Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

đề tài Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.25 KB, 8 trang )

Sáng kiến cải tiến kỹ thuật

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ năm học 2006-2007, ngành Giáo dục liên tiếp thực hiện các cuộc vận động
lớn nhằm chấn chỉnh việc dạy học, kêu gọi lương tâm và trách nhiệm của đội ngũ
giáo viên. Năm học 2008-2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong tất cả các trường phổ
thông. Sau hơn hai năm thực hiện, phong trào này đã có kết quả bước đầu được giáo
viên và xã hội đồng tình. Đây là một chủ trương đúng đắn mang đậm tính nhân văn.
Bởi trường học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển tình cảm xã
hội của trẻ. Nếu trường học không chú ý đến điều này sẽ làm cho trẻ thất bại và
không thể được gọi là thân thiện với trẻ. Với một số trẻ em, trường học là một môi
trường khắc nghiệt. Nếu chúng ta không quan tâm đến trẻ, có thể gây ảnh hưởng
không có lợi cho sức khỏe, tâm thần của các em.
Làm thế nào để xây dựng lớp học thân thiện? Xây dựng lớp học thân thiện giáo
viên cần làm những việc gì? Nó mang lại lợi ích gì cho giáo viên, học sinh, cho nhà
trường? Câu hỏi ấy cứ lởn vởn trong đầu óc tôi...Tôi quyết tâm làm bằng được công
việc này bởi tôi đã tìm thấy được “cái hay” trong phong trào, và đó cũng là lí do tôi
chọn đề tài “ Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trước hết giáo viên cần hiểu “ Thế nào là môi trường học thân thiện? ”
“Môi trường học thân thiện với trẻ là nơi thực hiện và tôn trọng quyền trẻ em, là môi
trường học tập hòa nhập, nơi đó không hề có sự phân biệt đối xử, giúp trẻ sống hòa
đồng. Là môi trường giáo dục hiệu quả, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, trẻ
cảm thấy thoải mái, hứng thú, giúp trẻ phát triển tự nhiên, lành mạnh trên cơ sở các
mối quan hệ gần gũi, thân thiện và hợp tác: giáo viên-giáo viên, giáo viên-học sinh,
học sinh-học sinh, phụ huynh-nhà trường-cộng đồng. Môi trường học thân thiện là
môi trường thân ái, thu hút học sinh, tạo điều kiện cho các em tham gia bày tỏ ý kiến,
ý kiến của trẻ được lắng nghe và tôn trọng. Từ đó giúp các em giải quyết những khó
khăn vướng mắc cũng như đưa ra những định hướng nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Môi trường học thân thiện là môi trường xanh-sạch-đẹp, nơi trẻ được bảo vệ, chăm


sóc, an toàn.” Vậy muốn xây dựng lớp học thân thiện, tôi đã tập trung làm tốt các
việc sau:
1. Xây dựng môi trường vật
chất:
Bao gồm phòng học, hành lang lớp
học
Phòng học bàn ghế sắp xếp gọn
gàng, ngay ngắn đảm bảo cho việc học
tập của học sinh. Lớp luôn được quét
dọn sạch sẽ. Không gian trong lớp cần
chú ý trang trí
các bức tường. Bốn bức tường trong lớp
được trang trí như sau:
Người thực hiện: Lê Thị Thủy

1


Sáng kiến cải tiến kỹ thuật

Bức tường trên treo ảnh Bác, trích thư Bác Hồ gửi các học sinh, 5 điều Bác Hồ
dạy.
Tường phía dưới là tấm bảng do trường trang bị. Tấm bảng được chia làm 4
phần: Lời hay ý đẹp; Mình cùng trổ tài; Văn hay chữ tốt; Cuộc sống quanh ta.Trong
các mảng ấy là sản phẩm của các em như tranh ảnh sưu tầm, tranh tự vẽ, các sản
phẩm tự làm; các bài văn hay chữ đẹp. Tôi đã khuyến khích các em nếu em nào hàng
ngày, hàng tuần có sản phẩm trưng bày thì sẽ được nhận “ bông hoa điểm 10”. Học
sinh rất vui khi có sản phẩm được trưng bày.
Bên trái là nội quy lớp học, bên phải là tủ đựng đồ dùng dạy học, phía dưới là bảng
thi đua gồm từng phong thư có ghi tên từng em. Ở bảng thi đua này các em vừa dùng

để cắm “hoa điểm mười” vừa dùng để trao đổi thư góp ý với thầy cô và bạn bè.

