Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Ảnh hưởng của nho giáo trong gia đình việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.01 KB, 65 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: NguyÔn ThÞ Giang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

---------------------------------

TRẦN THỊ DUYẾN

ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRONG
GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Triết học
Người hướng dẫn khoa học
Th.S: NGUYỄN THỊ GIANG

Hà Nội, 2011

SVTH: TrÇn ThÞ DuyÕn

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang
Phần mở đầu



1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước sự rối ren của xã hội trong thời kỳ Trung Hoa cổ đại và trung đaị
đã làm sản sinh ra các nhà tư tưởng lớn, hình thành nên các trường phái triết
học khá hoàn chỉnh với những triết lí nhân sinh cao đẹp. Trong các trường
phái triết học đó thì tiêu biểu và quan trọng nhất là Nho giáo. Kể từ lúc xuất
hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế) Nho
giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn luôn giữ vị trí đó cho
đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến.
Nho giáo là hình thái ý thức của giai cấp thống trị trong xã hội phong
kiến ở Trung Quốc. Nho giáo đã tham gia góp phần vào sự đúc nặn diện mạo
tinh thần dân tộc và vào sự hình thành văn hoá dân tộc phương Đông. Nho
giáo thực sự là một học phái, ảnh hưởng to lớn và lâu dài ở phương Đông. Nho
giáo đã góp phần xây dựng một dạng thức đặc trưng của cấu hình tư tưởng
phương Đông, cấu hình tư duy phương Đông.
Được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, Nho giáo được Việt
Nam hoá trong suốt một chặng đường lịch sử, góp phần đáng kể vào việc tạo
dựng nền văn hiến Việt Nam, từng là hệ tư tưởng thống trị trong kiến trúc
thượng tầng Việt Nam. Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến con người và xã
hội, chính trị và văn hoá, cuộc sống, hệ tư tưởng và phong tục tập quán Việt
Nam. Nho giáo đã trở thành một bộ phận của truyền thống dân tộc. Dù muốn
hay không, Nho giáo vẫn đang chi phối xã hội Việt Nam ngày nay. Con người
Việt Nam dù tự giác hay không tự giác vẫn còn dấu ấn của Nho giáo.
Trong những năm qua công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế thị trường đã
đẩy nhanh sự tăng trưởng về kinh tế, đem lại bộ mặt mới cho xã hội. Tuy
nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang tạo ra những xáo trộn trong

SVTH: Trần Thị Duyến


K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

quan hệ xã hội, trong gia đình và phẩm chất cá nhân: lối sống thực dụng tôn
thờ đồng tiền, coi thường đạo đức gia đình đang có chiều hướng gia tăng.
Những chủ trương, biện pháp khắc phục tình trạng nói trên không thể không
đụng chạm tới nhiều vấn đề liên quan đến Nho giáo, nhất là khi Nho giáo đã
từng tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta để lại những căn bệnh trầm trọng như:
chủ nghĩa gia đình, tác phong gia trưởng hay là tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Với mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm
cho gia đình thực sự là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Để đạt được
mục tiêu đó thì không thể tách rời việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực
của Nho giáo trong gia đình sau đó khai thác những nhân tố tích cực để trở
thành gia đình Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. Bởi vậy, tôi đã chọn
đề tài ảnh hưởng của Nho giáo trong gia đình Việt Nam hiện nay làm đề tài
khoá luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nho giáo là đề tài được nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước
nghiên cứu, cho dến nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đi hỏi phải có sự đi sâu
tìm hiểu và khám phá.
ở Việt Nam trong mấy thập kỷ nay, không kể các bài in trên tạp chí,
chỉ nói riêng các công trình nghiên cứu về Nho giáo thì đã có một số lượng
đáng kể như: Tác phẩm Nho giáo (2 tập) của Trần Trọng Kim được xuất
bản trước năm 1930 và từ đó đến nay được tán bản nhiều lần, gần đây nhất là
năm 1992. Đây là bộ sách lớn giới thiệu về lịch sử Nho giáo ở Trung Quốc từ
Khổng Tử cho đến đời Thanh, trong đó có một số trang phụ lục, tóm tắt về sự

du nhập và phát triển đạo Nho ở Việt nam; là tác phẩm tiếng Việt đầu tiên
trình bày về sự phát triển của đạo Nho một cách có hệ thống.Tác phẩm
Khổng học đăng của Phan Bội Châu, được soạn thảo vào những năm đầu
thập kỷ 30 của thế kỷ 20, xuất bản năm 1957 và được tái bản năm 1998, bàn
luận và diễn giải về một số tác phẩm tiêu biểu của nhà Nho cũng như sự

SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

nghiệp của họ thuộc các thời ở Trung Quốc. Nho giáo xưa và nay do giáo sư
Vũ Khiêu chủ biên, xuất bản năm 1990 gồm một số bài viết của một số tác giả
đề cập tới nhiều vấn đề của Nho giáo từ phương hướng, phương pháp tiếp cận,
đến quan hệ của Nho giáo với kinh tế, lịch sử, văn hoá. Nho giáo xưa và nay
của nhà nghiên cứu Quang Đạm, xuất bản năm 1994, phân tích sâu sắc những
nội dung cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam. Đến
hiện đại từ truyền thống của cố giáo sư Trần Đình Hượu, xuất bản năm 1994,
gồm những bài viết về tam giáo đặc biệt là ảnh hưởng của Nho giáo đến
truyền thống văn hoá Việt Nam. Nho học và Nho học ở Việt Nam - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn của PGS.TS Nguyễn Tài Thư, xuất bản năm 1997,
dưới góc độ triết học đã trình bày nội dung của Nho học và vai trò của nó
trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Trên đây là một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về Nho giáo trên các
phương diện: giới thiệu tác giả, tác phẩm; đánh giá vai trò của một số nh Nho
tiêu biểu, phân tích nhưng nguyên lý cơ bản của Nho giáo; ảnh hưởng của

Nho giáo đến truyền thống văn hoá Việt Nam; vai trò của Nho giáo trong lịch
sử tư tưởng Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu
về ảnh hưởng của Nho giáo trong gia đình Việt Nam hiện nay.
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã đạt, khoá luận đi sâu nghiên
cứu vấn đề ảnh hưởng của Nho giáo trong gia đình Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Khoá luận làm rõ ảnh hưởng của Nho giáo trong gia đình Việt Nam
hiện nay, từ đó góp thêm tiếng nói vào việc tìm giải pháp nhằm phát huy
những ảnh hưởng tích cực và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo
trong gia đình Việt Nam hiên nay.
* Nhiệm vụ
Để đạt được các mục đích trên khoá luận phải thực hiện các nhiệm vụ
sau:
SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

