Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quản lý dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------

NGUYỄN THỊ HÒA
QUẢN LÝ DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------

NGUYỄN THỊ HÒA

QUẢN LÝ DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:GS.TS. PHAN HUY ĐƢỜNG


HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An”, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin
đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, Phòng Quản lý
Đào tạo sau Đại học, các khoa, phòng của Trƣờng Đại học Kinh tế ĐHQGHN đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn
GS.TS. Phan Huy Đƣờng
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN .
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn ban
lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ
An, các bạn bè, đồng nghiệp, và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chƣa
đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào và nó xuất phát từ tình hình thực tế đòi
hỏi cấp bách củaNgân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Nghệ An. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đề đã đƣợc

cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn
gốc./.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tên luận văn: “Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An”
2. Tác giả: Nguyễn Thị Hòa
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
4. Bảo vệ năm: 2015
5. Giáo viên hƣớng dẫn: GS.TS. Phan Huy Đƣờng
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công
tác Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Nghệ An, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cƣờng công Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An.
7. Những đóng góp mới của luận văn: Các giải pháp nhằm tăng cƣờng
công tác Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUẢN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG LÝ

LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI ................................................................................................. 4
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu ......................................................... 4
1.2. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý dịch vụ thẻ NHTM .......... 10
1.2.1. Khái niệm về thẻ ngân hàng .................................................................. 10
1.2.2. Phân loại thẻ ngân hàng ........................................................................ 10
1.2.3. Dịch vụ thẻ ngân hàng thƣơng mại ....................................................... 12
1.2.4. Quản lý dịch vụ thẻ của ngân hàng thƣơng mại ................................... 21
1.2.5. Nội dung quản lý dịch vụ thẻ của ngân hàng thƣơng mại .................... 21
1.2.6. Các tiêu chí đánh giá quản lý dịch vụ thẻ ............................................. 27
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý dịch vụ thẻ ...................................... 27
1.3.1. Nhóm nhân tố môi trƣờng vĩ mô ........................................................... 27
1.3.2. Nhóm nhân tố môi trƣờng vi mô ........................................................... 29
1.4. Kinh nghiệm quản lý dịch vụ thẻ của một số ngân hàng và những gợi ý
rút ra cho Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ
An .................................................................................................................... 37
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý dịch vụ thẻ của một số NHTMCP ...................... 37
1.4.2. Một số gợi ý cho Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nghệ An ......................................................................................... 40


CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 42
2.1 Nghiên cứu sơ bộ ...................................................................................... 43
2.1.1. Phƣơng pháp điều tra dữ liệu sơ cấp ..................................................... 43
2.1.2. Phƣơng pháp điều tra số liệu thứ cấp .................................................... 45
2.2. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ................................................................. 45
2.3. Thang đo hoàn chỉnh ................................................................................ 45
2.4. Nghiên cứu định lượng ............................................................................ 46
2.5. Đo lường kết quả nghiên cứu................................................................... 46
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NGHỆ AN GIAI

ĐOẠN 2012-2015 ........................................................................................... 48
3.1. Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam- chi nhánh Nghệ An ............................................................................... 48
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển BIDV Nghệ An ................................. 48
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Nghệ An...................................................... 49
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam- chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2012-2014 ..................................... 50
3.2.1. Hoạt động huy động vốn ....................................................................... 50
3.2.2. Hoạt động tín dụng ................................................................................ 51
3.2.3. Hoạt động thanh toán ............................................................................ 52
3.2.4. Hoạt động dịch vụ ................................................................................. 52
3.3. Phân tích thực trạng quản lý dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
phát triển Việt Nam- chi nhánh Nghệ An ....................................................... 54
3.3.1. Thực trạng về xây dựng kế hoạch quản lý dịch vụ thẻ ......................... 54
3.3.2. Thực trạng về việc ban hành chính sách quản lý dịch vụ thẻ ............... 56
3.3.3. Thực trạng về việc tổ chức thực thi quản lý dịch vụ thẻ....................... 58
3.3.4. Các chỉ tiêu đạt đƣợc trong hoạt động kinh doanh thẻ ......................... 64
3.3.5. Tỷ suất lợi nhuận của dịch vụ thẻ ......................................................... 76
3.3.6. Sự biến động số dƣ tiền gửi trên tài khoản thẻ của khách hàng ........... 76


3.3.7. Đa dạng tiện ích của dịch vụ thẻ ........................................................... 80
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ THẺ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI
NHÁNH NGHỆ AN ....................................................................................... 90
4.1. Định hƣớng quản lý dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam- chi nhánh Nghệ An ............................................................... 90
4.1.1. Triển vọng phát triển thị trƣờng thẻ của BIDV Nghệ An trong thời gian
tới..................................................................................................................... 90
4.1.2. Khái quát tình hính kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Vinh tỉnh