Nội quy lớp 5/1
Bảng thi đua – Điều em muốn nói
Trên các cửa sổ là các chậu cây xanh được treo cẩn thận, phía trên hai bên tường trái
và phải là hai chùm hoa vải luôn được giặt sạch sẽ.
Để đảm bảo cho không gian lớp học luôn luôn sạch sẽ, đồ vật luôn được giữ
gìn cẩn thận tôi đã phân công cụ thể như sau: mỗi cửa kính 6 em, 4 cửa là 24 em còn
lại 2 em (1 em lau bảng, 1em tưới cây xanh), lớp trưởng phụ trách chung, tổ trưởng lo
việc phân công trực nhật. Cuối tuần
tiết sinh hoạt đánh giá một lần, nhóm
nào làm tốt, phát cờ thi đua cho cả
nhóm. Trong khi các em làm nhiệm
vụ này, tôi cũng nhiều lần tham gia
với các em để tạo sự thân thiện giữa
cô với trò, mặt khác các em thấy được
không gian lớp học như là gia đình
của mình, ai cũng có trách nhiệm
trong việc gìn giữ. Qua đó chúng ta đã

Người thực hiện: Lê Thị Thủy

2


Sáng kiến cải tiến kỹ thuật

rèn cho học sinh một kĩ năng sống rất cần thiết, đó là kĩ năng có trách nhiệm với tập
thể, tính ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng.
2. Xây dựng môi trường tinh thần:

Là thái độ ứng xử giữa người với người trong đó bao gồm các mối quan hệ:
giáo viên - học sinh; học sinh - học sinh; học sinh - người xung quanh. Nếu trẻ học
trong môi trường giáo dục thân thiện sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái và an toàn, phát
huy được mặt mạnh của mình. Trẻ có quan hệ gần gũi với bạn bè và thầy cô. Tất cả
trẻ đều được đối xử bình đẳng, trẻ mạnh dạn tự tin hơn, thích gần thầy cô vì thầy cô
cởi mở hơn. Học sinh không bị trừng phạt thân thể từ đó thích đến trường và việc
tiếp thu bài có phần tích cực hơn và tất nhiên kết quả học tập sẽ cao hơn. Nói thì dễ
nhưng để thay đổi một nếp nghĩ hay một thói quen đã tồn tại trong nhiều năm không
phải là điều dễ dàng. Chúng ta cần có những biện pháp, cần có sự hợp tác của nhiều
người, và cần một thời gian nhất định. Giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là người trực
tiếp giảng dạy các em rất nhiều môn (trừ các môn đặc thù) nên vai trò của GVCN
trong việc xây dựng lớp học thân thiện là điều tất yếu. PGS - TS Đặng Quốc BảoHọc viện quản lí giáo dục khẳng định: “Giáo viên chủ nhiệm lớp là một nhà quản lí,
với vai trò là người lãnh đạo lớp, người điều khiển lớp học, người làm công tác phát
triển lớp học, tổ chức lớp học, thực hiện việc kiểm tra tu dưỡng và rèn luyện của học
sinh, người có trách nhiệm phản hồi lớp học.” Vì vậy trong năm tôi đã tiến hành một
số việc như sau:
a.Tiếp nhận lớp, tìm hiểu hoàn cảnh của từng em thông qua giáo viên chủ
nhiệm cũ:
Tôi đặc biệt quan tâm các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, về
sức khỏe và về cả tinh thần. Năm rõ hoàn cảnh từng em tôi đã vận động quyên góp
sách vở, tiền để mua áo quần, đồ dùng học tập giúp các em sớm đến trường.
b. Xây dựng tập thể lớp tốt:
Xếp chỗ ngồi phù hợp, xây dựng
“Nội quy lớp học”, tôi giao việc này
hoàn toàn cho học sinh, các em từng
nhóm tự xây dựng nội quy lớp học của
mình. Sau khi lấy ý kiến của các em, nội
quy được trình bày dưới nhiều hình thức:
tranh vẽ, ghi bằng chữ. Nội quy được
dán sau lớp học để học sinh thực hiện

theo. Giáo dục các em không nên tranh
cãi nhau gây mất đoàn kết. Phát huy vai
trò “hộp thư tâm sự bạn bè”, hướng dẫn các
em cách viết thư góp bạn cần nhẹ nhàng
tránh những lời lẽ chỉ trích bạn. Tôi thật sự
bất ngờ khi đọc thư góp ý của các em.
Tổ chức phong trào giúp bạn khó khăn
“Nuôi heo đất”
Người thực hiện: Lê Thị Thủy

