Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Hướng dẫn kiển khai các ý tưởng kinh doanh thực phẩm, ăn uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.83 MB, 59 trang )

Kinh doanh bún đậu mắm tôm bình dân
Bún đậu mắm tôm – món ăn khoái khẩu
Bún đậu mắm tôm là món ăn khá nổi tiếng ở Hà Nội nhưng giá cả lại bình dân với khoảng 25.000
đồng mỗi suất. Một suất bún đậu gồm có một đĩa bún, một đĩa đậu phụ rán, một vài cọng rau sống
và một bát mắm tôm có pha chế chanh, đường.
Với những bí quyết pha chế mắm tôm riêng của mỗi hàng bún đậu, món mắm này không còn vị tanh
mà trái lại, có hương vị thơm ngon hấp dẫn. Vì vậy, bún đậu mắm tôm là món ăn được rất nhiều
người ưa thích.
Chính vì là món ăn khoái khẩu của nhiều người nên một vài năm trở lại đây, quán bún đậu mọc lên
khắp các khu dân cư, ngõ phố, cơ quan… trên địa bàn Hà Nội.
Nhiều người nắm bắt được xu thế này đã kiếm được bộn tiền nhờ kinh doanh bún đậu. Cô Nguyễn
Thị Mẫn, chủ cửa hàng bún đậu trên phố Trần Đại Nghĩa chia sẻ: “Bán bún đậu không cần đầu tư
nhiều vốn, quan trọng phải có địa điểm rộng, bún và đậu ngon, giá cả hợp lý”. Cô cho biết mình đã
có thâm niên 10 năm bán bún đậu ở khu vực này. Khách hàng của cô chủ yếu là sinh viên các
trường đại học Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân… nên cô chỉ bán giá bình dân.
Trên khắp các phố Hồ Tùng Mậu, Xuân Thủy hay phía Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, chợ Kim
Liên, Chợ Nghĩa Tân… hàng bún đậu nào cũng đông cứng khách. Ít người biết rằng, thu nhập của
những cửa hàng bún đậu này lên tới tiền triệu mỗi ngày.

Phân bổ nguồn vốn
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với các thành viên cách thức mở một cửa hàng
bún đậu bình dân với số vốn 50 triệu đồng. Nếu công việc kinh doanh thuận lợi, chỉ sau một tháng
bạn có thể thu hồi vốn. Sau đây là cách phân bổ nguồn vốn 50 triệu để chuẩn bị cho một cửa hàng
bún đậu.
- Chi phí thuê cửa hàng: 4 triệu/tháng, thuê 6 tháng mất 24 triệu đồng.
- Chi phí mua bàn ghế, đồ bếp, bát đũa: 12 triệu
- Chi phí nguyên liệu: 5 triệu
- Chi phí phát sinh: 5 triệu
- Vốn dự trù: 4 triệu

Các bước tiến hành


Bước 1: Tìm nguồn nguyên liệu

1


Với bất kì hàng ăn nào, nguyên liệu tươi ngon luôn được khách hàng quan tâm hàng đầu. Bún đậu
mắm tôm có 4 loại nguyên liệu chính là bún, đậu, rau thơm và đặc biệt là mắm tôm, người bán hàng
phải có kinh nghiệm lựa chọn những đầu mối cung cấp hàng chất lượng.
Bún ăn kèm với đậu là bún bánh, bún trắng, sợi nhỏ và mềm. Đậu ngon nhất là đậu mơ, khi rán lên
phải thơm vàng, giòn tan. Mắm tôm phải mới, khi pha lên phải thơm ngon, dậy mùi. Rau thơm, đặc
biệt là rau kinh giới phải tươi và sạch.

Đậu Mơ Hà thành
Bác Lâm Thị Quế, chủ cửa hàng bún đậu mắm tôm trên phố Đại La – Minh Khai cho biết: “Khách
hàng đều là những người rất sành ăn, do vậy tôi chọn đậu mơ, loại đậu vừa mềm mịn, vừa thơm.
Riêng bún, tôi đặt ở làng Phú Đô, Mỹ Đình. Nhờ có nguồn nguyên liệu sạch, ổn định, nên quán tôi
lúc nào cũng đông khách, có hôm không còn chỗ để ngồi”.
Ngoài ra, dầu ăn để rán đậu cũng là một vấn đề rất quan trọng. Nhiều cửa hàng ham rẻ sử dụng
những can dầu ăn không rõ nguồn gốc, chất lượng kém gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách
hàng. Cô Lê Thị Thu, chủ của hàng bún đậu khu vực chợ Nghĩa Tân cho biết: “Cửa hàng bún đậu
của cô 100% sử dụng dầu ăn Tường An, giá đắt một chút nhưng rất đảm bảo vệ sinh. Làm ăn phải
trung thực và đặt khách hàng lên trên hết, như vậy khách họ mới đến với mình”.

2


Bước 2: Thuê địa điểm

Với nguồn vốn hạn hẹp, chi phí thuê cửa hàng khoảng 4 triệu đồng/tháng, bạn cần suy nghĩ kỹ và
dành thời gian đi tìm địa điểm hợp lý nhất. Hãy ưu tiên những khu vực có nhiều cơ quan công sở,

trường đại học, giao thông thuận lợi, đặc biệt là có vỉa hè và tiện chỗ để xe.
Nhiều cửa hàng bún đậu mắm tôm mọc lên trong ngõ nhưng gần chợ, cạnh trường đại học... lúc
nào cũng đông kín khách bởi khu vực này rất đông sinh viên và dân công sở. Sau đây là một số gợi
để bạn tìm thuê địa điểm:
- Chọn cửa hàng nhỏ, phù hợp với quy mô vốn 50 triệu
- Ưu tiên gần chợ, các cơ quan công sở, trường đại học...
- Ưu tiên quán có vỉa hè rộng, có chỗ để xe…
Bước 3: Mua sắm đồ đạc

