Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Hướng dẫn triển khai các ý tưởng kinh doanh_Dịch vụ kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 62 trang )

Công ty công nghệ
Giới thiệu chung
Sự bùng nổ của thế hệ web 2.0 đã mang lại cơ hội lớn chưa từng có cho những người khởi nghiệp.
Giấc mơ kiếm tiền từ gara ô tô giống như Apple, Google hay Amazon,…không còn là điều gì quá xa
vời, đặc biệt là với những người tài năng, giàu kinh nghiệm và tham vọng.

Với những chuyên gia công nghệ, sự bùng nổ của thế hệ web 2.0 đã đem lại nhiều tác dụng tích
cực, một trong số đó là những người tài năng, tham vọng và nhiều kinh nghiệm có thêm cơ hội mở
công ty riêng và tạo ra những sản phẩm web của mình mà không phải bỏ ra quá nhiều tiền. Giấc
mơ kiếm tiền từ gara bỗng chốc nằm trong tầm tay, nhất là đối với những ai tham gia thiết kế giao
diện người dùng (UI). Những cơ hội này trước đây chỉ giới hạn cho giới lập trình hệ thống - những
người xây dựng nên các tính năng sản phẩm - thì nay mở rộng cho cả những chuyên gia phát triển
giao diện người dùng để đáp ứng những nhu cầu mới. Và với nhiều người, đây là một bước phát
triển đầy hứa hẹn.

1


Một hướng đi phổ biến nữa mà nhiều nhà thiết kế web chọn lựa là mở công ty dịch vụ web. Tức là
thay vì xây dựng các sản phẩm web như trên thì họ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ liên
quan.
Nhìn chung, cả hai hướng đi này đều có nhiều triển vọng. Song, lập công ty không phải là điều dễ
dàng. Khác với làm thuê, làm tư vấn, quá trình hình thành và phát triển một công ty công nghệ ẩn
chứa khá nhiều rủi ro và đòi hỏi những kỹ năng, hiểu biết mà ít nhà thiết kế web nào có được. Vì
thế, nếu bạn có ý định mở công ty riêng và muốn thành công, bạn cần phải lưu ý những điều sau
đây:

Bước 1: Đánh giá mức độ khả thi của việc bạn muốn làm
Có ý tưởng hay cho một sản phẩm hoặc có những kỹ năng mềm để đem lại cho khách hàng những
dịch vụ tốt hơn là một chuyện, còn tạo ra sản phẩm/dịch vụ và kiếm tiền bằng sản phẩm/dịch vụ đó
lại là một chuyện hoàn toàn khác.


Vì thế, bạn cần phải ngồi xuống và đánh giá một cách công tâm tính khả thi về mặt tài chính của
việc bạn muốn làm. Để làm thế, hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:


Ai sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn và tại sao họ lại muốn mua?



Sản phẩm/dịch vụ của bạn có giá trị gì đặc biệt?

• Xây dựng công ty để cung cấp sản phẩm/dịch vụ này đòi hỏi phải đầu tư những gì về nhân lực,
vật lực, cơ sở hạ tầng?


Thu nhập sẽ là bao nhiêu, bao lâu sẽ thu hồi vốn và bắt đầu có lãi?



Bạn có thể làm trong điều kiện không lương trong bao lâu?



Nếu cần, bạn có sẵn sàng sống kham khổ hơn để duy trì công ty không?

• Nếu thu nhập trước mắt không khả quan, liệu bạn có nguồn vay hay nguồn tài trợ nào khác
không?


Để công ty thành công, bạn phải hy sinh bao nhiêu thời gian của mình?


Có một điều trớ trêu là thực tế gần như không bao giờ xảy ra theo đúng như dự liệu của bạn.
Những doanh nhân mới vào nghề đa số đều đánh giá quá thấp chi phí bỏ ra và quá cao thu nhập.
Khi mới mở công ty, chúng tôi cũng thế, cứ nghĩ rằng mình sẽ kiếm được nhiều hơn rất nhiều. Thế
nhưng, trong suốt 6 tháng đầu, thu của chúng tôi chỉ đủ bù chi mặc dù chúng tôi đều là những nhà

2


thiết kế gạo cội và có mạng lưới quan hệ rộng rãi. Thế nhưng 6 tháng đã là rất may mắn rồi. Nhiều
doanh nghiệp mới còn phải chờ lâu hơn nhiều, trừ khi họ được bơm tiền từ đâu đó - có thể là từ
ngân hàng hoặc bạn bè, người thân.
Trong một số trường hợp, ý tưởng của doanh nghiệp có thể đủ hấp dẫn để lôi kéo các nhà đầu tư
mạo hiểm hoặc các nhà tài trợ. Nếu thế, hãy tranh thủ nguồn vốn đó càng sớm càng tốt vì nhiều khả
năng bạn sẽ phải cần đến nó ngay từ đầu.
Ngoài ra, xây dựng doanh nghiệp là một quá trình cực kỳ tốn thời gian và sức lực, nhất là giai đoạn
triển khai, hình thành và đi vào ổn định. Vì thế, bạn hãy hít thật sâu và chuẩn bị tinh thần làm việc
không kể ngày đêm - nhất là những việc không thuộc thế mạnh của bạn hoặc không có gì thú vị.
Bạn phải sẵn sàng dốc hết sức mình cho công việc nếu không doanh nghiệp bạn sẽ khó có thể tồn
tại.

Bước 2: Xác định xem bạn muốn tự điều hành doanh nghiệp hay
cần có thêm người cộng tác
Một khi đã hạ quyết tâm mở công ty thì điều quan trọng nhất bạn phải làm là xác định đội ngũ quản
lý ban đầu của mình gồm những ai. Đa số các công ty nhỏ chỉ có một người điều hành. Thế nhưng,
thật ra, làm việc cùng ai đó sẽ giúp doanh nghiệp bạn tăng trưởng nhanh hơn và công việc đỡ buồn
chán hơn rất nhiều.
Như tôi và cộng sự Andrei đều có chung niềm đam mê và quan điểm về thiết kế nhưng mỗi người
có một thế mạnh riêng. Andrei là một chuyên gia phát triển giao diện đúng nghĩa và đã nhiều năm
làm trưởng nhóm thiết kế giao diện những sản phẩm chính của Adobe. Về chuyên môn thì anh ấy là
người giỏi nhất. Trong khi đó, tôi không chỉ làm về thiết kế mà còn có kinh nghiệm về marketing, tư

vấn kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Chính vì thế mà cả hai có thể kết hợp với nhau rất ăn ý,
tôi thì lập kế hoạch kinh doanh và điều hành công ty còn Andrei quản lý công việc thiết kế chính.
Một số công ty có nhiều hơn 2 cộng sự. Như thế sẽ quy tụ nhiều người có khả năng khác nhau
tham gia điều hành công ty hoặc nhiều người khác nhau có cùng chuyên môn để hiệp lực đưa công
ty tiến xa hơn. Có thêm người khai phá, mở đường sẽ khiến mọi thứ dễ dàng hơn, giúp bạn làm
được nhiều việc hơn cũng như tập trung hơn vào niềm đam mê của mình thay vì lãng phí thời gian
vào những sự vụ tẻ ngắt.
Nhưng càng lắm người chỉ đạo thì càng phức tạp. Có nhiều lúc tôi và Andrei phải cố gắng lắm mới
đi đến thống nhất về những quyết sách lớn của công ty. Vì thế, bạn phải tự hỏi bản thân trước khi
quyết định xem có đưa thêm người vào đội ngũ quản lý hay không. Nhiều người cảm thấy khó chịu
khi phải bàn bạc, thống nhất với ai đó, dù chỉ là với một người duy nhất. Như thế cũng chẳng sao -

3


họ vẫn có thể mở công ty bình thường và thuê người làm thay vì san sẻ quyền quản lý và quyền sở
hữu.
Lựa chọn thuộc về bạn. Chọn như thế nào phụ thuộc vào mục tiêu, ý thích cá nhân cũng như hoàn
cảnh cụ thể của bạn.

