi nợ của Chính Phủ”, đến năm 2007 sau khi trả nợ
xong thì kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm đi rõ rệt, nhưng 2 năm gần
đây công ty lại dần dần phục hồi được khu vực thị trường này. Tuy nhiên,
những thị trường khác của công ty vẫn giảm một cách đáng kể nhu Hungari,
21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tiệp Khắc và hầu như công ty không còn chiếm lĩnh được thị trường ở các
nước này nữa.
Qua bảng 7 ta thấy tỷ trọng kim ngach xuất nhập khẩu của công ty sang
khu vực thị trường Đông Âu có giảm sút rất mạnh. Điều này cho thấy nếu
công ty muốn giữ được khu vực thị trường nàythì công ty phải có những giải
pháp nhất định để giữ vững thị trường và khách hàng đặc biệt là CHLB Nga
và Ba Lan đồng thời công ty phải chú trọng vào chất lượng và giá thành sản
phẩm, các khâu nghiên cứu thị trường, marketing...trong những năm tới.
• Thị trường Tây Bắc Âu.
Thị trường Tây Bắc Âu là khu vực thị trường đã thu hút được nhiều

hợp đồng đặt mua theo những mẫu mã đặt trước tù Đan Mạch, Đức, Pháp...
thị trường này được công ty thực sự chú trọng kể từ khi các nước Đông Âu
và Liên Xô sụp đổ.
Với số dân hơn 600 triệu người, thu nhập trên dưới 10000USD/năm và
thị hiếu luôn thay đổi, thị trường Tây Bắc Âu mở ra cho công ty một phương
hướng mới nhằm tăng kim ngạch mặt hàng thủ công mỹ nghệ .
Nghiên cứu bảng số liệu dưói đây thì khu vực thị trường có yêu cầu
chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ khá cao, chẳng hạn như hàng sơn mài,
khách hàng qui định từng kích thước, mầu sắc, hoa văn, thường là mầu sắc
hoa văn và phải mang tính cách Châu Âu.
Bảng 8: KNXK hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Tây Bắc
Âu Đơn vị tính
USD
Năm 2006 2007 2008 2009
Đức 2.769.715 1.976.510 1.816.704 1.328.575
Pháp 706.333 1.057.393 764.691 559.583
Anh 92.942 494.541 544.008 1.100.053
Thụy Sỹ 91.506 0 1.073 0
Ý 463.239 829.123 610.575 625.618
Hà Lan 296.870 870.816 1.142.501 821.141
Úc 45.345 110.876 135.952 79.337
Thụy Điển 29.033 44.569 70.798 60.596
22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tây Ban Nha 95.368 284.233 314.393 139.549
Phần Lan 49.534 211.533 168.539 30.992
Nauy 3.543 9.282 0 0
Bỉ 39.543 85.228 57.346 357.810
Tổng cộng 4.682.962 5.803.904 5.526.480 5.103.526
Tổng KNXK 12.096.999 10.404.128 11.254.701 10.448.556

Tỷ trọng % 38,7 55,78 49,1 48,84
Nguồn : Báo cáo thực hiện xuất khẩu của công ty
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty
sang khu vực thị trường này là khá lớn, chiếm gần 50% tổng kim mgạch
xuất khẩu của công ty .Tuy nhiên các thị trường lớn như Đức, Pháp đang có
xu hướng giảm đi, còn một số thị trường như Anh, Thụy Điển, Tây Ban
Nha, Ý…tuy kim ngạch xuất khẩu có nhỏ hơn Đức và Pháp nhưng những thị
trường này đang có xu hướng mở rộng và kim ngạch xuất khẩu của công ty
đang tăng dần lên ở những thị trường này ....Vì vậy thị trường Tây Bắc Âu là
thị trường công ty cần chú trọng nhất, công ty cần phải phát triển thị trường
này một cách mạnh hơn nữa, cần quan tâm, nghiên cứu để phát triển các thị
trường tiềm năng, mặt khác cần chú trọng để giữ vững thị trường và khách
hàng ở các thị trường lớn như Đức, Anh, Pháp.
• Thị trường Bắc Mỹ
Đây là thị trường mới mà công ty đã tìm kiếm trong những năm vừa
qua, tuy lượng nhập của các nước này không cao nhưng hiện nay nứoc ta đã
kí kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ nên công ty có rất nhiều thuận lợi trong
việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này.
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị
trường Bắc Mỹ
Năm 2006 2007 2008 2009
Mỹ 44.763 101.415 105.807 219.691
Canada 229.758 237.246 201.750 115.931
Tổng cộng 274.521 338.661 307.557 375.622
Tổng KNXK 12.096.999 10.404.128 11254701 10.448.556
Tỷ trọng 2,27% 3,26% 2,73% 3,59%
23
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nguồn: báo cáo thực hiện xuất khẩu của công ty
Theo số lượng trên ta thấy thị trường này chiếm tỷ trọng không lớn