Nghệ An .......................................................................................................... 91
4.1.3. Định hƣớng quản lý dịch vụ thẻ của BIDV Nghệ An........................... 93
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam- chi nhánh Nghệ An ....................................................... 94
4.2.1.Hoàn thiện chiến lƣợc phát triển dịch vụ thẻ ......................................... 95
4.2.2. Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ thẻ ........................................ 97
4.2.3. Quán triệt công tác chấp hành nghiêm túc việc quản lý và vận hành hệ
thống ATM, phân định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân
có liên quan đến việc thực hiện quản lý, vận hành hệ thống ATM .............. 100
4.2.4. Giám sát chặt chẽ và tuyệt đối tuân thủ quy trình bảo mật trình tạo,
quản lý và sử dụng khóa thuộc hệ thống thẻ nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro
trong quá trình vận hành hệ thống thẻ của BIDV. ........................................ 100
4.2.5. Thống nhất việc quản lý và sử dụng Internet tại BIDV nhằm sử dụng
Internet mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của BIDV, đảm
bảo trao đổi thông tin trên Internet an toàn đồng thời phòng ngừa, hạn chế rủi
ro trong quá trình sử dụng Internet ............................................................... 101
4.2.6. Phối hợp chặt chẽ với hội sở chính trong công tác quản lý tập trung các
thiết bị an ninh, bảo mật và mã hóa cho hệ thống mạng đảm bảo hoạt động
kinh doanh liên tục và an toàn....................................................................... 102
4.2.7. Hoàn thiện công tác kiểm tra giám sát dịch vụ thẻ ............................. 103


4.2.8. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển dịch vụ thẻ tại NH .................. 104
4.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 104
4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ...... 104
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc .................................................... 105
4.3.3. Kiến nghị với Chính phủ ..................................................................... 107
KẾT LUẬN ................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 111



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Từ viết tắt

1.

ATM

Máy rút tiền tự động

2.

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam

3.

NH

Ngân hàng

4.


NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

5.

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

6.

POS

Các thiết bị đọc thẻ tự động

7.

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số lƣợng thẻ phát hành /1 năm của VCTL ..................................... 38
Bảng 1.2: Số lƣợng thẻ phát hành /1 năm của Sea Bank- Nghệ An ............... 39
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ
và Phát triển Nghệ An qua các năm 2012-2014 ............................................. 50

Bảng 3.2: Cơ cấu dƣ nợ tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt NamChi nhánh Nghệ An qua các năm 2012-2014 ................................................. 51
Bảng 3.3: Kết quả thu dịch vụ ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam- Chi nhánh Nghệ An qua các năm 2012-2014 ....................................... 53
Bảng 3.4: Số lƣợng thẻ phát hành /1 năm của BIDV Nghệ An ...................... 64
Bảng 3.5: Số lƣợng thẻ ghi nợ nội địa phát hành tại BIDV Nghệ An giai đoạn
2012-2014........................................................................................................ 65
Bảng 3.6: Số lƣợng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành tại BIDV Nghệ An giai
đoạn 2012-2014 ............................................................................................... 67
Bảng 3.7: Số liệu hành thẻ tín dụng quốc tế tại BIDV Nghệ An giai đoạn 2012
– 2014 .............................................................................................................. 69
Bảng 3.8: Doanh thu dịch vụ thẻ tại BIDV Nghệ An giai đoạn 2012- 2014 .. 71
Bảng 3.9: Thị phần dịch vụ thẻ trên địa bàn thành phố Vinh năm 2014 ........ 73
Bảng 3.10: Lợi nhuận từ hoạt động thẻ tại BIDV Nghệ An giai đoạn 2012 –
2014 ................................................................................................................. 75
Bảng 3.11. Tỷ suất lợi nhuận dịch vụ thẻ của BIDV Nghệ An giai đoạn 20122014 ................................................................................................................. 76
Bảng 3.12: Số dƣ tài khoản thẻ tại BIDV Nghệ An giai đoạn 2012 – 2014... 77

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình lập kế hoạch .................................................................... 23
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ...................................................................... 49