- Tìm hiểu về Nho giáo và gia đình
- ảnh hưởng của Nho giáo trong gia đình Việt Nam hiện nay trên một
số lĩnh vực
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo trong gia đình Việt Nam hiện nay
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu

Khoá luận nghiên cứu vấn đề: Nho giáo trong gia đình Việt Nam hiện
nay
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của Nho giáo trong gia đình Việt Nam hiện nay
trên một số mặt: các mối quan hệ trong gia đình, ảnh hưởng về đạo đức, giáo
dục trong gia đình, t nm 1945 n nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích và nhiệm vụ trên, khoá luận đã dựa vào một
số cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
đó là phương pháp: lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp, hệ thống hoá - khái
quát hoá.
6. ý nghĩa của khoá luận
- Khoá luận làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: ảnh
hưởng của Nho giáo trong gia đình Việt nam hiện nay
- Ngoài ra khoá luận có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh
viên trong việc tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của Nho giáo trong
gia đình Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung
khoá luận gồm 3 chương, 6 tit

SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang


Phần nội dung
Chương 1: Lý luận chung
1.1. Nho giáo
1.1.1. S ra i v quỏ trỡnh du nhp, phỏt trin Nho giỏo Vit Nam
* Sự ra đời của Nho giáo
Nho giáo ra đời trong hoàn cảnh tình hình kinh tế xã hội ở Trung Quốc
thời Xuân Thu - Chiến Quốc (770-221 trCN) có nhiều diễn biến phức tạp.
Thời cổ Trung Quốc đã trải qua các triều đại: Nhà Hạ, nhà Thương, nhà
Chu.
Nhà Hạ được mở đầu bằng sự cai trị của vua Võ và kết thúc bằng sự lật
đổ vua Kiệt của Thành Khang (khoảng thế kỷ thứ XXII - XVIII Tr.CN)
Nhà Thương (khoảng từ thế kỷ thứ XVIII đến thế kỷ XII Tr.CN) đứng
đầu là vua Thành Khang đặt đô ở đất Bạc tỉnh Hà Nam bây giờ
Nhà Chu chia làm hai thời kỳ: Tây Chu (1135-770 Tr.CN) và Đông
Chu (770-221 Tr.CN) hay thời Xuân Thu - Chiến Quốc.
Khoảng thế kỷ XI Tr.CN con trai của Chu Văn Vương là Chu Vũ
Vương đã diệt vua Trụ của nhà Thương lập nên nhà Chu, đóng đô ở Thiểm
Tây ngày nay. Đầu nhà Chu có nhiều ông vua sáng suốt như Chu Văn Vương
nổi tiếng là trọng hiền tài, Chu Công có tài tổ chức việc nước. Đây là thời kỳ
cực thịnh của nhà Chu.
Nhà Chu chia thiên hạ thành hơn 70 nước để phong cho những công
thần và con cháu làm chư hầu. Những nước chư hầu ấy đều được quyền tự chủ
nhưng hàng năm phải tiến công cho Thiên tử nhà Chu và khi có chinh phạt ở
đâu thì phải theo mệnh lệnh Thiên tử đem quân đi tòng chinh. Khi nhà Chu
còn thịnh thì trật tự ấy còn phân minh. Đến thời U Vương lên ngôi vua ăn chơi
trụy lạc nhà Chu suy nhược phải rời đô sang Lạc ấp (tỉnh Hà Nam ngày nay)
thì mệnh lệnh Thiên tử không ai theo, các chư hầu phân ra 160 nước, chiến
tranh ngày càng kịch liệt, cương thường đổ nát, nhân dân đồ thán, chư hầu ai
SVTH: Trần Thị Duyến


K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

mạnh làm bá cả thiên hạ như: Tề, Tấn, Tống, Sở, Ngô. . . rồi kiêm tinh nước
kia, Thiên tử không đủ uy quyền để ngăn cản.Từ thế kỷ thứ VII Tr.CN xã hội
Tây Chu suy tàn bước vào một thời kỳ có nhiều biến động lớn lao, toàn diện
kéo dài đến giữa thế kỷ thứ III Tr.CN đó là thời kỳ Đông Chu hay gọi là thời
kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc (770-221 Tr.CN). Thời kỳ này đồ sắt xuất hiện
phổ biến thay công cụ đồng, đá đã đem lại sự phát triển mạnh mẽ của nền sản
xuất nông nghiệp. Đây cũng là thời kỳ khởi sắc của nền kinh tế thương
nghiệp. Vào thế kỷ thứ VI - V Tr.CN đã xuất hiện những thành thị buôn bán
nhộn nhịp. ở các nước Hán, Tề, Tấn, Sở thành thị đã có một số cơ sở kinh tế
tương đối độc lập, từng bước tách ra khỏi chế độ thành thị tự hệ của quý tộc,
thị tộc thành những đơn vị, khu vực của tầng lớp địa chủ mới lên hiện tượng
này trong lịch sử gọi là hai đô thị sánh nhau trong nước. Sự phát triển của
sức sản xuất đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu
giai tầng của xã hội. Nếu như vào thời Chu đất đai khắp gầm trời này không
đâu không phải là thần dân của nhà vua thì nay các quyền sở hữu tối cao (về
đất và dân) đã bị một lớp người mới lên chiếm làm tư liệu. Giai cấp quý tộc,
thị tộc nhà Chu bị mất đất, mất dân, địa vị kinh tế ngày càng sa sút và đương
nhiên địa vị chính trị, ngôi Thiên tử của nhà Chu chỉ còn là hình thức, sự phân
biệt sang hèn dựa trên tiêu chuẩn huyết thống của thị tộc tỏ ra không còn phù
hợp nữa mà đòi hỏi phải dựa trên cơ sở tài sản, các chư hầu của nhà Chu
không chịu phục tùng vương mệnh nữa, không cống nạp. Họ mang quân thôn
tính lẫn nhau, tự xưng bá vương, tầng lớp địa chủ mới lên ngày càng giàu có,
lấn át quý tộc, thị tộc cũ.