3


Mở cửa hàng bún đậu bình dân, bạn chỉ cần mua sắm những đồ đơn giản. Nếu biết cách mua bàn
ghế nhựa thanh lý sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn. Sau đây là một số gợi ý khi mua sắm đồ
đạc cho cửa hàng bún đậu:
- Bàn nhựa Song Long 15 chiếc, giá 105.000/chiếc;
- Ghế nhựa Song Long: 60 chiếc, giá 20.000/chiếc;
- Đĩa bày đậu và bún: 120 chiếc, giá 5 nghìn đồng/chiếc;
- Bát con pha mắm tôm, nước chấm: 60 chiếc, giá 2 nghìn đồng/chiếc;
- Rổ nhựa nhỏ đựng quất, rau thơm: 100 chiếc, giá 3 nghìn đồng/chiếc;
- Bếp gas, 2 chảo lớn, đũa, kéo cắt bún và đậu, mẹt đựng bún…
Bước 4: Khai trương cửa hàng
Để nhiều người biết đến cửa hàng bún đậu của bạn, khi chuẩn bị khai trương bạn hãy cho người
phát tờ rơi khu vực quanh cửa hàng. Đừng quên có những chính sách giảm giá hấp dẫn.
Sau đây là một số gợi ý để bạn thu hút khách hàng:
- Phát tờ rơi giảm giá 10-15% cho ngày đầu khai trương;
- Giảm 20% cho nhóm đi từ 5 người trở lên;
- Tặng kèm trà đá, trà nóng hoặc kẹo cao su cho khách đến ăn.
Theo khảo sát, mỗi suất bún đậu chỉ gồm bún, đậu và mắm tôm đã có giá 25.000 đồng. Một kg bún
có giá khoảng 10.000 đồng. Mỗi kg bún có thể chia ra cho ít nhất 5 suất, tính ra chỉ 2.000 tiền

bún/một suất bún đậu mắm tôm. Mỗi suất bún đậu có hai bìa đậu phụ rán giòn (khoảng 2.000
đồng/một bìa đậu), tính ra hết chưa đến 5.000 đồng tiền đậu.
Cộng thêm các chi phí khác như tiền mắm tôm, rau sống, giấy ăn, gia vị… có thể thấy một suất bún
đậu mắm tôm chi phí chỉ khoảng 10.000 đồng. Như vậy, với mỗi suất bún đậu được bán với giá
25.000 đồng, bạn có thể thu lãi 15 nghìn đồng/suất.
Khi đã có một lượng khách tương đối ổn định bạn có thể bán kèm các món khác như bún giả cầy,
bún nem, chả cốm hay lòng lợn, trà đá, lúc đó lợi nhuận sẽ tăng gấp bội.

4


Bí quyết bán bún đậu đông khách

Nhiều cửa hàng bún đậu nhìn rất hấp dẫn nhưng lại không hề đông khách bởi điểm trừ của họ là
“mắm tôm pha không chuẩn”. Món bún đậu hấp dẫn bởi 4 yếu tố hòa quyện như đã nói ở trên là
bún, đậu, rau thơm và mắm tôm. Bí quyết pha mắm tôm rất quan trọng.
Bác Lâm Thị Quế chia sẻ bí quyết pha mắm tôm mà khách nào ăn cũng “tấm tắc khen ngon” của
mình: “Đầu tiên, để có bát nước mắm tôm chấm bún đậu ngon thì đương nhiên là mắm tôm phải là
loại ngon. Mắm ngon là khi nếm mắm phải có vị ngọt, thanh chứ không khẳn. Nếu mắm tôm nhìn
hơi hồng hồng càng ngon, màu trông đen sì là mắm không ngon và là mắm để lâu rồi”.
“Mắm pha phải đầy đủ gia vị như ớt, đường, chanh. Cho thêm một chút rượu nữa để khử bớt mùi
mắm. Khi ăn cho thêm chút mỡ (nếu dùng dầu cũng được nhưng không ngon bằng mỡ) dùng chiên
đậu và khi cho vào phải để mỡ hơi nguôi (để tránh làm mắm tôm bị chín sẽ vón và lắng xuống đáy)”,
bác Quế tiết lộ thêm
Ngoài ra, một bí quyết nữa giúp cửa hàng của bạn lúc nào cũng đông khách. Đó là sử dụng rau
thơm là rau sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh. Bạn chỉ cần treo một biển quảng cáo: “ Bún đậu bình
dân, 100% rau sạch”, chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng hiếu kì.
Tuy nhiên, quảng cáo cũng phải đúng sự thật. Bạn có thể liên kết với một cửa hàng rau sạch nào đó
có tên tuổi để họ chuyên cung cấp rau sạch cho bạn thường xuyên với giá ưu đãi.


5


Một cửa hàng bún đậu với bí quyết pha mắm thơm ngon, rau thơm xanh non, sạch, sẽ tạo ra nét
riêng độc đáo cho cửa hàng bún đậu của bạn. Đó cũng chính là bí quyết kinh doanh thành công của
nhiều chủ cửa hàng bún đậu.

