Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
**********
TOÀN CẦU HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: CNXH Khoa học
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS Hoàng Thanh Sơn
SV thực hiện
: Nguyễn Thị Yến
Lớp
: K34AGDCD
Hà Nội, 2012
Nguyễn Thị Yến
1
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay toàn cầu hóa không còn là một hiện tượng mới mẻ, nó là một
xu thế tất yếu khách quan mà mọi dân tộc muốn hay không đều chịu sự tác
động của nó.
Toàn cầu hóa bắt đầu từ khá sớm chứ không phải ở vài thập niên gần
đây. Cách đây 163 năm Ph.Ăngghen đã viết trong Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản: “đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà việc
tìm ra châu mĩ đã chuẩn bị sẵn. Thị trường thế giới thúc đẩy cho thương
nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển nhanh
chóng lạ thường…”[3, tr.598]. Đó chính là quốc tế hóa - giai đoạn đầu của
toàn cấu hóa.
Toàn cầu hóa là quá trình biến các vùng miền, các quốc gia, dân tộc
những hoạt động khác nhau của những cộng đồng người khác nhau từ chỗ
tách rời nhau,độc lập với nhau thành một chỉnh thể thống nhất, hữu cơ trên
quy mô toàn thế giới.
Như vậy, trên thực tế toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, là quá trình
tất yếu. Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là trên
lĩnh vực kinh tế. Toàn cầu hóa mang lại cơ hội, thời cơ thuận lợi cho các nước
phát triển rút ngắn về kinh tế, nó thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân
tộc, kích thích các luồng giao lưu làm cho con người trên trái đất hiểu nhau
hơn, nó góp phần nâng cao dân trí và sự tự khẳng định mình của các dân tộc,
các quốc gia và con người.
Nguyễn Thị Yến
2
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi mà toàn cầu hóa mang lại
cho các quốc gia trên thế giới toàn cầu hóa cũng có những tác động tiêu cực
đến nhiều mặt trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia.
Việt Nam là một nước đang phát triển và chúng ta cũng không nằm ngoài
xu thế là những tác động của toàn cầu hóa tới các mặt, các bộ phận dân cư
trong xã hội. Thanh niên là một bộ phận bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trước
những biến đổi của xã hội do sự tác động của toàn cầu hóa.
Thanh niên là một lực lượng xã hội to lớn có vai trò quyết định tương lai,
vận mệnh của một quốc gia, dân tộc. Đối với Việt Nam, Đảng ta đã xác định:
Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là
một trong những nhân tố quyết định việc thành bại của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiên đại hóa đát nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, trước sự tác động của toàn cầu hóa đã đưa lối sống phương tây
vào nước ta. Điều này tác động rất lớn đến lối sống của thanh niên Việt Nam
hiện nay.
Toàn cầu hóa đã tác động tích cực đến việc thay đổi lối sống của thanh
niên Việt Nam, như thanh niên Việt Nam đã từ bỏ lối sống khép kín, ỉ lại, ….
Mà thay vào đó là sống một cách năng động, sáng tạo, lạc quan biết tiếp thu
những yếu tố tiến bộ của lối sống phương tây. Tuy nhiên, bên cạnh đó là một
bộ phận thanh niên có lối sống không lành mạnh, có sự tha hóa về lối sống.
Bộ phận thanh niên này chạy theo lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị
kỷ,…
Như vậy, thấy được sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa đến lối sống
của thanh niên Việt Nam hiện nay và thấy được vai trò của thanh niên Việt
Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước nên tôi đã chọn đề tài “Toàn cầu hóa
và tác động của nó đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.
Nguyễn Thị Yến
3
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan trong thời đại ngày nay,
không một quốc gia nào có thể tránh khỏi sự tác động của toàn cầu hóa. Toàn
cầu hóa không chỉ tác động mạnh mẽ về kinh tế mà còn có sự tác động đến
nhiều vấn đề khác trong xã hội. Vì vậy đã có rất nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu về toàn cầu hóa ở những khía cạnh khác nhau. Trên thế giới có
một số tác phẩm nổi tiếng viết về toàn cầu hóa như: “thế giới phẳng” và
“Chiếc Lexus và cây ÔLiu” của Thomas L.Fried man - là hai cuốn sách nổi
tiếng viết về quá trình toàn cầu hóa một cách khá toàn diện ; “Toàn cầu hóa
và những mặt trái” của Joshep E.Sticglitz - cuốn sách chỉ ra những mặt trái
của toàn cầu hóa … ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về
toàn cầu hóa như: “Toàn cầu hóa hôm nay do ai và cho ai” của Tiến sĩ triết
học Trần Nhu, là cuốn sách viết về lịch sử của tiến trình toàn cầu hóa và Việt
Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu; “Toàn cầu hóa và sự tồn vong của
nước nhà” của Nguyễn Vân Nam, chỉ ra những nhiệm vụ cần thiết của nhà
nước phải hoàn thành trong quá trình hội nhập quốc tế …và rất nhiều bài viết
về toàn cầu hóa được đăng trên các tạp chí.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây vấn đề thanh niên và lối sống của
thanh niên được nghiên cứu khá nhiều với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Một
số công trình nghiên cứu tôi được biết là
+ “Xã hội học thanh niên” của PGS.TS Đặng Cảnh Khanh - là tác phẩm
nghiên cứu chuyên sâu về thanh niên, đề cập đến các vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến thanh niên Việt Nam với tính cách là nhóm xã hội.
+ “Vị thành niên và chính sách vị thành niên’’ của Đặng Vũ Cảnh Linh tác phẩm phân tích thực trạng đời sống và hoạt động của vị thành niên, đưa ra
các giải pháp đối với vị thành niên.
Nguyễn Thị Yến
4
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi
mới và hội nhập quốc tế” của PGS.TS Phạm Hồng Tung - tác phẩm bàn về
lối sống của thanh niên trong thời kỳ hội nhập.
