Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

báo cáo khoa học 'giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc việt nam trong thời kỳ hội nhập toàn cầu'

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.35 KB, 4 trang )


GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP TOÀN CẦU

ThS. LÊ THỊ THUÝ
Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của CNMLN
Khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Bản sắc văn hoá Việt Nam trải qua bao lần tiếp biến vẫn không bị lệch lạc,
phai mờ, thậm chí qua mỗi lần đất nước bị xâm lăng, dân tộc bị thôn tính, bản sắc đó không
những không mất đi mà ngày càng được khẳng định và phát triển.
Xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay là một cuộc tiếp biến lớn lao của văn hoá Việt Nam
với văn hoá thế giới, vậy cần phải làm gì để tiếp thu được những yếu tố tiên tiến của văn hoá
nhân loại mà không làm mờ đi bản sắc văn hoá dân tộc.
Summary: The Vietnamese nation and culture have been successfully pased through the
country difficulty periods for several times. It does not change its character when country is
invaded or the nationlism is interferred, in fact it becomes stronger and better.
The curent integrating into the world environment is a vast demostrion of the Vietnamese
nation and culture.Therefore, what has tobe done to learn the advantages of the world culture,
but not to lose the Vietnam nation and culture it lelf.

MLN-
VTKT-2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Không ngoài xu thế của thời đại Việt
Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới, mở
cửa giao lưu rộng rãi với các nước trên thế
giới ở nhiều lĩnh vực. Tình hình đó tác động
lớn đến nền văn hoá dân tộc.
Cùng với nền kinh tế thị trường thì các


sản phẩm văn hoá của nền kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa sẽ có cơ hội vào nước ta. Sự
tác động của nền văn hoá bên ngoài vào nền
văn hoá dân tộc sẽ nảy sinh những thời cơ và
thách thức mới, những thuận lợi và khó khăn
mà hậu quả không những tác động đến nền
văn hoá dân tộc mà còn tác động đến tươnglai
của đất nước. Vì vậy, trong quá trình hội nhập
chúng ta phải biết tiếp thu và phát huy những
mặt tích cực, nhận biết và ngăn chặn, đẩy lùi
những mặt tiêu cực của “nền văn hoá bên
ngoài”. Bức tranh đời sống văn hoá nước ta
hiện nay không chỉ có một màu hoặc sáng
hoặc tối cho nên việc bảo vệ, duy trì, phát
huy, phát triển những nét văn hoá truyền
thống tốt đẹp không thể không đồng thời hạn
chế, đẩy lùi, xoá bỏ những hiện tượng lỗi thời,
lạc hậu đang làm vẩn đục môi trường văn hoá
- xã hội, tạo miếng đất cho sự xâm nhập
những sản phẩm văn hoá độc hại ngoại lai.
Văn hoá dân tộc là một vấn đề rộng lớn,
rất phong phú và phức tạp có tác động to lớn
đến sự trường tồn của dân tộc. Vì vậy, vấn đề
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp
bách trong xu thế hội nhập toàn cầu.


II. NỘI DUNG
1. Văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc

a. Văn hoá là gì?
Muốn nghiên cứu vai trò của văn hoá đối
với sự tồn tại và phát triển, trước hết chúng ta
phải có một khái niệm về văn hoá. Văn hoá là
một lĩnh vực rộng lớn rất phong phú và đa
dạng. Ở đây chúng ta nêu nên một định nghĩa
về văn hoá của cựu tổng giám đốc UNESCO
Federico Mayor: “Văn hoá phản ánh và thể
hiện một cách tổng quát và sống động mọi
mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả
cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như
đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế
kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị,
truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa
trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc
riêng của mình”.
Văn hoá là một hiện tượng khách quan, là
tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống.
Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của
cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hoá.
Rất nhiều thứ thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng
nếu xem xét kỹ lại có những điểm riêng biệt.
MLN-
VTKT
2
Cũng như tất cả các ngành khoa học xã
hội khác, văn hoá cũng có lịch sử phát triển,
hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử
xã hội loài người. Do đó, trong quá trình phát
triển của lịch sử thì quan niệm về văn hoá

