Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm xi măng hương sơn của công ty cổ phần xi măng bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.46 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------

-------

VŨ HUY HOÀNG DƯƠNG

NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
XI MĂNG HƯƠNG SƠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Mã số

: 60.34.05

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÂM

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng Tôi. Các số


liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, nghiêm túc, chưa
ñược công bố và sử dụng bảo vệ một học vị nào.
Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.

Bắc Giang, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả

Vũ Huy Hoàng Dương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

i


LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường, nghiên cứu viết luận văn bản thân
tôi ñã nhận ñựoc rất nhiều sự quan tâm, giúp ñỡ của các cơ quan, tổ chức và
các cá nhân.
Trước hết cho phép bản thân tôi ñựoc cám ơn các thày cô giáo trong
khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh của Trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội
trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành ñề tài của mình.
Cám ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Ngưyễn Thị Tâm ñã giúp
em hoàn thành ñề tài của mình.
Tôi xin cám ơn sự giúp ñỡ, ñóng góp ý kiến của các cô chú, anh chị
trong Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang trong quá trình nghiên cứu và hoàn

thành luận văn.
Cám ơn sự giúp ñỡ của bạn bè, ñồng nghiệp và gia ñình ñã tạo ñiều
kiện, ñộng viên giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn
TÁC GIẢ

Vũ Huy Hoàng Dương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN............................................................................................i
MỤC LỤC.....................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................v
DANH MỤC SƠ ðỒ, BIỂU ðỒ...................................................................vi
1. MỞ ðẦU ...................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài..................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................2
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu ...................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ................................................4
2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm ............................................4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................4

2.1.2. Các hình thức cạnh tranh [13] [11].............................................. 14
2.1.3. Các công cụ cạnh tranh sản phẩm ............................................... 17
2.1.4. Các chỉ tiêu ñánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm............. 25
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng ñến cạnh tranh doanh nghiệp.................. 27
2.2. Cơ sở thực tiễn của ñề tài .............................................................................37
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng thế giới........................... 37
2.2.2. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất xi măng của
Việt Nam .............................................................................................. 39
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 43
3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Bắc Giang.............................................................43
3.2. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang..........................46
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................ 46
3.2.2. ðặc ñiểm hoạt ñộng kinh doanh của Công ty .............................. 47

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

iii


3.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................55
3.3.1. Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu ........................................... 55
3.3.2. Thu thập tài liệu .......................................................................... 56
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu:.......................................................... 57
3.3.4. Phương pháp phân tích: .............................................................. 57
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 59
4.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xi măng
Bắc Giang.............................................................................................................59
4.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh xi măng của Công ty cổ phần xi
măng Bắc Giang ................................................................................... 59
4.1.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm xi măng của Công ty cổ

phần xi măng Bắc Giang trên ñịa bàn tỉnh Bắc Giang........................... 65
4.1.3. Các chỉ tiêu ñánh giá ñối thủ cạnh tranh...................................... 83
4.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh của sản phẩm xi
măng Hương Sơn.................................................................................. 87
4.1.5. ðánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bắc
Giang trên ñịa bàn tỉnh Bắc Giang. ....................................................... 92
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần
xi măng Bắc Giang trên ñịa bàn tỉnh Bắc Giang ................................................97
4.2.1. Hoạch ñịnh chiến lược giá bán sản phẩm: ................................... 98
4.2.2. Tăng cường mở rộng mạng lưới kênh phân phối......................... 98
4.2.3 Tăng cường tiếp thị, quảng cáo sản phẩm xi măng tới người tiêu
dùng.................................................................................................... 100
4.2.4. Tăng cường tiềm lực nội bộ của Công ty qua các yếu tố sau: .... 101
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 105
5.1. Kết luận .......................................................................................................105
5.2. Kiến nghị.....................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 110

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

iv


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang


Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Bắc Giang ...................... 45
Bảng 3.2. Tình hình lao ñộng của Công ty.................................................... 51
Bảng 3.3. Tình hình nguồn vốn, tài sản của công ty ..................................... 54
Bảng 3.4. Số lượng mẫu ñiều tra của các ñại lý cấp I.................................... 56
Bảng 3.5. Ma trận SWOT ............................................................................. 58
Bảng 4.1. Kết quả sản xuất xi măng Hương Sơn của công ty........................ 60
Bảng 4.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng Hương Sơn ....................... 61
Bảng 4.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty..................................... 63
Bảng 4.4. ðánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm xi măng của các
công ty trên ñịa bàn tỉnh ............................................................................... 66
Bảng 4.5. Giá bán một số loại xi măng trên thị trường Bắc Giang ................ 68
Bảng 4.6. Tổng hợp ý kiến khách hàng về mẫu mã bao bì sản phẩm ............ 72
Bảng 4.7. DT tiêu thụ qua các kênh của Công ty cổ phần xi măng BG ......... 76
Bảng 4.8. Tổng hợp các kênh phân phối của một số công ty......................... 77
trên ñịa bàn tỉnh............................................................................................ 77
Bảng 4.9. Tổng hợp các hình thức chiết khấu, khuyến mãi của một số Công ty
trên ñịa bàn tỉnh............................................................................................ 79
Bảng 4.10. Chi phí quảng cáo của Công ty cổ phần xi măng ........................ 81
Bắc Giang..................................................................................................... 81
Biểu 4.11. Tổng hợp các công cụ ñã sử dụng ñể yểm trợ bán hàng............... 82
Bảng 4.12. Tình hình doanh thu của các Công ty.......................................... 83
Biểu 4.13: Tình hình lợi nhuận trước thuế của các Công ty SX Xi măng...... 86