Bên cạnh đó còn có nhiều công trình nghiên cứu về thanh niên như một
số đề tài khoa học cấp nhà nước hay một số luận án tiến sĩ đã chọn thanh niên
làm đối tượng nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu về toàn cầu hóa và tác
động của nó đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu một cách khái quát về toàn
cầu hóa và tác động của nó đến lối sống của thanh niên Việt Nam theo hai
chiều hướng tích cực và tiêu cực
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu về toàn
cầu hóa và những tác động của toàn cầu hóa đến lối sống của thanh niên Việt
Nam hiện nay.
-
Nhiệm vụ nghiên cứu: Khóa luận có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề
sau:
+ Làm rõ quan điểm của các nhà nghiên cứu về toàn cầu hóa, các quan
niệm về thanh niên.
+ Nêu được những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đến lối
sống của thanh niên Việt Nam hiện nay.
+ Nêu được đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đối với thanh
niên Việt Nam.
+ Đưa ra một số giải pháp để xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam
hiện nay.
Nguyễn Thị Yến
5
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu đề tài này trên cơ sở của phương pháp luận chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như:
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp
+ Phương pháp lôgic và lịch sử
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Ý nghĩa của đề tài
Khi thực hiện đề tài này sẽ góp phần làm phong phú sâu sắc hơn những
kiến thức về toàn cầu hóa, về những tác động của toàn cầu hóa đến lối sống
của thanh niên Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra khóa luận còn có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu cho các
sinh viên chuyên nghành và các nghành có liên quan.
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội
dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về toàn cầu hóa và lối sống của thanh niên Việt
Nam
Chương 2: Tác động của toàn cầu hóa đền lối sống của thanh niên Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Đường lối chính sách của Đảng, nhà nước đối với thanh niên
và những giải pháp xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Thị Yến
6
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
NỘI DUNG
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ LỐI SỐNG
CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề về toàn cầu hóa
1.1.1. Khái niện toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa (globalization) là một trong những từ được nhắc đến nhiều
nhất trong thế giới của chúng ta ngày nay. Nó đã trở thành một xu thế tất yếu
khách quan trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên người ta lại rất khó trả lời và
đi đến thống nhất về khái niệm toàn cầu hóa.
Theo Bách khoa toàn thư mở wikipedia thì toàn cầu hóa là khái niệm
dùng để miêu tả những thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo
ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng gia tăng giữa các quốc gia, các tổ
chức hay các cá nhân ở góc độ kinh tế, chính trị, văn hóa… trên quy mô toàn
cầu. Đặc biệt ở phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa được dùng để chỉ các tác động
của thương mại nói chung hay tự do thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ
kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo
các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ thông tin, văn hóa.
Trong từ điển bách khoa Việt Nam, tập 4, nhà xuất bản từ điển bách
khoa, tháng 9/ 2005 thì khái niệm toàn cầu hóa được hiểu là: hiện tượng trong
đó các quan hệ xã hội được mở rộng trên toàn thế giới, lọai trừ dần tình trạng
Nguyễn Thị Yến
7
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
khép kín, biệt lập giữa các quốc gia, đưa đến sự chuyển hóa lẫn nhau trong
môi trường quốc tế mà ở đó mỗi nước đều có vị trí nhất định trong quá trình
hình thành và xác lập những quan hệ và ứng xử cộng đồng, những tiêu chí và
luật lệ, cơ chế và trật tự cộng đồng. Sự mở rộng này được tăng cường tới mức
nhiều sự kiện xảy ra tại nơi này nhất thiết tác động đến sự kiện của nơi khác.
Đối với Thomas L.Friedman (tác giả hai cuốn sách “Chiếc Lexus và
cây Ôliu”, “Thế giới phẳng”) thì toàn cầu hóa là một thế lực không gì ngăn
cản nổi, được thúc đẩy bởi những bước tiến dài trong các lĩnh vực công nghệ,
truyền thông, tài chính… cho phép con người, hàng hóa, thông tin và các
dòng vốn lưu chuyển xuyên biên giới với một quy mô chưa từng thấy, từ đó
tạo nên diện mạo của những con người tự do và những quốc gia thịnh vượng.
Thomas L.Friedman đã định nghĩa về toàn cầu hóa như sau: “Nó là một sự
hội nhập không thể đảo ngược giữa những thị trường, quốc gia và công nghệ,
tới mức chưa từng có - theo phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập
đoàn, công ty và nhà nước vươn quan hệ tới nhiều nơi trên thế giới xa hơn,
sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết và cũng theo phương cách giúp thế
giới tiếp cận các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước xa hơn, sâu hơn với
chi phí thấp hơn bao giờ hết” [16, tr.46].
Như vậy, có thể thấy rằng chưa có một sự thống nhất vế khái niệm toàn
cầu hóa nhưng tất cả các khái niệm đều nhằm nói rõ toàn cầu hóa là một quá
trình khách quan không thể cản nổi của sự xen lẫn, xóa mờ biên giới chủ
quyền quốc gia, nó gắn với sự phát triển của những thành tựu khoa học kỹ
thuật. Trong quá trình toàn cầu hóa dưới sự tác động của những yếu tố tiến bộ
trong lĩnh vực tin học và viễn thông quan hệ giữa các khu vực trên thế giới
ngày càng gần gũi hơn, cùng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở
mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các
“công dân thế giới” dần tới một nền văn minh toàn cầu.
Nguyễn Thị Yến
8
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Toàn cầu hóa chính là sự phụ thuộc, tác động qua lại không ngừng giữa
các quốc gia, cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại đó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, môi trường … tuy nhiên nó diễn ra mạnh mẽ nhất vẫn là trên
lĩnh vực kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy rất nhanh, rất mạnh sự phát
triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao.
