Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

giải pháp thu hút tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân tại bảo hiểm xã hội huyện văn lâm tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.8 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------

KHƯƠNG VĂN DƯỠNG

GIẢI PHÁP THU HÚT THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
TỰ NGUYỆN CỦA NÔNG DÂN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số

: 603405

Người hướng dẫn khoa học

: PGS.TS. TRẦN HỮU CƯỜNG

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực và chưa bảo vệ một học viên cao học nào.

Hà Nội, ngày .....tháng 12 năm 2012
Người thực hiện



Khương Văn Dưỡng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, tôi ñã nhận
ñược sự hỗ trợ, giúp ñỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các ñơn vị, gia ñình và
bạn bè về tinh thần và vật chất ñể tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời ñầu tiên, tôi xin ñược bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
Thầy giáo PGS.TS. Trần Hữu Cường, Phó Trưởng khoa Kế toán quản trị kinh
doanh, Trường ðại học Nông Nghiệp - Hà Nội ñã tận tình hướng dẫn, ñóng
góp ý kiến quý báu, giúp ñỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình
nghiên cứu ñể hoàn chỉnh bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Các Thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kế
toán quản trị kinh doanh Trường ðại học Nông Nghiệp - Hà Nội, cùng toàn
thể các thầy giáo, cô giáo ñã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền ñạt những
kinh nghiệm, ñóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu ñể tôi hoàn thành bản
luận văn này.
- Lãnh ñạo, cùng toàn thể cán bộ công chức cơ quan BHXH huyện Văn
Lâm ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Thống kê huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng
Yên ñã cộng tác và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu tại ñịa phương.
Tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
ñình, bạn bè, ñồng nghiệp ñã luôn ñộng viên và tạo ñiều kiện ñể tôi an tâm

học tập và nghiên cứu./.
Hưng Yên, ngày .... tháng 12 năm 2012
Tác giả

Khương Văn Dưỡng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục sơ ñồ, ñồ thị và hình
Danh mục viết tắt

i
ii
iii
vii
ix
x

1.

MỞ ðẦU ...........................................................................................1

1.1


Tính cấp thiết của ñề tài ......................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................2

1.2.1

Mục tiêu chung ...................................................................................2

1.2.1

Mục tiêu cụ thể ...................................................................................2

1.3

ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .....................................3

1.3.1

ðối tượng nghiên cứu..........................................................................3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................3

2.

CƠ SỞ LÝ LUẠN VÀ THỰC TIỄN................................................4


2.1

Cơ sở lý luận về bảo hiểm y tế tự nguyện và sự tham gia bảo
hiểm y tế tự nguyện của nông dân.......................................................4

2.1.1

Lịch sử ra ñời của bảo hiểm y tế .........................................................4

2.1.2

Các khái niệm cơ bản..........................................................................4

2.1.3

Một số nội dung của bảo hiểm y tế tự nguyện.....................................5

2.1.4

Phạm vi, ñối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.........................6

2.1.5

Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
của nông dân.......................................................................................8

2.1.6

Giải pháp thu hút tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông

dân......................................................................................................8

2.2

Cơ sở thực tiễn của ñề tài....................................................................9

2.2.1

Chính sách của nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện .........................9

2.2.2

Thực trạng hoạt ñộng bảo hiểm y tế tại tỉnh Hưng Yên.....................10

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iii


2.2.3

Tình hình thực hiện bảo hiểm y tế qua các năm ở Việt Nam .............15

2.2.4

Kinh nghiệm về bảo hiểm y tế của một số nước trên thế giới............20

2.2.5

Kinh nghiệm về bảo hiểm y tế tự nguyện ở một số tỉnh ....................28


2.2.6

Bài học rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho Việt Nam .................32

3.

ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 35

3.1

ðặc ñiểm của ñịa bàn nghiên cứu ......................................................35

3.1.1

Vị trí ñịa lý ........................................................................................35

3.1.2

ðiều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................36

3.1.3

Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội huyện Văn Lâm .......................43

3.1.4

Thực trạng ñội ngũ cán bộ y tế tại huyện Văn Lâm ...........................47

3.2


Phương pháp nghiên cứu ...................................................................49

3.2.1

Phương pháp chọn ñiểm và mẫu ñiều tra ...........................................49

3.2.2

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................51

3.2.3

Phương pháp xử lý phân tích ............................................................51

3.2.4

Các chỉ tiêu phân tích........................................................................52

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................53

4.1

Tình hình tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện tại huyện Văn Lâm ......53

4.1.1

Tình hình số người tham gia bảo hiểm y tế tại huyện Văn Lâm ........53


4.1.2

Tình hình thu – chi quỹ BHYT tại huyện Văn Lâm ..........................55

4.1.3

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế theo nhóm dân số mục tiêu ...................57

4.1.4

Tình hình tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân tại
huyện Văn Lâm ................................................................................59

4.2

Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân tại
huyện Văn Lâm ................................................................................60

4.2.1

Thông tin về thu nhập của hộ gia ñình ñiều tra..................................60