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

v


DANH MỤC SƠ ðỒ, BIỂU ðỒ
Sơ ñồ 3.1. Tổ chức bộ máy Công ty.............................................................. 47

Sơ ñồ 3.2. Qui trình SX xi măng................................................................... 49
Sơ ñồ 4.1. Mô hình kênh phân phối của Công ty .......................................... 76

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

vi


1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Mở rộng thị phần, cạnh tranh sản phẩm luôn là mục tiêu hàng ñầu,
quyết ñịnh sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường
doanh nghiệp muốn tồn tại phải làm ăn “có lãi”, nhất là những doanh nghiệp
ñã tiến hành cổ phần hoá (CPH) bước vào hoạt ñộng với tư cách là công ty cổ
phần, vận hành theo cơ chế thị trường tự chịu trách nhiệm với công việc sản
xuất kinh doanh của mình. Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của công
ty trên thị trường là nhiệm vụ chủ ñạo của mỗi doanh nghiệp.
Hoạt ñộng của những doanh nghiệp sau CPH mà yếu tố ñược ñặt lên
hàng ñầu là hiệu quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm của những doanh nghiệp ñó. Làm rõ ñược vấn ñề hiệu quả sản
xuất kinh doanh (SXKD), khả năng cạnh tranh sản phẩm sẽ thấy ñược những
mặt chủ yếu ñã ñạt ñược và những tồn tại vướng mắc cần giải quyết, rút kinh
nghiệm ñể áp dụng vào giai ñoạn sau.
Thị trường xi măng Việt Nam ñang ngày càng ña dạng, phong phú và
cạnh tranh khốc liệt. Quy mô của thị trường rộng lớn, tốc ñộ tăng trưởng hàng
năm cao và làm tăng khả năng cạnh tranh SP xi măng trong nước với các sản
phẩm xi măng nhập khẩu. ðó là cơ hội cho các nhà sản xuất nhưng cũng tạo
ra không ít những thách thức lớn trong cuộc ñua chiếm lĩnh thị trường.
Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang là một công ty có bề dày kinh

nghiệm trong sản xuất, sản phẩm ñã có chỗ ñứng trên thị trường của tỉnh và
một số tỉnh lân cận như hiện nay. Nhưng một vấn ñề nổi bật là do sức ép của
cơ chế thị trường, có rất nhiều công ty xi măng mới thành lập với số vốn ñầu
tư lớn, dây truyền công nghệ cao, sản phẩm mẫu mã ña dạng. Hơn nữa, sản
phẩm xi măng nhập khẩu cũng làm cho thị trường xi măng trong nước cạnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

1


tranh càng thêm khốc liệt. ðể thực hiện ñiều này, doanh nghiệp ñã tiến hành
CPH từ năm 2002. Thực trạng hoạt ñộng và kết quả kinh doanh trong thời
gian sau CPH ñã có nhiều biến chuyển theo hướng tích cực khẳng ñịnh sự
ñúng ñắn trong quyết ñịnh ñổi mới, song không vì vậy mà không có những
tồn tại thiếu sót cần phát hiện và sửa ñổi kịp thời ñể Công ty ngày càng phát
triển mạnh mẽ hơn. ðể có chỗ ñứng vững trên thị trường, Công ty cần tăng
cường năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi ñã chọn ðề tài “Nghiên cứu năng
lực cạnh tranh sản phẩm xi măng Hương Sơn của Công ty cổ phần xi
măng Bắc Giang”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm xi măng
Hương Sơn tại Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang. Từ ñó, ñề xuất những
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh SP xi măng Hương Sơn của Công ty
trong những năm tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ một số vấn ñề về lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm, các
nhân tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp

- ðánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm xi măng Hương
Sơn của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang trong thời gian qua, rút ra những
hạn chế yếu kém và nguyên nhân.
- ðề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm xi măng Hương Sơn tại Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

2


1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm xi măng Hương Sơn của
Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
+ Năng lực cạnh tranh và các vấn ñề có liên quan ñến năng lực cạnh
tranh sản phẩm xi măng.
+ Do hạn chế về thời gian và các nguồn lực cần thiết cho việc triển khai
nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trên thị trường tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi về không gian: ðề tài ñược thực hiện tại Công ty cổ phần xi
măng Bắc Giang và thị trường tiêu thụ xi măng tại tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi về thời gian: ðề tài ñược thực hiện từ tháng 4/2011 ñến
tháng 10/2012. Các thông tin, số liệu, dữ liệu cung cấp trong luận văn ñược
thu thập thực tế trong 3 năm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