Ngày nay, toàn cầu hóa đang tạo ra những thời cơ và bên cạnh đó là
những thách thức cho tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
1.1.2 Đôi nét về tiến trình toàn cầu hóa
Tiến trình toàn cầu hóa diễn ra từ rất sớm cho đến ngày nay toàn cầu hóa
đang diễn ra một cách mạnh mẽ nhất. Nó phản ánh xu thế khách quan tiến lên
của lịch sử nhân loại, xu thế hợp tác để cùng phát triển giữa các quốc gia.
Tiến trình toàn cầu hóa thực chất đã bắt đầu từ thế kỷ XV và trải qua ba
giai đoạn lớn.
Giai đoạn thứ nhất (1492 - 1760), được đánh dấu bởi sự kiện Christopher
Columbus tình cờ phát hiện ra châu Mỹ. Hệ quả của việc tìm ra châu Mỹ là
các nước phát triển nhất châu Âu thời bấy giờ đã tiến hành ồ ạt các cuộc chinh
phục phần thế giới mới được khám phá ấy. Trong giai đoạn này đã chứng kiến
một sự di dân ồ ạt của những người nô lệ da đen châu phi sang các nước
phát triển.
Giai đoạn thứ hai (1760 - 1914), giai đoạn này được đánh dấu bằng cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Khởi thủy từ nước Anh vào nửa cuối thế
kỷ XVIII và kéo dài đến hết thế chiến thứ nhất.
Giai đoạn thứ ba (1980 - nay), giai đoạn này toàn cầu hóa chỉ thực sự nổi
lên vào những năm 80. Giai đoạn này được đánh dấu bởi sự gia tăng của
côngtenơ hóa, sự phát triển vận tải hàng không, cước phí thông tin liên lạc
giảm đi một cách nhanh chóng, sự phát triển ứng dụng rộng rãi của công nghệ
sinh học, điện tử và sự xuất hiện và phát triển như vũ bão của internet.
Nguyễn Thị Yến
9
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Giữa hai giai đoạn toàn cầu hóa thứ hai và giai đoạn toàn cầu hóa thứ ba
(1914 - 1980) là khoảng thời gian tiến trình toàn cầu hóa bị gián đoạn bởi các
cuộc chiến tranh thế giới và chiến tranh lạnh.
Giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay hay người ta còn gọi là kỷ nguyên toàn
cầu hóa đang diễn ra với những nét khác biệt hết sức to lớn, so với các giai
đọan trước mà nhân loại đã từng chứng kiến.
Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự
bùng nổ của mạng internet đã tạo ra những biến đổi to lớn. Những thành tựu
to lớn của khoa học - công nghệ hiện đại đã làm cho lực lượng sản xuất phát
triển mạnh mẽ, nền kinh tế, sản xuất phát triển mạnh mẽ và vươn ra ngoài
phạm vi từng nước hay từng khu vực. Đặc biệt là sự phát triển nhanh của
internet đã giúp cho các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi nhau hơn, rút
ngắn mọi khoảng cách về địa lí, thời gian. Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh
những thành tựu khoa học này đã giúp cho thế giới thu hẹp lại rất nhiều bằng
“tốc độ cao, khoảng cách nhỏ, mật độ cao và cường độ lớn”. Hay như Thomas
L.Friedman viết: “trong thời chiến tranh lạnh, câu hỏi thường là “quý vị đứng
về phe nào?”, trong toàn cầu hóa người ta hay hỏi, “bạn kết nối với người
khác ở mức độ nào ?” trong chiến tranh lạnh người ta hay hỏi, “tên lửa của
bạn lớn đến đâu ?” trong toàn cầu hóa người ta muốn biết, “modem của bạn
nhanh đến mức độ nào ?”” [16, tr.48]. Thành tựu của khoa học - công nghệ
hiện đại đã hình thành nền kinh tế tri thức, đã phá vỡ rào cản của kiến thức
giúp nhân loại tiến lên một nền văn minh mới. Nó cũng là cơ sở của toàn cầu
hóa hiện nay.
Thứ hai, toàn cầu hóa hiện nay đã trở thành xu thế tất yếu khách quan.
Nếu trước đây, sự liên kết trong toàn cầu hóa tạo ra từ sức ép, từ lợi thế và từ
lợi ích một phía là từ những nước giàu có, thống trị thuộc địa, từ những nước
có sức mạnh về nhiều mặt cho nên sự liên kết đó vẫn chỉ diễn ra trong một
Nguyễn Thị Yến
10
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
phạm vi hẹp và còn nhiều nước vẫn nằm ngoài lề của tiến trình này thì ngày
nay, đòi hỏi được phát triển của các quốc gia, dân tộc đã trở thành một nhu
cầu của thời đại. Để phát triển hơn nữa, để phát triển bền vững thì các quốc
gia, dân tộc kể cả những quốc gia phát triển ở trình độ cao lẫn quốc gia chậm
phát triển hoặc còn lạc hậu đều không thể thoát ly, đóng cửa, đứng ngoài hay
tách khỏi cộng đồng thế gới.
Thứ ba, trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay đã có một số quan điểm
cho rằng quá trình toàn cầu hóa hiện nay là quá trình mỹ hóa, hoặc như một
số người đánh giá là không tránh khỏi sự chi phối của siêu cường kinh tế mỹ,
quân đội và hải quân mỹ, văn hóa mỹ và đồng đô la mỹ,… và mỹ là siêu
cường duy nhất và tất cả các nước khác đều ít nhiều phụ thuộc vào mỹ.
Thứ tư, toàn cầu hóa hiện nay đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Toàn cầu hóa hiện nay vẫn bắt đầu từ toàn cầu hóa
kinh tế, từ các hoạt động buôn bán thương mại, trao đổi hàng hóa trên phạm
vi toàn cầu. Các hoạt động này được thúc đẩy bởi một động lực quan trọng là
kinh tế thị trường hiện đại. Tuy nhiên chính sự phát triển mạnh mẽ của toàn
cầu hóa kinh tế hiện nay đã chi phối, tác động đến tất cả các lĩnh vực khác.