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 43
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ NHĐT và sự thỏa mãn của
khách hàng theo mô hình SERVPERF ........................................................... 46


iii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Số lƣợng phát thẻ phát hành/1 năm của BIDV Nghệ An năm
2012,2013,2014 ............................................................................................... 65
Biểu đồ 3.2: Doanh thu dịch vụ thẻ tại BIDV Nghệ An giai đoạn 2012 – 2014
......................................................................................................................... 72
Biểu đồ 3.3: Thị phần phát hành thẻ tại Thành phố Vinh năm 2014 .............. 73
Biểu đồ 3.4: Số dƣ tài khoản thẻ tại BIDV Nghệ Angiai đoạn 2012 – 2014 . 77
Bảng 3.13: Biểu phí phát hành và hạn mức sử dụng của thẻ ghi nợ BIDV .... 78
Bảng 3.14: Biểu phí phát hành và hạn mức sử dụng của thẻ tín dụng quốc tế
BIDV ............................................................................................................... 80

iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển và hội nhập của Việt Nam trong những năm gần đây
không chỉ đƣợc nhận thấy ở tốc độ phát triển kinh tế mà còn có thể nhận thấy
đƣợc trong phong cách tiêu dùng, thanh toán của ngƣời dân Việt Nam. Đó là
việc ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng các phƣơng tiện thanh toán
không dùng tiền mặt, đặc biệt là thẻ. Thẻ xuất hiện ngày càng nhiều và đa
dạng, không chỉ ở thành thị mà còn cả ở nông thôn.
Dịch vụ thẻ là một dịch vụ ngân hàng độc đáo, hiện đại, ra đời và phát
triển dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Với những tính
năng ƣu việt, cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng, dịch vụ thẻ đã nhanh
chóng trở thành dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến và đƣợc ƣa
chuộng hàng đầu trên thế giới. Và nay, thẻ cũng đang dần khẳng định vị trí

của mình trong hoạt động thanh toán tại Việt Nam.
Từ năm 1995, thẻ ngân hàng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam cho đến
nay, tại Việt Nam đã có hơn 20 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán, với mức
tăng trƣởng bình quân 300%/năm và các sản phẩm ngày càng phong phú, đa
dạng hơn. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
WTO, nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập tạo tiền đề thuận lợi cho
lĩnh vực thẻ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, một số vấn đề đặt ra là: Liệu sự tăng trƣởng mạnh mẽ của
thị trƣờng thẻ trong những năm qua có quá “nóng” không? Thực chất sự phát
triển ấy có đạt đƣợc cân bằng giữa số lƣợng và chất lƣợng không? Và hình
thức thanh toán này trong thời gian qua đã đóng góp vào sự phát triển của nền
kinh tế nhƣ thế nào? Đã thực sự góp phần làm giảm lƣợng tiền mặt lƣu thông
trong nền kinh tế chƣa? Trong giai đoạn lạm phát tăng cao nhƣ hiện nay thẻ
ngân hàng có góp phần trong việc làm giảm lạm phát hay không?

1


Trên cơ sở nhận thức đƣợc tính cấp thiếp của vấn đề trên, trong quá
trình công tác tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- chi nhánh
Nghệ An, đi sâu vào tìm hiểu thực tế,tác giả đã chọn đề tài “Quản lý dịch vụ
thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ
An”
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng công Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An .
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đã đề ra các nhiệm vụ
nhƣ sau:
- Nghiên cứu một số các công trình nghiên cứu về dịch vụ thẻ tại ngân
hàng ở trong và ngoài nƣớc.
- Hệ thống đƣợc các cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý dịch vụ thẻ
của Ngân hàng thƣơng mại.
- Phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An
- Để xuất mốt số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác Quản lý dịch vụ
thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ
An.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Hoạt động Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An

2


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Thực trạng Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu
tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An.
- Thời gian: tác giả nghiên cứu dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu
tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ Antừ năm2012 đến năm 2015.
4. Những đóng góp của luận văn
- Phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An

- Để xuất mốt số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác Quản lý dịch vụ
thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ
An.
5.Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phục lục đính kèm, nội dung của
luận văn bao gồm 4 chƣơng:
Chương 1. Một số vấn đề chung về quản lý dịch vụ thẻ của ngân hàng
thương mại
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng quản lý dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCPĐầu tư
và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2011-2015
Chương 4. Giải pháp tăng cường quản lý dịch vụ thẻ tại ngân hàng
TMCPĐầu tư và Phát triển việt nam- chi nhánh Nghệ An.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUẢN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI

1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu
Hiện nay, để thực hiện mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt mà
NHNN Việt Nam đã đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải phát triển đƣợc dịch vụ thẻ.
Tại Việt Nam, thẻ ghi nợ đang chiếm phần lớn thị phần thị trƣờng thẻ thanh
toán, trong khi đó thẻ tín dụng lại là loại thẻ tƣơng đối mới mẻ. Đã có một số
đề tài khoa học cũng nhƣ các bài viết đề cập đến thành tựu đạt đƣợc, tồn tại
và các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ thanh toán nói
chung và thẻ tín dụng nói riêng tại các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam.
Có thể kể đến nhƣ: Bài viết “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại

Việt Nam – Nhìn từ cơ sở thực tiễn” của Đặng Công Hoàn đăng trên Tạp chí
ngân hàng, số 17, trang 26 – 33 năm 2011 [3]. Bài viết đã nêu rõ thực trạng
phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam từ năm 2007. Tác giả cũng nhận diện
các yếu tố chƣa bền vững nhƣ: phát triển thẻ thanh toán chủ yếu thiên về số
lƣợng chƣa đi kèm với sự thay đổi căn bản về chất lƣợng; doanh số dùng thẻ
để rút tiền mặt qua ATM chiếm tỷ trọng quá cao; tính liên kết giữa đơn vị bán
hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán không cao và kém bền vững; các
chính sách hỗ trợ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tuy đã có khá
nhiều nhƣng chƣa có chính sách mang tính đột phá để tạo một lực bẩy cho
công cụ thanh toán thẻ và thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ hơn. Qua đó,
bài viết có đƣa ra một số giải pháp đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc,
ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức phát hành thẻ.
“Chính sách của nhà nƣớc trong phát triển thanh toán không dùng tiền
mặt – Kinh nghiệm phát triển thẻ thanh toán ở Hàn Quốc và một số hàm ý cho
Việt Nam”, của Đặng Công Hoàn đăng trên Tạp chí ngân hàng, số 24, trang 9

4


– 15, năm 2011 [4]. Thẻ tín dụng là phƣơng tiện thanh toán đƣợc sử dụng phổ
biến nhất tại Hàn Quốc hiện nay. Số lƣợng thẻ tín dụng tại Hàn Quốc tăng
mạnh từ 106.989 nghìn thẻ lên 116.231 nghìn thẻ giai đoạn 2009 – 2012. Hạ
tầng phục vụ cho việc thanh toán thẻ tại Hàn Quốc đƣợc xây dựng hoàn thiện
bao gồm hệ thống rộng khắp các máy ATM, POS và mạng lƣới đơn vị chấp
nhận thẻ. Mạng lƣới các đại lý chấp nhận thẻ tăng mạnh từ 14.732 đại lý năm
2007 lên 20.606 vào năm 2011. Ngoài ra, số lƣợng máy cà thẻ cũng tăng đáng
kể từ 121.867 máy năm 2007 lên 140.928 năm 2011. Để có thể đạt đƣợc sự
phát triển ấn tƣợng của thị trƣờng thẻ tín dụng thì Chính phủ Hàn Quốc đã
cho ban hành những chính sách khá tập trung, đồng bộ hỗ trợ cho hoạt động
thanh toán thẻ tín dụng nói riêng và thanh toán không dùng tiền mặt trong cả

nƣớc nhƣ: - Ban hành Luật kinh doanh thẻ tín dụng khá sớm (1987). - Đƣa ra
quy định về việc xử lý giao dịch thẻ tín dụng quốc tế khi thanh toán tại thị
trƣờng nội địa đều do hệ thống nội địa xử lý. - Xây dựng hệ thống quản lý
thông tin cá nhân, thông tin khách hàng rất minh bạch; thành lập Trung tâm
thông tin tín dụng vào năm 2002. - Thực hiện mở cửa và tự do hoá lĩnh vực
du lịch vào từ năm. Tuy nhiên, đến năm 2003, sự tăng trƣởng quá nóng của
thị trƣờng thẻ tín dụng tại Hàn Quốc đã gây ra những hậu quả khá nghiêm
trọng. Dƣ nợ thẻ tín dụng tăng quá nhanh, tỷ lệ thanh toán không đúng hạn
gia tăng, nợ xấu thẻ tín dụng tăng chóng mặt, hàng loạt tổ chức phát hành thẻ
tín dụng đứng trƣớc nguy cơ phá sản. Trƣớc thực trạng đáng báo động của thị
trƣờng thẻ, Chính phủ đã kịp thời ban hành các chính sách tái cơ cấu nhằm
khắc phục khủng hoảng tín dụng tiêu dùng năm 2003: - Cấm hoạt động mời
chào phát hành thẻ trên đƣờng phố, cấm các hình thức tặng quà, khuyến mãi
để thu hút khách hàng sử dụng thẻ; - Quy định hạn mức rút tiền mặt là 50%
thay vì 100% nhƣ giai đoạn trƣớc; - Yêu cầu các công ty thẻ, ngân hàng phải
áp dụng tiêu chuẩn cao hơn trong việc cấp tín dụng thẻ và xử lý nợ xấu bằng
cách đặt ra tiêu chuẩn phân loại, trích lập dƣ nợ thẻ tín dụng.