3



2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh.
ðối với nền kinh tế thị trường, các khái niệm liên quan tới cạnh tranh
còn rất khác nhau.
Dưới thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển vượt bậc Mác ñã quan niệm
rằng: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh ñua, sự ñấu tranh gay gắt giữa
các nhà tư bản nhằm giành giật những ñiều kiện thuận lợi trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ hàng hoá ñể thu ñược lợi nhuận siêu ngạch”, có các quan
niệm khác lại cho rằng “cạnh tranh là sự phấn ñấu về chất lượng sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn các doanh nghiệp khác ”. [14]
Vào cuối thế kỷ XIX xuất hiện lý luận của trường phí cổ ñiển mới.
Tâm ñiểm của lý luận này nhấn mạnh về cạnh tranh hoàn hảo. Lý luận cho
rằng cạnh tranh hoàn hảo có nghĩa là thu nhập và của cải ñược phân phối ñều
khắp. ðầu những năm 20 của thế kỷ XX, các nhà kinh tế Anh, Mỹ thể hiện sự
am hiểu về cạnh tranh không hoàn hảo.
Nhà kinh tế học người Mỹ - Maurise Clack ñưa ra ba luận ñiểm trong
ñó nổi bật:
- Cạnh tranh bằng sản phẩm mới, kỹ thuật mới, nguồn cung ứng mới và
hình thức tổ chức mới.
- Sự vận hành của cạnh tranh ñược ño bằng chi phí trên một ñơn vị sản
phẩm của doanh nghiệp so với chi phí của ñơn vị sản phẩm của ñối thủ cạnh
tranh, so với toàn ngành khi tăng chất lượng hàng hoá cũng như sự hợp lý
trong sản xuất.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………


4


Theo kinh tế chính trị học “Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa
các ñối thử nhằm giành giật thị trường khách hàng cho doanh nghiệp mình”.
ðể hiểu nhất quán ta có khái niệm sau:
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ñược hiểu là sự ganh ñua giữa
các doanh nghiệp trên thị trường nhằm giành giật ñược ưu thế hơn về cùng
một loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ, về cùng một loại khách hàng so với ñối
thủ cạnh tranh.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
- Cạnh tranh là một ñặc tính cơ bản của thị trường, sẽ không có kinh tế
thị trường nếu không có cạnh tranh. Theo kinh tế học thì cạnh tranh
(competion) là sự tranh giành thị trường (khách hàng) ñể tiêu thụ sản phẩm
giữa các doanh nghiệp. “Như vậy ñã là kinh tế thị trường thì ñương nhiên có
cạnh tranh và cạnh tranh theo nghĩa là tranh giành khách hàng (thị phần) thì
chỉ có trong khuôn khổ của kinh tế thị trường”. [20]
Vì cạnh tranh là hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế thị trường và ñể
ñạt ñược mục tiêu lợi nhuận những doanh nghiệp tham gia thị trường phải
thông qua sự cạnh tranh lẫn nhau nên từ lâu vấn ñề cạnh tranh ñã là một trong
những nội dung quan trọng của các môn khoa học về kinh tế và là một ñối
tượng ñiều chỉnh của luật pháp. Thế kỷ XVIII Adam Smith, nhà kinh tế học
cổ ñiển vĩ ñại Anh trong tác phẩm "Của cải của các dân tộc" (1776) ñã thuyết
minh vai trò quan trọng của cạnh tranh tự do trong bối cảnh nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa (TBCN) ñang ở giai ñoạn hình thành, bị rất nhiều
ràng buộc bởi những thiết chế phi tự do của nhà nước phong kiến. Theo ông
"Mỗi cá nhân (doanh nghiệp) ñều sử dụng vốn của mình sao cho có ñược sản
phẩm, có giá trị cao nhất. Thông thường cá nhân này không có chủ ñịnh củng
cố lợi ích công cộng, mà cũng chẳng biết mình ñang củng cố lợi ích này ở

mức ñộ nào. Cá nhân (doanh nghiệp) này chỉ có mục ñích bảo vệ sự an toàn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

5


và thành quả của riêng mình. Trong quá trình này một bàn tay vô hình ñã
buộc anh ta phải theo ñuổi một mục ñích không nằm trong dự ñịnh. Trong khi
theo ñuổi lợi ích của mình anh ta ñã thường bảo vệ luôn lợi ích của xã hội một
cách biểu hiện hơn cả khi anh ta có ý ñịnh làm việc này. Với Adam Smith,
trật tự thị trường theo nguyên lý "bàn tay vô hình" sẽ ñiều hoà các hoạt ñộng
kinh tế một cách có hiệu quả. "ðộc quyền là kẻ thù lớn ñối với quản lý tốt, mà
việc quản lý tốt không thể có ñược trừ khi có sự cạnh tranh tự do và rộng
khắp nó buộc những nhà sản xuất phải biết ñấu tranh ñể bảo vệ lợi ích của
chính họ". Kết luận ấy ñương nhiên ñưa ông ñến chỗ là một trong những
người cổ vũ nhiệt thành nhất cho một cơ chế kinh tế tự do và phản ñối lại tình
trạng ñộc quyền cũng như sự can thiệp quá mức của chính phủ.
- Tuy nhiên, cạnh tranh thị trường không phải bao giờ cũng trôi chảy.
Những mặt trái của nó ñược khái quát lại trong thuật ngữ "thất bại thị trường",
với một trong những biểu hiện rõ nhất là những cuộc khủng hoảng kinh tế
mang tính chu kỳ.
Ngoài ra, theo như sự phân tích của kinh tế chính trị học Mác xít, cuộc
cạnh tranh trong ñiều kiện của kinh tế thị trường TBCN còn mang tính mù
quáng và tàn bạo theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé". Với biết bao nhiêu những hậu
quả kinh tế và xã hội ñè xuống ñầu các giai cấp cần lao. Với những nhược
ñiểm trên nhiệm vụ tạo lập môi trường kinh tế có cạnh tranh, chống ñộc
quyền ñương nhiên thuộc về chức năng của nhà nước.
Từ khi nước ta thực hiện ñường lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự ñiều tiết vĩ mô của