4.2.2

Thông tin về ñộ tuổi trong các hộ gia ñình ñiều tra ...........................61

4.2.3

Thông tin về số thẻ BHYT trong tổng thể ñối tượng ñiều tra ............62


4.2.4

Cơ cấu các loại thẻ bảo hiểm y tế trong các hộ ñiều tra.....................62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iv


4.2.5

Thực trạng người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện...................64

4.2.6

Hiểu biết của người dân qua sử dụng thẻ bảo hiểm y tế ....................65

4.2.7

Kết quả về việc phải trả tiền khi ñi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ......... 66

4.2.8

Tỷ lệ người bệnh gặp phiền hà khi ñi khám chữa bệnh bằng thẻ
bảo hiểm y tế tự nguyện....................................................................67

4.2.9

Những khó khăn phiền hà gặp phải khi ñi khám chữa bệnh ..............68


4.2.10 Lý do người dân không tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.................69
4.2.11 Nguồn thông tin mà người dân biết về bảo hiểm y tế tự nguyện .......71
4.3

Các yếu tố ảnh hưởng ñến tham gia tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện của nông dân trên ñịa bàn huyện Văn Lâm...........................72

4.3.1

Mạng lưới ðại lý bảo hiểm y tế tự nguyện ........................................72

4.3.2

Cơ sở khám chữa bệnh phục vụ người có thẻ bảo hiểm y tế tự
nguyện ..............................................................................................73

4.3.3

Nhu cầu mua thẻ và hiểu biết của người dân về bảo hiểm y tế tự
nguyện ..............................................................................................74

4.3.4

ðiều kiện kinh tế hộ gia ñình ............................................................77

4.3.5

Công tác thông tin truyên truyền.......................................................78


4.4

ðánh giá chung thu hút tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của
nông dân tại huyện Văn Lâm ............................................................79

4.5

Những giải pháp thu hút tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của
nông dân tại huyện Văn Lâm ............................................................83

4.5.1

Các căn cứ ñịnh hướng ....................................................................83

4.5.2

ðẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khoẻ, phổ
biến pháp luật về bảo hiểm y tế.........................................................84

4.5.3

ðối với cơ sở y tế khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tự nguyện ...........85

4.5.4

Trách nhiệm của hệ thống chính trị tổ chức thực hiện bảo hiểm
y tế tự nguyện ...................................................................................86

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..


v


4.5.5

Nâng cao nhận thức của người nông dân về sự cần thiết tham
gia bảo hiểm y tế tự nguyện ..............................................................87

4.5.6

Xây dựng mạng lưới ñại lý thu bảo hiểm y tế tự nguyện ...................88

4.5.7

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát bảo hiểm y tế tự nguyện ......88

5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................89

5.1

Kết luận ............................................................................................89

5.2

Kiến nghị ..........................................................................................91

5.2.1


ðối với Nhà nước .............................................................................92

5.2.2

Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách bảo hiểm y tế tự
nguyện ..............................................................................................92

5.2.3

Ngành Y tế về khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế........92

5.2.4. Cơ quan Bảo hiểm xã hội tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế tự
nguyện ..............................................................................................93
5.2.5

Nhận thức của người dân về bảo hiểm y tế tự nguyện ......................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................94
PHỤ LỤC.....................................................................................................97

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng


Trang

Bảng 2.1: Tình hình tham gia BHYT tại tỉnh Hưng Yên................................10
Bảng 2.2: Tình hình thu, chi quỹ BHYT tại tỉnh Hưng Yên...........................11
Bảng 2.3: Tỷ lệ bao phủ BHYT theo nhóm dân số tại tỉnh Hưng Yên ...........13
Bảng 2.4: Tình hình dân số tham gia BHYT qua các năm .............................15
Bảng 2.5: Tình hình thu - chi quỹ BHYT ......................................................16
Bảng 2.6: Tỷ lệ bao phủ BHYT theo nhóm dân số mục tiêu..........................18
Bảng 3.1: Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của huyện Văn Lâm ...........37
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao ñộng của huyện Văn Lâm ........................40
Bảng 3.3: Cơ sở vật chất và trình ñộ chuyên môn của BHXH huyện.............46
Bảng 3.4: Trình ñộ chuyên môn của cán bộ TTYT huyện .............................48
Bảng 3.5: Nhân lực y tế tuyến xã (thị trấn) trên ñịa bàn huyện ......................49
Bảng 4.1: Số người tham gia BHYT tại huyện Văn Lâm...............................54
Bảng 4.2: Tình hình thu - chi quỹ BHYT ......................................................55
Bảng 4.3: Tỷ lệ bao phủ BHYT theo nhóm dân số mục tiêu..........................57
Bảng 4.4: Tình hình tham gia BHYT tự nguyện của nông dân chia theo
các xã, thị trấn..............................................................................59
Bảng 4.5: Thu nhập bình quân của hộ ñiều tra...............................................60
Bảng 4.6: Thông tin về ñộ tuổi trong các hộ gia ñình ñược ñiều tra...............61
Bảng 4.7: Số thẻ BHYT trong hộ ñiều tra......................................................62
Bảng 4.8: Cơ cấu thẻ BHYT trong các hộ ñiều tra.........................................63
Bảng 4.9: Tỷ lệ người tham gia BHYT TN ...................................................64
Bảng 4.10: Hiểu biết người dân qua sử dụng thẻ BHYT…………………….75
Bảng 4.11: Kết quả ñiều tra về việc trả thêm tiền khi ñi KCB BHYT............67
Bảng 4.12: Tỷ lệ người bệnh gặp phiền hà khi ñi KCB BHYTTN………….77
Bảng 4.13: Những khó khăn phiền hà gặp phải khi ñi KCB ..........................68
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vii