5


Nhờ việc áp dụng đồng bộ các chính sách, tỷ lệ nợ quá hạn của Hàn
Quốc đã giảm nhanh chóng từ 14,06% năm 2002 xuống còn 5,89% năm 2005.
Từ năm 2006, thị trƣờng thẻ Hàn Quốc bƣớc vào giai đoạn bão hoà. Các tổ
chức thẻ thay đổi mô hình hoạt động, tăng cƣờng các dịch vụ chứ không chỉ
tập trung vào gia tăng số lƣợng thẻ phát hành. Thị trƣờng thẻ ghi nhận sự phát
triển ổn định và đóng góp ngày một đáng kể vào lợi nhuận của các ngân hàng
cũng nhƣ chiếm tỷ trọng ngày một cao trong tổng chi tiêu của ngƣời dân. Trên
cơ sở bài học kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc, có thể đƣa ra một số bài học
mà Việt Nam có thể học hỏi: Thứ nhất, ban hành Luật thẻ tín dụng, cho phép

khấu trừ thuế thu nhập cũng nhƣ thuế kinh doanh cho chủ thẻ và các đơn vị
chấp nhận thẻ, đẩy mạnh mở của kinh tế, mở cửa lĩnh vực du lịch nhằm tăng
nhu cầu tiêu dùng… Thứ hai, hoàn thiện hệ thống xếp hạn tín dụng, hệ thống
quản lý thông tin khách hàng nhằm tạo cơ sở đánh giá khách hàng chính xác
hơn. Thứ ba, cần có chiến lƣợc phát triển thị trƣờng thẻ tín dụng một cách bền
vững, không nên chỉ vì sự phát triển ngắn hạn mà gây ra những hệ luỵ đáng
tiếc. Thứ tƣ, các ngân hàng thƣơng mại có thể nghiên cứu, triển khai dòng thẻ
tín dụng cho doanh nghiệp; phát triển dịch vụ trả góp qua thẻ tín dụng.
“Giải pháp phát triển thị trƣờng thẻ Việt Nam” của Bùi Quang Tiên
đăng trên tạp chí tài chính ngày 20-5-2013 [14]. Tác giả đã nêu một số kết
quả đạt đƣợc trong quá trình phát triển thẻ tại Việt Nam về phát hành thẻ mới
và nâng cao chất lƣợng thẻ cũng nhƣ dịch vụ tới khách hàng; cơ sở hạ tầng
phục vụ cho thanh toán thẻ tiếp tục đƣợc đầu tƣ và cải thiện; hành lang pháp
lý cho hoạt động thẻ tiếp tục đƣợc hoàn thiện; tăng cƣờng sự phối hợp giữa
các Bộ, ngành, đơn vị liên quan. Bài viết cũng đƣa ra mục tiêu phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt đã đƣợc xác định tại Quyết định 2453 là: Đa
dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán

6


của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nƣớc.
“Thẻ tín dụng – phƣơng tiện giao dịch nhiều tiện ích” của Phƣơng Linh đăng
trên trang của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 18/6/2014 [15]. Bài viết
đã nêu lên một số lợi ích của thẻ tín dụng nhƣ: là hình thức tín dụng tiêu dùng
đƣợc đơn giản hóa tối đa về thủ tục; ngân hàng phát hành thẻ thƣờng có điều