Nhà nước theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) thì vấn ñề cạnh tranh
bắt ñầu xuất hiện và len lỏi vào từng bước ñi của doanh nghiệp. Môi trường
hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp lúc này ñầy biến ñộng và vấn ñề cạnh
tranh ñã trở nên cấp bách, có thể nói canh tranh ñã hình thành và bao trùm lên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

6


mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ tầm vi mô ñến vĩ mô, từ một cá nhân ñơn lẻ
ñền tổng thể toàn xã hội. Cạnh tranh vốn là một quy luật tự nhiên và khách
quan của nền kinh tế thị trường, nó không phụ thuộc và ý muốn chủ quan của
mỗi người, bởi tự do là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh, cạnh tranh là ñộng lực
thúc ñẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển. Bởi vậy, ñể giành ñược các
ñiều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm buộc các doanh nghiệp
phải thường xuyên ñổi mới, tích cực nhạy bén và năng ñộng, phải thường
xuyên cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, bổ xung
xây dựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc, loại bỏ
những máy móc ñã cũ kỹ và lạc hậu và ñiều quan trọng là phải có phương
pháp tổ chức quản lý có hiệu quả, ñào tạo và ñãi ngộ trình ñộ chuyên môn, tay
nghề cho người lao ñộng. Cạnh tranh không chỉ kích thích tăng năng suất lao
ñộng, giảm chi phí sản xuất mà còn cải tiến mẫu mã, chủng loại hàng hóa,
nâng cáo chất lường sản phẩm và chất lượng dịch vụ làm cho sản xuất ngày
càng gắn liền vố tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội ñược tốt hơn. Bên cạnh
những mặt tích cực cạnh tranh còn ñể lại nhiều hạn chế và tiêu cực, ñó là sự
phân hoá sản xuất hàng hoá, làm phá sản những doanh nghiệp kinh doanh gặp
nhiều khó khăn do thiếu vốn, cơ sở hạ tầng hạn hẹp, trình ñộ công nghệ thấp
và có thể làm cho doanh nghiệp phá sản khi doanh nghiệp gặp phải những rủi
ro khách quan mang lại như thiên tai, hoả hoạn...hoặc bị rơi vào những hoàn

cảnh, ñiều kiện không thuận lợi. [2] [3]
Như vậy, cạnh tranh ñược hiểu và ñược khái quát một cách chung nhất
ñó là cuộc ganh ñua gay gắt giữa các chủ thể ñang hoạt ñộng trên thị trường
với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự
thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

7


2.1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh sản phẩm
Cạnh tranh ở ñây là nói ñến hành vi của chủ thể, vì vậy có hành vi của
doanh nghiệp kinh doanh, của cá nhân kinh doanh và của một nền kinh tế,
không có hành vi của hàng hóa. Trong quá trình các chủ thể cạnh tranh với
nhau, ñể giành lợi thế về phía minh, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều
biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của minh trên thị trường. Các biện
pháp này thể hiện một sức mạnh, một khả năng hoặc một năng lực nào ñó của
chủ thể, ñược gọi là sức cạnh tranh của chủ thể ñó hoặc khả năng cạnh tranh
của chủ thể ñó. Khi muốn chỉ một sức mạnh, một khả năng duy trì ñược vị trí
của một sản phẩm hàng hoá nào ñó trên thị trường (hàng hoá này là của một
doanh nghiệp nào ñó, một quốc gia nào ñó) thì ta cũng dùng thuật ngữ “khả
năng cạnh tranh của sản phẩm” hoặc sức cạnh tranh của sản phẩm cũng thể
hiện mức ñộ hấp dẫn của sản phẩm ñó ñối với khách hàng. [1]
Sức cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội của sản phẩm
ñó so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với ñiều kiện các
sản phẩm tham gia cạnh tranh ñều ñáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng.
Có nghĩa là những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên một ñơn vị
giá cả là những sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao hơn.
Năng lực cạnh tranh có thể phân chia thành 4 cấp ñộ khác nhau: cạnh

tranh cấp ñộ quốc gia, cấp ñộ ngành, cấp ñộ doanh nghiệp và cấp ñộ sản phẩm
hàng hoá. Năng lực cạnh tranh của bốn cấp ñộ trên có mối liên hệ tương quan
mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do ñó, khi xem xét, ñánh giá và ñề ra
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cần thiết phải ñặt
nó trong mối tương quan chung giữa các cấp ñộ năng lực cạnh tranh trên.
Một sản phẩm hàng hoá ñược coi là có khả năng cạnh tranh khi nó ñáp
ứng ñược nhu cầu hàng hoá về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng ñộc
ñáo hay khác biệt về thương hiệu, bao bì…hơn hẳn so với những sản phẩm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

