Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ ĐỨC THANH – HUYỆN ĐỨC THỌ TỈNH HÀ TĨNH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.99 KB, 46 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ
ĐỨC THANH – HUYỆN ĐỨC THỌ - TỈNH HÀ TĨNH.

Giáo viên hướng dẩn:

Sinh viên thực hiện:

PGS.TS : MAI VĂN XUÂN

Nguyễn Minh Thiện

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

1


Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Cùng với sự phát triển chung của xu thế thế giới, Việt Nam đã và đang tiến



hành quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm đưa đất nước đến năm 2020 cơ
bản thành một nước công nghiệp. Trong đó phát triển nông nghiệp là một bộ phận
quan trọng, giải quyết việc làm, ổn định đời sống và tăng thu nhập cho người ở nông
thôn, góp phần vào việc ổn định an ninh lương thực cho quốc gia. Điều này được đưa
ra trong nhiều Nghị quyết, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản
Việt Nam.
Năm 2007 Việt Nam chinh thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới
WTO (World Trade Organizations) đã và đang tạo ra cho nước ta nhiều cơ hội phát
triển KT – XH, đồng thời nó cũng đem lại nhiều lợi thế cũng như thách thức đối với
ngành nông nghiệp của nước ta.
Sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, không những cung cấp lương
thực, thực phẩm cho con người, bảo đảm nguyên liêu cho các ngành sản xuất hàng
hóa tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà con sản xuất ra các
mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện nay lao động nông
nghiệp vẫn chiếm hơn 70% dân số cả nước, do đó trong tương lai ngành nông nghiệp
vẩn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loại người, không ngành
nào có thể thay thế được. Trên 40% lao đông thế giới tham gia vào sản xuất nông
nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần
ổn định chinh trị, phát triển nền kinh tế.
Cây lúa là loại cây lương thực chủ yếu của cả nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh
nói riêng, đặc biệt là cây lương thực chủ yếu của xã Đức Thanh và là cây trồng chủ
yếu của toàn xã. Là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, sản phẩm của cây lúa được
phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến….
Đức Thanh Là một xã thuần nông của huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh, bà con nông
dân nơi đây chủ yếu là độc canh cây lúa. Diện tích gieo trồng cây lúa khoảng 662,66
ha, năng suất bình quân hàng năm đạt 51,6 tạ/ha Người dân địa phương là những
người cần cù chịu khó, có kinh nghiệm lâu đời trong việc sản xuất cây Lúa. Việc phát
triển cây Lúa đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người nông dân, tăng hiệu quả sử


SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

2


Chuyên đề tốt nghiệp
dụng đất vườn tạp của hộ gia đình, đem lại thu nhập, tạo điều kiện cho phát triển kinh
tế xã hội của xã Đức Thanh.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì việc trồng và phát triển cây Lúa còn
nhiều vấn đề khó khăn. Thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra gây mất mùa nghiêm
trọng, để lại những hậu quả nặng nề, người nông dân phải mất nhiều thời gian, công
sức, tiền bạc để khôi phục và cải tạo ruộng đất. Hơn nữa, người dân địa phương đa số
còn thiếu vốn, thiếu kiến thức về kỹ thuật...nên chưa phát huy hết tiềm năng kinh tế
của cây Lúa.
Nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Đức Thanh có mang lại
hiệu quả cho người nông dân hay không? Do đó tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu
quả kinh tế sản xuất Lúa ở Xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh”.
2.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
- Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sản xuất Lúa.
- Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả sản xuất Lúa của các hộ
nông dân trên địa bàn xã Đức Thanh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây Lúa
trên địa bàn nghiên cứu.
- Trả lời các câu hỏi: trong các năm qua sản xuất đã đạt hiệu quả chưa? Điểm
nào đã đạt và điểm chưa? Vì sao? Năng suất như thế nào? So với các năm?
+ Mục Tiêu Tông Quát:
Một mục tiêu tổng quát được cấu tạo bởi nhiều mục tiêu cụ thể. Vì vậy phát
triển mục tiêu tổng quát phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể liên kết với nhau.
Điều quan trọng là mục tiêu tổng quát là xác định rỏ làm sáng tỏ thực trạng sản

xuất và tính hiệu quả của việc sản xuất Lúa trên địa bàn xã Đức Thanh.
+ Mục Tiêu Cụ Thể:
Mục tiêu cụ thể xuất phát từ những nhu cầu cụ thể đã được xác định, nêu một
cách rỏ ràng, cụ thể, giúp làm rỏ những dự tính mà mục tiêu xác định trước. yêu cầu
là phải cụ thể, có thể đo lường hoặc định lượng được,đạt được mục tiêu, sát thực tế,
và đạt được mục tiêu trong một thời gian nhất định.
3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thống kê kinh tế
- Điều tra thu thập số liệu.
+ Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo, tài liệu của các ban ngành
huyện Đức Thọ và UBNN xã Đức Thanh. ngoài ra còn thu thập thông tin từ các tư
liệu báo chí, các trang wed trong và ngoài nước.
+ Số liệu sơ cấp
SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

3


Chuyên đề tốt nghiệp
Điều tra ngẫu nhiên 25 hộ trồng cây Lúa ở xã Đức Thanh, với 3 thôn đại diện
gồm thôn Đại liên, thôn Đại lợi, và thôn Thanh Đình.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng Lúa theo mẩu bảng
câu hỏi đã chuẩn sẳn.
Tập hợp và hệ thống các số liệu thu thập được, tính toán các chỉ tiêu cần thiết
trên cơ sở phân tổ thống kê.
Phân tích tài liệu: dựa trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các
phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế, đánh giá kết quả và hiệu quả sản
xuất, các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất Lúa của hộ nông dân.