Bảng 4.14: Lý do người dân không tham gia BHYT tự nguyện.....................69
Bảng 4.15: Nguồn thông tin mà người dân biết về BHYT TN.......................71
Bảng 4.16: Mạng lưới ñại lý thu BHYT tự nguyện........................................72
Bảng 4.17: Tỷ lệ ñã từng tham gia BHYT TN ...............................................74
Bảng 4.18: Lý do tham gia BHYT TN...........................................................75
Bảng 4.19: ðánh giá về mức phí BHYT TN của 2 nhóm hộ.........................75
Bảng 4.20: ðánh giá về mức phí BHYT TN..................................................76
Bảng 4.21: Lý do không tham gia BHYT TN sau khi thẻ hết hạn của 19
người ở bảng 4.17 ........................................................................77
Bảng 4.22: Kết quả ñiều kiện kinh tế hộ gia ñình ..........................................78

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

viii


DANH MỤC SƠ ðỒ, ðỒ THỊ VÀ HÌNH
ðồ thị 2.1: Số người tham gia BHYT tại tỉnh Hưng Yên...............................11
ðồ thị 2.2: Thu – chi quỹ BHYT tại tỉnh Hưng Yên.....................................12
ðồ thị 2.3: Tỷ lệ bao phủ BHYT theo nhóm dân số.......................................14
Hình 3.1: Bản ñồ ñịa giới hành chính huyện Văn Lâm ..................................36
ðồ thị 3.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Văn Lâm .............................................38
ðồ thị 3.3: Tình hình dân số và lao ñộng của huyện Văn Lâm ......................41
Sơ ñồ 3.2: Sơ ñồ tổ chức hoạt ñộng của BHXH huyện Văn Lâm...................46
ðồ thị 4.1: Mức ñộ tham gia BHYT ..............................................................54
ðồ thị 4.2: Tỷ lệ thu BHYT tại huyện Văn Lâm............................................55
ðồ thị 4.3: Tỷ lệ thu - chi BHYT tại huyện Văn Lâm....................................56
ðồ thị 4.4: Tỷ lệ bao phủ BHYT theo nhóm dân số mục tiêu ........................58


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BNN

Bệnh nghề nghiệp

CSSK

Chăm sóc sức khoẻ

DVYT

Dịch vụ y tế


NLð

Người lao ñộng

NSDLð

Người sử dụng lao ñộng

HTX

Hợp tác xã

HS

Học sinh

KCB

Khám chữa bệnh

KT

Kinh tế



Nghị ñịnh

SV


Sinh viên

TN

Tự nguyện

TNLð

Tai nạn lao ñộng

TT

Thông tư

TTYT

Trung tâm y tế

XH

Xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

VTYTTH

Vật tư y tế tiêu hao


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

x


1. MỞ ðẦU
1.1

Tính cấp thiết của ñề tài
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chủ trương, chính sách lớn của ñảng và

Nhà nước ta, nhằm huy ñộng sự ñóng góp tài chính từ cộng ñồng xã hội ñể
nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh phục vụ y tế cho nhân dân theo
nguyên tắc “lấy số ñông bù số ít”, gắn bó mỗi cá thể với cộng ñồng xã hội, thể
hiện chính sách nhân ñạo “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. BHYT là
nguồn hỗ trợ tài chính cho những người tham gia khi bị ốm ñau, bệnh tật, chi
phí khám bệnh, chữa bệnh luôn là lỗi lo không nhỏ của nhiều người. BHYT
giúp họ giải toả ñược gánh nặng nay bằng việc chia sẻ rủi ro, lấy số ñông bù
số ít. BHYT góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong chăm sóc
sức khoẻ nhân dân. Những người tham gia BHYT, khi bị ốm ñau, bệnh tật
nhận ñược sự chăm sóc y tế bình ñẳng như nhau, xoá bỏ sự giàu nghèo khi
thụ hưởng chế ñộ khám chữa bệnh.
Việc mở rộng BHYT là một trong những giải pháp cơ bản nhằm ñảm
bảo an sinh xã hội, phát triển xã hội hoá y tế, xây dựng nền y tế theo hướng
công bằng và hiệu quả. Do vậy, BHYT ñã ñược coi như một công cụ hữu hiệu
trong hoạch ñịnh chính sách y tế ở nước ta. Khi con người mắc bệnh thường
là một sự kiện bất ngờ không thể dự ñoán trước ñược, như vậy cần có một hệ
thống chia sẻ rủi ro, chia rủi ro chính là nền tảng của hệ thống bảo hiểm. Hệ
thống ñó làm cho mức ñộ rủi ro có thể dự ñoán trước trong phạm vi có thể,

trong cộng ñồng lớn.
Chính sách BHYT ở nước ta ñược triển khai gần 20 năm; Luật BHYT
ñã ñược ban hành năm 2008, có hiệu lực 01/07/2009; sau 3 năm Luật BHYT
có hiệu lực số người tham gia BHYT tăng nhanh, tính ñến thời ñiểm hiện nay
ñạt gần 53,9 triệu người, chiếm khoản 63% dân số cả nước, những ñối tượng
tham gia là BHYT bắt buộc, hiện chỉ còn lại ñối tượng diện BHYT tự nguyện.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

