Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

một số đặc điểm sinh học cá sòng gió megalaspis cordyla (linnaeus, 1758)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN THỊ CẨM NHUNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ SÒNG GIÓ
Megalaspis cordyla (Linnaeus, 1758)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN THỊ CẨM NHUNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ SÒNG GIÓ
Megalaspis cordyla (Linnaeus, 1758)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. MAI VIẾT VĂN

2014



MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ SÒNG GIÓ
Megalaspis cordyla (Linnaeus, 1758)
Trần Thị Cẩm Nhung1 và Mai Viết Văn1
ABSTRACT
The study on "Some biological characteristics of Horse mackerel (Megalaspis
cordyla)" was conducted in the coastal areas of Soc Trang and Bac Lieu province
from August to December 2014 to provide new information, scientific basis for
learning, teaching, researching and developing of new species, service profession
coastal aquaculture in local. Fish samples were collected 30 individual/month by
means of exploitation. Samples were frozen and taken to the laboratory to analysis
the indicators of biological characteristics according to the analysis of College of
Aquaculture and fisheries, Can Tho University. The results showed that the
regression relationship between total length and total weight of fish very closely
expressed by the regression equation WFemales=0.0971L2.3397, R2=0.9378 (the total
length from 20.7 to 34.6 cm, total weight from 110.21 to 400.9 g) and
Wmales=0.092L2.3546, R2=0.9566 (total length from 19.1 to 33.6 cm, total weight from
98.78 to 390.41 g). Conditional factor (CF) of males ranged from 0.0914 to 0.0934
and from 0.0935 to 0.1028 for females. The gonad somatic index (GSI) of
Megalaspis cordyla highest in November (6.91%) and lowest in September (4.16%)
for females and for males was highest in October (4.92%) and lowest in September
(3.93%). Absolute fecundity of Megalaspis cordyla ranged from 36,909 to 95,554
eggs/individual. Relative fecundity was 213 fish eggs/g female fish. Regression
relationship relative weight and absolute fecundity quite closely follow the
regression equation: F=115.42W1.1057 with R2 = 0.7042 (total weight from 167.23 to
400.9 g). Horse mackerel distributed in Soc Trang - Bac Lieu coastal areas have a
small mature size, Absolute fecundity of fish large can exploit all year round,
breeding season can many times per year.
Keyword: Horse mackerel, Megalaspis cordyla, CF, GSI
Title: Some biological characteristics of Horse mackerel Megalaspis cordyla
(Linnaeus, 1758)

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Một số đặc điểm sinh học cá sòng gió (Megalaspis cordyla)”
được tiến hành ở vùng biển Sóc Trăng - Bạc Liêu từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014
nhằm cung cấp những thông tin mới, làm cơ sở khoa học cho việc học tập, giảng dạy
và nghiên cứu phát triển đối tượng nuôi mới, phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản
ven biển tại địa phương. Mẫu cá được thu 30 cá thể/tháng bằng các phương tiện
khai thác như: tàu lưới kéo, tàu lưới vây, tàu lưới rê có công suất nhỏ hơn 90 CV,
mẫu được trữ lạnh và đưa về phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu về đặc điểm
sinh học theo quy trình phân tích mẫu của khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Kết quả cho thấy quan hệ hồi quy giữa chiều dài tổng và khối lượng thân cá rất chặt
chẽ theo phương trình hồi quy WCá cái=0,0971L2,3397, R2=0,9378 (với chiều dài 20,7 34,6 cm, khối lượng thân 110,21 - 400,9 g ) và WCá đực=0,092L2,3546, R2=0,9566 (với
1

