Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

MỘT VÀI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP GIÚP HỌC TỐT HỌC PHẦN TÁC PHẨM KINH ĐIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.99 KB, 31 trang )

Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỘT VÀI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ NGUYÊN TẮC,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP
GIÚP HỌC TỐT HỌC PHẦN TÁC PHẨM KINH ĐIỂN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
-SV.Võ Hoàng Đông – Lớp ĐH8CTĐối với chuyên ngành sư phạm giáo dục chính trị thì việc học tập, nghiên
cứu, khai thác những giá trị tư tưởng-lý luận, phương pháp luận trong các di sản
của chủ nghĩa Mác- Lênin không chỉ là yêu cầu riêng của công tác giảng dạy và
học tập các môn lý luận chính trị, mà trước hết xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn
cách mạng, của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thực tiễn cách mạng luôn vận động, biến đổi và nẩy sinh những vấn đề mới cần
giải đáp do sự phát triển tất yếu của nhân loại. Từ thực tiễn, đối chiếu với lý luận
và chứng minh sự đúng đắn của học thuyết khoa học Mác-Lênin. Và, kinh
nghiệm thực tế đã khẳng định, để trả lời những vấn đề lý luận và thực tiễn của sự
nghiệp cách mạng, một mặt, cần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác
tổng kết thực tiễn, mặt khác, phải trở về với những chỉ dẫn có tính chất phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin.
Là một sinh viên chuyên ngành sư phạm giáo dục chính trị, đã được học qua
học phần “Tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin”, bản thân xin đưa ra
một số phương pháp và nguyên tắc để việc học tập các tác phẩm kinh điển của
chủ nghĩa Mác- Lênin đạt được kết quả tốt:
Thứ nhất, phải quán triệt và vận dụng sáng tạo phương pháp luận
khoa học- chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - vào
việc nghiên cứu, khai thác những giá trị tư tưởng - lý luận, phương pháp
luận trong các tác phẩm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin.
Phương pháp luận là một hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc
xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Phương pháp luận Mác- Lênin trang bị cho chúng ta thế giới quan khoa học và
phương pháp luận đúng đắn, những quan điểm, nguyên tắc, cách thức chung


đúng đắn để nghiên cứu bản thân học thuyết Mác- Lênin, học thuyết được xây
dựng trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử cũng như những hoạt động thực tiễn nhằm nhận thức và cải tạo thực tiễn. Hơn
thế nữa, với thế giới quan và phương pháp luận khoa học, khi nghiên cứu, học
tập các tác phẩm kinh điển sẽ mở ra khả năng phát triển những nguyên lý, lý luận
được xây dựng bởi các nhà kinh điển, cho phù hợp với điều kiện mới. Cần thiết
phải nhắc lại một cách khái quát thực chất cuả phương pháp biện chứng mácxít

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 1/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

và của chủ nghĩa duy vật mácxít để quán triệt trong nghiên cứu, khai thác những
giá trị tư tưởng của những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin.
Thứ hai, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cần vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo
các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích và tổng hợp;
qui nạp và diễn dịch; lịch sử và lô gíc; từ trừu tượng đến cụ thể.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: xuất phát từ cơ sở khách quan của
chính cấu tạo của sự vật và trong tính qui luật của bản thân sự vật, hiện tượng
cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người. Hiện thực khách quan luôn
tồn tại cái toàn bộ và cái bộ phận, yếu tố và hệ thống, phân tán và kết hợp.
Phương pháp phân tích tổng hợp của tư duy chỉ là sự phản ánh những quá trình
hoạt động thực tiễn của con người. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp
nhận thức khác nhau nhưng lại thống nhất biện chứng với nhau. Không phân tích
thì không nhận thức cái bộ phận, còn không tổng hợp thì không thể nhận thức cái
toàn bộ như một chỉnh thể. Phân tích đi liền với tổng hợp, chuẩn bị cho tổng hợp,
được bổ sung bởi tổng hợp và tổng hợp giúp cho phân tích đi sâu vào cái bản

chất của sự vật, hiện tượng. Với ý nghĩa của phương pháp này, trong quá trình
nghiên cứu tác phẩm kinh điển đòi hỏi phải thực hiện quá trình chia tách tác
phẩm thành những đoạn, những nội dung ra có tính độc lập tương đối để phân
tích giá trị của chúng, và sau đó phải tổng hợp lại để nhận thức những giá trị
trong cái toàn vẹn. Chẳng hạn khi phân tích nội dung tư tưởng tác phẩm “Tuyên
ngôn của Đảng cộng sản”, chúng ta phân chia tác phẩm thành bốn phần theo bốn
chương (trong mỗi chương lại tách thành nhiều đoạn) để phân tích (nghiên cứu
theo chiều ngang); cũng như tách những tư tưởng riêng ra để nghiên cứu theo
chiều dọc, chẳng hạn:
- Chính trị, đấu tranh chính trị, cách mạng chính trị, quyền lực chính trị
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Đảng chính trị
- Vấn đề nhà nước và nhà nước của giai cấp vô sản.
Sau khi phân tích cả theo chiều ngang và theo chiều dọc, tổng hợp lại để tìm
tư tưởng chủ đạo và những nội dung tư tưởng của toàn tác phẩm theo mục đích
đã đề ra.
Phương pháp qui nạp và diễn dịch: là phương pháp kết hợp biện chứng
giữa phương pháp qui nạp - phương pháp đi từ tri thức riêng đến tri thức chung,
từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn - với phương pháp diễn dịch - phương
pháp đi từ tri thức chung đến tri thức riêng, từ tri thức chung đến tri thức ít chung
hơn. Qui nạp giúp cho việc khái quát kinh nghiệm về những cái riêng để có được
nhận thức về cái chung. Qui nạp góp phần khám phá ra qui luật, tính qui luật, đề
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 2/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

ra các giả thuyết. Diễn dịch là sự vận dụng nguyên lý chung để xem xét cái riêng,
ra kết luận riêng từ cái chung đã biết. Tất nhiên, để rút ra kết luận đúng bằng con

đường diễn dịch nhất thiết phải xuất phát từ những tiền đề đúng và phải tuân theo
các qui tắc lôgic, phải có quan điểm lịch sử- cụ thể khi vận dụng cái chung vào
cái riêng. Quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp nhận thức khác nhau nhưng
lại thống nhất biện chứng như tổng hợp và phân tích. Quy nạp giúp ta nhận thức
được cái chung, còn diễn dịch hướng ta đi từ cái chung đến nhận thức, hiểu cái
riêng. Quá trình nhận thức là quá trình đi từ cái riêng đến cái chung, từ cái chung
đến cái riêng. Bởi vậy, để nhận thức đúng bản chất sự vật, hiện tượng đòi hỏi
phải vận dụng tổng hợp cả hai phương pháp qui nạp và diễn dịch. Chẳng hạn khi
chúng ta nghiên cứu tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của Lênin. Áp dụng
phương pháp quy nạp, đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu đề nắm được hoàn cảnh, lý
do mà Lênin viết tác phẩm này, đó là trước ngày nổ ra cuộc cách mạng tháng
mười 1917 và tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Trên cơ sở đó, bằng phương pháp
diễn dịch, chúng ta đi sâu nghiên cứu, phân tích nội dung của tác phẩm dưới sự
trình bày một cách hoàn chỉnh và sâu sắc của Lênin thành những chương với nội
dung như bản chất giai cấp của nhà nước, thái độ của cách mạng xã hội chủ
nghĩa đối với nhà nước của giai cấp tư sản, nhà nước chuyên chính vô sản,...và
cần phải nắm được tư tưởng chủ đạo để đi đến kết luận rằng để có một nhà nước
vô sản – nhà nước kiểu mới, nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động làm chủ thì chỉ có con đường duy nhất đó là sử dụng bạo lực cách mạng,
mọi phương pháp khác đều là cơ hội, cải lương.
Phương pháp lịch sử và lôgíc: Thống nhất giữa lịch sử và lôgíc là một
trong những nguyên tắc quan trọng của nhận thức. Lôgíc của tư duy có thể đạt tới
bản chất của lịch sử, vạch ra qui luật vận động, phát triển của lịch sử tước bỏ
những cái gì bề ngoài, ngẫu nhiên, không bản chất của lịch sử, tái hiện cái “lôgíc
khách quan” của lịch sử trong lôgíc vận động của những khái niệm... Phương
pháp lịch sử là sự phản ánh trong tư duy quá trình lịch sử- cụ thể của sự vật, hiện
tượng với những chi tiết và sự phong phú, đa dạng của nó trong tính toàn thể và
trong tiến trình lịch sử. Là phương pháp vô cùng quan trọng khi nghiên cứu hoàn
cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm cũng như lịch sử hình thành phát triển của các
nguyên lý lý luận trong tác phẩm. Tuy nhiên, không phải bao giờ sử dụng