1


Tuy nhiên, quá trình thực hiện BHYT tự nguyện còn gặp nhiều khó khăn, tỷ
lệ người tham gia vẫn còn ít. Vì vậy giai ñoạn này cần có sự chuyển biến cơ
chế chính sách lẫn biện pháp thực hiện, có như vậy mới tăng số người tham
gia BHYT tự nguyện, từng bước tiến tới BHYT toàn dân.
Thực trạng bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân như thế nào? Trong
ñó, bảo hiểm y tế tự nguyện ra sao? Những yếu tố gì ảnh hưởng tới việc tham
gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân? Giải pháp nào nhằm thu hút nông
dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện? ðể giải quyết thỏa ñáng những câu hỏi
ñã nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Giải pháp thu hút tham
gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân tại Bảo hiểm xã hội huyện Văn
Lâm – Hưng Yên”
Tuy nhiên ñể giải quyết ñược các vấn ñề tồn tại nêu trên, phải có nhiều
giải pháp, nhưng trong giới hạn và phạm vi nghiên cứu, ñề tài chủ yếu tập
trung nghiên cứu một số giải pháp nhằm cung cấp những luận cứ khoa học
giúp cho BHXH huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên từng bước có giải pháp thu
hút tham gia BHYT tự nguyện của nông dân trên ñịa bàn huyện.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1 Mục tiêu chung
Từ việc phân tích thực trạng BHYT tự nguyện của nông dân, ñề xuất
các giải pháp thu hút tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân tại Bảo
hiểm xã hội huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

1.2.1 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm y tế và giải pháp
thu hút tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân.
- Phân tích thực trạng bảo hiểm y tế và các giải pháp thu hút tham gia bảo
hiểm y tế tự nguyện của nông dân thuộc Bảo hiểm xã hội huyện Văn Lâm.
- ðề xuất một số giải pháp thu hút tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
của nông dân thuộc Bảo hiểm xã hội huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

2


1.3

ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
- Giải pháp thu hút tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân
thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu giải pháp thu hút tham gia bảo hiểm
y tế tự nguyện của nông dân.
- Phạm vi về không gian: ðề tài ñược tiến hành nghiên cứu tại huyện

Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi về thời gian: ðề tài nghiên cứu từ tháng 10 năm 2011 ñến
tháng 9 năm 2012. Số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2009 ñến năm 2011.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

3


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về bảo hiểm y tế tự nguyện và sự tham gia bảo hiểm y
tế tự nguyện của nông dân

2.1.1 Lịch sử ra ñời của bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế (BHYT) ñã hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát triển
của xã hội loài người và ñã ñược nhiều nhà khoa học nghiên cứu sâu sắc dưới
nhiều góc ñộ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên cho ñến nay, chưa có một
ñịnh nghĩa thống nhất về BHYT. Bởi lẽ BHYT là ñối tượng nghiên cứu của
nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội, pháp lý... Do ñó, hiện nay
còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về BHYT, tuỳ thuộc vào góc ñộ
nghiên cứu của các nhà khoa học.
Theo từ ñiển bách khoa Việt Nam 1 xuất bản năm 1995: “BHYT; loại
bảo hiểm nhà nước tổ chức, quản lý, nhằm huy ñộng sự ñóng góp của cá
nhân, tập thể và cộng ñồng xã hội ñể chăm lo sức khoẻ, khám bệnh và chữa
bệnh cho nhân dân”
Nếu nhìn nhận dưới góc ñộ kinh tế thì BHYT trước hết là ñược hiểu sự
hợp nhất kinh tế của số lượng lớn những người trước cùng một loại hiểm
nguy do bệnh tật gây nên mà trong từng trường hợp cá biệt không thể tính
toán trước và lo liệu ñược.
Bảo hiểm y tế tự nguyện ñược hiểu là toàn bộ người dân của một quốc

gia ñều tự nguyện tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội về y tế của một
quốc gia ño hoặc là mạng lưới BHYT quốc gia bao trùm toàn bộ dân cư của
quốc gia.

