TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
-------------------------
BẠCH THỊ THANH NHÀN
VẤN ĐỀ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN
HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN NAY
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
HÀ NỘI - 2012
Khóa luận tốt nghiệp
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
--------------------------
BẠCH THỊ THANH NHÀN
VẤN ĐỀ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN
HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN NAY
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S. LÊ THỊ MINH THẢO
HÀ NỘI - 2012
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận với đề tài: “Vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam hiện nay” em được thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, dưới sự động viên, khích lệ của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Giáo dục
Chính Trị đã đào tạo và trang bị cho em những kiến thức cơ bản giúp em thực
hiện khóa luận này. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn
bè, những người đã động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để em có thể
thực hiện khóa luận thành công.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Lê Thị Minh Thảo
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, em không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong các thầy cô nhận xét và góp ý để bài nghiên cứu của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Bạch Thị Thanh Nhàn
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề tôi trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của bản thân tôi, được sự hướng dẫn tận tình của Th.S Lê Thị
Minh Thảo, không trùng với kết quả của các công trình nghiên cứu khác.
Nếu sai sót tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên thực hiện
Bạch Thị Thanh Nhàn
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………
1
2.Tình hình nghiên cứ đề tài……………………………………………..
2
3. Mục đích và hiệm vụ nghiên cứu của đề tài…………………………..
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………..
4
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...
5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………...
5
7. Kết cấu cuả khoá luận…………………………………………………
5
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG………………………….
1.1. Các khái niệm cơ bản……………………………………………….
6
6
1.1.1. khái niệm bản sắc…………………………………………………
6
1.1.2. Khái niệm văn hoá………………………………………………
6
1.1.3. Khái niệm dân tộc………………………………………………..
9
1.1.4. Khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc…………………………… 10
1.2. Cơ sở hình thành bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam………………. 14
1.2.1. Hoàn cảnh địa lý tự nhiên………………………………………
14
1.2.2. Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm để khẳng định nền độc
lập tự chủ và vị thế của dân tộc Việt Nam…………………………………... 16
1.2.3. Việt Nam có một nền văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước… 18
1.2.4. Mối quan hệ giữa Nước – Làng – Nhà………………………… 21
1.2.5. Chủ nghĩa Mác – Lênin du nhập vào Việt Nam và Việt Nam
lựa chọn con đường phát tiển chủ nghĩa xã hội……………………………. 24
1.3. Vai trò của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.. 27
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
1.3.1. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, là cơ sở củng cố ý thức tự
tôn dân tộc và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững……………
27
1.3.2. Gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc là một
vấn đề có tính thời đại…………………………………………………………. 31
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ GÌN GIỮ VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC VIỆT
NAM HIỆN NAY………………………………………………….
35
2.1. Thực trạng vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay 35
2.1.1. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu……………………… 35
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế…………………………. 45
2.2. Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong việc gìn giữ và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hiện nay…………………... 53
2.3. Một số giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Việt Nam………………………………………………………………… 59
KẾT LUẬN………………………………………………………... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………... 67
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam thì
hơn một nghìn năm chúng ta phải đấu tranh chống các triều đại phong kiến
phương Bắc đô hộ, hơn một nghìn năm chúng ta sống trong vòng cương toả
của người Hán, đương đầu với mưu đồ Hán hoá; vậy mà con cháu vua Hùng
vẫn là người Việt chứ không trở thành một cộng đồng người Hán phía nam.
Văn hoá Trung Hoa từng là một trung tâm văn hoá lớn của thế giới, có sức toả
sáng và ảnh hưởng rộng rãi trong khu vực; tưởng đâu dễ dàng nuốt trọn nền
văn hoá Việt Nam khiêm nhường, vậy mà điều đó đã không xảy ra. Thời pháp
thuộc cũng vậy, văn hoá Việt Nam có sức tự vệ tuyệt vời, có sức kháng cự
mạnh mẽ và bền bỉ để đến hôm nay chúng ta có thể nói nền văn hoá Việt Nam
như tài sản thiêng liêng của dân tộc. Có được điều đó chính là vì bản sắc văn
hoá dân tộc Việt Nam rất đậm nét, rất độc đáo, không dễ trộn lẫn hoặc hoà
tan.
