Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.71 KB, 11 trang )

CÂU HỎI CUỘC THI
TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
(ban hành kèm theo Quyết định số 856 /QĐ-LĐTBXH ngày 6 tháng 7 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
1. Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình đẳng
giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa
cho 2 khái niệm bất kỳ (15 điểm)?
2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy bình
đẳng giới trên từng lĩnh vực (15 điểm)?
3. Anh/chị hãy nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng
hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ thai sản được
quy định như thế nào? (15 điểm)
4. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục
tiêu, chỉ tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?
Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ
cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chính phủ,
các Bộtrưởng)? (15 điểm)
5. Từ những tình huống/câu chuyện thực tế trong cuộc sống xung quanh
mình, anh/chị hãy viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) về tấm gương của cá
nhân hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện/sự kiện ấn tượng trong
việc thực hiện bình đẳng giới (20 điểm).
6. Theo anh/chị, bản thân anh/chị và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh
chị làm việc hoặc sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt
hơn? (10 điểm).
Lưu ý: các bài viết trình bày đẹp, có tranh ảnh minh họa phù hợp với
nội dung bài thi sẽ được cộng thêm 10 điểm.
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI



ĐÁP ÁN
Câu 1. Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình
đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để
minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ (15 điểm)?
Trả lời:
* Luật Bình đẳng giới quy định 9 thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới cụ
thể:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan
hệ

hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều
kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng,
của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc
điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc
không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và
nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng
giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường
hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội
phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng
các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch
này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian
nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác
định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực

để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm
pháp
luật
điều
chỉnh.
8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá
nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.


9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình
đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu
nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
Ví dụ:
Câu 2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới trên từng lĩnh vực (15 điểm)?
Trả lời:
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng
giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường
hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội
phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng
các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch
này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian
nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao
gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan
nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính
theo
quy
định
của
pháp
luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao
gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao
động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp
xúc
với
các
chất
độc
hại.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
bao
gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của


pháp
luật.

Những
biện
pháp
khác
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ
hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện,
tiêu
chuẩn
như
nam;
e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn
như nam;

Câu 3. Anh/chị hãy nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với
từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ thai sản được
quy định như thế nào? (15 điểm)
Trả lời:
Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân
công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh
lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những
người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các
hành
vi

sau
đây:
a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao
động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng
thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng
giới hoặc đối với các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động
nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng
giới; sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc
mang
thai,
sinh
con,
nuôi
con
nhỏ.
3.
Biện
pháp
khắc
phục
hậu
quả:
Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy
định tại khoản 1


Chế
độ
nghỉ

thai
sản
hiện
hành
1- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn
đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất
công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì
tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
2- Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1, nếu có nhu cầu, người
lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả
thuận với người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc
trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau
khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm
không có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người sử dụng lao động biết
trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ
cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc.
Câu 4. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra
mục tiêu, chỉ tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?
Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ
cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chính phủ,
các Bộ trưởng)?
Trả lời:
Mục tiêu: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh
đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016
– 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020
trên 35%.
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95%

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp
có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ
quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là
nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động.
*Các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam
Bộ Chính trị: Đồng chí Tòng Thị Phóng
Ban Bí thư: Đồng chí Hà Thị Khiết


Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân
Quốc hội: Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch QH
Đồng chí Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch QH
UBTVQH: Đồng chí Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề
xã hội
Đồng chí Nguyễn Thị Nương - Trưởng Ban Công tác đại biểu
Phó Chủ tịch nước: Đồng chí Nguyễn Thị Doan
Chính phủ: Đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế
Câu 5. Từ những tình huống/câu chuyện thực tế trong cuộc sống xung
quanh
mình, anh/chị hãy viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) về tấm gương của cá
nhân hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện/sự kiện ấn tượng trong
việc thực hiện bình đẳng giới.