Việc toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực còn được coi là kết
quả của sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet.
Như vậy, có thể thấy tiến trình toàn cầu hóa diễn ra từ rất sớm nhưng
trong giai đoạn hiện nay toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, cũng
chính trong giai đoạn hiện nay tiến trình toàn cầu hóa thể hiện rõ nét nhất tính
hai mặt của nó.
Mặt tích cực:
+ Toàn cầu hóa thúc đẩy nhanh, mạnh sự phát triển và xã hội hóa của lực
lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao. Toàn cầu hóa góp phần
chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới.
Nguyễn Thị Yến
11
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ Toàn cầu hóa thúc đẩy sự chuyển giao quy mô ngày càng lớn những
thành quả mới mẻ, những đột phá về khoa học - công nghệ,… đến các
quốc gia.
+ Toàn cầu hóa tạo ra khả năng phát triển rút ngắn và mang lại ngững
nguồn lực rất quan trọng cho các nước đang phát triển, từ các nguồn vật chất
đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm.
+ Toàn cầu hóa thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, kích thích
các luồng giao lưu, làm cho con người ở mọi nơi trên thế giới hiểu nhau hơn
Mặt tiêu cực:
+ Toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất công trong xã hội
+ Tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước, trong từng nước
+ Toàn cầu hóa thu hẹp quyền lực và phạm vi hoạt động hiệu quả của
nhà nước dân tộc
+ Cuộc sống của con người trở nên kém an toàn hơn, nguy cơ xảy ra các
cuộc khủng hoảng dây truyền trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa
các bí mật thông tin đời tư bị xâm phạm
+ Trong quá trình tham gia vào các dòng chảy của toàn cầu hóa các quốc
gia phải đối mặt với các thử thách đặt ra là: vấn đề chủ quyền quốc gia, vấn
đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tội phạm xuyên quốc gia, …
Từ tính hai mặt của toàn cầu hóa mà ngày nay xuất hiện hai xu hướng:
chống đối toàn cầu hóa (chống lại sự bất công, mặt trái của tiến trình này), xu
hướng ủng hộ toàn cầu hóa (ủng hộ quá trính tự do hóa đời sống cá nhân,
những thời cơ mà toàn cầu hóa mang lại,…).
Như vậy, toàn cầu hóa hiện nay diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu thế tất
yếu khách quan. Nó tạo ra cơ hội và thách thức cho tất cả các quốc gia, dân
tộc tham gia vào tiến trình này. Để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các quốc
Nguyễn Thị Yến
12
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
gia này phải có chiến lược đúng đắn, biết tranh thủ thời cơ và hạn chế những
mặt trái của nó.
1.1.3. Việt Nam với tiến trình toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó kéo theo tất cả mọi
quốc gia, mọi dân tộc vào cuộc, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài.
Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu thế đó, tuy nhiên toàn cầu hóa vẫn là
một hiện thực mới của Việt Nam.
Tiến trình toàn cầu hóa đã trải qua ba làn sóng thì Việt Nam đã bỏ qua
hai làn sóng. Vào cuối thế kỷ XV khi làn sóng toàn cầu hóa thứ nhất bắt đầu
thì dân tộc ta vẫn còn bế tắc dưới thời vua Lê, chúa Trịnh và Đèo Ngang sừng
sững trên tiến trình nam tiến của dân tộc. Trong làn sóng toàn cầu hóa thứ hai
thì chúng ta lại một lần nữa không phải kà người trong cuộc.
Chúng ta bắt đầu hòa mình vào làn sóng thứ ba khi chúng ta bắt đầu tiến
hành công cuộc đổi mới từ năm 1986.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã cho rằng sự đóng cửa
hay khép kín nền kinh tế nội địa là nguy cơ gây tụt hậu phát triển kinh tế.
Thay vì vậy, Việt Nam phải mở cửa ra thị trường thế giới bên cạnh việc giữ
vững an ninh lãnh thổ theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội ngày
15/12/1998, cựu thủ tướng Phan Văn Khải nhận định rằng: các nước đang
phát triển phải đối mặt với những thách thức và cơ hội khi ra nhập nền kinh tế
toàn cầu. Việt Nam hay ASEAN tất nhiên không phải là những cá nhân duy
nhất tham gia vào tiến trình này.
Trong tiến trình toàn cầu hóa, chúng ta đã tăng cường hội nhập quốc tế.
Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu
vực. Chúng ta đã là thành viên của Ngân hàng thế giới (WB), Qũy tiền tệ
quốc tế (IMF), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), … Ở cấp khu vực, chúng
Nguyễn Thị Yến
13
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
ta là thành viên tích cực của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), …
Với việc chủ động hòa mình vào làn sóng toàn cầu hóa thứ ba, tăng
cường hội nhập khinh tế quốc tế thì qua hơn 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo
của đảng và nhà nước nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn: đưa
đất nước vượt qua khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ, trở thành một trong
những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và liên tục, an ninh chính trị
ổn định, …
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, toàn cầu hóa tạo ra cơ hội để phát triển
cho các quốc gia, nhưng nó cũng đặt ra những thách thức. Vì vậy, khi Việt
Nam tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa thì chúng ta cũng phải đối mặt với
những thách thức đó. Đó là những vấn đề về chủ quyền quốc gia, sự phân hóa
giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,… đòi
hỏi đảng và nhà nước ta cần phải có những bước đi đúng đắn để giải quyết
các vấn đề này, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
1.2. Lý luận về thanh niên và lối sống của thanh niên
1.2.1. Khái niệm thanh niên
Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều
cách, tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá
mà có nhiều định nghĩa khác nhau về thanh niên.