Vậy nếu nói văn hoá là nền tảng tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm
cao và chiều sâu về trình độ phát triển của nhân loại nói chung và của từng
dân tộc nói riêng, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp trong quan hệ giữa người
với người, có ý nghĩa sống còn đối với một dân tộc; thì một nền văn hoá có
bản sắc văn hoá dân tộc đậm nét, càng độc đáo sẽ càng có bản lĩnh, càng bền
vững và càng có điều kiện phát triển; hay nói cách khác chính bản sắc văn hoá
là cái chống đỡ lại những tấn công bên ngoài để bảo vệ một dân tộc.
Hiện nay, trong xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhập văn hoá ngày càng
trở nên sâu rộng bản sắc văn hoá Việt Nam đang phải đối mặt với những
thách thức liên quan đến sự sống còn của dân tộc, đó là: Dưới sự tác động của
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
quá trình toàn cầu hoá kinh tế, mặt trái của kinh tế thị trường, sự chống phá
của các thế lực thù địch, … các nấc thang giá trị có sự thay đổi sâu sắc, làm
cho việc phân biệt “đúng – sai”, “tốt – xấu” trong nhiều trường hợp trở nên
hết sức phức tạp. Những yếu tố ngoại lai, lai căng có điều kiện xâm nhập,
phát triển ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá tinh thần xã hội; vấn đề
bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh
xã hội được đặt ra một cách gắt gao hơn. Chủ nghĩa cá nhân thực dụng, lối
sống vì đồng tiền, làm giàu bằng mọi giá, các tệ nạn xã hội có điều kiện phát
triển. Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược bảo vệ bản sắc văn hoá dân
tộc phù hợp thì sự ảnh hưởng này sẽ dẫn đến hậu quả khó lường đó là bản sắc
văn hoá dân tộc có nguy cơ trở thành bóng mờ, bản sao chép của nền văn hoá
dân tộc khác.
Vì vậy cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì
mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” chúng
ta cũng phải ra sức bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam để
đất nước bước vào hội nhập quốc tế một cách an toàn và phát triển bền vững.
Theo đó việc nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam để từ đó xây dựng
một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một việc làm có ý nghĩa
quan trọng.
Căn cứ vào những ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài “Vấn đề gìn giữ và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho khoá luận tốt
nghiệp của mình.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước những yêu cầu, đòi hỏi mới của đất nước và thời đại thì vấn đề
gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã được nhiều nhà nghiên cứu
khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu như:
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
- Cuốn “Bản sắc văn hoá dân tộc” của Tiến sĩ Hồ Bá Thâm. Trong tác
phẩm tác giả đã nói đến bản sắc và động lực phát triển của văn hoá, chỉ ra tình
hình văn hoá trong thách thức của kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hiện đại
hoá.
- Cuốn “Bản sắc văn hoá Việt Nam” của Giáo sư Phan Ngọc. Tác giả
đã bình luận vấn đề văn hoá và bản sắc văn hoá Việt Nam ở nhiều góc độ, so
sánh sự khác nhau giữa văn hoá Trung Quốc với văn hoá Việt Nam, chỉ ra bề
dày của văn hoá Việt Nam và bản sắc của văn hoá Việt Nam trong giao lưu
văn hoá.
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm với cuốn: “Tìm hiểu bản sắc
văn hoá Việt Nam” đã trình bày một cách toàn diện, xúc tích về văn hoá Việt
Nam trên các phương diện: Văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức cộng đồng,
văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hoá ứng xử với môi trường xã
hội.
- Cuốn “Việt Nam văn hoá sử cương” của Giáo sư Đào Duy Anh. Tác
giả đã tham khảo lý luận văn hoá của thế giới để hình thành hệ thống vấn đề
cho công trình nghiên cứu về văn hoá Việt Nam, …
Như vậy, qua các công trình nêu trên, các tác giả, các học giả Việt Nam
đã đề cập và nghiên cứu đến văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc, sự giao
thoa văn hoá Việt Nam với các loại văn hoá khác. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào đề cập đến vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt
Nam hiện nay. Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu đó tôi chọn đề
tài này làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Hy vọng với sự cố gắng của bản
thân và sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên, khoá luận tốt nghiệp có thể
đưa ra đôi điều nhỏ bé đóng góp vào công trình xây dựng, gìn giữ bản sắc văn
hoá dân tộc Việt Nam hiện nay.
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về bản sắc văn hoá dân tộc Việt
Nam và cơ sở hình thành bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, khoá luận làm rõ
hơn vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, và đề xuất
một số giải pháp có tính định hướng trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên khoá luận phải thực hiện nhiệm vụ sau:
- Nêu lên một số khái niệm lý luận về văn hoá, bản sắc văn hoá dân tộc
Việt Nam.