Bước 3: Đặt ra sứ mệnh và tầm nhìn

Muốn thành công thì trước hết bạn phải hiểu thế nào là thành công đã. Vì thế, khi đã tập hợp được
đội ngũ lãnh đạo, bạn sẽ phải ngồi lại cùng họ để xác định công ty bạn đứng ở đâu và mục tiêu cần
đạt được là gì.
Việc xác định công ty bạn đứng ở đâu liên quan đến cả vấn đề tiếp cận thị trường lẫn cơ cấu tổ
chức. Về tiếp cận thị trường, bạn sẽ phải xác định xem mình sẽ bán gì và bán ra sao. Muốn thế, bạn
phải nắm rõ năng lực và sở thích của mình, mảng thị trường mà mình nhắm đến và cách thâm nhập
thành công. Còn về cơ cấu, bạn sẽ phải thống nhất cách tổ chức và vận hành công ty cũng như
phương hướng phát triển trong tương lai. Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực chất bạn chỉ phải xây


4


dựng một bản phác thảo về khả năng phát triển của công ty và cùng nhau thống nhất với bản phác
thảo đó để khi có thay đổi xảy ra, bạn đã có sự chuẩn bị trước và dễ dàng điều chỉnh, thích nghi.
Xác định mục tiêu bạn cần đạt được là công việc còn mang tính tương đối hơn và thậm chí có khi
còn sai lệch hoàn toàn với thực tế. Như Google đâu có ý định trở thành công ty truyền thông, Ideo
đâu có ý định trở thành công ty tư vấn quản lý, Razorfish đâu có ý định trở thành công ty quảng cáo
thương hiệu cho doanh nghiệp. Do đó, mục đích chính ở đây là có thứ gì đó để làm động lực phấn
đấu, làm kim chỉ nam cho mọi kế hoạch và quyết sách của bạn. Và lời khuyên của tôi là hãy tham
vọng

một

chút,

bạn

phải

thử

thì

mới

biết

khả


năng

của

mình

đến

đâu.

Bước 4: Tạo dựng một thương hiệu mạnh
Đối với các chuyên gia thiết kế thì đây có lẽ là phần dễ nhất. Một khi đã xác định được phương
hướng, chiến lược tiếp cận thị trường, bạn sẽ cần trang bị những yếu tố nhận diện cơ bản để làm
nền tảng xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình. Sau đây là danh mục những thứ bạn phải
xây dựng:
Phải có:


Logo



Tuyên ngôn định vị



Trang web




Danh thiếp



Mẫu tiêu đề/định dạng văn bản



Bài thuyết trình về doanh nghiệp và các mẫu các bài phát biểu/PowerPoint

Nên có:


Giấy in sẵn tiêu đề



Miếng dán in sẵn địa chỉ công ty



Tờ rơi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ

Dành cho những doanh nghiệp ‘rủng rỉnh’:

5





Brochure bản in



Phong bì in sẵn địa chỉ công ty



Kẹp tài liệu in logo công ty

Mọi người thường sẽ đánh giá chất lượng và sự chuyên nghiệp của công ty bạn cũng như sản
phẩm và dịch vụ đi kèm dựa vào những dấu hiệu nhận dạng và quảng cáo gián tiếp trên. Chính vì
thế,

hãy

xây

dựng



thiết

kế

chúng

thật


nghiêm

túc



đồng

bộ.

Bước 5: Nếu bạn xây dựng một công ty dịch vụ, hãy bắt đầu từ những
khách hàng bạn đã có
Đây là điểm lưu ý cuối cùng trong phần đầu này, nhất là với những người làm dịch vụ chứ không
phải sản phẩm. Để bán được dịch vụ là việc vô cùng khó khăn, đặc biệt khi công ty bạn chưa có
thành tích nào để phô bày. Do đó, tốt nhất bạn nên bắt đầu với tư cách là một nhà tư vấn độc lập,
sau khi đã có một lượng khách hàng ổn định thì mới chính thức mở công ty. Hãy dành thời gian
kiếm khách hàng trước khi đầu tư món tiền lớn vào xây dựng cơ sở vật chất và thành lập một công
ty chính thức. Nếu không có sẵn khách hàng hay hồ sơ chứng minh năng lực, bạn sẽ khó mà bán
được dịch vụ của mình. Do đó, bạn phải kiên nhẫn và làm theo đúng quy trình mới đạt tới thành
công.

Các bước chuẩn bị khác:
Vấn đề pháp lý
Bạn sẽ phải bỏ tiền để thành lập doanh nghiệp. Ngay cả khi không thuê dịch vụ thì bạn vẫn phải mất
chi phí đăng ký kinh doanh, mã số thuế, dấu …Những chi phí này ở một số khu vực có thể rất thấp,
tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp vẫn chọn mở công ty ở địa phương của họ, bất kể chi phí ra
sao.
Một lời khuyên cho những người muốn thành lập doanh nghiệp: trừ phi bạn có ý định cổ phần hoá tức là bán cổ phần ra thị trường - còn nếu không hãy thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
(TNHH). Như thế sẽ vừa dễ dàng vừa tiết kiệm cho công ty và cho những người đứng đầu.

Bạn cũng sẽ cần cử ra một đại diện hợp pháp cho công ty. Người này có thể là một thành viên trong
ban giám đốc hay một luật sư. Nếu trong ban giám đốc của bạn có người thông thạo về văn bản
pháp luật hoặc trong số bạn bè, người thân của bạn có người như thế thì hãy cử họ làm người đại
diện. Đó là cách ít tốn kém nhất. Còn nếu không, hãy thuê hẳn một luật sư, đừng tiết kiệm khi dính
dáng đến những vấn đề pháp lý.

