Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------$$----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở
VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. PHẠM LÊ THÔNG

PHẠM LỤC THÔNG
Mã số SV: 4094078
Lớp: Tài chính doanh nghiệp K35

Cần Thơ, 2012


LỜI CẢM TẠ
Dƣới mái trƣờng Đại Học Cần Thơ, tôi đã nhận đƣợc sự giảng dạy, hỗ trợ
tận tình của các thầy cô ở các khoa, phòng ban. Quý thầy cô đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu tốt nhất. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến quý thầy cô:
 Ban giám hiệu nhà trƣờng;
 Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh;
 Cô: Mai Lê Trúc Liên, CVHT lớp Tài chính Doanh nghiệp K35;


 Phòng Đào Tạo, Ban quản lý nội trú, Phòng Công tác Sinh viên;
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến tiến sĩ Phạm Lê Thông, ngƣời đã tận
tình hƣớng dẫn và hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tin rằng với những kiến thức học đƣợc, tôi sẽ vận dụng thật tốt vào thực
tiễn và công việc sau này.
Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe tất cả quý thầy cô. Chúc quý thầy cô luôn
thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống.
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm…..
Sinh viên thực hiện,

Phạm Lục Thông

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các kết quả phân
tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm ….
Sinh viên thực hiện,

Phạm Lục Thông

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày … tháng … năm ….
Thủ trƣởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 Họ và tên ngƣời nhận xét:…………………………………….…Học vị:……………
 Chuyên ngành:………………………………………………………………………..
 Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hƣớng dẫn
 Cơ quan công tác: ……………………………………………………………………
 Tên sinh viên: PHẠM LỤC THÔNG

MSSV: 4094078

 Lớp: Tài chính Doanh nghiệp K35 – KT0944A1

 Tên đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ
gia đình ở Việt Nam”
 Cơ sở đào tạo: Khoa Kinh tế và QTKD, trƣờng Đại Học Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
2. Hình thức trình bày:
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu)
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
6. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………………...
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
cầu chỉnh sửa,…)
…………………………………………………………………………………………...
Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 201…
NGƢỜI NHẬN XÉT

iv



BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 Họ và tên ngƣời nhận xét:…………………………………….…Học vị:……………
 Chuyên ngành:………………………………………………………………………..
 Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện
 Cơ quan công tác: ……………………………………………………………………
 Tên sinh viên: PHẠM LỤC THÔNG

MSSV: 4094078

 Lớp: Tài chính Doanh nghiệp K35 – KT0944A1
 Tên đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ
gia đình ở Việt Nam”
 Cơ sở đào tạo: Khoa Kinh tế và QTKD, trƣờng Đại Học Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
2. Hình thức trình bày:
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu)
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
6. Các nhận xét khác:

…………………………………………………………………………………………...
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
cầu chỉnh sửa,…)
…………………………………………………………………………………………...
Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 201…
NGƢỜI NHẬN XÉT

v


MỤC LỤC
Chƣơng 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2
1.3. Các giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu ....................................... 2

1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3.2. Các giả thiết cần kiểm định................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4.1. Không gian ............................................................................................ 2
1.4.2. Thời gian ............................................................................................... 2
1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 2
1.5. Lƣợc khảo tài liệu .......................................................................................... 3
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 4
2.1. Phƣơng pháp luận .......................................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 4
2.1.2. Vai trò của giáo dục .............................................................................. 5
2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ........ 7

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 10
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu:............................................................. 10
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu: ........................................................... 10
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM ............. 15
3.1. Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................... 15
3.1.1. Tăng trƣởng kinh tế............................................................................. 15
3.1.2. Về các cân đối vĩ mô ........................................................................... 17
3.1.3. Tình hình xã hội và Mức sống Dân cƣ ............................................... 18
3.2. Tình hình giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.................................................. 21

vi


3.2.1. Số lƣợng trƣờng học và cơ cấu loại trƣờng ........................................ 22
3.2.2. Nhóm chỉ tiêu về lƣợng học sinh và trình độ học vấn ........................ 23
3.3. Thực trạng chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam ............................................. 29
3.3.1. Chi tiêu cho giáo dục từ ngân sách ..................................................... 29
3.3.2. Chi tiêu cho giáo dục của ngƣời dân................................................... 30
Chƣơng 4. PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHI
TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM................................ 34
4.1. Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho
giáo dục ở Việt Nam .................................................................................... 34
4.1.1. Thông tin chung về mẫu ..................................................................... 34
4.1.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ............................................. 36
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia
đình .............................................................................................................. 39
4.2.1. Kết quả chạy mô hình ......................................................................... 39
4.2.2. Sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến chi tiêu cho giáo dục của hộ
gia đình................................................................................................ 40
Chƣơng 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC ................... 45

