Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Ảnh hưởng của giờ học ngoại khoá môn cầu lông đến chất lượng học tập môn cầu lông của nam học sinh khối 11 trường THPT cao bá quát gia lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.54 KB, 50 trang )

1

Trường Đại học sư phạm hà nội 2
Khoa giáo dục thể chất

Đàm thị loan

ảnh hưởng của giờ học ngoại khóa môn cầu lông đến
chất lượng học tập
của nam học sinh khối 11 trường
THPT cao bá quát – gia lâm
Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hà Nội 2010


2

Lời cam đoan
Tên tôi là: Đàm Thị Loan
Sinh viên : K32 – GDTC – GDQP
Tôi xin cam đoan về đề tài này là của tôi, chưa được bào vệ trước một
hội đồng khoa học nào. Toàn bộ những vấn đề đưa ra và bàn luận trong đề tài
đều là những vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết và đúng thực tế khách quan
của trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm.
Hà Nội, ngày …..tháng……năm 2010
Sinh viên

Đàm Thị Loan



3

Danh mục chữ viết tắt
TDTT:

Thể dục thể thao

GDTC:

Giáo dục thể chất

THPT:

Trung học phổ thông

GD- ĐT:

Giáo dục đào tạo

VĐV:

Vận động viên
Nhà xuất bản

NXB:
cm:

Centimet

m:


mét


4

Danh mục biểu bảng
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn về nhận thức và động cơ học tập ngoại
khóa môn cầu lông của nam học sinh khối 11.
Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn mức độ ngoại khóa môn cầu lông trung
bình một tuần của nam học sinh khối 11 trườngTHPT Cao Bá Quát – Gia
Lâm.
Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn về những nguyên nhân ảnh hưởng đến
giờ học ngoại khóa môn cầu lông của nam học sinh khối 11.
Bảng 3.4: Số lượng học sinh nam đi ngoại khóa môn cầu lông vào các
giờ trong ngày.
Bảng 3.5: Thời gian trung bình cho mỗi buổi tập ngoại khóa môn cầu
lông của nam học sinh.
Bảng 3.6: Nội dung tập ngoại khóa môn cầu lông của nam học sinh
khối 11.
Bảng 3.7: Các hình thức tập luyện ngoại khóa môn cầu lông của nam
học sinh khối 11.
Bảng 3.8: Kết quả học tập của nam học sinh đi ngoại khóa môn cầu
lông.
Bảng 3.9: Kết quả học tập đạt được ở các mức độ học tập ngoại khóa
môn cầu lông khác nhau.


5


Mục lục
Trang
Đặt vấn đề

1

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

5

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC

5

trong trường học
1.2. Sự chỉ đạo của Huyện Gia Lâm đối với GDTC

6

1.3. Giờ học nội khóa

8

1.4. Giờ học ngoại khóa và các hình thức ngoại khóa

9

1.5. Tính tự giác, tích cực là yếu tố quan trọng chủ yếu trong

11


các giờ học GDTC
1.6. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT

12

1.7. Chương trình học GDTC của trường THPT Cao Bá Quát –

15

Gia Lâm
Chương 2: Nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu

17

2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

17

2.2. Phương pháp nghiên cứu

17

2.3. Tổ chức nghiên cứu

19

Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
3.1. Đánh giá thực trạng việc tập luyện ngoại khóa môn cầu


20
20

lông của nam học sinh khối 11 trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm
3.2. ảnh hưởng của giờ học ngoại khóa đến chất lượng học tập

31

môn cầu lông.
Kết luận và kiến nghị

35

Tài liệu tham khảo

37


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xó
hội, là một khõu khụng thể thiếu trong hệ thống giỏo dục xó hội chủ nghĩa
(XHCN). Nú được coi là phương tiện hữu hiệu góp phần giáo dục con người
phát triển một cách toàn diện về nhân cách, nâng cao sức khỏe phục vụ cho
cụng cuộc xõy dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đổi mới với bất kỡ một quốc gia nào,
một chế độ xó hội nào thỡ thể dục thể thao cũng vẫn giữ một vai trũ hết sức
quan trọng trong chớnh sỏch phỏt triển kinh tế, văn hóa, chính trị- xó hội.
Ngoài ra TDTT cũn mang lại sự hoà bỡnh hữu nghị giữa cỏc quốc gia, dõn
tộc trờn thế giới và cũn hứa hẹn biết bao điều kỡ diệu sắp tới.

Công tác giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường là một mảng
quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và là một bộ phận lớn trong sự nghiệp
TDTT nước ta. Công tác GDTC có vai trũ chớnh và trực tiếp tỏc động tới sức
khoẻ con người, đồng thời được coi là tiền đề thúc đẩy việc hỡnh thành phẩm
chất năng lực. GDTC trong nhà trường nói chung và giáo dục thể chất trong
các trường THPT nói riêng. Nó bao gồm nhiều mặt, đó là việc dạy học thể
dục theo chương trỡnh chớnh khúa, hoạt động ngoại khoỏ, cụng tỏc vệ sinh, y
tế….
Tuy trọng tâm của công tác GDTC trong nhà trường THPT vẫn là việc
dạy và học môn thể dục trong chương trỡnh chớnh khúa. Qua đó nâng cao thể
chất cho thế hệ trẻ nhằm giúp các em có sức khoẻ để tiếp thu tốt các tri thức
của xó hội. Đồng thời khẳng định vai trũ lớn đối với công tác GDTC. Có tác
dụng tích cực lên cơ thể người tập phát triển con người theo ý muốn chủ quan
dựa trờn cơ sở khoa học.
Ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng tám thành công, Bác Hồ đó
nờu rừ tầm quan trọng của TDTT đối với việc “Giữ gỡn dõn chủ xõy dựng
nước nhà, gây đời sống mới” [1], coi đó là một trong những công tác cách