2.1.2 Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm bảo hiểm y tế tự nguyện: là hình thức bảo hiểm áp dụng
trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, không vì mục ñích lợi ích lợi nhuận, do
Nhà nước tổ chức thực hiện và mọi người dân có trách nhiệm tham gia bảo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

4


hiểm y tế tự nguyện theo quy ñịnh của luật này. (Trích ðiều 2 Luật Bảo hiểm
y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008)

- Nguyên tắc của bảo hiểm y tế tự nguyện
+ Bảo ñảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
+ Mức ñóng bảo hiểm y tế tự nguyện ñược xác ñịnh theo tỷ lệ phần
trăm của mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (sau ñây gọi chung là
mức lương tối thiểu).
+ Mức hưởng BHYT tự nguyện theo mức ñộ bệnh tật, nhóm ñối tượng
trong phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
+ Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và
người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
+ Quỹ bảo hiểm y tế ñược quản lý tập trung, thống nhất, công khai,
minh bạch, bảo ñảm cân ñối thu, chi và ñược Nhà nước bảo hộ.

2.1.3 Một số nội dung của bảo hiểm y tế tự nguyện
* Quy luật số ñông:

- Thông qua quy luật số ñông, với việc thực hiện nghiên cứu trên một
mẫu ñủ lớn có thể tính toán ñược xác suất tương ñối chính xác khả năng xảy
ra trong thực thế của một biến cố.
- Do vậy, quy luật số ñông là cơ sở khoa học quan trọng của hoạt ñộng
bảo hiểm. Quy luật này giúp cơ quan bảo hiểm xác ñịnh xác suất rủi ro nhận
bảo hiểm, tính phí và quản lý quỹ dự phòng chi trả, ñồng thời cũng là ñiều
kiện ñể ñạt ñược tác dụng phân tán rủi ro.
- Trong BHYT quy luật số ñông ñược biểu hiện số ñông bù số ít, người
khoẻ hỗ trợ người yếu, người trẻ hỗ trợ người già và trẻ em.
* Chia sẻ tổn thất:
- BHYT là một cơ chế trong ñó số ñông cá nhân ñóng góp phí BHYT
ñể hình thành nên quỹ BHYT. Phí ñóng góp BHYT là một khoản tiền nhỏ so
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

5


với phúc lợi mà người ñược BHYT nhận ñược và mức phí phù hợp với ñóng
góp của nhiều người.
- Nguyên tắc chia sẻ rủi ro dựa trên cơ sở là tất cả phần ñóng góp tạo
thành quỹ BHYT ñể có thể ñủ chi phí cho những người hưởng quyền lợi khi
xảy ra ốm ñau.
* Tính bình ñẳng của các rủi ro:
ðể ñảm bảo công bằng về quyền lợi của mọi người khi tham gia BHYT
cần phải có những quy ñịnh về phúc lợi. Tính công bằng ñược thể hiện thông
qua hàng loạt các quy ñịnh về quyền lợi và trách nhiệm.
* Có ñóng có hưởng:
ðóng phí theo quy ñịnh của luật và thu hưởng khi bị ốm ñau phải tới
các cơ sở KCB ñể khám và ñiều trị bệnh.
* Không hoàn lại:

Người tham gia BHYT tự nguyện nếu không ñi khám chữa bệnh trong
thời gian thẻ có giá trị sử dụng thì không ñược hoàn lại phí ñã ñóng.

2.1.4 Phạm vi, ñối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
* ðối tượng tham gia BHYT tự nguyện:
- Người nông dân thuộc hộ gia ñình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp và diêm nghiệp tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế;
- Tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở ñâu; liên hệ trực tiếp với các ñại
lý thu BHYT tự nguyện tại xã, thị trấn nơi cư trú, ñăng ký tham gia theo cá
nhân hoặc hộ gia ñình.
- Mức ñóng và giảm ñóng bảo hiểm y tế tự nguyện; ñược xác ñịnh theo tỷ
lệ phần trăm của mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (sau ñây gọi chung
là mức lương tối thiểu), tính bằng 4,5%; việc giảm mức ñóng BHYT tự nguyện
ñối với trường hợp tham gia BHYT theo hộ gia ñình bao gồm toàn bộ người có
tên trong sổ hộ khẩu và ñang sống chung trong một nhà mức ñóng của các thành
viên như sau; người thứ nhất ñóng bằng mức quy ñịnh, người thứ hai, thứ ba, thứ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

6


tư ñóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức ñóng của người thứ nhất, từ người
thứ năm trở ñi ñóng bằng 60% mức ñóng của người thứ nhất.
- Thời ñiểm ñóng:
+ ðối với người tham gia BHYT tự nguyện lần ñầu (kể cả tham gia lại sau
một thời gian ñứt quãng vì bất cứ lý do gì), ðại lý xã, thị trấn tổ chức thu tiền
ñóng BHYT tự nguyện từ ngày 25 ñến ngày 30 hàng tháng. Thẻ BHYT ñược phát
hành vào tháng sau và có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng tiếp theo.
+ ðối với người tham gia BHYT tự nguyện từ trước (kể cả BHYT bắt
buộc, tự nguyên), nay tiếp tục tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện, ñể ñảm