Bộ môn Quản Lý và Kinh Tế Nghề Cá, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ
1


chiều dài 19,1 - 33,6 cm, khối lượng thân từ 98,78 - 390,41 g). Hệ số điều kiện (CF)
của cá sòng gió dao động từ 0,0914 đến 0,0934 ở cá đực và từ 0,0935 đến 0,1028 ở
cá cái. Hệ số thành thục (GSI) của cá sòng gió cao nhất vào tháng 11 (6,91 %) và
thấp nhất vào tháng 9 (4,16 %) đối với cá cái và đối với cá đực cao nhất là vào
tháng 10 (4,92 %) và thấp nhất vào tháng 9 (3,93 %). Sức sinh sản tuyệt đối của cá
sòng gió dao động 36.909 - 95.554 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối là 213
trứng/g cá cái. Quan hệ hồi quy giữa khối lượng thân và sức sinh sản tuyệt đối khá
chặt chẽ theo phương trình hồi quy: F=115,42W1,1057, R2=0,7042( với khối lượng
thân 167,23 - 400,9 g). Cá sòng gió phân bố ở vùng biển Sóc Trăng – Bạc Liêu có
kích cỡ thành thục nhỏ, cá có sức sinh sản lớn nên có thể khai thác quanh năm, mùa
vụ sinh sản có thể nhiều đợt trong năm.
Từ khóa: Cá sòng gió, Megalaspis cordyla, CF, GSI, Sức sinh sản.
1. GIỚI THIỆU

Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên và tiềm năng diện tích mặt
nước nuôi trồng thủy sản rất lớn, đặc biệt là diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển,
đây là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển. Nhiều mô hình
nuôi trồng thủy sản đã và đang được áp dụng và phát triển ở vùng này từ mức quảng
canh cho đến thâm canh. Hiện nay, phần lớn diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển ở
Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là vùng nước lợ ven biển trong khi phát triển các
nghề nuôi biển còn hạn chế cả về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật nuôi và con giống. Số loài
nuôi thủy sản nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế, tập trung nhiều vào
tôm biển trong khi những loài thủy sản kinh tế khác chưa được phát triển nuôi rộng
rãi. Ngành nuôi trồng thủy sản ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa thực sự
đa dạng cả về thành phần loài nuôi, mô hình nuôi ở cả hai vùng nước lợ ven biển và
vùng biển khơi (Nguyễn Thanh Long, 2012). Do đó, vấn đề đa dạng đối tượng vật
nuôi là điều kiện cần thiết hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu đó, những nghiên cứu tìm
hiểu về sinh học của các đối tượng nuôi mới cần được chú trọng như đặc điểm hình
thái, phân loại, sự thành thục, sinh học sinh sản, mùa vụ sinh sản, sức sinh sản….
Cá sòng gió (Megalaspis cordyla) là loài thuộc họ cá khế (Carangidae), cá sống
ở vùng biển khơi và ven biển. Trên thế giới loài cá này phân bố rộng rãi ở vùng biển
Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đông Phi đến Nhật Bản và Úc. Ở Việt Nam cá
sòng gió phân bố ở vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông, Tây Nam Bộ (Paxton et al.,
1989). Đây là loài cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế, là đối tượng khai thác phổ biến
ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam. Hiện nay, các thông tin và tài liệu nghiên
cứu về cá sòng gió đến nay chỉ tập trung về định loại, phân bố và sinh trưởng của cá
chủ yếu ở vùng biển Ấn Độ (Debabrata et al., 2011; Jadhav and Mohite, 2013; Saker
et al., 2004; Sivakami, 1995; Paxton et al., 1989). Ở Việt Nam các nghiên cứu về cá
sòng gió chưa được công bố đầy đủ. Vì vậy, đề tài “Một số đặc điểm sinh học cá
sòng gió Megalaspis cordyla (Linnaeus, 1758)” đã được tiến hành nhằm cung cấp
những thông tin mới, làm cơ sở khoa học cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu
phát triển đối tượng nuôi mới, phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản ven biển tại địa
phương.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2014. Phạm vi khảo sát
thuộc vùng biển Sóc Trăng - Bạc Liêu.
2