khoản miễn lãi cho chủ thẻ tối đa đến 45 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch
mua hàng hóa, dịch vụ; thẻ tín dụng là hình thức cấp tín dụng tín chấp, ngân
hàng căn cứ vào mức độ tín nhiệm, điều kiện thu nhập của khách hàng mà
quy định hạn mức tín dụng phù hợp đối với chủ thẻ và chủ thẻ không phải thế
chấp hay cầm cố tài sản cho ngân hàng. Tuy nhiên, bài viết cũng đề cập đến
vấn đề lãi suất thẻ tín dụng cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay thông
thƣờng. Ví dụ, mức lãi suất thẻ tín dụng mà các ngân hàng tại Việt Nam hiện
áp dụng từ khoảng 15%/năm đến 30%/năm tùy theo từng ngân hàng, trong
khi lãi suất cho vay cá nhân có tài sản thế chấp chỉ ở mức 12%/năm. Tác giả
có đƣa ra một số nguyên nhân dẫn đến lãi suất thẻ tín dụng cao đồng thời đƣa
ra khuyến cáo cho chủ thẻ cầ n tìm hi ểu kỹ các quy định của ngân hàng phát
hành thẻ, đặc biệt là nắm vƣ̃ng cách tính laĩ suấ t của ngân hàng phát hành thẻ.
Bài viết “Thanh toán thẻ vƣớng ở dịch vụ công” của Phạm Hà Nguyên
đăng trên Thời báo ngân hàng ngày 04/6/2014 [16]. Bài viết đề cập đến việc
phí thanh toán qua POS không đƣợc hạch toán vào chi phí tính thuế ở khu vực
công nhƣ bệnh viện hay trƣờng học. Nếu “đẩy” khoản phí quẹt thẻ vào tay
bệnh nhân, bệnh viện sẽ bị phản ứng do mức thu phí cao hơn quy định chung
nên họ thƣờng yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt để giảm bớt thiệt hại. Hiện
nay, mới có khoảng 1% trong tổng giao dịch thanh toán khám chữa bệnh qua
thẻ ngân hàng, trong khi khối lƣợng giao dịch ngày một lớn. Việc hỗ trợ phí
quẹt thẻ thanh toán qua POS sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh cho các đơn vị

7


cung ứng dịch vụ công là quyết định cần thiết của Bộ Tài chính nhằm góp
phần thực hiện chủ trƣơng chung của Chính phủ hạn chế sử dụng tiền mặt
trong giao dịch xã hội. Theo các chuyên gia thanh toán, có thể đề xuất các tổ
chức thẻ Visa, Master điều chỉnh mức phí chiết khấu thanh toán thẻ đối với
nhóm khách hàng tiềm năng nhƣ bệnh viện, trƣờng học. Bài viết “Thẻ tín

dụng đi vào nhu cầu thực” của Đức Nghiêm đăng trên trang của Ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam ngày 12/8/2014 [17]. Bài viết nhận định sự bão hòa của
thẻ ghi nợ trên thị trƣờng thẻ thanh toán Việt Nam và hiện nay các NHTM
đang chuyển hƣớng sang phát triển thẻ tín dụng. Với tình trạng nền kinh tế
hiện nay các khoản vay lớn đồng nghĩa với rủi ro cao nên các NHTM buộc
phải cẩn trọng và chuyển hƣớng sang các khoản vay bán lẻ qua thẻ tín dụng.
Tuy mỗi món cho vay nhỏ nhƣng rủi ro xảy ra thấp hơn. Về phía khách hàng,
hiện nay việc chi tiêu qua thẻ tín dụng sau đó trả dần bằng lƣơng hàng tháng
là khá phù hợp. Mức phí và lãi suất có thể cao hơn so với vay tiêu dùng một
chút nhƣng không phải làm hồ sơ vay vốn và rất tiện dụng khi cần chi tiêu.
Tác giả cũng chỉ ra những rủi ro khi phát triển thẻ tín dụng nhƣ khi một khách
hàng thất tín với ngân hàng này, nhƣng ngân hàng khác không biết thì vẫn
cho khách hàng đó mở thẻ tín dụng. Do đó, nếu khách hàng chi tiêu “vung tay
quá trán” thì ngân hàng sẽ có thể chịu rủi ro lớn. Một rủi ro nữa là hiện nay
lãnh đạo doanh nghiệp có thể đứng ra duyệt hồ sơ cho cán bộ nhân viên thuộc
biên chế doanh nghiệp mở thẻ tín dụng. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp có
biến động, thậm chí kinh doanh thua lỗ thì toàn bộ khoản vay của nhóm khách
hàng này có nguy cơ thành nợ xấu. Dự thảo “Đề án thí điểm một số hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn giai đoạn 2014-2015”
của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam [18]. Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ tiếp tục
phối hợp với các NHTM trong việc triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán
không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015. Cụ thể là, triển khai Kế hoạch tổng
thể phát triển thanh toán qua POS giai đoạn 2014-2015; đánh giá tình hình