5.1. Những thuận lợi và khó khăn ...................................................................... 45
5.1.1. Thuận lợi ............................................................................................. 45
5.1.2. Khó khăn ............................................................................................. 46
5.2. Một số giải pháp thúc đẩy, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả cho chi
tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ................................................................ 47
Chƣơng 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 50
6.1. Kết luận ........................................................................................................ 50
6.1.1. Về tình hình giáo dục và đào tạo ........................................................ 50
6.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chi cho giáo dục của hộ gia đình ........... 50
6.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 53
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 54

vii


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1. Tổng sản phẩm trong nƣớc và tốc độ tăng trƣởng kinh tế phân theo
khu vực giai đoạn 2008 – 6/2012 (tính theo giá 1994) .............................. 16
Bảng 2. Tổng giá trị và cơ cấu sản phẩm trong nƣớc tính theo giá thực tế giai
đoạn 2008 – 6/2012 ..................................................................................... 16
Bảng 3. Vốn đầu tƣ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2008 – 6/2012 ...................... 17
Bảng 4. Số ngƣời bình quân 1 hộ phân theo nhóm thu nhập (2006 -2010)................ 19
Bảng 5. Cơ cấu dân cƣ giai đoạn 2006-2010 .............................................................. 20
Bảng 6. Số trƣờng học theo bậc giáo dục giai đoạn 2008-2012 ................................. 22
Bảng 7. Loại trƣờng đang học giai đoạn 2008-2012 .................................................. 23
Bảng 8. Số học sinh theo bậc giáo dục và giới tính giai đoạn 2008-2012.................. 24
Bảng 9. Số giáo viên theo hệ thống giáo dục giai đoạn 2008-2012 ........................... 25
Bảng 10. Tỷ lệ đi học của các cấp học giai đoạn 2006 – 2010................................... 26
Bảng 11. Dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ ................................................................ 27

Bảng 12. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn với thu
nhập, thành thị - nông thôn, giới tính năm 2010 ......................................... 28
Bảng 13. Chi ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục giai đoạn 2008 – 2010 .................... 29
Bảng 14. Chi giáo dục đào tạo bình quân 1 ngƣời trong 12 tháng qua ...................... 30
Bảng 15. Tỷ trọng chi giáo dục, đào tạo trong chi tiêu đời sống của hộ gia
đình năm 2010 ............................................................................................. 31
Bảng 16. Tỷ lệ ngƣời đi học trong 12 tháng qua đƣợc miễn giảm học phí
hoặc các khoản đóng góp ............................................................................ 32
Bảng 17. Thống kê giá trị chi tiêu cho giáo dục của hộ theo 6 vùng cả nƣớc ............ 35
Bảng 18. Thống kê mô tả của các biến số định lƣợng ................................................ 36
Bảng 19. Thống kê mô tả của các biến số là biến giả................................................. 38
Bảng 20. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình............. 39

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Số ngƣời bình quân 1 hộ phân theo khu vực (2006 -2010) ........................... 19
Hình 2. Tình hình chi giáo dục của các hộ gia đình trên 6 vùng năm 2010 ............... 34
Hình 3. Chi giáo dục, đào tạo bình quân một ngƣời một năm theo vùng................... 41

ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTB-DHMT

Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

GD-ĐT

Giáo dục và đào tạo

OLS

Phƣơng pháp phân tích hồi quy đa biến trong kinh tế lƣợng

TD-MNPB

Trung du và miền núi phía Bắc

THPT

Trung học phổ thông

VHLSS

Cuộc điều tra Mức sống Dân cƣ

x



Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Việt Nam đã đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể, từ công tác phổ cập
giáo dục tiểu học cũng nhƣ việc thúc đẩy bình đẳng giới. Tuy nhiên vẫn có sự
khác biệt về trình độ, học vấn giữa các vùng, địa phƣơng, thành thị/nông thôn,
dân tộc, hoàn cảnh sống của hộ gia đình. Số liệu từ cuộc điều tra dân số và nhà ở
2009, Mức sống Dân cƣ Việt Nam năm 2010 (VHLSS 2010) cho thấy vẫn còn
khoảng cách khá lớn trong giáo dục của nam so với nữ nhất là ở nông thôn,
những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam
Bộ là hai vùng có mức giáo dục cao hơn so với các vùng còn lại, đặc biệt là so
với hai vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Các tỉnh phía Nam
có tỷ lệ dân số bỏ học trong độ tuổi 5-18 cao hơn nhiều so với các tỉnh phía Bắc.
Bên cạnh đó Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có các tỷ lệ nhƣ: Tốt nghiệp
Trung học phổ thông, tỷ lệ đƣợc đào tạo nghề, tỷ lệ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng
trở lên ở múc thấp nhất cả nƣớc. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo số lƣợng học sinh
bỏ học và học yếu khá phổ biến, nhiều gia đình nông thôn cho con học chỉ đến
lớp 2-3 hoặc cao nhất là lớp 5. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do quan
điểm của ngƣời dân, thu nhập bình quân đầu ngƣời của nhân dân còn tƣơng đối
thấp. Thu nhập thấp làm hạn chế chi tiêu cho giáo dục của hộ dân và làm giảm
khả năng theo đuổi các cấp học cao của con em.
Trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục và sự sụt giảm trợ cấp cho ngành giáo
dục, gánh nặng chi tiêu cho giáo dục của ngƣời dân tăng dần. Nhƣ vậy, việc tìm
ra các yếu tố ảnh hƣởng đến chi tiêu cho giáo dục sẽ là một tiền đề cho các chính
sách đƣợc thực hiện nhằm giúp nâng cao trình độ giáo dục của cả nƣớc. Bên cạnh
đó, mặc dù việc chi tiêu cho giáo dục của ngƣời dân còn nhiều giới hạn trong khi
ảnh hƣởng của yếu tố này là khá lớn, rất ít nghiên cứu định lƣợng trƣớc đây tìm
hiểu về vấn đề này. Và để tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến chi tiêu cho giáo dục,
qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế

- xã hội là rất quan trọng và hết sức cần thiết. Chính vì vậy, đề tài “Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở Việt Nam”
đƣợc thực hiện.