phương pháp lịch sử cũng phát huy tác dụng, bởi lịch sử, theo Ph. Ăng ghen,
thường phát triển qua những bước nhảy vọt và những bước khúc khuỷu quanh
co, và bất cứ lúc nào cũng phải nhất định đi theo nó, thì không những sẽ phải nêu
lên nhiều tài liệu không quan trọng, mà thường thường còn phải ngắt đoạn tiến
trình tư tưởng nữa. Phương pháp lôgíc là phương pháp dựng lại cái lôgíc khách
quan của của sự vật hiện tượng, giúp nhận thức đạt tới mặt bản chất, tính qui luật
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 3/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

của sự vật, hiện tượng dưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát. Trong bộ
Tư bản, C. Mác đã chủ yếu dùng phương pháp lôgíc để nghiên cứu phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Với sự phân tích lôgíc, bằng hệ thống khái niệm,
phạm trù được xếp sắp và phân tích một cách lôgíc, C. Mác đã vạch ra được qui
luật phát sinh, phát triển và diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản.
Chính sự phân tích hợp lôgíc này, theo Lênin, đã đưa lại “Lịch sử của chủ nghĩa
tư bản và phân tích những khái niệm tóm tắt lịch sử này”. Hai phương pháp lịch
sử và lôgíc là hai phương pháp khác nhau, song gắn bó, thống nhất biện chứng
với nhau. Quán triệt sự thống nhất lôgíc và lịch sử là một nguyên tắc của phương
pháp nhận thức và nghiên cứu. Để nhận thức đúng đắn bản chất và qui luật của
sự vật, hiện tượng, nhất thiết phải hiểu được lịch sử phát sinh. Phát triển của nó;
ngược lại, chỉ có trên cơ sở nhận thức thấu đáo bản chất và qui luật của sự vật,
hiện tượng mới nhận thức được lịch sử của nó đúng đắn và sâu sắc.
Từ trừu tượng đến cụ thể: Cơ sở khách quan của phương pháp này xuất từ
sự tồn tại khách quan dưới dạng cái cụ thể của các sự vật hiện tượng của thế giới
khách quan. Song cái cụ thể khách quan lại được phản ánh vào nhận thức dưới
hai hình thức: cái cụ thể cảm tính và cái cụ thể trong tư duy, trong đó, cái cụ thể
cảm tính là điểm bắt đầu của nhận thức, cái cụ thể trong trong tư duy là kết quả

của tư duy lý luận, kết quả của sự nghiên cứu khoa học phản ánh cái cụ thể khách
quan bằng hệ thống những khái niệm,phạm trù, qui luật. Còn cái trừu tượng là
kết quả của sự trừu tượng hoá một mặt, một mối liên hệ nào đó trong tổng thể
phong phú của sự vật. Bởi vậy, cái trừu tượng là một bộ phận của cái cụ thể, biểu
hiện một mặt nào đó của của cái cụ thể, là bậc thang của sự xem xét cái cụ thể.
Từ nhiều cái trừu tượng trong tư duy hợp thành cái cụ thể trong tư duy. Nhận
thức là sự thống nhất của hai quá trình đối lập: từ cụ thể đến trừu tượng và từ
trừu tượng đến cụ thể. Quá trình từ cụ thể đến trừu tượng tạo tiền đề cho quá
trình từ trừu tượng đến cụ thể.
Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể được C.Mác xây dựng trên cơ sở
chủ nghĩa duy vật và được vận dụng tài tình vào bộ Tư bản để nghiên cứu
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bắt đầu từ sự phân tích phạm trù “hàng
hoá”, phạm trù cơ bản và giản đơn nhất của quá trình sản xuất tư bản, cái “tế bào
kinh tế” của xã hội tư bản, như là cái trừu tượng xuất phát để từ đó Mác tiến đến
phân tích các phạm trù cụ thể hơn như tiền tệ, tư bản, giá trị thặng dư, lợi nhuận,
địa tức, địa tô...Sự phân tích các phạm trù cơ bản, cái cụ thể trong tư duy, cùng
với quá trình tổng hợp đã làm phong phú sự nghiên cứu các tính qui định của đối
tượng, dẫn đến cụ thể hoá đối tượng. Nhờ đó C. Mác đã tái hiện được xã hội tư
bản chủ nghĩa như một chỉnh thể cụ thể trong sự thống nhất giữa bản chất và hiện
tượng trên cơ sở vạch ra qui luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Trong mối
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 4/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

liên hệ với việc phân tích một tác phẩm cụ thể khi sử dụng phương pháp từ trừu
tượng đến cụ thể, đòi hỏi, chúng ta trên cơ sở nhận thức đúng hoàn cảnh, lý do ra
dời, chúng ta cần bắt đầu từ tư tưởng chủ đạo của tác phẩm, từ đó đi sâu phân
tích những tư tưởng cơ bản của tác phẩm để hợp thành tư tưởng chủ đạo.

Thứ ba, phải cân đối thời gian hợp lý giữa thời gian học trên lớp và tự
nghiên cứu, tự học.
Thời gian học tập trên lớp thường rất ngắn, nhất là khi chuyển sang đào
tạo theo học chế tín chỉ, thời gian đó thường chỉ đủ để cho giảng viên giới thiệu
và gợi hướng những tư tưởng chủ đạo và nội dung cần thiết để sinh viên tự học,
tự nghiên cứu. Đối với học phần tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin
thì việc học trên lớp là bắt buộc, dưới sự hướng dẫn của giảng viên thì sinh viên
mới nắm được cái bản chất, hướng đi cho đúng đắn. Việc lấy người học làm
trung tâm, nhằm tăng cường tính chủ động, tích cực của người học. Một điều bắt
buộc khi học học phần này nữa là sinh viên phải có tác phẩm và phải đọc tác
phẩm, biết cách đọc cho đúng để nắm tư tưởng, nội dung của tác phẩm thì từ đó
mới có thể hiểu đúng lý luận được.
Thứ tư, việc nghiên cứu và học tập tác phẩm kinh điển cần quán triệt
nguyên tắc: lý luận gắn liền với thực tiễn.
Hồ Chí Minh đã khẳng định “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một
nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng
dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý
luận suông ”. Nghĩa là phải gắn nguyên lý lý luận trong mối quan hệ với thực
tiễn phát triển, và đặc biệt quan trọng là phải xem nguyên lý đó được Hồ Chí
Minh và Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển sáng tạo như thế nào.
Thông thường, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đề xuất những
quan điểm lý luận mới do yêu cầu của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp
công nhân và yêu cầu bảo vệ phát triển những nguyên lý trước sự tấn công của
các thế lực thù địch. Chẳng hạn khi Lênin viết tác phẩm “Nhà nước và cách
mạng”, để chuẩn bị về lý luận cho cách mạng tháng 10 Nga, xong cũng xuất phát
từ yêu cầu đấu trang, bảo vệ và phát triển những quan điểm của Mác- Ăng ghen
về nhà nước trong điều kiện mới. Trong điều kiện như vậy, khi viết tác phẩm,
thường các nhà kinh điển sử dụng thủ pháp “bút chiến”, thông qua đấu tranh với
những luận điệu sai trái mà bảo vệ, phát triển những luận điểm khoa học. Chẳng
hạn như luận điểm về cách mạng XHCN, C.Mác cho rằng cách mạng XHCN chỉ

có thể giành thắng lợi khi nổ ra đồng thời ở các nước tư bản phát triển, thì tới
Lênin, Người có bước phát triển mới, cách mạng XHCN có thể nổ ra và thắng lợi
ở một nước kém phát triển và tới Hồ Chí Minh, Người lại nói: cách mạng vô sản
có thể nổ ra và giành thắng lợi ở một nước thuộc địa...Gắn lý luận với thực tiễn,
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 5/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

đặc biệt là thực tiễn Việt Nam giúp người nghiên cứu hiểu nguyên lý trong sự
phát triển. Và có như vậy mới hiểu rõ bản chất của từng nguyên lý và sự vận
dụng và phát triển nguyên lý lý luận trong những điều kiện lịch sử- cụ thể.
Trên đây là một số phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu, học tập học
phần tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin mà bản thân đã học tập và
rút ra được từ sự hướng dẫn của giảng viên cũng như từ quá trình tự học của bản
thân. Rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn.
Chúc các bạn học tập tốt học phần tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác –
Lênin !