7

mạng. Bác xác định “ Vậy nên luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn
phận của mỗi người dân yêu nước” [1]. Bỏc kờu gọi “ Tụi mong muốn đồng
bào ta ai cũng gắng tập thể dục, Tôi ngày nào cũng tập” [1], tập đa dạng
thích hợp với điều kiện sống và công tác trong suốt cuộc đời hoạt động Cách
mạng phong phú của mỡnh. Những tư tưởng này càng về sau càng được nhiều
nhà Cách mạng, khoa học tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và phỏt triển. Qua cỏc
thời kỡ lịch sử ở nước ta, được thể hiện tập trung qua các Nghị quyết, Chỉ thị
của Đảng, Nhà nước có liên quan đến công tác này. Hiện nay mục đích cao cả
bao trùm của các nghành công nghiệp, nông nghiệp, quốc phũng, an ninhgiỏo dục, văn hoá (trong đó có TDTT) đó gúp phần vào sự nghiệp CNHHĐH đất nước.

Trong giai đoạn hiện nay GDTC là một nội dung bắt buộc đối với học
sinh được thực hiện trong hệ thống giáo dục nhằm hoàn thiện và phát triển thể
lực, cung cấp hệ thống kĩ năng kĩ xảo, giáo dục tư tưởng cho học sinh trong
các trường trung học phổ thông (THPT). Đồng thời góp phần thực hiện mục
tiêu của giáo dục- đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng cộng
sản Việt Nam lần thứ VII: “Nõng cao dõn trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, hỡnh thành đội ngũ lao động trí thức, tay nghề có năng lực thực
hành, chủ động và sáng tạo” [13]. Như lời Bác Hồ dạy “Vỡ lợi ớch mười năm
trồng cây, vỡ lợi ớch trăm năm trồng người” [4].
Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến mục tiêu đào tạo con người toàn
diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, Thể dục và lao động cho thế hệ trẻ, thế hệ tương
lai của đất nước. Tại hội nghị TW 4 Khoá VIII về đổi mới công tác giáo dục
và đào tạo, trong nghị quyết có ghi: Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về
thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Điều đó khẳng định
mục tiêu giáo dục và hỡnh thành nhõn cỏch, tăng cường thể lực chung cho
học sinh, sinh viên. GDTC cũn giỳp rốn luyện ý chớ, tinh thần dũng cảm, ý
thức tổ chức kỉ luật.


8

Chúng ta đó biết cầu lụng là mụn thể thao phỏt triển mạnh mẽ trờn toàn
thế giới, phong trào cầu lụng ở Việt Nam cú sự phỏt triển đáng kể. Sự phát
triển đó phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, phù hợp với tầm vóc,
tố chất thể lực, phẩm chất ý trớ của người Việt Nam. Sự phong phú trong các
tỡnh huống trờn sõn và dụng cụ sõn bói tương đối đơn giản đó lụi cuốn được
nhiều người tham gia. Mặt khác trong tập luyện và thi đấu cầu lông có tác
dụng rất lớn trong việc nâng cao sức khỏe, tăng cường tuần hoàn máu, hô hấp,
trao đổi khí… chống và hạn chế được nhiều bệnh, giảm sự mệt mỏi sau những
giờ làm việc căng thẳng, hợp với mọi lứa tuổi, giới tính và phổ biến ở mọi nơi

mọi lúc. Tuy nhiên thành tích đỉnh cao của môn cầu lông ở nước ta hiện nay
chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành đề ra. Trong các cuộc thi đấu, các
VĐV cầu lông cũng chưa đạt được kết quả cao nhưng chủ yếu tham dự với
mục đích cọ xát, học hỏi kinh nghiệm.
Cựng với sự phỏt triển của cỏc mụn thể thao, cầu lụng cũng gúp phần
vào sự nghiệp chung, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Cầu lông là môn học
bắt buộc nằm trong kế hoạch đào tạo cho đối tượng học sinh của các khối lớp
trong trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm. Sau khi kết thúc môn học học
sinh phải nắm được hệ thống lý thuyết để nắm được kĩ thuật cơ bản và biết
cách tập luyện cũng như thi đấu thành thạo, có năng lực ứng dụng thực hành
kĩ thuật cơ bản có thể tổ chức thi đấu, trọng tài, tổng thời gian trong chương
trỡnh chớnh khoỏ của mụn học cầu lụng. Một năm học có sáu tiết bao gồm
năm tiết thực hành và một tiết kiểm tra. Với quỹ thời gian như vậy chỉ đủ cho
học sinh tiếp thu được kĩ thuật chứ chưa hoàn thành tốt tất cả các kĩ thuật đó.
Vỡ vậy mà việc tập luyện ngoại khoỏ là rất cần thiết đối với nam học sinh lớp
11 trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lõm.
Qua quan sát thực tiễn các buổi ngoại khoá của học sinh THPT, chúng
tôi thấy số lượng học sinh tham gia tập luyện ngoài giờ đó tăng lên đáng kể.
Bên cạnh việc học thêm phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, thái độ của bản thân


9

người tập cũng như sự khích lệ của giáo viên mà việc ảnh hưởng của hoạt
động ngoại khóa đến kết quả học chính khóa cũng khác nhau.Trong quá trỡnh
nghiờn cứu chỳng tụi nhận thấy cú một số đề tài đó nghiờn cứu về vấn đề này.
Như đề tài: “Sử dụng hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khoá nhằm nâng cao
chất lượng học tập môn cầu lông của nữ học sinh khối 11 trường THPT Quế
Vừ 1 - Bắc Ninh” của Đỗ Thị Thanh K31 GDTC – GDQP và một số đề tài
khác có liên quan. Cũn đối với trường tôi thực tập thỡ chưa có ai nghiên cứu