6


Kinh doanh cà phê sách
Giới thiệu chung
Bạn có niềm đam mê đọc sách? Bạn ấp ủ ý tưởng mở một quán café sách, nơi những người
“ghiền” sách giống bạn có thể thưởng thức những ly cà phê thơm ngon, đồng thời được đắm mình
trong một không gian yên tĩnh tuyệt đối để được “phiêu” cùng những cuốn sách hay? Nhưng để
bước chân vào lĩnh vực kinh doanh này, bạn cần chuẩn bị những gì? Làm thế nào để xây dựng
được một thương hiệu cà phê sách độc đáo và đảm bảo doanh thu? Hãy tham khảo bí quyết, kinh
nghiệm của các chủ quán cà phê sách thành công được tổng kết trong bài viết dưới đây.
Trong guồng quay chóng mặt của cuộc sống hiện đại, người ta không còn mấy thời gian dành cho
việc đọc sách. Số lượng những người mê sách, ham đọc sách cũng không còn nhiều. Theo thống
kê, ở nước ta hiện nay, số người đọc sách thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%, số lượng thỉnh thoảng
đọc là 44%, số hoàn toàn không đọc là 6,2% - một con số khá cao so với thế giới. Sự xuất hiện của
mô hình cà phê sách trong khoảng chục năm trở lại đây đã đáp ứng một không gian lý tưởng cho
những người yêu sách, đồng thời mở ra xu hướng mới, độc đáo, góp phần xây dựng nền văn hóa
đọc cho giới trẻ, giúp họ tìm về cái hay, cái đẹp của việc đọc sách.
Điểm khác biệt của cà phê sách
Đặt chân vào quán cà phê sách, bạn không chỉ được thưởng thức hương vị đặc biệt của cà phê mà
còn được tận hưởng khoảng không gian đặc biệt yên tĩnh, không lẫn vào đâu được để thả hồn mình
vào những trang sách. Khách đến với cà phê sách thường là doanh nhân, trí thức, những người
sành cà phê, nghiền sách và thèm có những phút giây yên tĩnh.

Quán cà phê thì chỉ cần cà phê ngon. Cà phê sách thì cần cà phê ngon và sách hay. Điều đặc biệt
là cà phê trong quán cà phê sách thực chất chỉ là “gia vị” cho những cuốn sách mà thôi. Bởi vậy
ngay từ khi lên ý tưởng mở quán, bạn đã phải tính toán đến hai yếu tố này. Cà phê thơm ngon, sách
hay và phục vụ đúng đối tượng hướng tới.
Hầu hết các chủ quán cà phê sách đều đến với nghề bắt nguồn từ niềm đam mê, từ tình yêu với
sách. Như bác Đoàn Tử Huyến, chủ quán cà phê sách Đông Tây bản thân là một người yêu sách
đồng thời lại là người làm sách nên đã lưu trữ được một lượng lớn sách rất có giá trị. Từ tủ sách
của gia đình, bác muốn được chia sẻ nguồn tri thức đó đến với bạn bè và những người xung quanh
nên đã hình thành nên Trung tâm văn hóa Đông Tây - tiền thân của thư viện cà phê Đông Tây hiện
nay.
Chị Đoàn Minh Hằng - chủ quán Lollybooks café và bác Đoàn Tử Huyến - chủ quán Cà phê sách
Đông Tây chia sẻ về ý tưởng kinh doanh cà phê sách:

7


Địa điểm, thiết kế quán

Tranh vẽ tường thể hiện ý tưởng thiết kế của chủ quán Lollybooks cafe
Lựa chọn địa điểm kinh doanh: Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng lớn tới việc thành công của
quán. Có một địa điểm kinh doanh tốt là đã đảm bảo được 40% thành công.
Bạn cần phải đánh giá kỹ về tình hình dân cư, giao thông, khách vãng lai ở khu vực mà bạn chọn để
mở quán, từ đó quyết định có mở quán hay không và mở quán theo phong cách gì cho phù hợp.
Cần tham khảo ý kiến của nhiều người, nhất là những người có kinh nghiệm về lĩnh vực này bởi
ngoài những hiểu biết cần thiết, họ còn có trực giác rất đáng tin cậy khi chọn lựa địa điểm kinh
doanh. Một quán café sách cần phải đặt ở nơi yên tĩnh, gần các khu chung cư, các trường đại học
hoặc nơi có đông dân cư, có chỗ để xe rộng rãi.
Bác Đoàn Tử Huyến, chủ quán cà phê sách Đông - Tây, N11A Trần Quý Kiên - Cầu Giấy - Hà Nội
chia sẻ: “Tôi lựa chọn địa điểm này trước hêt vì nơi đây khá rộng, thoáng mát và yên tĩnh. Thứ hai,
giá cả thuê địa điểm tương đối rẻ so với giá thuê tại khu vực trung tâm. Thứ ba, nơi này gần các khu

chung cư, đặc biệt gần các trường đại học lớn, với tiêu chí hướng đến phục vụ các bạn sinh viên
gần đây".
Chọn phong cách và thiết kế quán: Xác định được phong cách của quán cũng là điều rất quan
trọng, giúp bạn tránh sự lan man trong việc thiết kế hoặc lựa chọn thiết kế, định hướng cụ thể hơn
những gì mà bạn sẽ làm, cũng như cần phải đầu tư bao nhiêu, như thế nào.