6


Thuê luật sư sẽ ngốn của bạn một khoản tiền nhưng bù lại, bạn sẽ có một người nắm rõ các văn
bản, quy định, thủ tục. Và quan trọng hơn hết, luật sư có thể giúp bạn xây dựng điều lệ công ty, đảm
bảo hành lang pháp lý cho công ty bạn vận hành và phát triển. Một luật sư có kinh nghiệm còn có
thể giúp bạn tính toán đường đi nước bước hợp lý cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, họ còn có thể cung cấp cho bạn những mẫu văn bản quan trọng cho doanh nghiệp
như:


Hợp đồng với khách hàng



Hợp đồng với nhà tư vấn



Hợp đồng bảo mật



Thoả thuận cấm cạnh tranh




Các mẫu và hồ sơ đăng ký bằng sáng chế

Tất nhiên, những mẫu này bạn có thể kiếm được trên mạng hoặc ngoài hiệu sách nhưng những lời
tư vấn của một người hiểu biết về luật pháp thì đố bạn tìm được ở đâu trong sách vở. Vì thế, hãy
xác định là bạn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền “nuôi” luật sư để khi cần là “dùng” được ngay.
Vấn đề tài chính
Phần lớn các chuyên gia thiết kế không để tâm và không hứng thú với việc trau dồi năng lực quản lý
hành chính. Thế nhưng kiểm soát, hạch toán và dự trù thu chi là nền tảng thành công của mọi
doanh nghiệp. Do đó, bạn sẽ phải rất quan tâm đến những công việc này và chú trọng đến chúng
ngay từ đầu.
Trước hết là bạn phải nắm được các khoản thu từ khách hàng và các khoản chi mà doanh nghiệp
bạn phải bỏ ra. Ngay khi doanh nghiệp của bạn có giấy phép đăng ký kinh doanh, hãy mở một tài
khoản ở ngân hàng. Muốn dễ bề quản lý, mọi thứ thu chi của công ty bạn đều phải đi qua tài khoản
này. Như thế, bạn sẽ theo dõi được tiền ra, tiền vào ngay cả khi bạn bỏ sót hay mắc lỗi về quản lý
tài chính.
Sự sống còn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào các khoản thanh toán của khách hàng còn uy tín
doanh nghiệp, ở một mức độ nào đó, lại dựa trên việc chi trả đúng kỳ hạn.
Lời khuyên của tôi: bạn nên đầu tư vào phần mềm kế toán và phải học cách dùng trước, nếu không
chỉ một lỗi nhỏ cũng có thể làm đảo lộn hệ thống tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp bạn
không thích hoặc không giỏi về các con số, bạn nên đầu tư thuê một nhân viên sổ sách bán thời
gian hoặc duy trì mối quan hệ với một chuyên gia kế toán thực sự.

7


Thời gian đầu, bạn sẽ muốn chọn một kế toán chuyên về doanh nghiệp nhỏ và có kinh nghiệp làm
báo cáo thuế. Bạn có thể thuê họ để làm các công việc theo định kỳ hoặc thậm chí là thường nhật.

Điểm cuối cùng và cũng là phức tạp nhất liên quan đến vấn đề tài chính là trả lương. Nếu bạn có
nhiều nhân viên toàn thời gian ăn lương hàng tháng thì còn rắc rối hơn nữa bởi bạn phải trừ thuế,
tính phụ cấp, bảo hiểm… Luật sư hoặc kế toán có thể tư vấn cho bạn vấn đề này nhưng cái bạn cần
là hỗ trợ thực sự.
Bảo hiểm
Một trong những phần đáng sợ nhất của việc mở công ty là tính toán số tiền bảo hiểm phải đóng.
Lời khuyên chân thành là hãy mua bảo hiểm y tế để đề phòng bất trắc. Phí đóng bảo hiểm tuy có
thể hơi cao nhưng xét về tổng thể thì không phải quá khủng khiếp.
Trường hợp mọi thành viên công ty bạn đều đã được đóng bảo hiểm ở đâu đó thì bạn có thể không
phải mua cho họ. Thế nhưng nếu bất kỳ ai trong số những nhân viên chủ chốt còn chưa có bảo
hiểm, hãy mua ngay cho họ, đừng trì hoãn. Điều tệ hại nhất cho công ty là có chuyện xảy ra với một
người không được bảo hiểm. Lúc đó, khoản tiết kiệm được từ bảo hiểm sẽ chẳng bõ bèn gì so với
những thiệt hại bạn phải gánh chịu.
Tuy nhiên, trong trường hợp số nhân viên phải đóng bảo hiểm của bạn nhiều, hãy tính xem bạn sẽ
phải dành bao nhiêu thời gian để làm những việc liên quan như:


Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ



Đưa tiền bảo hiểm vào hạch toán cùng lương

• Xây dựng trình tự thủ tục, chính sách: Nhân viên mới sẽ phải làm bao lâu mới đủ điều kiện được
đóng bảo hiểm? Công ty hỗ trợ bao nhiêu phần trăm chi phí bảo hiểm?
Một loại bảo hiểm nữa mà bạn sẽ phải mua là bảo hiểm trách nhiệm chung. Thường thì những
khách hàng là doanh nghiệp lớn sẽ yêu cầu bạn phải có bảo hiểm này.
Tóm lại, bảo hiểm có tầm quan trọng đương với khía cạnh pháp lý và tài chính của doanh nghiệp dù
quy trình, thủ tục đơn giản hơn rất nhiều.
Nhân sự


8


Vấn đề nhân sự (HR) đụng chạm đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ các chính sách, trình
tự thủ tục, giấy tờ, sổ sách liên quan đến nhân viên cho đến việc hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc mà nhân viên không tự giải quyết được.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ không có bộ phận nhân sự riêng. Thay vào đó, họ giao thẳng công việc
này cho một trợ lý hành chính hay một cán bộ văn phòng. Tuy nhiên cách làm này chỉ phù hợp với
những công ty có 10 người hoặc ít hơn. Còn nếu định nhanh chóng khuếch trương quy mô doanh
nghiệp, bạn sẽ phải luôn nhớ rằng nhu cầu quản lý nhân sự sẽ tăng theo số biên chế nhận vào.
Nếu tìm trên Google, bạn sẽ thấy có rất nhiều form mẫu, phần mềm HR với các tính năng đa dạng.
Qua đó, bạn có thể chọn phần mềm phù hợp với mình. Hoặc nếu bạn là công ty IT, bạn hoàn toàn
có thể tự làm lấy phần mềm quản lý nhân sự cho mình.
Có một việc mà bạn nên làm sớm, đó là xây dựng một quyển sổ tay nhân viên, trong đó nêu rõ nội
quy, chính sách của công ty. Đây sẽ là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động bên trong doanh nghiệp. Nó
không chỉ là công cụ giải đáp các thắc mắc của nhân viên mà còn là phương tiện bảo vệ hợp pháp
cho bạn khi có sự cố xảy ra.
Đôi điều về tác giả:

9


Dirk Knemeyer là Giám đốc sáng lập công ty TNHH Involution Studios LLC - một công ty chuyên về
đổi mới công nghệ ở thung lũng Silicon và Boston. Dirk phụ trách quản lý kinh doanh và cung cấp
dịch vụ xây dựng chiến lược thiết kế, đổi mới thương hiệu và đào tạo cho các công ty, tổ chức trên
khắp thế giới. Dirk còn là thành viên trong Ban Điều hành Viện Đồ họa Thông tin Quốc tế có trụ sở ở
Vienna, Áo, Ban Điều hành Trung tâm Trải nghiệm Thương hiệu AIGA ở New York và Hội đồng
Quản trị Mạng lưới User Experience Network (UXnet). Ông có hơn 100 bài viết được đăng trên các
báo và tạp chí - đa phần về chiến lược thiết kế - và thường xuyên đi diễn thuyết trên khắp thế giới.