đề tài này.
Xuất phỏt từ những lý do trờn, chỳng tụi mạnh dạn nghiờn cứu đề tài:
“Ảnh hưởng của giờ học ngoại khoá đến chất lượng học tập môn
cầu lông của nam học sinh khối 11 trường THPT Cao Bỏ Quỏt – Gia
Lõm”.
 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm lý của học sinh nam khối 11
THPT và những đặc điểm của phương pháp sử dụng một số hình thức ngoại
khóa trong GDTC trường học. Đề tài tiến hành nghiên cứu đề với mục đích
đánh giá ảnh hưởng của giờ học ngoại khóa đến chất lượng học tập môn cầu
lông của nam học sinh khối 11 trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm. Góp
phần đưa ra một số hình thức ngoại khóa có hiệu quả trong công tác GDTC
trường THPT Cao Bá Quát nói riêng và các trường THPT nói chung. Từ đó
làm cơ sở để lựa chọn và bồi dưỡng nhân tài thể thao cho đất nước.


10

Chương 1
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong trường học
Nhiệm vụ cơ bản mang tính chiến lược của thể dục thể thao( TDTT) là
phát triển cân đối hình thái, chức năng cơ thể con người, bảo vệ tăng cường
sức khỏe của nhân dân, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh niên. Đồng thời hình thành
cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản trong cuộc sống và trong
thể thao, giữ gìn vệ sinh, góp phần vào giáo dục đạo đức, xây dựng nhân
cách, năng cao dân trí xã hội. Làm cho đội ngũ thanh niên trở thành đội ngũ
đắc lực xây dựng Đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu
trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nó khuyến khích và giúp đỡ phát triển

các hình thức tổ chức TDTT tự nguyện tạo điều kiện cho việc bồi dưỡng
những tài năng thể thao. Nó có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện cá tính,
nhân cách và thể chất của học sinh nhằm đào tạo con người mới phát triển
toàn diện, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa Đất
nước, giữ vững an ninh quốc phòng.
Trong giai đoạn hiện nay GDTC là một nội dung bắt buộc đối với học
sinh được thực hiện trong hệ thống giáo dục nhằm mục tiêu quan trọng của
GDTC trong trường học gắn liền và góp phần thực hiện mục tiêu của GD- ĐT
theo tinh thần của nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII …
“ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng dân tài, hình thành đội ngũ
lao động trí thức, tay nghề, có năng lực thực hành, chủ động và sáng tạo” [13]
như lời Bác Hồ dạy “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người” [4].


11

1.2. Sự chỉ đạo của Huyện Gia Lâm đối với GDTC
Theo Đảng bộ Huyện Gia Lâm cũng như trường THPT Cao Bá Quát –
Gia Lâm luôn luôn quán triệt con người là nhân tố quyết địnht tiến hành CNH
– HĐH nền kinh tế. Tiến hành giáo dục con người theo hướng phát triển toàn
diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ – Thể dục và lao động cho thế hệ trẻ. Chú trọng
phát triển con người toàn diện là luôn đề cao con người có đạo đức trong
sáng, có tri thức rộng mở, có thể chất cường tráng.
* Công tác GDTC trong trường luôn đề ra các phương phướng
- Tăng cường chỉ đạo công tác GDTC thực hiện kế hoặc GDTC nội
khóa và ngoại khóa cho học sinh.
- Trong trường có một cán bộ giám thị phụ trách chung, đồng thời kiêm
nhiệm chỉ đạo công tác GDTC trong trường.
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng giáo viên TDTT của trường để đảm bảo

đủ và đồng bộ giáo viên dạy môn thể dục theo biến chế của cấp học, ngành
học.
Đảm bảo 100% dạy đủ số tiết, môn thể dục có đủ phương tiện tối thiểu
để dạy học. Trường có tổ chức các phong trào TDTT và hoạt động sức khỏe,
y tế học đường, chăm lo công tác GDTC và chăm lo sức khỏe cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động TDTT trong nhà trường, hàng năm thường
xuyên tổ chức Hội khỏe phù đổng cấp trường và thi đấu TDTT như: Các môn
điền kinh, cầu lông, kéo co, bóng đá, nhảy dây, tâng cầu,… trên cơ sở đó phối
hợp chặt chẽ với Sở TDTT để lựa chọn và bồi dưỡng những tài năng trẻ.
- Tăng cường việc đầu tư ngân sách và các nguồn kinh phí khác để xây
dựng cơ sở vật chất nhà trường trong đó: Xây dựng sân bãi, mua sắm dụng cụ
TDTT đảm bảo yêu cầu của của công tác GDTC, chăm lo sức khỏe cho học
sinh trong trường.