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi tiêu
cho giáo dục của hộ gia đình ở Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Phân tích thực trạng về chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam.
 Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình.
 Đề xuất các giải pháp làm cơ sở và góp phần thực hiện các chính sách
nhằm phân bổ hợp lý các nguồn lực trong giáo dục để nâng cao trình độ học vấn
cho ngƣời dân ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
1.3. Các giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
 Thực trạng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình nhƣ thế nào?
 Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia
đình? Và chúng ảnh hƣởng ra sao?
 Các giải pháp nào có thể tác động vào các yếu tố, giúp phân bổ nguồn
lực đồng thời nâng cao trình độ học vấn cho ngƣời dân?
1.3.2. Các giả thiết cần kiểm định
Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình chịu tác động bởi nhiều yếu tố: điều
kiện kinh tế, gia cảnh hộ, môi trƣờng sống và nhận thức của ngƣời dân.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian
Địa bàn nghiên cứu ở Việt Nam.

1.4.2. Thời gian
Đề tài đƣợc thực hiên từ tháng 8/2012 đến tháng 11/2012.
1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của bài phân tích là các vấn đề liên quan đến giáo
dục và đào tạo ở Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu việc chi tiêu cho giáo dục
và đào tạo các hộ gia đình trong cả nƣớc.

2


1.5. Lƣợc khảo tài liệu
 Dang Hai Anh (2007) sử dụng hàm Tobit phân tích số liệu về cuộc điều
tra Mức sống Dân cƣ Việt Nam 1997-1998 và 1992-1993. Tác giả tìm thấy mối
quan hệ giữa chi phí học thêm và tổng chi tiêu gia đình ở cấp trung học cơ sở và
xu hƣớng học thêm càng cao ở các cấp cao hơn. Ngoài ra, học thêm cũng ảnh
hƣởng lớn đến kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, chi tiêu cho học thêm sẽ
giảm đáng kể khi chất lƣợng của giáo viên ở cấp tiểu học tăng lên và không có sự
khác biệt về giới tính trong việc chi tiêu cho học thêm.
 Aysit Tansel (2005) nghiên cứu về chi tiêu cho việc học thêm ở Thổ Nhĩ
Kỳ nhằm mục đích cung cấp một nền giáo dục tốt hơn cho học sinh và xác định
các yếu tố tác động đến cầu giáo dục. Đầu tiên tác giả nhìn nhận tổng quan về
các trung tâm dạy thêm và tác giả xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến chi tiêu cho
việc học thêm ở Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng kết quả của cuộc điều tra về chi tiêu của hộ
gia đình năm 1994. Mô hình Tobit đƣợc sử dụng với các biến tổng chi tiêu của
gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ và những biến về đặc điểm gia đình. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tổng chi tiêu của gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ
có ảnh hƣởng lớn đến chi tiêu cho giáo dục của ngƣời dân.
 Donkoh và Amikuzuno (2011) nghiên cứu về những nhân tố ảnh hƣởng
đến chi tiêu cho giáo dục ở Ghana bằng mô hình LOGIT với số liệu đƣợc sử
dụng từ cuộc điều tra mức sống 2006/2007. Nghiên cứu cho thấy giới tính, tuổi,

trình độ học vấn của chủ hộ, tài sản lâu bền, vị trí sinh sống, xe buýt cá nhân …
là những nhân tố ảnh hƣởng đến việc chi tiêu cho giáo dục. Chủ hộ là nam chi
tiêu cho giáo dục ít hơn nữ 12%; chi tiêu cho giáo dục khu vực ven biển là cao
nhất. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy loại gia đình cần đƣợc sự quan
tâm nhiều hơn nữa của chính phủ là kiểu hộ gia đình có nữ là chủ hộ, gia đình có
đông trẻ đi học và gia đình nông thôn.
 Aslam và Kingdon (2008) dùng hàm OLS phân tích về giới tính và chi
tiêu cho giáo dục của hộ gia đình tại Pakistan. Bài phân tích sử dụng số liệu từ
cuộc điều tra tổng quát hộ gia đình ở Pakistan (PIHS 2001-2002). Kết quả điều
tra cho thấy, có sự thiên vị cho chi tiêu của bé trai và bé gái. Nhóm tuổi của học
sinh từ 5-9 tuổi, chi tiêu cho giáo dục của bé gái thấp hơn bé trai là 13,5% . Con
số này ở các nhóm tuổi 10 -14 tuổi và 15-19 tuổi lần lƣợt là 23,7% và 16,4%.

