Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Công tác thẩm dự án cho vay vốn tại Ngân hàng VPBank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.19 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
MỞ ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
CHO VAY VỐN TẠI VPBANK. ..........................................................2
1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của VPBank............................2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank và chi nhánh Đông
Đô .............................................................................................................2
1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VPBank......................2
1.1.2. Tổng quan hoạt động kinh doanh của VPBank...............................7
1.1.2.2. Hoạt động huy động vốn.........................................................9
1.1.2.3. Hoạt động cho vay................................................................12
1.1.2.4. Hoạt động dịch vụ khác.........................................................13
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư..................................14
1.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư.................................................14
1.2.1.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn........15
1.2.1.2. Thẩm định điều kiện vay vốn.................................................16
1.2.1.3. Xác định phương thức cho vay..............................................17
1.2.1.4. Xem xét khả năng nguồn vốn và điệu kiện thanh toán, xác
định lãi suất cho vay..........................................................................17
1.2.1.5. Lập tơ trình thẩm định..........................................................18
1.2.1.6. Trình duyệt khoản vay...........................................................18
1.2.2. Phương pháp thẩm định dự án......................................................18
1.2.2.1. phương pháp thẩm định theo trình tự....................................18
1.2.2.2. Phương pháp dự báo ............................................................19
1.2.2.3. phương pháp so sánh đối chiếu ............................................19
1.2.2.4. phương pháp phân tích độ nhạy............................................20
1.2.3. Nội dung thẩm định dự án.............................................................20
Nguyễn Thị Loan Đầu tư 47A
1.2.3.1. Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án......................................20
1.2.3.2. Thẩm định về phương diện thị trường ..................................21


1.2.3.3. Thẩm định về phương diện kỹ thuật......................................22
1.2.3.4. Thẩm định về phương diện tài chính dự án...........................24
1.2.3.6. Thẩm định về ảnh hưởng môi trường sinh thái.....................31
1.2.3.7. Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý của dự án..........31
1.2.4. Ví dụ về hực trạng thẩm định dự án đầu tư: “Xây dựng khu nhà ở
cho người thu nhập thấp phục vụ KCN Kim Koa – Vĩnh Phúc”............32
1.2.4.1. Giới thiệu về dự án................................................................32
1.2.4.2. Thẩm định về dự án đầu tư...................................................32
1.3. Đánh giá công tác thẩm định dự án cho vay vốn tại VPBank........47
1.3.1. Những kết quả đạt được................................................................47
1.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................49
1.3.2.1 Hạn chế ...............................................................................49
1.3.2.2. Nguyên nhân:........................................................................50
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
CHO VAY VỐN TẠI VPBANK..........................................................53
2.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh và công tác thẩm định dự án
cho vay vốn tại VPBank............................................................................53
2.1.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của VPBank.......................53
2.1.2 Phương hướng cho công tác thẩm định dự án vay vốn tại VPBank
.................................................................................................................54
2.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác
thẩm định tại VPBank..............................................................................55
2.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện cộng tác thẩm định ........................55
2.2.1.1. Quy trình thẩm định..............................................................55
2.2.1.2. Phương pháp thẩm định........................................................55
2.2.1.3. Nội dung thẩm định...............................................................56
Nguyễn Thị Loan Đầu tư 47A
2.2.1.4. Nâng cao nghiệp vụ thẩm định của các cán bộ thẩm định để
phục vụ yêu cầu tiếp cận công nghệ mới trong quá trình thẩm định..57

2.2.1.5. Giải pháp nguồn thông tin....................................................59
2.2.1.6. Về thời gian thẩm định .........................................................59
2.2.2. Một số kiên nghị ...........................................................................61
KẾT LUẬN...........................................................................................64
Nguyễn Thị Loan Đầu tư 47A
MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu cho mọi nền kinh tế, trong đó có
Việt Nam. Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ mang lại rất nhiều cơ
hội phát triển cho các lĩnh vực kinh tế của mình. Ngành ngân hàng trong thời gian
qua đã chứng tỏ được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế. Trong đó, Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam đã có
những bước phát triển đáng kể. Sứ mệnh phát triển của VPBank là một ngân hàng
thương mại đô thị đa năng, hoạt động với phương châm: lợi ích của khách hàng là
trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú
trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng. Bên cạnh đó, VPBank
đang cố gắng, nỗ lực hết mình trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực
phía Bắc và nằm trong tốp những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam. Bên cạnh đó
VPBank cũng đang chú trọng tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án vay vốn của các doanh
nghiệp lớn.
Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng, em thấy quá trình thẩm định dự án của
ngân hàng đã được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc nhưng vẫn còn nhiều bất cập cần
phải hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, em đã chọn viết đề tài “Công tác thẩm dự án
cho vay vốn tại Ngân hàng VPBank” cho chuyền đề tốt nghiệp của mình.
Trong chuyên đề này, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề tốt nghiệp
gồm 2 nội dung sau:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại VPBank.
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự
án cho vay vốn tại VPBank.
Trong quá trình thực tập tại VPBank – chi nhánh Đông Đô, được sự giúp đỡ
của các cán bộ trong các phong ban đặc biệt là phòng tín dụng doanh nghiệp và sự

giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt đã giúp em hoàn thành
quá trình thực tập và chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới cô giáo và các anh chị trong Ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Loan Đầu tư 47A
1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN CHO VAY VỐN TẠI VPBANK.
1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của VPBank.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank và chi nhánh Đông Đô
1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VPBank.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt
Nam (tên viết tắt Tiếng Việt - Ngân hàng Ngoài Quốc doanh), tên giao dịch Tiếng
Anh: Vietnam Joint-stock Commercial Bank for Private Interpries - VPBank được
thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH - GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm và
chính thức bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép thành lập
số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Ngân hàng VPBank được thành lập
dựa trên cơ sở tự góp vốn của các cổ đông là các cá nhân và doanh nghiệp ngoài quốc
doanh với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển cho các thành viên của mình.
VPBank đã trải qua hơn 16 năm hoạt động. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thanh
lâp của VPBank bắt đầu từ con số hết sức khiêm tốn là 20 tỷ đồng. Sau đó, vì nhu
cầu phát triển của nên kinh tế, VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ theo thời gian.
Cho đến tháng 6/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Vào tháng 9/2006,
vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Và đến cuối năm 2006, vốn điều lệ
của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và đến cuối năm 2008, đã tăng lên gần
3.000 tỷ đông. Như vậy, VPBank đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm nhiều biện pháp
nhằm nâng cao khả năng vốn tự có, đồng thời tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh
doanh cho VPBank.
Bên cạnh sự tăng trưởng quy mô về vốn điều lệ, sự phát triển cơ cấu tổ chức và

hệ thống mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế lớn,
thành phố trên cả nước đã cung cấp danh mục các dịch vụ đa dạng và đáp ứng mọi
yêu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế.
Về cơ cấu tổ chức của VPBank:
Từ lúc hình thành đến nay, VPBank đã có nhiều thay đổi về cơ cấu tổ chức.
Năm 2001 đến nay, VPBank được tổ chức theo mô hình được mô tả qua sơ đồ 1.1:
Cơ cấu tổ chức của VPBank.
Nguyễn Thị Loan Đầu tư 47A
2

×