3


Sáng kiến cải tiến kỹ thuật

c. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh:
Giáo viên cần hiểu rõ tâm tư tình cảm của các em. Giáo viên không chỉ theo
dõi việc học mà còn theo dõi cả về mặt đạo đức, sức khỏe, vệ sinh, giáo dục các em
kĩ năng sống trong từng giờ lên lớp. Phải hết sức nhẹ nhàng khi tiếp nhận những yêu
cầu, mong muốn, đề nghị của các em. Công tâm khi phân xử vì tất cả mọi chuyện các
em đều báo cáo lên giáo viên.Giáo viên cần lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong
từng trường hợp, từng hoàn cảnh. Cần quan tâm tất cả các em, không thiên vị, không
gây áp lực. Tạo điều kiện cho các em được bày tỏ ý kiến, tôn trọng như nhau. Giáo
viên thật sự gần gũi, yêu thương, sẵn sàng đáp lại tình cảm của trẻ. Cử chỉ của giáo
viên phải chân thành, cởi mở.
Khơi gợi các em sự hứng thú, kĩ năng tham gia ý kiến xây dựng trường lớp.
Phải thật sự gần gũi để các em có cảm giác cô là mẹ, là người thân, không có cảm
giác sợ hãi mà tìm thấy ở thầy cô giáo sự tin cậy, lòng yêu thương và kính trọng Từ
đó giúp các em tự tin hơn trong học tập và giao tiếp. Giáo viên tuyệt đối không được
bắt học sinh chép phạt, quát mắng, sỉ nhục, trừng phạt thân thể các em. Bởi vì việc

xúc phạm thân thể các em làm cho mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên không còn
thân thiện và gắn bó nữa. Hiếm có học sinh nào có thể yêu thương hay gắn bó với
người đã gây ra cho mình đau đớn, tổn thương. Bắt đầu từ sự sợ hãi học sinh luôn ở

trong tình trạnh lo lắng, tìm mọi cách để tránh sự trừng phạt của giáo viên, đôi lúc trẻ
học nói dối, hình thành thói quen xấu sau này.
Dần dần các em ngại tiếp xúc và không thể chia sẻ với giáo viên. Các em sẽ
không còn tôn trọng và sẽ không hợp tác với giáo viên. Khi bị xúc phạm, có nhiều
học sinh rất ghét cô thầy, chán đi học, nghiêm trọng hơn, có trẻ mong muốn trả
thù.Như vậy có thể khẳng định rằng đánh học sinh không phải là việc làm bình
thường nữa hay ai đó cho rằng đó là việc hiển nhiên của cha mẹ và thầy cô thì không
nên, mà đó là sự bất lực của người lớn, là sự vi phạm pháp luật.

Người thực hiện: Lê Thị Thủy

4


Sáng kiến cải tiến kỹ thuật

Trong bài làm của học sinh, lời phê của thầy cô cũng cần mẫu mực, có tính
động viên khi thấy các em tiến bộ, và cũng thật nhẹ nhàng khi muốns nhắc nhở hay
khuyên bảo các em một điều gì đó.
Khi nói với học sinh, giáo viên cần nói nhỏ nhẹ, truyền cảm,rõ ràng, dễ hiểu
gây sự chú ý, cuốn hút các em tập trung lắng nghe.
Về trang phục, giáo viên nên ăn mặc giản dị, phù hợp với môi trường sư phạm.
d. Xây dựng mối quan hệ tôt giữa giáo viên và phụ huynh
Tổ chức họp phụ huynh đầu năm. Nói cho phụ huynh rõ vai trò của giáo viên đối với
việc dạy dỗ học sinh, nhiệm vụ của người học sinh trong nhà trường nói chung và
trong tập thể lớp