8


hàng hoá cùng loại. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Vì sức cạnh
tranh của hàng hoá có ñược thường là do sức cạnh tranh của chủ thể doanh
nghiệp. ðiểu này cho thấy tầm quan trọng của chủ thể doanh nghiệp trong
việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, cũng như
việc xây dựng một thương hiệu hàng hoá mạnh, có tác ñộng tích cực ñến sự
phát triển của doanh nghiệp trên thị trường ñó.
Như vậy có thể nói năng lực cạnh tranh của sản phẩm là tổng hoà sức
cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành và quốc gia. Các yếu tố ảnh hưởng ñến
sức cạnh tranh sản phẩm bao hàm các yếu tố từ phạm vi doanh nghiệp, ngành
công nghiệp ñến phạm vi quốc gia.
2.1.1.3. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh [16] [4]
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước ñây phạm trù cạnh tranh
hầu như không tồn tại giữa các doanh nghiệp, tại thời ñiểm này các doanh
nghiệp hầu như ñã ñược Nhà nước bao cấp hoàn toàn về vốn, chi phí cho mọi
hoạt ñộng, kể cả khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trách nhiệm này thuộc

về Nhà nước. Vì vậy, vô hình Nhà nước ñã tạo ra một lối mòn trong kinh
doanh, một thói quen trì trệ và ỉ lại, doanh nghiệp không phải tự tìm kiếm
khách hàng mà chỉ có khách hàng tự tìm tới ñến doanh nghiệp. Chính ñiều ñó
ñã không tạo ñược ñộng lực cho doanh nghiệp phát triển. Sau khi kết thúc ñại
hội ðảng toàn quốc lần thứ VI (1986) nước ta ñã chuyển sang một giai ñoạn
mới, một bước ngoặt lớn, nền kinh tế thị trường ñược hình thành thì vấn ñề
cạnh tranh xuất hiện và có vai trò ñặc biệt quan trọng không chỉ ñối với doanh
nghiệp mà còn ñối với người tiêu dùng cũng như nền KTQD nói chung.
ðối với nền kinh tế quốc dân.
ðối với nền kinh tế, cạnh tranh không chỉ là môi trường và ñộng lực
thúc ñẩy sự phát triển nói chung, thúc ñẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

9


lao ñộng mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội, cạnh
tranh còn là ñiều kiện giáo dục tính năng ñộng của các doanh nghiệp. Bên
cạnh tranh góp phần gợi mở những nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất
hiện của nhữnh sản phẩm mới. ðiều ñó chứng tỏ ñời sống của con người ngày
càng ñược nâng cao về chính trị, kinh tế và văn hoá. Cạnh tranh bảo ñảm thúc
ñẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao ñộng xã hội ngày
càng phát triển sâu và rộng. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có
quyền lựa chọn những sản phẩm mà họ ñánh giá là tốt nhất. Nếu một sản
phẩm không ñáp ứng ñược ñòi hỏi của người tiêu dùng lập tức sẽ bị ñào thải.
Vì vậy, cạnh tranh kích thích các nhà sản xuất phải ngày càng hoàn thiện sản
phẩm của mình hơn, thoả mãn những yêu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà cạnh tranh ñem lại thì nó
vẫn còn mang lại những mặt hạn chế như cạnh tranh không lành mạnh tạo sự

phân hoá giàu nghèo, cạnh tranh không lành mạnh sẽ dấn tới có những mốt
làn ăm vi phạm pháp luật như trốn thuế, lậu thuế, làm hàng giả, buôn bán trái
phép những mặt hàng mà Nhà nước và pháp luật nghiêm cấm.
ðối với doanh nghiệp.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạt
ñộng kinh doanh trên trên thị trường thì ñều muốn doanh nghiệp mình tồn tại
và ñứng vững. ðể tồn tại và ñứng vững các doanh nghiệp phải có những chiến
lược cạnh tranh cụ thể và lâu dài mang tính chiến lược ở cả tầm vi mô và vĩ
mô. Họ cạnh tranh ñể giành những lợi thế về phía mình, cạnh trạnh ñể giành
giật khách hàng, làm cho khách hàng tự tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp
mình là tốt nhất, phù hợp với thì hiếu, như cầu người tiêu dùng nhất. Doanh
nghiệp nào ñáp ứng tốt nhu cầu của khác hàng kịp thời, nhanh chóng và ñầy
ñủ các sản phẩm cũng như dịch vụ kèm theo với mức giá phù hợp thì doanh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

10


nghiệp ñó mới có khả năng tồn tại và phát triển. Do vậy cạnh tranh là rất quan
trọng và cấn thiết.
Cạnh tranh ñòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt
ñầu từ việc nghiên cứu thị trường ñể quyết ñịnh sản xuất cái gì? sản xuất như
thế nào? sản xuất cho ai? Nghiên cứu thì trường ñể doanh nghiệp xác ñịnh
ñược nhu cầu thị trường và chỉ sản xuất ra những gì mà thị trường cần chứ
không sản xuất những gì mà doanh nghiệp có. Cạnh tranh buộc các doanh
nghiệp phải ñưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, tiện dụng với người
tiêu dùng hơn. Muốn vậy các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựư
khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác
quản lý, nâng cao trình ñộ tay nghề cho công nhân, cử cán bộ ñi học ñể nâng