8


Bạn nên chú trọng đến khâu thiết kế quán vì nó quyết định tính thẩm mỹ và cả phần “hồn” của quán,
từ đó quyết định tính hiệu quả trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy gạt bỏ suy nghĩ rằng chỉ có
những quán cà phê lớn, sang trọng với vốn đầu tư nhiều mới cần đến thiết kế. Ngay cả khi quán
của bạn chỉ có chi phí đầu tư vài chục triệu thì bạn cũng nên suy nghĩ nghiêm túc đến vấn đề này.
Bạn nên mạnh dạn nhờ đến các chuyên gia thiết kế, những công ty thiết kế, trang trí nội ngoại thất
để thiết kế và tạo phong cách cho quán.
Tùy thuộc vào diện tích của mỗi quán mà thiết kế khác nhau.Ví dụ như mẫu thiết kế của quán cà
phê sách Edge Zigzag tại phố Nguyễn Xí, Hoàn Kiếm, Hà Nội mang phong cách pop art phù hợp với
giới trẻ, kích thích sự tìm tòi, học hỏi. Quán được thiết kế dựa trên ý tưởng những đường zigzag và
hình khối cơ bản. Mặt bằng quán cà phê được thể hiện rất rõ bằng 1 đường zigzag lớn, có lối đi trên
mặt nước độc đáo. Quán được thiết kế 4 khu chính: khu zigzag, khu vuông, khu ngoài trời và khu
reception.
Thiết kế của quán café sách thể hiện ý tưởng của người chủ quán. Chị Đoàn Minh Hằng, chủ quán
Lollybooks café - số 18 ngõ 131 Thái Hà, Hà Nội, chia sẻ: “Phong cách của quán cà phê thể hiện
phong cách của chủ quán/người quản lý. Tiêu chí đầu tiên là phải tạo được sự ấm áp và cảm giác
đang bước chân vào một thư viện sách thực sự với những điểm nhấn độc đáo về màu sắc, tranh vẽ,
cách bài trí sách”. Ở quán Lollybooks, trên cầu thang dẫn lên tầng 2 và cả ở không gian tầng 2 có
những bức tranh vẽ tường rất tinh tế về biểu tượng các nước trên thế giới như: tháp Eiffel (Pháp),
tháp Big Ben (Anh), tháp Pizza (Ý), Quảng trường Đỏ (Nga), Opera House (Australia),… vừa thể
hiện ước mơ đi du lịch vòng quanh thế giới của bản thân chị Hằng, vừa thể hiện chiến lược của
Lollybooks thông qua chuỗi chương trình “Ô cửa mở ra thế giới”, mở ra những cánh cửa giúp mọi

người khám phá thế giới.
Đối với một quán cà phê nói chung và cà phê sách nói riêng thì tiêu chí đẹp không phải là quan
trọng nhất như nhiều người vẫn nghĩ. Quan trọng nhất là cảm giác của khách khi ngồi trong quán,
họ có cảm thấy thoải mái, dễ chịu không, có cảm thấy đó là nơi dành cho họ hay không. Điều đó giải
thích vì sao có những quán cà phê sang trọng nhưng vẫn vắng khách trong khi có rất nhiều quán
khác rất giản dị, bình thường nhưng lại có lượng khách rất đông.
Nghiên cứu thị hiếu của các tầng lớp khách hàng: Trên cơ sở tìm hiểu thị hiếu của các nhóm
khách hàng (học sinh, thanh niên trẻ, giới văn phòng, giới kinh doanh,...), bạn lựa chọn nhóm khách
hàng chủ chốt để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể, đáp ứng đúng thị hiếu của nhóm khách hàng đó.
Ví dụ như các bạn trẻ, sinh viên ngoài nhu cầu đọc sách, họ còn có nhu cầu khám phá, trải nghiệm.
Bạn có thể tổ chức các câu lạc bộ theo mỗi nhóm sách: câu lạc bộ các bạn trẻ yêu thích du lịch,
kinh doanh, làm giàu, câu lạc bộ ngoại ngữ, điện ảnh, âm nhạc,... Đây cũng là hình thức để thu hút
giới trẻ đến với quán của bạn.

9


Chuẩn bị đầu tư

- Trên cơ sở địa điểm kinh doanh lựa chọn được, lập phương án tài chính cụ thể: chi phí đầu tư cố
định, vốn lưu động, thuê địa điểm, chuẩn bị thủ tục giấy tờ đăng ký mở quán. Để mở một quán café
sách bạn không phải mất một số vốn quá lớn. Tuy nhiên việc cân bằng về nguồn vốn là rất quan
trọng.
Để quán vận hành, bạn cần phải hoàn tất thủ tục giấy tờ kinh doanh. Bạn có thể đến Sở Kế hoạch
Đầu tư hoặc Chi cục thuế nơi bạn định mở quán, họ sẽ hướng dẫn cụ thể các bước và giấy tờ cần
thực hiện. Hoặc nếu bạn thấy khó khăn có thể thuê dịch vụ ngoài, giá khoảng 1 triệu đồng.
- Lựa chọn, tìm hiểu các nguồn sách đáp ứng nhu cầu thị hiếu mà khách chủ yếu hướng tới. Hầu
hết nguồn sách của quán đều xuất phát từ tủ sách cá nhân gia đình. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tận
dụng lợi thế này, có thể huy động tủ sách của bạn bè, người thân, bổ sung thêm những đầu sách
mới, báo, tạp chí,… Chi phí cho sách không quá lớn trong tổng vốn đầu tư của quán. Tuy nhiên bạn

cần chú trọng đến việc sắp xếp, bố trí các loại đầu sách sao cho hợp lý, thuận tiện cho khách hàng
tra cứu, tìm kiếm sách.
- Tiến hành ký hợp đồng thuê mặt bằng. Khi thỏa thuận ký hợp đồng thuê địa điểm, bạn phải khéo
léo đàm phán với chủ nhà, buộc họ chấp nhận bồi thường nếu họ tự ý phá vỡ hợp đồng. Điều
khoản này sẽ giúp bạn duy trì địa điểm kinh doanh được lâu dài, tránh lâm tình trạng “khóc dở mếu
dở” khi quán của bạn đang ăn nên làm ra thì chủ nhà không cho thuê tiếp.