12

- Thường xuyên sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức hội giảng,
khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm trong công tác tổ chức,
quản lý giảng dạy chuyên môn thể dục và giáo dục sức khỏe.
Được sự quan tâm của ngành GD - ĐT và TDTT nên công tác GDTC
của trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm đã đạt được kết quả nhất định như
sau:
1.2.1. Nhận thức về công tác GDTC
GDTC giúp con người phát triển một cách toàn diện, cân đối. Vì vậy,
cán bộ, giáo viên, học sinh đã coi trọng và đề cao công tác GDTC là một
trong những đặc điểm quan trọng để đầu tư có hiệu quả. Vì vậy từ đầu năm
học và trong suốt quá trình học tập, trường đã quan tâm và chú trọng công tác
tuyên truyền giáo dục học sinh nhận thức đúng đẵn về GDTC (ý thức trong
giờ học cũng như khi tập luyện). Nhưng biện pháp thiết thực và hiệu qủa nhất

là giáo viên thể dục phải gương mẫu, sư phạm phải mang tính đặc thù của bộ
môn.
1.2.2. Nhận thức về công tác chuyên môn
- Nhà trường phải thực hiện nghiêm túc giờ học thể dục chính khóa
đảm bảo chất lượng tốt. Thực hiện theo chương trình và sách giáo khoa của
Bộ giáo dục - Đào tạo.
- Song song với giờ học chính khóa cần quan tâm phát triển phong trào
ngoại khóa GDTT nhằm nâng cao thể chất và ý thức cho học sinh.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đấu các môn thể thao để kỷ
niệm các ngày lễ lớn như: kỉ niệm ngày 26/3, 20/11,… nhằm tạo ra không khí
vui vẻ, nhộn nhịp cho cả trường.
1.2.3. Những tồn tại cần khắc phục
- Do đội ngũ giáo viên dạy thể dục của trường còn thiếu dẫn đến việc
thực hiện chương trình thể dục chưa đạt yêu cầu, chương trình SGK của Bộ
GD - ĐT đề ra.


13

- Một số giáo viên chưa đạt yêu cầu, trình độ chuyên môn yếu trong
việc thực hiện phương pháp giảng dạy và học, tổ chức các hoạt động ngoại
khóa của trường.
- Cần bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên dạy thể dục.
- Sân bãi, dụng cụ còn thiếu nhiều.
- Khuyến khích hơn nữa trong công tác nghiên cứu khoa học, viết bài
sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy và kinh nghiệm tổ chức hoạt động
ngoại khóa.
- Kinh phí hoạt động tổ chức thi đấu thể thao còn ít, chưa đáp ứng được
nhiệm vụ yêu cầu của giải thi đấu.
- Cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc bồi dưỡng tài năng trẻ cho các

môn thể dục.
1.2.4. Công tác quản lý trong nhà trường
- Công tác quản lý trong nhà trường xuất phát từ những nguyên tắc
quản lý tập chung.
- Nhà trường thành lập Ban TDTT do Hiệu trưởng làm trưởng ban và
các thành viên:
+ Giáo viên phụ trách Đội thiếu niên tiền phong HCM .
+ Giáo viên thể dục.
+ Hội trưởng hội phụ huynh.
Nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong công tác chỉ đạo và lãnh đạo, tổ
chức các hoạt động phong trào TDTT của trường.
- Công tác GDTC phải đặt dưới sự quản lý hội đồng chuyên môn, hàng
tháng giáo viên thể dục phải báo cáo tình hình về công tác GDTC.
- Cần nghiêm túc kiểm tra chuyên môn: Kiểm tra sổ sách, đánh giá xếp
loại.
- Nhà trường cần quan tâm đến việc quản lý vật chất, tăng kinh phí sân
bãi, dụng cụ tập luyện thể thao.


14

- Nhà trường phải có quy hoạch sân bãi không ảnh hưởng đến giờ học
văn hóa của các lớp, chú ý tạo quang cảnh đẹp, sạch sẽ và thoáng mát đảm
bảo sức khỏe cho học sinh tập luyện.
1.3. Giờ học nội khóa
Giờ học TDTT theo quy định của Bộ GD - ĐT là 2 tiết/ 1 tuần có giáo
viên dạy theo chươntg trình quy định. Tuy cơ sở vật chất chưa đầy đủ nhưng
cũng có cơ sở vật chất tối thiểu để phục vụ giảng dạy và học tập. Có kiểm tra,
đánh giá kết quả giảng dạy và học tập như các môn khác.
Tiết học TDTT ở trường phổ thông đều do giáo viên lên lớp dạy. Đa số

lứa tuổi học sinh như nhau, nhưng tùy thuộc vào trạng thái sức khỏe, thể lực
và đặc điểm về giới tính từ đó chia ra các nhóm tập luyện. Đó là cơ sở thuận
lợi để giải quyết các nhiệm vụ giảng dạy một cách hiệu quả hơn.
Trong kế hoạch giảng dạy, một năm có khoảng 70 tiết học thể dục bắt
buộc, số tiết học đó được chia đều cho các tuần, mỗi tuần 2 tiết, các tiết được
bố trí cách đều nhau (VD: Vào thứ 2 và thứ 4 hoặc thứ 5 vào thứ 7). Vì vậy
giò học TDTT sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hồi phục thể lực cho cơ thể.
1.4. Giờ ngoại khóa và các hình thức ngoại khóa
Tập luyện ngoại khóa là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm duy trì,
củng cố và nâng cao khả năng hoạt động thể lực rèn luyện cơ thể và phòng
chữa bệnh, tiếp thu và phát huy các kĩ năng, kĩ xảo vận động. Buổi tập ngoại
khóa mang tính đơn giản, thoải mái nội dung không bị gò bó so với các buổi
tập chính khóa. Nhưng hình thức tập luyện đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự ý thức
kỷ luật, tinh thần độc lập và có sự sáng tạo cao. Song nhiệm vụ và nội dung
buổi tập ngoại khóa chủ yếu phụ thuộc vào sở thích và hứng thú của mỗi
người.
Buổi tập ngoại khóa cũng như buổi tập nội khóa. Phải đảm bảo đầy đủ
tiến trình các bước, tạo điều kiện cho sự phối hợp giữa hoạt động và kết thúc
một cách hợp lý. Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa là vấn đề rất quan trọng