8


triển khai thanh toán qua POS; hoàn thiện dự thảo đề án thí điểm một số hình
thức thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn giai đoạn 20142015.
Ngày 18/4/2014, tại Nha Trang, Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam đã tổ

chức Hội nghị thƣờng niên năm 2014 với chủ đề Chuẩn thẻ nội địa và giải
pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam [19]. Hội nghị đã nêu ra
những kết quả đạt đƣợc trong năm 2013: tổng doanh số thanh toán thẻ đạt hơn
1.206.704 tỷ VND, tăng hơn 23,37% so với 2012; lắp đặt đƣợc 15.265 ATM
và 129.653 POS. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số tồn tại cần sớm khắc phục
trong hoạt động thanh toán thẻ ở Việt Nam nhƣ: Các giao dịch thẻ hiện chủ
yếu là rút tiền mặt trên ATM, các loại dịch vụ khác và thanh toán qua POS
còn chƣa phát triển; hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán
thẻ phát triển chƣa đồng đều; công tác thông tin – tuyên truyền về hoạt động
thanh toán thẻ còn hạn chế… Trong năm 2014, Hội thẻ và các ngân hàng
thành viên sẽ triển khai thực hiện một số chính sách nhƣ: Xây dựng khung phí
giao dịch liên mạng, áp dụng chuẩn công nghệ thẻ nội địa thống nhất, thực
hiện các biện pháp tiếp tục tăng cƣờng quản lý rủi ro, tích cực thông tin tuyên
truyền, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo để cùng thúc đẩy phát triển
thanh toán thẻ qua POS theo đúng chủ trƣơng của Chính phủ và Ngân hàng
Nhà nƣớc về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2014-2015
ở Việt Nam. Qua đó ta thấy đƣợc dịch vụ thẻ thanh toán tại Việt Nam đặc biệt
là thẻ tín dụng còn khá mới mẻ nhƣng rất đƣợc các ngân hàng cũng nhƣ Nhà
nƣớc quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới tập trung vào phát triển dịch
vụ thẻ tín dụng nói chung cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Do đó,
luận văn sẽ tập trung nghiên cứu để đƣa ra giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín
dụng cụ thể đối với Ngân hàng TMCP Quân đội. Kết quả nghiên cứu của luận
văn dự kiến sẽ chỉ ra đƣợc những tồn tại, hạn chế cũng nhƣ kết quả đạt đƣợc
và trên cơ sở đó đƣa ra những kiến nghị nhằm phần nào đó đóng góp cho các

9


nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và các đối tƣợng liên quan có thêm tài
liệu nghiên cứu và áp dụng trong thực tế hiện nay.

1.2. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý dịch vụ thẻ NHTM
1.2.1. Khái niệm về thẻ ngân hàng
“Thẻ ngân hàng” (bank card) hay còn gọi là “tiền nhựa” hay “chiếc ví
điện tử” là một phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng và
các tổ chức tài chính phát hành và cung cấp cho khách hàng (gọi là chủ thẻ)
sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại trong phạm
vi số dƣ của mình ở tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng đƣợc cấp theo
hợp đồng đã kí kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Do đặc điểm
dùng để thanh toán là chính nên thẻ NH còn đƣợc gọi là thẻ thanh toán
Theo “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng” ban hành
kèm theo quyết định số 371/1999 QĐ/NHNN ngày 19/10/1999 thì thẻ ngân
hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử
dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ.. Khái niệm
thẻ ngân hàng
1.2.2. Phân loại thẻ ngân hàng
Trên thế giới có rất nhiều loại thẻ ngân hàng. Đứng trên nhiều giác độ khác
nhau thì có thể phân chia loại thẻ theo công nghệ sản xuất, theo chủ thể phát
hành, theo tính chất thanh toán thẻ, theo phạm vi lãnh thổ, theo hạn mức của
thẻ. Mặc dù phân chia thành nhiều loại khác nhau, song các sản phẩm chính
của thẻ có thể kể đến nhƣ sau:
1.2.2.1. Phân loại theo tính chất thanh toán
- Thẻ tín dụng (Credit Card): Là loại thẻ cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ
trong hạn mức tín dụng tuần hoàn đƣợc cấp và chủ thẻ phải thanh toán toàn
bộ các khoản dƣ nợ phát sinh theo quy định. Điều này có nghĩa chủ thẻ đƣợc
ngân hàng cấp cho một hạn mức tín dụng nhất định để chi tiêu. Với hạn mức
tín dụng này, chủ thẻ có khả năng chi tiêu trƣớc trả tiền sau. Khoảng thời gian