3


Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp luận
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, đƣợc tổ chức một cách
có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa ngƣời giáo
dục và ngƣời đƣợc giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm
xã hội của loài ngƣời. Giáo dục là quá trình hình thành niềm tin, lý tƣởng, động
cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi, thói quen cƣ xử đúng
đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực đạo đức, lao động, tƣ tƣởng chính trị, thẩm
mỹ, vệ sinh … Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dƣỡng nhân cách,
phẩm chất đạo đức, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc (theo Luật Giáo dục, 2005).

Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
 Giáo dục mẫu giáo,
 Giáo dục phổ thông,
 Giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề,
 Giáo dục đại học và trên đại học.
Chi tiêu là một hành động sử dụng nguồn lực (vốn và lao động) vào một
vấn đề có chủ ý. Một ngƣời chi tiêu vào cài gì đó, kỳ vọng sẽ nhận đƣợc khoản
lợi nhuận bằng vật chất hoặc tinh thần có giá trị cao hơn nguồn lực mà họ bỏ ra.
Song điều này là không đảm bảo chắc chắn. Chi tiêu là động lực cho tăng trƣởng
và phát triển. Đa phần những ngƣời chi tiêu nhiều sẽ cố gắng để kiếm tiền nhiều
hơn, nhằm phục vụ cho mình. Động thái này sẽ kích thích sản xuất kinh doanh
góp phần vào tăng trƣởng kinh tế.
Chi tiêu cho giáo dục bao gồm: chi tiêu giáo dục công (chi tiêu của chính
phủ) cho nhân lực vật chất, nhân lực cần thiếc cho việc cung cấp dịch vụ giáo
dục; chi phí cơ hội của đất nƣớc; chi phí tƣ nhân (học sinh, hộ gia đình) cho giáo
dục và chi phí xã hội, cộng đồng. Chi tiêu cho giáo dục phụ thuộc vào số lƣợng,

4


giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác nhau sử dụng cho việc cung cấp hoạt
động giáo dục. Bài nghiên cứu này xem xét đến chi tiêu từ hộ gia đình cho giáo
dục.
Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình là tập hợp những khoản chi phí của hộ
gia đình nói chung liên quan đến giáo dục, dịch vụ giáo dục và phục vụ cho học
tập, nghiên cứu của ngƣời học (học sinh, sinh viên, học viên, ...). Các chi phí này
bao gồm: học phí, trái tuyến, đóng góp cho trƣờng, lớp (quỹ xây dựng, …), quỹ
phụ huynh học sinh, quỹ lớp, quần áo đồng phục, trang phục theo quy định, tài
liệu học tập (các loại sách), dụng cụ học tập (giấy, bút, cặp, vở, …), học thêm và
những chi phí giáo dục – đào tạo khác (các bằng ngoại ngữ, vi tính, làm đầu trang

điểm, ...). Chi tiêu cho giáo dục thể hiện sự quan tâm, đầu tƣ đến học vấn của con
em. Điều này còn là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao điều kiện học tập,
nghiên cứu của ngƣời học.
2.1.2. Vai trò của giáo dục
*Vai trò của giáo dục đối với kinh tế - sản xuất
Sự phát triển xã hội đƣợc đặc trƣng bởi sự phát triển kinh tế. Mọi xã hội
đƣợc xây dựng trên nền tảng của các nền kinh tế và đƣợc tạo ra bởi các yếu tố
kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển về kinh tế cũng
cần có rất nhiều nguồn lực nhƣ nguồn lực nhân lực, nguồn vốn, tài nguyên ...;
trong đó nguồn lực nhân lực (ngƣời lao động) là quan trọng nhất. Bởi vì, nếu
muốn xã hội càng phát triển, đòi hỏi phải có những ngƣời có trình độ cao, có kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn lao động sản xuất, có những phẩm chất
cần thiết của ngƣời lao động mới. Muốn có nguồn nhân lực nhƣ vậy thì xã hội
cần phải có giáo dục. Bởi vì giáo dục thông qua hệ thống giáo dục và dạy học,
bằng nhiều hình thức khác nhau, giáo dục trực tiếp đào tạo ra đội ngũ ngƣời lao
động đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu và có trình độ cao, một mặt, để thay thế
cho những lao động đã mất; mặt khác, để bổ sung, nâng cao và đáp ứng nguồn
nhân lực cho yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất (mở rộng các khu vực sản
xuất, chuyển dịch cơ cấu, hiện đại hóa, công nghiệp hóa, …). Chất lƣợng nguồn
nhân lực đƣợc đặc trƣng bởi trình độ đƣợc đào tạo (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ
thuật, năng lực công nghiệp, …). Tất cả đều do giáo dục quyết định. Vì vậy, phát