cũng có những biến đổi.
Văn hoá tồn tại dưới các hình thức như:
các công trình kiến trúc, vật dụng, ẩm thực,
ngôn ngữ, tập quán, âm nhạc, tôn giáo…
Văn hoá tồn tại và phát triển trong mối
quan hệ thích nghi giữa con người với tự nhiên,
giữa con người với con người. Vì vậy, văn hoá
không phải là giá trị cố định, bất biến mà văn
hoá luôn phát triển. Văn hoá là mục tiêu và động
lực của sự phát triển kinh tế – xã hội.
b. Bản sắc văn hoá dân tộc là gì?
Bản sắc văn hoá dân tộc là sắc thái gốc, là
những đường nét, màu sắc riêng biệt không thể
trộn lẫn của một nền văn hoá. Bản sắc dân tộc
làm nên cốt lõi vững chắc giúp cho nền văn hoá
luôn giữ được tính duy nhất, tính nhất quán
trong quá trình phát triển. Mỗi cá nhân với tư
cách là một chủ thể sáng tạo văn hoá luôn thống
nhất cái riêng của bản thân mình và cái chung
của dân tộc và cái nhân loại. Do vậy, bản sắc
dân tộc của văn hoá luôn chứa đựng cả tính
nhân loại, cả tính khu vực và tính tộc người.
Bản sắc văn hoá dân tộc là sắc thái
“gốc”, nó được ví như tấm chứng minh thư,
thẻ căn cước, những màu sắc và đường nét
riêng biệt không thể trộn lẫn của một nền văn
hoá. Do đó, bản sắc văn hoá dân tộc có vai trò
cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của đất nước. Với vai trò là “bệ đỡ” bản
sắc văn hoá dân tộc đã giúp cho dân tộc Việt

Nam đứng vững suốt hàng chục thế kỷ trước
sự nô dịch cũng như âm mưu đồng hoá của
ngoại bang. Và chính sự du nhập của văn hoá
ngoại bang đã tạo nên cốt cách, diện mạo
không thể bị tiêu diệt của văn hoá Việt Nam.
2. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập toàn cầu
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ
nước những sắc thái văn hoá dân tộc Việt
Nam được kết tinh rất đậm và riêng biệt, tiêu
biểu là “lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự
cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng
gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã, tổ quốc,
lòng nhân ái khoan dung trọng tình nghĩa, đạo
lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động,
sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối
sống… Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
còn dậm nét trong các hình thức biểu hiện
mang tính dân tộc độc đáo”. Bản sắc văn hoá
Việt Nam đậm nét bởi suốt hàng nghìn năm bị
ngoại bang đô hộ, hàng trăm năm bị xâm lăng
bởi nhiều thế lực hùng mạnh mà những nét
đặc trưng của nó không những không mất mà


còn ngày càng được khẳng định và phát triển.
Mở cửa hội nhập toàn cầu với Việt Nam
thực sự đang là một cuộc tiếp biến lớn lao, rất
căn bản của văn hoá Việt Nam với văn hoá
thế giới. Bởi vì, hội nhập quốc tế sẽ làm tăng

nhanh nhiều loại sản phẩm văn hoá, trong đó,
bên cạnh những yếu tố tốt đẹp có cả những
yếu tố không phù hợp với văn hoá truyền
thống, thậm chí độc hại. Vậy trong quá trình
hội nhập chúng ta phải chủ động lựa chọn
trước sự thâm nhập ồ ạt từ bên ngoài vào để
chống lại sự đảo lộn những thói quen, nếp
sống và cả những suy nghĩ của mọi người
trong xã hội.
Thực trạng những năm gần đây, không chỉ
ở thành thị mà cả những vùng nông thôn, điều
kiện sống, tiện nghi sinh hoạt, lối sống đã và
đang có sự thay đổi lớn. Sự thay đổi đó không
chỉ ở đời sống vật chất mà ngay cả trong đời
sống tinh thần và cách suy nghĩ của con người.
Sự khủng hoảng ở một số mặt trong nhiều
phương tiện đời sống đang hình thành và liên
quan đến từng gia đình. Trước đây một số
người đi tìm sự thoả mãn lối sống phóng đãng
của họ ở nước ngoài, thì nay lối sống đó đã nảy
nở ở tại Việt Nam. Trên một số lĩnh vực, lối
sống đó đang có xu hướng khống chế lối sống
truyền thống Việt Nam. Nhiều cách sinh hoạt,
cách sống, cách nghĩ… thực sự đang xung đột
với những chuẩn mực mà nhân dân ta cho là
lành mạnh. Nhiều hiện tượng trước đây hoàn
toàn xa lạ thì nay không ít người xem là
chuyện bình thường như: bạo lực, kích dâm,
xem tiền là tối thượng… đồng minh của lối
sống buông thả là luận điệu tự do, dân chủ