Kết quả của những biến động kinh tế đã dẫn đến sự đa dạng trong kết
cấu giai tầng của xã hội, nhiều giai tầng mới xuất hiện, cũ - mới đan xen và
mâu thuẫn ngày càng trở nên ngay ngắt điển hình là những mâu thuẫn sau:
Một là, mâu thuẫn giữa tầng lớp mới lên có tư hữu tài sản, địa vị kinh tế
trong xã hội mà không được tham gia chính quyền với giai cấp quý tộc, thị
tộc cũ của nhà Chu đang nắm chính quyền.
SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

Hai là, mâu thuẫn giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương
nhân với giai cấp quý tộc, thị tộc Chu. Trong bản thân giai cấp quý tộc, thi tộc
Chu có một bộ phận tách ra và chuyển hóa lên giai cấp mới, một mặt họ muốn
bảo lưu nhà Chu, mặt khác không hài lòng với trật tự hiện có và muốn cải biến
nó bằng con đường cải cách. Tầng lớp tiểu quý tộc, thị tộc một mặt họ đang bị
một tầng lớp mới lên tấn công về chính trị, kinh tế, mặt khác họ cũng có mâu
thuẫn với tầng lớp đại quý tộc đang nắm giữ chính quyền.
Ba là, mâu thuẫn giữa nông dân công xã thuộc các thị tộc bị nhà Chu nô
dịch và tâng lớp mới đang lên ra sức bóc lột tận cùng sức lao động của họ.
Đó là những mâu thuẫn chủ yếu của thời kỳ lịch sử đang đồi hỏi giải
thể chế độ nô lệ thị tộc của nhà Chu, hình thành xã hội phong kiến, đòi hỏi
giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm
phát triển lực lượng sản xuất mở đường cho xã hội phát triển.
Sự chuyển biến sôi động của thời đại đã đặt ra và làm xuất hịên những
tụ điểm, những trung tâm các kẻ sĩ luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra

những hình mẫu của xã hội trong tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ
bách gia chư tử (trăm nhà trăm thầy), bách gia tranh minh (trăm nhà đua
tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh ra các nh tư tưởng lớn và hình
thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh, trong đó phải kể đến sự ra
đời của Nho giáo với những tư tưởng về chính trị - xã hội và đặc biệt là tư
tưởng về gia đình đã có ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội và gia đình Việt Nam
sau này.
* Quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam
Nho học là một học thuyết triết học và chính trị - xã hội của Trung
Quốc, ra đời ở thế kỷ thứ VI Tr. CN và lần lượt được truyền sang các nước á Đông khác. Nho giáo vào Việt Nam khoảng trước sau công nguyên.
Nếu như ở Nhật Bản sự du nhập là gián tiếp từ Triều Tiên sang và sau
đó là sự tiếp thu trực tiếp: Các lưu học sinh Nhật Bản sang Trung Quốc học

SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

Nho học và truyền bá lúc đầu mang tính áp đặt. Người Hán xâm lược Việt
Nam, đưa Nho học vào để tăng cường sự thống trị. Vì vậy, thái độ đầu tiên của
người Việt Nam là phản ứng chống lại.
Khi người Việt Nam giành được độc lập dân tộc từ tay người Hán ở thế
kỷ thứ X người ta thấy ở học thuyết này một lý luận và một nghệ thuật của
đạo trị nước cần phải nắm lấy để xây dựng đất nước mình. Các triều đại phong
kiến Việt Nam tự mình thấy cần phải du nhập và phát triển Nho học. Các vua
triều Lý ở Việt Nam thế kỷ thứ XI đã xây dựng văn miếu để tế lễ Khổng Tử và

các tiên hiền nhà Nho, đã mở trường Quốc Tử Giám cho con hoàng tộc và con
các nhà quyền quý vào học Nho học, đã tổ chức ra các kỳ thi Nho học để chọn
ra các nhân tài kiểu nhà Nho.
Có thể nói thời nào cũng có hiện tượng du nhập, giai đoạn nào của Nho
học Trung Quốc cũng muốn truyền sang Việt Nam. Thời Bắc thuộc là Hán
nho, thời Đinh, Lê, Lý, Trần là Đường nho, thời Lê sơ là Tống nho, thời Lê
Mạt và Nguyễn là Thanh nho. Nhưng không phải cái gì của Nho học Trung
Quốc cũng đều được bén rễ sinh sôi nảy nở ở Việt Nam: Huyền học ở thời
Nguỵ, Tâm học ở thời kỳ nhà Minh. . . không có dấu ấn ở Việt Nam. Nho học
ở đất nước này chỉ mang những nét của Hán nho và Tống nho.
Nói về Tống nho thì có các nhân vật tiêu biểu: Châu Đôn Di (thế kỷ thứ
X - XI ) là người khởi xướng ra Lý học, Nhị Trình (Trình Hạo và Trình Di) là
những người đặt cơ sở cho Lý học và Chu Hy là người tập đại thành của Lý
học. Trong hệ thống Tống nho của Trung Quốc thì Chu Hy là người quan
trọng hơn cả. Còn ở Việt Nam thì vai trò của Nhị Trình lớn hơn vai trò của
Chu Hy. Người Việt Nam quen nói đạo Nho là đạo của Khổng sân trình gọi
Nguyễn Bỉnh Khiêm là Nho Việt Nam lớn nhất thế kỷ XVI là Trạng Trình.
Ngay một sử gia Trung Quốc cũng nói: An Nam lý học hữu trình tuyền (tiêu
biểu cho Lý học ở Việt Nam là từ suối Trình mà ra). Cách nhận định này là có
lý do của nó. Người Việt Nam nói nhiều tới lý, thiên lý là những khái

SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang


niệm do Nhị Trình đặt cơ sở ít nói đến mối quan hệ lý - khí mối quan hệ mà
Chu Hy thường đề cập.
Nho chỉ là một học thuyết, bản thân nó không thể hiện một lập trường
triết học nào. Trong các giai đoạn phát triển của Nho học Trung Quốc thời kỳ
nào cũng có các nhà duy vật và duy tâm khác nhau, đối lập nhau trên vấn đề
cơ bản của triết học. Thời trước Tần bên cạnh Mạnh Tử là nhà duy tâm thì có
Tuân Tử là nhà duy vật.Thời Hán bên cạnh Đổng Trọng Thư là nhà duy tâm
thi có Vương Sung là nhà duy vật. . . ở Việt Nam thì hiện tượng đó không rõ.
Thường chỉ là tiếp thu tư tưởng của các nhà Nho duy tâm: Mạnh Tử, Đổng
Trọng Thư, Nhị Trình là những nhà Nho duy tâm có vai trò lớn trong lịch sử
Nho học ở Việt Nam.
Nho học là từ Trung Quốc truyền vào Việt Nam vì vậy có người cho
rằng Nho học không phải là của người Việt Nam, Nho học là cái ngoại sinh
Nho học không thể được đối xử như các học thuyết vốn có của Việt Nam
những cái được gọi là nội sinh. Thực ra Nho học được truyền vào Việt Nam
đã trải qua một quá trình đã có sự chuyển hoá từ ngoại sinh trở thành nội
sinh từ cái của người trở thành cái của mình.
* Quá trình phát triển của Nho giáo ở Việt Nam
Nét đặc sắc của Nho học Việt Nam không những chỉ thể hiện trong quá
trình du nhập mà còn thể hiện trong quá trình phát triển. Điều này có thể thấy
được khi đặt Nho học Việt Nam bên cạnh các nền Nho học khác, khi quan sát
đối tượng mà nó chú ý, chiều hướng mà nó vận động, bộ phận mà nó hợp
thành.
Trong quá trình phát triển Nho học Việt Nam chú trọng đến những vấn
đề thực dụng hơn là những vấn đề lý thuyết. Các vấn đề về mối quan hệ giữa
hữu và vô, giữa tâm và vật , giữa lý và khí là những vấn đề gắn
với Nho học Trung Quốc trong các thời kỳ và luôn có sự giải thích khác nhau
nhưng không được Nho học Việt Nam nhiệt tâm bàn bạc, không được xem xét