5


triển nguồn nhân lực có chất lƣợng tốt là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.
Giáo dục đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các nguồn lực cần thiết cho xã
hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Thông qua các quá trình giáo dục và
dạy học, bằng nhiều hình thức khác nhau; giáo dục đã:
+ Đào tạo ra những con ngƣời mới, là những ngƣời có trình độ văn hóa, am

hiểu về khoa học kỹ thuật – khoa học công nghệ; có khả năng vận dụng những
thành tựu khoa học kỹ thuật – công nghệ vào quá trình sản xuất lao động. Nhờ
vậy làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo động
lực cho xã hội phát triển.
+ Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra nguồn nhân lực mới để
thay thế những sức lao động cũ bị mất đi do ốm đau, bệnh tật, tuổi già, tai nạn, …
+ Hiện nay hầu nhƣ các nƣớc trên thế giới đều ý thức đƣợc tầm quan trọng,
vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế. Vì thế các nƣớc trên thế giới
đều coi trọng giáo dục, ƣu tiên cho giáo dục. Nhƣ: tăng ngân sách cho giáo dục,
trang bị thiết bị giáo dục cho các trƣờng, … Hầu nhƣ nƣớc nào quan tâm đến
giáo dục thì nƣớc đó đều có sự phát triển mạnh về kinh tế, điển hình nhƣ Nhật
Bản, Singapore.
Đầu tƣ giáo dục là đầu tƣ cho tƣơng lai, vì thế không những là các nƣớc
trên thế giới mà Việt Nam chúng ta cũng đang đầu tƣ rất lớn cho giáo dục. Đã
chú trọng đến những chính sách phù hợp để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho
ngƣời lao động nhƣ: Đƣa ngƣời sang các nƣớc bạn để học hỏi những kiến thức,
kinh nghiệm của các nƣớc khác; mở các lớp chuyên tu, tại chức, cao học, …
Giáo dục đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển
cho các nền kinh tế. Vì thế muốn phát triển kinh tế thì trƣớc hết phải tập trung
mọi nổ lực để phát triển giáo dục, dựa vào giáo dục và lấy giáo dục làm động lực.
* Vai trò của giáo dục trong chính trị - xã hội
Sự phát triển xã hội cũng đƣợc thể hiện ở sự ổn định của hệ thống chính trị
của mỗi quốc gia. Giáo dục góp phần đắc lực và làm ổn định hệ thống chính trị
thông qua việc thực hiện chức năng tuyên truyền; làm cho những đƣờng lối,
chính sách, chiến lƣợc, hệ thống luật pháp của nhà nƣớc … đến đƣợc với mọi

6


tầng lớp của nhân dân; làm thay đổi ý thức, hình thành niềm tin lý tƣởng … Đó là

điều kiện cơ bản để tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn đảm bảo cho sự thành công
của sự nghiệp cách mạng của giai cấp. Giáo dục giúp cho các thành viên trong xã
hội nắm vững đƣợc các chính sách, đƣờng lối của đảng và nhà nƣớc; giúp cho
công dân nắm vững, ý thức đƣợc vị trí của mình. Giáo dục đã mở rộng các cơ hội
để cho mọi thành phần dân cƣ, không phân biệt đều đƣợc tiếp nhận giáo dục một
cách bình đẳng và dân chủ để phát triển; làm thay đổi vị trí xã hội của mỗi cá
nhân và cộng đồng. Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là phƣơng tiện hữu hiệu cho
các cuộc cách mạng xã hội trên phạm vi toàn nhân loại cũng nhƣ ở mỗi quốc gia.
* Vai trò của giáo dục đối với tư tưởng – văn hóa
Giáo dục nâng cao trình độ văn hóa cho tất cả mọi ngƣời, bằng cách phổ
cập giáo dục phổ thông với trình độ ngày càng cao cho toàn xã hội. Với một nền
giáo dục phổ thông tốt đƣợc phổ cập rộng rãi, sẽ nâng cao dân trí, làm xuất hiện
và bồi dƣỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc, làm cho cá nhân
phát triển để trở thành những nhân cách, những chủ thể văn hóa; có khả năng
sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới, góp phần làm phát triển văn hóa cho mỗi dân
tộc và cho nhân loại.
Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ thành những
ngƣời có ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn những
giá trị truyền thống dân tộc, giúp thế hệ trẻ có ý thức trong việc kết hợp những
giá trị dân tộc với nhân loại, các giá trị truyền thống với hiện đại; đấu tranh để
xóa bỏ những thói hƣ tật xấu, những hủ tục của xã hội. Giáo dục đã trở thành một
phƣơng tiện cơ bản để phát triển văn hóa.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình
Chi tiêu cho giáo dục phụ thuộc vào nhiều nhân tố, quan điểm, nhận thức
của ngƣời dân; chẳng hạn nhƣ tuổi tác, trình độ học vấn, thu nhập, chi tiêu, sự
giàu có, giới tính, học thêm, vị trí sinh sống, nơi cƣ trú ... Mối tƣơng quan giữa
chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình với các yếu tố có thể là:
+ Nơi cƣ trú: Điều kiện kinh tế - xã hội gắn liền tới khu vực sống của hộ gia
đình. Các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng yếu kém, vùng nông thôn
cũng là những nơi có tỷ lệ trình độ dân trí thấp. Hộ gia đình có kinh tế khó khăn,