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 6/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHIA SẺ MỘT VÀI KINH NGHIỆM
GIÚP ÔN LUYỆN VÀ THI TỐT CHỨNG CHỈ B ANH VĂN
- SV.Nguyễn Thị Hồng Mai – Lớp ĐH8CTTrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay và
trong thời đại bùng nổ thông tin trong bối cảnh toàn cầu ngoại ngữ có vai trò và

vị trí quan trọng. Giỏi ngoại ngữ chúng ta có nhiều cơ hội để có một công việc
tốt. Vì ngày nay tiếng Anh đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp
khi thực hiện phỏng vấn tuyển dụng, là tiêu chuẩn đánh giá đầu tiên và quan
trọng nhất cho một nhân viên muốn vào làm tại doanh nghiệp, không những là
các công ty nước ngoài, mà nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay cũng đánh
giá cao yêu cầu này của nhân viên. Hướng tới tri thức thế giới hiện nay, chúng ta
có một phương tiện hữu hiệu vô song Internet. Việc mở rộng công cụ internet,
công nghệ thông tin là khâu quyết định cho việc cập nhật tri thức mới mẻ, hiện
đại. Vì thế việc thông thạo tiếng Anh sẽ giúp chúng ta cập nhật dễ dàng hơn.
Và điều quan trọng đối với chúng ta hơn hết là phải có bằng B tiếng Anh
mới được xét tốt nghiệp. Đây cũng chính là điều mà các bạn băn khoăn lo lắng
nhất là đối với các bạn sinh viên năm cuối. Nhận thức được tầm quan trọng đó
chúng ta phải có sự đầu tư ôn luyện ngay từ năm học thứ nhất. Và để thi đậu
được chứng chỉ B Anh văn không phải là dễ dàng, một số bạn đã dự thi nhiều lần
mà vẫn không đậu. Khi ấy chắn hẳn các bạn sẽ buồn và chán nản vì sự nỗ lực của
mình không được đền đáp xứng đáng và không biết cách học như thế nào mới thi
tốt được. Tôi cũng đã từng nản chí và trải qua cảm giác đó nhưng với sự nỗ lực
và quyết tâm cao tôi không ngừng phấn đấu cho mục tiêu mình đề ra và tìm cho
mình cách học có hiệu quả hơn. Sau đây tôi xin chia sẽ một vài kinh nghiệm giúp
ôn luyện và thi tốt chứng chỉ B Anh văn.
Trước hết là việc chọn chỗ học, lớp học: đây là điều quan tâm đầu tiên đối
với một số bạn không biết ôn luyện ở đâu và thầy, cô nào thì dạy dể hiểu? Các
bạn nên tham khảo ý kiến của một số bạn đã ôn ở nhiều chỗ. Tốt nhất các bạn
nên tham gia học các lớp ngắn hạn hay đóng tiền hàng tháng vì nếu không vừa ý
thì dễ dàng sang lớp khác. Và mỗi thầy cô có một điểm mạnh riêng các bạn nên
trao đổi tài liệu học ở nhiều thầy cô khác nhau.
Ngoài thời gian tự học tôi thường xuyên trao đổi với bạn bè cùng khóa ôn
về kỹ năng nói, nghe… vì mỗi người có sở trường riêng, mình phải học tập lẫn
nhau. Người ta thường nói: “ trong ba người đồng hành ắt có người thầy của ta”.
Việc ôn luyện là như thế, kinh nghiệm khi đi thi cũng không kém phần quan

trọng. Chúng ta phải thường xuyên tham khảo đề thi của các đợt trước để làm

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 7/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

quen với cấu trúc đề khi đi thi không bỡ ngỡ. Và đối với mỗi phần chúng ta cần
có cách học riêng:
A. Đối với phần nghe hiểu (listening comprehension)
Có lẽ đây là một trong những kỹ năng khó trong bốn phần thi mà các bạn
hay bị điểm không hay trượt ở phần thi này. Để rèn luyện tốt kỹ năng nghe mỗi
ngày các bạn nên dành ít nhất 15 phút nghe băng đĩa để quen với giọng đọc của
người nước ngoài. Các bạn có thể download các bài nghe miễn phí trên mạng hay
chọn mua một số quyển sách có kèm đĩa CD trình độ B để thực hành nghe và
làm. Và nghe một số bài hát bằng tiếng anh mà bạn thích cũng giúp kỹ năng nghe
của các bạn tốt hơn đấy.
Đối với phần nghe bài thi gồm 2-3 phần yêu cầu sau:
1. Nghe từng câu và chọn thông tin thích hợp (Multiple choice)
2. Nghe hội thoại hoặc đoạn văn ngắn và chọn thông tin thích hợp
(Multiple choice)
3. Nghe hội thoại hoặc đoạn văn ngắn và xác định thông tin “đúng /sai”
(True/ False)
4. Nghe và điền vào chỗ trông bằng thông tin nghe được (Gap- filling).
Trước khi nghe chúng ta nên xác định rõ yêu cầu của đề và chú ý đến số lần
lặp lại ở mỗi phần để có sự chuẩn bị. Sau đó nên đọc lướt qua các câu trong phần
đó và gạch dưới một số từ quan trọng cần chú ý như:
Mary has to work on Sunday
A. True

B. False
Trong khi nghe chúng ta nên nhanh chóng làm dấu thông tin nghe được và
bỏ qua những câu nghe chưa rõ để theo kịp. Sau đó chú ý nghe lại để xác định
chính xác thông tin đã chọn và chưa nghe được.
B. Đối với phần đọc hiểu (Reading Comprehension)
Sở hữu một vốn từ vựng phong phú sẽ giúp các bạn làm phần này dễ dàng
hơn với các dạng như sau:
1.Chọn từ thích hợp để hoàn thành 10-15 câu riêng lẻ
Đối với phần này các bạn phải huy động thật nhiều từ vựng đặc biệt là các
từ đồng nghĩa mới có thể dịch nghĩa để chọn thông tin thích hợp. Đồng thời
chúng ta phải đoán từ trong ngữ cảnh và vận dụng cả phương pháp loại trừ khi
không biết nghĩa của câu đó. Chẳng hạn như:
Today football match has been….. because of bad weather
A. thrown away
B.cancelled
C. put away
D.
decided
2. Hoàn thành đoạn văn có từ 5-10 chỗ trống với các từ cho sẵn.
Trước đây phần thi này thường có nhưng một số đề thi gần đây thì ít gặp.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 8/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Đọc một bài văn dài sau đó chọn câu trả lời:
Trước hết chúng ta cần đọc lướt qua bài đọc để biết được nội dung bài đề
cập đến vấn đề gì? Sau đó đọc câu hỏi và chú trọng đến các từ khóa trong câu hỏi
rồi tra lại bài đọc để lựa chọn thông tin chính xác nhất.

Trong khi đọc hãy chú ý đến tốc độ, chắc hẳn các bạn sẽ cảm thấy mệt
mỏi và không nhớ hết khi phải tập trung vào tất cả các ý trong bài. Chúng ta có
thể đọc chậm lại nếu cảm thấy đó là phần quan trọng của bài chứ đừng mất thời
gian để dịch các liên từ, giới từ.
Đồng thời chúng ta phải biết dịch nghĩa trong văn cảnh chứ đừng chú
trong vào một từ không hiểu hãy đọc một nhóm từ có liên quan để đoán.
C. Đối với phần viết (Writing)
Nếu như ở trình độ A các bài thi chú trọng vào các cấu trúc ngữ pháp đơn
giản với vốn từ vựng không quá phức tạp thì ờ trình độ B các bài thi tập trung
vào các điểm ngữ pháp ở cấp độ cao hơn, vốn từ vựng đòi hỏi phong phú hơn. Vì
thế, việc thuộc và vận dụng cấu trúc ngữ pháp của các thì, cách sử dụng giới từ,
mạo từ….là điều cơ bản đầu tiên.
Để làm tốt phần này chúng ta phải làm bài tập thường xuyên để vận dung
công thức vào bài tập hoặc có thể tham khảo một số đề thi của các đợt. Các bạn
cũng có thể truy cập một số bài tập trắc nghiệm trên các trang wed như
www.free.english.com hay www.hoctienganh.info.
Đối với phần thi này đề thường cho các dạng sau:
1.
Chọn từ thích hợp để hoàn thành 15-30 câu riêng lẻ, mỗi câu có
một chỗ trống
2.
Xác định chỗ không chuẩn xác trong câu.
Lưu ý đối với ba phần trên chúng ta nên phân bổ thời gian hợp lí khi làm
bài không nên tập trung nhiều thời gian cho phần nào đó. Và khi làm bài chúng ta
nên làm lượt qua các câu dễ trước, câu nào chưa chắc chắn sẽ quay lại làm sao để
khỏi tốn thời gian mà lại không bỏ sót những câu dễ.
D. Đối với phần nói (Speaking)
Đây là hoạt đông giao tiếp có khống chế theo chủ đề và khi đi thi được chọn
chủ đề lại một lần. Đối với các chủ đề đưa ra các bạn nên tự soạn theo ý mình để
dễ nhớ, từ nào không biết nghĩa và cách phát âm thì tra từ điển chớ đừng lệ thuộc