Vùng
nghiên cứu
Hình 2.1 Bản đồ vùng nghiên cứu
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Cá sòng gió có thân hình thoi, dẹp bên, bắp đuôi nhỏ, mõm nhọn. Chiều dài
thân bằng 3,0 - 4,0 lần chiều cao thân, bằng 3,5 - 4,0 lần chiều dài đầu. Miệng chếch,
hàm dưới nhô dài hơn hàm trên. Toàn thân, phần trên nắp mang phủ vảy tròn, nhỏ.
Đường bên hoàn toàn. Vảy lăng rộng, bằng khoảng 1/3 đến 1/2 lần chiều cao thân.
Vây ngực dài, mút vây ngực chạm đến khởi điểm của vây hậu môn. Phần lưng màu
xanh xám, phần bụng màu trắng. góc trên nắp mang có một vết đen tròn (Paxton et
al., 1989).
Cá có vị trí phân loại trong hệ thống phân loại như sau: (Paxton et al., 1989).
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidae
Giống: Megalaspis
Loài: Megalaspis cordyla (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Anh: Horse mackerel
Tên tiếng việt: Cá sòng gió

Hình 1.1 Hình thái bên ngoài cá sòng gió Megalaspis cordyla (Linnaeus, 1758)
3



2.3 Vật liệu nghiên cứu
Máy móc thiết bị phân tích mô: Bộ xử lý mô tự động, bộ nhuộm mẫu tự động,
máy cắt mẫu, máy đúc mẫu tự động, tủ ấm, bếp đun, máy làm lạnh nhanh, v.v …
Dụng cụ thu mẫu và phân tích hình thái cá, bộ dụng cụ giải phẩu cá, kính hiển
vi, kính lúp, máy chụp hình….
Hóa chất: Dung dịch Bouin, dung dịch Gilson’ fluid, Formol, ethanol, xylen,
paraffin, thuốc nhuộm haematoxyline, thuốc nhuộm eosin, và một số hóa chất khác.
2.4 Phương pháp thu và cố định mẫu
Mẫu thu định kỳ 1 lần/tháng từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2014 bằng các
phương tiện khai thác như: tàu lưới kéo, tàu lưới vây, tàu lưới rê có công suất nhỏ
hơn 90 CV. Các hoạt động khai thác tập trung ở vùng ven bờ Sóc Trăng - Bạc Liêu,
thời gian hoạt động trên biển từ 2 đến 3 ngày/chuyến.
Mẫu cá được thu ngẫu nhiên 30 cá thể/tháng. Mẫu sau khi thu được bảo quản
lạnh và phân tích ở phòng thí nghiệm Nguồn lợi của Khoa Thủy sản, Đại học Cần
Thơ. Để xác định sức sinh sản của cá, buồng trứng của cá được cố định trong dung
dịch Gilson’ fluid (Simpson, 1954. Được trích dẫn bởi Biswas, 1993).
2.5 Phương pháp phân tích mẫu
2.5.1 Phân tích mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng thân cá
Phân tích mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng thân cá bằng phương pháp
hồi quy theo công thức của Biswas (1993).
W = aLb
Trong đó: W: khối lượng thân cá (g)
L: chiều dài tổng (cm)
a: hằng số tăng trưởng ban đầu
b: hệ số tăng trưởng
2.5.2 Phân tích hệ số điều kiện (CF)
Mẫu cá thu qua các tháng được cân khối lượng và đo chiều dài từng cá thể, sau
đó xác định hệ số điều kiện từng tháng theo công thức của King (1995):


W
Lb

CF =
Trong đó: W: khối lượng thân cá (g)

L: chiều dài tổng của cá (cm)
b: hệ số tăng trưởng được xác định qua phương trình hồi
quy: W = aLb (a là hằng số tăng trưởng ban đầu).
2.5.3 Phân tích hệ số thành thục (GSI)
Hệ số thành thục được xác định theo công thức của Holden và Raitt (1974)
GSI(%) = (Wg/Wn) x 100
Trong đó: Wg: khối lượng tuyến sinh dục (g)
4