cao trình ñộ chuyên môn. Cạnh tranh thắng lợi sé tạo cho doanh nghiệp một
vị trí xứng ñáng trên thị trường tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp. Trên cơ sở
ñó sẽ có ñiều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tái sản xuất xã hội, tạo ñà
phát triển mạnh cho nền kinh tế.
ðối với Ngành:
Hiện nay, ñối với nền kinh tế nói chung và ñối với ngành xi măng nói
riêng, cạnh tranh ñóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nâng cao
chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh bình ñẳng và lành mạnh sẽ tạo bước ñà
vững chắc cho mọi ngành nghề phát triển. Nhất là ñối với ngành xi măng là
một ngành vai trò lớn trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cạnh tranh
sẽ tạo bước ñà và ñộng lực cho ngành phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế và
ñiểm mạnh của ngành ñó là thu hút ñược một nguồn lao ñộng, tài nguyên dồi
dào và có thể khai thác tối ña nguồn lực ñó.
Như vậy, trong bất kỳ một hoạt ñộng kinh doanh nào dù là có quy mô
hoạt ñộng lớn hay quy mô hoạt ñộng nhỏ, dù là hoạt ñộng ñó ñứng ở tầm vĩ
mô hay vi mô thì không thể thiếu vắng sự có mặt của hoạt ñộng cạnh tranh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

11


ðối với sản phẩm.
Nhờ có cạnh tranh, mà sản phẩm sản xuất ra ngày càng ñược nâng cao
về chất lượng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ. Giúp cho lợi ích
của người tiêu dùng và của doanh nghiệp thu ñược ngày càng nhiều hơn.
Ngày nay, các sản phẩm ñược sản xuất ra không chỉ ñể ñáp ứng nhu cầu trong
nước mà còn cung cấp và xuất khẩu ra nước ngoài. Qua những ý nghĩa trên ta
thấy rằng cạnh tranh không thể thiếu sót ở bất cứ một lĩnh vực nào của nền
kinh tế. Cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự tạo ra những doanh nghiệp lớn và

ñồng thời là ñộng lực thúc ñẩy nền kinh tế phát triển ñảm bảo công bằng xã
hội. Bởi vậy, cạnh tranh là một yếu tố rất cần có sự hỗ trợ và quản lý của Nhà
nước ñể phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực như cạnh
tranh không lành mạnh dẫn tới ñộc quyền và gây lũng loạn thị trường.
2.1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
Cạnh tranh là một ñặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. ở ñâu có
nền kinh tế thị trường thì ở ñó có cạnh tranh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường muốn doanh nghiệp
mình tồn tại và ñứng vững thì phải cạnh tranh. Trong giai ñoạn hiện nay do
tác ñộng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế nước ta ñang ngày
càng phát triển, nhu cầu cuộc sống của con người ñược nâng lên ở mức cao
hơn rất nhiều. ðể ñáp ứng kịp thời nhu cầu ñó, doanh nghiệp phải không
ngừng ñiều tra nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh
nghiệp nào bắt kịp và ñáp ứng ñầy ñủ nhu cầu ñó thì sẽ chiến thắng trong
cạnh tranh. Chính vì vậy năng lực cạnh tranh là rất cần thiết, nó giúp cho
doanh nghiệp: [19]
- Giúp cho DN tồn tại và ñứng vững trên thị trường: Năng lực cạnh
tranh sẽ tạo ra môi trường kinh doanh và những ñiều kiện thuận lợi ñể ñáp
ứng nhu cầu khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm của doanh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

12


nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng.
Doanh nghiệp nào càng ñáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì doanh
nghiệp ñó mới có khả năng tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Giúp doanh nghiệp phát triển hơn
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, năng lực cạnh tranh là một ñiều

kiện và là một yếu tố kích thích kinh doanh. Quy luật cạnh tranh là ñộng lực
thúc ñẩy hát triển sản xuất, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá
sản xuất ra nhiều, số lượng người cung ứng ngày càng ñông thì cạnh tranh
ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh là loại bỏ những công ty làm ăn kém
hiệu quả, năng suất chất lượng thấp và ngược lại nó thúc ñẩy những công ty
làm ăn tốt, năng suất chất lượng cao. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì
doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, tìm mọi cách nâng cao khả năng cạnh tranh
của mình nhằm ñáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Các doanh nghiệp cần
phải tìm mọi biện pháp ñể ñáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng như
sản xuất ra nhiều loại hàng hoá có chất lượng cao, giá cả phù hợp với chất
lượng sản phẩm, phù hợp với mức thu nhập của từng ñối tượng khách hàng.
Có như vậy hàng hoá của doanh nghiệp bán ra mới ngày một nhiều, tạo ñược
lòng tin ñối với khách hàng. Muốn tồn tại và phát triển ñược thì doanh nghiệp
cần phải phát huy hết ưu thế của mình, tạo ra những ñiểm khác biệt so với các
ñối thủ cạnh tranh từ ñó doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại, phát triển và
thu ñược lợi nhuận cao.
Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển thì cạnh tranh
luôn là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Cũng trong nền kinh tế ñó khách hàng
là người tự do lựa chọn nhà cung ứng và cũng chính là những người quyết
ñịnh cho doanh nghiệp có tồn tại hay không. Họ không phải tìm ñến doanh
nghiệp như trước ñây nữa và họ cũng không phải mất thời gian chờ ñợi ñể
mua hàng hoá dịch vụ, mà ñối ngược lại trong nền kinh tế thị trường khách