quá nhiều vào tài liệu của các anh, chị trước.
Trước đây thang điểm cho phần nói chia đều cho khoảng 4-5 câu hỏi của
giám thị còn gần đây có sự thay đổi thang điểm gồm một câu hỏi 5 điểm và vài
câu hỏi phụ. Vì thế, việc trang bị cho mình các ý trọng tâm trong chủ đề khi
chúng ta soạn là việc rất cần thiết vì chúng ta có thể mở rộng những ý mà chúng
ta xem là quan trọng. Đồng thời chúng phải thường rèn luyện kỹ năng nói hằng
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 9/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

ngày để phát âm chính xác tốt nhất là tập đối thoại với các bạn hoặc mạnh dạn
giao tiếp với người nước ngoài để nâng cao kỹ năng truyền đạt.
Lưu ý khi vào phòng thi các bạn đừng quá căng thẳng, thiếu tự tin vì như
thế các ý tưởng của chúng ta sẽ hạn chế và cũng không tạo được ấn tượng tốt đối
với giám thị. Hãy bình tĩnh, tự tin trả lời như đang trò chuyện với người bạn mới
quen vậy. Trường hợp các bạn quá run thì các bạn nên liệt kê tất cả các ý liên
quan đến chủ đề mình chọn vào giấy nháp để khi trả lời các bạn có thể liếc vào
tránh trường hợp giám thị hỏi mà không biết nói gì. Và khi nghe không rõ các
bạn đừng ngại yêu cầu giám thị lặp lại câu hỏi.
Cuối cùng để quyết định thành công của việc học tốt ngoại ngữ đó chính là
sự quyết tâm nỗ lực của chính bản thân các bạn đấy. Tương lai đang nằm trong
tay của chúng ta. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy học tập, lao động thật chăm
chỉ hết mình để khi ra trường không chỉ có khả năng giao tiếp ngoại ngữ mà có
cả vốn kiến thức vững vàng để bắt tay vào xây dựng tương lai.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 10/31



Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHIA SẺ MỘT VÀI KINH NGHIỆM
QUA ĐỢT KIẾN TẬP SƯ PHẠM
-SV. Lê Thị Phương- Lớp
ĐH8CTKiến tập sư phạm là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo
sinh viên chuyên ngành sư phạm, đây là khoảng thời gian mà sinh viên được tiếp
xúc trực tiếp thực tế phong phú ở môi trường sư phạm với một cương vị mới một giáo sinh kiến tập. Kiến tập sư phạm giúp cho sinh viên chuyên ngành sư
phạm có thể vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu ở trường Đại học vào
thực tiễn hoạt động giáo dục ở trường phổ thông, và cũng giúp sinh viên có sơ
hội để học hỏi, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm về công tác giảng dạy, công tác
chủ nhiệm cũng như những ứng xử sư phạm.
Là sinh viên năm thứ III, lần đầu tiên bước chân vào trường phổ thông với
một cương vị mới - một giáo sinh kiến tập, có lẽ các bạn sẽ khó tránh khỏi cảm
giác lo lắng, hồi hộp. Cảm giác đó tôi cũng từng trải qua và sau khi kết thúc đợt
kiến tập tôi đã học hỏi được nhiều điều, từ đó đúc rút được một vài kinh nghiệm
cần thiết cho bản thân. Đến với hội nghị hôm nay tôi xin được chia sẻ những kinh
nghiệm để các bạn tham khảo, mong rằng nó sẽ giúp các bạn có thêm tự tin để
bước vào đợt kiến tập sư phạm sắp tới, đặc biệt là đối với các bạn DH9CT.
Từ những năm đầu vào trường Đại học, sinh viên chuyên ngành sư phạm
đã được trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết cho kiến tập, thực tập và cho
nghề giáo thông qua các học phần Tâm lý học, Giáo dục học,… Riêng đối với
sinh viên chuyên ngành sư phạm Giáo dục chính trị cũng được trang bị thêm
những kiến thức về phương pháp giảng dạy như các học phần: Phân tích chương
trình môn GDCD, Lý luận dạy học, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Thông qua
các học phần này giảng viên phụ trách đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt những kinh
nghiệm giảng dạy cũng như về ứng xử các tình huống sư phạm. Đồng thời, thông
qua các môn học này các bạn cũng được học cách soạn một giáo án, thực hành
tập giảng, và được sự theo dõi, nhận xét, đánh giá từ phía giảng viên, học hỏi từ

phía bạn bè, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Tuy nhiên, nhưng khi đi vào thực tiễn chắc hẳn chúng ta – những “thầy cô
giáo sinh viên” không khỏi bỡ ngỡ, vụng về khi đứng trước lớp thực hiện các
nhiệm vụ của một người giáo viên thực thụ. Vì vậy, theo tôi các bạn nên chuẩn bị
tâm thế để bước đợt kiến tập sư phạm một cách tự tin và đạt được thành tích tốt
nhất. Tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm:
* Về tâm thế chuẩn bị:

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 11/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trước tiên, các bạn nên xác định mục tiêu cần đạt được khi về trường phổ
thông là gì và để đạt được mục tiêu đó các bạn cần vạch ra kế hoạch thực hiện
cho riêng mình.
Thời gian ba tuần là rất ngắn so với công việc chúng ta phải hoàn thành khi
về trường phổ thông. Cho nên, các bạn cần chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch của
mình. Lưu ý đối với các bạn kiến tập về các trường xa địa bàn Long Xuyên hoặc
không gần nhà thì chúng ta phải chủ động liên hệ việc ăn ở, đi lại. Nếu gặp phải
khó khăn gì thì các bạn có thể trình bày với giáo viên chủ nhiệm hoặc với giáo
viên hướng dẫn đoàn kiến tập, để có những hướng giải quyết kịp thời, không để
vì những lý do đó mà ảnh hưởng đến kết quả kiến tập hay bỏ kiến tập. Trước khi
đi kiến tập chúng ta nên có sự chuẩn bị về kinh tế, sẽ đảm bảo cho việc ăn ở, đi
lại,… (nhất là đối với các bạn kiến tập ở các trường xa nhà)
Trong việc tham gia giao thông các bạn cũng phải hết sức cẩn thận nếu có
sơ suất gì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần cũng như kết quả của đợt kiến
tập.
* Về công tác giảng dạy:

- Thứ nhất: Các bạn phải bám sát chương trình sách giáo khoa GDCD các
khối 10,11,12 và tham khảo thêm một số tài liệu, sách báo có liên quan khi soạn
giáo án như sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, bài tập thực hành,... Chú ý
giáo án phải đảm bảo những nội dung chính của bài.
- Thứ hai, khi kiến tập ở trường phổ thông, dự giờ là công việc rất quan
trọng cả về công tác giảng dạy lẫn công tác chủ nhiệm. Qua đây sinh viên kiến
tập có thể trực tiếp học hỏi được những phương pháp giảng dạy, xử lý tình huống
sư phạm.
Khi dự giờ, các bạn phải chuẩn bị đầy đủ như sách giáo khoa, biên bản rút
kinh nghiệm, giáo án… các bạn đừng quên ghi chép lại những điều mình học
được từ giáo viên hướng dẫn, cũng có thể là của học sinh (có thể từ cách vào bài
như thế nào, hay những dẫn chứng minh họa cho từng vấn đề,…).
- Thứ ba, các bạn nên nắm rõ lịch dự giờ và tuân thủ thời gian, dự đầy đủ
các buổi theo quy định. Trong những điều kiện phù hợp chúng ta cũng có thể xin
dự giờ thêm.
- Thứ tư, trong các buổi rút kinh nghiệm sau tiết dạy hay tiết chủ nhiệm các
bạn không nên phê bình, vạch ra những hạn chế của giáo viên hướng dẫn, chúng
ta chỉ nên tiếp thu những gì cần học hỏi, còn những hạn chế thì nên ghi nhận để
khắc phục sau này. Bên cạnh đó, nếu vấn đề nào các bạn chưa rõ có thể tham
khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, điều này sẽ đươc đánh giá rất cao về tinh
thần học hỏi của các bạn.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 12/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

*Về công tác chủ nhiệm: Các bạn nên lên lớp 15 phút dầu giờ mỗi ngày để
nắm bắt tình hình lớp. Đây là thời điểm các trường phổ thông tổ chức các hoạt