3.2

Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích nhằm đối chiếu các chỉ tiêu,

các hiện tượng kinh tế đã lượng hóa cùng một nội dung cùng một tính chất tương tự
để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta
tổng hợp được những nét chung, tách ra từ những hiện tượng kinh tế để so sánh, trên
cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển và các mặt kém phát triển, hiệu quả hay
kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó.
3.3 Phương pháp chuyên gia, thu thập số liệu
Đây là phương pháp tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của nông dân, tham khảo
ý kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến
nông, cán bộ quản lý…để có các căn cứ chính xác, trung thực khách quan, có ý nghĩa
thực tiển, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển
4.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Nội dung và đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất Lúa của các hộ nông dân.
4.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất Lúa trong 2 năm 2012-2013;
đề xuất giải pháp tới 2016.
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ,
Tỉnh Hà Tĩnh.
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA
CÂY LÚA NƯỚC
SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN


4


Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.1. Đặc điểm sinh học của cây lúa
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô
( Zea Mays L.), lúa mì (Triticum sp, tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta
Crantz, tên khác khoai mì) và khoai tây ( Solanum tuberosum L.).
Lúa trong bài chuyên đề này chỉ nói tới hai loài chính (Oryza sativa và Oryza
glaberrima) trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực
Đông nam Á và châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ
bởi con người. Lúa là các loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1-1,8m, đôi khi
cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5 cm) và dài 50-100cm. Các hoa nhỏ tự thụ
phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30-50cm. Hạt là loại
quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5-12mm và dày 2-3mm. Cây lúa
non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể thẳng các hạt thóc đã nảy mầm
vào ruộng lúa đã được cày bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ để cấy trong ruộng lúa
chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản
phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu
của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh), điều này làm
cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất. Trong tiếng Anh,
từ rice (lúa, gạo) có nguồn gốc từ arisi trong tiếng Tamil. (Nguồn : Wikipedia.org)
1.1.2. Điều kiện sinh trưởng
Về quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa:
- Giai đoạn nảy mầm: Sau khi hút đủ nước thì thành phần sinh hóa bên trong hạt
lúa thay đổi. Mầm phôi rễ phá vỡ vỏ hướng vào đất vươn dài và nhanh. Ở giai đoạn
này nước của hạt đạt 25-35%.
- Giai đoạn mạ: Giai đoạn mạ non, khi có 3 lá thật, phôi nhũ phân giải cung cấp
dinh dưỡng cho rễ và mầm, rễ bắt đầu phát triển, giai đoạn này khả năng chống chịu
của mạ khá kém.

Giai đoạn mạ khỏe: 4 lá thật đến khi có 5-6 lá thật (giống trung ngày) và 6-7 lá
thật (giống dài ngày) có thể nhổ cấy. Thời kỳ này cây mạ sử dụng dinh dưỡng từ môi
trường, trong giai đoạn này cần chăm sóc bón thêm phân cho mạ.
- Giai đoạn đẻ nhánh: Sau khi cấy 5 đến 7 ngày ở trong điều kiện bình thường cây
lúa có thể bén rễ hồi xanh, chuyển sang đẻ nhánh cây lúa sinh trưởng nhanh hơn.
Phát triển chủ yếu về rễ và lá. Thời gian đẻ nhánh có thể kéo dài trên dưới 2 tháng ở
SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

5


Chuyên đề tốt nghiệp
vụ chiêm xuân, 40 đến 50 ngày ở vụ mùa, 20 đến 25 ngày ở vụ hè thu. Giai đoạn này
cần chăm sóc và bón phân hợp lý để đảm bảo số nhánh hữu hiệu, số lá và số bông.
- Giai đoạn phát triển đốt thân: Thời gian phát triển đốt thân khoảng 25 đến 30
ngày, 30 đến 40 ngày (giống trung ngày) và 50 đến 60 ngày ( giống dài ngày). Quá
trình làm đốt tính từ khi lóng thứ nhất ở gốc thân có chiều dài lớn hơn 0,5 cm, số
lóng và kích thước lóng trên thân phụ thuộc vào giống, 6 đến 7 lóng (giống trung
ngày) 4 đến 5 lóng (giống ngắn ngày)
- Giai đoạn làm đòng: trải qua các bước.
Phân hóa điểm sinh trưởng => Phân hóa vỏ đòng cấp 1 => Phân hóa vỏ đòng cấp
2 => Phân hóa hoa => Hình thành nhị và nhụy => Hình thành tế bào mẹ hạt phấn =>
Phân chia giảm nhiễm tế bào mẹ hạt phấn => Tích lũy các chất trong hạt phấn =>
Hoàn thành hạt phấn
- Giai đoạn trổ bông: Là quá trình toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ (4 đến 6 ngày)
và thực hiện quá trình thụ phấn, thụ tinh.
- Giai đoạn làm hạt:
* Giai đoạn chín sữa: Sau khi thụ phấn 5 đến 7 ngày, chất dự trữ trong hạt ở
dạng lỏng, trắng như sữa. Hình dạng hạt đã hoàn chỉnh, lưng hạt có màu xanh. Khối
lượng hạt tăng nhanh đạt 75 đến 85 % khối lượng cuối cùng.

* Giai đoạn chín sáp: Hạt mất nước dần dần đặc lại (hàm lượng nước từ 58%
giảm còn 20%) hạt cứng. Hạt chuyển dần sang màu vàng. Khối lượng hạt tiếp tục
tăng lên.
* Giai đoạn chín hoàn toàn: Giai đoạn này hạt chắc cứng. Vỏ trấu màu vàng
hoặc vàng nhạt. Khối lượng của hạt đạt mức tối đa.
1.1.3. Vị trí, giá trị của cây lúa
a. Giá trị dinh dưỡng
Lúa gạo là thực phẩm chính của hơn phân nửa dân tộc thế giới và cung cấp hơn
20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của nhân loại. Riêng hơn 2 tỉ người châu Á,
lúa gạo cung cấp từ 60 đến 70% calories. Hiện nay lúa gạo ngày càng trở nên phổ biến
sâu rộng ở châu Mỹ, Trung Đông và nhất là châu Phi vì lúa gạo được xem như thực
phẩm bổ dưỡng lành mạnh cho sức khoẻ và thích hợp cho đa dạng hóa các bữa ăn
hàng ngày. Khẩu phần gạo hàng năm cho mỗi đầu người châu Á từ 60 đến 200 kg,
Việt Nam gần 170 kg. Gạo và phó sản còn dùng để chế biến thành thức ăn như bánh,
bánh tráng, bún, bột, thức ăn nhanh, dầu, hoặc các thức uống... Gạo là loại thực phẩm
carbohydrate hỗn tạp, chứa tinh bột (80%), một thành phần chủ yếu cung cấp nhiều