7


việc chi tiêu cho con em đi học không là vấn đề quan trọng đối với họ. Đồng thời
họ không có nhiều chọn lựa trong các khoản mục chi tiêu cho giáo dục. Chủ yếu
là các khoảng chi phí cơ bản ở trƣờng, rất ít việc chi tiêu cho học thêm cũng nhƣ
những khoản thu phụ trội khác.
+ Vùng: là vùng ranh giới phân theo vị trí địa lý. Ở những vùng khác nhau
hiển nhiên sự phát triển kinh tế xã hội cũng khác nhau, Mức sống Dân cƣ, an sinh
xã hội, cũng nhƣ thu hút đầu tƣ ở mỗi vùng cũng có sự khác biệt. Đây là một chỉ
tiêu vĩ mô ảnh hƣởng đến thói quen, thu nhập và chi tiêu và chi tiêu cho giáo dục
nói riêng của hộ dân. Việt Nam đƣợc phân theo 6 vùng, đó là Đồng bằng sông
Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Tổng thu nhập của hộ gia đình: là tổng tất cả thu nhập bằng tiền hoặc hiện
vật của các thành viên trong gia đình, bao gồm: tiền công, tiền lƣơng, thƣởng,
phụ cấp, trợ cấp, tiền cho thuê, thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, săn bắt, hoạt động dịch vụ và những thu nhập khác.
Đây là yếu tố có tƣơng quan rất cao với tổng chi tiêu của hộ gia đình. Gia đình
thu nhập càng cao có xu hƣớng chi tiêu cho các hàng hóa dễ dàng hơn kể cả việc
chi tiêu cho giáo dục.
+ Tài sản lâu bền của hộ gia đình: chỉ tiêu này thể hiện mức giàu có của gia
đình. Những tài sản này bao gồm: nhà cửa, ô tô, xe máy, tàu xuồng, máy vi tính,
bàn tủ,… là những vật dụng có giá trị, sử dụng lâu năm. Bởi thu nhập hiện tại
cũng chƣa thật sự phản ánh đúng sự giàu có của một hộ gia đình. Để đo lƣờng
chính xác giá trị một tài sản lâu bền nào đó, ngƣời ta xác định giá trị còn lại của
tài sản sau khi đã trừ đi phần khấu hao do theo thời gian và sự lỗi thời của tài sản.
Tài sản lâu bền của hộ phản ánh hoàn thiện hơn về mức sống của hộ. Tài sản lâu
bền là những vật dụng có thời gian sử dụng thƣờng từ 1 năm trở lên, dùng để

phục vụ đời sống sinh hoạt của hộ dân cƣ. Tài sản lâu bền có nhiều loại và đƣợc
chia theo các nhóm nhƣ nhóm đồ gỗ, nhóm đồ thủy tinh, sành sứ, nhóm đồ
điện… Mỗi nhóm chia chi tiết theo từng loại cụ thể, ví dụ: nhóm đồ điện có tivi,
tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh,v.v..., nhóm đồ gỗ có giƣờng, tủ, bàn ghế, xa
lông...

8


+ Số nam và nữ đi học trong nhà: hai yếu tố này trong bài phân tích thể hiện
đặc điểm giáo dục của một gia đình:
 Số ngƣời đi học trong gia đình bằng tổng nam và nữ đi học trong gia
đình. Một gia đình có số ngƣời đi học nhiều hơn, tổng chi phí đi học cho con em
họ sẽ càng nhiều vì do những chi phí này đƣợc quy định theo đầu ngƣời. Tuy
nhiên việc này có thể ảnh hƣởng đến quyết định chi tiêu các khoản chi phí ngoài
trƣờng khác (học thêm, ngoại khóa,…).
 Giới tính của ngƣời đi học: Ngƣời dân có sự thiên vị cho chi tiêu giáo
dục cho bé trai. Ở Pakistan, nhóm tuổi từ 5-9 tuổi, chi tiêu cho giáo dục của bé
gái thấp hơn bé trai là 13,5% . Con số này ở các nhóm tuổi 10 -14 tuổi và 15-19
tuổi lần lƣợc là 23,7% và 16,4% (Aslam và Kingdon, 2008). Sự ảnh hƣởng giới
tính trong nghiên cứu này đƣợc thể hiện thông qua giới tính của ngƣời đi học.
Liệu rằng gia đình có nhiều con trai hơn đi học hơn, thì chi tiêu sẽ nhiều hơn
chăng.
Một số chỉ tiêu liên quan đến chủ hộ cũng ảnh hƣởng đến quyết định chi
tiêu. Do các yếu tố này ảnh hƣởng đến nhận thức, quan điểm của chủ hộ, ngƣời
có tầm quyết định quan trọng trong việc chi tiêu này. Các chỉ tiêu này bao gồm:
+ Giới tính chủ hộ: ở Ghana gia đình có chủ hộ là nữ thƣờng chi tiêu cho
giáo dục nhiều hơn hộ gia đình có chủ hộ là nam (Donkoh và Amikuzuno, 2011).
Theo nghiên cứu này, chủ hộ là nam chi ít hơn chủ hộ là nữ 12%. Rõ ràng, giới
tính chủ hộ có ảnh hƣởng đến mức chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình.