10


Dịch vụ dọn dẹp nhà cửa
Giới thiệu chung

Ngành dọn dẹp có hai nhóm thị trường chính: khách hàng cá nhân và các cơ quan. Mặc dù bạn nên
quyết định một thị trường và tập trung xây dựng doanh nghiệp phục vụ thị trường mà bạn chọn,
nhưng cũng hoàn toàn thực tế nếu bạn kỳ vọng mình có thể phục vụ nhiều thị trường khác nhau.
Trước khi bước vào ngành kinh doanh dịch vụ dọn dẹp, điều quan trọng là bạn phải nhìn nhận nó
với tầm nhìn 20/20. Mặc dù công nghệ chắc chắn có tác động tới ngành dịch vụ dọn dẹp, nhưng
đây không phải là ngành công nghệ cao và không có sự hào nhoáng nào trong đó.
Nhưng mặt tốt là bạn có thể tạo dựng được một doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu rất nhanh.
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ dọn dẹp có thể hoạt động bán hoặc toàn thời gian,
hoặc làm tại tư gia hoặc làm cho các cơ quan. Sự linh hoạt đó tạo cho ngành này một sức hút mạnh
mẽ với nhiều đối tượng người có các mục đích đa dạng.
Một khía cạnh tích cực nữa của ngành này là mỗi hạng mục của ngành dịch vụ này lại là một thị
trường và cách hoạt động có sự khác biệt vô cùng lớn. Điều này có nghĩa là bạn có thể tạo dựng
một công ty phù hợp với phong cách cá nhân và tài năng của bạn. Nếu bạn thích làm việc một
mình, bạn có thể giữ quy mô nhỏ và cứ duy trì như vậy. Nếu bạn có khiếu quản lý bẩm sinh, bạn có
thể tạo dựng và quản lý các nhóm để làm việc. Với những người thích làm việc bên ngoài, các cơ
hội trong các lĩnh vực dịch vụ như làm sạch cửa sổ và dọn dẹp cấp tốc là vô số.

11


Rất ít doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn và các cơ hội như thế. Nhu cầu thị trường dành cho
ngành dọn dẹp hứa hẹn sẽ còn tăng trong tương lai.
Bạn có những điều kiện cần không?

Tất nhiên, các năng lực cần thiết còn phụ thuộc vào loại hình dịch vụ dọn dẹp mà bạn quyết định
khởi sự. Nhưng với bất kỳ loại hình dịch vụ nào, bạn cũng cần có quyết tâm kinh doanh hiệu quả,
sự sẵn lòng làm hài lòng khách hàng và sự tận tâm cung cấp dịch vụ dọn dẹp hoàn hảo.
Một yêu cầu quan trọng nữa dành cho chủ doanh nghiệp và nhân viên của bất kỳ loại hình dịch vụ
dọn dẹp nào là sự trung thực. Fenna O, chủ một công ty dịch vụ dọn dẹp tư gia tại Orlando, Florida
cho hay: "Khách hàng hẳn đã hoàn toàn tin tưởng những người đến dọn dẹp nhà của họ”. Đây là
điều quan trọng dù cho họ có dọn dẹp phòng tắm hàng tuần hoặc làm sạch thảm hai lần một năm hay hút bụi văn phòng làm việc vào buổi tối.
Dịch vụ làm sạch tư gia có lẽ là ngành đơn giản nhất vì nó đòi hỏi ít kỹ năng cần thiết nhất. Dịch vụ
coi giữ, làm sạch thảm tại các công ty và các dịch vụ làm sạch khác đòi hỏi việc sử dụng các trang
thiết bị đặc biệt/ hoặc các giải pháp làm sạch cần được đào tạo thì mới làm được.
Người điều hành dịch vụ dọn dẹp cũng cần một số kỹ năng kinh doanh cơ bản. Bạn cần phải hiểu
các yêu cầu quản lý của việc điều hành một công ty, bạn cần quản lý thời gian hiệu quả và phải có
khả năng xây dựng các mối quan hệ với nhân viên và khách hàng.

12


Cách thức huy động vốn

Hầu hết các chủ doanh nghiệp dịch vụ dọn dẹp mà chúng tôi phỏng vấn đều dùng tiền tiết kiệm cá
nhân để mở công ty, sau đó tái đầu tư các khoản lợi nhuận ban đầu để phát triển tiếp.
Nếu bạn cần mua trang thiết bị, bạn cần phải tìm được nguồn tài chính. Ngoài nguồn tài chính
truyền thống, bạn có nhiều lựa chọn để huy động tiền. Dưới đây là một vài gợi ý:
Nguồn lực của riêng bạn. Hãy làm một cuộc kiểm kê toàn diện các tài sản của bạn. Mọi người
thường có nhiều tài sản hơn hình dung ban đầu. Nó có thể bao gồm các tài khoản tiết kiệm, vốn cổ
phần trong các bất động sản, các tài khoản hưu trí, các phương tiện đi lại, các thiết bị giải trí, các bộ
sưu tập và các khoản đầu tư khác. Bạn có thể lựa chọn bán các tài sản để lấy tiền mặt hoặc sử
dụng chúng để ký quỹ cho một khoản vay. Bạn cũng nên xem dòng tín dụng cá nhân của bạn. Nhiều
doanh nghiệp thành công đã khởi đầu bằng các thẻ tín dụng.


13


Bạn bè và gia đình. Bước tiếp theo sau khi tập hợp các nguồn lực của bạn là tiếp cận bạn bè và họ
hàng, những người tin ở bạn và muốn giúp bạn thành công. Dù bạn có thân với họ tới đâu, hãy trình
bày mọi thứ thật chuyên nghiệp, viết ra giấy mọi thứ và đảm bảo rằng các cá nhân mà bạn tiếp cận
có thể đáp ứng được các rủi ro trong việc đầu tư vào công ty bạn. Đừng bao giờ yêu cầu một người
bạn hay người thân đầu tư hoặc cho vay khoản tiền mà họ không thể để mất.
Các đối tác. Sử dụng nguyên tắc “sức mạnh của các con số”, tìm kiếm xung quanh những người
muốn hợp tác kinh doanh với bạn. Bạn có thể chọn ai đó có nguồn lực tài chính và sát cánh làm
việc với bạn trong công ty. Hoặc bạn có thể tìm ai đó có tiền để đầu tư nhưng không thích làm. Hãy
đảm bảo tạo ra thỏa thuận bằng văn bản trong đó xác định rõ các trách nhiệm và nghĩa vụ của từng
bên.
Các chương trình của chính phủ. Hãy tận dụng vô số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ của
Nhà nước và địa phương. Phụ nữ, những người thuộc dân tộc thiểu số và cựu chiến binh nên tìm
hiểu các chương trình tài chính nhằm giúp đỡ họ mở doanh nghiệp.