- Tìm hiểu cơ sở hình thành bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
- Tìm hiểu thực trạng của vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
Khoá luận nghiên cứu đề tài: “Vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc Việt Nam hiện nay”
* Phạm vi nghiên cứu
- Khoá luận đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề về văn hoá, bản sắc văn hoá
dân tộc Việt Nam, nhưng tập trung đi sâu vào nghiên cứu bản sắc văn hoá dân
tộc Việt Nam hiện nay, từ năm 1986 cụ thể là từ năm 2000 đến nay.
- Khoá luận lý giải dưới góc độ chủ nghĩa xã hội vấn đề: Gìn giữ và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam hiện nay.
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra khóa
luận còn sử dụng một số phương pháp khác: phương pháp phân tích – tổng
hợp; phương pháp lịch sử; hệ thống hoá; khái quát hoá, …
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Khoá luận làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: Bản sắc
văn hoá dân tộc Việt Nam hiện nay.
- Khoá luận có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong việc tìm
hiểu và nghiên cứu vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt
Nam.
7. Kết cấu cuả khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 2 chương và 6 tiết.
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. khái niệm bản sắc
Theo nghĩa Hán – Việt thì “Bản” là cái gốc, là căn bản, cốt lõi, cái hạt
nhân của một sự vật; “Sắc” là thể hiện ra ngoài. Bản sắc được nhận thức trên
cả hai mặt: mặt bản chất bên trong và mặt thể hiện bên ngoài, giữa hai mặt đó
có mối quan hệ biện chứng với nhau trong đó mặt bên trong phản ánh tính
đồng nhất, bản chất của một lớp đối tượng, sự vật nhất định và mặt bên ngoài
phản ánh những dấu hiệu, những sắc thái riêng của sự vật để làm cơ sở phân
biệt sự vật này với sự vật khác.
1.1.2. Khái niệm văn hoá
Văn hoá là một khái niệm đa nghĩa, được biểu đạt rất phong phú về ngữ
nghĩa và được sử dụng rộng rãi trong các bộ môn khoa học cụ thể. Việc nhấn
mạnh vào khía cạnh này hay khía cạnh khác của văn hoá là tuỳ thuộc vào mỗi
bộ môn khoa học có nhiệm vụ và tính chất khác nhau trong việc lấy văn hoá
làm đối tượng nghiên cứu cũng như vào trường phái và khuynh hướng của
từng tác giả. Tính chất phức tạp và đa dạng của những định nghĩa về văn hoá
cũng thúc đẩy việc cụ thể hoá và làm sáng tỏ bản chất của khái niệm, trên cơ
sở đó tiếp tục nghiên cứu những vấn đề khác của lý luận văn hoá.
Thuật ngữ văn hoá về mặt từ vựng được dịch ra từ tiếng latinh “colere”
sau đổi thành “cultus” – nghĩa gốc là “canh tác”, “trồng trọt”; “cultusagri” là
“trồng trọt ngoài đồng” và “cultusanimi”là “trồng trọt tinh thần”. Ở Trung
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
Hoa nghĩa gốc Hán của từ “văn” là cái đẹp, vẻ đẹp do màu sắc, đường nét tạo
ra. “Văn hoá” là làm cho trở nên đẹp, trở nên sáng, trở nên hiệu dụng đối với
con người. Văn hoá là làm “đẹp” và thực hiện những mục đích “đẹp” của
cuộc sống. Người Trung Hoa hay nói “văn trị” để đối lập với “võ trị” tức
muốn nói đến vai trò của văn hoá trong chính trị.
Ở Phương Tây người đầu tiên sử dụng thuật ngữ văn hoá trong khoa
học là pufơdóc (người Đức năm 1774) với hàm nghĩa văn hoá là toàn bộ
những gì do hoạt động xã hội của con người sáng tạo ra và ông nêu lên quan
điểm: văn hoá là cái đối lâp với tự nhiên. Khoa học về văn hoá thực sự được
khai sinh ở Đức, sau đó là ở Anh và Mỹ trong thế kỷ XIX.