15

và cần thiết đối với các trường THPT. Vì trong TDTT các kĩ thuật động tác
không chỉ dừng lại ở mức độ kĩ năng mà đòi hỏi phải đạt tới kĩ xảo cao hơn.
Từ khi học môn cầu lông thì việc tập luyện ngoại khóa trở nên quan trọng và
cần thiết đối với nam học sinh trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm. Trong
đó cầu lông là môn học gồm nhiều kỹ thuật đòi hỏi người tập phải thực hiện
một cách thuần thục, nếu chỉ học giờ học nội khóa mà để hoàn thiện kĩ thuật
động tác thì chưa đủ. Vì thế việc tập luyện ngoại khóa không chỉ tạo điều kiện

cho học sinh học thêm các kĩ thuật mà còn hoàn thiện các kĩ thuật động tác
cũ. Từ đó giúp các em phát huy tính chủ động sáng tạo để tìm cho mình một
phương pháp tập luyện phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Do nội dung buổi tập luyện nội khóa có nhiều điểm khác biệt nên hình
thức tổ chức tập luyện có đặc trưng riêng. Vì vậy người ta chia các buổi tập
luyện ngoại khóa thành các buổi tập theo nhóm có giáo viên, các buổi tập theo
nhóm tự nguyện và các buổi cá nhân tự tập luyện.
* Các hình thức tập luyện ngoại khóa cầu lông có giáo viên:
Tập luyện theo lớp có giáo viên: Hình thức này đồng thời học sinh
phải hoàn thiện nhiệm vụ đó là việc nhận thức chung. Hình thức này có ưu
điểm là giáo viên có thể cùng lúc chỉ đạo tất cả học sinh, vừa điều khiển việc
tiếp thu kiến thức vừa ôn tập và củng cố kiến thức chung cho cả lớp. Bên cạnh
những ưu điểm đó thì không tránh khỏi nhược điểm là: Giáo viên khó chú ý
đến đặc điểm cá nhân và trình độ nhận thức của từng học sinh.
Tập theo nhóm bắt buộc có giáo viên là: hình thức từng nhóm học sinh
đó cùng giải quyết nhiệm vụ một cách thống nhất và đồng đều. Hình thức này
về ưu là giáo viên có thể hiểu và nắm được khả năng tiếp thu của từng học
sinh. Nhưng lại có nhược điểm có thể nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn giữa yêu
cầu do giáo viên đưa ra hoặc quá khó hoặc quá dễ đối với trình độ của mỗi
người.


16

Tập theo nhóm tự nguyện có giáo viên: Mỗi người tập luyện những kĩ
năng kĩ xảo cần thiết phải thông qua sự hướng dẫn và kiểm tra của bạn tập
cùng. Đôi khi người này hướng dẫn cho người kia kỹ thuật mà người đó chưa
thực hiện được. Hình thức tập luyện ngoại khóa theo nhóm tự nguyện có giáo
viên phổ biến và chủ yếu là các hoạt động như: Các trò chơi và thi đấu. Vì
vậy trong quá trình tập luyện các em có thể tổ chức trò chơi và thi đấu để duy

trì khả năng hoạt động và tăng cường thể lực cho học sinh.
Cá nhân tự tập luyện có giáo viên: Mỗi học sinh tự tập luyện bằng
phương pháp riêng của mình. Học sinh thường tự đi tập để kĩ thuật được hoàn
thiện hơn, ngoài ra còn tự rèn thể lực cá nhân như thể lực chung, nhưng buổi
tập phải có trình tự như giờ học chính.
* Các hình thức tập luyện ngoại khóa cầu lông không có giáo viên:
Tập luyện theo lớp không có giáo viên: Hình thức này yêu cầu mỗi cá
nhân phải tự có ý thức tự giác, tích cực, tính tổ chức, tính kỷ luật. Hình thức
này có ưu điểm là có thể đánh giá được tinh thần tự giác, tích cực và ham học
hỏi của học sinh. Về nhược điểm giáo viên không thể quan sát và biết được
học sinh nào tích cực tập luyện, học sinh nào không tích cực tập luyện.
Tập theo nhóm không có giáo viên: Là hình thức từng nhóm học sinh
đó cùng nhau tìm cách, trao đổi và giải quyết nhiệm vụ học tập một cách
thống nhất. Hình thức này có ưu điểm là phát huy được tính tự giác, tích cực
của người tập. nhưng lại có nhược điểm các bài tập đưa ra không được phong
phú trong quá trình tập luyện, không thể hiểu được tính liên hoàn động tác
của bài tập.
Cá nhân tự tập luyện không có giáo viên: Mỗi cá nhân học sinh tự
tập luyện bằng các bài tập cũ, bài tập mới băng phương pháp riêng của mình.
Học sinh thường tự đi tập để hoàn thiện hơn về kỹ thuật và muốn nâng cao
thêm kỹ năng, kỹ xảo. Ngoài ra tự rèn luyện thể lực cá nhân.
1.5. Tính tự giác, tích cực là yếu tố chủ yếu trong các giờ học GDTC