+ Tuổi chủ hộ và bình phƣơng tuổi chủ hộ: Cũng theo nghiên cứu của
Donkoh và Amikuzuno, năm 2001, phân tích về các yếu tố quyết định đến chi
tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở Ghana cho thấy hai biến tuổi chủ hộ và bình
phƣơng tuổi chủ hộ có ảnh hƣởng đáng kể đến biến phụ thuộc – chi tiêu cho giáo
dục của hộ gia đình. Khi tuổi của chủ hộ tăng chi phí cho giáo dục sẽ giảm,
nhƣng đến một mức nào đó chi phí này sẽ tăng theo tuổi chủ hộ với hệ số biên là
0,88.
+ Học vấn chủ hộ: Khi chƣa kiểm soát yếu tố khác, trình dộ học vấn của
chủ hộ ở Ghana tăng thêm một năm học có thể làm tăng chi tiêu cho giáo dục 5%
(Donkoh và Amikuzuno, 2011). Một thành viên trong gia đình đƣợc giáo dục tốt

9


(cao) thì hiển nhiên sẵn sàng chấp nhận chi tiêu nhiều hơn cho việc học tập của
các thành viên khác trong hộ.
+ Học thêm: là một khoản chi cũng khá phổ biến trong chi tiêu cho giáo dục
hiện nay. Biến này kỳ vọng sẽ tƣơng quan thuận với biến phụ thuộc chi tiêu cho
giáo dục. Gia đình có chi tiêu cho học thêm thì chi tiêu cho giáo dục cũng sẽ
nhiều hơn gia đình không có khoản chi này.
+ Miễn giảm: Ngƣợc với biến học thêm, nếu hộ gia đình có nhận đƣợc sự
hỗ trợ học phí và các khoản đóng góp khác, chúng ta kỳ vọng gia đình sẽ phải chi
cho giáo dục ít hơn. Nghĩa là biến miễn giảm sẽ tƣơng quan nghịch với biến chi
tiêu cho giáo dục của hộ gia đình.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu:
Nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ:
+ Cuộc Điều tra Mức sống Dân cƣ Việt Nam năm 2010. Cuộc điều tra
tiến hành khảo sát 69.360 hộ gia đình. Các quan sát này đƣợc chọn ngẫu nhiên từ
3.133 xã/phƣờng. Cuộc điều tra khảo sát về một số đặc điểm về nhân khẩu học,

giao dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, việc làm và thu nhập, chi tiêu, nhà ở, điện
nƣớc, phƣơng tiện vệ sinh, và đồ dùng lâu bền, giảm nghèo, tham gia các chƣơng
trình xóa dói giảm nghèo, những đặc điểm chung của xã. Bài phân tích này sử
dụng số liệu từ cuộc tra trên với mẫu gồm 9.402 quan sát hộ, 37.012 quan sát cá
nhân để phân tích.
+ Ngoài ra bài phân tích còn sử dụng số liệu từ các bài báo, bài phân tích,
trang web của Tổng cục thống kê, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các đề tài, dự án
nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến sự chi tiêu cho giáo dục của ngƣời
dân, hộ gia đình.
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu:
+ Phƣơng pháp thống kê mô tả: đánh giá nhận thức và quan điểm về chi
tiêu cho giáo dục, cũng nhƣ phân tích chi tiết các khoản chi cho giáo dục của
ngƣời dân.

10


Thống kê là tổng hợp các phƣơng pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực
kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập
đƣợc.
Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê
mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phƣơng pháp
đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu.
Các khái niệm thƣờng dùng trong phƣơng pháp này.
 Tổng thể: là tập hợp những thông tin về ngƣời, sự vật, hoặc sự việc riêng
biệt kết hợp với nhau trên cơ sở một đặc điểm chung nào đó mà ngƣời nghiên
cứu quan tâm.
 Mẫu: là một bộ phận của tổng thể nghiên cứu đƣợc chọn ra một cách
ngẫu nhiên để quan sát và suy rộng cho tổng thể đó.
 Quan sát: là cơ sở để thu thập số liệu và thông tin cần nghiên cứu. Mỗi

đơn vị của mẫu là một quan sát.
* Các chỉ tiêu được sử dụng trong đề tài
 Số trung bình số học đơn giản (mean): Số trung bình số học đơn giản
dùng để bù trừ mọi chênh lệch giá trị của các biến trong tổng thể và có thể đại
diện cho tổng thể đó. Số trung bình số học đơn giản đƣợc tính bằng cách đem
chia tổng tất cả các lƣợng biến quan sát cho số quan sát.
̅



Trong đó:


̅ Số trung bình;

 ∑

: Tổng giá trị của tất cả các lƣợng biến quan sát;

 n: Số quan sát.
 Số trung bình số học gia quyền (weighted mean): đƣợc áp dụng khi mỗi
lƣợng biến đƣợc lặp lại nhiều lần khi thanh toán
̅




Trong đó:

11





̅ Số trung bình;

 ∑

: Tổng giá trị của mỗi lƣợng biến xi tƣơng ứng với mỗi tần

số fi;
 ∑ : Tổng số quan sát.
 Độ lệch chuẩn mẫu: chỉ tiêu này nhằm xét tính chất đại diện của số trung
bình, chỉ tiêu này có giá trị càng thấp, chứng tỏ độ biến động ít và vì vậy số tung
bình đại diện càng cao, là chỉ tiêu hoàn thiện nhất của thống kê để tính trung bình
bình phƣơng các độ lệch.




̅

Trong đó:
 S: độ lệch chuẩn mẫu;
 ∑

̅

Tổng bình phƣơng chênh lệch giá trị các biến so với


giá trị trung bình;


Số quan sát.