Khởi nguồn quan niệm Mác-xít về văn hoá là quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen xem văn hoá như là hình thức biểu hiện và là kết quả của hoạt
động của con người. Theo quan niệm của C.Mác văn hoá là toàn bộ những
thành tựu được tạo ra nhờ hoạt động sáng tạo của con người – hoạt động sản
xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người. “Văn hoá là
thiên nhiên thứ hai” thiên nhiên được con người cải biến. Văn hoá là “tác
phẩm của con người”, là phương thức hoạt động sống của con người –
“phương thức” mà con người “xây dựng” thế giới tự nhiên cho mình “theo
quy luật của cái đẹp”. Trong “Bản thảo kinh tế - triết học” (1844) C.Mác viết:
“Việc tạo ra một cách thực tiễn ra thế giới vật chất, việc cải tạo thế giới tự
nhiên vô cơ là sự tự khẳng định của con người với tư cách là một sinh vật có
tính loài có ý thức (…) Nhờ sự sản xuất đó, thế giới tự nhiên biểu hiện ra là
tác phẩm của nó (con người) và thực tại của nó”.
C.Mác cho rằng, văn hoá xuất hiện trong quá trình hoạt động thực tiễn
của con người, trong đó hoạt động đặc trưng cơ bản nhất là lao động sản xuất
và cải tạo xã hội. Tức là văn hoá xã hội trong mối tương tác giữa con người
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân chủ thể văn hoá là con người,
văn hoá do con người tạo ra cho chính mình và con người sử dụng cái do
chính mình tạo ra là văn hoá để phát triển năng lực bản chất người.
Các quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen sau này được V.I.Lênin phát
triển cụ thể hoá khi bàn về cách mạng văn hoá. Trong tư tưởng của Lênin, văn
hoá nghệ thuật cách mạng không thể đứng trên xã hội, đứng ngoài lề xã hội,
mà phải là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp cách mạng. Lênin quan niệm
rằng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thành công khi giai cấp
vô sản “có sự hiểu biết chính xác về nền văn hoá được sáng tạo ra trong toàn
bộ quá trình phát triển của loài người”.
Năm 1982, tại Mêhicô, hội nghị thế giới về chính sách văn hoá vì sự
phát triển đã thông qua tuyên bố ngày 6/8/1982 còn gọi là tuyên bố Mêhicô về
chính sách văn hoá. Theo đó, theo nghĩa rộng, văn hoá được coi là toàn bộ các
đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tính chất đặc trưng cho một
xã hội hay một nhóm xã hội. Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học mà
cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ giá trị truyền thống và tín
ngưỡng.
Tổng giám đốc UNESCO F.Mayơ (Federico Mayer Zaragoza) đưa ra
một khái niệm về văn hoá “Văn hoá là tổng thể sống động của các hoạt động
sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động, sáng tạo
ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu –
những yếu tố xác định đặc tính riêng của một dân tộc”.
Trong lịch sử dân tộc không có một hệ thống lý thuyết văn hoá và các
nhà tư tưởng của đất nước cũng không có những tác phẩm chuyên bàn về văn
hoá. Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Trường Tộ, … mới chỉ nhắc đến
văn hoá là văn hiến, phong tục, nhân tài. Đến đầu thế kỷ XX trong cuốn sách
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
“văn hoá là gì”, Đào Duy Anh đưa ra định nghĩa “Văn hoá là giá trị biểu hiện
cuộc sống sinh hoạt mạnh mẽ của loài người trong cả phương diện vật chất,
tinh thần và xã hội”. Nó bao gồm: hình thái kinh tế, hình thái chính trị, pháp
luật, binh chế, giáo dục, ngôn ngữ, văn tự, văn học nghệ thuật, triết học,
phong tục, lễ nghi, tôn giáo, … Trong thế kỷ XX các nhà nghiên cứu văn hoá
Việt Nam đã đưa ra nhiều định nghĩa về văn hoá khác.
Tử điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, xuất bản năm 2005 cho rằng văn
hoá là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một
nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước (…) văn hoá biểu hiện trong lý tưởng sống, trong các quan
niệm về thế giới và nhân sinh, tín ngưỡng, trong lao động và đấu tranh, trong
tổ chức đời sống, tạo dựng xã hội, thể hiện trong lý tưởng thẩm mỹ. Có thể
tìm thấy những biểu hiện của văn hoá trong các phương thức và công cụ sản
xuất, phương thức sở hữu, các thể chế xã hội, phong tục tập quán, giao tiếp
giữa người với người, trong trình độ học vấn và khoa học kỹ thật, trong trình
độ sáng tạo và thưởng thức văn học nghệ thuật.
Cùng với cách nhìn mở rộng về văn hoá, Hồ Chí Minh đã nêu lên một
khái niêm về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày
về ăn, mặc, ở, và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo phát minh
đó, tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu
cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn” [22, tr.431].
1.1.3. Khái niệm dân tộc
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người được hình thành và phát triển trong
lịch sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện Nhà nước.