bảo quyền lợi BHYT tự nguyện ñược liên tục, phải nộp tiền ñóng BHYT tự
nguyện trước khi thẻ cũ hết hiệu lực ít nhất là 10 ngày. ðại lý xã, thị trấn tổ chức
thu tiền ñóng BHYT tự nguyện từ ngày 15 ñến ngày 20 hàng tháng. Thẻ BHYT tự
nguyện có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng sau.
* Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện:
- Phạm vi ñược hưởng:
Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai ñịnh kỳ, sinh con.
Khám bệnh ñể sàng lọc, chuẩn ñoán sớm một số bệnh.
- Mức hưởng:
+ Quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh nội trú và
ngoại trú với các danh mục thuốc và dịch vụ kỹ thuật chuẩn ñoán và ñiều trị
do bộ y tế quy ñịnh (thanh toán 100 chi phí khám chữa bệnh nếu tổng chi phí
một lần khám thấp hơn 15% mức lương tối thiểu; khám chữa bệnh ở tuyến xã
ñược thanh toán 100%).
+ Thanh toán 80% chi phí dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn cho một lần sử
dụng dịch vụ nhưng không quá 40 lần tháng lương tối thiểu chung (nếu tham gia
liên tục 180 ngày, kề từ ngày ñóng BHYT tự nguyện cho cơ quan BHXH).
+ Tham gia ñủ 36 tháng liên tục trở lên, ñược quỹ BHYT thanh toán
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

7


80% của 50% thuốc chống ung thư và chống ghép thải ngoài danh mục, ñã
ñược Bộ Y tế cho phép lưu hành.

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của
nông dân
- Mạng lưới ñại lý thu BHYT tự nguyện trên ñịa bàn huyện hoạt ñộng
kém hiệu quả do; người làm ñại lý thu BHYT tự nguyện kiêm nhiệm nhiều

việc, chưa qua ñào tạo, chưa am hiểu tinh thông về chính sách BHYT, thiếu
công tác viên người làm công tác ở tất cả thôn, xóm...
- Cơ sở khám chữa bệnh; trung tâm y tế huyện Văn Lâm và các trạm y
tế xã, thị trấn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, thiếu trang thiết bị y tế
hiện ñại, số lượng cán bộ ý tế, ít bác sỹ có trình ñộ chuyên sâu, tinh thần thái
ñộ phục vụ của một bộ phận cán bộ y tế trong khám chữa bệnh còn hạn chế,
thủ tục khám chữa bệnh phức tạp, phải ñi lại nhiều lần.
- Hiểu biết của người dân về BHYT tự nguyện còn hạn chế, chưa có sự
chia sẻ công ñồng, số người tham gia BHYT tự nguyện thường là người
thường xuyên ốm ñau, già yếu, thai sản...
- ðiều kiện kinh tế của hộ gia ñình tham gia BHYT tự nguyện; hiện nay
thu nhập của người dân còn thấp, mức phí quy ñịnh tính theo mức lương tối
thiểu do nhà nước quy ñịnh, chưa có sự hỗ trợ của nhà nước về mức phí ñối
với người nông dân hết tuổi lao ñộng.
- Công tác thông tin tuyên truyền chính sách BHYT tự nguyện chưa ñược
thường xuyên, liên tục, chưa hấp dẫn ñược người dân tham gia BHYT tự
nguyện; chính quyền ñịa phương chưa thấy rõ trách nhiệm việc tuyên truyền
chính sách pháp luật về BHYT, coi ñây là trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã
hội; chưa có ñội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tuyên truyền.

2.1.6 Giải pháp thu hút tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân
- ðẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khoẻ, phổ
biến pháp luật về bảo hiểm y tế tự nguyện.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

8


- ðổi mới công tác khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế.
- Nâng cao trách nhiệm của hệ thông chính trị tổ chức thực hiện bảo

hiểm y tế tự nguyện của nông dân.
- Xây dựng mạng lưới người làm ñại lý và công tác viên thu bảo hiểm y
tế tự nguyện chuyên nghiệp.
- Nhận thức của người nông dân về sự cần thiết phải tham gia bảo hiểm
y tế tự nguyện.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện bảo hiểm y
tế tự nguyện cho nông dân.
2.2 Cơ sở thực tiễn của ñề tài

2.2.1 Chính sách của nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện
Luật BHYT ra ñời sẽ tạo bước chuyển biến mới trong tổ chức thực hiện
chính sách BHYT, thay thế các quy ñịnh dưới hình thức Nghị ñịnh của Chính
phủ kể từ năm 1992 ñến nay. Những quy ñịnh trong luật khi ñược thực hiện
sẽ tác ñộng ñến nhiều ñối tượng trên nhiều phương diện khác nhau, từ cơ sở
khám chữa bệnh ñến các cơ quan, ñơn vị doanh nghiệp, người nông dân cũng
như ñời sống kinh tế, xã hội của mọi tầng lớp xã hội.
Sau khi Luật BHYT có hiệu lực, Ban Bí thư Trung ương ðảng ñã ban
hành Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 về “ðẩy mạnh công tác bảo hiểm
y tế trong tình hình mới”. Các Tỉnh ủy, Thành ủy ñã ban hành chương trình
hành ñộng triển khai thực hiện Luật, Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư;
UBND các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch; ban hành văn bản chỉ ñạo, tổ
chức thực hiện BHYT tự nguyện cho nông dân theo quy ñịnh của Luật… Một
số ñịa phương ñã chủ ñộng dùng nguồn ngân sách ñịa phương hỗ trợ mức
ñóng BHYT tự nguyện cho người nông dân cao hơn mức quy ñịnh của Luật;
hỗ trợ một số nhóm ñối tượng người nghèo, ñồng bào dân tộc thiểu số khi
thực hiện quy ñịnh cùng chi trả 5% chi phí KCB.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