Wn: khối lượng không nội quan (g)
2.5.4 Phân tích đặc điểm sinh học sinh sản
Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục của cá sòng gió được xác định trực
tiếp bằng mắt thường kết hợp với việc sử dụng kính lúp và dựa theo thang 6 bậc của
Nikolsky (1963). Những cá thể chưa thành thục được xếp chung vào một nhóm I - II.
Tiêu bản mô học tuyến sinh dục cá được thực hiện theo phương pháp của
Drury and Wallington (1967), Kiernan (1990).
Quan sát và phân tích tiêu bản mô học tuyến sinh dục được mô tả theo
Laurence & Briand (1990).
2.5.5 Phân tích Sức sinh sản của cá
i) Sức sinh sản tuyệt đối (F) được xác định theo Banegal (1967. Được trích dẫn
bởi Biswas, 1993).
F=


n.G
g

Trong đó: G: khối lượng buồng trứng (g)
n: số lượng trứng giai đoạn IV có trong mẫu đại diện (trứng)
g là khối lượng mẫu trứng được lấy ra đếm (g)
ii) Sức sinh sản tương đối được xác định theo công thức của Hardisty (1964.
Được trích dẫn bởi Biswas, 1993).
FA =

F

W

Trong đó: F là sức sinh sản tuyệt đối (trứng)
W là khối lượng thân cá (g)
iii) Xác định mối quan hệ hồi quy giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng
thân cá bằng phương pháp phân tích hồi quy.
2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập đã được tính toán dưới dạng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
giá trị thấp nhất, giá trị cao nhất và kiểm định t-test bởi phần mềm Microsoft Excel
2003.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Quan hệ hồi quy giữa chiều dài và khối lượng thân cá
Kết quả nghiên cứu 64 cá thể cái và 86 cá thể đực cho thấy chiều dài tổng và
khối lượng thân cá quan hệ hồi quy rất chặt chẽ theo phương trình
WCá cái=0,0971L2,3397, R2=0,9378 (với chiều dài 20,7 - 34,6 cm, khối lượng thân
110,21 - 400,9 g) và WCá đực=0,092L2,3546, R2=0,9566 (với chiều dài 19,1 - 33,6 cm,
khối lượng thân 98,78 - 390,41 g) (Hình 3.1).


5


Cá đực

Khối lượng thân (g)

500
400

Wcá cái = 0,0971L2,3397

300

R = 0,9378
n = 64

Cá cái

2

200

Wcá đực = 0,092L2,3546

100

R = 0,9566
n = 86


2

0
17

22

27

32

37

Chiều dài tổng (cm)

Hình 3.1 Quan hệ hồi quy giữa chiều dài tổng và khối lượng thân cá
Hệ số b<3 (ở cả cá cái và cá đực) cho thấy sinh trưởng của quần đàn cá sòng
gió là sinh trưởng dị biệt (grow allometrically) với trường hợp sinh trưởng về chiều
dài nhanh hơn về khối lượng (Lleonart et al., 2000). Không có sự khác biệt (p>0,05)
về khối lượng trung bình của cá đực và cá cái qua các tháng thu mẫu. Kết quả này
khác với kết quả nghiên cứu của Debabrata (2011) ở vùng biển Mumbai (Ấn Độ) với
phương trình W=0,008577L3,0162, R2=0,953, hệ số b>3 điều này cho thấy sinh trưởng
của quần đàn cá sòng gió trong nghiên cứu của Debabrata là sinh trưởng dị biệt
(grow allometrically) với trường hợp sinh trưởng về khối lượng nhanh hơn về chiều
dài, nguyên nhân là do thu mẫu ở các quần đàn khác nhau nên chiều dài và khối
lượng khác nhau dẫn đến hệ số b khác nhau. Có thể cá thu được trong nghiên cứu ở
giai đoạn nhỏ hơn cá trong nghiên cứu của Debabrata (2011).
3.2 Biến động hệ số điều kiện (CF)
Hệ số điều kiện (CF) của cá sòng gió dao động từ 0.0914 đến 0,0934 ở cá đực

và từ 0,0935 đến 0,1028 ở cá cái. Điều này gần giống với nghiên cứu của Saker et
al., (2004) được tiến hành ở vùng biển Mumbai (Ấn Độ) thì CF của cá sòng gió dao
động từ 0,7 đến 1,2.
Cá cái