Trong xã hội nguyên thuỷ đã có thị tộc, rồi bộ lạc. Những thành viên
trong thị tộc gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống. Bộ lạc bao gồm
những người cùng họ và những người khác họ, cùng sinh sống trên một địa
bàn. Sản xuất phát triển thì bản thân con người cũng phát triển theo cùng với
những đặc trưng và ngôn ngữ, văn hoá vật chất (thể hiện trong phương thức
sản xuất, phương thức sinh hoạt) và văn hoá tinh thần (thể hiện thành ý thức
và các hình thái ý thức). Hình thức của cộng đồng người cũng có sự tiến hoá:
từ phân tán đến tập trung, từ thấp đến cao, kết quả là hình thành nên những
tộc người và những dân tộc khác nhau. Có thể quan niệm dân tộc là cộng
đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển
của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có
chung một nền văn hoá (hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợp các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra), tiêu biểu cho trình độ
văn minh đã đạt được.
Về mặt xã hội, khái niêm dân tộc không phải bao giở cũng trùng hợp
với khái niệm Quốc gia. Quốc gia theo nghĩa là một cộng đồng chính trị - xã
hội được quản lý bằng bộ máy nhà nước. Có quốc gia chỉ gồm một dân tộc
(hiếm có, như trường hợp Triều Tiên trước khi bị chia cắt), song phần lớn là
những Quốc gia nhiều dân tộc. Cũng có tình hình là những người cùng một
dân tộc nhưng phân tán ở nhều Quốc gia khác nhau. Trong lịch sử các dân tộc
hình thành và phát triển rất không đồng đều cả về thời gian, quy mô, sức sống
lẫn trình độ phát triển vì vậy mà mỗi dân tộc có một sắc thái văn hoá khác
nhau.
1.1.4. Khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
* Bản sắc văn hoá dân tộc
Bản sắc văn hoá dân tộc là hệ thống những đặc tính bên trong, những
sắc thái riêng có tính gốc nguồn gắn với những đặc tính của chủ thể, trở thành
cội nguồn, khuôn mặt, nền tảng, bản thể của một nền văn hoá; là căn cước, là
chứng minh thư của văn hoá bất kì dân tộc nào. Nó chính là cái để phân biệt
văn hoá dân tộc này với văn hoá dân tộc khác, khiến cho văn hoá của dân tộc
này không trở thành “cái bóng” của dân tộc khác và ngược lại.
Vấn dề bản sắc văn hoá dân tộc cho đến nay vẫn là vấn đề mở. Nó đang
được tiếp cận từ nhiều khoa học, nhiều góc độ. Một tiếp cận đáng lưu ý, xem
xét vấn đề theo khuynh hướng cho rằng bản sắc văn hoá dân tộc là sự tổng
hoà các khuynh hướng cơ bản trong sáng tạo văn hoá của một dân tộc, là mối
liên hệ thường xuyên, có định hướng của cái riêng (văn hoá dân tộc) với cái
chung (văn hoá khu vực và văn hoá nhân loại, …). Nhiều người tiếp cận bản
sắc văn hoá dân tộc từ phía chức năng văn hoá, giá trị văn hoá, … Dù từ
nhiều góc độ nào thì đó cũng là cuộc hành trình đi tìm những nét riêng, bền
vững, căn cốt của một nền văn hoá.
Bản sắc văn hoá dân tộc là một hiện tượng phức tạp, biểu hiện phong
phú đa dạng. Để có nhận thức đầy đủ hơn thì ngoài việc định nghĩa, còn có
thể sử dụng phương pháp phân tích kết cấu của bản sắc văn hoá dân tộc qua
mô hình cấu trúc phương thức biểu hiện của nó (theo chiều dọc và chiều
ngang)
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
Hình 1. Cấu trúc phương thức biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc
(theo chiều dọc)
Với kiểu mô hình hoá theo chiều dọc như H1, kết cấu bản sắc văn hoá
dân tộc được biểu đạt thông qua 3 tầng diện của cấu trúc phương thức biểu
hiện.
Tầng diện 1 – Đây là tầng diện sâu nhất, mang tính bản chất và tương
đối ổn định so với các tầng diện khác trong toàn bộ hệ thống cấu trúc. Bản sắc
văn hoá dân tộc nằm ở tầng diện này mang vai trò “kép”: một mặt giữ vai trò
là hạt nhân chi phối toàn bộ hệ thống và quyết định biểu hiện của các yếu tố ở
các tầng diện khác; mặt khác nó chính là cái ẩn sâu bên trong các yếu tố trong
hệ thống, hay nói cách khác phương thức biểu hiện sự tồn tại của nó là phải
thông qua các yếu tố, trước hết là ở tầng diện 1 – qua thế giới quan và nhân
sinh quan – qua đó, những đặc trưng lớn, những hệ giá trị căn bản của bản sắc
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
văn hoá dân tộc được biểu hiện như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử
dân tộc.