SVTH: Trần Thị Duyến


K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

để giải quyết cái nào có trước, cái nào có sau. ở đây không phải do người Việt
Nam không có khả năng tư duy trừu tượng mà là do hoàn cảnh lịch sử và địa
lý tạo nên.
Nho học ở Trung Quốc bao gồm cả nhân sinh quan, xã hội quan và vũ
trụ quan nhưng Nho học ở Việt Nam thì chú ý nhiều đến nhân sinh quan và xã
hội quan. Nó chú ý tới những tác phẩm kinh điển nào của Nho nói nhiều về
nhân sinh quan và đạo đức như: Tác phẩm Tứ Thư (Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại
Học, Trung Dung), Trung Kinh, Hiếu Kinh.
Nho giáo không phải là một học thuyết toàn diện nó không đáp ứng
được mọi mặt yêu cầu của con người xã hội phong kiến phương Đông. Mặt
thiếu của nó thường được Phật, Lão bổ sung. Từ dó, tạo nên lý thuyết Tam
giáo nhất nguyên. Hiện tượng này ở Nho học Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật
Bản đều có. Nhưng ở các nước trên để xác lập nên cục diện nhất nguyên đã
phải trải qua một quá trình đấu tranh rồi mới tiến tới dung hợp. Còn ở Việt
Nam thì từ đầu đã xuất hiện sự dung hợp. Ngay ở thời Bắc thuộc ở cuối thế kỷ
thứ II đầu thế kỷ thứ III Mâu Bác đã nêu lên sự cần thiết phải dung hợp ba đạo
trong tác phẩm lý hoặc luận. Đến thời kỳ độc lập thì hầu như triều đại nào
cũng nói đến nhu cầu dung hợp. Đặc biệt ở các thời Lý, Trần (thế kỷ XI, XII,
XIII) và triều Lê - Trịnh (thế kỷ XIII) lý thuyết về dung hợp trình bày rất rõ
ràng.
Tóm lại khảo sát quá trình Nho giáo du nhập vào Việt Nam chúng ta
thấy rõ rằng nếu tính từ thời Bắc thuộc thì Nho giáo đã có mặt trên đất nước ta

trên 2000 năm trong đó có 500 năm được coi là hệ tư tưởng thống trị trong
kiến trúc thượng tầng của xã hội phong kiến. Vì lẽ đó, Nho giáo có đủ thời
gian và điều kiện để thấm sâu, bén rẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Việt
Nam mà đặc biệt là ảnh hưởng đến gia đình Việt Nam. Năm tháng qua đi, chế
độ phong kiến Việt Nam không còn nữa nhưng tư tưởng Nho giáo vẫn còn lưu

SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

lại trong con người, trong mỗi gia đình và lối sống của người Việt Nam hôm
nay.
1.1.2. Ni dung c bn ca Nho giỏo.
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm
tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải
đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (
quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với
tiểu nhân, những người thấp kém về địa vị xã hội; sau quân tử còn chỉ cả
phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với
tiểu nhân là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều
này có thể được lý giải bởi đối tượng mà Nho giáo muốn hướng đến trước tiên
là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước
hết phải tự đào tạo , phải tu thân. Sau khi tu thân xong, người quân tử phải
có bổn phận phải hành đạo (đạo không đơn giản chỉ là đạo lý. Nho gia hình
dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa

cả nguyên lý vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lý đó là những
nguyên lý đạo đức do Nho gia đề xướng hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra
và cần phải tuân theo). Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là
nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào
con người sẽ được gọi là Mệnh. Cần phải hiểu cơ sở triết lý của Nho giáo mới
nắm được logíc phát triển và tồn tại của nó.
+ Tu thân
Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để
làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam cương và
ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và tứ đức là lẽ đạo
đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam
cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.

SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

1. Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối
quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng). Trong xã
hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những
nguyên tắc chết người.
- Quân thần: (Quân xử thần tử, thần bất tử bất tử bất trung nghĩa là:
dù vua có bảo bề tôi chết đi nữa thì bề tôi cung phải tuân lệnh, nếu bề tôi
không tuân lệnh thì bề tôi không trung với vua). Trong quan hệ vua tôi, vua
thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ.

- Phụ tử: (Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến
con chết, con không chết thì con không có hiếu).
- Phu phụ: (Phu xướng phụ tuỳ nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải nghe
theo).
2. Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều
phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
- Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
- Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
- Lễ: Sự tôn trọng, hoà nhã trong khi cư xử với mọi người.
- Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
- Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
3. Tam tòng: tam là ba, tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ
phải theo, gồm: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.
- Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha.
- Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng.
- Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con.
4. Tứ đức: tứ là bốn, đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ
nữ phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh.
- Công: khéo léo trong việc làm.
- Dung: hoà nhã trong sắc diện.
- Ngôn: mềm mại trong lời nói.
SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang


- Hạnh: nhu mỳ trong tính nết.
Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân:
Thứ nhất, Đạt đạo. Đạo có nghĩa là con đường hay phương cách
ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. Đạt đạo trong thiên
hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn
bè (sách Trung Dung), tương ứng với quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ,
bằng hữu. Đó chính là ngũ thường hay ngũ luân.
Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là trung dung. Tuy nhiên, đến Hán
Nho ngũ luân được tập trung lại chỉ còn ba mối quan hệ cơ bản nhất được gọi
là Tam cương hay còn gọi là tam tòng.
Thứ hai, Đạt đức. Quân tử phải đạt được ba đức: nhân, trí, dũng.
Khổng Tử nói: Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người
nhân không lo buồn, người trí không lo nghi ngại, người dũng không sợ hãi
(sách Luận Ngữ). Về sau, Mạnh Tử thay dũng bằng lễ, nghĩa nên ba đức
trở thành bốn đức: nhân, nghĩa, lễ, trí. Hán nho thêm một đức là tín nên
có tất cả năm đức là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Năm đức này còn gọi là ngũ
thường.
Thứ ba, biết thi, thư, lễ, nhạc. Ngoài các tiêu chuẩn về đạo và đức,
người quân tử còn phải biết thi, thư, lễ, nhạc. Tức là người quân tử còn phải
có một vốn văn hoá toàn diện.
+ Hành đạo
Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm
chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hoá thành tề gia, trị
quốc, thiên hạ bình. Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho
đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên
hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là
hai phương châm:

SVTH: Trần Thị Duyến


K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

- Nhân trị: nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu
người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì
Khổng Tử nói: Kỷ sở bất dục,vật thi ư nhân - Điều gì mình không muốn thì
đừng làm cho người khác (sách Luận Ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất
của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói Người không có nhân thì lễ mà làm gì?
Người không có nhân thì nhạc mà làm gì? (sách Luận Ngữ).
- Chính danh: Chính danh là mỡi sự vật phải được gọi đúng tên của nó,
mỗi người phải làm đúng chức phận của mình Danh không chính thì lời nói
không thuận, lời nói không thuận tất việc không thành (sách Luận Ngữ).
Khổng Tử nói với vua Tề Cảnh Công: Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con (sách Luận Ngữ).
Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các sách của Nho giáo,
chúng được tóm gọn lại trong chín chữ tu thân, tề gia, tri quốc, bình thiên
hạ. Và đến lượt mình, chín chữ đó chỉ nhằm mục đích cai trị mà thôi.
1.2. Gia ỡnh
1.2.1. Khỏi nim gia ỡnh
Khái niệm gia đình đã được nhiều nhà tư tưởng, nhà hoạt động thực tiễn
nghiên cứu, quan tâm như: Trong tác phẩm kinh điển Hệ tư tưởng
Đức(1845) Các Mác và Ăngghen cho rằng: Hằng ngày tái tạo ra đời sống
của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình [15, tr.41].
Quan điểm của Các Mác và Ăngghen là: Gia đình ra đời và tồn tại cùng với sự
ra đời và tồn tại của xã hội loài người, trong quá trình tái tạo ra chính bản thân
mình thì đồng thời cùng tái tạo ra gia đình. Và gia đình được tạo bởi hai mối
quan hệ chủ yếu: Quan hệ hôn nhân (vợ - chồng), quan hệ huyết thống (cha

mẹ - con cái).
Tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc đã lấy năm 1994 là năm quốc tế
gia đình và khẳng định: Gia đình là yếu tố tự nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh

SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

tế của xã hội. Gia đình coi như một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại cần
được giữ gìn và phát huy. UNESCO đã đưa ra định nghĩa về gia đình: Gia
đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân
sách chung [22, tr.12].
Gần giống với quan niệm của UNESCO có một số quan niệm khác nữa.
Trong cuốn Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người
Việt Nam giáo sư Lê Thi đã nêu ra quan niệm của Levytrauss về gia đình là
một nhóm xã hội được quy định bởi ba đặc điểm trong quan sát thường thấy
nhiều nhất:
-Nó bắt nguồn từ hôn nhân
- Nó bao gồm vợ - chồng - con cái đã phát sinh từ sự hôn phối của đôi
nam nữ, tuy rằng có thể có mặt trong gia đình những họ hàng bà con, con
nuôi, người giúp việc, bạn bè
- Các thành viên của gia đình được gắn kết với nhau bởi các ràng buộc
pháp lý, bởi các nhiệm vụ và quyền lợi có tính chất kinh tế, tôn giáo hay cái
khác, bởi các quan hệ nhất định về quyền và sự cấm đoán tình dục giữa các
thành viên, bởi một tổng hợp có tính chất thay đổi về tình cảm, tâm lý như:

tình yêu, tình thương, sự kính trọng, sự sợ hãi [20, tr.269].
Quan niệm trên khá hợp lý, tuy nhiên vẫn chưa phản ánh hết thực tế
sinh động. Vì vẫn có những người không cưới nhưng ở với nhau, vẫn có con
như người phụ nữ, đàn ông goá ở nuôi con.
Gia đình hôn phối (gia đình hạt nhân) gồm: bố, mẹ, con cái sống chung
một nhà. Là hình thức chiếm số đông hiện nay ở nước ta. Gia đình hôn phối
được lập nên bằng hôn nhân và được giải tán cúng với sự giải thể của hôn
nhân (ly hôn).
Theo giáo sư Lê Thi: Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ một
nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống
nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó là cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà,
họ hàng). Đồng thời trong gia đình cũng có thể có bao gồm một số người được
SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

gia đình nuôi dưỡng tuy không có quan hệ huyết thống. Các thành viên gia
đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế- văn hoá- tình
cảm), giữa họ có những điều ràng buộc có tính chất pháp lý được Nhà nước
thưà nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong luật hôn nhân và gia đình ở nước ta).
Đồng thời, gia đình cũng có những quy đinh rõ ràng về quyền được phép và
những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên [20, tr.268-269]
Định nghĩa trên của giáo sư Lê Thi là đúng, khoa học, là hợp với truyền
thống đạo lý của người Việt Nam. Nhưng chưa thực sự đầy đủ vì chưa giải
thích được sự xuất hiện loại gia đình cũ tồn tại ở Việt Nam, gia đình không có