Cá đực

0,11

Hệ số CF

a
0,1

ab

ab
b

0,09

a

a

a

a

0,08

8

9

10

11

Tháng

Hình 3.2 Biến động hệ số CF của cá sòng gió hàng tháng
6


Hệ số CF cá cái cao nhất vào tháng 11 (0,1028) và thấp nhất vào tháng 9
(0,0935), có sự khác biệt (p<0,05) giữa tháng 9 và tháng 11 nhưng không có sự khác
biệt (p>0,05) giữa các tháng còn lại. CF cá đực cao nhất vào tháng 10 (0,0934), thấp
nhất vào tháng 8 (0,0914), tháng 9 (0,0914), CF ở cá đực qua các tháng không có sự
khác biệt (p>0,05). CF ở cá cái tháng 11 cao hơn tháng 9 có thể là do thức ăn trong
môi trường phong phú hơn nên cá ăn nhiều dẫn đến tăng về khối lượng hoặc có thể là
do khối lượng tuyến sinh dục tăng dẫn đến CF cao, muốn xác định rõ ta cần xem xét
thêm sự biến động GSI, tần suất xuất hiện các giai đoạn thành thục sinh dục và đặc
điểm phát triển tuyến sinh dục của cá.
3.3 Biến động hệ số thành thục (GSI)
Hệ số thành thục (GSI) của cá sòng gió cao nhất vào tháng 11 (6,91 %) và thấp
nhất vào tháng 9 (4,16%) đối với cá cái và đối với cá đực cao nhất là vào tháng 10
(4,92 %) và thấp nhất vào tháng 9 (3,93 %) (Hình 3.3).

Cá cái


Cá đực

Hệ số GSI (%)

8,5
a

7
5,5
b
4

a

b

b

ab

b

b

2,5
1
8

9


10

11

Tháng

Hình 3.3 Biến động hệ số thành thục GSI của cá sòng gió hàng tháng
GSI ở cá đực vào tháng 10 cao nhất và có khác biệt (p<0,05) so với tháng 8, 9
nhưng tháng 10 không có khác biệt (p>0,05) so với tháng 11 và tháng 11 thì không
có khác biệt (p>0,05) so với các tháng còn lại, GSI ở cá cái vào tháng 11 là cao nhất
và có khác biệt (p<0,05) so với các tháng còn lại. Kết hợp với CF ta thấy CF cao ở
tháng 11 là do tăng trọng lượng tuyến sinh dục, nhưng để xác định rõ hơn ta cần kết
hợp với tần suất xuất hiện các giai đoạn thành thục thành thục sinh dục và đặc điểm
phát triển tuyến sinh dục của cá.
Theo Jadhav and Mohite (2013) nghiên cứu được tiến hành ở vùng biển
Ratnagiri (Ấn Độ) thì GSI cao nhất ở con cái trong tháng Chín (20,57%) tiếp theo là
tháng Tám (19,64%), tháng Mười Hai (18,66%), tháng Năm (15,54%) và tháng Tư
(13,49%) cho thấy các giai đoạn chín. GSI cao nhất ở con đực trong tháng Tám
(18,49%) tiếp theo là tháng Chín (18,23%) và tháng Mười Hai (18,26%). GSI trong
nghiên cứu thấp hơn trong nghiên cứu của Jadhav and Mohite có thể là do khối
lượng tuyến sinh dục và khối lượng thân cá của hai nghiên cứu khác nhau nên dẫn
đến GSI khác nhau.

7


3.3 Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục cá sòng gió
3.3.1 Tần suất xuất hiện các giai đoạn thành thục sinh dục
Ở cá cái giai đoạn IV xuất hiện nhiều ở tháng 10 (60%) và 11 (60%), đối với
con đực thì giai đoạn IV xuất hiện nhiều ở tháng 9 (43,5%) và tháng 10 (66,7%)

