Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

giải pháp nâng cao thu hút nguồn vốn fdi trên địa bàn tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ THU NGÂN
MSSV: 4117259

GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU HÚT NGUỒN
VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 422
GVHD:
TRƯƠNG KHÁNH VĨNH XUYÊN

Tháng 5 –năm 2014


LỜI CẢM TẠ

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................


.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

Cần Thơ, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Người thực hiện

Lê Thị Thu Ngân


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng 5 năm 2014
Người thực hiện

Lê Thị Thu ngân


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Ngày …. tháng 5năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(ký và ghi họ tên)


MỤC LỤC


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế năm 2009 – 2013..................................................16
Bảng 3.2: Dân số và mức độ đô thị hóa của Hậu Giang giai đọan 2009 –
2013........................................................................................................................17
Hình 3.3 Thứ hạng năng lực cạnh tranh PCI của Hậu Giang........................26
Bảng 4.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hậu Giang giai đoạn 2005 –
2013………………………………………………………………………………32
Bảng 4.2: Đầu tư nước ngoài phân theo hình thức tại Hậu Giang………….34
Bảng 4.3: Đầu tư phân theo đối tác ở Hậu Giang…………………………..35
Bảng 4.4: Đầu tư phân theo ngành lĩnh vực……………………………….36

Bảng 4.5: Các lĩnh vực kêu gọi đầu tư và số dự án dự kiến………………. 39
Bảng 4.6: Chỉ số ICOR và GDP/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang…………..41
Bảng 4.7: Vốn đầu tư toàn xã hội, vốn FDI và tỷ trọng vốn FDI trong tổng
vốn đầu tư năm 2009 – 2013……………………………………………………..42
Bảng 4.8: Lao động trong doah nghiệp FDI giai đoạn 2009 – 2013..............43


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Tình hình lao động Hậu Giang tham gia các ngành Kinh tế quốc
dân giai đoạn 2009 – 2013……………………………………………………… 19
Hình 3.2: Tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn giai đoạn 2009 – 2013….24
Hình 4.1: GDP bình quân đầu người/năm 2009- 2013……………………..49


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa hiên đại hóa
TP: Thành phố
ĐTNN: Nhà đầu tư nước ngoài
ICOR: Hệ số sử dụng vốn
GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
LĐ : Lao động
KTQD : Kinh tế quốc dân
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
BQL: Ban quản lý
VP.UBND: Văn phòng Ủy ban nhân dân

KCN: Khu công nghiệp
ĐVT: Đơn vị tính
CNTT : Công nghiệp tập trung


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước đòi hỏi phải
huy động và sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn (lao động, vốn,
khoa học kỹ thuật, công nghệ,…) cho việc đầu tư và phát triển. Trong các
nguồn lực đó, vốn là các yếu tố rất quan trọng, tác động khá mạnh mẽ đến hoạt
động đầu tư phát triển. Vốn chính là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu không
thể thiếu để thực hiện CNH - HĐH. Cùng với sự tích lũy vốn có của nội bộ, thì
việc thu hút vốn đầu tư đăc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh:
Foreign Dierct Investment, viết tắt là FDI) chính là một trong những nhân tố
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường việc áp
dụng khoa học kỹ thuật, tạo nhiều công ăn việc làm, đời sống người dân ổn
định. Góp phần đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH đất nước.
Sự phát triển của một tỉnh thành hay khu vực chính là nhân tố để góp
phần tạo nên sự phát triển cho đất nước. Vì vậy, chính phủ đã quyết định đầu
tư phát triển nhiều tỉnh trong đó có Hậu Giang. Hậu Giang là tỉnh mới được
chia tách từ tỉnh Cần Thơ (cũ) vào ngày 01 tháng 01 năm 2004. Sau khi chia
tách Hậu Giang chỉ là một tỉnh nghèo của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,
nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp và dịch vụ gần như chưa phát
triển. Là một đơn vị mới thành lập nên tỉnh Hậu Giang gặp nhiều khó khăn về
tổ chức cũng như kinh tế xã hội là điều không tránh khỏi. Đặc biệt là nguồn
vốn đầu tư, nguồn nhân lực là hết sức quan trọng để góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển ở tỉnh này nhất là công nghiệp dịch vụ.
Hậu Giang có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các tuyến đường giao thông

thủy - bộ quan trọng của vùng Tây Nam sông Hậu, có những điểm giao lưu
kinh tế lớn với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và TP.Cần Thơ. Vị
trí này rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa các khu vực. Đặc biệt Hậu
Giang tiếp giáp với TP.Cần Thơ, trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học – kỹ
thuật của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nên Hậu Giang ít nhiều cũng có
được lợi ích từ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội mang lại như Sân bay quốc tế
Cần Thơ, cảng Cần Thơ, hệ thống các trường đai học, cao đẳng, trường
nghề,… Tuy nhiên, đa số các huyện, thị trấn, thị xã của Hậu Giang đều thuộc
vùng kinh tế đặc biệt khó khăn và được hưởng nhiều ưu đãi đầu tư theo quy
định. Đây chính là một trong số những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của Hậu
Giang đối với các nhà đầu tư. Là một tỉnh mới thành lập từ năm 2004, tính tới
cuối năm 2013 Hậu Giang đã thu hút được 26 dự án có vốn đầu tư trực tiếp
1


nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký hơn 727,645 triệu USD. Để biết rõ
hơn tình hình thu hút đầu tư, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư FDI
và đề ra biện pháp phát huy thế mạnh sẵn có để thu hút ngày cành nhiều nguồn
vốn hơn nữa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Vì vậy đề tài của em là: “Giải pháp
nâng cao thu hút nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu
hút FDI trên địa bàn tỉnh, để đề ra giải pháp tăng cường thu hút đầu tư có hiệu
quả hơn vào tỉnh Hậu Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
* Phân tích thực trạng nguồn vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang.
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút nguồn vốn FDI
của tỉnh Hậu Giang.

* Đề ra giải pháp nâng cao thu hút nguồn vốn FDI trong giai đoạn tới ở
địa bàn tỉnh Hậu Giang.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu: đề tài được phân tích trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang. Số liệu trong đề tài chủ yếu được cung cấp từ Phòng Hợp Tác
Kinh Tế Đối Ngoại thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Hậu Giang.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu: số liệu được thu thập từ 2005 đến 2013.
Thời gian thực tập và thực hiện đề tài tháng 12 năm 2013 đến tháng 5 năm
2014
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu: Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài FDI
về thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng, giải pháp để nâng cao thu hút nguồn vốn
FDI trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

2


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Tổng quan về đầu tư
a) Khái niệm về đầu tư và đầu tư FDI
Theo nhà kinh tế học P.A Samuelson thì cho rằng: Đầu tư là một hoạt
động tạo ra vốn tư bản thật sự, theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định
của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị, nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn
kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nghiên cứu, phát minh,…”. Trên góc độ làm tăng thu nhập
cho tương lai, đầu tư được hiểu là việc từ bỏ tiêu dùng hôm nay để tăng sản
lượng cho tương lai với niềm tin, kỳ vọng thu nhập do đầu tư đem lại sẽ cao
hơn các chi phí ban đầu.

Theo điều 3, Luật đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam số 59/2005/QH11. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại
tài sản hữu hình hay vô hình để hình thành tài sản tiến hành đầu tư. Đầu tư
trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý
hoạt động đầu tư. Một cách định nghĩa khác, đầu tư có nghĩa là việc sử dụng
một lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ, đất đai,… vào một hoạt động
kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi
nhuận. Người bỏ ra lượng tài sản này gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư. Đầu tư
trực tiếp là nhà đầu tư hay chủ đầu tư này sẽ trực tiếp quản lý hoạt động kinh
tế cũng như là sự luân chuyển nguồn vốn mà họ đã bỏ ra.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới “Trade and foreign direct
investment” (9/10/1996, World trade organization) đưa ra định nghĩa như sau
về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân
biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà
đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ"
và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Một khái niệm khác: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hiện tượng chuyển
dịch vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mục đích đầu tư vào một

3


lĩnh vực hay một ngành sản xuất kinh doanh nào đó để thu hồi vốn và có lợi
nhuận.
Trường hợp tổ chức cá nhân nước ngoài mua cổ phiếu của các doanh
nghiệp Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư nước ngoài đầu tư về nước
theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước không được xem là đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Việt Nam.
b) Bản chất và đặc điểm của đầu tư FDI
 Bản chất: FDI chính là sự gặp gỡ cung cầu của nhà đầu tư nước ngoài
và nước nhận đầu tư. Thông qua việc di chuyển vốn (bằng tiền và tài sản, công
nghệ và trình độ quản lý,…) từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư nhằm mục
đích tối đa hoá lợi ích đầu tư hay tìm kiến lợi nhuận từ nước nhận đầu tư.
 Đặc điểm:
Đây là hình thức đầu tư mà các nhà ĐTNN tự quyết định đầu tư, quyết
định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về vấn đề lãi, lỗ, những khó
khăn, ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nước nhận
đầu tư.
Nhà ĐTNN sẽ trực tiếp tham gia điều hành hoặc điều hành toàn bộ hoạt
động đầu tư mặc dù có sự bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa với nước nhận đầu
tư.
Vốn đầu tư được tính bằng ngoại tệ.
Nước nhận đầu tư sẽ tiếp nhận được công nghệ kỹ thuật tiến tiến, học hỏi
kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài thông qua các chương trình đào
tạo, hoặc qua việc trực tiếp tham gia quản lý.
Nhà ĐTNN sau một thời gian đầu tư, họ sẽ mở rộng đầu tư bằng nguồn
lợi nhuận thu được từ các dự án đầu tư.
Đi kèm với các dự án ngoài chuyển giao công nghệ còn có hoạt động
thương mại (xuất nhập khẩu), sự di cư lao động quốc tế, chính sự di cư này đã
góp phần vào chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI.
FDI là sự gặp nhau giữa cung cầu của nhà ĐTNN và nước tiếp nhận đầu
tư.
c) Ý nghĩa của FDI đối với nước nhận đầu tư
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước
đang phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có