9



- Công tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHYT tự nguyện ñược
các cấp ủy ðảng, Hội ñồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm chỉ
ñạo tổ chức thực hiện. Nhiều ñịa phương ñã tổ chức các chuyên mục tuyên
truyền trên Báo, ðài của ñịa phương và ñối thoại trực tiếp với nhân dân về
chủ trương, chính sách pháp luật về BHYT tự nguyện trên phương tiện thông
tin ñại chúng; các hoạt ñộng tuyên truyền ña dạng trên ñã tạo thuận lợi cho
nhân dân tiếp cận ñược chính sách BHYT tự nguyện và tự nguyên tham gia
BHYT khi có nhu cầu.

2.2.2 Thực trạng hoạt ñộng bảo hiểm y tế tại tỉnh Hưng Yên
2.2.2.1 Tình hình tham gia bảo hiểm y tế tại Hưng Yên
- Trong những năm qua, thực hiện chính sách về BHYT. Trong ñó,
chính sách BHYT tự nguyện ñược triển khai trong toàn tỉnh, ñối tượng tham
gia BHYT có sự phát triển tăng nhanh ñược thể hiện qua bảng số liệu 2.1.
Bảng 2.1: Tình hình tham gia BHYT tại tỉnh Hưng Yên

Năm

BHYT BB

BHYT TN

(người)

(người)

(người)

1.128.617


528.193

496.503

31.960

46,8

1.132.344

615.677

579.062

36.615

54,3

1.132.471

705.241

665.279

39.962

62,3

Dân số

(người)

2009
2010
2011

Trong ñó

Tổng số
người có
thẻ BHYT

Tỷ lệ
(%)

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của BHXH tỉnh Hưng Yên
Qua bảng số liệu trên cho thấy, ñến cuối năm 2009 (thời ñiểm Luật có
hiệu lực), có 528.193 người tham gia BHYT, ñến cuối năm 2011, có 735.241
người có thẻ, chiếm 64,9% dân số, tăng khoảng 18,1% so với năm 2009;
trong ñó người tham gia BHYT tự nguyện là 39.962 người chiếm 12,53%. Từ
bảng số liệu trên ñược thể hiện bằng ñồ thị 2.1
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

10


800,000
700,000

39,962


600,000

36,615
31,960

500,000

BHYT TN

400,000
300,000

579,062

496,503

BHYT BB

665,279

200,000
100,000
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

ðồ thị 2.1: Số người tham gia BHYT tại tỉnh Hưng Yên

2.2.2.2 Tình hình thu – chi quỹ bảo hiểm y tế tại tỉnh Hưng Yên
Mức ñóng BHYT thực hiện từ ngày 01/01/2010 bằng 4,5% mức tiền
lương, tiền công, tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc mức tiền lương tối thiểu
do Nhà nước quy ñịnh, thay thế mức ñóng cố ñịnh của nhóm ñối tượng trẻ em
dưới 6 tuổi, người nghèo, cận nghèo, hộ gia ñình ñược thể hiện qua bảng số
liệu 2.2.
Bảng 2.2: Tình hình thu, chi quỹ BHYT tại tỉnh Hưng Yên
ðơn vị tính: tỷ ñồng
Năm

Tỉ lệ chi so

Thu – chi

Cân ñối

Thu

Chi

với thu

trong năm

quỹ

(tr ñồng)

(tr ñồng)


(%)

(tr ñồng)

(tr ñồng)

2008

- 743

2009

234.118,0

235.894,0

100,7

- 1.776,0

- 2.519,0

2010

295.354,0

302.122,0

102,2


- 6.768,0

- 9.287,0

2011

343.751,0

304.837,0

88,6

38.914,0

29.627,0

Nguồn: Báo cáo quyết toán của BHXH tỉnh Hưng Yên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

11


- Bảng số liệu trên năm 2008 chi âm quỹ BHYT 743 triệu ñồng; năm
2009 số thu BHYT ñạt 234,118 tỷ ñồng, chi tiền khám chữa bệnh BHYT
235,894 tỷ ñồng, âm quỹ 2,519 tỷ ñồng; năm 2010 thu không ñủ chi, quỹ
BHYT tiếp tục âm quỹ tăng lên 9,287 tỷ ñồng; năm 2011 thu BHYT 343,751
tỷ ñồng, chi khám chữ bệnh BHYT 304,837 tỷ ñồng, thu ñảm bảo chi, bước
ñầu cân ñối quỹ BHYT, bù ñắp phần bội chi của những năm trước, có kết dư
quỹ BHYT 29,627 tỷ ñồng.
- Tổng số lượt khám chữa bệnh BHYT năm 2009 là 656.656 lượt người