Tầng diện 2 – cách thức tư duy, lối sống, lý tưởng, thẩm mỹ. Đây là
tầng nấc trung gian để từng bước thực hoá thế giới quan, nhân sinh quan
mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong đời sống xã hội. Ở tầng diện này quá
khứ và hiện tại kết nối với nhau bởi các mối liên hệ lịch sử và lôgíc. Nếu ở
tầng diện 1 bản sắc văn hoá dân tộc biểu hiện có tính tương đối thì ở tầng diện
2 nó được biểu hiện có tính cụ thể, đa dạng, phong phú và biến đổi hơn.
Tầng diện 3 – Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán, lễ nghi, kiến
trúc, kho tàng văn học nghệ thuật dân gian, …là những biểu hiện vô cùng
phong phú và đa dạng, nó phản ánh sự tiếp nối của lịch sử dân tộc; mặt khác
nó là cái hiện hữu cụ thể trong đời sống dân tộc đang được diễn ra. Tính cụ
thể, biến đổi, phong phú, đa dạng thể hiện rõ nét ở tầng diện này, bởi nó chịu
tác động trực tiếp, mạnh mẽ của nhiều yếu tố khách quan như sự thay đổi về
kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên. Nếu ở tầng diện sâu hơn có tính ổn
định hơn và chịu sự tác động mạnh hơn của các yếu tố chủ quan thì ở tầng
diện này, nó có tính biến đổi nhiều hơn và chịu sự tác động mạnh hơn của
những yếu tố khách quan.Có thể diễn đạt rõ hơn sự biến đổi của bản sắc văn
hoá dân tộc qua mô hình cấu trúc, phương thức biểu hiện của bản sắc văn hoá
dân tộc theo chiều ngang (H2).
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
Hình 2. Cấu trúc phương thức biểu hiện của bản sắc văn hoá (chiều ngang).
Việc mô hình hoá kết cấu bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện qua 3 tầng
diện biểu hiện theo chiều dọc và ngang làm rõ bản chất, xu hướng biến đổi
của nó trong lịch sử; từ đó nhận thức đúng đắn trong quá trình gìn giữ và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên đó mới chỉ làm sáng tỏ hơn về mặt
khái niệm và kết cấu bản sắc văn hoá dân tộc.
* Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
Bản sắc văn hoá dân tộc là cái đảm bảo cho dân tộc Việt Nam tồn tại
và đứng vững cho đến ngày hôm nay trải qua những biến động lịch sử. Thực
tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó. Trong quá trình đấu tranh và
dựng nước chúng ta đã phải trải qua hàng nghìn năm đô hộ của phong kiến
Phương Bắc và chịu sự xâm lược của bọn đế quốc Phương Tây. Mục đích
xâm lược của chúng là làm đồng hoá, làm mất đi lối sống truyền thống của
Việt Nam. Nhưng nhờ có bản sắc văn hoá dân tộc, nhờ có sức mạnh văn hoá
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
tinh thần của người Việt Nam, chẳng những Việt Nam không bị đồng hoá về
văn hoá mà trái lại còn tiếp thu, cải biến và Việt hoá một cách tài tình những
yếu tố văn hoá ngoại nhập làm phong phú thêm bản sắc văn hoá Việt Nam.
Trong nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương Đảng
khoá VIII đã khái quát bản sắc văn hoá Việt Nam bằng một khái niệm: “Bản
sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân
tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã
– tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý; đức tính cần cù,
sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống,
… Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm nét cả trong hình thức biểu hiện mang
tính dân tộc độc đáo, …” [4, tr.56]
1.2. Cơ sở hình thành bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
1.2.1. Hoàn cảnh địa lý tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Vùng
Đông Nam Châu Á này bao gồm miền chân núi Himalaya và Thiên Sơn. Các
dòng sông lớn của khu vực đều bắt nguồn từ hai dãy núi này. Hải lưu và các
dòng sông lớn - sông Dương Tử, Sông Hồng, sông Mêkông, sông Chaophaya,
… đều là những vùng đồng bằng màu mỡ, phù sa. Đặc trưng tiêu biểu của
vùng này là sự chênh lệch khá lớn giữa bình nguyên và núi rừng, sự chênh
lệch tương đối nhỏ giữa bình nguyên và mặt biển. Chính nét đặc trưng này
cùng với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa là cơ sở thuận
lợi cho việc phát sinh nghề nông trồng lúa nước từ rất sớm với văn hoá Hoà
Bình, văn hoá Bắc Sơn.