Về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai đoạn xác
định trong quá trình tiến hóa của cơ thể. Các nhà tâm lí học thường nhìn nhận
thanh niên là một giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động
độc lập với tư cách là một công dân có trách nhiệm. Dưới góc độ kinh tế học,
thanh niên được xem là một lực lượng lao động xã hội, nguồn bổ xung cho
đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực
Trên thế giới, tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội
đặc điểm truyền thống, tuổi thọ trung bình, … mà mỗi quốc gia,có qui định về
Nguyễn Thị Yến
14
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
độ tuổi thanh niên khác nhau. Nhưng hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
thống nhất tuổi thanh niên bắt đầu từ 15 hoặc 16 tuổi, còn thanh niên kết thúc
ở độ tuổi nào thì có sự khác biệt, có nước qui định là tuổi 25, có nước qui
định là 30 tuổi. Nhìn chung thời điểm kết thúc của tuổi thanh niên chưa
thống nhất.
Liên Hợp Quốc định nghĩa thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi.
Chủ yếu dựa trên cơ sở phân biệt đặc điểm tâm sinh lí và hoàn cảnh xã hội
với nhóm lứa tuổi khác.
Ở Việt Nam, trong các văn bản pháp lý hiện hành thuật ngữ “thanh niên”
cũng có phạm vi điều chỉnh không thống nhất.
Theo “chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010” do thủ
tướng chính phủ kí phê duyệt kèm theo quyết định số 70/2003 /QDTTg ngày
29/4/2003 thì thanh niên Việt Nam được cho là những người Việt Nam trong
độ tuổi từ 15 đến 34. Tuy nhiên 2 năm sau, luật thanh niên (luật số 53/2005
/QH11) được quốc hội khóa XI thông qua đã quy định tại điều 1: “thanh niên
quy định trong luật này là công dân Việt Nam từ đủ 16 đến 30 tuổi”[14, tr.7].
Đây cũng là điều được quy định tại điều 1, mục 2 của “Điều lệ Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh” (2007).
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này thì thanh niên được được hiểu
là những công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi theo luật thanh niên
quy định.
Trong cuộc đời con người thì “tuổi thanh niên” có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Xét từ góc độ tâm - sinh lý thì đây là giai đoạn con người chuyển biến
từ đứa trẻ thành một người trưởng thành với sự hoàn thiện cơ thể về mặt tâm
sinh lý, tình cảm rất điển hình, đặc biệt là trong độ tuổi dậy thì. Xét từ góc độ
con người xã hội thì tuổi thanh niên chính là độ tuổi trải qua quá trình xã hội
hóa, chuẩn bị hành trang cho cuộc đời mình: học việc, nghề nghiệp, lối
Nguyễn Thị Yến
15
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
sống,… trên cơ sở định hình hệ giá trị riêng cho mình, trở thành công dân
thực thụ và đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ do luật định.
Như vậy, với những đặc điểm trên của tuổi thanh niên ta có thể thấy tính
trẻ, năng động, ưa thử nghiệm, dễ phạm sai lầm là đặc điểm chung của thanh
niên ở mọi thời đại, mọi quốc gia, dân tộc.
1.2.2. Phạm trù lối sống và lối sống của thanh niên
Khi xét về phạm trù lối sống thì có thể thấy, cho đến nay đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về lối sống của con người nhưng nhìn chung đều dược
đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với nghiên cứu về văn hóa.
Trong Wikipedia - từ điển điện tử thông dụng nhất hiện nay đã đưa ra
định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa có thể định nghĩa là toàn bộ những ứng xử,
lối sống, nghệ thuật, đức tin và các thể chế của dân cư được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Văn hóa còn được gọi là “các lối sống của toàn thể xã
hội” (Ways of life of an entri society). Và như vậy, nó bao gồm các mã số về
phong cách, trang phục, ngôn ngữ, tôn giáo và lễ nghi các chế định về ứng xử
như luật pháp và đạo đức, và các hệ thống đức tin, kể cả mỹ thuật và nghệ
thuật ẩm thực”.
Trong định nghĩa của UNESCO về văn hóa năm 2002 (tuyên bố chung
của UNESCO về tính đa dạng của văn hóa) : văn hóa nên được đề cập đến
như là một tập hợp của những đặc trưng về tinh thần, vật chất tri thức và xúc
cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng,
ngoài văn học và nghệ thuật, các phong cách sống các lối chung sống, các hệ
giá trị, các truyền thống và đức tin.
Như vậy, có thể thấy rằng “lối sống” được coi như là một bộ phận hợp
thành của văn hóa, hay là một phương thức tồn tại và biểu hiện của văn hóa.
Ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về lối sống,
nhiều định nghĩa khác nhau về lối sống tùy theo cách tiếp cận của mỗi người
Nguyễn Thị Yến
16
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trong tiếng việt thông thường thuật ngữ lối sống được sử dụng để mô tả
và làm theo đó là sự định giá, đánh giá về một hay một loại hoạt động sống,
lối sống nào đó. Ví dụ: “lối sống giản dị”, “lối sống xa hoa” …
Định nghĩa của Nguyễn Trần Bạt về lối sống (trên trang web
chungta.com): “Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lí
tưởng. Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn
hóa, đặc trưng văn hóa của một con người hay một cộng đồng”. Theo ông lối
sống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như:
- Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh…
- Các phong tục, tập quán …
- Cách thức giao tiếp ứng xử với nhau
- Quan niệm về đạo đức và nhân cách
Ngoài ra còn có nhiều các định nghĩa khác nhau về lối sống. Tuy nhiên
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này phạm trù “lối sống” sẽ được hiểu
theo định nghĩa của PGS.TS Triết học Nguyễn Văn Huyên, đăng trên tạp chí
triết học 12/2003:
“Lối sống là tổ hợp mô tỉ hình, cách thức và phong thái
sống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng như
lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt, đến thái
độ, hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa con người với con
người, giữa chủ thể với với đối tượng, giữa điều kiện với
phương tiện mục đích sống. Trong lối sống tổng hòa những nét
cơ bản, khắc họa những đặc điểm, cuộc sống của các cá nhân,
các nhóm người, của giai cấp, dân tộc trong một xã hội nhất
định”.[11, tr.1]
Như vậy, theo định nghĩa này về lối sống thì ta có thể hiểu lối sống của
thanh niên chính là tổ hợp toàn bộ cách thức và phong thái sống của thanh
Nguyễn Thị Yến
17
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
niên, thể hiện trong mọi phương thức cũng như mọi lĩnh vực hoạt động từ sản
xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách tư duy, lối ứng xử của
thanh niên, được hiện thực hóa trong đời sống hàng ngày của họ.