10


- Trên cơ sở thiết kế của quán, lựa chọn các vật dụng trang trí, bàn ghế, quầy bar, ly, tách,... cho
phù hợp.
- Lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên và phương án quản lý kinh doanh chi tiết (quản lý nguyên vật
liệu đầu vào, quản lý thu ngân, điều hành nhân viên),... Đối với quán cà phê sách, nhân viên được
chia thành các nhóm: bảo vệ, pha chế, phục vụ bàn, phục vụ tra cứu sách (riêng nhóm này phải có
vốn kiến thức, am hiểu về sách). Bác Đoàn Tử Huyến, chủ quán cà phê sách Đông- Tây cho
biết: “Bên cạnh việc tuyển chọn nhân viên pha chế, phục vụ bàn thì bác đặc biệt coi trọng và cố
gắng tìm được nhân viên trông coi sách. Thư việc sách khá lớn với các đầu sách khác nhau, vì vậy
có một nhân viên thư viện chuyên nghiệp làm việc sẽ đáp ứng những thắc mắc và nhu cầu tra cứu
của khách hàng”.
Bạn có thể tuyển nhân viên là sinh viên cũng khá phù hợp. Chia sẻ về kinh nghiệm quản lý nhân
viên, chị Đoàn Minh Hằng, chủ quán Lollybooks café cho biết: “Lollybooks tạo ra một sân chơi, một
môi trường giúp nhân viên phát triển bản thân, điều đó sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy gắn bó với
quán”.
- Lên phương án tiếp thị: băng rôn, tờ rơi, quảng cáo. Đặc biệt bạn có thể sử dụng mạng xã hội để
có thể quảng bá hình ảnh của quán, thu hút các bạn trẻ. Ví dụ, bạn có thể lập một trang facebook
riêng của quán mình để vừa tạo điều kiện cho các bạn trẻ giao lưu, học hỏi vừa có thể tổ chức các
sự kiện xoay quanh các chủ đề về sách tại quán café của bạn.

Kinh nghiệm quản lý

- Để quản lý kinh doanh hiệu quả, tránh thất thoát và dễ dàng tổng hợp báo cáo - đánh giá tình hình
kinh doanh, nên lựa chọn một hệ thống quản lý tự động toàn diện, tổng thể từ khâu order, chế biến,
tính tiền, quản lý khách hàng thân thiết đến hệ thống báo cáo, phân tích hoạt động kinh doanh. Hệ
thống này được gọi là hệ thống POS (point of sale) dùng cho nhà hàng, quán ăn, quán café,...
- Thường xuyên đào tạo cho đội ngũ nhân viên: Từ nhân viên pha chế đến nhân viên phục vụ bàn
đều phải có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, giao tiếp tốt, thân thiện, gần gũi với khách hàng và có
am hiểu về sách. Thường đối với các quán nhỏ thì không cần thiết quy định đồng phục cho nhân
viên, miễn sao gọn gàng, lịch sự là được.
- Pha chế đố uống: với quán cà phê sách, điểm nhấn là không gian đọc sách, nguồn sách hay. Tuy
nhiên, nếu kết hợp được cà phê ngon và sách hay thì chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng. Ngoài
cà phê, bạn có thể làm phong phú thêm menu của quán với các loại trà, sinh tố, nước hoa quả, hoa
quả dầm và một số loại bánh ngọt. Một số quán kết hợp được cả nét truyền thống có nước vối,
nước các loại cây lá thơm đặc trưng.

11


- Chiến lược kinh doanh, tạo sức hút cho quán: Theo chia sẻ của một số chủ quán, nếu đơn thuần
chỉ kinh doanh cà phê sách thôi thì lợi nhuận thu về sẽ không cao. Vì vậy, nhiều quán đã kết hợp
kinh doanh cà phê sách với tổ chức sự kiện: các sự kiện giải trí của giới trẻ, sự kiện giới thiệu sách
mới, câu lạc bộ thơ, triển lãm sách mới,… Bạn có thể liên hệ với các nhà sách, nhà xuất bản hay
các câu lạc bộ sáng tác để tổ chức các chương trình giới thiệu về sách mới, sách hay. Đây là
hướng đi khá khả quan, vừa tạo dựng được thương hiệu, tăng sức hút cho quán vừa đem lại nguồn
doanh thu không nhỏ.
Theo kinh nghiệm của 2 chủ quán cà phê sách Đông - Tây và Lollybooks café, bạn cần phải chủ
động tìm kiếm nguồn sách hay, giá trị cho quán. Ví dụ như quán Lollybooks café hiện có khoảng
1.000 đầu sách ngoại văn (Anh, Pháp, Nhật,…), gắn liền với đó là hoạt động của các câu lạc bộ
ngoại ngữ, các chương trình giao lưu với người nước ngoài, tìm hiểu văn hóa các nước. Trong
quán còn có cả một phòng chiếu phim nhỏ với sức chứa tầm 10 người để chiếu những bộ phim
được chuyển thể từ các tác phẩm văn học. Thứ 6 hàng tuần được định vị là chương trình âm nhạc,

có các band nhạc trẻ của các bạn sinh viên đến biểu diễn. Chính những nét độc đáo như vậy sẽ
giúp cho quán của bạn tạo được ấn tượng sâu đậm với khách hàng.
- Chính sách khách hàng: tùy vào từng dịp, bạn có thể đưa ra coupon giảm giá đối với các khách
hàng quen, khách VIP thường xuyên đến với quán.
Để kết thúc bài viết này, xin được trích dẫn lời chia sẻ rất tâm huyết của bác Đoàn Tử Huyến, chủ
quán cà phê sách Đông Tây: “Bất kể kinh doanh một ngành nghề nào cũng cần phải có sự đam mê
và kiên trì theo đuổi. Đôi khi sự tính toán ban đầu cũng không hoàn toàn là đúng. Quán của bác
cũng có những thời kỳ kinh doanh lỗ, lỗ triền miên nhưng sự đam mê và kiên trì theo đuổi giúp quán
vẫn đứng vững và bây giờ thì đã lớn mạnh. Bác tin rằng cà phê sách sẽ ngày càng phát triển”.