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
Việt Nam “nằm giữa Đông Nam Á” (lục địa hải đảo), “là ngã tư đường
của các cư dân và các nền văn minh”. Việt Nam – bán đảo Đông Dương là
đầu cầu để mở Đông Nam Á từ hướng Ấn Độ và Trung Quốc. Do vậy, Việt
Nam trở thành điểm quan tâm của nhiều thế lực ngoại xâm. Lịch sử dân tộc là
lịch sử của một chuỗi dài những cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân
dân ta; điều đó đã in dấu ấn vào tính cách con người Việt Nam.
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có hai mùa rõ
rệt. Địa hình Việt Nam trải dài (khoảng 15 vĩ độ); núi rừng chiếm 2/3 diện
tích, sông ngòi nhiều và phân bố đều khắp. Đồng bằng chỉ chiếm một tỷ lệ
khiêm tốn (chưa đến 1/3 diện tích). Ngoài ra bao quanh hướng đông và nam là
bờ biển khoảng hơn 2000km. Tây và bắc bị chắn bởi núi rừng, trong đó quan
trọng nhất là dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy Trường Sơn. Cũng vì vậy mà
việc phân bố hệ thống động vật cũng như tập quán canh tác dân tộc Việt Nam
khá tiêu biểu và đặc thù.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với tổng số 54 dân tộc. Dân tộc
Việt (Kinh) chiếm 87% dân số, sống tập trung chủ yếu trong vùng châu thổ
sông Hồng, các đồng bằng ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long
và các thành phố lớn; 53 dân tộc khác, tổng cộng trên 8 triệu người, phân bố
chủ yếu trên các vùng núi (chiếm 2/3 lãnh thổ) trải dài từ Bắc vào Nam. Mỗi
dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đều có đời sống văn hóa
riêng, sự phát triển đa dạng mang bản sắc văn hóa của từng dân tộc càng làm
phong phú thêm nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2. Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm để khẳng định nền độc lập
tự chủ và vị thế của dân tộc Việt Nam
Nhìn lại con đường lịch sử đã qua, trong bốn nghìn năm dựng nước và
giữ nước, dân tộc ta đã phải chiến đấu chống ngoại xâm gần như thường
xuyên và đã chiến thắng ngoại xâm một cách oanh liệt. Đó là nét nổi bật của
lịch sử Việt Nam, là thử thách gay go nhất nhưng cũng là niềm tự hào lớn
nhất của dân tộc ta. Trong lịch sử nhiều đế chế cường thịnh thời cổ - trung –
đại và nhiều cường quốc đế quốc thời cận đại đã âm mưu xâm chiếm nước ta.
Kẻ thù muốn đánh chiếm nước ta không những để bóc lột nhân dân, vơ vét
của cải, khai thác nguồn tài nguyên phong phú, mà còn biến nước ta thành
một đầu cầu chiến lược để bành trướng khắp vùng Đông – Đông Á, để từ
biển cả tiến sâu vào đại lục bao la cũng như từ đất liền toả ra các vùng hải
đảo. Chính vì vậy từ khi dựng nước đến nay, trong suốt tiến trình lịch sử lâu
dài, dân tộc ta luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng chống ngoại xâm và liên tiếp
đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, phần lớn là những quốc gia
lớn mạnh, những đế quốc cường bạo.
Trong thời kỳ đầu mới dựng nước nhân dân ta đã phải chiến đấu chống
lại nhiều mối đe doạ từ bên ngoài xô tới. Nước Văn Lang từ thời Hùng Vương
đến Âu Lạc thời An Dương Vương nạn ngoại xâm đã xuất hiện và trở thành
mối đe doạ nguy hiểm đối với vận mạng của nước ta. Bằng sức lao động sáng
tạo và đấu tranh kiên cường, bền bỉ, người Việt đã xây dựng được một đất
nước phát triển với nhiều thành tựu kinh tế và văn hoá làm nền tảng cho một
nền văn minh bản địa đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp
trồng lúa nước và kết cấu xóm làng bền chặt cư dân Văn Lang – Âu Lạc tiến
hành khai hoang, làm thuỷ lợi, chống ngại xâm và các hoạt động khác. Cũng
từ đó người Việt bấy giờ đã định hình cho mình một lối sống, cách ứng xử,
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
tâm lý, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật toát lên những đặc điểm của đời sống
văn hoá vật chất và tinh thần đặc sắc.