10



từ khi thẻ đƣợc dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả
tiền cho ngân hàng có độ dài phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của các tổ
chức khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dƣ nợ vào ngày đến hạn,
thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn đƣợc miễn lãi
đối với số dƣ nợ cuối kỳ. Tuy vậy, nếu hết thời gian này mà toàn bộ số dƣ nợ
cuối kỳ chƣa đƣợc thanh toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ chịu những khoản
phí và lãi chậm trả. Khi toàn bộ số tiền phát sinh đƣợc hoàn trả cho ngân
hàng, hạn mức tín dụng của chủ thẻ đƣợc khôi phục nhƣ ban đầu. Đây chính
là tính chất “tuần hoàn” (Revolving) của thẻ tín dụng.
- Thẻ ATM: Là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép
chủ thẻ tiếp cận trực tiếp với tài khoản tại ngân hàng từ máy ATM. Chủ thẻ có
thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau tại máy ATM, bao gồm: xem số dƣ
tài khoản, chuyển khoản, rút tiền, in sao kê, xem các thông tin quảng cáo…
Hệ thống máy ATM hiện đại còn cho phép chủ thẻ gửi tiền vào tài khoản của
mình, đổi séc, thực hiện nộp hồ sơ cho một khoản vay ngay tại các máy ATM.
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): Với đặc tính thuận tiện, thẻ ATM đã nhanh
chóng trở thành sản phẩm rất phổ biến, đặc biệt có tốc độ tăng trƣởng cao tại
các thị trƣờng đang phát triển. Tuy nhiên, sử dụng thẻ ATM, chủ thẻ chỉ có
thể tiếp cận với tài khoản của mình từ những máy ATM. Đây là một hạn chế
bởi tài khoản cá nhân chƣa đƣợc tận dụng triệt để trong thanh toán hàng hóa,
dịch vụ tại các ĐVCNT. Chính vì lý do này, thẻ ghi nợ ra đời. Thẻ ghi nợ là
loại thẻ cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ trên cơ sở số dƣ tài khoản tiền gửi để
thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các ĐVCNT và rút tiền tại các máy ATM.
- Thẻ liên kết (Co - Branded Card): Một hình thức thẻ ngân hàng ngày
càng trở nên phổ biến là thẻ liên kết. Thẻ liên kết là sản phẩm của một ngân
hàng hay một tổ chức tài chính kết hợp với một bên thứ ba là các tổ chức kinh
tế lớn, có uy tín. Thông thƣờng, tên hoặc nhãn hiệu thƣơng mại, logo của bên
thứ ba này cũng đồng thời xuất hiện trên tấm thẻ. Ngoài những đặc điểm sẵn

11



có của thẻ ngân hàng thông thƣờng, thẻ liên kết có sức hấp dẫn hơn đối với
khách hàng bởi những lợi ích phụ trội do bên thứ ba đem lại.
1.2.2.2. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
- Thẻ nội địa: là loại thẻ bị hạn chế sử dụng trong phạm vi một nƣớc,
các NHPH và các đơn vị chấp nhận loại thẻ này cũng đƣợc đặt trong nƣớc,
loại thẻ này cũng chỉ đƣợc lƣu hành tại nƣớc đó. Ví dụ thẻ Etranfđƣợc phát
hành bởi BIDV chỉ đƣợc sử dụng tiền đồng và chỉ ở Việt Nam.
- Thẻ quốc tế: đƣợc phát hành bởi các ngân hàng trong nƣớc và ngân
hàng quốc tế, các tổ chức tài chính là thành viên của Hiệp hội thẻ quốc tế.
Loại thẻ này có thể đƣợc sử dụng ở khắp nơi trên thế giới.
1.2.3. Dịch vụ thẻ ngân hàng thƣơng mại
1.2.3.1. Khái niệm về dịch vụ thẻ
Dịch vụ thẻ là một lại hình dịch vụ thuộc nhóm các dịch vụ bán lẻ hay
còn gọi là dịch vụ cá nhân của một ngân hàng hiện đại. Đây là một dịch vụ
mà trong đó ngân hàng sẽ cung cấp một công cụ thanh toán, thẻ thanh toán
cho khách hàng để khách hàng sử dụng các tính năng tiện ích và các dịch vụ
mà ngân hàng đó cung cấp thông qua công cụ thanh toán này.
1.2.3.2. Các chủ thể tham gia dịch vụ thẻ của NHTM
a,. Ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành là ngân hàng phát hành thẻ cho các khách hàng
có kết quả thẩm định do chính ngân hàng đó thẩm định đạt yêu cầu, và là
ngân hàng tạo sao kê cho chủ thẻ và quyết toán cho chủ thẻ.
Ngân hàng phát hành có thể liên kết với một tổ chức tài chính tín dụng
khác trong việc phát hành thẻ, để xâm nhập thị trƣờng mới, mở rộng đối
tƣợng khách hàng. Đó là một cách tận dụng những ƣu thế của bên thứ ba về
kinh nghiệm, khả năng am hiểu và xâm nhập thị trƣờng, và vị trí địa lý. Các
ngân hàng tham gia vào việc phát hành này gọi là ngân hàng đại lý.


12


×