(Hình 3.4 và 3.5).
I-II

III

IV

Tần suất xuất hiện các giai
đoạn thành thục của cá cái (%)1

100%
80%
60%
40%
20%
0%
8

9

10

11

Tháng

Hình 3.4 Tỷ lệ thành thục sinh dục của cá cái

Tần suất xuất hiện các giai đoạn
thành thục của cá đực (%) 1


I-II

III

IV

100%
80%
60%
40%
20%
0%
8

9

10

11

Tháng

Hình 3.5 Tỷ lệ thành thục sinh dục của cá đực
Tuy nhiên giai đoạn IV cũng xuất hiện ở tất cả 4 tháng của nghiên cứu (ở cả cá
đực và cá cái) nên có thể cho rằng thời gian này là thời gian sinh sản của chúng.
3.3.2 Các giai đoạn phát triển noãn sào
Giai đoạn I: Còn non, chưa sinh sản lần nào, chưa phân biệt được đực, cái bằng
mắt thường. Cấu trúc mô học của Noãn sào cho thấy có sự hiện diện của các noãn
nguyên bào với nhân to, tròn chiếm tỷ lệ lớn so với thể tích tế bào (Hình 3.6).

Giai đoạn II: Có thể phân biệt được đực, cái vì có một số mạch máu phân bố
trên buồng trứng, bằng mắt thường không nhìn thấy được các hạt trứng. Về mô học
noãn bào thời kỳ II có kích thước lớn hơn các noãn nguyên bào thời kỳ I, đường kính
8


trung bình của noãn bào là 341±74 µm. Tế bào hình đa giác được bao bọc bởi lớp
màng follicul mỏng bên ngoài, tỷ lệ thể tích của nhân so với tế bào giảm xuống
(Hình 3.7), các noãn bào thời kỳ II chiếm ưu thế về số lượng trong noãn sào.
Giai đoạn III: Buồng trứng có màu vàng, bằng mắt thường có thể nhìn thấy các
hạt trứng, khối lượng buồng trứng tăng lên, các mạch máu xuất hiện nhiều trên
buồng trứng. Cấu trúc mô học của noãn bào có hình dạng tròn, xuất hiện các giọt mỡ
và các hạt noãn hoàng. Đường kính trung bình của noãn bào là 575±77 µm. Nhân ở
giữa noãn bào, cá giọt mỡ nằm xen lẫn với các hạt noãn hoàng (Hình 3.8), các noãn
bào thời kỳ III chiếm ưu thế trong noãn sào.
Giai đoạn IV: Buồng trứng rất to có kích thước lớn nhất, có màu vàng gụ,
mạch máu dày đặc tên buồng trứng, bằng mắt thường có thể thấy các hạt trứng rõ
ràng. Cấu trúc mô học cho thấy noãn bào tròn căng, noãn hoàng chiếm thể tích lớn
trong noãn bào, có hiện tượng các hạt noãn hoàng trộn lẫn với các giọt mỡ. Các hạt
mở hợp lại với nhau thành giọt mỡ lớn hơn. Đường kính trung bình của noãn bào là
753±84 µm. Nhân dịch chuyển về một bên (Hình 3.9), các noãn bào thời kỳ IV
chiếm ưu thế trong noãn sào.

b
a
c

d

Hình 3.7 Lát cắt noãn bào thời kỳ II


Hình 3.6 Lát cắt noãn nguyên bào thời kỳ I

e
d
g

d
e

g

Hình 3.8 Lát cắt noãn bào thời kỳ III

Hình 3.9 Lát cắt noãn bào thời kỳ IV

Chú thích: Hình 3.6: Lát cắt noãn bào thời kỳ I (nhuộm HE; x40); Hình 3.7 Lát cắt noãn bào
thời kỳ II (nhuộm HE; x40); Hình 3.8 Lát cắt noãn bào thời kỳ III (nhuộm HE; x40); Hình
3.9 Lát cắt noãn bào thời kỳ IV (nhuộm HE; x40).
a: Noãn nguyên bào; b: Noãn bào (tỷ lệ thể tích giữa nhân và tế bào giảm); c: Màng follicul
d: Nhân tế bào; e: noãn hoàng; g: Giọt mỡ.

9


3.3.3 Các giai đoạn phát triển tinh sào
Giai đoạn I: Buồng tinh chưa phát triển, chưa phân biệt được đực, cái bằng mắt
thường. Cấu trúc mô học cho thấy tinh sào chứa các bào nang có số lượng lớn tinh
nguyên bào (Hình 3.10).
Giai đoạn II: Buồng tinh tăng lên về kích thước, có thể phân biệt được đực cái.