40 năm gánh vác công việc đoàn thể của xã Mỹ Yên
Một ngôi nhà gỗ cổ nhỏ bé nằm cạnh con đường vào xóm Trại Cọ,xã Mỹ
Yên.Đó là ngôi nhà của bà Dương Thị Tẽo,một người đã từng tham gia công

tác đoàn thể mấy chục năm ở xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Những ngày tháng trước khi nghỉ hưu,bà đã giữ chức hội phó Hội cựu
TNXP,một tổ chức đồng nghĩa với những hoạt động vì đồng chí, đồng đội.


Bà Dương Thị Tẽo và công việc nhà

Bây giờ bà đã nghỉ hưu,sống thanh nhàn,đạm bạc tại ngôi nhà nhỏ của
mình.Con cái đã lấy vợ lấy chồng và ra ở riêng.Một mình bà quanh quẩn bên
ngôi nhà và với ruộng lúa,vườn rau.Cô con gái cả lấy chồng ở xã Tiên
Hội,cách xa nhà hơn chục cây số.Chị vẫn thường đưa con vào chơi với bà
vài hôm cho bà đỡ buồn.Cậu con trai thứ hai lấy vợ và đang sống tại thành
phố Thái Nguyên.Thỉnh thoảng bà lại xuống chỗ con trai chơi.Và “quà” mà
mang theo đôi khi chỉ là quả bí,mớ rau ngót,mấy bơ đỗ đen… được xem như
rau sạch và một thứ quà quê chân chất,dân dã nhưng lại thấm đậm tình cảm.
Kể về công việc xã hội của mình,bà cho biết bản thân mình chẳng mảy
may so đo thiệt hơn, bà sẵn sàng đặt công tác Hội lên trên hết. Trong khi
chính sách ưu đãi của Nhà nước chưa kịp đến với TNXP, bà luôn chủ động
tự tìm kiếm nguồn tài trợ vật chất tinh thần cho đồng đội của mình. Bà cùng
Chủ tịch Hội đến thăm, tìm hiểu từng gia đình hội viên, nắm cụ thể ai thuận
lợi, ai khó khăn mà khơi dậy phong trào tương thân tương ái trong nội bộ
Hội.Những năm gần đây,mỗi năm hội đã quyên góp được số tiền 13 triệu


đồng cùng 150 ngày công từ các nhà tài trợ và hội viên, giúp hai gia đình
cựu TNXP nghèo xóa nhà dột nát; thăm hỏi, tặng quà 25 lượt hội viên ốm
đau. Đồng đội có ai qua đời, Hội tổ chức phúng viếng, đưa tiễn trang trọng
làm vơi nỗi đau mất mát cho thân nhân, để lại ấn tượng tốt trong xã hội.
Bằng cách tạo nguồn từ tập thể và cá nhân, Hội đã tổ chức được nhiều
chuyến thăm quan, về nguồn, viếng tượng đài lịch sử… nhằm phát huy

truyền thống TNXP anh hùng. Từ đó động viên hội viên tích cực tham gia
mọi phong trào ở địa phương, góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu
đẹp.
Nhờ sự phấn đấu của hội viên, trong đó nổi bật là công sức đóng góp của
bà, từ ngày thành lập đến nay, Hội cựu TNXP xã Mỹ Yên liên tục được
Huyện hội, Tỉnh hội và UBND huyện Đại Từ khen thưởng… Vốn là một đội
viên TNXP, được giao các chức vụ: Bí thư Chi đoàn, Phó Bí thư Đoàn xã,
Phó Chủ nhiệm HTX… hễ được tập thể tín nhiệm là bà hồ hởi, không hề từ
chối bất kì công việc gì. Vừa bám đồng đất sản xuất, vừa công tác xã hội, lại
vừa nuôi con nhỏ khi chồng là bộ đội tại ngũ, bà tất tả từ tinh mơ đến sẩm
tối. Kinh tế gia đình khó khăn, sức lực bị vắt kiệt vào hết việc này đến việc
khác, nhưng không bao giờ thấy ở bà nửa lời kêu ca phàn nàn. Chiến tranh
biên giới bùng nổ, chồng bà lại tái ngũ và đã anh dũng hi sinh. Ai cũng nghĩ,
sau mất mát lớn này bà sẽ suy sụp. Nhưng rồi với phẩm chất một đảng viên,
bằng bản lĩnh một chiến sĩ TNXP, bà đã gắng gượng thay chồng nuôi con và
tiếp tục gánh vác công tác xã hội. Nhờ đôi bàn tay cần cù và nghị lực không
hết mệt mỏi, kinh tế gia đình bà ngày một khấm khá. Các con bà học hành
tiến tới, cả 2 đều đã lập gia đình và trưởng thành trong công tác…