4


tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong
nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có FDI.
FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù
hợp với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng
các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều
này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng
quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ hiện đại hay
chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tuỳ thuộc vào nước
tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường đầu tư hay không.
FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò
này của FDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước
phát triển, đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo
chu kỳ. FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho
các doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển
thì FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất
khép kín theo kiểu tự cấp tự túc.
FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng
quản lý dây chuyền sản xuất hiện đại, chuyển giao công nghệ, nâng cao trình
độ chuyên môn cũng như ý thức lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân
trong nước.
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn
ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
2.1.1.2 Tác động của đầu tư
a) Tác động của đầu tư đối với nước nhận đầu tư
i. Tác động tích cực
Nước nhận đầu tư sẽ tiếp thu được nguồn vốn, khoa học công nghệ và kỹ
thuật từ nước ngoài góp phần nâng cao trình độ và nâng cao chất lượng sản

phẩm, tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư.
Nâng cao khả năng cạnh trạnh cho các Doanh nghiệp trong nước, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, thu hút thêm
nguồn lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân trong nước giúp giải
quyết một phần nạn thất nghiệp nâng cao mức sống của người dân.
Bên cạnh đó còn giải quyết những khó khăn do bội chi ngân sách, thâm
hụt cán cân thanh toán.

5


Tăng thu nguồn ngoại tệ cho ngân sách chính phủ đặc biệt là từ thu thuế.
ii. Tác động tiêu cực
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các nước tiếp nhận đầu tư do không
chọn lọc các dự án đầu tư, trình độ và chính sách quản lý kém dẫn đến tình
hình nghiêm trọng.
Các nhà đầu tư trong nước phải chịu thua thiệt về cả quyền lợi do hạn
chế về cả chuyên môn và vốn lẫn khả năng quản lý, do đó dự án đạt được hiệu
quả xã hội không cao.
Gây ra sự phân hóa, gia tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và
giữa các tầng lớp dân cư với nhau.
Tình trạng chảy máu chất xám diễn ra ngày càng nghiêm trọng nếu
không có chính sách cụ thể do nguồn nhân lực trình độ cao trong nước sẽ hoạt
động trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài nên việc đào tạo để phát triển
doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn.
b) Tác động của đầu tư quốc tế đối với nước đi đầu tư
i. Tác động tích cực
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và công nghệ khi có thể khai thác tối đa
nguồn vốn và công nghệ này tại các nước nhận đầu tư, khi đầu tư, nước đầu tư

có thể giảm chi phí xuất khẩu tới thị phần trong nước đầu tư, tận dụng được lợi
thế của nước nhận đầu tư.
Xây dựng được một thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định.
Giúp phân tán rủi ro do tình hình kinh tế chính trị bất ổn.
Bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế.
Mở rộng thị trường do khi xuất khẩu có thể gặp phải những rào cản của
nước tiếp nhận đầu tư nhưng khi xuất khẩu thông qua đầu tư trực tiếp lại
không gặp phải trở ngại này ngoài ra còn nhận được những ưu đãi từ nước tiếp
nhận đầu tư.
Nước đầu tư có cơ hội để quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm của
nước mình tại nước nhận đầu tư.
Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh
tranh tại thị trường nước nhận đầu tư do có được ưu đãi từ phía nước này.
Ngoài những lợi ích trên, đầu tư nước ngoài còn tạo nguồn thu cho ngân
sách nhà nước thông qua thuế thu nhập, thuế đầu tư, ...

6


ii. Tác động tiêu cực
Đầu tư ra nước ngoài làm giảm vốn đầu tư trong nước, tăng tỷ lệ thất
nghiệp nội địa, không đạt mục đích hiệu quả xã hội.
Việc chảy máu chất xám cũng xảy ra do nguồn nhân lực có chất lượng
cao di chuyển sang các nước nhận đầu tư.
Các doanh nghiệp đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro lớn tại nước tiếp nhận đầu
tư do hệ thống pháp luật chính sách khác nhau và các rủi ro về đạo đức ...
2.1.1.3 Phân loại đầu tư
a) Theo hình thức xâm nhập
 Đầu tư mới (Greenfileld investment - GI) là các chủ đầu tư thực hiện
đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là

