Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.22 KB, 81 trang )

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

1

Chuyên đề tốt nghiệp

LI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta chủ
trương chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hòa nhịp cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại trong nước, lĩnh vực xuất
nhập khẩu cũng đang là lĩnh vực phát triển khá mạnh, và rất được nhà nước
quan tâm.
Tham gia vào WTO, Việt Nam được bảo vệ và hưởng rất nhiều lợi ích to
lớn mà WTO mang đến cho các nước thành viên. Các thị trường lớn nhất thế
giới phải mở cửa cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, tạo ra một cơ hội phát
triển lớn cho chúng ta, hoạt động xuất khẩu càng có nhiều điều kiện phát triển
mạnh hơn. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu trên
lĩnh vực xuất khẩu, nhất là xuất khẩu các mặt hàng như xuất khẩu hàng nông
sản, hàng dệt may, giày dép, và hàng thủ công mỹ nghệ. Đúng vậy, xuất khẩu
ngành hàng thủ công mỹ nghệ đã có sự tăng trưởng tích cực trong những năm
gần đây và vươn lên là 1 trong 10 ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao
nhất của đất nước, giá trị thực thu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là rất cao.
Đây là ngành hàng được nhà nước rất quan tâm và khuyến khích phát triển.
Tổng cơng ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là một doanh nghiệp nhà nước,
dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước, và là
doanh nghiệp có năng lực nhất trong phát triển hoạt động xuất khẩu mặt hàng
này.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, thông qua sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TS Hồng Minh Đường và tập thể cán bộ phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội em đã chọn và i sõu nghiờn cu


ti:
Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

2

Chuyên đề tốt nghiệp

Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại
Hà Nội - thực trạng và giải pháp”.
Đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương I: Lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
thương mại.
Chương II: Phân tích thực trạng về hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ
công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.
Chương II: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong thời gian tới.
Do trình độ, kinh nghiệm cịn hạn chế, thời gian được tìm hiểu tại Cơng ty
khơng dài nên dù đã cố gắng song chắc chắn chuyên đề này sẽ không thể tránh
được những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cơ
giáo cũng như của các cán bộ Tổng công ty Thương mại Hà Nội để chuyên đề
tốt nghiệp của em được hoàn thiện hn.
Em xin chõn thnh cm n!

Phạm Thị Hải


Lớp: QTKD Thơng m¹i 47A


3

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề tốt nghiệp

CHNG I
LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
I.

KHÁI NIỆM VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu là một hoạt động thu doanh lợi bằng cách bán hàng hóa hay
dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra
khỏi biên giới của một quốc gia.
Xuất khẩu hàng hóa là đưa sản phẩm hữu hình hay hàng hóa ra khỏi một
nước.
2. Phân loại xuất khẩu hàng hóa
Ta có thể chia xuất khẩu hàng hóa thành 4 loại hình sau đây:
- Hàng hóa xuất khẩu thương mại.
- Hàng hóa chuyển cảng, quá cảnh.
- Hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển, khu vực thương mại tự do,
kho ngoại quan, kho báo thuế.
-


Hàng hóa xuất khẩu theo những loại hình khác như: Hàng hóa nhằm mục
đích phi thương mại (hàng phi mậu dịch); Quà biếu tặng; hàng hóa của cơ
quan đại diện ngoại giao; hàng mẫu khơng thanh tốn; hàng viện trợ nhân
đạo; các hàng hóa khác.

3. Vai trị của xuất khẩu hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại
Xuất khẩu đem lại cho các doanh nghiệp thương mại rất nhiều lợi thế. Xu
thế tồn cầu hóa nền kinh tế, sự mở cửa của nhiều thị trường mới, các hiệp định
thương mại song phương và đa phương, sự hình thành các tổ chức thương mại
khu vực và sự hình thành của các tổ chức thương mại thế giới đã tạo ra nhng

Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

4

Chuyên đề tốt nghiệp

c hội chưa từng có cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu. Do việc áp dụng
cơng nghệ mới, nhiều nước có khả năng tạo ra sản phẩm rẻ hơn, tốt hơn, với
thời gian sản xuất nhanh hơn. Rất nhiều nước đang phát triển đã trở thành đối
thủ cạnh tranh của các nước phát triển nhờ vào sự nắm bắt hệ thống thơng tin
tồn cầu nắm bắt được cơ hội kinh doanh cho chính doanh nghiệp mình.
Xuất khẩu hàng hóa đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nó có những
vai trị chủ yếu là:

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
Xuất khẩu để gia tăng doanh số bán hàng. Doanh số xuất khẩu có thể là
một phương tiện để giảm bớt khả năng sản xuất dư thừa trong thị trường nội
địa.
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp giành được thị phần ở nước ngoài. Nhờ vào
việc xuất khẩu mà công ty sẽ học hỏi được từ đối thủ cạnh tranh, từ các chiến
lược của họ và những việc mà đối thủ cạnh tranh đã thực hiện để giành được thị
phần ở nước ngoài.
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào thị trường nội địa
hiện có. Nhờ mở rộng hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngồi, cơng ty sẽ
phát triển các cơ sở bán hàng và giảm sự phụ thuộc vào khách hàng trong nước.
Xuất khẩu sang các thị trường nước ngồi cho phép cơng ty đa dạng hóa
các địa điểm bán hàng, tránh bị rủi ro khi một trong hai thị trường bị sụt giảm.
Xuất khẩu hàng hóa giúp hồn tất việc tiết kiệm do sản xuất đại quy mơ.
Xuất khẩu địi hỏi các doanh nghiệp phải ln đổi mới và hồn thiện cơng
việc quản trị sản xuất và kinh doanh.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh t i ngoi

Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

5


Chuyên đề tốt nghiệp

Xut khẩu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
Mặt khác, xuất khẩu giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa rủi ro trong cạnh
tranh. Nhiều cơng ty thực hiện kinh doanh xuất khẩu vì lý do tấn cơng đối thủ
có thể làm thiệt hại quyền lợi của chính cơng ty khi họ hoạt động, tiếp sức cho
hoạt động trong thị trường của công ty, tức là hai công ty ở cùng một quốc gia.
II.

NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG HĨA
CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thương mại
Để tăng kim ngạch xuất khẩu, một doanh nghiệp áp dụng nhiều phương
thức kinh doanh xuất khẩu khác nhau và dưới đây là một vài phương thức phổ
biến trong doanh nghiệp thương mại:
1.1 Hình thức xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay chính đất nước của
mình để thu ngoại tệ thơng qua việc giao bán cho các doanh nghiệp đang hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngồi; hoặc bán
hàng sang khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam.
1.2 Hình thức xuất khẩu ủy thác
Đây là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ thương mại
thơng qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác được hưởng
phí trên cơng việc xuất khẩu đó.
Thương nhân nhận ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu các loại hàng
hóa, trừ các hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất
khẩu.

Đối với hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, bên ủy thác hoặc nhận ủy thác
phải có giấy phép xuất khẩu trước khi ký hp ng y thỏc.
Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

6

Chuyên đề tốt nghiệp

1.3 Hình thức gia cơng hàng xuất khẩu
Gia cơng xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong
đó, người đặt gia cơng ở nước ngồi cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ
liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước
Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu
cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra nhận gia công sẽ giao lại cho
người đặt gia công để nhận tiền cơng.
1.4 Hình thức xuất khẩu tự doanh
Đây là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm (tổ chức thu mua hoặc
tổ chức sản xuất), tự tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu.
1.5 Hình thức thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước
ngoài
Đây là hình thức doanh nghiệp có hàng xuất khẩu th doanh nghiệp nước
ngồi làm đại lý bán hàng của mình và thu ngoại tệ về.
Tại Việt Nam, việc thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại
nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp Việt Nam được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý

bán hàng tại nước ngồi được bán các hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc
danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.
- Thương nhân Việt Nam thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài phải ký kết
hợp đồng đại lý với thương nhân nước ngoài và chuyển các hợp đồng
thu được từ hợp đồng bán hàng về nước theo quy định về quản lý ngoại
hối và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Nhận lại hàng hóa: Những hàng hóa khơng tiêu thụ được tại nước ngồi
được nhập khẩu trở lại Việt Nam, thì hàng hóa này khơng phải chịu
thuế nhập khẩu và được hồn thuế xuất khu (nu cú).
1.6 Hỡnh thc tm nhp, tỏi xut

Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

7

Chuyên đề tốt nghiệp

Theo hình thức này doanh nghiệp xuất khẩu mua hàng của một nước sau
đó nhập về nước mình, sau đó tái xuất khẩu sang một nước khác mà không cần
qua chế biến tại nước mình.
Ở nước ta, hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không
quá 120 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.
Hàng tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt
Nam và chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực hiện xuất khẩu ra khỏi
Việt Nam.

Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt là hợp
đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước
hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
Việc thanh tốn tiền hàng theo hình thức này phải luôn tuân thủ các quy
định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.7 Hình thức chuyển khẩu
Đây là hình thức mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một
nước, vùng lãnh thổ Việt Nam mà làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Hàng hóa chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam phải chịu sự giám sát của
Hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt:
Hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập
khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
1.8 Xuất khẩu mậu biên
Xuất khẩu mậu biên là một hình thức xuất khẩu tự doanh đặc biệt, doanh
nghiệp ít khi ký kết hợp đồng xuất khẩu. Đồng tiền thanh toán ở đây không
nhất thiết phải là ngoại tệ mạnh và ở thời điểm giao hàng phải có đại diện của
cả ngi bỏn v ngi mua.

Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

8

Chuyên đề tốt nghiệp


1.9 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là phương thức mua bán, người mua hoặc người bán
có thể trực tiếp hoặc thông qua sử dụng thư từ giao dịch để thỏa thuận mua bán.
Hàng hóa do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc mua từ nơi khác với danh
nghĩa là hàng của mình để xuất khẩu.
2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở doanh nghiệp thương
mại
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại bao gồm 4 nội
dung cơ bản là nghiên cứu thị trường hàng hóa xuất khẩu, lập phương án kinh
doanh xuất khẩu, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu và tổ chức hoạt động
xuất khẩu hàng hóa.
2.1 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường nhằm mục đích để lựa chọn thị trường phù hợp, lựa
chọn phương thức giao dịch và lập được phương án kinh doanh hợp lý.
Nội dung của nghiên cứu thị trường bao gồm :
Nghiên cứu về dung lượng thị trường, tức là nghiên cứu về giá trị hàng
hóa, khối lượng hàng hóa, giới hạn địa lý,..
Nghiên cứu hàng hóa xuất nhập khẩu, xem xét nhu cầu cụ thể của thị
trường, xem xét điều kiện sản xuất hàng hóa, đánh giá chu kỳ sống của sản
phẩm, tỷ suất ngoại tệ của hàng hóa (xem xét xem tổng số nội tệ phải chi ra là
bao nhiêu để thu được một đơn vị ngoại tệ).
Nghiên cứu về giá cả quốc tế. Khi nghiên cứu về giá cả quốc tế các doanh
nghiệp xuất khẩu phải tiến hành chọn nguồn để tham khảo giá tin cậy và phân
tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của giá cả để có được những nhận
định, quyết định đúng trong việc định giá mặt hàng xuất khẩu.
Nghiên cứu về vấn đề vận tải. Xem xét lựa chọn các hãng vận tải, cước phí
trung bình, các thụng l vn ti,

Phạm Thị Hải


Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

9

Chuyên đề tốt nghiệp

Nghiờn cứu về văn hóa kinh doanh, văn hóa tiêu dùng, tập quán thương
mại.
Cuối cùng là nghiên cứu rào cản thương mại của thị trường thông qua các
thông tin về thị trường (thông tin sơ cấp, thông tin thứ cấp).
Để biết được các thông tin về thị trường, nhà xuất khẩu sử dụng hai
phương pháp, đó là phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp nghiên
cứu hiện trường:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Nghiên cứu các tài liệu liên quan như các
tạp chí kinh tế thương mại, tạp chí chuyên ngành xuất khẩu, sách chuyên
khảo, các bản thống kê, thông báo của các công ty dịch vụ thông tin.
Phương pháp này dễ thực hiện, ít chi phí nhưng chỉ cho kết quả tổng quát,
không đi sâu vào chi tiết cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu hiện trường: Là phương pháp nghiên cứu tại thị
trường xuất khẩu. Kế hoạch nghiên cứu gồm: xác định các mục tiêu của việc
nghiên cứu thị trường, xác định các loại người cần điều tra, thiết lập bảng
câu hỏi điều tra, tổ chức các cuộc phỏng vấn trước (nếu có thể), tổ chức các
cuộc phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn bằng điện thoại, thăm dò bằng thư từ,
điều tra tại cửa hàng. Phương pháp này khá tốn kém, người tham gia nghiên
cứu phải biết ngoại ngữ, biết phương pháp phỏng vấn, chon mẫu, lập bảng
câu hỏi chính xác, xử lý các thơng tin.

2.2 Lập phương án kinh doanh xuất khẩu
Thực chất của phương án kinh doanh xuất khẩu là những kế hoạch xuất
khẩu được xây dựng để đạt tới mục tiêu đặt ra.
Nội dung của lập phương án xuất khẩu gồm việc đánh giá về thị trường
xuất khẩu, nêu ra những thuận lợi và khó khăn; đến xác định các mục tiêu, có
thể là mục tiêu về kim ngạch, số lượng hàng hóa, dung lượng thị trường; xác
định mặt hàng, cơ cấu mặt hàng, phương thc buụn bỏn v thi gian thc

Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

10

Chuyên đề tốt nghiệp

hin; tính tốn sơ bộ các chỉ tiêu, phản ánh hiệu quả của phương án như: tỷ suất
ngoại tệ, chi phí kinh doanh, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
2.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu
Để đàm phán thành công, doanh nghiệp xuất khẩu tham gia đàm phán phải
nắm vững ba khía cạnh chính là: Pháp luật, thơng tin (hàng hóa, thị trường, giá
cả) và khía cạnh pháp lý của các bên tham gia.
Khía cạnh pháp luật: Hiểu được pháp luật của nước xuất khẩu, nước mua,
nước thứ ba và luật của các tổ chức liên hệ (WTO, ASEAN, EU,..).
Khía cạnh thơng tin, nhà xuất khẩu cần nắm được các thơng tin sau:
- Thơng tin về hàng hóa liên quan: Tìm hiểu cụ thể về sản phẩm mình định
xuất khẩu về giá cả, cơng dụng, tính chất lý hóa của sản phẩm; tính hình tính

tốn hiệu quả kinh doanh của mặt hàng xuất khẩu thông qua tỷ suất ngoại tệ
của mặt hàng kinh doanh.
- Thông tin về thị trường và giá cả hàng hóa xuất khẩu: Quy mơ của thị
trường nước ngoài, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng , các kênh phân
phối hàng hóa, tình hình cung cầu mặt hàng xuất khẩu, chiều hướng tăng
giảm của giá cả hàng hóa xuất khẩu, tình hình thu mua hàng hóa để xuất
khẩu, giá thu mua hàng hóa xuất khẩu, và sự cạnh tranh của các nước xuất
khẩu hàng hóa cùng chủng loại trên thị trường.
- Thơng tin về bạn hàng, đối tác (khả năng tài chính, mua bán trung gian hay
nhà nhà sản xuất,…).
Về ký kết hợp đồng xuất khẩu, có hai hình thức ký hợp đồng xuất khẩu.
Đó là:
- Ký trực tiếp: Sử dụng hợp đồng một văn bản trên đó có đầy đủ chữ ký của
người mua và người bán, ngày ký và địa điểm ký đã được xác định. Với
hình thức này thì bên nào giành được quyền soạn thảo hợp đồng sẽ có nhiu
u th.

Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

11

Chuyên đề tốt nghiệp

- Ký kết gián tiếp: Sử dụng hợp đồng nhiều văn bản, và sử dụng hình thức
chào hàng cam kết, chấp nhận giá chào hàng, và hình thức đơn đặt hàng,

chấp nhận giá đặt hàng. Hình thức này, các bên sử dụng thư từ giao dịch để
ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Hợp đồng ký kết phải đảm bảo hiệu lực pháp lý, ngày và địa điểm lý thuyết
phải dựa vào điều chỉnh hợp đồng để xác định.
Mặt khác, để quá trình đàm phán, ký hợp đồng xuất khẩu thành công, một
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình này là năng lực của người tham gia
đàm phán. Đó là sự hiểu biết về ngôn ngữ đàm phán, năng lực về nghiệp vụ
ngoại thương, và khả năng nắm vững tính năng sản phẩm xuất khẩu, của người
tham gia đàm phán.
2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Người kinh doanh vận dụng các nghiệp vụ xuất khẩu để thực hiện các hợp
đồng xuất khẩu đã ký kết.
Các bước để thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo thứ tự là: Xin giấy phép
xuất khẩu, chuẩn bị hàng xuất khẩu, sơ bộ thực hiện yêu cầu của thanh toán,
thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng
xuất khẩu, làm thủ tục thanh toán, giải quyết khiếu nại (nếu có).
3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở doanh
nghiệp thương mại
Mỗi doanh nghiệp thương mại khác nhau thường sử dụng hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá kết quả hoạt động khác nhau. Tuy vậy, các chỉ tiêu thường được
các doanh nghiệp thương mại sử dụng đó là:
3.1 Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu hay tỷ suất huy động hàng xuất khẩu (Kx)
Chỉ tiêu này là chỉ tiêu đánh giá để có một đơn vị ngoại tệ bán hàng xuất
khẩu, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phớ tớnh bng ng ni t.

Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng m¹i 47A



12

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề tốt nghiệp

Kx < Tỷ giá hối đối thời điểm thanh tốn thì kinh doanh có lời
Kx > Tỷ giá hối đối thời điểm thanh tốn thì kinh doanh khơng có lời.
Ở đó:
Tổng chi phí xuất khẩu bằng đồng nội tệ gồm: Chi phí mua hàng xuất
khẩu, đóng gói bao bì, lưu thơng hàng hóa nội địa, thủ tục xin phép, khai báo
hải quan, kiểm nghiệm hàng hóa, thuế xuất khẩu, lãi tiền vay,…
Tổng doanh thu hàng xuất khẩu= đơn giá tính bằng ngoại tệ X số lượng
hàng xuất khẩu
3.2 Kim ngạch xuất khẩu
KNXK= qnhân tố lượng x pnhân tố chất
Trong đó:
KNXK là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa,
q là khối lượng hàng hóa xuất khẩu,
p là giá cả hàng hóa xuất khẩu.
3.3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh gồm có lợi nhuận từ hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ:
Là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu được từ hoạt động bán hàng và
cung cấp dịch vụ thương mại trừ đi chi phí giá vốn và các chi phí liên quan đến
hoạt động bán hàng cộng với thuế mà doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải trả
cho hoạt động bán hàng đó.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:
LNTC= TNTC – CPTC

Trong đó:
LNTC : Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
TNTC: Thu nhập từ hoạt động ti chớnh
Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

13

Chuyên đề tốt nghiệp

CPTC: Chi phí từ hoạt động tài chính.
Tỷ suất lợi nhuận được tính theo các cơng thức:

Trong đó:
T là tỷ suất lợi nhuận
LN: Lợi nhuận
DT: Doanh thu
CP: Chi phí kinh doanh
VKD: Vốn kinh doanh
VCSH: Vốn chủ sở hữu
3.4 Tỷ giá xuất khẩu: (Txk)
Là chi phí tính cho một ngoại tệ (USD) kim ngạch xuất khẩu:

Doanh nghiệp chỉ nên kinh doanh xuất khẩu khi TXK nhỏ hơn tỷ giá hối đoái
3.5 Tỷ suất doanh lợi nội bộ


NPV1 là hiện giá thuần dương dần tới 0.
NPV2 là hiện giá thuần âm gần tới bằng 0.
i1, i2 là lãi suất tương ứng tại NPV1, NPV2.
IRR thường được tính tốn để lựa chọn dự án đầu tư, nếu IRR lớn hơn hoặc
bằng lãi suất vay vốn thơng thường thì quyết định đầu tư. Các nhà xuất khẩu
thường sử dụng chỉ tiêu này để kiểm tra lại hiệu quả đầu tư vào mặt hàng xuất
khẩu của doanh nghiệp trong kỳ, và đưa ra quyết định đầu t cho k ti.

Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

III.

14

Chuyên đề tốt nghiệp

CC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1. Nhóm nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng
hóa của doanh nghiệp thương mại
1.1 Lợi thế so sánh của các nước xuất khẩu
Lợi thế so sánh của nước xuất khẩu so với lợi thế của các nước xuất khẩu
khác do điều kiện thiên nhiên, khí hậu, đất đai, tài nguyên thuận lợi nên khiến
sản phẩm xuất khẩu của nước đó có chất lượng tốt, giá thành thấp hơn so với

sản phẩm cùng chủng loại của nước xuất khẩu khác.
1.2 Chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước
Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước như việc giảm thuế xuất
khẩu, cấp tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp cho cơng ty xuất khẩu, có cơ quan
nghiên cứu thị trường nước ngồi và phổ biến các thơng tin cần thiết về sản
phẩm và thị trường cho nhà xuất khẩu biết để đưa ra những phương thức kinh
doanh phù hợp
1.3 Tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ:
Nếu đồng tiền trong nước giảm so với đồng đô la Mỹ hay EURO,…sẽ có
lợi cho nhà xuất khẩu vì hàng bán ra nước ngồi với giá thấp nên có tính cạnh
tranh cao. Trái lại, đồng tiền trong nước tăng giá so với đơ la Mỹ, EURO… giá
bán hàng ra nước ngồi sẽ cao, khó cạnh tranh với hàng hóa của các nước, tức
là kém khả năng cạnh tranh.
1.4 Các cơ hội đặc biệt trong thị trường xuất khẩu
Những cơ hội đột xuất giúp cơng ty xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn
các trường hợp thông thường do thị trường xuất khẩu đột nhiên bị thiếu hụt
hàng hóa hoặc do thị trường nhập khẩu cấm nhập hàng cùng chủng loại từ một
nước xuất khẩu khác. Tuy nhiên cơ hội này không nhiều trong xut khu hng
húa.
Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

15

Chuyên đề tốt nghiệp


1.5 Các yếu tố ảnh hưởng khác
Ngoài các nhân tố trên, thì chính sách của nhà nước về thuế xuất khẩu
hàng hóa, q trình làm thủ tục hải quan cũng tác động một phần không nhỏ tới
doanh nghiệp xuất khẩu.
Thuế quan xuất khẩu là thuế quan áp đặt vào hàng hóa dịch vụ xuất khẩu
của một quốc gia hay vùng lãnh thổ.
Các loại thuế quan xuất khẩu có thể đánh vào thành phẩm hay đầu vào
xuất khẩu (nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm). Luật thuế quan có thể gây
ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm của nước xuất khẩu đối với sản
phẩm sản xuất trong nước của nhà nhập khẩu. Và ảnh hưởng đến sức cạnh
tranh của sản phẩm nước nhà xuất khẩu so với sản phẩm đến từ nước thứ ba, do
mức thuế quan áp dụng khác nhau.
Ngồi việc ảnh hưởng bởi thuế quan xuất khẩu thì các hàng rào phi thuế
quan cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh
nghiệp thương mại.
Nó bao gồm các hàng rào định lượng như hạn chế xuất khẩu tự nguyện,
việc cấp phép xuất khẩu và các rào cản mang tính kỹ thuật và văn hóa như các
hàng rào liên quan đến giá, quản lý giá; các rào cản liên quan đến doanh
nghiệp; các rào cản liên quan đến đầu tư; tiêu chuẩn kỹ thuật; các quy định
hành chính; trách nhiệm xã hội và tiêu chuẩn lao động.
Để làm tốt hoạt động xuất khẩu thì nhà xuất khẩu không những hiểu được
luật thuế quan, các hàng rào phi thuế quan, thủ tục Hải quan của nước mình mà
còn phải hiểu được các sắc thuế nội địa của nước nhập khẩu. Vì nhà nhập khẩu
khi nhập hàng về phải chịu các sắc thuế nội địa, khiến giá hàng nhập về phải
bán với giá cao nên khó được thị trường nước ấy chấp nhận. Do đó, nhà nhập
khẩu nước ngồi sẽ tìm đến nhà cung cấp khác với giá cho bỏn r hn.

Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A



Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

16

Chuyên đề tốt nghiệp

Mt khác, hoạt động xuất khẩu hàng hóa cịn phụ thuộc vào hối đoái.
Nhiều nước đặt ra các kiểm soát và hạn chế việc thanh toán bằng ngoại tệ (do
khan hiếm ngoại tệ,..) đối với hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu.
2. Nhóm nhân tố chủ quan trong nội tại doanh nghiệp thương mại
2.1 Tổ chức xuất khẩu hàng hóa trong cơng ty
Về tổ chức xuất khẩu hàng hóa trong cơng ty có được tốt hay khơng phụ
thuộc các yếu tố sau:
Phụ thuộc vào năng lực chế biến, sự hiện đại và đầy đủ của máy móc thiết
bị.
Phụ thuộc vào tình hình quản trị và tổ chức của cơng ty có đầy đủ và dồi
dào để điều tra thị trường, quảng cáo sản phẩm, tiếp thị hay không.
Phụ thuộc vào sự dồi dào về nguồn tài chính phục vụ cho điều tra nghiên
cứu thị trường, quảng cáo sản phẩm, tiếp thị sản phẩm, tham gia hội chợ triển
lãm,..
Mặt khác, bí quyết về Marketing và kinh nghiệm xuất khẩu là hai yếu tố
rất quan trọng dẫn tới thành công cho doanh nghiệp xuất khẩu.
2.2 Sự sẵn sàng của hàng hóa sản phẩm
Doanh nghiệp có sẵn sàng về sản phẩm để xuất khẩu hay chưa, có đủ
lượng hàng để xuất khẩu khơng, và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp có đáp
ứng được yêu cầu thị trường xuất khẩu hay không (yêu cầu về mẫu mã, chất
lượng, màu sắc, giá cả…).
Sản phẩm xuất khẩu đã đạt tiêu chuẩn ISO hay chưa, vì nếu hàng hóa

khơng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ khơng xuất khẩu được hay xuất khẩu với giá
thấp hơn mức giá bình quân trên thị trường thế giới, vì nhà nhập khẩu nước
ngồi phịng ngừa các rủi ro về việc bán lại hàng hóa với giá thấp hoặc vì người
xuất khẩu giao hng khụng ỳng hn.

Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

17

Chuyên đề tốt nghiệp

Tt cả các yếu tố liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp có
ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hoạt động của doanh nghiệp đó. Một doanh
nghiệp muốn tạo uy tín với khách hàng thì phải ln sẵn sàng về hàng hóa xuất
khẩu của doanh nghiệp mình, ln giữ thế chủ động trong kinh doanh mặt hàng
đó.

Ph¹m Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


18

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề tốt nghiệp

CHNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI
HÀ NỘI
I.

KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

1. Q trình hình thành và phát triển của Tổng cơng ty Thương mại Hà
Nội (Hapro)
1.1 Tổng quan về Tổng công ty Thương mại Hà Nội
Tên gọi: Tổng công ty Thương mại Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: Hapro Trade Corporation
Tên viết tắt: HTC
Văn phòng TCT: 38-40 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 8267989/9285932
Tel: (+84 4) 8.267.984;
Fax: (+84 4) 8.267.983/9.288.407
E – mail: hapro@hapro_vn.com
Website: www.hapro_vn.com
Vốn điều lệ của Tổng cơng ty: 572.147 tỷ đồng.
1.2 Q trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
(Hapro)
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là doanh nghiệp nhà nước
được thành lập theo Quyết định số 125/2004/QD-UBND ngày 11 tháng 08 năm
2004 của UBND Thành phố Hà Nội. Tổng Cơng ty hoạt động theo mơ hình
Cơng ty mẹ - Công ty con với 33 đơn vị thành viên.

Hapro ra đời với tiền thân là Công ty Haprosimex Sài Gịn, trải qua một
q trình hình thành với các giai đoạn phát triển sau:
UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 672/QĐ-UB chuyển
ban đại diện phía Nam của Liên hiệp sản xuất- dịch vụ và xuất nhp khu tiu
Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

19

Chuyên đề tốt nghiệp

th công nghiệp Hà Nội thành công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Nam Hà Nội
với tên giao dịch là: Haprosimex Sài Gòn vào ngày 06/04/1992.
Ngày 12/02/2000, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 6908/QĐUB sát nhập hai công ty Haprosimex Sài Gịn và cơng ty ăn uống dịch vụ Bốn
mùa thành Công ty sản xuất- dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, với tên
giao dịch vẫn là: Haprosimex Sài Gòn.
Ngày 30/03/2002, UBND Thành phố Hà Nội cho ra quyết định số 1575/
QĐ-UB chuyển giao nguyên trạng xí nghiệp giống cây trồng Tồn Thắng thuộc
cơng ty giống cây trồng Hà Nội về Công ty sản xuất- dịch vụ và XNK Hà Nội
để thực hiện dự án xây dựng khu sản xuất, chế biến thực phẩm liên hợp.
Mặt khác, Haprosimex Sài Gòn còn giữ cổ phần chi phối tại công ty CP
Simex (62,2%) và Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng (64,5%) trong tổng số 3 Công
ty được Nhà nước giao cho Haprosimex Sài Gòn quản lý phần vốn Nhà nước.
Sau nhiều lần hợp nhất Haprosimex Sài Gòn trở thành một doanh nghiệp
lớn và cần thiết phải tổ chức lại và xây dựng ngành thương mại thêm văn minh,
hiện đại. Từ tất yếu khách quan đó, ngày 11 tháng 08 năm 2004 theo Quyết

định số 125/2004/QD-UBND, UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định thành
lập Tổng công ty thương mại Hà Nội. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước có
con dấu riêng, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại các ngân hàng và
kho bạc nhà nước.
1.3 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội hoạt động trong các lĩnh vực:


Xuất khẩu nơng sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, hàng may mặc, hàng thủ
cơng mỹ nghệ và hàng hố tiêu dùng.