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

6


Chuyên đề tốt nghiệp
năng lượng, protein (7,5%), nước (12%), vitamin và các chất khoáng (0,5%) cần thiết
cho cơ thể.
Chất tinh bột chứa trong hạt gạo dưới hình thức carbohydrate (carb) và trong
con người dưới dạng glucogen, gồm loại carb đơn giản như chất đường glucose,
fructuose, lactose và sucrose; và loại carb hỗn tạp là một chuỗi phân tử glucose nối kết
nhau chứa nhiều chất sợi. Tinh bột cung cấp phần lớn năng lượng cho con người. Gạo
trắng chứa carb rất cao, độ 82 gram trong mỗi 100 gram. Do đó, 90% năng lượng gạo

cung cấp do carb. Trong tinh bột có hai thành phần - amylose và amylopectin. Hai loại
tinh bột này ảnh hưởng rất nhiều đến hạt cơm sau khi nấu, nhưng không ảnh hưởng
đến giá trị dinh dưỡng. Hạt gạo có nhiều chất amylose sẽ làm cho hạt cơm cứng và hạt
chứa ít amylose, nghĩa là nhiều amylopectin cho cơm dẽo nhiều hơn. Nếp chứa từ 010% amylose (hay 10-100% amylopectin) là thức ăn chính của người Lào, người Thái
ở vùng Đông Bắc Thái Lan và nhiều dân tộc thiểu số ở các vùng núi. Gạo Japonica có
từ 14-16% amylose cho cơm dẽo và dính nhau, là thức ăn căn bản của người Nhựt
Bổn, Đại Hàn, Bắc Triều Tiên. Gạo thơm thường có 21-23% amylose nên gạo không
dẽo lắm mà cũng không cứng lắm sau khi nguội, ngoại trừ gạo Basmati với hạt cơm
rời nhau. Các loại gạo thông thường của dân Đông Nam Á có khoảng 21-25%
amylose.
Chất protein: Gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa và cung cấp loại protein tốt cho
con người. Chất protein cung cấp các phân tử amino acid để thành lập mô bì, tạo ra
enzym, kích thích tố và chất kháng sinh. Chỉ số giá trị sử dụng protein thật sự của gạo
là 63, so sánh với 49 cho lúa mì và 36 cho bắp (căn cứ trên protein của trứng là 100).
Vitamin: Cũng giống như các loại ngũ cốc khác, lúa gạo không chứa các loại
vitamin A, C hay D, nhưng có vitamin B-1, vitamin B-2, niacin, vitamin E, ít chất sắt
và kẽm và nhiều chất khoáng Mg, P, K, Ca.
Thiamin là vitamin B1 giúp tiêu hóa chất đường glucose để cho năng lượng, vì
thế hỗ trợ cho các tế bào thần kinh, hoạt động của tim và khẩu vị. Vitamin B1 không
thể dự trữ trong cơ thể nên phải cung cấp hàng ngày. Gạo trắng cung cấp 0,07 mg
B1/100 gram.
Riboflavin: Gạo chứa ít chất riboflavin hay vitamin B2, rất cần thiết cho sản
xuất năng lượng và nuôi dưỡng bì mô của mắt và da. Gạo trắng chứa 0,02 mg B2/100
gram.

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

7



Chuyên đề tốt nghiệp
Niacin là yếu tố cần thiết để phân tách chất glucose cho năng lượng và cho da
và hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Gạo trắng chứa 1,8 mg Niacin/100 gram.
Vitamin E là một loại sinh tố tan trong mỡ, giúp cho vitamin A và các chất béo
chống oxyd hóa trong tế bào và bảo vệ hủy hoại của bì mô của cơ thể.
Ngoài ra, gạo còn cung cấp những chất khoáng cần thiết cho cơ thể với ít chất
sắt (thành phần của hồng huyết cầu và enzym) và kẽm (giúp chống oxyd hóa trong
máu, thành phần của enzym trong tăng trưởng, phân chia tế bào), nhưng nhiều chất P
(giúp xương, răng, biến hóa trong cơ thể), K (cho tổng hợp protein, hoạt động enzym),
Ca (giúp xương, răng và điều hòa cơ thể), muối (giữ cân bằng chất lõng trong cơ thể,
hoạt động bình thường của hệ thần kinh và bắp thịt)...
b. Giá trị kinh tế của cây lúa
Lúa là một trong năm cây lương thực chính của thế giới, canh tác trên các loại
đất tơi xốp và có nhiều dinh dưỡng, thích hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sản
phẩm từ cây lúa có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn nên giá cả khá ổn định. Lúa được
trồng nhiều tại khu vực châu Á với sản lượng hàng năm rất cao. Điều này mang lại
cho lúa tính ưu việt so với những loại cây trồng khác.
1.2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY LÚA
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (hay hiệu quả sản xuất kinh doanh) luôn là mối quan tâm
hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, của mỗi doanh nghiệp và của toàn xã hội, nâng cao
hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết đối với yêu cầu tăng trưởng phát triển, kinh
tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Vây hiệu quả kinh tế là gì?
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều
tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một
trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân phối thì mới là điều kiện cần chứ
chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng các nguồn
lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới
đạt hiệu quả kinh tế.

- Hiệu quả kỹ thuật là số lượng đầu ra có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào trong nông nghiệp. Hiêu quả kỹ thuật liên quan tới
phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị dùng vào sản xuất đem
lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

8


Chuyên đề tốt nghiệp
Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiên trong mối
quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi
nông dân ra các quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất
và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng
như môi trường kinh tế xã hội khác nhau mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.
Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó giá bán sản phẩm và giá các
yếu tố đầu vào được tính để phản ánh giá trị thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm
về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính
đến các yếu tố về giá các yếu tố đầu vào và giá đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu
quả giá. Việc xác định hiệu quả này giống như việc xác định các điều kiện về lý
thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm
phải bằng chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
1.2.2. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông
nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế đẻ có biện pháp thích hợp
nhằm nâng cao hiêụ quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất
nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp
bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt được hiệu quả kinh

tế cao thì để tăng sản lượng cần thay đổi công nghệ.
1.2.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
- Phương pháp thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác đinh bởi tỷ số giữa kết quả
thu được và chi phí bỏ ra.
H=Q / C
Trong đó:

H: hiệu quả kinh tế

Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: chi phí bỏ ra
- Phương pháp thứ hai: Hiệu quả kinh tế được xác đinh bởi tỷ số giữa kết quả
tăng thêm và chi phí tăng thêm.
Trong đó:

H=∆Q / ∆C

∆Q: là khối lượng sản phẩm tăng thêm

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

9


Chuyên đề tốt nghiệp
∆C: là chi phí tăng thêm
1.2.4. Các nguyên tắc xác định hiệu quả kinh tế
Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả : theo
nguyên tắc này, chỉ tiêu hiêu quả được định ra trên cơ sỡ mục tiêu.
Phân tích hiệu quả là một phương án nào đó luôn luôn dựa trên phân tích

mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực
hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất.
Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học : để đánh giá hiệu quả của
các phương án cần dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa được và
không lượng hóa được, tức là phải dựa trên phân tích định lượng hiệu quả và phân
tích định tính. Nguyên tắc này đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệu quả phải được
xác định chính xác, tránh chủ quan tùy tiện.
Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế : theo nguyên tắc này, những
phương pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải dựa trên cơ sở các số liệu
thông tin thực tế, đơn giản và dễ hiểu.
1.3. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lúa
- Tổng giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ sản phẩm vật chất và
dịch vụ do lao động xã hội tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường tính cho một năm.
GO = Qi*Pi (i = 1,…,n)
Trong đó: Qi: là loại sản phẩm i
Pi: giá bán đơn vị sản phẩm i
- Tổng chi phí sản xuất (TC): là toàn bộ hao phí về vật chất, dịch vụ, lao
động đã đầu tư cho tất cả các hoạt động của sản xuất kinh doanh trong năm.
- Chi phí sản xuât (C): là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản
xuất kinh doanh.
C = tt + i + De
Trong đó: tt: là chi phí sản xuất trực tiếp
i : là tiền lãi vay ngân hàng
De : là khấu hao TSCĐ
1.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa
- Giá trị gia tăng của một đơn vị sản xuất ( VA/GO ): Một đồng sản suất lúa tạo
ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN


10


Chuyên đề tốt nghiệp
- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Một đồng chi phí trung gian
bỏ vào trong quá trình sản xuất lúa tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Một đồng chi phí trung gian
bỏ vào quá trình sản xuất lúa tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRONG NƯỚC VÀ Ở HÀ TĨNH
1.4.1. Tình hình sản xuất lúa trong nước.
Ở Việt Nam cây lúa được trồng ở 3 vùng trồng lúa chính là Đồng bằng sông
Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng bằng Nam Bộ. Theo báo cáo của Tổng
cục Thống kê, sản lượng lúa cả năm 2013 ước đạt 44,1 triệu tấn, trong đó diện tích
gieo trồng ước đạt 7,9 triệu ha, đạt năng suất 55,8 tạ/ha.
Do điều kiện thuận lợi, phù hợp cho việc canhh tác nên cây lúa được trông ở
mọi miền trên cả nước, trên cả 7 vùng sinh thái.
Diện tích gieo trồng lúa đông xuân đạt 3140,7 nghìn ha. Diện tích gieo trồng
lúa hè thu cũng tương tự như vậy khi đạt 2146,9 nghìn ha. Một số địa phương có sản
lượng lúa hè thu giảm nhiều có thể kể ra như: Sóc Trăng giảm 86,4 nghìn tấn; Trà
Vinh giảm 16,7 nghìn tấn; Bến Tre và Thừa Thiên - Huế cùng giảm 17,3 nghìn tấn;
Quảng Trị giảm 10,7 nghìn tấn; Cà Mau giảm 9,8 nghìn tấn; An Giang giảm 8,9 nghìn
tấn.Riêng vụ thu đông 2013 ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại tăng cả về diện
tích, năng suất và sản lượng. Diện tích gieo trồng đạt 626,4 nghìn ha, tăng 99 nghìn
ha, năng suất đạt 51,7 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha; sản lượng đạt 3,2 triệu tấn, tăng 578,8
nghìn tấn.
Trong khi đó, nhờ chủ động trong luân canh trồng lúa, diện tích gieo trồng lúa
mùa của cả nước trong năm 2013 đạt 1985,4 nghìn ha, tăng 7,6 nghìn ha so với vụ
mùa năm 2012. Tuy nhiên, sản lượng lúa mùa ước tính đạt gần 9,4 triệu tấn, giảm
104,4 nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 47,3 tạ/ha.

Tại các địa phương phía Bắc, sản lượng lúa mùa đạt 5677,2 nghìn tấn, giảm 181,3
nghìn tấn. Sản lượng lúa mùa của các địa phương phía Nam đạt 3706,3 nghìn ha, tăng
76,9 nghìn tấn, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng 67,6 nghìn tấn.

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

11


Chuyên đề tốt nghiệp
Về một số loại cây công nghiệp lâu năm, do tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nên cơ cấu cây trồng được thay
đổi phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng. Diện tích cho sản phẩm và sản
lượng một số cây chủ yếu tăng so với năm 2012, trong đó diện tích chè ước tính đạt
114,1 nghìn ha, bằng cùng kỳ năm trước, sản lượng đạt 921,7 nghìn tấn, tăng 1,3%; cà
phê diện tích đạt 584,6 nghìn ha, tăng 2,1%, sản lượng đạt 1289,5 nghìn tấn, tăng
2,3%; cao su diện tích đạt 545,6 nghìn ha, tăng 7%, sản lượng đạt 949,1 nghìn tấn,
tăng 8,2%; hồ tiêu diện tích đạt 51,1 nghìn ha, tăng 6%, sản lượng đạt 122,1 nghìn tấn,
tăng 5,3%.
Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá, trong đó sản lượng cam năm 2013 ước
tính đạt 530,9 nghìn tấn, tăng 1,7% so với năm 2012; chuối đạt 1,9 triệu tấn, tăng
5,6%; bưởi đạt 449,3 nghìn tấn, tăng 2,2%. Tuy nhiên, một số cây khác do ảnh hưởng
của thời tiết và một phần diện tích đang được cải tạo, chuyển đổi nên sản lượng giảm
như: Sản lượng vải, chôm chôm đạt 641,1 nghìn tấn, giảm 1,1% so với năm 2012;
quýt đạt 177,7 nghìn tấn, giảm 2,4%.
Bảng 1 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
Vụ lúa

ĐVT


Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Nghìn ha

7655,4

7753,2

7900,4

NS

Tạ/ha

55,4

56,3

55,8

SL

Triệu tấn

42,4


43,7

44,1

Nghìn ha

3152,7

3124,3

3140,7

NS

Tạ/ha

66,00

64,9

64,4

SL

Triệu tấn

20,8

20,2


20,2

Vụ hè thu + DTGT

Nghìn ha

2731,7

2659,9

2773,3

vụ thu đông

NS

Tạ/ha

53,3

52,8

51,9

SL

Triệu tấn

14,577


13,9

14,4

DTGT

Nghìn ha

1969

1969

1985,4

Tổng các vụ DTGT

Vụ

đông DTGT

xuân

Vụ lúa mùa

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

12


Chuyên đề tốt nghiệp

NS

Tạ/ha

48,7

47,7

47,3

SL

Triệu tấn

9,6

9,9

9,4

(Nguồn: tổng cục thống kê)
1.4.2. Tình hình sản xuất lúa ở HÀ TĨNH
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc trung bộ (vùng duyên hải Miền Trung), có tọa độ địa
lý từ 17035’40” vĩ độ Bắc và 105005’50” đến 106030’20” kinh độ Đông. Tỉnh có diện
tích đất tự nhiên là 6.025,6 km2, Hà Tĩnh nằm phái Đông dảy Trường Sơn có địa hình
hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích
tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối.
Kinh tế Hà tĩnh có tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm GDP tăng hàng năm
bình quân đạt 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hướng tăng tỷ trọng Công
nghiệp – Dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông nghiệp.

Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 –
2012
Cả năm
Năm

DT

NS

(nghìn (tạ/ha)
ha)

201

Vụ Đông Xuân
SL
(nghìn
tấn)

DT

NS

(nghìn (tạ/ha)
ha)

Vụ Hè Thu

SL
(nghìn

tấn)

DT

NS

(nghìn (tạ/ha)
ha)

SL
(nghìn
tấn)

5521,9

45,2

30902,9 3085,9

50,1

19216,8 2436,0

34,4

11686,1

5686,3

51,6


33181,2 3096,8

52,7

19778,3 2589,5

43,3

13402,9

5784,2

52,2

34204,6 3124,4

53,6

20228,6 2659,8

43,7

13976,0

0
201
1
201
2

(nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể dể dàng thấy tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Hà
Tĩnh đang phát triển theo hướng khả quan. Từ diện tích, năng suất và sản lượng lúa
SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

13


Chuyên đề tốt nghiệp
đều tăng đáng kể trong những năm qua. Điều này cũng giúp ích cho bà con nông dân
yên tâm hơn trong việc sản xuất lúa ở những năm tới. Qua đó tỉnh nên tiếp tục phát
huy thế mạnh này và có những chính sách cần thiết để khắc phục những tồn động
giúp nông dân yên tâm sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.
CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ ĐỨC THANH – HUYỆN
ĐỨC THỌ - TỈNH HÀ TĨNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Đức Thanh là một xã đồng bằng nằm phía Đông của huyện Đức Thọ.
- Phía Bắc giáp xã Đức Thủy-Thái Yên
- Phía Nam giáp xã Đức Dũng – huyện Đức Thọ và xã Nga Lộc – huyện Can Lộc
-Phía Tây giáp xã Đức Lâm –Đức Dũng
- Phía đông giáp xã Kim Lộc – huyện Can Lộc
Xã Thới Tam Thôn có diện tích tự nhiên 571.98 ha chia làm 5 thôn: Thanh Trung,
Thanh Đình, Thanh Linh, Thanh Lợi, Đại Liên.
Hình 1: Sơ đồ vị trí xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

14



Chuyên đề tốt nghiệp

2.1.1.2. Điều kiện khí hậu thời tiết
a) Nhiệt độ
Nhiệt độ khá cao và được chia thành bốn mùa rõ rệt.Nhiệt độ bình quân năm là
26 C.Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 (Trung bình37 oC).Tháng có nhiệt độ thấp
nhất là tháng 12 (Trung bình 14oC).
o

b) Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm 1973 mm, phân bố không đều. Lượng mưa tập
trung chủ yếu vào tháng 8 và tháng 9,lượng mưa trung bình trong những tháng này là
70% tổng lượng mưa cả năm, trong mùa này, mưa nhiều và tập trung nên dễ gây úng
ngập ruộng đồng. Tháng 4 và tháng 5 mưa ít nhưng cường độ mưa lớn. Lượng mưa
chiếm 30% tổng lượng mưa cả năm.
2.1.1.3. Điều kiện địa hình, thổ nhưỡng
a) Địa hình:

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

15


Chuyên đề tốt nghiệp
Địa hình của xã khá bằng phẳng, với điểm cao nhất 2,8m, thấp nhất là 1,1m so
với mặt nước biển, theo hướng dốc đều từ Tây sang Đông. Địa hình của xã thuộc vùng
địa hình khá cao của huyện Đức Thọ.
b) Thổ nhưởng

- Theo tài liệu điều tra nông hóa thổ nhưỡng Tỉnh Hà Tĩnh năm 1971 và các tài
liệu điều tra bổ sung, thì đất đai xã Đức Thanh được phân ra các loại chính sau:
- Đất phù xa được bồi có thành phần cơ giới thịt nặng. Diện tích khoảng 392,52
ha được phân bố ở trung tâm xã.
- Đất phù xa không được bồi, chưa có thành phần cơ giới thịt nặng, kết vốn từ
10 – 30% ở độ sâu 0cm đến 40cm, được phân bố ở phía Nam của xã.
- Đất phù xa Glây mạnh, úng nước. Thành phần cơ giới thịt nặng. Diện tích
khoảng 96,16 ha, được phân bố ở phía Tây nam của xã.
- Môi trường trong sạch, yên tĩnh, ít bị ô nhiễm.
2.1.1.4. Nguồn nước và nước ngầm
Xã Đức Thanh có kênh chợ Giấy chảy về phía Tây với chiều dài 1,8 km, rộng
15m và kênh 19/5 chảy qua xã với chiều dài khoảng 2,1 km, rộng 25m. Ngoài ra
trong khu dân cư có nhiều ao hồ phần nào ảnh hưởng tích cực đến việc điều hòa tiểu
khí hậu và môi trường sinh thái ở nơi đây. Kênh đào 19/5 được sử dụng cung cấp
nước cho sản xuất nông nghiệp cho toàn xã. Nước sinh hoạt của dân trong xã chủ yếu
lấy từ nước trời và các mạch nước ngầm.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã Đức Thanh có dân số khoảng 4817 người trong đó số lao động là 1845 lao
động, toàn xã có 1153 hộ. Xã có 05 thôn, mật độ dân số là 842 người/km2.
Ngành nghề chính của người dân ở đây là sản xuất nông nghiệp, độc canh cây
lúa là chủ yếu. Đức Thanh là một xã hiếu học của huyện Đức Thọ.
Cơ cấu kinh tế của xã cũng có những chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ
trọng ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp giảm, tỷ trọng ngành dịch vụ và xây dựng cơ
bản tăng. Các ngành nghề đểu tăng rõ rệt. Cơ câu kinh tế được thể hiện qua bảng 2.