kênh đầu tư truyền thống của FDI và cũng là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư ở
các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển.
 Mua lại và sáp nhập ( Mergers & Acquisitions - M&A) là các chủ đầu
tư tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện
có ở nước ngoài. Chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, các nước công
nghiệp hóa.
b) Theo mục đích sử dụng
 Đầu tư theo chiều ngang (Horizontal integration - HI) là chủ đầu tư có
lợi thế cạnh tranh (công nghê, kỹ năng quản lý,…) với hình thức này họ có thể
kiếm lợi nhuận cao khi chuyển sản xuất sản phẩm ra nước ngoài. Hình thức
này giúp các nhà đầu tư mở rộng và thôn tính thị trường ở nước ngoài cùng
với sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài.
 Đầu tư theo chiều dọc Vertical integration - VI) là hình thức đầu tư ra
nước ngoài với mục đích khai thác nguồn nguyên liệu tư nhiên và các yếu tố
sản xuất đầu vào rẻ (lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên,…). Các chủ đầu
tư chú ý đến khai thác các lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các
khâu sản xuất ra một loại sản phẩm. Các sản phẩm thường được lấp gáp hoàn
thiện ở nước nhận đầu tư. Sau đó, sản phẩm này sẽ được nhập khẩu lại nước
đầu tư hoặc xuất khẩu sang nước khác.
c) Theo tính chất sở hữu
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà,
tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Hình thức này có đặc

7


trưng: dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật
của nước chủ nhà; sở hữu hoàn toàn của nước ngoài.
 Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp dược thành lập tại nước chủ

nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa bên nước chủ nhà và bên nước
ngoài để đầu tư, kinh doanh tai nước chủ nhà. Hình thức này có đặc trưng:
dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của
nước chủ nhà; mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh
nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc
nhiều bên (gọi tắt là các bên hợp doanh) qui định trách nhiệm và phân chia kết
quả kinh doanh cho mỗi bên (nước ngoài và nước sở tại) để tiến hành đầu tư
kinh doanh ở nước chủ nhà mà không thành lập pháp nhân. Hình thức này có
đặc trưng: các bên cùng nhau hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân định trách
nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng; không thành lập pháp nhân mới; mỗi
bên làm nhiệm vụ tài chính đối với nước chủ nhà theo qui định riêng.
 Một số hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), BTO,
BT. Hình thức BOT là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ
quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng, khai thác công
trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định (thu hồi vốn và có lợi
nhuận hợp lý), sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho
nước chủ nhà. Đặc trưng quan trọng của hình thức này là: cơ sở pháp lý là hợp
đồng, vốn đầu tư của nước ngoài, hoạt động dưới hình thức các doanh nghiệp
liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, chuyển giao không hoàn bồi cho Việt
Nam, đối tượng hợp đồng là các công trình cơ sở hạ tầng. Hợp đồng xây dựng
– chuyển giao – kinh doanh (BTO) là hình thức mà sau khi xây dựng xong
công trình thì nhà đầu tư nước ngoài giao lại cho nước chủ nhà, Chính phủ
nước chủ nhà dành cho nhà đầu tư nước ngoài quyền kinh doanh công trình đó
trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) lŕ hěnh thức sau khi xây dựng xong
nhŕ đầu tư nước ngoài bàn giao lại công trình cho nước chủ nhà, chính phủ
nước chủ nhà trả cho nhà đầu tư nước ngoài chi phí liên quan tới công trình và
một tỷ lệ thu nhập hợp lý.
2.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư

a) Các yếu tố Thể chế - Luật pháp. Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới
tất cả các ngành kinh doanh cũng như quyết định đầu tư của các nhà đầu tư
vào một vùng lãnh thổ hay địa bàn cụ thể (Hậu Giang). Các yếu tố thể chế,
luật pháp (sự bình ổn về chính trị, vấn đề ngoại giao, chính sách thuế xuất

8


nhập khẩu, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế,…) có thể uy hiếp
đến khả năng tồn tại và phát triển, có thể tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng
không ít khó khăn với các dự án, ngành nghề kinh doanh của các các doanh
nghiệp. Khi thực thi các dự án hay tiến hành hoạt động kinh doanh trên bất kỳ
một đơn vị hành chính nào thì các nhà đầu tư, các doanh nghiệp buộc phải
tuân thủ theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
b) Các yếu tố Kinh tế: Khi bắt đầu hoạt động đầu tư hay kinh doanh thì
các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ chú ý đến tình hình phát triển kinh tế của địa
bàn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, lạm phát, những chiến lược phát triển
kinh tế, các chính sách ưu đãi kinh tế cho một số ngành nghề như giảm thuế,
trợ cấp,… cũng là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết đinh đầu tư kinh
doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
c) Các yếu tố Văn hóa – Xã hội: Mỗi quốc gia mỗi vùng lãnh thổ đều có
những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng riêng. Những yếu tố này
chính là phong cách sống, làm việc, cũng như hành vi ứng xử, tiêu dùng của
người dân vùng này. Sự giao thao giữa các nền văn hóa khác nhau vào các
quốc gia khi các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu các dự án, các doanh nghiệp
bắt đầu hoạt động kinh doanh. Ít nhiều sự giao thoa này cũng sẽ ảnh hưởng có
thể giữ nguyên, thay đổi một phần hay thay đổi hoàn toàn lối sống, cách làm
việc, khả năng quản lý, tâm lý tiêu dùng,… Đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ,
phong tục tập quán sẽ gây ra không ít khó khăn cho các nhà đầu tư nước
ngoài.