nhưng đây là thị trường tiềm năng lớn của các mặt hàng xuất khẩu nói chung
và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng, vì hiện nay Mỹ đã có hình thức xoá bỏ
thuế quan cho mặt hàng xuất khẩu Việt Nam.
• Ngoài các thị trường lớn ở trên, Công ty còn xuất khẩu sản
phẩm sang các thị trường khác, mà các thị trường này cũng góp phần
không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của công ty (Bzazil,Thụy Sỹ, Đan
Mạch, Tây Ban Nha, Inzland...)
*. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời
gian vừa qua(2008-2009)
Với nền kinh tế thị trường, chính sách mở rộng của nhà nước đã phát
huy được những ưu điểm của nó đối với nền kinh tế thị trường nói chung và
đối với doanh nghiệp nói riêng. Nhà nước đã thu được nhiều thành tựu to lớn
về mọi mặt, kinh tế không ngừng phát triển, với quan hệ Quốc tế được ủng
hộ và mở rộng, đời sống nhân dân được cải thiện. Hoà vào xu thế đó công ty
Văn Minh Hà Nội cũng ngày một phát triển và vững mạnh hơn. Công ty đã
có cái nhìn đúng đắn về xu hướng biến động của thị trường với sự nỗ lực của
toàn thể công nhân viên trong công ty, phạm vi kinh doanh của công ty ngày
một đa dạng. Chính vì vậy trong những năm qua công ty đã có những thành
công đáng kể đặc biệt trong 2 năm gần đây. Điều này được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 11: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu Thực hiện năm 2008 Thực hiện năm 2009
Kim ngạch xuất nhập
khẩu
25 triệu USD 25.5 triệu USD
Doanh thu 125 tỷ VND 200 tỷ VND
Lợi nhuận 1 tỷ VND 1.1 tỷ VND
Nộp ngân sách 14.400 tỷ VND 15.454 tỷ VND
Thu nhập bình quân/tháng 1.300.000 đồng/người 1.400.000 đồng/người
24

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đầu tư xây dựng xưởng,
kho tại 3 khu vực :Hải
Phòng, Bát Tràng, Thanh
Lân.
-2000 m
2
kho
300m
2
văn phòng
150m
2
Kiốt
Tổng số: 1.5 tỷ VND
Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp nhà nước cũng như là công
ty hoạt động trong điều kiện khó khăn đó là đồng vốn ít, bộ máy cồng kềnh,
tư duy còn kém, quan liêu. Bên cạnh đó thị trường cũng bất ổn định. Đứng
trước khó khăn đó, toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã không
chịu bó tay, tự khắc phục và tìm cho mình hướng đi phù hợp đưa công ty
từng bước di lên. Diều đó được thể hiện qua bảng 11, kết quả đạt được của
công ty trong 2 năm qua so với mục tiêu nhiệm vụ đề ra đều đạt và vượt yêu
cầu đề ra cụ thể như sau:
- Mục tiêu doanh thu:
+ Năm 2008 là 120 tỷđạt: 125 tỷ VND
+ Năm 2009 là 150 tỷ đạt: 200 tỷ VND
- Thu nhập bình quân:
+ Năm 2008 là 1 triệu VND/người đạt: 1.3 triệu đồng/người
+Năm 2009 là 1.1 triệu đồng/người đạt 1.4 triệu đồng/người
Để đạt được những yêu cầu trên là sự cố gắng rất lớn từ lãnh đạo công

ty tới toàn thể công nhân viên chức trong điều kiện khó khăn phức tạp về thị
trường cả trong và ngoài nước, khẳng định công ty đã thực hiện tốt các chỉ
tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh do công ty đề ra .
2.2 Quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh đối ngoại ở phạm vi quốc tế.
Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống quan hệ
mua bán trong nền thương mại có tổ chức, nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá
phát triển.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là nhằm tối đa ổn định lợi nhuận của
doanh nghiệp thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ, bù đắp các chi phí đầu
25

×