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

16



Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế xã Đưc Thanh giai đoạn 2011-2013
Năm 2011

Năm 2012

cấu
(%)

Giá
(tr.đ)

61168.94

100

Nông-Lâm-Ngư

37603.5

CN – Xây dựng
Thương mại
-dịch vụ

Năm 2013

cấu
(%)

Giá

(tr.đ)

61216.82

100

61,47

35524.32

11465.44

18,75

12100.00

19,78

Chỉ tiêu

Giá
(tr.đ)

Tổng số

trị

So sánh

cấu

(%)

13/11

64455.78

100

3286.84

58,03

36706.5

56,95

-897

12074.22

19,72

12800.00

19,86

1334.56

13618.228


22,25

14949.28

23,19

2849.28

trị

trị

( nguồn: báo cáo UBND xã Đức Thanh năm 2011,2012,2013)
Qua bảng 2 ta thấy, cơ cấu ngành Nông-Lâm-Ngư có xu hướng giảm cụ thể,
vào năm 2011 chiếm 61,47 % sang năm 2013 đã giảm xuống còn 56,95 % cơ cấu kinh
tế. CN-Xây dựng và Thương mai-dịch vụ có xu hướng tăng xong tăng còn chậm.
Năm 2011 CN-Xây dựng chiếm 18,75 % đến 2013 chỉ tăng lên chiếm 19,86 %.
Thương mại-Dịch vụ cũng thế, có tăng từ năm 2011 chiếm 19,78 % sang 2013 chiếm
23,19 % cơ cấu kinh tế.
Nhìn chung đó là tín hiệu đáng mừng cho sự chuyển biến cơ cấu kinh tế của
toàn xã Đức Thanh. Xong, ngành Nông-Lâm-Ngư còn chiếm tỷ trọng khá cao đến
56,95 % ở năm 2013 trong khi đó cơ cấu các ngành còn lại tăng chậm.
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
a) Tình hình dân số:
Theo số liệu thông kê năm 2012, tổng dân số toàn xã là 4817 khẩu, 1153 hộ,
100% là người dân tộc kinh. Quy mô trung bình 4,2 người/hộ. tỷ lệ tăng dân sô tự
nhiên hàng năm là 0,8%.
b) Tình hình lao động:
Tổng số lao động trong độ tuổi của toàn xã là 1845 người, chiếm 38,3% dân số.
Cơ cấu lao động theo ngành nghề của xã như sau:

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

17


Chuyên đề tốt nghiệp
+ Lao đông nông nghiệp là 1450 người, chiếm 78,59% tổng số lao động.
+ Lao động thương mại, dịch vụ là 154 người, chiếm 8,35% tổng số lao động.
+ Lao động trong ngành công nghiệp, TTCN và xây dựng là 241 người, chiếm
13,06% tổng số lao động.
2.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai ở xã Đức Thanh.
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 571,98 ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp là 378,29 ha chiếm 66,14% diện tích đất tự nhiên của xã.
+ Đất phi nông nghiệp là 140,55 ha chiếm 29,08% diện tích tự nhiên của xã.
+ Đất chưa sử dụng là 27,3 ha chiếm 4,78% diện tích tự nhiên.
+ Hệ số sử dụng đất cây hàng năm của xã Đức Thanh 2,0 lần.
Bảng 3 : Hiện trạng sử dụng đất xã Đức Thanh qua giai đoạn 2011-2013
ĐVT: ha

Chỉ tiêu

Năm 2011

Tổng diện tích đất tự nhiên

Năm 2012

2013/2012

201


+/-

+/-

Năm 2013
%

571,98

571,98

571,98

378,33

373,34

378,29

4,95

1,33

-4,99

1.1 Đất trồng cây hàng năm

331,23


326,24

317,65

-8,59

-2,63

-4,99

1.1.1 Đất trồng lúa

326,96

321,97

313,38

-8,59

-2,67

-4,99

4,27

0

0


0

42,91

-2,46

-5,42

0

9,73

8

462,4

0

140,55

3,5

2,55

0

1. Đất sản xuất nông nghiệp

1.1.2 Đất trồng cây hàng năm


4,27

4,27

0

0

0

khác
1.2 Đất trồng cây lâu năm
2. Đất nuôi trồng thủy sản
3. Đất phi nông ngiệp
SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

45,37
1,73
137,05

45,37
1,73
137,05

18


Chuyên đề tốt nghiệp
3.1 Đất xây trụ sở cơ quan, công


105,52

105,52

109,02

3,5

3,32

0

6,7

0

0

0

24,83

0

0

0

trình sự nghiệp và mục đích công
cộng

3.2 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

6,7

3.3 Đất sông suối và mặt nước

24,83

6,7
24,83

4. Đất chưa sử dụng

27,3

27,3

11,3

-16

-58,6

0

5. Đất khu dân cư nông thôn

29,3

34,29


39,84

5,55

16,19

4,99

(nguồn: báo cáo UBND xã Đức Thanh 2011,2012,2013)
Nhìn vào bảng biểu ta có thể thấy xã Đức Thanh độc canh cây lúa, đất tự nhiên
dùng để trồng lúa chiếm tới 57,16% tổng số đất tự nhiên. Trong những năm qua diện
tích đất sản xuất nông nghiệp tăng giảm thất thưởng giai đoạn 2011-2012 giảm 4,99
ha sau bước sang năm 2012-2013 diện tích có tăng nhưng không đáng kể 1,33 ha.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2011-2012 cơ bản là không có chuyễn biến
nào, tuy nhiên bước sang 2012-2013 đã có sự chuyển biến rỏ rệt. Chính quyền xã đã
tổ chức đấu thầu quyền sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản.
Diện tích đất phi nông nghiệp có tăng nhưng chỉ là nhưng năm gần đây và lượng
tăng là không cao, quỷ đất dùng cho phi nông nghiệp thấp, nhất là đất cho xây dựng
cỏ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng sản xuất nông nghiệp nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng đất, chưa đáp ứng được yêu cầu về sử dụng đất để phát triển kinh tế xã hội.
Đặt ra vất đề trước mắt là cần định hướng thêm nhu cầu đất ở cho người dân.
Đất chưa sử dụng đã có giảm qua các năm cho thấy xã đã có nhiều cố gắng cải tạo
đất hoang để đưa vào sản xuất, điều này là dấu hiệu tốt về quá trình quy hoạch và sử
dụng đất của xã Đức Thanh nhằm mục tiêu phát triển kinh tế.
Diện tích đất khu dân cư nông thôn qua các năm là tăng, và tăng khá đều qua các
năm. Cho thấy dân số của xã ngày càng tăng, và đây cũng là một trong nhưng nguyên
nhân là giảm diện tích canh tác.
Trong quá trình phát triển hiện nay, việc tao thêm mặt bằng và xây dựng cơ sở
hạ tầng thường tập trung chủ yếu lấy vào đất sản xuất nông nghiệp đã tạo nên những