d) Các yếu tố Khoa học - Công nghệ: Sự phát triển của khoa học kỹ
thuật một trong các yếu tố khá quan trọng để thu hút các doanh nghiệp, các
nhà đầu tư. Sự hiện đại của công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông,
internet đã góp phần làm cho tin tức lan truyền một cách nhanh chóng có thể
vượt đại dương đến nước, châu lục khác nhau. Khoa học kỹ thuật, máy móc
hiện đại cũng góp phần thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài.
e) Các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng: Điều kiện tự nhiên
về vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên đất, nước, rừng. Điều kiện xã hội như dân
cư, nguồn lao động, hạ tầng giao thông, bưu chính viễn thông, hệ thống điện
nước, tài chính ngân hàng.Là những thế mạnh riêng biệt của mỗi vùng tạo ra
lợi thế cạnh tranh với những vùng, khu vực khác.
f) Yếu tố hội nhập: Quá trình toàn cầu hóa đang là xu thế chính xu thế
này sẽ tạo ra cơ hội và thách thức để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong
và ngoài nước cùng hội nhập, phát triển. Đối tác sẽ xuất hiện ngày càng nhiều,
sức ép cạnh tranh ngày càng lớn. “Hòa nhập nhưng không hòa tan” chính là sự

9


phát triển nhanh chóng vượt bậc nhưng vẫn giữ được những nét riêng biệt của
vùng, của dân tộc, của đất nước.
2.1.1.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư
Hệ số sử dụng vốn (tên tiếng anh: Incremental Capital - Output Rati,
viết tắt là: ICOR) hay hiệu quả sử dụng vốn hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng
thêm
Khái niệm, nội dung: là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị
sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn
vị vốn đầu tư trong kỳ đó
Hệ số ICOR thay đổi tuỳ theo thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời
kỳ khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư và hiệu quả sử dụng đồng vốn. Hệ

số ICOR thấp chứng tỏ đầu tư có hiệu quả cao và ngược lại.
Mục đích, ý nghĩa: Hệ số ICOR là một trong những chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư là một trong những cơ sở để rà soát và sửa đổi mục tiêu đầu tư nhằm nâng
cao hiệu quả về chất lượng sử dụng vốn đầu tư.
Phƣơng pháp tính: Hệ số ICOR được tính theo công thức:
ICOR = V1 / (G1 – G0)
Trong đó:
ICOR: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư;
V1: Tổng vốn đầu tư của năm nghiên cứu;
G1: Tổng sản phẩm trong nước của năm nghiên cứu;
G0: Tổng sản phẩm trong nước của năm trước năm nghiên cứu.
Các chỉ tiêu về vốn đầu tư và tổng sản phẩm trong nước để tính hệ số
ICOR phải được tính theo cùng một loại giá: giá thực tế hoặc giá so sánh. Khi
tính theo giá thực tế phải tính theo giá thực tế của cùng một năm, cụ thể phải
chuyển GDP của năm trước năm nghiên cứu (G0) về giá thực tế của năm
nghiên cứu (giá thực tế dùng để tính G1).
ICOR càng cao thì càng là dấu hiệu xấu, chứng tỏ vốn đầu tư trở thành
yếu tố quá quan trọng trong khi các nhân tố tăng trưởng khác lại không phát
huy.
2.1.2 Cơ sở khoa học
Lê Hoài Giang (2010) “Giải pháp thu hút vốn đầu tư các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 –
2020”. Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ sách báo, các tài liệu của cơ quan
quản lý nhà nước, niên giám thống kê, website của Bộ công thương, Bộ kế
hoạch và đầu tư,...sau đó tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh để biết được thực