Chọn địa điểm

Tại nhà

14


Một trong những xu hướng kinh doanh đang “hot” hiện nay là kinh doanh tại nhà, và các dịch vụ dọn
dẹp là một trong những ngành thích hợp với cách này. Khách hàng của bạn sẽ chẳng bao giờ tới
nơi làm việc của bạn vì mọi công việc của bạn đều được thực hiện tại địa điểm của họ.
Mở địa điểm kinh doanh
Nhiều người kinh doanh lâu năm trong ngành này tin rằng để có được mức tăng trưởng kinh doanh
tốt, bạn phải ra khỏi nhà và thuê văn phòng tại các tòa nhà văn phòng. Tất nhiên, làm như vậy cũng

sẽ giúp bạn tạo ra hình ảnh thành công và chuyên nghiệp, nhưng trước khi bạn bắt đầu thuê văn
phòng, hãy nghĩ kỹ về những thứ bạn sẽ cần.
Không gian văn phòng của bạn phải đủ lớn để có khu vực tiếp tân, không gian làm viêc cho chính
bạn và các nhân viên hành chính, và một khu vực kho dành cho các thiết bị và hàng hóa cung ứng.
Bạn có thể cần có không gian để giặt là và một khu vực làm việc nhỏ để sửa chữa các trang thiết bị
hỏng hóc nhẹ. Tùy thuộc vào quy mô đội ngũ nhân viên, hãy cân nhắc dành ra một không gian nhỏ
làm chỗ nghỉ ngơi.
Dù loại hình dịch vụ dọn dẹp của bạn là gì, hãy nhớ rằng khả năng các khách hàng tới thăm cơ sở
làm việc của bạn là rất thấp. Hãy tìm một địa điểm đáp ứng nhu cầu hoạt động của bạn và ở một địa
điểm tương đối an toàn, nhưng đừng trả tiền thuê một chỗ quá hoành tráng vì không đáng phải làm
vậy.
Các phương tiện đi lại
Vì công việc của bạn được thực hiện tại địa điểm của khách hàng, nên các phương tiện đi lại cũng
quan trọng như địa điểm đặt văn phòng của bạn. Thực tế, các phương tiện đi lại của bạn chính là
văn phòng di động của công ty bạn. Chúng cần được chọn lựa cẩn thận và được bảo dưỡng tốt để
phục vụ bạn thật tốt và đại diện cho chính bạn.
Với dịch vụ làm sạch tư gia, một chiếc xe hơi hoặc chiếc xe loại chở hàng tiết kiệm nhiên liệu là đủ.
Bạn cần đủ chỗ để đặt các thiết bị và dụng cụ và chở đội nhân viên dọn dẹp của bạn, nhưng sẽ
không cần mang quá nhiều thứ đến nỗi phải cần một chiếc xe tải nhỏ.
Bạn có thể cung cấp phương tiện hoặc để nhân viên tự sử dụng phương tiện của họ. Nếu bạn cung
cấp các phương tiện, hãy sơn tên công ty, logo và số điện thoại lên đó. Nó sẽ giúp quảng cáo công
ty bạn khắp nơi trong thành phố. Nếu nhân viên sử dụng xe riêng của họ (điều thường thấy với dịch
vụ dọn dẹp tại tư gia), hãy yêu cầu họ có đủ giấy tờ bảo hiểm trong trường hợp gặp tai nạn. Ngoài
ra, bạn hãy xác nhận với cơ quan bảo hiểm rằng chính sách trách nhiệm của bạn sẽ bảo vệ bạn
trong các trường hợp như thế.
Với dịch vụ làm sạch tại các văn phòng nhỏ, bạn cần một chiếc xe tải hoặc xe chở hành lý nhẹ. Với
các dịch vụ làm sạch thảm, bạn sẽ cần một chiếc xe tải hoặc xe chở hành lý mới hoặc đã qua sử

15



dụng cho một nhân viên và trang thiết bị của họ.

Nhân sự

Hãy cân nhắc những gợi ý về nhân sự sau:
Với doanh nghiệp dịch vụ dọn dẹp tại tư gia: Nhân sự ban đầu của bạn sẽ tùy thuộc vào số vốn bạn
có, quy mô công ty mà bạn muốn có và lượng khách hàng bạn dự định phục vụ. Nhiều doanh
nghiệp dịch vụ dọn dẹp tại tư gia độc lập khởi đầu chỉ có mỗi người chủ. Các doanh nghiệp khác sẽ
bắt đầu với người chủ và một số lượng nhân viên phù hợp. Nếu bạn giải quyết các vấn đề hành
chính, thì nhiều khả năng là bạn sẽ không cần tuyển ngay nhân viên văn phòng.
Với doanh nghiệp dịch vụ dọn dẹp tại công sở: Bạn có thể phải khởi đầu mà không có nhân viên hoặc chỉ có 1 hoặc 2 nhân sự làm việc bán thời gian. Nếu bạn có sẵn vốn và doanh nghiệp đã được
sắp xếp xong xuôi, bạn có thể cần tuyển nhiều hơn. Bạn cũng có thể muốn cân nhắc một nhân sự
làm hành chính để giải quyết các hồ sơ và trả lời điện thoại trong ngày; sau cùng nếu bạn làm việc
cả buổi tối, bạn cần bố trí thời gian để ngủ. Khi doanh nghiệp của bạn phát triển lên, hãy cân nhắc

16


tuyển một người bán hàng/tiếp thị, một người quản lý dịch vụ khách hàng, một người giám sát nhân
viên và nhân sự dọn dẹp bổ sung.
Với doanh nghiệp làm sạch thảm: Tùy vào thế mạnh của chiến dịch trước khi khai trương và ngân
sách khởi nghiệp của bạn, hãy tuyển ít nhất một hoặc hai nhân viên dịch vụ khi mới mở, cùng với
một nhân viên văn phòng có kinh nghiệm có thể đặt các cuộc hẹn và giải quyết các vấn đề hành
chính. Mặc dù một người có thể đảm nhiệm hầu hết các công việc tại tư gia mà bạn nhận về, nhưng
bạn có thể cân nhắc để hai người sử dụng một chiếc xe tải: một nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm
và một người hỗ trợ. Người hỗ trợ có thể giúp chuẩn bị cho mỗi phần việc (xếp thiết bị, dịch chuyển
đồ đạc nhẹ,…), trộn hóa chất, đổ rác và làm sạch sau đó,... Điều này sẽ khiến công việc được thực
hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và cũng tạo ra mức độ hài lòng cao hơn của khách
hàng.


Định giá
Việc định giá có thể tẻ ngắt và mất thời gian, nhất là nếu bạn không quen làm việc với các con số.
Nhất là ban đầu, đừng vội lao ngay vào việc này. Nếu báo giá của bạn quá thấp, bạn sẽ cướp mất
của mình một số lợi nhuận hoặc buộc phải giảm chất lượng công việc để phù hợp với mức giá. Nếu
bạn định giá quá cao, bạn sẽ mất hết các hợp đồng, nhất là đang trong tình thế đấu thầu cạnh tranh.
Hãy nhớ rằng, trong nhiều hoàn cảnh, bạn có thể cạnh tranh chống lại chính khách hàng. Nếu báo
giá của bạn quá cao, họ có thể nghĩ: “Với số tiền đó thì tôi thà tự làm lấy còn hơn”.
Trong những ngày đầu hoạt động, bạn nên xem lại chi phí thực của từng công việc khi đã hoàn
thành để xem việc ước tính của bạn sát thế nào với thực tế. Hãy học cách ước tính giá nhân công
và tính chính xác các chi phí khác để giúp bạn đặt ra một lộ trình giá cạnh tranh mà vẫn có lợi
nhuận theo yêu cầu của bạn.
Để đạt được cơ cấu định giá mạnh cho hoạt động của bạn, hãy cân nhắc ba yếu tố sau:
• Nhân công và nguyên vật liệu. Cho tới khi bạn thiết lập các hồ sơ để sử dụng như một bản
hướng dẫn, bạn sẽ phải ước tính các chi phí nhân công và nguyên vật liệu. Chi phí nhân công bao
gồm tiền lương và lợi nhuận bạn chi trả cho các nhân viên. Nếu bạn tham gia một phần công việc
thì chi phí lao động của bạn cân xứng với phần việc của bạn, phải được tính trong tổng chi phí nhân
công. Chi phí nhân công thường được tính theo giờ.