12


Kinh doanh quà vặt online
Kinh doanh quà vặt online: Một vốn bốn lời
Nhận thấy nhu cầu gọi quà vặt online đang dần trở thành “mốt” của giới văn phòng và giới
trẻ, nhiều chủ cửa hàng đã ngừng việc thuê cửa hàng, lập trang web riêng hoặc tài khoản
trên các mạng xã hội, làm hàng tại nhà và ship hàng tận nơi cho khách. Mô hình này vừa tốn
ít vốn đầu tư lại mang lại lợi nhuận cao, giúp các chủ hàng kiếm bộn tiền.
Mốt gọi quà vặt online
Thời tiết nắng nóng, thay vì ăn ở quán cóc vỉa hè, chị em công sở, các bạn học sinh, sinh viên rủ
nhau lên mạng gọi quà vặt online. Chỉ cần vài cú click chuột là có thể chọn cho mình những món ăn
như ý. Gọi quà vặt online được coi là mốt thịnh hành trong giới văn phòng và đặc biệt là giới trẻ.

Chỉ cần ngồi ở văn phòng và bấm điện thoại, bạn đã chọn được những món ăn vặt như ý
Nắm bắt được xu thế đó, Chị Mai Lan, chủ một cửa hàng quà vặt trên phố Hồ Tùng Mậu đã ngừng
việc thuê cửa hàng chuyển sang bán tại nhà. Chị chia sẻ: “Tiền thuê cửa hàng mỗi tháng cũng ngốn
5-7 triệu. Bán cả tháng, rồi lo trả các chi phí thì chẳng được lãi là bao. Nhận thấy đây là một cơ hội
tốt để kinh doanh, mình đã quyết định mở trang web và làm hàng tại nhà”.


13


Các trang web kinh doanh quà vặt online hiện nay đều hoạt động rất tốt, bất chấp khủng hoảng kinh
tế ảnh hướng đến đời sống tiêu dùng. Thống kê sơ bộ cũng có hàng chục trang web như:
quavatonline.com, anvatonline.net, anvatsaigon.com, hungrypanda.vn, eat24h.vn, hungry.vn,
thegioianvat.com, anvat4h.com,… chưa kể đến vô số các fapage bán hàng khác. Trang nào cũng vô
cùng bắt mắt, thực đơn phong phú, hội tụ đủ đặc sản các miền như: chè, hoa quả dầm, sữa chua,
bánh rán, nem chua rán, thịt xiên nướng, phở cuốn, bánh trôi tàu, bánh bột lọc… Các món ăn được
yêu thích với giá cả rất “hạt dẻ”, chỉ từ 3 - 25 nghìn đồng.

Chị Phương Dung, một khách hàng thường xuyên gọi quà vặt online cho biết: “Từ ngày biết đến
những địa chỉ bán quà vặt online uy tín, sạch sẽ, mình ít khi ngồi quán cóc vỉa hè. Gọi quà vặt online
tranh thủ ăn buổi trưa cùng các đồng nghiệp vừa đỡ tốn thời gian, lại tiết kiệm hơn. Ông xã mình có
bạn bè đến ăn uống mình cũng lên quà vặt online gọi các món nhậu về như thịt bò khô, nem chua
rán, nem lụi,…”
Các chiêu thu hút khách hàng
Để thu hút khách hàng, trang web quavatonline.com đưa ra lời cam kết chắc chắn, nguyên liệu tại
đây đều là siêu sạch: chỉ sử dụng sữa Vinamilk, phomai mua từ công ty Kiwi Food, dầu ăn Tường
An, không sử dụng đường hóa học, các chất phụ gia và hóa chất độc hại,… Với thực đơn phong

14


phú, đồ ăn ngon, an toàn, trang web tiện lợi, dễ sử dụng, giao hàng nhanh chóng,…
quavatonline.com đã có tới hơn 60.000 nghìn khách là fan ruột.

Lời cam kết của web quavatonline.com đã lấy được lòng tin của khách hàng
Nhiều trang web bán quà vặt online khác lấy lòng tin của khách hàng bằng cách thường xuyên chụp
ảnh quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên điều quan trọng nhất tạo nên sự thành công

của mô hình kinh doanh này phải là đồ ăn ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thái độ phục
vụ tốt, giá cả hợp lý.
Các trang web quà vặt cũng liên tục đưa ra các hình thức khuyến mại, kích cầu như mua 10 tặng 1,
đơn hàng trên 300 nghìn đồng sẽ được giao hàng miễn phí, tặng cốc cho khách hàng thân thiết, làm
thẻ tích điểm,…
Chị Tô Ngọc Hà, chủ một trang web kinh doanh đồ ăn vặt tại phố Bà Triệu chia sẻ bí quyết bán hàng
ngày nào cũng bận rộn từ sáng tới tối: “Để khách hàng tìm đến mình đã khó những giữ được chân
khách hàng còn khó hơn. Tôi phải tự tay đi mua thực phẩm tươi, sạch. Các nguyên liệu như trân

15


châu, thạch, nếp cẩm.. đều phải tự làm, không bao giờ mua đồ trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị
trường. Không mất chi phí thuê của hàng thì mình cũng nên bán rẻ hơn, lần sau khách hàng còn tìm
đến mình”.
Kinh doanh quà vặt online dễ kiếm bộn tiền nhưng nếu không biết cách bạn sẽ rất khó có thể thành
công. Nếu ấp ủ ý tưởng kinh doanh này, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ cách thức bán hàng, chi phí mở
trang web, cách chế biến đồ ăn ngon và an toàn rồi hãy bắt tay vào triển khai.