1.2.3. Lối sống của thanh niên Việt Nam khi chưa có sự tác động của
toàn cầu hóa
Lối sống của một dân tộc được hình thành từ đặc điểm nhân chủng và
điều kiện sống của dân tộc ấy. Lối sống của con người Việt Nam được hình
thành do điều kiện địa lí, kinh tế, chính trị, trước hết là tâm lý và văn hóa con
người, dân tộc Việt Nam. Vì vậy, lối sống của thanh niên Việt Nam khi chưa
có sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa thì nó chịu sự tác động của điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và tâm lý truyền thống của con người
Việt Nam.
Những nét chính trong lối sống của thanh niên Việt Nam khi chưa có sự
tác động của toàn cầu hóa là:
Thứ nhất, thanh niên Việt Nam sống cần cù, chịu khó và ham học hỏi.
Điều này là do ảnh hưởng của truyền thống hiếu học của dân tộc ta, cùng
với việc nhân dân ta sống bằng nghề nông là chủ yếu đã hình thành nên tính
cần cù, chịu khó trong lối sống của thanh niên Việt Nam. Tuy nhiên, với nền
kinh tế nông nghiệp là chủ yếu cũng dẫn đến việc thanh niên Việt Nam chịu
ảnh hưởng của tư tưởng tiểu nông, thích sự an nhàn và thỏa mãn với sự an
nhàn đó. Đặc biệt là ở bộ phận thanh niên sống ở nông thôn.
Thứ hai, thanh niên Việt Nam sống có nghĩa, có tình có lòng nhân ái
cao. Lối sống này được hình thành từ truyền thống của con người Việt Nam
với tư tưởng coi “bốn bể đều là anh em”, hay với tư tưởng của nho giáo, con
người sống phải theo chuẩn mực: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín và quan trọng là
phải có lòng thương người.
Nguyễn Thị Yến
18
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Thứ ba, thanh niên Việt Nam sống gắn bó với gia đình, coi trọng các
truyền thống văn hóa của dân tộc, đặc biệt là hoạt động tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên. Nho giáo rất coi trọng gia đình, coi trọng các mối quan hệ con người
trong gia đình, nó yêu cầu con người sống phải hoàn thành các chức năng,
nghĩa vụ của mình đối với gia đình. Với tư tưởng con cháu phải tôn trọng các
bậc bề trên: ông bà, cha mẹ, … nó đã góp phần hình thành nên phẩm chất đạo
đức tốt của thanh niên Việt Nam đó là: lòng hiếu thảo, sống hòa thuận, gắn bó
với gia đình. Xuất phát từ việc phải hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với gia
đình, đặc biệt là đối với các bậc tiền bối mà đã hình thành trong thanh niên
Việt Nam ý thức coi trọng việc thờ cúng tổ tiên - một giá trị truyền thống có
giá trị văn hóa lớn của dân tộc ta.
Thứ tư, thanh niên Việt Nam sống có phần khép kín, thiếu tự tin. Lối
sống này có thể coi là hệ quả của việc các lễ giáo phong kiến buộc người con
phải phục tùng người cha một cách quá khắt khe, các bậc tiền bối thường có
xu thế áp đặt những chuẩn mực của thế hệ mình cho con cháu, hay từ truyền
thống đề cao tính cộng đồng mà cá nhân ít được coi trọng của dân tộc ta.
Những ảnh hưởng đó đã làm cho các thế hệ thanh niên không dám đòi hỏi
quyền lợi chính đáng của mình trước các bậc cha chú, hạn chế tính năng động
sáng tạo của họ.
Thứ năm, thanh niên Việt Nam sống có tinh thần bất khuất, có lí tưởng
cách mạng cao. Đặc điểm này trong lối sống của thanh niên chính là biểu hiện
của lòng yêu nước - truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nó được biểu hiện
rõ nét nhất trong giai đoạn cách mạng với hai cuộc kháng chiến trường kì bảo
vệ độc lập tổ quốc. Lí tưởng cách mạng, lòng yêu nước của thanh niên Việt
Nam thể hiện rất rõ ràng. Họ tin vào mục tiêu “độc lập dân tộc gắn với chủ
nghĩa xã hội”, họ hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc. Trong hai cuộc kháng chiến đó đã có biết bao thanh niên với tư tưởng
“quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” đã lên đường ra mặt trận, họ để lại sau lưng
Nguyễn Thị Yến
19
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
người yêu, gia đình của họ, … những tên tuổi như: Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn
Trỗi, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Viết Xuân, … chính là những biểu tượng cho
tinh thần bất khuất, lí tưởng cách mạng, lòng yêu nước của thanh niên
Việt Nam.
Như vậy, lối sống của thanh niên Việt Nam khi chưa có sự tác động của
toàn cầu hóa thể hiện sự tương xứng giữa cách ứng xử của họ với điều kiện
hoàn cảnh xã hội, hình thành nên lối sống có cả những mặt tích cực và hạn
chế nhất định.