Các chi phí khác. Khoản này bao gồm tất cả các khoản ngoài chi phí nhân công, các chi phí gián

tiếp cần để vận hành doanh nghiệp của bạn. Mức chi phí khác của bạn thường được tính theo tỷ lệ
phần trăm nhân công và nguyên vật liệu của bạn. Nếu bạn đã có các chi phí hoạt động từ trước thì
việc tính toán khoản chi phí khác không có gì khó khăn. Tổng chi phí cho một năm trừ đi nhân công
và nguyên vật liệu. Hãy chia con số này cho tổng chi nhân công và nguyên vật liệu để xác định mức

17



chi phí khác. Khi mới bắt đầu, bạn không có các chi phí trước đó để dựa vào, vì vậy hãy áp dụng
mức có thể chấp nhận được so với mức trung bình của ngành. Sau này bạn có thể tăng hoặc giảm
các con số để phù hợp với thực tế hoạt động của bạn.
• Lợi nhuận. Tất nhiên là có sự khác biệt giữa chi phí bạn cần để cung cấp dịch vụ và mức phí bạn
tính với khách hàng. Hãy xác định mức lợi nhuận ròng bằng cách áp dụng mức phần trăm của yếu
tố lợi nhuận trên tổng chi phí nhân công, nguyên vật liệu và chi phí khác. Yếu tố lợi nhuận sẽ lớn
hơn con số phần trăm thực tế của lợi nhuận tổng mà sau cùng bạn nhận được với lợi nhuận ròng.
Ví dụ, nếu bạn có dự định có mức lợi nhuận ròng là 38% trước khi tính thuế với khoản tổng doanh
thu, bạn sẽ cần áp dụng yếu tố lợi nhuận khoảng 61,3% với chi phí nhân công và nguyên vật liệu
cộng với chi phí khác để đạt được mục tiêu đó.
Thanh toán
Nếu bạn mở rộng việc thanh toán thì bạn có thể có các tài khoản doanh nghiệp hoặc nếu bạn là
doanh nghiệp phục vụ khách hàng doanh nghiệp, bạn sẽ cần thiết lập và tuân theo các thủ tục thanh
toán.
Hãy kết hợp hệ thống thanh toán với các thủ tục thanh toán của khách hàng. Hãy thẳng thắn hỏi
những việc bạn cần làm để đảm bảo thanh toán nhanh chóng; điều này có thể bao gồm xác nhận
địa chỉ thanh toán chính xác và tìm giấy tờ cần thiết để giúp khách hàng xác nhận tính hợp lệ của
hóa đơn. Hãy nhớ rằng nhiều công ty lớn thanh toán những loại hóa đơn nhất định vào những ngày
cụ thể trong tháng; hãy tìm hiểu xem khách hàng của bạn có làm như vậy không và tính toán để các
hóa đơn của bạn tới đúng thời hạn dành cho quy trình thanh toán tiếp theo.
Hóa đơn của bạn cần chỉ rõ các điều khoản mà bạn mở rộng thanh toán. Các điều khoản bao gồm
ngày hết hạn thanh toán của hóa đơn, các khoản chiết khấu dành cho việc thanh toán sớm và
khoản phải trả thêm nếu thanh toán chậm. Sẽ là ý hay nếu bạn nêu rõ ngày hết hạn thanh toán hóa
đơn để tránh bất cứ sự hiểu lầm nào (nếu có). Nếu bạn áp dụng mức phạt với việc thanh toán
chậm, thì hãy chắc chắn trong hóa đơn của bạn có nêu rõ đó là khoản thanh toán chậm hoặc phí tái
thanh toán chứ không phải là tính phí tài chính.
Sau cùng, hãy sử dụng hóa đơn như một công cụ tiếp thị. Hãy đề cập tới các dịch vụ đặc biệt, mới
hoặc các thông tin khác - những thông tin có thể khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn
nhiều hơn. Hãy thêm một tờ rơi hoặc tờ quảng cáo vào phong bì - mặc dù hóa đơn sẽ được gửi tới
khách hàng hiện tại, nhưng bạn không bao giờ biết các tài liệu quảng cáo của bạn sẽ đi tới những

đâu.

18


Tiếp thị

Mặc dù thị trường chung dành cho ngành dịch vụ dọn dẹp là rất lớn, nhưng bạn phải quyết định thị
trường mà bạn nhắm tới. Nếu bạn muốn dọn dẹp tại tư gia, bạn muốn làm sạch nhà riêng, căn hộ
chung cư hay những nơi cho thuê trống đồ đạc? Nếu bạn mở công ty dịch vụ dọn dẹp phục vụ
khách hàng doanh nghiệp, bạn sẽ tập trung vào các văn phòng, nơi bán lẻ hay các cơ sở sản xuất?
Và bạn sẽ nhắm tới khách hàng có quy mô nhỏ, trung hay lớn? Nếu cung cấp dịch vụ làm sạch
thảm, bạn sẽ tới nhà riêng hay công ty - hay cả hai? Và ngoài dịch vụ làm sạch thảm, bạn còn cung
cấp thêm dịch vụ nào nữa?
Khi bạn đã quyết định xong thị trường cụ thể, bạn sẽ cần xem xét khu vực địa lý mà bạn muốn phục
vụ. Nếu bạn mở dịch vụ dọn dẹp tư gia, bạn có thể muốn đặt lịch theo cách tiết kiệm tối đa thời gian
di chuyển của bạn. Điều này cũng áp dụng với dịch vụ làm sạch thảm. Nhóm dịch vụ phục vụ công
ty phải di chuyển từ tòa nhà này sang tòa nhà khác cũng có cùng mối bận tâm này.
Sau khi bạn đã xác định những điều bạn muốn làm và nơi bạn muốn làm, hãy nghiên cứu về nhân
khẩu học của khu vực để đảm bảo nó có đủ số lượng khách hàng tiềm năng. Nếu có, bạn đã sẵn
sàng đi tiếp. Nếu không, bạn sẽ cần cân nhắc lại cách bạn xác định thị trường mục tiêu và khu vực
địa lý.
Phần phân tích thị trường của bạn cũng bao gồm chi phí phục vụ thị trường đó của bạn. Một thị
trường đông đúc sẽ cho phép bạn phục vụ được số lượng khách hàng lớn hơn vì thời gian di
chuyển của bạn sẽ là tối thiểu, nhưng nó cũng đồng nghĩa là bạn sẽ tiêu thụ nhiều nguyên liệu hơn.
Điều này cần được đưa vào kế hoạch và tính toán tỷ lệ.
Bạn có thể tạo dựng một doanh nghiệp dọn dẹp thành công qua giới thiệu, nhưng bạn cần những
khách hàng đầu tiên để bắt đầu. Họ ở đâu? Công ty Bane-Clene Corp có trụ sở tại Indianapolis gợi
ý bạn bắt đầu từ những nhóm sau:


19




Bạn bè và họ hàng



Hàng xóm của bạn



Đồng nghiệp và ông chủ cũ

• Các nhóm và câu lạc bộ xã hội cũ bao gồm các câu lạc bộ chơi bài, nhóm bowling, các giải đấu
của các vận động viên, các nhà nghỉ, các câu lạc bộ dành cho nam sinh viên, các nhóm cựu học
sinh và các tổ chức lân cận.