Năm 179 (tr.CN) nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu mở đầu
một thời kỳ đen tối đầy đau thương và uất hận trong lịch sử nước ta, đây được
gọi là thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Thời kỳ này kéo dài từ năm 179
(tr.CN) đến năm 905 với cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ, lật đổ nền đô hộ
của nhà Đường giành lại độc lập, tự chủ của nhân dân ta, thời Bắc thuộc mới
chấm dứt hoàn toàn. Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc các triều đại
phong kiến phương Bắc như Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương,
Tuỳ, Đường kế tiếp nhau đô hộ nước ta. Bằng những âm mưu và thủ đoạn
thâm độc kẻ đô hộ không chỉ dừng lại ở việc cướp bóc mà chúng còn rắp tâm
xoá bỏ độc lập, chủ quyền của nhân dân ta, ráo riết thực hiện chính sách đồng
hoá nhằm Hán hoá Việt tộc. Những gì là cơ sở tồn tại, là sức mạnh tinh thần
để phục hồi Quốc gia, Quốc thể từ lãnh thổ, tiếng nói, phong tục tập quán, lối
sống, ý thức tư tuởng của dân tộc ta đều bị chúng dùng trăm phương ngàn kế
huỷ diệt. Song cũng chính trong thời kỳ này nhân dân ta đã liên tục vùng lên
đấu tranh vũ trang giành lại độc lập. Cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc còn
diễn ra trên mặt trận văn hoá tư tưởng để bảo tồn và phát triển tinh hoa, giá trị
của nền văn hoá cổ truyền. Cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài giữa xâm lược,
đô hộ, đồng hoá với chống xâm lược, chống đô hộ và chống đồng hoá đã giúp
nhân dân ta giữ gìn và phát huy tinh hoá văn hoá dân tộc.
Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền xưng vương bãi bỏ
chế độ tiết độ xứ, xây dựng triều đình mới, lấy Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)
làm kinh đô, dựng cung điện đã mở ra thời kỳ tự chủ của quốc gia Đại Việt
kéo dài suốt gần một thiên niên kỉ (từ năm 938 cho đến năm 1858). Trong
thời gian này dân tộc ta đã phải thực hiện nhiều cuộc đấu tranh chống lại sự
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP
Khóa luận tốt nghiệp
xâm lăng của phong kiến phương Bắc như: hai lần kháng chiến chống quân
Tống năm 981 và năm 1075 – 1077; ba lần kháng chiến chống quân Nguyên –
Mông năm 1258, năm 1285 và năm 1287 – 1288; hai lần kháng chiến chống
quân Minh năm 1406 – 1407 và năm 1418 – 1427; kháng chiến chống quân
Xiêm năm 1784 -1785; kháng chiến chống quân Thanh 1788 -1789. Những
chiến thắng này đã viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, ý
chí tự cường của cư dân yêu nước Việt ngày càng được bồi đắp vững chắc và
phát triển.
Đến thời cận đại và hiện đại, lịch sử dân tộc Việt Nam lại được khắc
sâu, tô đậm bằng những chiến thắng đập tan sự xâm lược của các cường quốc
Pháp, Nhật, Mỹ (1858 - 1975), chiến thắng chiến tranh biên giới phía Tây
Nam (1975 - 1978) đến chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. So với tiến
trình lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc thì thời kì lịch sử này rất ngắn ngủi
nhưng nó là giai đoạn chứa đựng nhiều biến động căn bản về phương diện
lịch sử, xã hội. Văn hoá Việt Nam cũng có những đặc điểm khác biệt so với
những thời kỳ lịch sử trước, tuy nhiên bản sắc văn hoá dân tộc thì vẫn được
gìn giữ và lưu truyền.
1.2.3. Việt Nam có một nền văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta
được cả thế giới tôn vinh có truyền thống anh hùng hàng đầu chống ngọai
xâm bảo vệ tổ quốc và có nền văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước. Hai yếu tố
này đã góp phần tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều, thảm thực
vật dễ dàng sinh sôi phát triển, đã khiến người Việt sớm hướng về nền văn
hóa thực vật, hình thành một nghề nuôi sống con người là nghề nông nghiệp
sơ khai củ, quả, tiến lên nghề nông nghiệp lúa nước, dùng muối rồi khẳng
Bạch Thị Thanh Nhàn
K34: GDCD - GDQP