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

19


Chuyên đề tốt nghiệp
mâu thuẫn trong việc sử dụng đất. Người dân mất dần đất canh tác dẫn đến dư thừa
lao động, thiếu việc làm. Những đặc trưng về đất đai địa phương cùng với quan điểm
sử dụng đất ở địa phương đặt ra cho xã Đức Thanh bài toán về quy hoạch sử dụng đất
hợp lý cho những năm tiếp theo sao cho khai thác được tiềm năng sẵn có và quý giá
này, nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp.
2.1.2.3. Tình hình cơ sỡ hạ tầng của xã Đức Thanh.
a) Về giao thông
Trên điạ bàn xã hiện nay có 9 tuyến giao thông trục chính nội đồng, có tổng
chiều dài 11,1 km, có nền đường rộng 3,4 – 4 m, mặt đường rộng 3 m, các tuyến
đường trục chính nội đồng hầu hết là đường đất, chất lượng kém.
Toàn xã có 99 tuyến giao thông nội đồng, trong đó đường giao thông nội đồng
chính ( bờ vùng ) có 10 tuyến, dài 11,1 km, đường bờ thửa 89 tuyến có 44,311 km.
Hệ thống đường đất, lầy lội về mùa mưa không thuận tiện cho quá trình đi lại và sản
xuất.
b) Về thủy lợi
- Trạm bơm
Xã có 6 trạm bơm điện một máy bơm cơ động năng lực tưới cho 288,6 ha lúa
khoảng 75% diện tích đất canh tác của xã.
- Hệ thống kênh mương
Toàn xã có 22,5 km kênh mương hệ thống mương nay đã xuống cấp nhiều,
trong kỳ quy hoạch cần đầu tư nâng cấp và làm mới hệ thống kênh tưới này.
- Hệ thống cầu cống.
Toàn xã có khoảng 350 cống nằm trên các đường giao thông và giao thông nội
hiện nay các cống đã bị xuống cấp hư hỏng nặng, trong những năm tới cần được nâng

cấp hoặc làm mới.
c) Trường lớp học
Xã hiện có 3 trường
SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

20


Chuyên đề tốt nghiệp
- Trường mầm non mẫu giáo
Vừa mới xây dựng năm 2003, với diện tích là 4925 m2 có 1 dãy nhà 2 tầng, có
4 phòng đạt chuẩn, gồm 7 lớp học và 160 cháu. Bình quân đạt 30,8 m2/1cháu.
- Trường tiểu học.
Trường có diện tích 1,08 ha, gồm 12 phòng học trong đó phòng học cao tầng
10 phòng, phòng học cấp 4 có 2 phòng, số phòng chức năng là 9 phòng. Diện tích sân
chơi bãi tập 800 m2. Với số học sinh 287 em học sinh, số cán bộ công nhân vên chức
22 giáo viên, trong đó trực tiếp giảng dạy là 19 giáo viên. Bình quân đạt 37,6 m2/em
- Trường THCS
Trường trung học cơ sở Thanh Dũng với diện tích 1,68 ha, diện tích sân chơi
bãi tập đủ tiêu chuẩn. Trường có 46 cán bộ công nhân viên chức, trong đó 40 giáo
viên trực tiếp tham gia giảng dạy, với số học sinh là 567 học sinh. Bình quân 30
m2/học sinh. Trường được xếp tốp thứ 8/16 trường THCS toàn huyện.
d) Hệ thống y tế.
Xã có 1 trạm y tế gồm 4 y bác sỹ và hộ lý chăm sóc thường xuyên cho các
bênh nhân của địa phương. Diên tích khuôn viên 0,16 ha, 7 giường bệnh. Với trang
thiết bị hiện có vừa thiếu vừa củ, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa
bệnh của nhân dân trong xã nhà.
e) Bưu điện Văn hóa.
Bưu điện nằm ở tung tâm xã Đức Thanh với diện tích đất 0,02 ha. Đây là nơi
nhân đọc báo, giao lưu văn hóa, tiếp thu các tiến bộ KHKT nông nghiệp nhằm giúp

thiết thực cho sản xuất của nhân dân. Hiên nay toàn xã có 249 điện thoại, trong đó tổ
chức 3 máy, các hộ gia đình có 246 máy. Bưu điện là nơi kết nối internet chính, hệ
thống này đã kết nối đến UBND và kết nối với các thôn theo đường điện thoại.
f) Chợ nông thôn.
Theo quy hoạch chung hệ thống chợ của tỉnh Hà Tĩnh, từ nay đến 2020, tại xã
Đức Thanh không quy hoạch chợ, mà chỉ hình thành điểm dịch vụ thương mại, các
điểm bán hàng nhỏ tự phát rải rác trên các tuyến đường xóm, người dân trong xã
SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

21


Chuyên đề tốt nghiệp
thường giao lưu buôn bán ở các chợ xung quanh như chợ Thái Yên, chợ Đức Dũng
và một số chợ ở các địa phương khác. Đây là một bất lợi rất lớn đối với người dân
trong xã.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã
2.1.3.1. Những lợi thế.
- Đảng bộ và chính quyền vững mạnh, có quyết tâm cao trong chủ trương phát
triển KT – XH, an ninh quốc phòng trong thời kỳ đổi mới.
- Nguồn lao động tại chổ dồi dào, người dân có kinh nghiệm nông nghiệp từ
lâu đời, thông minh, sáng tạo.
- Mạng lưới giao thông liên thôn, nội đồng được bố trí tương đối hợp lý đáp
ứng cho việc sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống thủy lợi về cơ bản đã cung cấp đủ nước tưới cho trồng trọt.
- Cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Các công trình xây dựng cơ bản như trụ sở UBND, Trạm xá, Trường học của
xã đã được bố trí ở các vị trí hợp lý và thuận lợi.
- Có đường quốc lộ 15A đi qua, hệ thống đường liên xã được nối từ xã đến
trung tâm huyện Đức Thọ và đến các xã trong vùng.

Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn hóa xã hội của xã với
các vùng lân cận, các xã xung quanh trong huyện.
2.1.3.2. Khó khăn.
- Tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp con cao.
- Hệ thống giao thông nông thông còn hạn chế, giao thông nội đồng còn chưa
được đầu tư nên đã xuống cấp nghiêp trọng.
- Nhân dân trong xã thuần túy làm nông nghiệp, các ngành nghề dịch vụ phát
triển chậm, đời sông nhân dân còn thấp.
2.2. Đánh giá tình hình sản xuất lúa ở xã Đức Thanh.