Những người quen tại các tổ chức tôn giáo

Các yếu tố tạo nên hình ảnh
Một trong những công cụ tiếp thị là hình ảnh mà bạn dựng nên. Jim Cavanaugh, người sáng lập và
chủ tịch của Jani-King International, một công ty nhượng quyền thương mại dịch vụ dọn dẹp tại
Dallas, cho rằng hình ảnh được tạo nên từ nhiều thành phần, bao gồm:
• Cách mọi người nhìn bạn và đội ngũ. Các nhân viên của bạn có sạch sẽ và gọn gàng, mặc đồng
phục bắt mắt hay ít nhất là vận quần jeans và áo thun không?
• Các tài liệu in ấn của bạn. Các hóa đơn và thông báo của bạn có được đánh máy cẩn thận
không? Các giấy tờ do bạn sản xuất có được trình bày chuyên nghiệp không, hay bạn làm hỏng

hình ảnh bằng các hóa đơn viết tay và giấy ghi chép nham nhở?


Các trang thiết bị. Các trang thiết bị của bạn sạch sẽ và được sửa chữa tốt hay bẩn và mất bánh

xe, phải buộc tạm dây và không được sửa chữa?


Tính toàn vẹn. Bạn có hoạt động và hành xử theo cách tạo cho những người quản lý và người

chủ sự thoải mái tin cậy bạn và các nhân viên mà không cần giám sát các thiết bị phương tiện của
họ?
• Bảo hiểm. Có bảo hiểm doanh nghiệp đầy đủ bao gồm các khoản nợ, bảo hiểm lao động cho
nhân viên và gắn kết các nhân viên, xây dựng hình ảnh và sự tín nhiệm của bạn.
• Các phương tiện. Các phương tiện của công ty bạn có sạch sẽ, chạy tốt và gắn tên và logo công
ty không? Một chiếc xe tải cáu bẩn đầy bụi sẽ không gây được ấn tượng cho các khách hàng.

20


Kinh doanh nhà nghỉ/khách sạn bình dân
Giới thiệu chung

Một căn phòng lãng mạn cho hai người trong một ngôi nhà cổ kính với những món đồ cổ lên nước
sáng bóng, những bộ đồ gốm sứ tinh khiết và những vật dụng nạm bạc lấp lánh. Một ngọn lửa reo tí
tách trong lò sưởi, mùi thơm nồng nàn quyến rũ của cà phê và bánh mỳ nướng bơ từ nhà bếp lan
toả trong không khí. Đó là hình dung của hầu hết mọi người khi họ nghĩ đến một B&B và thực tế
cũng đúng như thế.
Tuy nhiên B&B không chỉ có một loại mà hết sức đa dạng, từ những khách sạn thuộc thế kỷ trước,
những biệt thự cổ, những ngôi nhà nhỏ tách biệt bằng gỗ, những nhà nghỉ được cải tạo từ những

kiến trúc lịch sử cho đến những khách sạn hiện đại, những khu nghỉ dưỡng bên bờ biển, trên
sông/hồ, trong những trang trại,…
Sự kết hợp của hai thế giới
Vậy B&B là gì? Nói một cách nôm na thì B&B là sự kết hợp giữa khái niệm khách sạn và một tư gia.
Một B&B thường chỉ có 4-10 phòng so với 50-100 phòng của một khách sạn tiêu biểu. Chủ của B&B
sẽ ở tại B&B luôn và cư xử với người ở trọ thân tình như người nhà chứ không phải như khách qua

21


đường. Tuy nhiên, B&B có những cách chăm chút khách trọ mà những khách sạn hạng sang mới
có như hoa quả, bánh trái, sô cô la trong phòng, giỏ đồ tắm cho bồn Jacuzzi,…
Và như đã nói ở trên, B&B thường có bữa sáng kèm trong tiền phòng do chính người của B&B nấu
và được phục vụ ở phòng ăn chung hay tại phòng của khách. Đồ uống có thể là trà đá hoặc nước
chanh vào mùa hè, cà phê/ca cao và bánh bích quy vào mùa đông.
Chính sự kết hợp hoàn hảo giữa khái niệm khách sạn và tư gia mà B&B ngày càng trở nên phổ
biến.
Tỷ lệ lợi nhuận
Dù bạn muốn mở B&B để thoát khỏi vòng quay luẩn quẩn của cuộc sống, để có thêm thu nhập, để
tranh thủ ngôi nhà rộng rãi của mình, hay để thoả khát khao được làm ông chủ/bà chủ thì có một
điều bạn luôn muốn biết, đó là tỷ lệ lợi nhuận/thua lỗ khi làm B&B và mức thu nhập có thể kỳ vọng
đạt được.
Có nhiều thứ ảnh hưởng đến doanh thu dự kiến của bạn, như số phòng, địa điểm, thâm niên hoạt
động, cách bạn quảng bá cho B&B, mức độ chăm chỉ của bạn.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng B&B không phải là một ngành có thu nhập cao. Nancy Sandstrom,
trước là một giảng viên về kinh doanh B&B còn nay là một chủ nhà trọ có 6 năm thâm niên, khẳng
định: “Đây không phải là công việc bạn có thể kiếm được nhiều tiền. Bạn có thể có lãi và phần nào
thoả mãn chi tiêu cá nhân. Tuy nhiên, muốn thực sự có lời thì bạn phải buôn bán cơ. Còn đây chỉ là
một lựa chọn thiên về sở thích, thói quen”.
Bạn sẽ có thu nhập cao khi số phòng cho thuê nhiều. Nhưng tất nhiên, cái gì cũng có mặt trái của

nó. Nếu bạn có nhiều phòng, bạn sẽ phải đầu tư nhiều hơn và phải làm việc vất vả hơn.
Một yếu tố quan trọng nữa là tỷ lệ phòng cho thuê/tổng số phòng. Sẽ chẳng có chủ phòng trọ nào
dám mơ mình luôn kín phòng trừ khi liên tục có hội thảo hay sự kiện gì đó lớn diễn ra ở khu vực của
họ.
Song, làm B&B cũng không phải là công việc quá tệ. Không phải tất cả B&B đều trống phòng khi trái
vụ. Có nhiều thứ bạn có thể làm để thu hút khách chứ không chỉ là tắm biển hay ngắm tuyết rơi.
Chẳng hạn như một B&B bên bờ biển có thể tổ chức lễ giáng sinh cho khách vào mùa đông còn
những B&B nghỉ dưỡng mùa đông thì có thể đưa ra chương trình dã ngoại khi hè đến để thu hút
khách.