trách nhiệm pháp lý.
Theo từ điển văn hoá gia đình của nhóm tác giả Phạm Thị Dung,
Nguyễn Thu Hà, Phạm Minh Thảo, Từ Thu Hằng, Phạm Thị Hảo biên soạn
khái niệm gia đình được định nghĩa: Gia đình là thiết chế xã hội dựa trên cơ
sở sự kết hợp của những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân để thực
hiện được các chức năng sinh học (sinh đẻ, kinh tế, văn hoá, xã hội). Khi gia
đình đã có con các thành viên được liên kết với nhau vừa bằng quan hệ hôn
nhân vừa bằng quan hệ huyết thống. Gia đình là một phạm trù lịch sử thay đổi
cùng với sự thay đổi của xã hội [6, tr.27-28].
Giáo sư Trần Đình Hượu cho rằng: Gia đình là một tổ chức rất xa xưa,
bắt nguồn từ quan hệ nam nữ, từ việc sinh con đẻ cái rất tự nhiên, về sau trong
lịch sử mới thay đổi thích ứng với phương thức sản xuất, với cơ chế chính trị xã hội, với nền văn hoá [11, tr.25]
Những khái niệm trên về gia đình của các nhà nghiên cứu đều cố gắng
đưa ra một khái niệm bao quát nhất nhằm phản ánh được đầy đủ và khoa học.
Nhưng trong cuộc sống khi nói đến gia đình thì điều đầu tiên là nói đến một
tập hợp người cùng chung sống dưới một mái nhà và giữa họ có mối liên hệ
với nhau bởi quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, quan hệ huyết thống giữa
cha mẹ và con cái, giữa anh chị em ruột, giữa ông bà và con cháu; một số
người được gia đình nuôi dưỡng gắn bó với nhau về trách nhiệm, nghĩa vụ và
SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

quyền lợi được họ hàng, làng xóm ủng hộ, được pháp luật thừa nhận và bảo
vệ.

Từ những khái niệm về gia đình của các nhà nghiên cứu chúng ta thấy
rằng:
Thứ nhất, gia đình là một thiết chế xã hội được hình thành trước hết trên
cơ sở quan hệ hôn nhân. Quan hệ hôn nhân là sự kết hợp giữa hai cá nhân
(nam - nữ) theo quy định của pháp luật hay nhà thờ nhằm chung sống và xây
dựng gia đình hạnh phúc. Quan hệ này là biểu hiện quan hệ vợ - chồng mà
thực chất là để kết hợp với nhau để sinh sản và nuôi dạy con cái.
Thứ hai, quan hệ huyết thống là quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Quan
hệ huyết thống là sự tiếp tục hệ quả tất yếu của quan hệ hôn nhân. Nó chỉ phát
triển tốt đẹp trên cơ sở quan hệ tình yêu và hôn nhân chính đáng, hợp pháp
Thứ ba, quan hệ nuôi dưỡng là loại quan hệ hình thành giữa chủ thể với
đối tượng được nuôi dưỡng, họ gắn bó với nhau bởi những quyền lợi, nhiệm
vụ và được dư luận ủng hộ.
Tóm lại, không có một định nghĩa nào là duy nhất về gia đình cho mọi
nền văn hoá mà có thể thống nhất cơ bản là: Gia đình là một cộng đồng người
trên cơ sở hai mối quan hệ cơ bản hôn nhân, huyết thống được xã hội thừa
nhận.
1.2.2. Quan nim ca Nho giỏo v gia ỡnh
Theo quan niệm của Nho giáo, mọi người trong xã hội đều bị trói buộc
bởi năm mối quan hệ tự nhiên. Đó là: Quan hệ cha - con, vợ - chồng, anh em, vua - tôi, bạn - bè.
+ Vua - tôi (quân - thần): vua nhân - tôi trung
+ Chồng - vợ (phu - phụ): chồng biết điều - vợ biết nghe lẽ phải
+ Cha - con (phụ - tử): cha hiền - con thảo
+ Anh - em (huynh - đệ): anh tốt - em ngoan
+ Bạn - bè (bằng hữu): chung thuỷ

SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

Năm mối quan hệ này phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực đó là
quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong xã hội phong kiến mối quan hệ gia
đình được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng, còn các quan
hệ xã hội thì được duy trì bởi chế độ chính trị đẳng cấp. [1, tr.21]
Đã là gia đình thì phải có vợ - chồng, cha - con, anh - em. Trong gia
đình thì vợ chồng phải hoà thuận, phu xướng thì vợ phải tuỳ, là cha - con thì
cha phải hiền từ biết yêu thương và nuôi dạy con cái, biết làm gương cho con
cái học tập. Ngược lại phận làm con phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành
dưỡng dục của cha mẹ, biết hiếu thuận với cha mẹ. Đã là anh em thì phải biết
đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, là anh chị thì phải biết nhường nhịn,
thương yêu, là em thì phải biết nghe lời và lễ phép với anh chị.
Nho giỏo cho rng, gia ỡnh chớnh l mt cỏi nc nh. Vỡ th, nu
"mt nh nhõn hu thỡ c nc nhõn hu. Mt nh l nhng thỡ c nc n
u cú l nhng. Mt ngi tham lam thỡ c nc b ri lon" (i hc,
chng IX). Do ú, mt xó hi mun thanh bỡnh thỡ trc ht cn phi cú
nhng gia ỡnh hũa thun. Gia ỡnh hũa thun l gia ỡnh m mi thnh viờn
luụn quan tõm n nhau, chm lo cho nhau. Trong gia ỡnh ú, v chng sng
hũa thun thng yờu nhau, cựng nhau chm lo nuụi dng dy d con cỏi
nờn ngi. Cha m phi luụn gi gỡn li n ting núi cng nh tỏc phong lm
vic ca mỡnh lm tm gng cho con cỏi noi theo. Ngc li, con cỏi phi
luụn hiu kớnh vi ụng b, cha m, bit phng dng chm súc ụng b, cha
m, bit lm cho ụng b, cha m c rng r v khụng lm vic gỡ khin cho
ụng b, cha m phi ti h vi hng xúm lỏng ging. Mt gia ỡnh ho thun
cũn l mt gia ỡnh m anh em bit bo ban nhau cựng tin b, bit thng
yờu ựm bc ln nhau, bit em ngó thỡ ch nõng.

lm c iu ú, Nho giỏo ũi hi mi ngi trong gia ỡnh phi
bit gi gỡn v tuõn theo l, bi cho rng, ch cú l con ngi mi tr thnh
con ngi xó hi: "Chim anh v cú th bit núi nhng vn thuc loi chim,

SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: NguyÔn ThÞ Giang

con tinh tinh có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài cầm thú. Làm người mà
không có lễ thì tuy biết nói đấy nhưng có khác gì loài cầm thú? Chỉ có loài
cầm thú là không có lễ, cho nên cha con ở lẫn lộn với nhau. Vì vậy việc làm
của bậc thánh nhân là lấy lễ dạy người khiến người ta ai cũng biết lễ để tự
phân biệt mình với cầm thú" (Kinh Lễ, Khúc lễ thượng). Nhờ có lễ, con người
mới có thể biết được như thế nào là có hiếu với cha mẹ, là kính với người
trên, là từ đễ với anh em thân thích, là bạn hiền của bằng hữu, là nhân với
người chung quanh, là tín thực với thân thuộc. Theo lễ, người con có hiếu và
biết lễ phép thì "Khi ở trước mặt cha mẹ ruột hoặc cha mẹ chồng, nếu có lệnh
phải vâng dạ kính cẩn, tiến thoái phải chu toàn thận trọng, lên xuống ra vào
phải cung kính, không dám ho hoẹ, đằng hắng hay ngáp dài, không được
đứng dựa nghiêng ngả liếc ngang liếc dọc, không dám phun nước bọt chùi
nước mũi… Nếu như cha mẹ có lỗi lầm gì, mình vẫn phải vui vẻ hoà nhã
dùng lời nói ôn hoà mà can gián. Nếu can mà (cha mẹ) không nghe lại càng
phải giữ thái độ hoà nhã cung kính hơn, đợi cha mẹ nguôi ngoai rồi lại can
gián. Nếu cha mẹ không nghe để đến nổi phạm lỗi lầm có tội với bạn bè hàng
xóm, ta vẫn phải ôn hòa khuyên can. Nếu cha mẹ nóng giận đánh ta đến chảy

máu, ta vẫn không dám giận oán mà vẫn phải kính trọng hiếu thuận với cha
mẹ" (Kinh Lễ, Chương XII, tiết 2). Ngược lại, ngay từ khi con cái đến tuổi
biết ăn cơm, cha mẹ "cần thiết phải dạy nó biết sử dụng tay phải, con trai phải
biết thưa dạ, con gái phải biết nhu hòa… Khi con lên sáu tuổi, hãy dạy chúng
về số học và đếm số… Tám tuổi, dạy chúng khi ra vào hay khi ngồi vào bàn
ăn, nhất nhất phải theo sau bậc trưởng thượng, bắt đầu dạy cho chúng biết
nhường nhịn... Mười tuổi, cho ra ngoài học thêm sách vở khác… bắt đầu
hướng dẫn chúng về lễ, sớm tối tuân theo nghi thức của trẻ nhỏ… Hai mươi
tuổi là làm lễ đội mũ, bắt đầu học lễ… dạy chúng thuần hậu về hiếu lễ" (Kinh
Lễ, Chương XII, tiết 3). Nho giáo khẳng định, nếu xây dựng được một gia
đình hoà thuận, con cái biết hiếu đễ cha mẹ biết từ nhượng thì đó cũng là làm
SVTH: TrÇn ThÞ DuyÕn

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

chớnh tr ri. Bi nc cng ch l mt cỏi nh to. Cỏc cn nh nh - gia ỡnh
m hũa thun thỡ cn nh to cng s hũa thun. Vỡ th, lm chớnh tr khụng c
l phi ra lm quan.
Nho giáo cũng quan niệm rằng: Nhà (gia đình) là chỗ đứng cơ bản
phải giữ vững trong mọi quan hệ giữa người với người [7, tr.163]. Trong cuốn
Mạnh Tử, thiên Ly Lâu thượng có câu Thiên hạ gốc ở nước, nước gốc ở nhà,
nhà gốc ở bản thân mình. Như vậy, ngoài bản thân ra thì nhà là gốc của cả
nước và thiên hạ. Tu được thân rồi con người sống trong nước và trong thiên
hạ phải gắn chặt với nhà, mới có thể vươn cao lên không ngừng và làm nên
nghiệp lớn.

Như vậy, đối với đạo lý Nho giáo, Gia đình là một phạm trù rất quan
trọng. Nắm đúng phạm trù ấy của Khổng - Mạnh là một trong những điều cần
thiết bậc nhất để hiểu rõ quan niệm của Nho giáo về con người, về đạo đức và
về cuộc sống.

SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Giang

Chương 2: ảnh hưởng của Nho giáo trong gia đình
Việt Nam hiện nay

2.1.Tỡnh hỡnh kinh t - chớnh tr Vit Nam hin nay
*V kinh t
Tc tng trng GDP ca Vit Nam ó tng lờn liờn tc. Nu nh
trong giai on u i mi (1986 - 1990), GDP ch t mc tng trng bỡnh
quõn 4,4%/nm, thỡ nm 2007: 8,5%. So vi cỏc nc trong khu vc, Vit
Nam ng vo hng cỏc quc gia cú tc tng trng rt cao. Cựng vi tng
trng kinh t cao, cht lng tng trng kinh t cng ang c ci thin.
iu ú th hin cỏc khớa cnh c bn sau:
Thu nhp theo u ngi ngy cng tng. Trc thi k i mi, phn
ln dõn s nc ta sng bng ngh nụng, Vit Nam b ỏnh giỏ l mt t
nc nghốo nn, lc hu, vi mc thu nhp bỡnh quõn u ngi rt thp v
cú nhiu ngi trong din nghốo úi. ng li i mi v chớnh sỏch hi
nhp kinh t quc t ó to ra nhiu c hi vic lm cho ngi lao ng, dn

n nõng cao thu nhp cho ngi dõn. Tc tng trng GDP bỡnh quõn u
ngi Vit Nam trong giai on 1990 - 2002 t trung bỡnh 5,2%. Thu nhp
bỡnh quõn u ngi nm 2007 ca ngi dõn Vit Nam ó t 820
USD/nm. So vi nm 1995, mc thu nhp bỡnh quõn u ngi hin nay ca
Vit Nam ó tng khong 2,8 ln.
T l nghốo úi cú xu hng gim mnh. Trờn c s kinh t tng
trng nhanh, mc nghốo úi ca dõn c gim mnh. Nm 2006, t l h
nghốo Vit Nam l 18,1% (tớnh theo chun nghốo quc t) v c th gii
ỏnh giỏ l thnh cụng trong vic chng nghốo úi.
Ch s phỏt trin con ngi (HDI) ca Vit Nam tng lờn ỏng k. Nh
chỳ trng giỏo dc - o to, chm súc sc khe, hn ch t l sinh, nờn ch s

SVTH: Trần Thị Duyến

K33A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: NguyÔn ThÞ Giang

phát triển con người của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 2006, HDI
của Việt Nam đạt 0,709, cao hơn nhiều nước có cùng trình độ phát triển kinh
tế.
Đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân ngày càng được cải thiện.
Đến nay ở Việt Nam có 89,4% xã đã có điện, 94,6% xã có đường trải nhựa,
98,9% xã có trường tiểu học và 99% các xã có trạm y tế. Nhiều mục tiêu đề ra
đã đạt được hoặc vượt mức như tỷ lệ chết ở trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn 2,1%,
tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 25%, tỷ lệ thôn bản có cán bộ y tế
cộng đồng đạt 79,8%. Tuổi thọ của người dân (năm 2006) đạt 71,3 tuổi.

Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng hiện đại hóa. Nếu
năm 1990, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 38,7% GDP, thì đến năm
2006 giảm còn 20,4%. Trong khi đó, các ngành công nghiệp và xây dựng
ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, tăng tương ứng từ 22,7% lên 41,5%. Ngành
dịch vụ duy trì khá ổn định ở mức khoảng 38%.
Năng suất lao động ngày càng tăng. Những ngành có năng suất lao
động tăng cao nhất phải kể đến là ngành khai thác (tăng 17%/năm), ngành
điện, khí đốt, nước (tăng 11,1%) nhờ áp dụng nhiều tiến bộ khoa học và công
nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản lý.
*Về chính trị
Quốc Hội đã có bước tiến bộ mới, mở rộng dân chủ hơn, nhưng về thực
chất, trong thể chế chính trị Việt Nam hiện nay, Quốc hội không có thực
quyền
Nhà cầm quyền đã có ý thức trách nhiệm trước nhân dân, lắng nghe
dân, quan tâm đến dân ,có dấu hiệu tích cực bảo vệ dân trong các vùng thiên
tai.
Báo chí trong nước đã giảm bớt tuyên truyền mị dân để phục vụ cho
đảng phái chính trị, đưa ra được nhiều bài viết để xoa dịu lòng dân do chủ

SVTH: TrÇn ThÞ DuyÕn

K33A - GDCD


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: NguyÔn ThÞ Giang

trương của chính quyền, có xu hướng ngày càng trung thực với những thông
tin.

Đã nhìn thấy nguy cơ Quốc nạn tham nhũng và đói nghèo là những yếu
tố quyết định sự tồn vong của Đảng cầm quyền.
Tuy nhiên, tinh hình chính trị cũng còn có những điều bất cập như:
Vẫn còn mang tính hình thức, thiếu thực tiển khoa học, nói không đi
đôi với việc làm, hiệu quả thực tiển chưa có, gây thiếu niềm tin đối với quần
chúng nhân dân.
Cải cách chính trị nữa vời, vẫn còn hình thức "con vua thì được làm
vua", hiện tượng bè phái vẫn xãy ra từ trung ương đến cấp cơ sở, độc diển
bầu cử vẫn tiếp diển.
Thiếu hiệu quả chống tham nhũng, có biểu hiện bao che qua các vụ án
vinashin, chủ tịch Hà Giang, những vụ công an bắn dân....
Một mặt xoa dịu dư luận , một mặt gia tăng đàn áp những chính kiến
đối lập, cũng như tôn giáo, tấn công các trang mạng chính trị đối lập, dùng
những thông tin giả gây nhiễu loạn thông tin lề trái.
Chưa bảo vệ được người dân đi lao động nước ngoài hoặc các công
nhân lao động bị bóc lột , chèn ép tại các Công ty tư nhân. Chưa khắc phục
được tình trạng buôn người: lấy chồng Đài loan , Hàn quốc , làm mại dâm
Cam Pốt và Mã Lai...
Báo chí vẫn tiếp tục đưa các tin tức giật gân, phi văn hóa để thu hút
khách, các chương trình chính trị thiếu khoa học thực tiển tiếp tục ru ngủ tầng
lớp sinh viên và giới trẻ
Tiếp tục nhượng bộ Trung Quốc 1 cách vô nguyên tắc để bảo vệ chế độ
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế trong những năm qua cùng nới
những biến động về chính trị đã ảnh hưởng lớn đến gia đình Việt Nam hiện
nay

SVTH: TrÇn ThÞ DuyÕn

K33A - GDCD



Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: NguyÔn ThÞ Giang

Một là, gia đình phổ biến là có ít con, thu nhập lại tăng lên nên có điều
kiện nuôi con tốt hơn; thậm chí sinh ra chiều chuộng con, nhiều lúc quá đáng.
Đồng thời, cha mẹ đi làm suốt ngày, phần lớn ở xa nhà, ít có thời gian ở gần
con, săn sóc, theo dõi việc học tập, vui chơi, kết bạn của con. Họ phó mặc cho
nhà trường, các đoàn thể cả việc giáo dục văn hóa và xây dựng đạo đức, nhân
cách của con. Họ cung cấp tiền học, đồ chơi, ngày nay lại sắm máy vi tính
điện tử cho con chơi ở nhà và nghĩ rằng đã làm hết nghĩa vụ.
Như vậy, điểm nổi bật hiện nay là quan hệ giữa cha mẹ và con cái khá
lỏng lẻo ở một số gia đình. Con cái họ trưởng thành chủ yếu từ môi trường xã
hội: nhà trường, bạn bè, hội hè. Hội hè có khi chỉ là những nhóm thanh thiếu
niên tụ tập nhau theo một ý thích chung, như đua xe máy, đi hát karaoke, đến
vũ trường, đánh bạc, hút sách, chè chén, nhậu nhẹt và do vậy, dễ sa vào con
đường trộm cắp, cướp giật khi thiếu tiền.
Hai là, thường có sự đứt đoạn trong quan hệ “cha truyền con nối” về
nghề nghiệp: con cái phần lớn làm nghề khác cha mẹ và tự do lựa chọn. Đồng
thời, sự truyền đạt kinh nghiệm sống, các kiến thức giữa các thế hệ trong gia
đình cũng diễn ra theo hai chiều: từ cha mẹ đến con cái và ngược lại, từ con cái
đến cha mẹ. Ngày nay, không phải chỉ có cha mẹ là người hiểu biết nhiều nhất,
là người giỏi nhất, là người thày dạy duy nhất của các con. Lớp trẻ có điều kiện
tiếp xúc với nhiều loại thông tin, sách báo nên dễ dàng thu nhận được nhiều
kiến thức mới, đặc biệt là về kỹ thuật sản xuất hiện đại, các công nghệ thông
tin… Bởi vậy, nhiều điều cha mẹ cần lắng nghe con, học tập ở con, mà không
tự coi là điều gì mình cũng biết. Đặc biệt, khi con có ý kiến khác, cho mẹ phải
lắng nghe con trình bày một cách bình tĩnh, điều gì con nói đúng cần tiếp thu,
không giấu dốt; điều gì con nói sai phải thuyết phục bằng lý lẽ, không thể áp

đặt một cách vũ đoan, gia trưởng.
Ba là, hiện nay, trong gia đình, uy quyền độc đoán của người gia
trưởng, người chủ gia đình đang dần được dẹp bỏ. Những gia đình vẫn cần có
SVTH: TrÇn ThÞ DuyÕn

K33A - GDCD


×