16


Kinh doanh thực phẩm sạch
Giới thiệu chung

Thực phẩm bẩn hiện nay đang trở thành nỗi lo thường trực của nhiều bà nội trợ. Thông tin liên tiếp
về thực phẩm nhiễm khuẩn, không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đã gây tâm lý hoang
mang tới người tiêu dùng. Dường như chất hóa học độc hại có trong hầu hết các loại thực phẩm, từ
tôm cá, rau củ đến các loại hoa quả, bánh trái, từ đồ ăn tươi sống đến thực phẩm khô, gia vị,… gây
ảnh hưởng xấu và lâu dài đến sức khỏe của con người. Nắm bắt được tâm lý cùng với nhu cầu tăng

cao của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch ra đời và ngày càng phát triển
mạnh mẽ.
Song không phải bất cứ ai kinh doanh lĩnh vực này cũng thành công. Chị Trương Thị Hiền, chủ cửa
hàng thực phẩm sạch trên phố Đội Cấn chia sẻ:“10 cửa hàng thực phẩm sạch mở ra thì có tới hơn
một nửa phải đóng cửa. Nguyên nhân là do thói quen của người dân vẫn thường mua thực phẩm tại
chợ. Giá cả thực phẩm tại cửa hàng cao, không cạnh tranh được với thực phẩm trôi nổi. Tuy nhiên
với số vốn từ 50 đến 300 triệu đầu tư mở một cửa hàng thực phẩm sạch bạn vẫn nắm chắc được sự
thành công, quan trọng là bạn phải có được nguồn hàng ổn định, chất lượng tốt, và biết cách bảo
quản thực phẩm”.

17


Nếu bạn đang ấp ủ kế hoạch kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch, hãy bắt tay ngay vào việc tìm
kiếm những nguồn cung cấp hàng uy tín và từng bước triển khai kế hoạch ấy.

Phân bổ nguồn vốn
Nếu muốn đầu tư 100 triệu để mở cửa hàng thực phẩm sạch, bạn có thể phân bổ nguồn vốn như
sau:



Thuê cửa hàng: 24 triệu/6 tháng




Mua sắm đồ: 25 triệu
Trang trí cửa hàng: 3 triệu




Chi phí điện nước và thuê nhân viên tháng đầu: 10 triệu



Nhập hàng và dự trữ vốn: 38 triệu

Các bước thực hiện
Bước 1: Khảo sát thị trường
Bước đầu tiên bạn cần phải làm là khảo sát thị trường khu vực mình định thuê cửa hàng xem thị
trường ở đó có tiềm năng không? Bạn cần khảo sát những vấn đề sau:


Thói quen mua thực phẩm của người dân



Thu nhập, mức sống



Ở khu vực đó có cửa hàng thực phẩm sạch nào chưa? Họ làm có tốt không? Cách
thức hoạt động ra sao? Nếu chưa tốt hãy tìm ra nguyên nhân.



Bạn có thể làm phiếu khảo sát về nhu cầu thực phẩm của người dân khu vực đó. Họ
thường mua những thực phẩm gì, rau gì, mức chi tiêu cho thực phẩm hàng ngày là
bao nhiêu. Việc này giúp bạn nhập được những nguồn hàng chất lượng và phù hợp,

đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, phiếu khảo sát cũng giúp bạn điều
chỉnh mức giá cho hợp lý với mức chi tiêu của người dân.

Bước 2: Tìm nguồn hàng

18


Một yếu tố quan trọng giúp việc kinh doanh thực phẩm sạch của bạn thành công là phải tìm được
nguồn hàng ổn định, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chị Nguyễn Minh Anh, một khách hàng
thân thiết của cửa hàng thực phẩm sạch Rau Bác Tôm, trên phố Hoàng Văn Thái cho biết: “Khái
niệm hàng sạch bây giờ bị làm dụng nhiều, không biết thế nào là sạch, nếu chỉ có cái giấy chứng
nhận thì không tin được. Sở dĩ mình thường xuyên mua hàng tại Rau Bác Tôm là do tin tưởng người
chủ cửa hàng, thực phẩm ở đây rất phong phú, tươi ngon, có đủ đặc sản ba miền. Mình rất yên
tâm”.

Anh Trần Mạnh Chiến, chủ thương hiệu thực phẩm sạch Rau Bác Tôm chia sẻ: “Để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng, tôi thường xuyên đi công tác, liên kết với các đơn vị cung cấp thực phẩm sạch
để có được nguồn hàng tốt, làm hài lòng khách. Ví dụ như Nho Ba Mọi, Táo Ninh Thuận, hải sản lấy
từ Hoàng Sa, rau củ quả trồng ở Sóc Sơn, Hòa Bình, cà chua, cà rốt nhập từ Đà Lạt, tỏi Lý Sơn,
mắm tép đặc sản miền Trung, trứng gà Hòa Bình,…”

19


Khi khách hàng lựa chọn mua tại các cửa hàng thực phẩm sạch đồng nghĩa với việc họ sẽ chi một
số tiền đắt hơn gấp 2, 3 lần mua hàng ngoài chợ. Họ muốn nhận được những thực phẩm sạch thật
sự, chất lượng thật sự chứ không phải chỉ sạch trên giấy tờ.

Bước 3: Thuê và trang trí cửa hàng, mua sắm đồ đạc

Sau khi đã nắm được nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn hãy tiến hành thuê của hàng và trang
trí cửa hàng cho thật bắt mắt, gần gũi. Hãy trang trí cửa hàng bằng những biển hiệu có gam màu
xanh, hoặc nâu. Nếu có giấy chứng nhận của Bộ Y tế về thực phẩm sạch, an toàn, hãy treo nó ở
chỗ trang trọng nhất.

Một số lưu ý khi thuê cửa hàng:

• Nên thuê cửa hàng có diện tích phù hợp với quy mô đầu tư.