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

13


hàng ñược coi là thượng ñế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
phải tìm ñến khách hàng và khai thác nhu cầu nơi họ. ðiều này ñòi hỏi doanh

nghiệp phải có những chương trình giới thiệu truyền bá và quảng cáo sản
phẩm của mình ñể người tiêu dùng biết ñến, ñể họ có sự xem xét, ñánh giá và
quyết ñịnh có nên tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp hay không? Ngày
nay việc chào mời ñể khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình ñã là vấn ñề
khó khăn nhưng việc giữ lại ñược khách hàng còn khó khăn hơn rất nhiều.
Bởi vậy mà doanh nghiệp nên có những dịch vụ trước khi bán, trong khi bán
và dịch vụ sau khi bán hàng hoá cho khách hàng, ñể những khách hàng ñó là
những khách hàng truyền thống của doanh nghiệp, chính họ là những nhân tố
quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
2.1.2. Các hình thức cạnh tranh [13] [11]
Cạnh tranh ñược phân loại theo các hình thức sau:
2.1.2.1. Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh: Chia làm 3 loại
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn
ra theo quy luật mua rẻ bán ñắt, cả hai bên ñều muốn tối ña hoá lợi ích của
mình. Người bán muốn bán với giá cao nhất có thể, còn người mua muốn mua
với giá rẻ nhất những chất lượng vẫn không thay ñổi. Tuy vậy, mức giá vẫn là
sự thoả thuận mang lại lợi ích của cả 2 bên.
- Cạnh tranh giữa người mua và người mua: là cuộc cạnh tranh trên cơ
sở quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu. Lúc này
hàng hoá trên thị trường sẽ khan hiếm, người mua có ñể ñạt ñược nhu cầu
mong muốn của mình họ sẽ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn do vậy mức
ñộ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa những người mua, kết quả là giá cả
hàng hoá sẽ tăng lên, những người bán sẽ thu ñược lợi nhuận lớn trong khi
những người mua bị thiệt thòi cả về giá và chất lượng, nhưng trong trường

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

14



hợp này chủ yếu chỉ tồn tại ở nền kinh tế bao cấp và xảy ra khi diễn ra hoạt
ñộng bán ñấu giá một loại hàng hoá nào ñó.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: ñây là cuộc cạnh tranh
gay go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức cung lớn hơn
cầu rất nhiều, khách hàng ñược coi là thượng ñế của người bán, là nhân tố có
vai trò quan trọng quyết ñịnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do
vậy, các doanh nghiệp phải luôn ganh ñua, loại trừ nhau ñể giành giật những
ưu thế và lợi thế cho mình.
2.1.2.2. Căn cứ theo tính chất và mức ñộ cạnh tranh: chia làm các loại:
- Cạnh tranh hoàn hảo: Là cạnh tranh thuần tuý, là một hình thức ñơn
giản của cấu trúc thị trường trong ñó người mua và người bán ñều không ñủ
lớn ñể tác ñộng ñến giá cả thị trường. Nhóm người mua tham gia trên thị
trường này chỉ có cách thích ứng với mức giá ñưa ra vì cung cầu trên thị
trường ñược tự do hình thnàh, giá cả do thị trường quyết ñịnh.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: ñây là hình thức cạnh tranh phổ biến
trên thị trường mà ở ñó doanh nghiệp nào có ñủ sức mạnh có thể chi phối
ñược giá cả của sản phẩm thông qua hình thức quảng cáo, khuyến mại các
dịch vụ trong và sau khi bán hàng. Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh
mà phần lớn các sản phẩm không ñồng nhất với nhau, mỗi loại sản phẩm
mang nhãn hiệu và ñặc tính khác nhau dù xem xét chất lượng thì sự khác biệt
giữa các sản phẩm là không ñáng kể nhưng mức giá mặc ñịnh cao hơn rất
nhiều. Cạnh tranh không hoàn hảo có 2 loại:
- Cạnh tranh ñộc quyền: Là cạnh tranh mà ở ñó một hoặc một số chủ
thể có ảnh hưởng lớn, có thể ép tất cả các ñối tác của mình phải bán hoặc mua
sản phẩm của mình với giá cao và những người này có thể làm thay ñổi giá thị
trường. Có hai loại cạnh tranh ñộc quyền ñó là ñộc quyền bán và ñộc quyền