(trong ñó ngoại trú là 588.169 lượt; nội trú là 68.487 lượt), ñến năm 2011 có
784.850 lượt người (trong ñó ngợi trú 689.426 lượt, nội trú 95.424 lượt
người) tăng 128.194 lượt người và bằng 119% so với năm 2009.
- Tuy nhiên, sự ổn ñịnh này mới chỉ là tạm thời vì một số giá dịch vụ
mà BHYT ñang thanh toán còn quá thấp, dựa trên bảng giá ban hành từ năm
1995, chưa ñược ñiều chỉnh. Chi phí của quỹ sẽ tăng thêm khi thay ñổi giá
dịch vụ và phạm vi quyền lợi ñược ñiều chỉnh.
700,000
600,000
500,000

304,837
302,122

400,000

Chi

235,894

Thu

300,000
200,000
100,000

234,118

295,354


343,751

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

ðồ thị 2.2: Thu – chi quỹ BHYT tại tỉnh Hưng Yên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

12


- ðến nay, ñã có 79 cơ sở KCB thực hiện KCB BHYT, bao gồm: 06 cơ
sở tuyến tỉnh, 16 cơ sở tuyến huyện, 07 cơ sở tư nhân và 50 Trạm Y tế xã và y
tế cơ quan; số thẻ ñăng ký tại Bệnh viện huyện và tương ñương là 90%; còn
lại gần 10% ñăng ký tại các cơ sở tuyến tỉnh và trung ương. Từ bảng số liệu
trên ñược thể hiện bằng ñồ thị 2.2
2.2.2.3 Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế theo nhóm dân số tại tỉnh Hưng Yên
- Với tỷ lệ bao phủ 64,9% dân số, còn 35,1% dân số (khoảng 397.230
người) chưa có BHYT. Sau khi Luật BHYT có hiệu lực số người tham gia
BHYT cũng không tăng nhiều so với trước khi có Luật; ñối tượng tăng tập trung
vào BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện của nông dân tăng chậm và chưa có các
chế tài ñủ mạnh ñể xử phạt ñối với những người không tham gia BHYT.
Bảng 2.3: Tỷ lệ bao phủ BHYT theo nhóm dân số tại tỉnh Hưng Yên
Bao phủ
BHYT
(người)
122.282


Tỷ lệ
(%)

Trẻ em dưới 6 tuổi

Dân số
mục tiêu
(người)
122.282

Học sinh, sinh viên

187.930

161.619

86,0

Người lao ñộng

151.604

106.826

70,4

Người nghèo

83.670


83.670

100

Cận nghèo

54.428

4.218

7,7

Các nhóm khác

216.664

216.664

100

Tự nguyện

318.893

39.962

12,5

1.132.471


735.241

64,9

Nhóm ñối tượng

Tổng dân số

100

Nguồn: Báo cáo của BHXH tỉnh Hưng Yên (Số HSSV theo số ước tính
của năm học 2010-2011 của Sở GD và ðT; các nhóm khác ước tính
theo thống kê dân số)
- Theo báo cáo của Sở kế hoạch & ñầu tư; Sở Lao ñộng thương binh &
xã hội và BHXH tỉnh hiện nay mới chỉ có khoảng 70% ñối tượng thuộc khu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

13


vực doanh nghiệp tham gia bảo hiểm y tế. Các doanh nghiệp có nhiều cách ñể
chốn tránh, không ñóng BHYT cho người lao ñộng, như khai báo số lao ñộng
thấp hơn thực tế; ghi số tiền lương thấp hơn thu nhập thực tế hoặc ghi mức
lương tối thiểu trong hợp ñồng lao ñộng, số tiền thực hưởng ghi vào các
khoản khác; chưa kể tình trạng nợ kéo dài hay chiếm dụng số tiền mà người
lao ñộng ñã ñóng BHXH, BHYT.
* Các nhóm ñối tượng ñược ngân sách nhà nước hỗ trợ mức ñóng
BHYT cũng không tham gia ñầy ñủ.

- ðối với nhóm cận nghèo, cho tới nay, các huyện khảo sát và lập danh
sách hộ cận nghèo, nhưng thực tế số tham gia vẫn rất thấp và thường chỉ
những người già, người thường xuyên ñau ốm, tỷ lệ bao phủ ñạt 7,7%
- Nhóm học sinh, sinh viên chính thức bắt buộc tham gia BHYT, nhưng
thực tế năm 2010-2011 có 161.619 em tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ ñạt
86%, còn 26.311 học sinh chưa tham gia BHYT.
100

100

100

100
90
80

86.0

70.4
64.9

70

Trẻ em dưới 6 tuổi
Học sinh, sinh viên

60

Người lao ñộng
Người nghèo


50

Cận nghèo

40

Các nhóm khác
Tự nguyện

30

Tổng dân số

20
7.7

8.3

10
0
Tỷ lệ %

ðồ thị 2.3: Tỷ lệ bao phủ BHYT theo nhóm dân số

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

14



×