10



trạng nguồn vốn, các nhân tố ảnh hưởng nguồn vốn. Ngoài ra, tác giả còn sử
dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trực
tiếp các doanh nghiệp, chuyên gia để có được số liệu đánh giá các nguyên
nhân ảnh hưởng thu hút đầu tư. Cuối cùng dùng phương pháp phân tích ma
trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) để đưa ra giải pháp
như: hoàn thiện hệ thống chính trị; đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; đẩy
mạnh xuc tiến đầu tư ;...thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp
tập trung ở tỉnh Hậu Giang.
Huỳnh Mỹ Anh(2011), “Phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang”. Tác giả dùng
phương pháp thống kê, so sánh để thấy được tình hình và sự phát triển của
nguồn vốn FDI vào Hậu Giang. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy phân
tích tác động của nguồn vốn tới sự phát triển kinh tế xã hội Hậu Giang. Từ đó
đề ra các giải pháp nhằm tạo môi trường đầu tư năng động, hấp dẫn góp phần
vào sự phát triển kinh tế xã hội Hậu Giang.
Đoàn Thế Hùng (2003), “Một số giải pháp để thu hút vốn trực tiếp
nước ngoài(FDI) trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2003 – 2010”.
Tác giả dùng phương pháp thống kê, so sánh, mô tả phân tích, đánh giá thực
trạng việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bình Dương những
năm trước 2003 và đề ra giải pháp như: tăng cường xúc tiến thương mại, hoàn
thiện cơ chế chính sách, có những chính sách ưu đãi thích hợp để thu hút và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn trong giai đoạn 2003 – 2010
Riêng đối với đề tài này, tác giả cũng đã phân tích tình hình vốn đầu tư
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang dựa trên phương pháp thống kê mô tả, so sánh để
đánh giá và phân tích tình hình chung của nguồn vốn. Để nổi bật hơn, không
chỉ phân tích tình hình thu hút nguồn vốn tác giả còn phân tích thêm các nhân
tố ảnh hưởng đến khả năng nâng cao thu hút nguồn vốn và cả hiệu quả sử
dụng vốn trên địa bàn tỉnh. Tác giả đã kết hợp tất cả các phương pháp với
nhau để phân tích làm rõ vấn đề. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp phân tích
định tính để phân tích các nhân tồ ảnh hưởng đến thu hút FDI.

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin, số liệu được
thu thập từ các tài liệu giảng dạy, các văn bản Quy phạm pháp luật như: Luật
đầu tư 2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, Luật
đất đai 2003, Luật đất đai sửa đổi 2009, Luật doanh nghiệp 2005, các văn bản
của UBND tỉnh Hậu Giang có liên quan, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của
tỉnh qua các năm, các báo cáo liên quan đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

11


trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra các số liệu khác tham khảo từ tài liệu,
tạp chí, sách báo, niên giám thống kê và các thông tin trên các Website có liên
quan như: tổng cục thống kê, báo đầu tư, tạp chí phát triển kinh tế,…
Số liệu được thu thập từ các đơn vị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang gồm
có: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, Sở Công Thương, Sở Tài Chính, Ban Quản lý
các khu công nghiệp, Phòng hợp tác kinh tế đối ngoại…
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu:
 Với mục tiêu 1: Phân tích thực trạng nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang. Dùng phương pháp thống kê theo nhóm, chia số liệu theo từng
nhóm. Sau đó dùng phương pháp so sánh để làm rõ hiện trạng của nguồn vốn
tại địa bàn tăng giảm hay vẫn giậm chân tại chổ. Phương pháp so sánh là
phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích. Là
phương pháp xem xét một chỉ tiêu nào đó dựa trên việc so sánh với một chỉ
tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Có hai phương pháp so sánh:
+ Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân
tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh kết quả mà mình thực hiện được tính đến
thời điểm hiện tại so với kế hoạch mà mình đã dự tính trước đó hoặc so sánh
giữa kết quả thực hiện được trong năm sau so với kết quả của năm trước.
∆y = y1 – y0

Trong đó:
y0: Chỉ tiêu năm trước
y1: Chỉ tiêu năm sau
∆y: Là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu.
+ Phương pháp số tương đối : Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân
tích so với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số
chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể
hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ
phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động
bên trong của chỉ tiêu.
Gy = (y1 – y0)/y0
Trong đó:
Gy: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
y0: Chỉ tiêu năm trước
y1: Chỉ tiêu năm sau
12


 Với mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút
FDI trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Dùng phương pháp phân tích định tính các
nhân tố môi trường vĩ mô (kinh tế - xã hội, chính trị - luật pháp,…) để tìm
những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thu hút nguồn vốn FDI.
Những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố trong môi trường vĩ mô có ảnh
hưởng tới khả năng thu hút FDI ở Hậu Giang như thế nào.
 Với mục tiêu 3: Từ kết quả sau khi phân tích ở mục tiêu số 1 và số 2 ta
đã thấy được những thành tựu đã đạt được, cũng có không ít khó khăn để thu
hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Những thành tựu đạt được, những khó
khăn đã và đang mắc phải sẽ làm căn cứ để đề ra biện pháp khắc phục khó
khăn, phát huy những thế mạnh hiện tại nhằm tạo môi trường đầu tư năng
động, hấp dẫn; thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài

góp phần đưa Hậu Giang nói riêng và cả nước nói chung ngày một phát triển
vững mạnh.