17

Tính tích cực của người tập thể dục được thể qua các hoạt động tự giác,
cố gắng nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Tính tích cực đó
được bắng nguồn từ thái độ học tập tốt, sự nỗ lực cố gắng nắm được các kỹ
năng, kỹ xảo vận động. Từ đó thấy rõ hiểu quả của quá trình sư phạm, phần

lớn phụ thuộc vào người được giáo dục có thái độ tự giác, tích cực như thế
nào đối với công việc của mình. Nếu hiểu và nắm rõ bản chất nhiệm vụ học
tập tích cực sẽ giúp học nhanh hơn, học tốt hơn, nâng cao hiệu quả cần thực
hiện.
Sự hứng thú đối với các hoạt động TDTT được phát triển cùng với
nhận thức về bản chất của hoạt động. Nếu buổi tập có tính hấp dẫn, lôi cuốn
người học và các yếu tố khác không xuất phát từ bản chất của GDTC thì
không thể là nguồn kích thích bền vững, có hiệu lực để động viên người tập
một cách có hệ thống. Vì vậy việc thực hiện nguyên tắc tự giác, tích cực trước
hết phải bảo đảm có nhận thức sâu sắc về mục của buổi tập, thảo mãm được
nguyện vọng của mỗi người. Muốn vậy, người giáo viên cần phải cho học
sinh tuân theo các quy tắc và thực hiện động tác như thế này mà không như
thế kia. Cần tập gì và tập như thế nào, tại sao lại phải tập đúng bài tập này mà
không tập bài tập khác. Vì mức độ nhận thức về mục đích và nhiệm vụ tùy
thuộc khả năng từng lứa tuổi và sự chuẩn bị của người tập. ở giai đoạn đầu
GDTC mới chỉ hình thành các khái niệm sơ đẳng, tiếp theo, người tập nhận
thức ngày càng sâu sắc hơn bản chất công việc của mình và lại trở nên người
giúp sức cho giáo viên xác định các nhiệm vụ sắp tới, bên cạnh đó cho dù bất
kỳ ai là giáo viên cũng cần phải quan tâm trước hết là ý thức của người tập và
không lên coi họ như những người chỉ biết thực hiện một cách máy móc, phải
tuân theo những mệnh lệnh của mình. Để tăng thái độ tự giác, tích cực của
người tập cần giáo dục tính sáng kiến, tự lập và sáng tạo đối với nhiệm vụ học
tập. Sự hứng thú thực sự nó chi phối tính tích cực, vì thế có thể khơi dậy và


18

phát huy hứng thú ở mức độ nhất định bằng cách lựa chọn nội dung tập luyện
hấp dẫn và tập luyện với hình thức hợp lý
1.6. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT

1.6.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT
Tâm lý con người rất phong phú và đa dạng, trong thể thao khi tham
gia các hoạt động tập luyện và thi đấu tâm lý của mỗi người cũng được biểu
hiện khác nhau: Có người tâm lý rất tốt là điều kiện để thực hiện các hoạt
động theo ý muốn, ngược lại có người tâm lý không vững vàng thường biểu
hiện như: Run, nóng toán mồ hôi, lúng túng… sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới
thành tích thi đấu. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, huấn luyện đòi hỏi người
giáo viên, HLV thể thao phải nắm được các quy luật, đặc điểm tâm lý lứa tuổi
của học sinh mình giảng dạy và huấn luyện để có biện pháp điều chỉnh cho
phù hợp.
ở lứa tuổi này các em có những bước pháp triển nhảy vọt về mặt thể
chất và tinh thần. Các em đang tách dần khỏi tuổi ấu thơ để chuyển sang giai
đoạn trưởng thành. Do vậy thời kỳ này được gọi là thời kỳ quá độ chuyển từ
trẻ em sang người lớn .ở giai đoạn này, sự phát triển của trẻ diễn ra khá phức
tạp, đời sống tâm lý có nhiều mâu thuẫn, nhiều thay đổi, thường biểu hiện ở
tính linh hoạt của hệ thần kinh trung ương cao. Đồng thời dưới sự tác động
của nhiều yếu tố mà khả năng tư duy của thiếu niên được phát triển nhanh,
khả năng nắm bắt cảm giác hoạt động vận động tốt. Chú ý của các em cũng là
chú ý có chủ định, nhờ đó mà các có thể tập trung ở mức độ cao, vì vậy các
em có khả năng tiếp thu động tác kỹ thuật nhanh chóng.
Hiện nay, cầu lông là môn thể thao phổ biến. Nhưng để thi đấu để đạt
hiệu quả cao thực hiện tốt các kĩ thuật cho phù hợp chiến thuật đặt ra đòi hỏi
các em học sinh phải có sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý với nhau. Muốn đạt
được điều đó các em học sinh cần phải trang bị đầy đủ cho mình về kỹ chiến
thuật, thể lực và đặc biệt là phải được huấn luyện chu đáo về mặt tâm lý, bởi


19

vì nếu người chơi có kỹ chiến thuật, thể lực tốt đến đâu mà tâm lý không

vững thì hiệu quả thi đấu sẽ không cao. Trong cầu lông khi vận động viên có
trạng thái tâm lý không tốt, sợ hãi, lo nắng… thì sẽ thiếu tự tin khi thực hiện
kỹ thuật cá nhân và dẫn đến hiệu quả không cao.
Như vậy, việc rèn luyện các phẩm chất tâm lý: Lòng dũng cảm, tự tin,
tính quyết đoán, tính kỷ luật, tinh thần đồng đội và đặc biệt là tâm lý sẵn sàng
đạt được thành tích thể thao cao cho các vận động viên cầu lông là rất cần
thiết. Để đạt được điều đó thì trong quá trình tập luyện, thi đấu phải cho vận
động viên tiếp xúc, thi đấu cọ sát với nhiều đối tượng khác nhau, tham gia các
trận đấu quy mô, đặc điểm, tính chất khác nhau để họ có điều kiện rèn luyện
các phẩm chất tâm lý.