20


• Ưu tiên cửa hàng ở gần khu chung cư, dân sinh đông đúc, nơi người dân có mức thu nhập tốt.

• Cửa hàng phải có chỗ để xe, giao thông thuận tiện.

Một số đồ đạc bạn cần phải mua

• Tủ đông: 1 chiếc, dùng để bảo quản thực phẩm như thịt cá.

• Tủ mát: Tủ dạng kính trưng bày, có hệ thống làm mát phía dưới, dùng để bảo quản rau, củ, hoa
quả và thịt cá trong ngày.

21


• 2 kệ sắt siêu thị: 1 kệ to dùng để bày các loại rau, kệ nhỏ bày các loại đặc sản 3 miền như mắm
tép, trứng, hành tỏi, miến, mì chũ, tương ớt,…
• 10 rổ nhựa loại vuông: Dùng để bày hoa quả và những loại củ quả không cần phải bảo quản trong
tủ mát, nơi khách có thể dễ dàng nhìn thấy nhất.

• Máy tính: Máy tính có cài các phần mềm bán hàng để ở quầy thu ngân.
• 1 quầy thu ngân, camera, điện thoại bàn,…
Bước 4: Thuê và đào tạo nhân viên

22


Nhiều cửa hàng thực phẩm sạch mất khách vì nhân viên có thái độ hách dịch với khách hàng, cân
thiếu, không am hiểu về hàng hóa để tư vấn cho khách,… Do đó bạn cần lưu ý những điểm sau khi
tuyển nhân viên:
• Có thái độ ứng xử đúng mực, lịch sự với khách hàng.
• Am hiểu về thực phẩm, nguồn gốc của các loại hàng hóa để tư vấn cho khách hàng.
• Chăm chỉ, thật thà, nhanh nhẹn, tháo vát
• Đào tạo nhân viên cách chăm sóc khách hàng như: cúi chào khách hàng khi họ đến và đi, tư vấn
nhiệt tình, cân hàng chính xác,…
• Truyền nhiệt huyết cho nhân viên về việc bán hàng thực phẩm sạch phải có tâm.
Bước 5: Vận hành cửa hàng
- Xây dựng thương hiệu: Việc đặt tên cho cửa hàng và xây dựng thương hiệu cho cửa hàng thực
phẩm sạch của bạn vô cùng quan trọng. Cửa hàng Rau Bác Tôm của ông chủ Trần Mạnh Chiến
được khách hàng luôn nhớ đến vì cái tên vô cùng ý nghĩa và gần gũi. Rau Bác Tôm chọn gam màu

23


nâu đất làm chủ đạo khi thiết kế và xây dựng thương hiệu, từ bảng hiệu, túi, phông nền trang web,
đồng phục nhân viên,... Màu nâu đất biểu trưng cho đất, màu của sự gần gũi.
- Lập trang web: Khi cửa hàng của bạn phát triển đừng quên lập một trang web giới thiệu về cửa
hàng. Trang web đẹp, đầy đủ thông tin về cửa hàng, các loại thực phẩm, đối tác sẽ giúp thương
hiệu của bạn có thêm uy tín và phát triển mạnh mẽ.
- Lập Fanpage: Hãy lập một fanpage để bán hàng, vừa không tốn chi phí mà lại vô cùng hiệu quả.

Những bà mẹ trẻ bận rộn, những nhân viên văn phòng công sở không có thời gian đi mua đồ ăn,…
thường chọn cách mua đồ online. Hãy cập nhật thường xuyên hàng hóa lên fanpage để khách
hàng có thể biết được. Lưu ý admin phải trả lời nhanh và khéo léo những đơn đặt hàng và khi có
khách hàng phản hồi.
- Kinh doanh nhượng quyền: Khi đã có thương hiệu tốt, bạn không thể quản lý được hết mọi việc,
hãy nghĩ đến việc nhượng quyền. Nhưng phải đảm bảo họ làm đúng quy trình, đảm bảo nguồn
hàng, tránh ảnh hưởng đến uy tín đến thương hiệu bạn đã mất công xây dựng.

- Chăm sóc khách hàng: Ngoài việc tư vấn nhiệt tình cho khách hàng, giao hàng nhanh, cân hàng
chuẩn,… nhiều cửa hàng thực phẩm sạch thường xuyên tổ chức cho những khách hàng thân thiết

24


đi tham quan vườn rau sạch, nơi cửa hàng thường nhập hàng. Việc này tăng sự gắn bó và giúp
khách hàng tin yêu cửa hàng của bạn hơn.

Các lưu ý đặc biệt



Đầy đủ và đa dạng thực phẩm lựa chọn:
Các cửa hàng thực phẩm sạch phải luôn cam kết mang đến cho người dân các loại thực phẩm tươi
sống chất lượng nhất, từ rau hữu cơ đến hoa quả, đặc sản vùng miền, các loại thịt chỉ nuôi bằng
phương pháp tự nhiên không sử dụng cám và thức ăn công nghiệp, hay cá sông và hải sản được
đánh bắt từ thiên nhiên và bảo quản theo phương thức tự nhiên, hoàn toàn không dùng chất bảo
quản. Sản phẩm được thu mua, chọn lọc hàng ngày và đảm bảo độ tươi sạch phục vụ cho cuộc
sống của mọi nhà.




Đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm
Cửa hàng cần hợp tác toàn diện và lâu dài với nhiều đơn vị cung cấp thực phẩm sạch để mang đến
các loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn từ khâu nuôi trồng, chế biến đến vận chuyển, phân phối tới tay
người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm tại cửa hàng đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc vận chuyển
thực phẩm từ cửa hàng đến tay người tiêu dùng phải luôn được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ

25


×