Một trong số rất nhiều giấy khen,bằng khen của bà dương Thị Tẽo

40 năm bà liên tục đứng ra gánh vác công việc trên quê hương: Phó Chủ
tịch rồi Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Chủ tịch
HĐND xã. Và giờ đây, ở tuổi ngoài 60, bà Dương Thị Tẽo đã nghỉ hưu.Và
nếu một ngày nào đó bạn đến mảnh đất Mỹ Yên,Đại Từ,bạn sẽ vẫn nghe
được những lời khen ngợi dành cho bà và những cựu TNXP xã Mỹ Yên,
một tổ chức ăm ắp nghĩa tình đồng đội, những người từng góp phần khai
sinh con đường huyền thoại.
Những ngày này,ở Mỹ Yên quê bà,người dân đang tích cực hiến đất làm

đường,xây dựng nông thôn mới.Nhìn quê hương đang từng ngày thay da đổi
thịt và đẹp dần lên,bà cảm thấy những gì mình làm cho quê hương dường
như chưa đủ: Bà muốn làm gì đó nhiều hơn thế nữa cho mảnh đất quê hương
mình.


Câu 6. Theo anh/chị, bản thân anh/chị và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi
anh chị làm việc hoặc sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được
tốt hơn ?
Trả lời:
Ở huyện Đại Từ, nơi tôi sinh sống,các cấp, các ngành đã có nhiều đổi mới
trong quản lý, sắp xếp công việc, sửa đổi luật thi đua khen thưởng… để
người phụ nữ đỡ thiệt thòi hơn.Ví dụ Luật thi đua khen thưởng của ngành
Giáo dục Đại Từ đã sửa đổi: Phụ nữ nghỉ thai sản vẫn được tham gia xét
danh hiệu thi đua dựa trên những gì làm được trong thời gian đi làm sau nghỉ
thai sản.Đó là một điều hết sức công bằng đối với chị em.Trước kia, khi phụ
nữ nghỉ thì dù có công tác tốt đến đâu thì sau khi đi làm chỉ được xếp hoàn
thành nhiệm vụ.
Với những nữ giáo viên nuôi con nhỏ, các nhà trường đã trừ từ 2-3 tiết
dạy/tuần để chị em có thời gian nuôi và chăm sóc con tốt hơn.
Vì thế qua những ví dụ trên, tôi thấy các cơ quan, đơn vị, các địa phương
cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn nữa luật bình đẳng giới cho tất cả
mọi người trong xã hội.
Với vai trò là người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em gái
trong gia đình, phụ nữ cần tạo điều kiện cho các thành viên nâng cao nhận
thức, hiểu biết và tham gia các họat động về bình đẳng giới; phân công hợp
lý, hướng dẫn và động viên các thành viên nam trong gia đình chia sẻ công
việc gia đình; đối xử công bằng đối với các thành viên nam, nữ.
Với vai trò là công dân, phụ nữ và hội viên phụ nữ cần xóa bỏ tâm lý tự ti,
an phận, cam chịu và định kiến giới; có ý chí tự cường, tự lập, tự nâng cao

trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao nhận thức, hiểu biết về
bình đẳng giới; tích cực tham gia các họat động vì bình đẳng giới của các
cấp Hội phụ nữ, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và các cơ quan, tổ chức, tuyên
truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hiện những hành vi đúng về
bình đẳng giới; lên án, ngăn chặn những hành vi phân biệt đối xử về giới;
giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của các
cơ quan, tổ chức và công dân.




×