nói riêng. Giáo
viên tuyên truyền
để phụ huynh
hiểu không nên bắt
ép con em mình
học quá nhiều như
vậy sẽ gây căng
thẳng cho các em.
Không nên trừng
phạt nặng nề khi
các em mắc lỗi,
phụ huynh dành
thời gian để quan
tâm việc học ở nhà
của con em.
Khi có những biểu
hiện nào đó cần
trao đổi với giáo
viên thì có thể
gọi điện (ngoài giờ
lên lớp), cũng có
thể gửi thư đến
lớp,...để
giáo
viên hợp tác cùng
phụ huynh khắc
phục.
Về phía giáo viên cũng nên có thư khen ngợi gửi về gia đình khi các em làm
việc tốt ở trường. Giáo viên tạo mọi điều kiện để phụ huynh trao đổi những nhu cầu,
mong muốn, tâm tư nguyện vọng khi họ gửi gắm con em cho mình. Giáo viên không

được trừng phạt học sinh vì như thế mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh sẽ dần
xấu đi. Khi con bị trừng phạt, cha mẹ đều có tâm trạng xót xa, đau đớn, thậm chí còn
oán trách và giận dữ. Họ sẽ có thành kiến với giáo viên. Họ coi thường giáo viên, từ
đó không hợp tác trong việc giáo dục trẻ.
3.Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp
các em tự tin trong học tập:
Giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và các hình thức dạy học
mới- lấy học sinh làm trung tâm.

Người thực hiện: Lê Thị Thủy

5


Sáng kiến cải tiến kỹ thuật

Hướng dẫn các em thảo luận nhóm, tham gia các trò chơi học tập, ...tăng cường

sự tham gia của trẻ, học sinh học tập chủ động, sáng tạo. Trong các tiết dạy, giáo viên
cần đặc biệt chú tâm các em tiếp thu bài chậm, động viên khích lệ các em, có câu hỏi
riêng dành cho em để em không bị “lạc lối” trong khi tiếp thu bài. Như vậy có nghĩa
là tất cả các em đều được học và học được. Hình thức tổ chức dạy học cũng cần thay
đổi tùy thuộc vào môn học, bài học: có thể là ngoài trời, trong thư viện,...
Tổ chức cho học sinh tự làm đồ dùng học tập, giáo viên cùng với học sinh làm
đồ dùng.
4. Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
Trong nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” đã đề cập đến nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Dạy kĩ năng sống
chính là dạy cách làm người, một việc làm mà trong suốt thời gian qua chúng ta vẫn
có làm tuy nhiên còn mờ nhạt.Vậy kĩ năng sống là gì? Nó bao gồm nội dung nào?

Chúng ta giáo dục KNS cho học sinh bắt đầu từ đâu? Đó là câu hỏi mà rất nhiều giáo
viên đã đặt ra cho mình khi tiếp nhận thông tin này. Có thể hiểu rằng kĩ năng sống
của con người nói chung là tự ý thức vai trò trách nhiệm của bản thân mình trong
việc ứng xử với mọi người xung quanh và môi trường tự nhiên trong đó có con
người tồn tại. Từ những năm đầu mới đến trường, học sinh đã được thầy cô chú ý bồi
dưỡng cả đức lẫn tài. Ở phạm vi là học sinh tiểu học tôi đã chú ý giáo dục kĩ năng
sống bằng các hình thức như sau:
- Hoạt động ngoại khóa
- Hoạt động dạy trên lớp
- Trong các môn học, bài học
(môn Đạo đức, Tiếng Việt,
Khoa học)
Thông qua các hình thức trên tôi
chú ý rèn luyện cho các em kĩ năng
chào hỏi, giao tiếp, biết thưa gửi lễ
phép với người trên, thân thiện với
bạn bè, với mọi người, có lòng vị
tha, bao dung,...Học sinh cần có thái
độ tôn trọng lẫn nhau, không phân
Người thực hiện: Lê Thị Thủy

6


Sáng kiến cải tiến kỹ thuật

biệt giàu nghèo, học giỏi, học yếu,... Phải biết thừa nhận ưu điểm của người khác,
trung thực trong lời nói, việc làm, không đố kị, tị nạnh nhau. Giáo dục các em tính tự
tin. Chẳng hạn khi trình bày bài trước lớp một vấn đề, hoặc luân phiên lớp trưởng, tổ
trưởng, giao việc cho các em, động viên các em tham gia.