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

15



mua. ðộc quyền bán là trên thị trường có ít người bán và nhiều người mua.
Còn ñộc quyền mua thì ngược lại có nhiều người mua và ít người bán.
+ ðộc quyền tập ñoàn: Hình thức cạnh tranh này tồn tại trong một số
ngành sản xuất mà ở ñó chỉ có một số ít người sản xuất. Lúc này cạnh tranh sẽ
xẩy ra giữa một số lực lượng nhỏ các doanh nghiệp. Do vậy, mọi doanh
nghiệp phải nhận thức rằng giá cả các sản phẩm của mình không chỉ phụ
thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc vào hoạt ñộng của những ñối thủ khác
trên thị trường.
2.1.2.3. Căn cứ vào phạm vi kinh tế.
- Cạnh tranh nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một chủng loại sản phẩm.
Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp
dụng mọi biện pháp ñể thu ñược lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao
năng suất lao ñộng, giảm chi phí cá biệt của hàng hoá nhằm thu lợi nhuận,
siêu ngạch. Kết quả của cạnh tranh là kỹ thuật sản xuất phát triển, ñiều kiện
sản xuất trong một ngành thay ñổi, giá trị xã hội của hàng hoá ñược xác ñịnh
lại, tỷ xuất lợi nhuận giảm xuống. ðồng thời các doanh nghiệp chiến thắng sẽ
mở rộng phạm vi hoạt ñộng tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường,
những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí còn bị
phá sản.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các ngành kinh tế
khác nhau nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất, là ngành cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp hay ñồng minh các doanh nghiệp cùng một ngành với ngành khác.
Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn bị hấp dẫn bởi các ngành
có lợi nhuận cao, nên ñã có sự chuyển dịch vốn từ các ngành có lợi nhuận
thấp sang các ngành có mức lợi nhuận cao hơn. Sự di chuyển này sau một
thời gian nhất ñịnh, vô hình chung ñã hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

16


giữa các ngành sản xuất ñể rồi kết quả cuối cùng là: Các chủ doanh nghiệp
ñầu tư ở các ngành khác nhau với cùng một số vốn chỉ thu ñược lợi nhuận
như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các ngành.
2.1.3. Các công cụ cạnh tranh sản phẩm
Công cụ cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp có thể hiểu tập hợp
các yếu tố, các kế hoạch, các chiến lược, các chính sách, các hành ñộng mà
doanh nghiệp sử dụng nhằm vượt lên các ñối thủ cạnh tranh và tác ñộng vào
khách hàng ñể thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Nghiên cứu các công
cụ cạnh tranh sản phẩm cho phép các DN lựa chọn những công cụ cạnh tranh
phù hợp với tình hình thực tế, với quy mô kinh doanh và thị trường của doanh
nghiệp và ñặc biệt là dựa vào ñặc ñiểm của mỗi loại sản phẩm. Từ ñó mỗi
doanh nghiệp phát huy ñược hiệu quả sử dụng công cụ, việc lựa chọn công cụ
cạnh tranh có tính chất linh hoạt và phù hợp không theo một khuân mẫu cứng
nhắc nào. Dưới ñây là một số công cụ cạnh tranh tiêu biểu và quan trọng.
2.1.3.1 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản
phẩm thể hiện mức ñộ thoả mãn như cầu trong những ñiều kiện tiêu dùng xác
ñịnh, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm. Nếu như trước kia giá cả
ñược coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải nhường chỗ
cho tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Khi có cùng một loại sản phẩm, chất
lượng sản phẩm nào tốt hơn, ñáp ứng và thoả mãn ñược nhu cầu của người
tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn. Nhất là trong nền kinh tế
thị trường cùng với sự phát triển của sản xuất, thu nhập người lao ñộng ngày
càng ñược nâng cao, họ có ñủ ñiều kiện ñể thoả mãn như cầu của mình, cái
mà họ cần là chất lượng và lợi ích của sản phẩm mang lại.

ðể sản phẩm của doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách hàng ở
hiện tại và tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là ñiều cần thiết. Nâng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

17


cao chất lượng sản phẩm là sự thay ñổi chất liệu sản phẩm hoặc thay ñổi công
nghệ chế tạo ñảm bảo lợi ích và tính an toàn trong quá trình tiêu dùng và sau
khi tiêu dùng. Hay nói cách khác nâng cao chất lượng sản phẩm là việc cải
tiến sản phẩm có nhiều chủng loại mẫu mã, bền hơn và tốt hơn. ðiều này làm
cho khách hàng cảm nhận lợi ích mà họ thu dường ngày càng tăng lên khi duy
trì tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Làm tăng lòng tin cà sự trung thành
cẩu khách hàng ñối với doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm ñược coi là một vấn ñề sống còn ñối với doanh
nghiệp nhất là ñối với doanh nghiệp Việt Nam khi họ phải ñương ñầu với các
ñối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam. Một khi chất lượng hàng hoá
dich vụ không ñược ñảm bảo thì có nghĩa là khách hàng ñến với doanh nghiệp
ngày càng giảm, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và thị trường dẫn tới sự suy
yếu trong hoạt ñộng kinh doanh. Mặt khác chất lượng thể hiện tính quyết ñịnh
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng
tốc ñộ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ
sống của sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của
doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do
vậy, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng và cần
thiết mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng ñều phải sử dụng nó.
Thực tế cho thấy, tất cả các doanh nghiệp thành ñạt trong kinh doanh,
ñều là các doanh nghiệp có thái ñộ tích cực như nhau trong quản lý chất lượng
sản phẩm. Nguyên tắc chung của họ là ñảm bảo chất lượng sản phẩm tuyệt

ñối với ñộ tin cậy cao khi sử dụng và lòng trung thực trong quan hệ mua bán.
ðặc biệt là các doanh nghiệp phải luôn coi việc nâng cao chất lượng sản phẩm
là một chiến lược cạnh tranh trên thị trường có phạm vi rộng lớn, chất lượng
sản phẩm là một vấn ñề sống còn ñối với doanh nghiệp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh …………………

18


×