động phong trào chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam nên các bạn nên theo sát để
có thể hỗ trợ kịp lúc, nhưng lưu ý tránh trường hợp làm thay các em. Nên phối
hợp với các bạn cùng nhóm trao đổi xử lý các vướng mắc. Thường xuyên liên hệ
với giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm trao đổi về tình hình lớp, làm quen với một
số sổ sách liên quan đến công tác chủ nhiệm.
* Các vấn đề khác:
- Trong mối quan hệ với học sinh chúng ta cần thân thiện, gần gũi song,
phải giữ tác phong của người giáo viên không nên quá dễ dãi.
- Đối với những giáo sinh chung đoàn: Nên hòa đồng, thân thiện, học tập
trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những khó khăn, sự hòa đồng giúp bạn thích
nghi tốt với mọi người xung quanh, tạo nên tinh thần đoàn kết trong đoàn.
- Đối với thầy cô trường kiến tập: Phải tôn trọng, chủ động học tập, thể hiện
tinh thần học hỏi cao, khiêm tốn; sự khiêm tốn luôn song hành với tinh thần cầu
tiến, sự khiêm tốn bao giờ cũng là vé thông hành tốt cho một người đi học việc.
- Bài thu hoạch và bài nghiên cứu khoa hoc là nhiệm vụ cuối cùng, nó cũng
là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả kiến tập. Tuần cuối của
đợt kiến tập là tuần vất vả nhất đối với sinh viên kiến tâp, vì đây là thời gian các
bạn phải hoàn tất hồ sơ kiến tập để trường phổ thông đánh giá và tổng kết. Các
bạn phải chuẩn bị bài nghiên cứu khoa học để nộp về trường Đại học An Giang.
Nếu bạn có sự chuẩn bị ngay từ đầu thì công đoạn này không quá vất vả. Ngay từ
buổi đầu tiên về trường phổ thông, các bạn nên ghi chép cẩn thận thông qua báo
cáo của lãnh đạo nhà trường, xác định đề tài nghiên cứu khoa học để tìm tư liệu
hoặc thực hiện điều tra bằng bảng hỏi dành cho học sinh. Chúng ta nên lên kế
hoạch trước và thực hiện tuần tự, đừng để “nước tới chân mới nhảy”sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng bài viết cũng như kết quả kiến tập. Đây là dịp cho chúng ta
làm quen với nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm được rút ra sẽ rất cần thiết cho
việc làm tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp sau này; vì vậy chúng ta không nên sao
chép các báo cáo nghiên cứu khoa học từ các anh chị khóa trước.
Trên đây là những kinh nghiệm bản thân đúc kết được xin chia sẻ cùng các
bạn, mong rằng các bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong đợt kiến tập sắp tới.

Chúc hội nghị thành công tốt đẹp!

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 13/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHE, ĐỌC HIỂU VÀ DỊCH
TRONG TIẾNG ANH
-SV. Phan Thị Ánh – Lớp ĐH9CTTiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ quốc tế. Chính vì vậy, trong thời kỳ
hội nhập tiếng Anh trở nên rất quan trọng đối với chúng ta. Đặc biệt đối với
chuyên nghành Giáo dục Chính trị, việc nắm bắt diễn biến tình hình chính trị- xã
hội trên thế giới sẽ dễ dàng nếu chúng ta có một nền tảng tiếng Anh vững.
Học tiếng Anh không chỉ học ngữ pháp mà chúng ta phải có kỹ năng nghe,
đọc hiểu và dịch tiếng Anh. Vậy, để có các kỹ năng này chúng ta phải học như
thế nào? Sau đây là một số kinh nghiệm có thể giúp ích cho chúng ta trong việc
nâng cao kỹ năng nghe đọc hiểu và dịch trong tiếng Anh:
A. Nghe:
1. Nghe không cần hiểu:
Nghe tiếng Anh là một công việc khá khó khăn đối với chúng ta. Tuy nhiên,
các bạn đừng lo lắng! Chúng ta cứ nghe dù chẳng cần biết nghĩa của nó là gì. Bởi
khi chúng ta học tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) chúng ta cũng đã dành 9 tháng trong
bụng mẹ, và những tháng khi còn là trẻ sơ sinh để nghe mà không hề hiểu những
điều mọi người xung quanh nói là gì. Nhưng chính cách nghe ấy giúp chúng ta
dần quen với các âm tiết trong tiếng Anh.
Chúng ta có thể nghe mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào với điều kiện không
gây ảnh hưởng đến người khác. Như trong khi đánh răng, rửa mặt, làm bài tập,
chơi game, nấu ăn…

2. Nghe với hình ảnh động:
Trên Tivi hay Internet hình thức phim Mỹ, Anh có phụ đề khá phổ biến khi
chúng ta nghe tiếng Anh và nhìn hình ảnh động chúng ta sẽ đoán đựơc nghĩa của
các từ mà chúng ta nghe là gì. Đặc biệt với cách học nghe tiếng Anh kết hợp với
hình ảnh động sẽ tăng hứng thú cho các bạn, tránh nhàm chán.
3. Nghe và hát theo bài hát tiếng Anh:
Từ việc nghe giai điệu của ca khúc chúng ta chuyển sang hát theo. Chính
những giai điệu đầy sức sống ấy sẽ giúp cho chúng ta cảm thấy yêu thích việc
nghe tiếng Anh. Nếu chúng ta hát theo và hiểu được bài hát thì cảm giác sẽ tuyệt
vời hơn.
Ví dụ: Bài hát Cry on my shoulder. Ở đoạn:
“…But if you wanna cry, cry on my shoulder
If you need someone, who cares for you
If you’re feeling sad, your heart gets colder
Yes I show you what real love can do…”
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 14/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Có nghĩa là:
“…Nhưng nếu lòng em muốn khóc, hãy ngả đầu lên vai anh mà khóc
Nếu em cần một người thực quan tâm đến em
Nếu lòng em buồn, con tim em giá lạnh
Khi ấy một tình yêu chân thành có thể làm được gì anh sẽ chỉ em xem…”
Việc nghe tiếng Anh trở nên thật thú vị đúng không các bạn?!
B. Đọc hiểu và dịch:
1. Xây dựng vốn từ vựng:
Đối với phần này chúng ta phải xây dựng cho mình một vốn từ vựng vững

chắc. “ Mọi thứ bắt đầu ngôn ngữ” chính vì vậy xây dựng vốn từ vựng là công
cuộc cả đời của mỗi chúng ta.
a. Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong cụm từ, tránh học từ chết:
Ví dụ: look (v): nhìn xem, tìm kiếm, có vẻ giống như nhưng chúng ta tránh
học từ “look” riêng lẻ mà nên đặt nó trong một cụm từ:
Look after: trông nom, chăm sóc
Look down upon: khinh bỉ, coi thường
Look into: xem xét
b. Học từ vựng gắn liền với cách phát âm:
Từ vựng thường có phiên âm trong từ điển Tiếng Anh, có một số từ có ý
nghĩa khác nhau nhưng cách phát âm khá giống nhau. Lợi dụng đặc điểm này
chúng ta có thể học từ vựng dễ dàng hơn. Ví dụ: Two khác too
c. Dùng các mẹo để ghi nhớ:
+ Đọc đi đọc lại từ nhiều lần, lưu ý phát âm chuẩn.
+ Viết lại từ vựng mới học nhiều lần ra nháp hoặc giấy sticker đủ màu sắc
và dán ở khắp nơi trong phòng của bạn giúp bạn có thể nhìn chúng thường xuyên
giúp khắc sâu trí nhớ.
+ Chúng ta có thể sử dụng máy tính hoặc từ điển để tra từ cần tìm và ghi
nhớ nó…nhưng tránh trường hợp lạm dụng.
d. Xây dựng cho mình mục tiêu trong thời gian nhất định sẽ học được bao
nhiêu từ mới và đặt ra thời gian biểu cho việc học tiếng Anh mỗi ngày.
2. Củng cố kỹ năng đọc:
Chúng ta phải đọc và luyện đọc thật nhiều. Tìm những sách báo tiếng Anh,
thực hành đọc, sẽ làm cho kỹ năng đọc của chúng ta tiến bộ. Khi đọc tiếng Anh
chúng ta phải liên hệ cấu trúc câu, ngữ pháp câu, ngữ cảnh, tránh đọc rời rạc. Sẽ
làm nội dung không chính xác. Các bạn có thể đọc những thông tin thời sự tiếng
Anh trên trang Web:
Xin giới thiệu với các bạn một số trang Web học tiếng Anh:

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 15/31



Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------




Học tiếng Anh không phải một sớm một chiều, ở đây đòi hỏi chúng ta phải
kiên trì, luyện tập hằng ngày. Với một số kinh nghiệm nâng cao kỹ năng nghe,
đọc hiểu và dịch trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong việc học tiếng Anh của
mình.Chúc các bạn thành công!