+ Phân tích hồi quy:
Phân tích hồi quy đề cập đến việc nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến số
- biến phụ thuộc, vào một hay nhiều biến số khác – biến độc lập với ý định ƣớc
lƣợng và dự đoán giá trị trung bình (tổng thể) của biến phụ thuộc dựa trên những
giá trị đã biết hay cố định của biến độc lâp. Mục đích của việc thiết lập mô hình
hồi quy tuyến tính là tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng đến một
chỉ tiêu quan trọng, chọn những nhân tố ảnh hƣởng có ý nghĩa trong mô hình, từ
đó phát huy nhân tố tích cực khắc phục nhân tố tiêu cực.
Phƣơng trình hồi quy thƣờng có dạng:
y = 0 + 1x1 + 2x2 + … + kxk + i
Trong đó:
y: là biến phụ thuộc;
x1, x2, …, xk là các biến độc lập;

12


0, 1, 2, …, k là các hệ số đƣợc tính toán ra bằng các phần mền kinh tế
lƣợng;
Hệ số tự do 0, nó cho biết giá trị trung bình của Y khi các biến xi=0.
Các hệ số hồi quy riêng 1, 2, …, k cho biết ảnh hƣởng từng biến độc lập
lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y khi các biến còn lại giữ cố định. Khi
biến thay đổi (tăng hay giảm) một đơn vị thì biến Y sẽ thay đổi (tăng hay giảm)
bao nhiêu đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi.
Trong nghiên cứu này, các dữ liệu quan sát về chi tiêu cho giáo dục của

ngƣời dân cho thấy có một tỷ lệ đáng kể các quan sát có chi tiêu cho giáo dục
bằng không (trong gia đình không có ai đi học). Điều này có nghĩa là biến phụ
thuộc bị kiểm duyệt (censored sample). Do vậy, phƣơng pháp hồi quy kiểm duyệt
(TOBIT) đƣợc sử dụng.
y*=∑

y=

+ i nếu y* > 0: Cho gia đình có chi tiêu cho giáo dục
nếu y* ≤ 0: Cho gia đình không chi tiêu cho
giáo dục.

0

Với E(y|xi) = Pr(y*>0|xi) × y* + Pr(y*≤ 0|xi) × 0
= Pr(y*>0|xi) × y* + 0
= Pr(y*>0|xi) (∑

+ )

Mô hình Tobit đƣợc sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến chi tiêu
cho giáo dục của hộ dân, với các biến cụ thể nhƣ sau:
 Y (biến giải thích) : Chi tiêu cho giáo dục của ngƣời dân (1.000 đồng);
Các biến độc lập (xi) bao gồm:
 tuoich

: Tuổi chủ hộ (tuổi);

 tuoichbp


: Tuổi chủ hộ bình phƣơng;

 gioitinhch

: Giới tính chủ hộ (0: Nữ, 1: Nam);

 hocvanch

: Trình độ học vấn của chủ hộ. Biến này đƣợc đo lƣờng
bằng số năm học và bằng cấp mà chủ hộ đã hoàn thành
tính đến thời điểm hiện tại (với 0: chƣa hết lớp 1 hoặc
chƣa bao giờ đi học, với 1-12: từ lớp 1 đến 12, 13: giáo

13


dục nghề nghiệp, 14: cao đẳng, 15: đại học và 16: sau đại
học);
 tongthunhap

: Tổng thu nhập của gia đình (1.000.000 đồng);

 noicutru

: Khu vực sống của hộ gia đình (1: nông thôn, 0: thành
thị);

 tslauben

: Tổng giá trị còn lại đã khấu hao của tài sản lâu bền của

hộ hiện tại (1.000.000 đồng);

 songuoidihoc : Số ngƣời đi học trong gia đình (ngƣời);
 sonamdihoc

: Số ngƣời đi học là nam trong hộ (ngƣời);

 sonudihoc

: Số ngƣời đi học là nữ trong hộ (ngƣời);

 hocthem

: Biến giả chỉ việc hộ gia đình có học sinh (ngƣời) học
thêm hay không (1: có, 0: không);

 miengiam

: Biến giả quy định chế độ miễn giảm (1: gia đình có nhận
sự miễn giảm học phí hoặc các khoản đóng góp cho giáo
dục; 0: không hƣởng đƣợc chế độ này)

 Các biến vùng, gồm 6 vùng phân theo vị trí địa lý:
+ dbsh

: Đồng bằng sông Hồng

+ tdvmnpb

: Trung du và miền núi phía Bắc


+ btbvdhmt : Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
+ tn

: Tây Nguyên

+ dnb

: Đông Nam Bộ

+ Đồng bằng sông Cửu Long, trong mô hình này nó là biến cơ sở, nên
không đƣợc đƣa vào mô hình.
Các biến vùng vừa nêu đều là biến giả, quan sát nhận giá trị là 1 duy nhất ở
một biến (vùng). Quan sát nhận giá trị 1 ở biến nào thì hộ gia đình đó thuộc vùng
đó. Trƣờng hợp quan sát nhận giá trị 0 ở tất cả biến (5 vùng), nghĩa là hộ gia đình
này thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
 i: sai số ngẫu nhiên

14


×