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

22


Chuyên đề tốt nghiệp
- Lúa vẩn là cây lương thực chính của xã, diện tích gieo trồng lúa trong 5 năm
gần đây rất ổn định, biến động từ 360 – 366 ha. Sản lượng lúa cả năm thường đạt từ
3300 tấn đến 3420 tấn. Sản xuất lương thực không những đủ an ninh lương thực cho
xã mà còn có điều kiện buôn bán hai chiều
Năm 2013 diện tích gieo trồng lúa cả năm là 662,52 ha. Trong đó diện tích lúa
Đông Xuân (338,50ha), lúa Hè Thu (324,02ha). Diện tích lúa phân bố hầu khắp các
thôn.
Năng suất lúa cả năm 2013 đạt 59,1 tạ/ha. Trong đó Đông Xuân đạt 59,1 tạ/ha.
Lúa Hè Thu đạt 36,80 tạ/ha sản lượng lúa cả năm đạt 3193 tấn.
Bảng 4 : Diển biến diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa xã Đức Thanh giai
đoạn 2011-2013
So sánh
Chỉ tiêu


ĐVT

+ Vụ Đông Xuân -

Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013

2013/2012

2012/2011

+/-

+/-

%

%

-


-

-

-

-

-

-

-

Diện tích

Ha

338,33

338,50

338,50

0

0

0,17


0,05

-

Năng

Tạ/ha

60,20

62,00

59,10

-2,90

-4,68 1,80

2,99

Tấn

2036,70 2098,70 2000,60 -98,10 -4,67 62,00 3,04

-

-

-


-

-

-

suất
-

Sản
lượng

+ Vụ Hè Thu

-

-

-

Diện tích

Ha

324,33

324,50

324,02


-0,48

-0,15 0,17

0,05

-

Năng

Tạ/ha

43,40

46,00

36,80

-9,20

-0,20 2,6

5,99

Tấn

1407,60 1492,70 1192,40 -300,3 -20,1 85,10 6,05

suất
-


Sản
lượng

( nguồn: báo cáo của UBND xã Đức Thanh năm 2011,2012,2013)
SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

23


Chuyên đề tốt nghiệp
Qua bảng 4 cho ta thấy qua các năm về diện tích không có sự biết động nhiều.
Tuy nhiên về sản lượng và năng suất lại có sự bất ổn định qua các năm. Cụ thể:
Năm 2012 so với năm 2011 cho thấy tín hiệu khả quan trong việc sản xuất lúa.
Diện tích ít có sự biết động nhưng năng suất và sản lượng lại tăng. Năng suất tăng 1,8
tạ/ha tăng 2,99%, sản lượng tăng 62,00 tấn đối với vụ Đông Xuân. Vụ Hè Thu cũng
tăng, cụ thể: năng suất tăng 2,6 tạ/ha tức tăng 5,99% và sản lượng tăng 85,10 tấn.
Năm 2013 so với 2012 năng suất và sản lượng đều giảm cả ở vụ Đông Xuân và
vụ Hè Thu. ở vụ Đông Xuân năm 2013 so với năm 2012 năng suất giảm 2,90 tạ/ha
giảm 4,88%, tương ướng với đó là sản lượng giảm 98,10 tấn. Vụ Hè Thu cũng vậy,
năng suất giảm 9,20 tạ/ha và sản lượng giảm 300,3 tấn. Năm 2013 là một năm đầy
khó khăn đối với xã, rét đậm rét hại ở vụ Đông Xuân khiến sản xuất gặp nhiều khó
khăn và tiếp theo đó là lủ lụt ở vụ Hè Thu ở gần thời điểm thu hoạch. Những biết
động trên cho thấy tín hiệu thay đổi mang tính thời tiết thất thường trong những năm
qua làm ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân cư trú trên
địa bàn.
- Về cơ cấu giống:
Trong những năm gần đây, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, đua các
giống lúa lai có năng suất cao vào sản xuất như:
Giống Xi 23 và P6 cho vụ Đông Xuân năm 2012 – 2013.

Giống cho vụ Hè Thu có HT1, Bắc thơm 7, nếp 87 – 97 các loại... đều cho
năng suất cao.
- Về cơ cấu mùa vụ:
Năng suất năm 2013 vụ Đông Xuân chiếm 51,09%, vụ Hè Thu chiếm 48,91%
diện tích lúa toàn xã
Về sản lượng vụ Đông Xuân chiếm 62,66%, vụ Hè Thu chiếm 37,34% sản
lượng lúa toàn xã.
Bảng 5 : Cơ cấu mùa vụ sản xuất lúa xã Đức Thanh năm 2013
STT

Mùa vụ

Diện tích

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

Cơ cấu

Sản lượng

Cơ cấu
24


Chuyên đề tốt nghiệp

(ha)

(%)


(tấn)

(%)

1

Vụ Đông Xuân

338,50

51,09

2000,60

62,66

2

Vụ Hè Thu

324,02

48,91

1192,40

37,34

Tổng cộng


662,52

100

3193

100

( nguồn: báo cáo của UBND xã Đức Thanh năm 2013)
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.3.1. Nguồn lực sản xuất chủ yếu của các hộ điều tra
2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu, lao động và diện tích sản xuất của các hộ điều tra
Lao động và đất đai là hai yếu tố đầu vào đặc biệt hết sức quan trọng trong
nông nghiệp. Không có lao động và đất đai thì không thể có các hoạt trong nông
nghiệp. Chính vì vậy cơ sỡ đễ xác định quy mô thu nhập của hộ gia đình là diện tích
đất sản xuất nông nghiệp mà họ có được và lao động có khả năng tạo ra thu nhập
trong gia đình.
Qua thực tế điều tra tôi đã thu thập được thông tin sau về đất đai và lao động
của các hộ:
Bảng 6: tình hình đất đai, lao động của các hộ điều tra năm 2013
Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

hộ

25


2. Tổng số nhân khẩu

Người

111

- Nhân khẩu bình quân/hộ

Người

4,44

3. Tổng số lao động



61

- Lao động bình quân/hộ



2,44

4. Tổng diện tích đất NN

Sào

157


- Diện tích đất NN bình quân/hộ

Sào

6,28

1. Tổng số hộ

SVTH: Nguyễn Minh Thiện – Lớp K44 KTNN

25


×