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 16/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ THẢO LUẬN NHÓM
-SV.Thái Thị Ngọc Thủy – Lớp
ĐH9CTI . Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm là một cuộc nói chuyện hay thảo luận của một nhóm người,
có hướng dẫn,nhóm có thể gồm từ 2 người trở lên nhằm tạo cơ hội cho các thành
viên trong nhóm có thể trình bày thảo luận làm sáng tỏ những vấn đề chưa biết
hay quan niệm về một chủ đề hoặc đưa ra các biện pháp giải quyết vướng mắc
của họ hay cộng đồng,trong sốt cuộc thảo luận các thành viên trong nhóm tự do
phát biểu về một chủ đề nào đó ..người hướng dẫn có nhiệm vụ hướng trọng tâm
cuôc thảo luận vào vấn đề mà không cản trở cuộc thảo luận.
II.Mục đích:

Mục đích của thảo luận nhóm là thu thập ý kiến thông tin sâu về quan niệm
nhận thức thái độ tư tưởng về một vấn đề nào đó thông qua các câu hỏi trực tiếp.
Các bước thảo luận nhóm: chúng ta nên có các bước chuẩn bị nhằm giúp
chúng ta có một buổi thảo luận nhóm đạt được kết quả cao.
Thứ nhất: xác định được chủ đề và nội dung của cuộc thảo luận.Đây là bước
chuẩn bị quan trọng để giúp buổi thảo luận nhóm đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ hai: phân tích và đánh giá tình hình một
Một cuộc thảo luận nhóm tốt đều cần có những kiến thức thông tin về tình
hình những điều kiện và phương tiện thảo luận. Mỗi thành viên của nhóm cần
chuẩn bị tìm hiểu trước những vấn đề cần thảo luận.
Thứ ba: lựa chọn và chuẩn bị nơi thảo luận.
Thứ tư: cach thức làm thảo luận nhóm.
Chuẩn bị bản hướng dẫn thảo luận và một người làm thư kí để ghi chép ý
kiến cần chuẩn bị các câu hỏi trọng tâm cho chủ đề thảo luận dựa trên những
thông tin liên quan phù hợp với tình hình thực tế bao gồm nhiều dạng câu
hỏi:như câu hỏi đóng, câu hỏi mở nên sử dụng nhiều câu hỏi mở để cho các
thành viên có thể trình bày ý kiến của mình và khi kết thúc vấn đề nên sử dụng
câu hỏi đóng mang tính chất khẳng định lại một lần nữa ý kiến của tất cả các
thành viên đã được thống nhất.
III.Cách tiến hành thảo luận nhóm:
Vai trò của trưởng nhóm: trưởng nhóm có vai trò quan trọng để điều khiển
cuộc thảo luận không nên thể hiện như một người chuyên gia trên lĩnh vực thảo
luận mà hãy thực hiện vai trò của một người khuyến khích hỗ trợ cho cuộc thảo
luận nên tạo cơ hội cho tất cả mọi người cùng phát biểu để tạo mối quan hệ tốt
giữa các thành viên trong nhóm sử dụng tốt những kĩ năng giao tiếp.
Vai trò của thư kí: người ghi chép cần quan sát thảo luận và ghi lại nội dung
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 17/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

thảo luận những vấn đề thống nhất cũng như chưa thống nhất trong khi thảo
luận.Thư ký cũng là người hỗ trợ đồn g thời cũng là người nhắc nhở cho trưởng
nhóm lưu ý những phê bình những vấn đề có vẻ nhầm lẫn trong buổi thảo luận.
Qui trình cuộc thảo luận:
- Giữ thái độ tập trung trong suốt buổi thảo luận không đưa ra ý kiến cá
nhân, cần tôn trọng ý kiến của moi người đưa ra không đựợc định kiến với các ý
kiến không đúng dễ làm cho các thành viên trong nhóm tự ti, không muốn làm
bài thảo luận.
- Khuyến khích từng người nên phát biểu ý kiến và những người khác nên
chú ý lắng nghe.
- Vai trò của trưởng nhóm là luôn hướng cuộc thảo luận vào trọng tâm vấn
đề khuyến khích mọi người nên tham gia thảo luận.
- Thỉnh thoảng tóm tắt những ý kiến dã thảo luận.
-Cuối cùng tóm tắt buổi thảo luận mời người ghi chép đọc lại biên bản,kiểm
tra xem mọi người có đồng ý với nội dung đã ghi không?
-Lắng nghe những lời bình luận hoặc những thảo luận ngẫu nhiên sau khi
kết thúc buổi thảo luận nhóm.
IV.Những kỹ năng sử dụng trong buổi thảo luận nhóm:
Các kĩ năng trong quan hệ giao tiếp là những kĩ năng cần thiết mà người
trưởng nhóm cần phải có các kĩ năng này giúp cho các thành viên trong nhóm
thỏa mãn đựợc nhu cầu của nhóm cũng như giúp cho quan hệ giao tiếp giữa các
thành viên đạt hiệu quả cao nhất trong buổi thảo luận nhóm.
Sự khẳng định: cần được đưa ra vào những thời điểm thích hợp khi mà các
thành viên tranh cãi gay gắt bất đồng ý kiến của nhau, cần phải khéo léo xử lý
trong những tình huống này.
Lắng nghe: phải chủ động tập trung và chú ý lắng nghe những phát biểu của
người khác biểu lộ những hành động tỏ ra mình đang lắng nghe như gật đầu mỉm
cười lắng nghe để hiểu những ý kiến của các thành viên trong nhóm.

Đàm phán:trong khi thảo luận có thể có nhiều ý kiến khác nhau nhất là khi
có thành viên cứ khăng khăng cho là mình đúng lúc này cần đàm phán nên khéo
léo thuyết phục mọi người đi đến một giải pháp hợp lý nhất.
Xử lí những xung đột: đây là một kĩ năng tổng hợp mà trưởng nhóm cần
phải có khả năng đàm phán tốt biết lắng nghe, giải quyết các vấn đề xung đột
một cách có hiệu quả tốt nhất giữa các thành viên với nha.
- Gợi ra những mẫu chuyện thu hút sự quan tâm
- Hệ thống những ý tưởng gây tranh cãi bất đồng ý kiến của nhau.
- Khen ngợi kịp thời những ý tưởng hay đồng phải phát huy các thành viên
trong nhóm luôn sáng tạo đưa ra những ý kiến mới.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 18/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Phê phán một cách tế nhị những quan điểm không đúng, không nên phê
phán một cách quá đáng thậm tệ.
- Giải quyết những ý kiến gây mâu thuẫn.
- Nghỉ giải lao hoặc tán gẫu với nhau trong những lúc căng thẳng.
- Tạo điều kiện cho các thành viên của nhóm hiểu nhau thông qua buổi thảo
luận hay chơi trò chơi nói chuyện và đi chơi cùng nhau.
V. Kết luận:
Thảo luận nhóm là một hình thức mà thông qua đó các thành viên của nhóm
có cơ hội học tập tốt từ phía bạn bè với những trao đổi, ý kiến giúp các thành
viên hiểu bài đồng thời tạo cho chúng ta những kỹ năng giao tiếp ứng xử một
cách linh hoạt trong cuộc sống.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 19/31



Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỂ HỌC NHÓM CÓ HIỆU QUẢ
- SV. Võ Thị Phương Duy – Lớp ĐH10CTBác Hồ đã nói về phương châm học tập trong cuốn “Sửa đổi lề lối làm
việc” một cách hết sức tóm tắt là “Cách học tập: Lấy tự học làm cốt. Do thảo
luận và chỉ đạo giúp vào”.
Như vậy theo cách nói của Bác, phương châm học tập là ngoài việc lấy tự
học làm chính thì việc học còn phải qua thảo luận nhóm và có sự hướng dẫn của
thầy.
Đến với Hội nghị học tốt hôm nay, tôi xin được trao đổi với các bạn một vài
ý kiến để học nhóm có hiệu quả, góp phần thay đổi cách học và nâng cao kết quả
học tập.
Khi còn là học sinh ở trường trung học, chúng ta đã bắt đầu làm quen với
phương pháp làm việc theo nhóm. Nhưng lúc ấy việc làm nhóm còn mang hình
thức khá đơn giản, lại chưa phổ biến. Vai trò của phương pháp học theo nhóm
cũng chưa được phát huy tối đa. Bước vào giảng đường đại học, làm việc nhóm
trở nên phổ biến rộng rãi và vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Đặc biệt hơn, làm
việc nhóm có thể coi là một trong những phương pháp giữ vai trò quyết định kết
quả học tập của chúng ta. Tuy nhiên, không phải cứ học tập theo nhóm là có thể
mang lại kết quả tốt đẹp như mong muốn. Vậy, làm thế nào để xây dựng một
nhóm và tìm ra phương pháp làm việc nhóm có hiệu quả?
Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là yêu cầu của giảng
viên đề ra cho sinh viên mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu
của sinh viên. Học theo nhóm dựa trên sự tự nguyện cùng nhau hợp tác của các
thành viên trong nhóm.
Trong quá trình học tập, sinh viên không chỉ học mà còn là học hỏi. “Hỏi”
được hiểu là sự bàn luận, trao đổi với người khác những điều chưa được phân
định rõ ràng, nhưng “hỏi” lại dựa trên cơ sở của “học”, có học thì mới nảy sinh