Đặc trưng cấu trúc mô học của giai đoạn này là quá trình tinh nguyên bào bắt đầu
phân cắt tạo ra các tinh bào (Hình 3.11).
Giai đoạn III: Khối lượng buồng tinh tăng nhanh, buồng tinh có màu trắng hơi
đục. Cấu trúc mô học của tinh sào giai đoạn này cho thấy có sự xuất hiện của tinh
trùng, bắt màu tím xanh của Haematoxylin (Hình 3.12).
Giai đoạn IV: Buồng tinh có khối lượng lượng nhất, buồng tinh có màu trắng
đục, khi vuốt mạnh lên bụng cá có thể nhận được các giọt tinh trùng đặc, có dạng
như kem chua đặc. Cấu trúc mô học cho thấy các tinh trùng được chứa đầy trong các
tuyến và các ống dẫn tinh. Trên lát cắt cho thấy các tuyến chứa tinh trùng bắt màu
tím xanh rất rõ của haematoxylin (Hình 3.13).

b
a

Hình 3.10 Lát cắt tinh sào giai đoạn I

Hình 3.11 Lát cắt tinh sào giai đoạn II

c
d

Hình 3.12 Lát cắt tinh sào giai đoạn III

Hình 3.13 Lát cắt tinh sào giai đoạn IV

Chú thích: Hình 3.10 Lát cắt tinh sào giai đoạn I (nhuộm HE; x10); Hình 3.11 Lát cắt tinh
sào giai đoạn II (nhuộm HE; x40); Hình 3.12 Lát cắt tinh sào giai đoạn III (nhuộm HE;
x40); Hình 3.13 Lát cắt tinh sào giai đoạn IV (nhuộm HE; x40).
a: Bào nang chứa tinh nguyên bào; b: Tinh nang; c: Tinh trùng bắt màu tím xanh của
Haematoxylin; d: Tuyến chứa tinh trùng.


Qua nghiên cứu về mô học của tinh sào và noãn sào cho thấy thời gian nghiên
cứu có xuất hiện của tinh sào giai đoạn I, II, III, IV, noãn sào giai đoạn I, II, III, IV
điều này phù hợp với tần suất xuất hiện các giai đoạn thành thục của cá. Trên lát cắt
noãn sào cho thấy có nhiều pha trứng nên cá có thể đẻ nhiều đợt trong năm.
10


3.3.3 Phân tích sức sinh sản của cá Sòng gió

Sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá thể)

Kết quả phân tích 54 cá thể cái cho thấy sức sinh sản tuyệt đối của cá sòng gió
dao động 36.909 - 95.554 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối của cá là 213 trứng/g
cá cái. Quan hệ hồi quy giữa khối lượng thân và sức sinh sản tuyệt đối khá chặt chẽ
theo phương trình hồi quy: F=115,42W1,1057, R2=0,7042 (với khối lượng thân 167,23
- 400,9 g) (Hình 3.14).
120000
1,1057

F = 115,42W
100000

2

R = 0,7042
n = 54

80000
60000

40000
20000
0
150

200

250

300

350

400

Khối lượng thân (g)

Hình 3.14 Quan hệ hồi quy giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng thân cá
Sức sinh sản của cá sòng gió trong nghiên cứu thấp hơn kết quả nghiên cứu của
Jadhav and Mohite (2013) ở vùng biển Ratnagiri (Ấn Độ) (92.268 - 549.900 trứng)
với chiều dài 290 - 395 cm và trọng lượng khoảng 205 - 487 g và cũng khác với
Sivakami (1995) trong nghiên cứu tại vùng biển Cochin (Ấn Độ) (với chiều dài 295 360 cm) Megalaspis cordyla có sức sinh sản dao động 91.854 - 324.292 trứng.
Nguyên nhân có thể là do cá nhỏ hơn nên buồng trứng nhỏ hơn sức sinh sản cũng
kém hơn.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Cá sòng gió phân bố ở vùng biển Sóc Trăng - Bạc Liêu có kích cỡ thành thục
nhỏ, mùa vụ sinh sản có thể nhiều đợt trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối của cá sòng
gió dao động từ 36.909 - 95.554 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối của cá là 213
trứng/g cá cái. Quan hệ hồi quy giữa khối lượng thân và sức sinh sản tuyệt đối khá
chặt chẽ theo phương trình hồi quy: F=115,42W1,1057, R2=0,7042 (khối lượng thân