Chƣơng 2
TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN LỐI SỐNG CỦA
THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
Toàn cầu hóa hiện nay đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan đối
với tất cả các dân tộc trên thế giới. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và
công nghệ thông tin, đặc biệt là sự xuất hiện của mạng thông tin toàn cầu
(internet), thế giới dường như đã được thu nhỏ lại, ranh giới giữa các quốc gia
cũng trở nên mỏng manh và chỉ mang tính tương đối. Toàn cầu hóa đã tạo cơ
hội để dân tộc khác nhau trên thế giới có thể gần gũi và hiểu nhau hơn. Trong
quá trình hội nhập đó thì ở Việt Nam thanh niên là nhóm xã hội - dân cư có
độ mẫn cảm cao nhất đối với các ảnh hưởng kinh tế, chính trị, văn hóa, … dội
vào từ bên ngoài. Sở dĩ thanh niên thanh niên dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố
bên ngoài nhất là do:
Thứ nhất, do đặc điểm là những người trong quá trình phát triển, hoàn
thiện nhân cách nên thanh niên hết sức nhạy cảm với cái mới, cái lạ, tiếp thu
chúng để tạo ra sự khác biệt thế hệ và bản sắc riêng của mình.
Nguyễn Thị Yến
20
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Thứ hai, khác với các thế hệ người lớn, thanh niên ít bị hay chính xác
hơn là chưa bị ràng buộc, níu kéo mạnh mẽ bởi các giá trị, các chế định và
thói quen truyền thống của dân tộc. Vì vậy, họ sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng và
tiếp nhận những cái mới, cái lạ được du nhập từ bên ngoài.
Thứ ba, thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay đang có nhiều lợi thế hơn
hẳn các thế hệ trước trong giao lưu quốc tế và tiếp nhận các ảnh hưởng của
thời đại. Bởi lẽ nhìn chung họ được trang bị tri thức tốt hơn, nhất là kỹ năng
ngoại ngữ và việc làm chủ các thiết bị truyền thông hiện đại. Các yếu tố
khách quan như bản thân quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát
triển như vũ bão của công nghệ thông tin, truyền thông và đặc biệt là đường
lối chính sách cải cách, mở cửa và hội nhập quốc tế của Đảng và nhà nước đã
tạo điều kiện tăng cường đáng kể năng lực hội nhập quốc tế của thanh niên
Việt Nam.
Như vậy, trong quá trình hội nhập dưới sự tác động của toàn cầu hóa thì
lối sống của thanh niên Việt Nam có sự biến đổi mạnh mẽ. Toàn cầu hóa tác
động đến lối sống của thanh niên Việt Nam theo hai hướng tích cực và
tiêu cực.
2.1. Tác động tích cực của toàn cầu hóa đến lối sống của thanh niên Việt
Nam hiện nay
Trong quá trình tăng cường giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận ành hưởng của
các yếu tố quốc tế mang tính thời đại, năng lực hội nhập và tính tích cực xã
hội thanh niên Việt Nam hiện nay được nâng cao hơn nhiều so với thế hệ
trước, tri thức về thế giới năng lực làm chủ các công nghệ hiện đại và các kỹ
năng sống được tăng cường hiểu biết về các nền văn hóa, bao gồm cả nền văn
hóa dân tộc và con người Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể. Những tác
động tích cực của toàn cầu hóa đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện
Nguyễn Thị Yến
21
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
nay thể hiện rõ nét qua những biến đổi tích cực trong lối sống của thanh niên
Việt Nam hiện nay như sau:
2.1.1. Yêu nước, trân trọng và phát huy những giá trị văn hóa, truyền
thông tốt đẹp của dân tộc
Yêu nước là truyền thống lớn nhất, quan trọng nhất, là bệ đỡ tinh thần và
là giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên những gì đã trải qua trong
công cuộc đổi mới trong 25 năm qua, dưới sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu
hóa đối với quá trình hội nhập đã mang lại những quan điểm khác nhau về
tình cảm yêu nước và ý thức dân tộc của thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay.
Có quan điểm cho rằng thanh niên Việt Nam hiện nay ít quan tâm đến
tình hình, vận mệnh đất nước, ưa sống, suy nghĩ và hành động theo lối sống
thực dụng, vị kỷ cá nhân. Tình cảm yêu nước của họ đã phai nhạt hơn so với
thế hệ trước. Nghị quyết Trung ương thuộc khóa X năm 2007 cũng nhận định:
một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm
đến tình hình đất nước.
Những hiện tượng trên hoàn toàn trái ngược với lẽ sống, hình ảnh của thế
hệ thanh niên Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến. Những người đã làm lên
những phong trào yêu nước sục sôi trong suốt những thập kỷ đất nước trải qua
những thử thách khốc liệt nhất của các cuộc đấu tranh yêu nước từ 1945 đến
1979. Do đó, hệ quả tất yếu trong nhận thức xã hội trong những năm
từ 1979 đến gần đây là hoài nghi lòng yêu nước của một số thanh niên
Việt Nam.
Một hiện tượng khác trái ngược với những hiện tượng trên là những năm
gần đây đã xuất hiện những hình thức mới bộc lộ rất rõ ràng tình cảm yêu
nước, đôi khi không kém phần mãnh liệt của thanh niên Việt Nam. Dễ nhận
biết nhất là hình ảnh hàng nghìn cổ động viên bóng đá Việt Nam, trong đó
Nguyễn Thị Yến
22
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
tuyệt đại đa số là thanh niên, hăng say với màu cờ tổ quốc, hát vang quốc ca
cổ vũ đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Hiện tượng khác thể hiện rõ ràng nhất cho tình cảm yêu nước, ý thức
“uống nước nhớ nguồn” của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay là những hoạt động
đền ơn đáp nghĩa do Đoàn Thanh niên và hội Liên hiệp thanh niên tổ chức.