1.6.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT
1.6.2.1. Hệ thần kinh
Hệ thần kinh tiếp tục được phát triển và đi đến hoàm thiện, kỹ năng tư
duy, phân tích tổng hợp và trừu tượng được phát triển tạo điều kiện cho việc
hình thành phản xạ có điều kiện. do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến
sinh dục, tuyến yên làm cho hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa
hưng phấn và ức chế không cân bằng làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực.
do vậy trong quá trình giảng dạy, huấn luyện, HLV cần sử dụng bài tập thích
hợp và thường xuyên quan sát phản ứng của cơ thể người tập để có biện pháp
giải quyết kịp thời.
1.6.2.2. Hệ vận động ( Hệ cơ - xương )
+ Hệ xương: Hệ xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển. Mỗi năm nữ cao
thêm được 0,5 – 1cm, nam 1 - 3 cm, cột sống đã ổn định hình dáng, vì vậy có
thể sử dụng rộng rãi các bài tập có khối lượng tăng dần để giúp học sinh thích
nghi một cách từ từ.


20


+ Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ vẫn tương
đối yếu, các cơ lớn phát triển tương đối nhanh, cơ nhỏ phát triển chậm hơn,
cơ co phát triển nhanh hơn cơ duỗi. Vì vậy, khi tập luyện các bài tập phát
triển sức mạnh cần phải có những yêu cầu riêng biệt, vừa phải mạnh mẽ vừa
mang tính nhịp điệu mềm dẻo và khéo léo.
1.6.2.3. Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn đã phát triển toàn diện và hoàn thiện, buồng tim phát triển
tương đối hoàn chỉnh, mạch đập của nam 70 – 80 lần/ phút, phản ứng của hệ
tuần hoàn tương đối rõ rệt nhưng sau vận động mạnh, huyết áp hồi phục
nhanh. Vì vậy ở lứa tuổi này có thể tập những bài tập có khối lượng và cường
độ tương đối lớn nhưng vẫn phải thận trọng và thường xuyên kiểm tra theo
dõi học sinh.

1.6.2.4. Hệ hô hấp
Hệ hô hấp đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình
của nam 67- 72cm. Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng lúc 16 –18 tuổi là
3 – 4 lít, tần số hô hấp gần giống với người lớn, tuy nhiên các cơ hô hấp vẫn
còn yếu lên sức co giãn của lồng ngực ít chủ yếu là co giãn của cơ hoành. Vì
vậy trong tập luyện cần thở sâu, tập chung chú ý nhịp thở bằng các bài tập
như: bơi, chạy cự ly trung bình, việt dã có tác dụng rất tốt đến phát triển hệ hô
hấp.
1.6.2.5. Trao đổi chất và năng lượng
Đặc điểm chính là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế so với quá trình dị
hóa, do nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể, một phần đáng kể năng lượng
ở lứa tuổi này được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu đó.
Nhìn chung, ở độ tuổi này là thời kỳ cơ bắp phát triển nhanh. Do vậy
cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cho cơ thể phát
triển bình thường. Ngoài ra, việc tập luyện TDTT một cách hợp lý, thường
xuyên góp phần thúc đẩy sự phát triển các cơ. Nhưng các bài tập không nên



21

chỉ có treo treo chống đơn thuần cần kết hợp giữa treo chống với các bài tập
khắc phục lực đối kháng nữa. Như vậy, vừa tạo hứng thú cho học sinh, vừa
đảm bảo phát triển các cơ co, cơ duỗi, vừa giảm nhẹ sức chịu đựng của các cơ
khi tập liên tục trong thời gian dài. Các bài tập cơ phải đảm bảo nguyên tắc
vừa sức và đảm bảo cho tất cả các loại cơ đều được phát triển . Nhưng cũng
cần phải chú ý tới đặc diểm giới tính để tiến hành tập luyện cho phù hợp.
1.7. Chương trình học GDTC của trường THPT Cao Bá Quát - Gia
Lâm
Theo quy định của bộ GD & ĐT, chương trình học GDTC của khối 11
trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm nói riêng và các trường THPT nói
chung. GDTC là một môn học được tiến hành giảng dạy và phân ra các tiết
như các môn học khác. Trong chương trình GDTC khối 11 có rất nhiều môn
và được phân tiết rõ ràng như kỳ I gồm: Thể dục nhịp điệu (7tiết), chạy tiếp
sức 4 x 10m (5 tiết), chạy bền (5 tiết), nhảy xa (6 tiết), nhảy cao (6 tiết),
nguyên tắc hệ thống (1 tiết), nguyên tắc vừa sức (1 tiết), thể thao tự chọn (12
tiết). Kỳ II: Đá cầu (5 tiết), nhảy xa kiểu ưỡn thân (5 tiết), cầu lông (6 tiết),
môn thể thao tự chọn (8 tiết). Môn cầu lông là một trong các môn học bắt
buộc đối với học sinh trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm. Trong nội dung
môn thể thao tự chọn có các môn như sau: Bóng rổ, bóng đá, bóng ném…
Nhìn chung đây là những môn khó đối với các em, nếu muốn chơi được thì
cần phải có nhiều thời gian tập luyện thì mới có thể chơi tốt. Trên thực tế
môn cầu lông khối 11 của trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm học các nội
dung bao gồm: Phát cầu, đánh cầu thấp thuận tay, đánh cầu thấp trái tay, đánh
cầu cao thuận tay, đánh cầu cao trái tay, đập cầu chính diện. Do các em chỉ
học kỹ thuật cơ bản là chủ yếu. Chính vì vậy giáo viên của trường đã chọn nội
dung phát cầu để tiến hành kiểm tra học kỳ cho các em. ở nội dung này các
em chỉ cần phát cầu qua lưới vào ô quy định là tính điểm.