167,23 - 400,9 g). Cá sòng gió có sức sinh sản lớn nên có thể khai thác quần đàn
quanh năm. Tuy nhiên, không khai thác quá mức để tránh tình trạng suy giảm nguồn
lợi.
Cần nghiên cứu thêm các tháng còn lại để có thể xác định chính xác mùa vụ
sinh sản tự nhiên của cá. Cần thu cá với kích cỡ lớn hơn 400 g và nhỏ hơn 98 g để
biết được quy luật sinh trưởng của cá ở các giai đoạn khác nhau. Điều này là rất quan
trọng có ý nghĩa thực tế trong sản xuất giống góp phần phát triển đối tượng nuôi mới
phục vụ cho nghề nuôi trồng ven biển tại địa phương.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Biswas, S.P., 1993. Manual of Mothodlin Fish Biology. South Asian Publishere, Pvt.Ltd,
New Delhi. 157 pages.
Debabrata, P., S. K. Chakraborty, A. K. Jaiswar, K. Tarkeshwar and P. K. Behera., 2011.
Comparative length - weight relationship of two species of carangids Decapterus
russelli (Ruppell, 1830) and Megalaspis cordyla (Linnaeus, 1758) from Mumbai
waters. Indian J. Fish., 58(3): 33 - 37.
Drury, R. A. B, and E. A. Wallington, 1967. Carlenton’s Histogical Technique. Fourth
Edition, Oxford University Press. 432 pages.
Holden, M. J. and D. F. S. Raitt, 1974. Manual of fisheries science, Part II. Method of
Resources Investigation and their application. Rome: FAO fish. Tech. Pap. (115).
Jadhav, T. D and S. A. Mohite, 2013. Reproductive biology of Horse mackerel Megalaspis
cordyla (Linnaeus, 1758) along Ratnagiri coast of Maharashtra, India Original
Article. Dept. of Fisheries Biology, College of Fisheries, Shirgaon, Ratnagiri,
Maharashtra, India. J. Mar. Biol. Ass. India, 55 (2): 35-40.
truy cập ngày
17/8/2014.
Kiernan, J.A., 1990. Histological Technique. Fourth Edition Method: Theory & Practice.

Second Edition. Pergamon Press. 433 pages.
King, M., 1995. Fisheres Biology, Assessment and Management. Fishing News Books, 341
Pages.
Laurence and Briand, 1990. Reproduction trong Method for Fish Biology. American
Fishseries Society. Bethesda, Mryland, USA…
Lleonart, J., J. Salat and G. J. Torres, 2000. Removing Allometric Effects of Body Size in
Morphological Analysis. Journal of Theoretical Biology. Vol. 205, pp. 85 - 93, ISN
0022 - 5193.
Nguyễn Thanh Long, 2012. Nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động nuôi trồng và khai
thác thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 147 trang.
Nikolsky, G.V., 1963. Ecology of fishes. Academic press, London. Pp. 352.
Paxton, J.R., D.F. Hoese, G.R. Allen and J.E. Hanley, 1989. Pisces. Petromyzontidae to
Carangidae. Zoological Catalogue of Australia, Vol.7. Australian Government
Publishing Service, Canberra, 665 pages. , truy cập ngày
5/8/2014.
Saker, Y., A. K. Jaiswar, S. K. Chakraborty and R. P. Swamy, 2004. Morphometry and
length - weight relationship of Megalaspis cordyla (Linnaeus, 1758) from Mumbai
coast.
Indian
J.
Fish.,
51(4):
481
486.
/>+cordyla&hl=vi&as_sdt=0,5&as_vis=1, truy cập ngày 17/8/2014.
Sivakami. S., 1995. Fishery and biology of the carangid fish Megalaspis cordyla (Linnaeus)
off Cochin. Journal of the Marine Biological Association of India, 37 (1&2). 237 248.

12




×