không danh giới. Tất cả những cái đó nếu
không kịp thời ngăn chặn thì đến một lúc nào
đó an ninh của quốc gia, thậm chí nền độc lập
của dân tộc sẽ là cái bia bắn phá, lối sống và
văn hoá dân tộc sẽ bị coi là lạc hậu, lạc lõng.
Vậy, làm thế nào trong khi hội nhập mà
chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc
văn hoá dân tộc đã là vấn đề bức xúc đặt ra
cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hiện
nay. Vì mục đích của chúng ta tham gia hội
nhập không chỉ vì một cuộc sống tiện nghi mà
còn là phát triển một nền văn hoá dân tộc Việt
Nam ngày càng tiên tiến, hiện đại và đậm đà
bản sắc dân tộc.
Để hoà vào trình độ phát triển của thế
giới và giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc
chúng ta cần phát huy các giá trị truyền thống
và lấy yếu tố nội sinh làm chủ thể để tiếp nhận
các yếu tố ngoại sinh, còn coi yếu tố ngoại
sinh làm chất kích thích sự biến hoá của các
yếu tố nội sinh. Nếu nhân danh sự tiếp thu mà
bê nguyên xi những cái bên ngoài vào thì rút
cuộc văn hoá của dân tộc sẽ bị mất gốc, bị
đồng hoá. Mất nước chúng ta có thể giành lại
được nước, nhưng mất bản sắc văn hoá dân
tộc thì chúng ta sẽ mất tất cả.
Thực tế nhiều nước ở Châu Á, Phi, Mỹ la
tinh khi mở rộng giao lưu, phát triển đã đồng
nhất hiện đại hoá với phương Tây hoá. Kết
quả là sự thu nhập tuỳ tiện các giá trị bên

ngoài không phù hợp với chính mình đã làm
cho những chuẩn mực giá trị văn hoá của họ
bị biến chất và xã hội thì rối loạn.
MLN-
VTKT-2
Việt Nam chủ động và tích cực tham gia
hội nhập quốc tế nhằm tăng cường giao lưu văn
hoá với các nước nhằm mục tiêu xây dựng nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
văn hoá dân tộc. Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn
hoá của mỗi dân tộc trên thế giới đã góp phần
làm phong phú thêm cho nền văn minh của
nhân loại. Việc giao lưu văn hoá giữa các nước
trên thế giới là rất cần thiết, nó làm cho các nền
văn hoá vốn trước đây hoàn toàn khác biệt nay
có thể xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên hội
nhập toàn cần không có nghĩa là xoá bỏ văn
hoá dân tộc để tiếp thu một nền văn hoá khác
có tính chất “mẫu mực” cho toàn thế giới.


Thực tế, không thể có một nền văn hoá mẫu
mực như vậy. Hội nhập toàn cần là sự mở rộng
biên giới văn hoá từ phạm vi địa phương, dân
tộc, quốc gia ra phạm vi toàn thế giới. Hội
nhập toàn cầu tạo điều kiện để giới thiệu những
thành tựu, những nét độc đáo của văn hoá dân
tộc, xuất khẩu những sản phẩm văn hoá của
dân tộc này cho các dân tộc khác, đồng thời
tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá

của các dân tộc khác để làm giàu, làm phong
phú thêm nền văn hoá dân tộc mình. Một nền
văn hoá đóng cửa khép kín sẽ khô héo, thiếu
sức sống và kém phát triển. Hội nhập toàn cầu
là con dao hai lưỡi nó đem lại cho chúng ta
nhiều điều hay, điều lợi, nhưng cũng đem lại
vô số điều xấu xa, bất lợi. Vì vậy, vấn đề đặt ra
khi hội nhập quốc tế là không chỉ tiếp thu
những tinh hoa văn hoá của nhân loại mà phải
giữ được nền văn hoá dân tộc, không đánh mất
đi bản sắc của chính mình.
MLN-
VTKT
2
Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc cần
được quan tâm ngay trong cuộc sống hằng
ngày, chẳng hạn trong lĩnh vực nghệ thuật đã
xảy ra tình trạng không ít bạn trẻ đua nhau
chạy theo nhạc Rock, Pop, Hiphop… mà quay
lưng lại với nghệ thuật truyền thống như hát
dân ca, tuồng, chèo… Nhiều người mẹ trẻ
không thuộc một bài hát ru, những sản phẩm
âm nhạc suy đồi đang được bày bán công
khai, những sản phẩm văn hoá đồi truỵ, những
tài liệu chính trị phản động được giới thiệu
trên mạng Internet. Ngay cả cách ăn mặc, nói
năng, cử chỉ, hành vi giao tiếp hàng ngày
muốn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc cần
phải dựa trên cơ sở thuần phong mỹ tục của
ông cha từ bao đời để lại. Mỗi gia đình cần

phải giữ được nề nếp gia phong, con cháu
hiếu thảo, vợ chồng thủy chung, anh em thuận
hoà, khu dân cư phải có tình làng nghĩa xóm.
Điều cấp thiết hiện nay là phải xây dựng được
lối sống thấm nhuần đạo lý con người Việt
Nam. Lối sống thực dụng tôn thờ đồng tiền
hơn cả đang huỷ hoại lối sống truyền thống
nhân nghĩa, truyền thống đạo đức của dân tộc.
Vậy, mở rộng giao lưu văn hoá bên cạnh
cơ hội để tiếp thu những tinh hoa văn hoá thế
giới thì những sản phẩm văn hoá xấu, độc hại
cũng vào nước ta. Nạn sách đen, băng đĩa
phản động, kích thích bạo lực, kích dâm đã và
đang len lỏi đến tận ngõ xóm làng quê, chúng
ta mất bao nhiêu công sức truy quét mà vẫn
chưa xoá bỏ được. Những sản phẩm văn hoá
xấu này rất nguy hại, làm vẩn đục môi trường
văn hoá, ảnh hưởng đến lối sống, thuần phong
mỹ tục của dân tộc nhất là lớp trẻ. Càng mở
rộng giao lưu, càng được ngăn chặn quyết liệt
những sản phẩm văn hoá độc hại và phản
động. Việc ngăn chặn có hiệu quả chính là
góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá
tốt đẹp của dân tộc.
III. KẾT LUẬN
Hội nhập toàn cầu về văn hoá giúp chúng
ta có điều kiện để giới thiệu văn hoá Việt
Nam với bạn bè quốc tế và trong quá trình
giao lưu chúng ta có điều kiện chủ động tiếp
thu những tinh hoa văn hoá của thế giới để

làm giàu cho nền văn hoá dân tộc, khẳng định
bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Mặt khác,
ngăn ngừa được những yếu tố tiêu cực, phản
động du nhập từ các nền văn hoá của các dân
tộc khác tràn vào.
Tài liệu tham khảo
[1]. Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Trung ương
VIII. Nxb Chính trị Quốc gia – Hà Nội, 1998.
[2]. C. Mác – Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 3. Nxb
Chính trị Quốc gia – Hà Nội, 1995.
[3]. C. Mác – Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 4. Nxb
Chính trị Quốc gia – Hà Nội, 1995.
[4]. Trần Trọng Đoàn. Văn hoá - mở rộng giao
lưu, mở rộng tiếp nhận- giữ gìn bản sắc dân tộc.
Tạp chí Nghiên cứu trao đổi số 4, tháng 2/1999.
[5]. Nguyễn Tấn Hùng. Mối quan hệ giữa các nền
văn hoá, văn minh trong kỷ nguyên toàn cầu từ cách
tiếp cận triết học. Tạp chí Triết học, số 10, 2006♦

×