13


CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ TỈNH HẬU GIANG VÀ
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
3.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG
3.1.1 Vài nét về tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh mới được chia tách từ Cần Thơ (cũ) ngày 01 tháng 01
năm 2004. Là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông MêKông, thành phố Vị Thanh là
trung tâm hành chính của tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía
Tây Nam theo các tuyến quốc lộ, thủy lộ quốc gia; cách TP.Cần Thơ 60 km
theo quốc lộ 61 và chỉ 40 km theo đường nối dài Vị Thanh – TP.Cần Thơ.
Tỉnh Hậu Giang phía Bắc giáp với TP.Cần Thơ - trung tâm kinh tế, chính
trị, xã hội và văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long; phía Nam giáp với
tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp với sông Hậu có nhiều tiềm năng lớn về cung
cấp nước ngọt, vận tải sông biển và giáp với tỉnh Vĩnh Long – trục đường thủy
chính vào cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ; phía Tây giáp với tỉnh Kiên Giang
và Bạc Liêu.
Với diện tích tự nhiên là 1.601 km2, Hậu Giang được chia ra làm 7 đơn
vị hành chính bao gồm 5 huyện (Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp,
Long Mỹ, Vị Thủy), một thành phố và một thị xã (thành phố Vị Thanh và thị
xã Ngã Bảy – nơi hợp thủy của bảy dòng kinh lớn (Cái Côn, Xẻo Môn, Bún
Tàu, Lái Hiếu, Sóc Trăng, Xẻo Dong, Mang Cá). Dân số khoảng 760.000
người, nữ chiếm 49%, nguồn lao động xã hội hiện tại rất dồi dào, chiếm 72%
dân số.
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và chuyên môn khác trong

đội ngũ công nhân,viên chức do tỉnh quản lý trên 10.000 người, trong đó:
Tung học chuyên nghiệp 5.000 người, Cao đẳng 2.500 người, Đại học và trên
đại hoc 2.600 người. Mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 21.500 lao
động. Để nâng cao trình độ và tay nghề của người lao động, tỉnh Hậu Gang đã
và đang xây dựng các trường Đai học, Cao đẳng, Trung cấp nghề,.. để đáp ứng
ngu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.
Do giáp ranh với thành phố Cần Thơ – trung tâm kinh tế, tài chính, khoa
học kỹ thuật vùng đồng bằng sông Cửu Long, nên sở hạ tầng kinh tế - xã hội
rất thuận lợi cho các nhà đầu tư tại Hậu Giang như: Sân bay Quốc tế Cần Thơ;
bến cảng Quốc tế Cái Cui, Cần Thơ; nhiều trường đại học, cao đẳng đa ngành
(Đại học Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Võ Trường Toản,…) hệ thống các trường

14


trung cấp, trường nghề, trường day tiếng Anh, Hoa, Pháp,… Nhiều bệnh viện
với tầm cỡ lớn như Đa khoa Trung Ương Cần Thơ, Hoàn Mỹ, Phụ sản Phương
Châu,… Cùng với các dịch vụ về khoa học kỹ thuật, tài chính, kế toán, kiểm
toán, bảo hiểm, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí, các cơ sở an sinh ở khu
đô thị mới, dịch vụ nhà hàng, khách sạn 3 – 5 sao, văn phòng cho thuê, hệ
thống ngân hàng, siêu thị,… rất thuận lợi và tiện ích trên địa bàn TP.Cần Thơ,
tỉnh Hậu Giang và các vùng lân cận.
Ngoài 2 tuyến đường bộ lớn quốc lộ 1A và quốc lộ 61 chạy qua, Hậu
Giang còn có mạng lưới sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho việc giao lưu
kinh tế, thương mại hàng hóa,… với hệ thống giao thông thủy quan trọng là
sông Hậu – một trong 2 nhánh sông lớn của sông MêKông, là trục đường
chính vào cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ. Kinh xãng Xà No, kinh Quản lộ
Phụng Hiệp là đường thủy quốc gia từ TP.Hồ Chí Minh xuyên đồng bằng đổ
ra biển Tây, nối các tỉnh ĐBSCL đi Campuchia, biển Đông và các nước Đông
Nam Á. Ngoài ra, còn có tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, tuyến lộ Nam sông Hậu

nối cầu Cần Thơ đi các tỉnh ĐBSCL.
Hậu Giang chính là trung tâm vùng Tây sông Hậu, cửa ngõ của Bắc bán
đảo Cà Mau, có lợi thế đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại
của vùng mà còn đối với khu vực châu thổ sông MêKông.
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Kinh tế
Cơ cấu kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá so sánh 1994 đạt
12,31% (cùng kỳ là 14,13%, kế hoạch 14%), trong đó: khu vực I tăng 3,3%
(kế hoạch 3,5-4%); khu vực II tăng 13,85% (kế hoạch 17,03%); khu vực III
tăng 17,24 % (kế hoạch 18,48%). Qui đổi sang giá so sánh 2010 tăng trưởng
của tỉnh đạt 8,59%, trong đó khu vực I đạt 1,85%, khu vực II đạt 10,88% và
khu vực III đạt 11,92%. Đang trong quá trình chuyển dịch theo hướng tích
cực. Tăng tỷ trọng cộng nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ nhờ phát
huy hiệu quả kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước qua các năm.