22


Chi phí khởi nghiệp

Không cần biết lợi nhuận tiềm năng của bạn là bao nhiêu, việc trước tiên bạn phải làm là bỏ tiền
đầu tư cho đến khi B&B của bạn đi vào hoạt động và có khách. Bạn sẽ cần phải mua chăn ga gối,
đệm, khăn tắm mới, phải sắm thêm những vật dụng nhà bếp, bố trí thêm trang thiết bị phòng cháy
chữa cháy, xây thêm bể bơi,…
Nói chung là tuỳ theo diện tích và độ cao cấp của B&B mà chi phí đầu tư của bạn sẽ nhiều hay ít.
Nếu có ít phòng, bạn sẽ đỡ phải đầu tư nhiều chăn ga gối đệm. Tương tự, nếu tư gia của bạn đã to
đẹp thì bạn sẽ không phải đầu tư nhiều tiền như khi mua một toà nhà cả trăm năm tuổi đã đổ nát.
Vì những lý do trên mà việc tính toán chính xác chi phí phải bỏ ra để biến điền sản thành nhà nghỉ là
điều không thể. Tuy nhiên, ta vẫn có thể có con số ước chừng cho việc tu bổ và cải tạo. Thông
thường, nó sẽ nằm trong khoảng 35.000 - 50.000 USD (hơn 1 tỷ đồng) cho một phòng diện tích lớn
và sang trọng, khoảng 20.000 - 40.000 USD (khoảng 500 - 800 triệu đồng) cho những nhà nghỉ nhỏ,
giá rẻ.
Những khách hàng điển hình

23



Có nhiều thứ bạn phải nghĩ đến khi muốn biến giấc mơ mở một B&B thành hiện thực. Trước hết,
bạn sẽ phải xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh dựa trên những ý tưởng của mình, trong đó
phải liệt kê những đối tượng khách hàng bạn sẽ hướng đến và cách thức để lôi kéo họ.
Hãy điểm những đối tượng khách hàng điển hình dưới đây và xem bạn có thể thu hút được ai trong
số đó. Nếu bạn thu hút được hai hay nhiều hơn thì quá tốt rồi. Còn nếu không, bạn sẽ phải nghĩ ra
cách có được ít nhất là một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.
• Du khách: Họ là những người tận dụng những ngày nghỉ của mình để xả hơi. Cách giải trí,
thư giãn của họ là tham quan các công viên, bảo tàng, lang thang trên bãi biển, lướt sóng, bơi
thuyền, ngắm cảnh và đương nhiên có cả mua sắm. Nếu bạn ở gần bất kỳ điểm tham quan,
nghỉ dưỡng đông khách nào thì bạn đã có thị trường lý tưởng của mình. Tuy nhiên, thị trường
này có tính mùa vụ rất cao và phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm.
• Khách du lịch công vụ: Dù là nhân viên kinh doanh hay lãnh đạo các công ty thì nhóm này
cũng là đối tượng rất tiềm năng. Số khách công vụ lựa chọn những B&B ấm cúng thay vì
những khách sạn thiếu cá tính ngày càng tăng. Nếu bạn ở thành phố thì khách du lịch công
vụ sẽ là mảng thị trường tuyệt vời cho bạn. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải ở những
trung tâm đông đúc thì mới thu hút được đối tượng khách này. Nhiều khu vực ngoại ô có 1 - 2
doanh nghiệp “khủng” đóng đô cũng có thể có nhiều người đến công tác. Một điểm cộng cho
đối tượng khách công vụ này là có quanh năm chứ không mang tính mùa vụ như khách du
lịch.
• Khách gia đình/cặp đôi: Ai cũng thích có những kỳ nghỉ lãng mạn bên người bạn đời của
mình và B&B là đại diện cho những gì lãng mạn nhất. Đây là mảng thị trường khá là béo bở.
• Trường đại học, cao đẳng: Nếu khu vực của bạn có trường đại học/cao đẳng thì khỏi lo về
khách trọ, ít nhất là vào một số thời điểm trong năm như thi cử, tốt nghiệp, hội thao,… Đó là
chưa kể những sinh viên mới bỡ ngỡ vào trường phải có người tìm giúp chỗ ăn ở, những dịp
cuối tuần phụ huynh lên thăm con, những hội thảo mang tính học thuật tổ chức trong trường
có nhiều khách từ xa đến tham dự,… Và vì nhiều trường ở những nơi vắng vẻ, xa trung tâm
nên nhiều khả năng bạn sẽ ít bị cạnh tranh. Chỉ có điều cần lưu ý là lượng khách lưu trú sẽ
mang tính thời vụ rất cao trừ khi bạn có thể bổ sung thêm những nhóm đối tượng khác.

• Khách địa phương: Bạn có thể nghĩ rằng những người sống trong cùng khu vực sẽ không
cần đến B&B của bạn. Nhưng trên thực tế là những người ấy sẽ có lúc phải tổ chức cưới hỏi,
họp mặt gia đình hay những sự kiện mà phải mời khách từ xa đến mà không có chỗ cho họ
nghỉ lại. Lúc đó, họ sẽ tìm đến bạn nếu biết bạn có loại phòng phù hợp với nhu cầu của họ.

B&B của bạn có nằm ngoài quy hoạch không?

24


Ngoài giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp, bạn sẽ cần phải có giấy phép riêng cho lĩnh vực nhà nghỉ
của mình. Mức phí thường không đáng kể và thủ tục giấy tờ cũng đơn giản trừ phi B&B của bạn
nằm ngoài quy hoạch của thành phố hay không đúng với chủ trương/quy định hiện hành. Một số nơi
thì cho rằng B&B chỉ là những nhà trọ bình dân thuộc loại hình kinh doanh hộ gia đình nên không
cần phải quản lý quá gắt gao trong khi một số khác lại liệt nó vào hoạt động thương mại có quy mô.
Nhìn chung, những ai không hiểu rõ khái niệm B&B sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết
định.
Ngoài quy hoạch, một số địa phương sẽ có những quy định riêng khác. Một số nơi giới hạn thời
gian lưu trú của khách - phổ biến là trong vòng 7 hoặc 14 ngày - để phân biệt khách vãng lai với
những trường hợp cư trú lâu dài. Một số thì hạn chế số phòng cho thuê, một số khác thì không cho
phép khách nấu nướng trong phòng,…
Nếu B&B của bạn nằm ở khu vực thương mại sầm uất, việc xin giấy phép có thể sẽ rất dễ dàng.
Còn nếu nằm trong khu vực không được quy hoạch để xây nhà nghỉ/khách sạn, bạn sẽ phải xin giấy
phép cho hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải giải trình với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động kinh
doanh của mình và tại sao nó lại không ảnh hưởng đến cảnh quan chung cũng như đời sống của
người dân địa phương. Nếu nằm trong quy hoạch và đã có nhiều B&B đang hoạt động ở địa
phương, nhiều khả năng bạn sẽ không gặp trở ngại nào. Còn nếu là người đầu tiên mở B&B, có thể
bạn sẽ cần phải nói thêm là B&B của mình sẽ giúp cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn
như thế nào.

Song song với quy hoạch là những vấn đề về biển hiệu và bãi đỗ xe. Hầu hết các địa phương đều
sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải dành một phần diện tích tương ứng với số phòng để làm chỗ để xe
cho khách và nhân viên. Tùy nơi mà bạn có thể “né” quy định này bằng cách nói rằng khách của
mình có thể gửi xe ở những điểm trông xe gần đó hoặc chỉ đỗ xe trên vỉa hè ngoài giờ cao điểm.
Về phần biển hiệu, có thể bạn sẽ không được treo biển chính thức nếu bạn ở khu dân cư. Nếu bạn
nằm trong khu vực homestay (nhà dân) hoặc không cần đến khách vãng lai thì quy định này sẽ
không thành vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một B&B đàng hoàng và bắt mắt người qua
đường, bạn sẽ rất khó làm mọi người biết đến mình khi không có biển hiệu.
Ngoài ra, quy định về kích cỡ, khoảng cách, vị trí đặt biển hiệu ở một số nơi cũng khá lằng nhằng.
Do đó, bạn phải tìm hiểu thật kỹ trước khi làm biển hiệu cho B&B của mình.

25


×