Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐE THI TNTHPT 2011 SO 9 HAY DA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.77 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT AN MỸ

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT THAM KHẢO
( Năm học : 2010-2011)
Thời gian : 150 phút(không kể thời gian giao đề)
I/ PHẦN CHUNG: (5 đ)
Câu 1: (2 điểm)
Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn. ?
Câu 2: (3 điểm)
(Anh,Chị ) Viết đoạn văn không quá 400 từ.
Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
II/ PHẦN TỰ CHỌN:( 5đ)
Câu 2a. Theo chương trình chuẩn (6 điểm )
Phân tích đoạn thơ sau Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường
khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó. .....
( Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, tra . 115-116. NXB Giao dục )
Câu 3a: Theo chương nâng cao. (5 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ
nhặt của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân


nghèo khổ này.
(Lưu ý: Thí sinh dược phép chọn một trong hai câu 3a hoặc 3b. Trường hợp thí sinh
làm bài cả hai câu trong phần riêng cho mỗi ban thì phần bài làm này sẽ không được
tính điểm.)


ĐÁP ÁN &THANG ĐIỂM:
I/ Phần chung cho tất cả thí sinh (5 điểm):
Câu 1: (2 điểm)
Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.
+Thuốc phê phán lối trị bệnh phản khoa học và căn bệnh u mê lạc hậu về
mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Từ đó vạch trần sự u mê, lạc
hậu,mê tín của người dân Trung Quốc tin rằng chiếc bánh bao tẩm máu
người là một phương thuốc chữa được bệnh lao .
+Thuốc còn là phương thức giác ngộ quần chúng đấu tranh tự giải
thoát khỏi hàng nghìn năm phong kiến đã đè nặng lên đời sống người dân
TQ . Thuốc có nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh ngu muội
về mặt chính trị , bệnh gia trưởng
+ Chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn
bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ .
Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể
hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung
Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng
sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”

2/ Câu 2: (3điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
-Biết làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Bố cục rõ ràng,
mạch lạc.

- Luận điểm sáng rõ, lí lẽ thuyết phục
- Diễn đạt ngắn gọn, văn phong trong sáng.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác
nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu
bật được các ý chính sau:
1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra
dữ dội .
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ
cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề
nghị luận)
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:


+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại
đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian
nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản
thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con
đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản
bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải
làm gì?
( Lưu ý chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được tất cả các yêu cầu về kỹ năng và
kiến thức)


c) Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn
đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 2a:

Theo chương trình chuẩn :
Phân tích đoạn thơ sau trích “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm:

a/Yêu cầu về kỹ năng :
Biết cách làm văn bài văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ,không mắc
lỗi chính tả, dùng từ ,ngữ pháp.

b/ Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau :

Câu 2a:

Theo chương trình chuẩn :
Phân tích đoạn thơ sau trích “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm:

a/Yêu cầu về kỹ năng :
Biết cách làm văn bài văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát
,không mắc lỗi chính tả, dùng từ ,ngữ pháp.

b/ Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau :



- Nêu được vấn đề cần nghị luận:
- Đất Nước hiện lên gần gũi, bình dị, đời thường trong :

( 0,5 )
( 2,0 )

+ Nếp sống sinh hoạt hàng ngày
+ Phong tục tập quán.
+ Truyền thống đấu tranh chống giặc
+ Trong nghĩa tình gắn bó thủy chung.

- Đát Nước được cảm nhận qua nhiều phương diện :

( 2,0 )

+ Từ chiều dài lịch sử
+ Từ bản sắc văn hóa .
+ Từ chiều rộng không gian
+ Không gian của sinh hoạt đời thường.
+Không gian tình cảm riêng tư của mỗi người.

-

+ Không gian địa lí
Nghệ thuật : Sử dụng chất liệu dân gian phong phú đa dạng linh hoạt, sáng tạo (1đ )
giàu sức gợi; thể thơ tự do, giọng thơ biến hóa linh hoạt..)
( 0,5 )
- Đánh giá chunh về đoạn thơ.
Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ


năng kiến thức.
Câu :3a ( Nâng cao ):
a) Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác
phẩm văn xuôi, diễn đạt lưu loát, kết cấu bài viết chặt chẽ, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và nghệ thuật
xây dựng nhân vật trong thiên truyện, thí sinh có thể triển khai theo nhiều
hướng khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm , nhân vật cần phân tích.
*Giới thiệu tình huống truyện, bức tranh nạn đói.
- Những biểu hiện tâm trạng của bà cụ Tứ khi thấy con trai mình có
vợ: vừa mừng, vừa lo, mà sự lo lắng thì nhiều hơn cả vì bà cụ đã trải đời, đã
biết thế nào là cái đói, cái nghèo.( Dẫn chứng )
- Cùng với cái mừng, cái lo cũng là cái tủi với tâm trạng vừa ai oán,
vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.( Dẫn chứng )


- Sự cảm thông, tấm lòng thương xót của bà cụ dành cho người con
dâu mới trong cảnh tủi cực. .( Dẫn chứng)
- Hướng các con có niềm tin vào tương lai ngày mai . .( Dẫn chứng
 Tâm trạng bà mẹ: phức tạp, đầy mâu thuẫn,...
 Chốt ý : Nghệ thuật , nội dung :
- Nghệ thuật thể hiện tâm trạng: chân thực, tinh tế.
- Tấm lòng nhân hậu, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai ở người
mẹ,..
* Khái quát vấn đề, nêu suy nghĩ của bản thân.
( Lưu ý chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được tất cả các yêu cầu về kỹ

năng và kiến thức
- Điểm tối đa khi học sinh đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, khuyến
khích những bài viết sáng tạo.
- Điểm 3-4: Học sinh có thể thiếu một vài ý nhỏ (3a, 3e), văn viết tương
đối mạch lạc, chặt chẽ.
- Điểm dưới 2: Chỉ đáp ứng được ½ số ý. Còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×