15


Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế năm 2009 – 2013
ĐVT: %

Các chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012


2013

Khu vực nông – lâm – ngư
nghiệp

36,92

33,61

31,73

30,10

26,67

Khu vực công nghiệp – xây dựng

29,51

30,70

31,32

32,18

32,83

Khu vực dịch vụ


33,57

35,69

36,95

37,72

39,50

100

100

100

100

100

Tổng

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang 2013)

Qua bảng 3.1 cho thấy từ năm 2009 – 2013 khu vực nông – lâm – ngư
nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, đặc biệt 2012 – 2013 tỷ trọng của
khu vực này đã giảm thấp hơn tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng
và khu vực dịch vụ.
Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp do những điều kiện tự nhiên về khí
hậu, đất đai, đặc điểm địa hình, tài nguyên thiên nhiên… nên tỉnh Hậu Giang

có điều kiện phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Bên cạnh đó, ngành nông
nghiệp thủy sản còn được ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, ứng dụng công
nghệ sinh học trong lai tạo, nhập nội, nhân giống có hàm lượng công nghệ cao
vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường
trong canh tác, chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất, hạ giá
thành, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Điều này cho thấy lợi thế về nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang sẽ ngày càng
được phát huy, dù tỷ trọng có giảm nhưng giá trị sản xuất sẽ ngày càng được
tăng lên, thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư.
Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng
thấp nhất nhưng đang có xu hướng tăng dần lên qua các năm và phát triển khá
nhanh, đặc biệt là khu vực tư nhân, làm động lực quan trọng, quyết định tăng
trưởng kinh tế. Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng một số nhà máy sản xuất công
nghiệp lớn để khai thác tiềm năng tỉnh, trong đó hiện tại có 3 nhà máy chế
biến thủy sản lớn có tổng công suất lên đến 60.000 tấn sản phẩm/năm, 3 nhà
máy đường tổng công suất 30.000 tấn mía/ngày, thu hút hàng ngàn lao động
có tay nghề. Hậu Giang hiện có 2 Khu công nghiệp và 5 Cụm công nghiệp tập
trung với tổng diện tích 1.877,93ha. Đồng thời, Hậu Giang đã huy hoạch 4 khu
tái định cư với diện tích 63,3ha và khu vực trung tâm điều hành với diện tích
12,75ha nhằm phục vụ cho các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tập trung

16


trên địa bàn tỉnh. Với việc hình thành và phát triển các Khu công nghiệp đã
từng bước đưa Hậu Giang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH
phù hợp với chủ trương chính sách nhà nước, đồng thời giải quyết việc làm
cho lao động không có đất sản xuất.
Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần qua các năm, ngành
thương mại phát triển đa dạng, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên.

Mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhất là các chợ đầu mối, chợ
nông thôn đang được quy hoạch, tổ chức sắp xếp lại và được đầu tư để làm vai
trò trung chuyển hàng hóa của một số chợ trung tâm. Ngành du lịch có nhiều
tiềm năng nhưng còn non trẻ, chủ yếu là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch
sử. Trong thời gian qua được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm,
một số dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, mang lại một khoản đóng
góp đáng kể vào GDP. Bên cạnh đó lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng đang
phát triển mạnh trên địa bàn Hậu Giang, thương mại hoạt động có hiệu quả,
phục vụ tốt nhu cầu giao dịch của người dân và doanh nghiệp.
Như vậy, cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của tỉnh Hậu Giang đã có sự
chuyển đổi theo hướng tích cực. Đây là một bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành phù hợp với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước nói chung và của tỉnh Hậu Giang nói riêng.

3.1.2.2 Dân số - lao động
Theo Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, mật độ dân số tính đến năm
2013 là 485 người/km2. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 10,94‰. Số lao động trong
độ tuổi chiếm 75,26% dân số.
* Dân số

Tình hình dân số của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009 – 2013 được
thống kê như sau:
Bảng 3.2: Dân số và mức độ đô thị hóa của Hậu Giang giai đọa 2009 2013
Khoản
mục
Dân số
Lao động
Cơ cấu
Thành thị
Nông thôn


Đơn vị

2009

2010

2011

2012

2013

Người 757.960 762.125 768.761 773.556 777.844
Người 547.410 568.673 573.646 584.258 585.427
%
100
100
100
100
100
%
19,75
21,26
23,66
23,75
24,12
%
80,25
78,74

76,34
76,25
75,88
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013)

17


×