22

Chương 2
Nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết mục đích trên đề tài đặt ra hai nhiệm vụ:
* Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng việc tập luyện ngoại khóa môn cầu
lông của Nam học sinh khối 11 trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm.
* Nhiệm vụ 2: ảnh hưởng của giờ học ngoại khóa môn cầu lông đến
chất lượng học tập của nam học sinh khối 11 trường THPT Cao Bá Quát –
Gia Lâm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên đề tài sẽ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Phương pháp này sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu trên cơ sở
tham khảo những tài liệu khoa học lý luận chung như lý luận và phương pháp
GDTC, tâm lí học TDTT… cùng với những tài liệu giảng dạy của tổ bộ môn
cầu lông trường Đại học TDTT, trường THPT như giáo trình, chương trình
giảng dạy nhằm rút ra những cơ sở lý luận liên quan đến giờ học ngoại khóa
cũng như đặc điểm tâm lý của người tập khi tiến hành tham gia học tập ngoại
khóa làm cơ sở chung cho đề tài. Đặc biệt là thông qua hồ sơ lưu trữ của tổ bộ
môn để xác định kết quả học tập của các đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm hiểu
được việc sử dụng hoạt động học tập ngoại khóa nhằm nâng cao kết quả học
tập môn cầu lông của học sinh nam khối 11 trường THPT Cao Bá Quát – Gia
Lâm.
2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Thông qua phương pháp này chúng tôi đã theo dõi và thống kê số liệu

học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa trong nhà trường cùng với việc quan
sát các bài tập nhằm đánh giá mục đích tập luyện, nội dung tập luyện của họ


23

trong mỗi buổi ngoại khóa đó để lấy được số liệu một cách chính xác phục vụ
cho quá trình nghiên cứu của đề tài.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Ngoài phương pháp quan sát chúng tôi còn tiến hành sử dụng phương
pháp phỏng vấn để lấy số liệu nâng cao độ tin cậy của đề tài. Trong đề tài này
chúng tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp
thông qua phiếu hỏi ( ở phần phụ lục của đề tài). Nội dung của phiếu phỏng
vấn bao gồm: những học tập và động cơ ngoại khóa của học sinh học tập môn
cầu lông trong nhà trường. Thời gian tập luyện ngoại khóa cũng như nội dung
ngoại khóa của họ, những điều kiện chủ quan và khách quan có ảnh hưởng
trực tiếp đến thời gian cũng như chất lượng học tập ngoại khóa mà họ tiến
hành.
Tổng số phiếu phỏng vấn phát ra là 80 phiếu thu về 80 phiếu. Mặc dù
độ tin cậy của phiếu phỏng vấn trả lời chưa phải là tuyệt đối song cũng góp
phần tích cực cho chúng ta tìm hiểu được ý thức, thái độ học tập của học sinh
học tập môn cầu lông đối với vấn đề học tập ngoại khoá như thế nào?
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tổ chức kiểm tra sư
phạm. Mục đích của quá trình này nhằm đánh giá độ tin cậy trong thực tiễn,
tính thông báo các mức độ tập luyện và kết quả đạt được cho đối tượng
nghiên cứu.
2.2.5. Phương pháp toán học thống kê
Đây là phương pháp mà chúng tôi sử dụng để xử lý tất cả các số liệu
thu thập được qua quá trình nghiên cứu. Bao gồm các chỉ số x ,  2

n

Trị số trung bình:

x

2  

Trong đó:

x
i 1

i

n

(Qi  Li ) 2
Li


24



: Ký hiệu tổng

Qi:

Tấn số quan sát


Li:

Tần số lý thuyết

n:

Số lượng đối tượng quan sát

2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Thời gian nghiên cứu
Để đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2009 đến tháng 5/2010 được
chia làm các gia đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 11/2009 đến tháng 01/2010.
Đọc và phân tích tài liệu, lựa chọn đề tài, xây dựng và bảo vệ đề cương
trước Hội đồng khoa học.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2010 đến tháng 03/2010.
Thu thập và xử lý số liệu, giải quyết cỏc nhiệm vụ của đề tài.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 03/2010 đến tháng 05/2010.
Hoàn thiện và bảo vệ đề tài trước Hội đồng khoa học.
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu.
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm.
2.3.4. Đối tượng nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của giờ học ngoại khoá đến chất lượng học tập môn cầu
lông.
2.3.5. Phạm vi nghiờn cứu.
- Khách thể của đối tượng nghiên cứu: Nam học sinh khối 11 trường
THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm.
- Quy mụ nghiờn cứu: Nam học sinh khối 11



25

Chương 3
Phân tích kết quả nghiên cứu
3.1. Đánh giá thực trạng việc tập luyện ngoại khóa môn cầu lông của nam
học sinh khối 11 trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm
3.1.1. Nhận thức và động cơ tập ngoại khóa của học sinh nam khối
11 trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm.
Để tìm hiểu những vấn đề nêu trên, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 80
học sinh nam khối 11 thuộc các lớp từ 11A2 đến 11A7. Mỗi cá nhân khác
nhau đều có sự nhận thức khác nhau và thông qua kết quả phỏng vấn sau đây.
Chúng ta có thể biết được phần nào về nhận thức của học sinh đối với học tập
ngoại khóa với các phương án trả lời. Kết quả phỏng vấn cụ thể được trình
bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn về nhận thức và động cơ học
tập giờ ngoại khóa môn cầu lông của
nam học sinh khối 11.

(n = 80)
Nội dung
phỏng vấn

Mức độ nhận thức

Các động cơ

Số
lượng


tỷ lệ %

Rất cần thiết

60

75,00

Có cần nhưng không nhiều

10

12,50

Không cần thiết

0

0

Chưa nhận thức rõ ràng

10

12,50

Vì yêu thích môn cầu lông

50


62,50

Vì kết quả học tập ở trường

17

21,25

Vì cảm thấy hứng thu thích đi tập

9

11,25

Vì bạn bè rủ đi tập

3

3,75

Vì không chơi được các môn thể
thao khác

1

1,25

Phương án trả lời



×