vấn đề để hỏi.
Sinh viên có thể hỏi ở giảng viên, bạn bè, giáo viên phổ thông, các nhà khoa
học, người thân... để làm sáng tỏ điều mình cần lĩnh hội. Học theo nhóm, học
hợp tác là một trong những cách học ở trường đại học giúp sinh viên giải đáp cho
nhau những vấn đề còn vướng mắc, kiểm tra lẫn nhau những điều đã nắm được
sau khi học , thảo luận những phần cơ bản, trọng tâm của bài, vạch phương
hướng giải quyết những bài tập khó.
Như vậy, việc sử dụng các nhóm nhỏ để sinh viên làm việc cùng nhau nhằm
tối đa hoá kết quả học tập của bản thân mình cũng như các bạn khác, chính là
cách học theo nhóm, học hợp tác.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 20/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chức năng, tác dụng của học nhóm tỷ lệ thuận với mức độ phổ biến của nó.
Học nhóm càng phổ biến rộng rãi đến đâu thì chức năng và tầm quan trọng của
nó to lớn đến đó. Trước hết, học nhóm giúp cải thiện khả năng giao tiếp của cá
nhân thông qua hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Trong nhóm có nhiều
thành viên, tất nhiên mỗi người mang một tính cách riêng. Khi tiếp xúc với nhiều
tính cách như vậy giúp chúng ta có thể linh hoạt hơn trong cách ứng xử. Tùy
từng người, từng hoàn cảnh mà chúng ta có cử chỉ, thái độ, cách nói, cách biểu
đạt thái độ một cách phù hợp. Từ đó, vốn ngôn ngữ của chúng ta cũng không
ngừng được hoàn thiện. Đây là tiền đề thúc đẩy xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
giữa chúng ta với mọi người trong môi trường làm việc sau này.
Phương pháp học tập nhóm tạo ra không khí học tập sôi nổi, gây hứng thú
học tập, tạo điều kiện cho sinh viên tích cực hoạt động nhận thức, hiểu và nắm tri
thức một cách dễ dàng và sâu sắc hơn, hình thành khả năng độc lập suy nghĩ, biết
bảo vệ ý kiến của mình, khả năng diễn đạt, lập luận vấn đề, khả năng hợp tác

trong hoạt động. Các thành viên có điều kiện phát huy tốt tài năng của bản thân.
Mọi người cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến riêng cho việc giải quyết các vấn đề
khó khăn. Mọi người dần giảm bớt tính cá nhân để hướng tới tập thể. Vậy chẳng
phải một khi bầu không khí thay đổi theo hướng tích cực thì mọi người sẽ có
thiện chí với nhau hơn, nhóm đoàn kết hơn sao?! Và chính nhờ vậy mà vấn đề
hóc búa sẽ được giải quyết nhanh chóng , có hiệu quả hơn sao?! Hồ Chí Minh
từng viết “ Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”
Tuy nhiên, làm việc nhóm cũng vấp phải những khó khăn nhất định. Khó
khăn đầu tiên là sự bất đồng ý kiến. Mỗi thành viên trong nhóm đều có ý kiến
của riêng mình. Và thường thì mọi người chỉ thấy cái thiếu sót trong ý kiến của
người khác mà không tìm ra cái đúng của nó và ngược lại, cũng chỉ thấy cái đúng
của mình mà không nhìn thấy cái thiếu sót, sai lệch mà mình phạm phải.
Chính cái bất đồng ý kiến trở thành tảng đá cản trở việc giữ gìn tinh thần
đoàn kết của nhóm. Mâu thuẫn giữa các thành viên xuất phát từ thái độ độc đoán
của mình, hoặc đôi khi cũng được sinh ra từ những chuyện nhỏ nhặt. Các vết rạn
nứt này nếu không được giải quyết khéo léo và kịp thời sẽ dẫn đến mất đoàn kết
và hậu quả là công việc không đạt hiệu quả như mong muốn.
Cái khó khăn nữa, cũng là khuyết điểm mà các nhóm làm việc thường
xuyên mắc phải là tâm lí ỉ lại, thái độ thiếu trách nhiệm. Vì xem là công việc của
tập thể nên “ không phải việc của mình”, hoặc “đã có người khác lo”, ai cũng trừ
mình ra. kết quả là “ cha chung không ai khóc”, “ nhiều sải không ai quét lá đa”.
Sự phân công không rõ ràng, thiếu công bằng cũng là nguyên nhân gây ra
khó khăn cho nhóm. Đôi khi một thành viên phải đảm nhiệm quá nhiều công
việc, trong khi thành viên khác lại chẳng có việc gì để làm. Thái độ bất mãn bất
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 21/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------


đầu nảy sinh, tiếp đến là sự thiếu hợp tác và sự phối hợp giữa các thành viên
không còn chặt chẽ.
Các nhóm rất thường mắc phải những trở ngại trên. Để vượt qua khó khăn,
để công việc đạt hiệu quả tốt đẹp, để giữ được tình bạn thân trong sáng, ngay từ
bây giờ chúng ta phải tìm ra phương pháp làm việc nhóm thật đúng đắn, thật
khoa học.
Điều đầu tiên khi thành lập nhóm là phải bầu ra nhóm trưởng trên cơ sở tự
thỏa thuận với nhau. Nhóm trưởng không bắt buộc phải là người giỏi nhất nhưng
phải là người có khả năng tổ chức và giao tiếp tốt, tạo được mối quan hệ thân
thiện với các thành viên trong nhóm. Quan trọng hơn hết, nhóm trưởng phải là
người được nhóm tín nhiệm cao nhất. Nhóm trưởng là người chịu trách nhiệm
chung nên nhóm trưởng cần có khả năng đánh giá, tổng hợp vấn đề. Ngoài năng
lực chuyên môn, nhóm trưởng cũng cần có khả năng tổ chức và quản lý nhân sự
tốt. Tức là nhóm trưởng phải nắm rõ mặt mạnh, mặt yếu của từng thành viên; tùy
từng vấn đề, hoàn cảnh cụ thể mà có sự phân chia nhiệm vụ một cách phù hợp.
Điều này đảm bảo công việc được thực hiện với hiệu quả cao nhất.
A.Eingtein nói: “ Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người”. Đối với
làm nhóm thì “ tư duy” để đi đến “ kiến thức” là hết sức cần thiết. Các thành viên
cần suy nghĩ kỹ vấn đề cần giải quyết trước. “ Tư duy” để tìm ra ý tưởng, tìm các
tài liệu, sách báo có liên quan để tham khảo. Khi học nhóm không cần thiết phải
tạo ra bầu không khí quá nghiêm túc gây ức chế cho nhóm, cũng không quá dễ
dãi, đùa cợt làm mất thời gian của nhóm. Khi họp nhóm cần tạo ra bầu không khí
thoải mái, thân thiện, cùng nhau hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Làm việc theo hướng
hiểu biết lẫn nhau: khuyến khích trao đổi cởi mở. Trong quá trình học nhóm, mỗi
sinh viên phải thể hiện đuợc lập trường, quan điểm riêng của mình về các vấn đề
được đặt ra trao đổi. Sự tranh luận sôi nổi, thẳng thắn giữa các thành viên trong
nhóm sẽ góp phần quan trọng để làm sáng tỏ những nội dung và biện pháp giải
quyết đối với các vấn đề đã được lựa chọn.
Vì giống như Bác Hồ viết: “Một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù
nhiều kinh nghiệm đến đâu cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc

nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của
một vấn đề. Vì vậy cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm.
Người thì thấy mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó. Góp
kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi
mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi mặt thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo,
khỏi sai lầm”. Mặt khác “Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của
mình, góp phần tìm ra chân lí. Đó là một quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của mọi
người”.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 22/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tất nhiên, các thành viên cũng phải biết tôn trọng, biết lắng nghe ý kiến của
người khác. Trên cơ sở nhận xét khách quan, chính xác mà đánh giá ưu- nhược
điểm của từng ý kiến. Từ đó, nhóm đi đến thống nhất ý kiến chung, chọn ra
phương án tốt nhất. Phương án được lựa chọn phải được số đông thành viên chấp
thuận. Nhóm phải hoạt động trên nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.
Quan trọng trong hoạt động nhóm là thái độ tự ý thức của mỗi cá nhân.
Điều này thể hiện rõ ở sự tôn trọng giờ giấc. “ Thời gian là vàng”, là vốn quí
nhất. Đừng lãng phí thời gian một cách vô bổ. Khi đã xác định thời gian họp
nhóm, tất cả các thành viên nên tranh thủ đến đúng giờ. Tránh trường hợp sử
dụng giờ “ dây thun”. Ai cũng có việc riêng, cũng tiết kiệm từng chút thời giờ. Vì
thế đừng để người khác phải chờ đợi, để họ phải tiếc khi thời gian thì không có
mà lại phải chờ đợi vô ích. Nếu ai cũng đến đúng giờ thì thây cho khoảng thời
gian đợi chờ hoài phí ấy sẽ là một khối việc được giải quyết.
Tự ý thức còn được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm. Các cá nhân phải hiểu
rõ mình là một bộ phận hữu cơ của nhóm, mình cũng có vai trò nhất định trong
nhóm và mình phải có đóng góp cho nhóm. Vì vậy hãy cố gắng hoàn thành tốt