Phòng các tai nạn thương tích như tai nạn về điện, đuối nước, dông sét, giao
thông...Biết giữ vệ sinh cá nhân phù hợp với thời tiết. Phòng tránh một số bệnh lây
nhiễm.
Kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tự học, mạnh dạn tham gia đóng góp xây
dựng lớp ngày càng tốt đẹp hơn.
Ý thức bảo vệ môi trường cũng là một kĩ năng sống không thể thiếu,...

5. Tổ chức các hoạt động tập thể:
Tổ chức văn nghệ, thể thao, Câu lạc bộ Xanh, Rung chuông vàng; các trò chơi
dân gian nhằm tạo cho các em một sân chơi bổ ích, giao lưu với bạn bè và tăng cường
sự tham gia của trẻ, giáo dục kĩ năng tự giải quyết vấn đề.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ PHONG TRÀO:
- Đối với học sinh:
Môi trường học tập thân thiện thực sự có hiệu quả vì lớp học như ngôi nhà thứ
hai của các em. Thầy cô như cha mẹ. Học sinh mạnh dạn, tích cực, năng động hơn
trong học tập, kết quả học tập tốt hơn. Học sinh thích đến trường.
Phong trào này đã đóng góp một phần không nhỏ trong thành tích học tập của lớp
tôi.
Kết quả: 25/26 học sinh giỏi
Trong lớp có: - 8 em tham gia thi tiếng Anh cấp Quốc gia
- 4 em đạt HSG Tiếng Anh cấp Tỉnh ( 2 giải Nhì, 1giải Ba, 1 giải KK),
11 em đạt giải IOE cấp Tỉnh ( 3 giải Nhất, 2 Nhì, 5 Ba, 1 KK )
- 7 em tham gia thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt cấp Tỉnh ( trong đó 2
em giải Ba và Khuyến khích)
- 4 em tham gia học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Toán (2 em giải Khuyến
khích)
Lớp đạt giải Nhất Vở sạch- Chữ đẹp cấp Tỉnh (1 giải Nhất và 1 giải Ba cá nhân)
- Đối với giáo viên:
Năng lực chuyên môn được nâng cao, được học sinh tôn trọng, tin yêu. Mỗi
giáo viên đều thấy mình cần gương mẫu hơn để học sinh học tập noi theo. Điều đáng

mừng là học sinh không bị giáo viên trừng phạt thân thể. Giáo viên cảm thấy yêu
nghề hơn. Vai trò và uy tín của giáo viên được khẳng định.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Người thực hiện: Lê Thị Thủy

7


Sáng kiến cải tiến kỹ thuật

Hãy bằng lòng với công việc của mình đang làm, yêu thích công viêc và yêu
thương học trò nhiều hơn. Vì chỉ khi có tình yêu nghề và yêu học trò thầy cô mới tìm
ra những biện pháp giáo dục tích cực, hiệu quả.
Mỗi ngày bạn hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về những gì mình đã
làm. Hãy nghĩ về học sinh của mình (về cách đối xử, về cách xử lí khi học sinh mắc
lỗi,...) để tìm ra cách giải quyết vấn đề sao cho vừa có tình, vừa có lí, xây dựng được
lòng tin, sự tự tôn và ý thức kĩ luật của các em. Hãy làm như thế, sau một thời gian
chắc chắn bạn sẽ có thái độ mẫu mực đối với học sinh.
Hãy lấy chính mình ra làm gương, có kế hoạch hành động phù hợp, tổ chức tốt
các phong trào thi đua và đừng hành động đơn độc. Hãy lắng nghe, quan sát, quan
tâm các em bằng cả tấm lòng.

V. KẾT LUẬN:
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc xây dựng “ Lớp
học thân thiện, học sinh tích cực” trong những năm học qua. Trong khi thực hiện đề
tài, mặc dù đã bỏ ra nhiều công sức nhưng khả năng còn có hạn chắc chắn sẽ không
tránh khỏi thiếu sót, mong đồng nghiệp góp ý thêm để đề tài được hoàn thiện hơn.
Chân thành cám ơn.
Lộc Trì, ngày 2 tháng 5 năm 2011
Người thực hiện:


Lê Thị Thủy
Hội đồng xét Sáng kiến cải tiến kĩ thuật
của đơn vị xác nhận và xếp loại:

Kết quả thẩm định của
Hội đồng xét Sáng kiến cải tiến kĩ thuật
Người thực hiện: Lê Thị Thủy

8



×