Nhập khẩu máy, thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng.



Phân phối, bán lẻ với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa
hàng tiện ích và chun doanh.



Cung ứng các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, du lịch lữ hành, kho vn, trung
tõm min thu ni thnh.

Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A



Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

ã

20

Chuyên đề tốt nghiệp

Sn xuất, chế biến: hàng thực phẩm, gia vị, đồ uống, thủ cơng mỹ nghệ, may
mặc, v.v



Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ.
Sau gần 4 năm hoạt động và phát triển, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội

trở thành đơn vị dẫn đầu của Thành phố Hà Nội trong hoạt động sản xuất kinh
doanh thương mại, dịch vụ. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã được trao
tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng như: Giải thưởng “Đơn vị xuất khẩu uy tín”
do Bộ Thương mại trao tặng nhiều năm liền; “Doanh nghiệp tiêu biểu Hà Nội
vàng”; “Thương hiệu mạnh Việt Nam”; Giải thưởng “Top Trade Service 2007”
do Bộ Công Thương trao tặng; và nhiều giải thưởng khác.
2. Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Do Hapro là một doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan sáng lập là UBND Thành
phố Hà Nội nên hoạt động và quản lý điều hành theo mơ hình Cơng ty M Cụng ty Con.

Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A



21

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề tốt nghiệp

2.1 Sơ đồ mơ hình tổ chức quản lý tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội
( Hapro):

Sơ đồ 1: Sơ đồ mơ hình tổ chức quản lý của Hapro

HỘI ĐỒNG QUN TR

BAN KIM SOT

TNG GIM C

KHI
XY
DNG
C BN

KHI
SP &
DCH
V
CAO
CP


Phạm Thị Hải

KHI
THN
G
MI
QUC
T

KHI
SP TIấU
DNG

BAN TC
K
TON
& KIM
TON

BAN
I
NGOI

PHềNG
K
HOCH
&PHT
TRIN

BAN

PHP
Lí &
HP
NG

PHềNG
T
CHC
CN B

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

22

Chuyên đề tốt nghiệp

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý
*Bộ phận quản lý điều hành:
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Tổng công ty do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra. Hội đồng quản trị của Tổng công ty bao gồm 4 thành viên: Chủ
tịch Hội đồng quản trị, 1 trưởng ban kiểm soát và 2 ủy viên Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu, trước pháp luật
về hoạt động của Tổng cơng ty và có nhiệm vụ:
+ Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các
nguồn lực khác do đại diện chủ sở hữu đầu tư cho Tổng công ty.
+ Quy định chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng
năm, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty và của các công ty con do Tổng

công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.
+ Quy định các dự án đầu tư, phương án thanh lý, nhượng bán các khoản
đầu tư dài hạn, tài sản cố định của Tổng cơng ty có giá trị cịn lại từ trên 30%
đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Tổng
cơng ty.
+ Quyết định các hoạt động vay, cho vay, thuê, cho thuê, và hợp đồng
kinh tế khác có giá trị trên mức vốn điều lệ của Tổng công ty.
+ Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc Tổng công ty, Giám đốc các đơn vị
trực thuộc trong việc thực hiện chức năng nhiêm vụ của Tổng Giám đốc, Gíam
đốc theo quy định của luật doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ Tổng công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quy định mức lương, giải quyết
các lợi ích có liên quan đến Chủ tịch Cơng ty, Tổng giám đốc và kế tốn trưởng
công ty TNHH Nhà nước một thành viên trực thuộc Tổng công ty.
+ Thực hiện quy chế Giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty
thành viên theo quy định của Nhà nước.
+ Các quyền hạn và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, quy định
của i din ch s hu.
Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

23

Chuyên đề tốt nghiệp

- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Do Hội đồng quản trị bầu ra trong số thành
viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty là người

chịu trách nhiệm lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ
toạ cuộc họp Hội đồng quản trị; Theo dõi qúa trình tổ chức thực hiện các quyết
định của Hội đồng quản trị; Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông. Trong trường
hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy
quyền cho một thành viên của hội đồng quản trị thay mặt mình thực hiện các
quyền và nhiệm vụ của mình.
- Tổng giám đốc: Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Tổng
công ty theo mục tiêu kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của hội đồng
quản trị phù hợp với điều lệ của Tổng công ty; tổ chức thực hiện các kế hoạch,
phương án đầu tư của Tổng công ty; kiến nghị phương án bố trí tổ chức, quy
chế quản lý nội bộ Tổng công ty; bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức các chức
năng quản lý trong Tổng công ty, trừ các chức năng do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; quyết định phụ cấp đối với người lao động, cán
bộ quản lý thuộc quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc trong Tổng cơng ty.
Ngồi ra, Tổng Giám đốc Tổng cơng ty cịn có nhiệm vụ trực tiếp phụ trách
công tác tổ chức cán bộ, phụ trách công tác định hướng phát triển và công tác
tài chính.
- Phó Tổng giám đốc: Là người giúp việc Tổng giám đốc, Tổng cơng ty
gồm có 4 phó Tổng giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng giám đốc giải
quyết các công việc khác nhau khi Tổng giám đốc đi vắng.
Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định
của mình. Được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và kí kết một số hợp đồng
kinh tế với khách nước ngồi và trong nước.
Phó tổng giám đốc 1: Là người có trách nhiệm phụ trách về mảng xuất
nhập khẩu, kế hoạch và phát triển; xúc tiến thng mi, qung cỏo, trin lóm,
Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng m¹i 47A



Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

24

Chuyên đề tốt nghiệp

hi chợ, phát triển thương hiệu; phát triển vệ tinh và tạo nguồn hàng phục vụ
xuất khẩu; vận dụng cơ chế chính sách phục vụ sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu; phát triển doanh nghiệp ngồi Tổng cơng ty và phụ giúp Phó tổng giám
đốc 2 trong cơng tác đổi mới, phát triển doanh nghiệp
Phó Tổng giám đốc 2: Chịu trách nhiệm quy hoạch, phát triển mạng lưới
theo định hướng của Tổng công ty ; chịu trách nhiệm về mảng thị trường nội
địa( hàng hóa, ăn uống, giải khát); đổi mới phát triển doanh nghiệp trong Tổng
cơng ty, phụ giúp Phó Tổng giám đốc 1 phát triển doanh nghiệp ngồi Tổng
cơng ty; Vận dụng cơ chế chính sách trong sản xuất kinh doanh nội địa.
Phó Tổng giám đốc 3: Phụ trách về mảng du lịch, cơng tác văn phịng,
đồn thể, cải thiện đời sống; thanh tra, bảo vệ, tự vệ; kinh doanh bất động sản,
kinh doanh nhà; thi đua khen thưởng, kỷ luật; phụ giúp Phó Tổng giám đốc 1
trong xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm, phát triển thương
hiệu.
Phó Tổng giám đốc 4: Nghiên cứu phát triển ngành hàng dịch vụ mới, cải
tiến mẫu mã sản phẩm; phát triển dự án sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp;
phụ trách sản xuất (tập trung các ngành may mặc, thực phẩm, đồ uống…); áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý; chất lượng hàng hóa, sản phẩm,
dịch vụ, quản lý, áp dụng hệ thống ISO trong Tổng công ty; dịch vụ thương
mại, kho hàng, điểm thông quan; phụ giúp Phó Tổng giám đốc 3 trong khâu du
lịch, thanh tra, bảo vệ.
- Ban kiểm soát: Gồm trưởng ban là thành viên Hội đồng quản trị và một
số thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định để giúp Hội đồng quản trị

kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ, kế toán báo cáo tài chính và việc
chấp hành Điều lệ của Công ty mẹ, nghị quyết quyết định của Hội đồng quản
trị, quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị.

Ph¹m Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân

25

Chuyên đề tốt nghiệp

Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.
*Các phịng ban chức năng:
- Văn phịng Tổng cơng ty: Được biên chế cho 23 lao động cho các cán bộ
quản lý và các bộ phận công tác là tổ lễ tân, tổ Văn thư, tổ bảo vệ, tổ lái xe, tổ
quản trị,…
Văn phịng Tổng cơng ty có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Tổng
công ty, thực hiện quản lý các lĩnh vực cơng tác hành chính, quản trị, bảo vệ
trật tự an ninh trong Tổng công ty, cơng tác vệ sinh an tồn lao động, phịng
chống bão lụt, phịng cháy chữa cháy, cơng tác tiết kiệm chống lãng phí.
- Phịng Tổ chức cán bộ Tổng cơng ty: Được biên chế 10 lao động cho
cán bộ quản lý và các bộ phận cơng tác.
Phịng Tổ chức cán bộ Tổng cơng ty có nhiệm vụ cơ bản là tham mưu
cho lãnh đạo Tổng công ty về cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự nhằm đảm bảo

thực hiện thắng lợi của Tổng cơng ty; có nhiệm vụ xây dựng chiến lược nhân
sự tổng thể đáp ứng mọi nhu cầu trước mắt và lâu dài của Tổng công ty, nghiên
cứu hoàn thiện bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ phù hợp với mỗi tổ
chức để đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng, thông suốt, hiệu quả cao của bộ
máy quản lý điều hành của Tổng công ty; chịu trách nhiệm thực hiện các
nghiệp vụ về công tác tổ chức bộ máy, nhân sự (bao gồm cả tổ chức, nhân sự
của Đảng bộ Tổng công ty), tuyển dụng, đào tạo, tiền lương tiền cơng, chế độ
chính sách đối với người lao động, thi đua khen thưởng kỷ luật và tổng hợp các
cơng tác của Đảng.
- Phịng Kế hoạch phát triển Tổng công ty: Được biên chế 5 lao động cho
cán bộ quản lý và các bộ phận công tác
Phịng Kế hoạch phát triển Tổng cơng ty có nhiệm v c bn:

Phạm Thị Hải

Lớp: QTKD Thơng mại 47A


×