đặc biệt là hàng năm vẫn có hàng chục vạn thanh niên viếng thăm nghĩa trang
liệt sỹ Trường Sơn, thành cổ Quảng trị, ngã ba Đồng Lộc, …trực tiếp bày tỏ
lòng tri ân với những thanh niên thế hệ trước đã hy sinh máu xương vì độc
lập, tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Hàng nghìn thanh niên tình
nguyện đã đến những nơi khó khăn để thử nghiệm và chia sẻ với cộng đồng
cũng là những minh chứng mới cho lòng yêu nước, ý chí cộng đồng, ý thức
dân tộc của thanh niên Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập dưới sự tác động của toàn cầu hóa thì
việc giáo dục tinh thần yêu nước, lịch sử dân tộc cho thế hệ thanh niên Việt
Nam là một điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta cần thấy dược và
khẳng định rằng tuyệt đại đa số thanh niên Việt Nam hiện nay yêu nước, có
tinh thần tự tôn dân tộc, quan tâm và có trách nhiệm với tương lai, vận mệnh
đất nước cho dù hình thức thể hiện tinh thần yêu nước của mỗi thanh niên là
khác nhau.
Cùng với việc nghi nghờ lòng yêu nước của thanh niên Việt Nam hiện
nay là một nhận thức khá phổ biến, dường như đã trở thành định kiến xã hội
là: thế hệ thanh niên ngày nay đang quay lưng lại chối bỏ, phủ nhận những giá
trị văn hóa, đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhận thức này là do
sự tác động của quá trình toàn cầu hóa. Dưới sự tác động của toàn cầu hóa thế
giới đang ngày càng “phẳng” hơn thì tất cả các nền văn hóa của các dân tộc
đang xích lại gần nhau hơn thông qua những tương tác ngày càng mạnh mẽ.
Nguyễn Thị Yến
23
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Kết quả của quá trình giao lưu, tiếp biến văn minh, văn hóa này là dường như
dân tộc nào cũng phải đối diện với một nguy cơ các giá trị truyền thống của
mình bị biến dạng, mai một, thậm chí bị biến mất. Và đương nhiên, hiện
tượng này bộc lộ rõ nhất trong thanh niên - bộ phận dân cư nhạy cảm nhất của
các dân tộc. Vì vậy, không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới
đều gặp phải.
Trong khi không phủ nhận cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của những
nhận định về xu hướng “lai căng”, “mất gốc” của một bộ phận thanh niên
Việt Nam hiện nay thì ta cần thấy một điều là: đối nghịch với xu hướng đó,
thì trong thời khỳ đổi mới đã và đang xuất hiện ở nước ta một xu hướng lối
sống ngày càng thịnh hành trong nhiều nhóm dân cư, trong đó có thanh niên,
là trân trọng và phát huy các giá trị văn hóa và các truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.
Trong quá trình toàn cầu hóa, càng gia tăng tiếp xúc với các giá trị văn
hóa, văn minh hiện đại thì các cộng đồng người ngày càng có nhu cầu khẳng
định bản sắc riêng của mình, kiểm chứng hành trang văn hóa truyền thống của
mình để chắt lọc, củng cố và phát huy những giá trị văn hóa còn phù hợp.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận như một hiện tượng đặc
trưng của thời kỳ đổi mới là sự phục hồi mạnh mẽ của kễ hội truyền thống và
nhiều nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống khác.
Ngày nay, nhiều lễ hội sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng cổ truyền trước đây
chỉ thu hút ít người (chủ yếu là người già, phụ nữ) thì trong những năm gần
đây đã lôi cuốn được hàng chục người thuộc đủ các tầng lớp, lứa tuổi và đặc
biệt là thanh niên tham gia như: Lễ giỗ Hùng Vương, Lễ khai ấn Đền Trần, Lễ
hội Chùa Hương, …
Ngoài ra thanh niên Việt Nam hiện nay có tính tự lập cao nhưng họ vẫn
quan tâm và rất coi trọng cuộc sống trong gia đình. Không những vậy họ cũng
Nguyễn Thị Yến
24
K34A - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
có thái độ rất tích cực, trân trọng đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân
tộc ta.
Như vậy, ta có thể thấy rằng dưới sự tác động của toàn cầu hóa thì phần
đông thanh niên Việt Nam vẫn trân trọng các giá trị văn hóa và truyền thống
tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời những giá trị truyền thống đó đang phát huy
tác dụng, góp phần quan trọng vào việc định hướng lối sống và hành vi ứng
xử của thanh niên Việt Nam hiện nay.
2.1.2. Năng động, sáng tạo, có khát vọng, lạc quan, có tính tích cực
chính trị - xã hội cao
Năng động, sáng tạo là phẩm chất gắn liền với tuổi thanh niên. Đặc trưng
của độ tuổi này là thích thử nghiệm mình, tìm cách khẳng định bản sắc của
thế hệ và nhân cách bản thân trong quá trình phát triển. Do đó, sự năng động
của họ còn có nghĩa là sự khác biệt đối với các thế hệ người lớn trong cộng
đồng dân tộc mình, trong thời đại của họ. Vì vậy, sự năng động, sáng tạo tức
là sự nỗ lực tìm tòi ra những cái mới theo hướng chân, thiện, mỹ.
Ngày nay, với sự tác động của toàn cầu hóa tăng tốc, đặc biệt là sự xuất
hiện của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự ra đời của nền kinh tế
tri thức đã tạo điều kiện để tính năng động, sáng tạo của giới trẻ được phát
huy tối đa. Ngoài ra khi đất nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đẩy
mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhận thức được sứ mệnh của thanh niên
Việt Nam trong tình hình mới từ năm 2000 Hội Liên Hiệp Thanh Niên Vệt
Nam đã phát động nhiều cuộc vận động lớn trong đó có cuộc vận động học
tập, sáng tạo vượt bậc vì sự nghệp CNH, HĐH đất nước.Tiếp đó Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII (12/2002) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
xác định khẩu hiệu hành động của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ CNH,
HĐH đất nước là: “ tuổi trẻ Việt Nam thi đua học tập, rèn luyện, lao động,
sáng tạo, xung kích tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Nguyễn Thị Yến
25
K34A - GDCD