nhiệm vụ được giao. Được phân công nhiệm vụ đồng nghĩa với việc nhóm đã tin
tưởng vào khả năng của mình. Cho nên mình càng phải nổ lực hơn nữa để khẳng
định năng lực của mình, để củng cố hơn lòng tin mà nhóm dành cho mình. Điều
này cũng thể hiện phần nào tình cảm của mình đối với nhóm.
Từ sự cố gắng của mỗi cá nhân, lòng tin mà các thành viên dành cho nhau,
cộng vào là sự thấu hiểu tính cách, tình cảm của nhau mà giữa các thành viên sẽ
có sự đồng điệu. Từ đó các thành viên sẽ phối hợp một cách hài hòa, chặt chẽ.
Tinh thần đoàn kết của nhóm càng khắng khít hơn. “Đoàn kết là lực lượng vô
địch để chúng ta khắc phục khó khăn giành lấy thắng lợi”, “Đoàn kết là sức
mạnh, đoàn kết là thắng lợi”.
Stella Terrill Mann đã từng nói: “Dù Chúa có hy vọng gì về khả năng của
con người, họ cũng không thể làm được nếu không hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau”.
Như vậy sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm là hết sức quan
trọng.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 23/31


Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN ANH VĂN
- SV.Nguyễn Kim Trâm – Lớp ĐH10CT Nhân Hội nghị học tốt của khoa Lý luận chính trị, tôi xin chia sẻ một số
phương pháp học tốt môn Anh văn mà tôi tổng hợp được từ kinh nghiệm của bản
thân và từ thực tế việc học tiếng Anh của bạn bè hiện nay. Hy vọng rằng bài viết
này có thể giúp các bạn phần nào trong việc lựa chọn cho mình những phương
pháp để học môn anh văn tốt nhất.
A. Luyện các kĩ năng:
I / Kĩ năng đọc:
1. Trước hết bạn hãy đọc lướt qua tài liệu. Hãy xác định đâu là những đề

mục chính, các phần, và cả những tài liệu liên quan? Mục đích của việc này là để
nắm rõ những nội dung chính mà bạn cần quan tâm đồng thời bạn sẽ quyết định
quá trình đọc sẽ đi theo hướng nào.
2. Trong khi đọc, bạn hãy chú ý điều chỉnh tốc độ. Chắc chắn bạn sẽ cảm
thấy mệt mỏi nếu cứ phải tập trung chú ý vào tất cả các phần, các nội dung trong
bài. Có thể đọc chậm lại nếu bạn cảm thấy đây là phần quan trọng của bài. Và
đừng quên tăng tốc trước một phần quá quen thuộc và cực kỳ dễ hiểu (hoặc là
phần không cần phải hiểu rõ).
3. Nên tập trung vào các từ chính trong câu, hay các ý chính trong bài. Sẽ
rất lãng phí thời gian nếu bạn mất quá nhiều công sức vào các liên từ, giới từ, hay
các mạo từ (a, an, the, but, and, or, nor, but, etc.)
4. Hãy đánh dấu quá trình đọc một đoạn văn bằng bất kỳ cái gì có thể được.
Một cái bút chì, bút nhớ, ngón tay của bạn đều có thể là tiêu điểm điều khiển mắt
bạn hướng từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới. Như vậy bạn sẽ không bỏ lỡ
các ý chưa đọc mà cũng tránh phải đọc đi đọc lại vì nhầm.
5. Hãy luyện tập thật nhiều! Đó cũng là bí quyết thành công khi muốn học
bất cứ kỹ năng nào trong tiếng Anh. Bạn hãy chăm chỉ đọc, đọc mọi thứ về mọi
chủ đề mà bạn quan tâm vào bất kỳ lúc nào có thể. Và đừng quên ghi nhớ những
thông tin quan trọng. Trong khi đọc nếu có chỗ nào chưa hiểu rõ thì tốt nhất nên
bỏ qua để không làm cản trở quá trình đọc của mình. Và tất nhiên là bạn sẽ quay
trở lại và nghiên cứu kỹ hơn sau đó.
II / Kĩ năng viết:
Viết là kỹ năng quan trọng giúp bạn học tốt tiếng Anh. Khi viết, bạn có thể
luyện tiếng cũng hiệu quả như khi đọc, bởi bằng hoạt động viết bạn sẽ càng hiểu
được ngôn ngữ hơn. Để luyện tập tốt nhất, hãy viết tiếng Anh hàng ngày như viết
thư cho bạn bè hoặc chỉ là những lời nhắn đơn giản hoặc nghĩ gì viết nấy. Bắt

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 24/31



Tham luận Hội nghị học tốt khoa Lý luận chính trị Năm học 2010 – 2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

đầu bằng những câu đơn giản sau đó có thể viết câu dài hơn và phức tạp hơn khi
tiếng Anh của bạn khá hơn.
III / Kĩ năng nói:
Một trong những cách tốt nhất để học tiếng Anh hiệu quả là nói. Nói tiếng
Anh càng nhiều càng tốt, cho dù lúc ban đầu bạn có thể cảm thấy ngượng ngịu.
Ban đầu, bạn hãy nghe những đoạn hội thoại mẫu trong các tình huống hàng
ngày sau đó tiến hành luyện tập, nhắc lại. khi luyện tập, tiếng Anh của bạn sẽ
được cải thiện. Hãy thực hành nói với bạn bè hoặc tham gia một lớp học tiếng
Anh giao tiếp …
IV / Kĩ năng nghe:
Nghe hiểu tiếng Anh là một trong những kỹ năng quan trọng và khó nắm
vững. Để hiểu được, bạn cần học nghe hội thoại tiếng Anh càng nhiều càng tốt.
Càng nghe nhiều thì khả năng hiểu của bạn càng tăng lên. Cũng đừng cố gắng để
dịch sang tiếng mẹ đẻ trong khi nghe. Thay vào đó, bạn chỉ nghe, nghĩ và hiểu
bằng tiếng Anh, bởi việc dịch sẽ trở thành một rào cản cho bạn về sau này.
Hãy tìm hiểu về trọng âm. Trong tiếng Anh có hai loại trọng âm là trọng âm
của từ (những âm tiết được nhấn mạnh trong một từ) và trọng âm của câu (những
từ được nhấn mạnh trong một câu).
Trọng âm của từ là chìa khoá giúp người nghe xác định đúng từ mà người
nói sử dụng và từ đó đưa ra những hồi đáp thích hợp. Ví dụ: Khi được phát âm
đúng thì 3 từ “photograph”, “photographer” và “photographic” nghe không hề
giống nhau vì mỗi từ lại có trọng âm ở những âm tiết khác nhau. PHOtograph
phoTOgrapher photoGRAphic
Điều này luôn đúng với mọi từ tiếng Anh có từ hai âm tiết trở lên như:
TEACHer, JaPAN, CHINa, aBOVE, converSAtion, Interesting, imPORtant,
deMAND,
etCETera

.v.v…
Những âm tiết không phải là trọng âm được gọi là những âm tiết “yếu” hay “im
lặng”. Người bản xứ khi nói chuyện bằng tiếng Anh thường chỉ nghe những âm
tiết được nhấn mạnh (có trọng âm) chứ không để ý nhiều đến những âm tiết yếu
(không
phải
trọng
âm).
Nếu đang theo một khoá học tiếng Anh, bạn có thể đề nghị giáo viên giúp bạn
hiểu kỹ hơn về trọng âm từ trong tiếng Anh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập nghe
trọng âm của những từ riêng lẻ mỗi khi bạn nghe tiếng Anh trên đài hay trong
phim chẳng hạn. Hãy nghe và cố gắng xác định đâu là trọng âm của từ.
Có hai nguyên tắc cần ghi nhớ về trọng âm của từ:
Từ có một âm tiết thì trọng âm rơi vào chính âm tiết đó.
Trọng âm luôn rơi vào nguyên âm.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 25/31


×